Chương 10


Chương 11

Tẹo cảm thấy uổng, khi lâu nay anh luôn e dè nhìn len lén ba của Bảo Hân. Ở ông ta toát ra một vẻ nghiêm nghị đáng kính trọng. Người ta đồn rằng ông từng du học ở Mỹ 5, 6 năm trời ròng rã, ông thừa biết Mỹ là thế nào rồi, nên ông nào có thèm nghĩ tới chuyện ra đi. Ông ở lại, bây giờ lên tới giám đốc nhưng vẫn đi làm bằng chiếc Cúp rẻ tiền... Sao vậy kìa, chả lẽ ông đã già, ông không khiến được trái tim yêu mãnh liệt của cô gái út, nên đành ngoảnh mặt làm ngơ hay sao?
Tẹo ngồi xuống bệ gạch xây vòng theo bồn hoa khuất sau hàng dương được tỉa thành hình chóp chạy dài thẳng tắp. Ngồi đây thỉnh thoảng anh vẫn ngắm được Bảo Hân mà không sợ cô phát hiện. Bao giờ cũng thế giữa đám đông xa lạ và đôi lúc giữa những người thân quen, Tẹo luôn chọn chỗ ngồi có một khoảng cách xa nhất và khó ai thấy anh nhất để quan sát, để ngắm nhìn. Chỉ như vậy anh mới yên tâm khi nghĩ rằng anh được tự do nhìn ngắm mà không phải bực dọc vì có ai đó muốn biết xem cái thằng ngợm kia nhìn gì. Anh không muốn người ta ghé mắt vào cái nhìn của riêng anh. Anh không muốn người ta đọc được sự suy nghĩ của anh...
Tiếng xe gắn máy ầm vang rồi ngừng ngay cửa lớp Hân. Gã chồng hờ của mụ Liễu xuất hiện, khỏe mạnh, đẹp trai tràn đầy sức sống. Tẹo thấy Bảo Hân ngước lên mỉm cười, gã ta cúi xuống, hai gương mặt sát vào nhau.
Tẹo nghe trái tim mình bị bóp thắt lại. Thay vì quay mặt đi, anh trợn trừng nhìn như muốn đối diện với nỗi tuyệt vọng kinh khiếp. Vẫn biết không đời nào Bảo Hân nghĩ tới mình, nhưng thà đừng làm khán giả duy nhất xem vở kịch tình câm lặng kia anh vẫn đỡ khổ hơn, anh vẫn có thể cho phép mình tưởng tượng những điều không khi nào là sự thật sẽ là sự thật để đỡ tủi thân.
Nhưng bây giờ thì không. Tẹo sẽ chả bao giờ can đảm để tưởng tượng nữa, anh đã thấy rồi cô gái anh từng ngưỡng vọng như thiên thần, từng yêu bằng cả con tim đau đang đắm say với nụ hôn của gã đàn ông chẳng ra gì.
Tẹo gục thõm đầu giữa hai gối, anh nép vào thân hình chóp của cây dương như sợ Hân và Thuấn nhìn thấy... Anh nhắm mắt lại nhưng vẫn nghe tiếng cười khe khẽ trong veo của Hân, rồi tiếng xe nổ máy...
Út Tẹo mở bừng mắt ra. Họ đã chở nhau đi rồi, vòng tay Hân ôm gã đàn ông âu yếm, tin tưởng, đầu cô ngả vào vai hắn tình tứ thương yêu. Trời ơi! Sao Tẹo không khóc được nhỉ? Ước chi anh hét lên một tiếng cho những âm thanh ứ nghẹn thổn thức được bật lên thành lời thì sướng biết mấy.
Anh bóp chặt ngực mình và biết những chiếc lá nhỏ như kim đâm vào da thịt nhợt nhạt. Vừa lúc đó Tẹo lại nghe tiếng thở dài thê thiết. Quay người sang, anh thấy Triều đứng tựa hàng cột dưới mái hiên trồng đầy hoa giấy đỏ. Lòng Tẹo nối tiếp một nỗi đau khó tả khi nghĩ rằng Triều đang chịu sự thống khổ gấp mấy lần anh, vì Triều xứng đáng được yêu mà cô gái ấy cũng không hề đoái hoài tới...
Giọng Triều riễu cợt vang lên:
- Chuyện thường ngày của những người yêu nhau, có gì lạ đâu, sao coi bộ cậu Út thẫn thờ vậy?
Tẹo không màng trả lời, anh bỗng oán hận tất cả mọi người. Thế gian này không ai hiểu anh đâu và anh cũng đừng trong mong ai hiểu mình, hãy sống cho trọn kiếp đọa đày.
Nhìn Tẹo rồi ngẫm lại mình, Triều cũng thấy lòng tràn đầy cay đắng. Cố giữ ra vẻ thản nhiên anh nói:
- Một tuần nữa tới đám hỏi của Bảo Hân rồi.
Út Tẹo thảng thốt:
- Thật không?
Triều lầm lì nhìn thềm đá phủ đầy hoa giấy đỏ, chẳng buồn trả lời Tẹo, vì bản thân anh cũng hy vọng đó không phải là sự thật.
- Rồi chừng nào cưới? Thằng cha này sẽ làm khổ cô ấy. Em dám qủa quyết như vậy.
- Nếu quả quyết được cái gì tốt thì hãy quả quyết. Đừng bao giờ làm cái xấu, xấu hơn nữa bằng một lời nói. Tẹo phải nhớ rằng hai người đó yêu nhau chớ không ai buộc ai. Đó là mối tình hai chiều tuyệt đẹp chớ không phải một chiều lẻ loi như... anh em mình.
- Nhưng em lo cho Bảo Hân. Con mẹ Liễu không vừa đâu, nếu biết thằng cha Thuấn đi hỏi vợ bảo đảm mụ me Mẽo ấy sẽ phá.
- Dựa trên cơ sở nào mà phá chứ?
- Trên cơ sở là cái gì em không biết; em chỉ biết một điều bà Liễu rất ham tiền, mê cờ bạc, bà sẽ lợi dụng tờ giấy hôn thú để bắt thằng cha Thuấn lòi tiền ra, nếu thằng chả không chịu, bảo đảm bà sẽ tìm tới phá Bảo Hân. Lúc đó thì tha hồ mà nhục!
- Anh nghĩ khi hai bên làm ăn với nhau, họ phải có giao kèo cụ thể chứ.
Út Tẹo trề môi ra vẻ hiểu đời hơn Triều:
- Xời! Giao kèo ăn thua gì với hạng vào tù ra khám thường xuyên như bà Liễu. Con bả, bả còn bắt rước khách đem tiền về cho bả đánh bài, nói chi dạng chồng như thằng cha Thuấn. Dạo này bà ta bán cái chòi lá và tới nhà chồng ở luôn rồi.
Triều trợn mắt:
- Trời đất! Tay Thuấn cũng hào phóng dữ chớ?
- Mốc xì! Thằng chả sợ bà Liễu trở quẻ trốn mất nên mới đưa bà về dinh chớ ở đó mà hào với phóng. Mụ Liễu về đó sẽ làm ăn với và già chồng.
Còn đang bất ngờ vì điều tiết lộ của Tẹo, thì Triều lại ngạc nhiên hơn khi nghe cậu ta thầm thì:
- Nghe đâu bà má của cha Thuấn chuyên môn tìm kiếm con lai để giới thiệu ăn huê hồng cho những người muốn đi bằng cách làm hôn thú.
- Phải không đó? Nói bậy đi!
- Chậc! Thì bà Liễu nói chớ ai. Mới hồi sáng ở quán cháo lòng của bà hai Ú, bả vừa ăn cháo, vừa chảnh chọe khoe đây. Bả cho biết giới bán bar, lấy Mỹ ở thành phố này có ai mà bả !!!1977_1.htm!!! Đã xem 215478 lần.


Được bạn: ThanhVien đưa lên
vào ngày: 19 tháng 1 năm 2004

Áo nàng xanh, anh mến lá sân trường... "
Nụ cúc đầu của anh đã nở sáng nay, lá sân trường vẫn xanh mát mắt, nhưng người con gái từng làm anh say mê màu hoa cúc bây giờ đâu rồi?
Triệt chợt cười khan:
- Lạ chưa! Sáng nay hứng gì mà nhớ đến mối tình đầu ngu ngốc vậy? Không lẽ vì dư vị rượu rắn uống đêm qua với Út Tẹo mà bây giờ ta vẫn còn sa đà trong mơ?
Bứt 2 chiếc lá cúc xanh, anh vò nát trong tay và hít mùi nồng đắng, đến khi nghe tiếng cà lăm của Lễ Trí, anh mới giật mình:
- Chú.. Triều ơi! Cô Bảo.. Hân của.. con dạy lạ... i dồi...
- Đâu, cô con đâu? Chú Triều không biết cô Hân là cô nào hết!
Nét mặt thằng Trí xìu xuống, nó như giận vì tại sao Triều... không biết cô Hân của nó. Đưa tay chỉ vào lớp nó rặn từng tiếng:
- Đó... đó..cô.. mặt áo.. mới đó!
Triều chợt ganh tị khi nhận ra trong đôi mắt trong sáng của Trí sự tôn sùng, ngưỡng mộ cô giáo. Anh hỏi:
- Con thích chú Triều dạy hay thích cô Hân của con dạy hả Lễ Trí?
- Th..ích cô Hân.. hà!
Triều cười, anh bẹo má nó:
- Sao Trí không thích chú Triều?
- Tại chú.. chú Triều xấu ì..nh, tại.. cô Hân.. đẹp như bà tiên..
Triều thở dài, nói bâng quơ:
- Ờ cô Hân của con giống tiên thật. Mà tiên thì chỉ có trên trời thôi.
Thằng bé trố mắt nhìn anh, chả hiểu đầu đuôi gì cả, đã nghe tiếng gọi vang lên lạnh lùng nghiêm khắc:
- Lễ Trí! Về lớp ngay!
Triều ngườc nhìn, bắt gặp cái hất mặt khó chịu của Hân. Cô xem như không có anh gần đó, bắt đầu cao giọng:
- Ai cho phép con ra khỏi lớp trong giờ học mà không xin cô?
Lễ Trí làm thinh, ngập ngón tay vào mồm rồi len lén nhìn Triều như cầu cứu.
Tiếng Hân vang lên rành rọt:
- Cô phạt con đứng tại đây cho tới giờ ăn cơm. Nghe chưa?
Thấy thằng bé rơm rớm nước mắt, Triều bất nhẫn trong lòng. Anhkhông ngờ cô gái như con nít mới lớn mà lại.. Oai đến thế! Anh đi về phía lớp học. Triều cảm nhận được sự đau đớn khi từng bước chân khập khiễng chẳng giấu vào đâu được của mình cứ lộ ra dưới đôi mắt tròn lên vì ngạc nhiên của Hân. Thi ra cô ấy không biết anh bị thương tật. Triều cười xã giao bằng nụ cười méo mó, mà theo anh chắc cũng chẳng gây được chút thiên cảm nào với người đối diện:
- Hân phạt thằng bé như vậy có nặng lắmkhông? Trong khi Trí thường ngày rất ngoan.
Ánh mắt ngạc nhiên của Hân nhanh chóng đổi sang ánh mắt ngạo nghễ. Cô hỏi đố:
- Sao anh biết Trí ngoan? Vào giữ lớp vài ngày mà đã tưởng mình là giáo viên đầy kinh nghiệm rồi sao? Anh phá hỏng nề nếp lớp tôi rồi anh biết chưa?
Triều ngạc nhiên trước sự chua chát của Hân. Anh không nghĩ cô có thể nói như đốp vào mặt mình, trong khi anh và cô hầu như chưa hề biết gì về nhau. Lạnh lùng và có phân` nào dữ dội,anh quắc mắt lên:
- Dầu tôi không phải là giáo viên được học tập, đào tạo hẳn hoi như cô, nhưng tôi hiểu được sự nghiêm trọng của câu hỏi như buộc tội vừa rồi. Phá hỏng nề nếp của một lớp học là việc không đơn giản. Cô nghĩ thế nào mà lại phát biểu như vậy?
Hân bối rối. Anh ta miệng mồm không vừa. Mình đã hấp tấp vì muốn phục thù việc "Xuống xe dẫn bộ" nên đã.. hố khi đổ tội cho anh ta. Nhưng dĩ nhiên mình không chịu thua.
Vòng tay trước ngực, Hân dài giọng:
- Tôi chả phải nghì gì cả, chỉ cần lấy sự việc để chứng minh lời mình nói. Rõ ràng đó, trong giờ học thằng bé Trí bỏ lớp chạy ra.. với anh. Vô kỷ luật đến thế là cùng.
Liếc xéo Triều 2 cái thật sắc, cô nói tiếp:
- Đáng lý ra anh phải kêu nó mau mau về chỗ, đằng này anh lại giữ nó để trò chuyện. Cả lớp chúng ló ra nhìn theo. Anh không phá nề nếp lớp thì còn gọi là gì?
Đã lấy lại sự trầm tĩnh thường ngày, Triều nhếch nôi trả đũa:
- Cô nói lời ràng buộc hay lắm! Như vậy thì tôi là người có lỗi chớ đâu phải thằng bé Trí, cô đừng giận cá chém thớt, tội nghiệp nó!
Hân bĩu môi:
- Anh nghĩ tôi đối xử với học trò của mình tệ vậy à! Ở đây đâu có ai đủ.. trình độ chọc tức để tôi phải giận cá chém thớt. Xin lỗi! Mỗi người có phương pháp dạy riêng,quy định nề nếp riêng,không ai lên lớp ai được đâu. Chuyện tôi phạt học trò tôi, anh đừng xía vô.
Nhìn gương mặt có nhiều nét đáng yêu, nghinh nghinh với mình kiểu trẻ con háo thắng, Triều chợt thấy buồn cười. Thế giới của đàn bà là thế giới mà những âm thanh xù xì, lê la, thóc mách sẽ được loan truyền đi nhanh nhất, nên dầu mới vào làm bảo vệ cho trường mẫu giáo này nửa tháng anh đã nghe thầm thì về Hân, cô giáo trẻ nhất trường, ăn mặc sang nhất trường, đẹp nhất trường. Những lời chuyền tai nói thầm ấy xem ra có phần không sai. Bất giác Triều cười, cái cười khó hiểu của anh làm Hân hậm hực.
- Sao anh lại cười, những điều tôi nói có gì trật đâu?
- Tôi cười vì nhớ lời thằng bé Trí. Tội nghiệp, thằng nhỏ chạy ra chỉ nhằm hồ hởi khoe với.. chú Triều là cô Bảo Hân của nó đã dạy lại rồi,cô Hân của nó dịu dàng, xinh đẹp như tiên. Tôi cười vì nãy giờ mình đã được tiếp xúc với.. tiên ngay hạ giới. Và thấy rõ ràng nếu bà tiên ấy có phép thì bà ta đã không ngần ngại biến tôi thành con sâu, con rận hay con lăn quăn rồi vứt cho cá ăn hay đạp bẹp dí.
Hân ngờ vực nhìn Triều. Anh ta nói cái gì quàng xiên vậy? Hừ! Ý anh ta muốn ví mình là ác tiên đâu mà! Người gì đâu mà vô duyên,không biết nhường nhịn khi.. đôi co với phụ nữ. Hay hắn nghĩ trong trường này hắn là người đàn ông duy nhất nên.. nên phụ nữ phải nhường nhịn, phải ga lăng ngược lại với hắn??
Giận dỗi, Hân cộ lốc ra lệnh cho Lễ Trí:
- Vào lớp ngồi tại chỗ cho... tôi!
Không ngờ một cô gái đẹp, mà kênh kiệu, trông thật dễ ghét!
Mỗi khi tiếp xúc với bà Hoàng Yến, Hân thường có cảm gíac e dè phòng thủ. Cảm gíac này không phát xuất từ nguyên do bà là mẹ của Thuấn mà vì tính cách của riêng bà.
Lần đầu tiên Thuấn đưa cô về nhà để giới thiệu mẹ mình, Hân đã gật đầu chào bà kèm theo cái nhìn thán phục. Bà ấy đẹp quá, sang quá, và trẻ quá so với mẹ của cô.
- Mẹ anh thoải mái, hiện đại và trẻ trung lắm, em đừng lo gì hết. Mẹ thích có con dâu tuyệt đẹp, nên...
- Nên anh toàn đưa về nhà những cô hoa hậu cho bác gái chọn hộ?
Hân nhớ, khi nghe cô cắc cớ ngắt lời, Thuấn đã gãi đầu cười trừ.
Hôm nay ngồi một mình với bà Yên bỗng dưng cảm giác phòng thủ, đối phó lại trỗi dậy, chiếm lĩnh gần hết suy nghĩ của cô.
- Dâu tằm ăn hôm con đi Đà Lạt về cho, bác đã làm rượu rồi, chừng nửa tháng nửa là vừa uống. Thằng Thuấn thích lắm.
- Dạ! Con có nghe ảnh nói. Bác hay quá! Sau này con phải học cách nấu nướng của bác.
Nhìn Hân với cái nhìn sắc sảo, bà Yên cười cười:
- Ôi chao! Biết nhiều cực thân con ạ! Với lại thời buổi này công, dung, ngôn, hạnh đâu phải là cái vốn bắt buột phải có của phụ nữ nữa. Những thứ đó hơi lỗi thời khi phụ nữ đã đi làm việc như đàn ông. Bởi vậy bác không khi nào đòi hỏi thằng Thuấn phải có một người vợ theo khuôn mẫu cổ lỗ ấy.
Hân chẳng hiểu bà Yên nghĩ gì khi bày tỏ... quan điểm khá phóng khoáng như vậy với người yêu của con trai mình. Cô thăm dò bà bằng sự suy nghĩ nghiêm túc của mình:
- Nhưng con nghĩ dầu xã hội có thay đổi cách mấy, những khuôn mẫu cổ lỗ ấy cũng còn giá trị chứ bác!
- Đương nhiên! Gã đàn ông nào cũng thích nhâm nhi món nhắm do tay vợ mình làm ra. Nhưng nếu người vợ ấy cũng làm ra tiền như gã chồng, cô ta đâu có thời gian vào bếp để lui cui cùng củi lửa, vừa cực nhọc vừa lấm lem quần áo. Với sẵn tiền, hai vợ chồng đưa nhau vào tiệm, món gì cũng có, lại chẳng phải mệt ai hết.
Bảo Hân làm thinh. Rỏ là cách nghĩ của bà Hoàng Yên khác hẳn với cách nghĩ của mẹ cô. Mẹ cô thì lúc nào cũng muốn tự tay chăm lo cho chồng con từ miếng ăn đến cái mặc. Bà quẩn quanh với bếp núc và xem đó là niềm vui. Bà tự hào được sinh ra và lớn lên trong gia đình theo đạo lý phong kiến cực đoan, và cho rằng đó là truyền thống dân tộc để khi dạy dổ con cái mình, bà cố gắng dạy chúng theo những gì bà đã được dạy xưa kia, dầu kết qủa không tròn vẹn, không hoàn toàn như bà muốn, những nhờ nền giáo dục đó gia đình bà không rơi vào vòng xoáy xô bồ của đời sống mỗi ngày một mới.
Bà Yên nói tiếp:
- Bác sợ nhất cảnh mẹ chồng nàng đâu sống rú rú trong nhà, đã không làm ra tiền mà lúc nào cũng thừa thói giận để dò xét, chăm chọc nhau. Bác thích dâu có nghề nghiệp, biết làm ăn và biết đối xử với mẹ chồng hơn là đứa chỉ biết công dung ngôn hạnh nhưng ngu ngơ với cuộc đời, sống bám vào đồng tiền chồng đưa về.
- Vâng! cháu cũng thích như vậy -- Hân nói theo bà Yên cho xuôi chuyện, lòng cô cứ thấp thỏm vì không thấy Thuấn đâu cả. Bà Yên chợt nghiêm giọng:
- Hai đứa có chuyện giận hờn à?
- Dạ... không!
- Vậy sao mấy hôm nay bác thấy nó có vẻ bực dọc khó chịu rồi quạu quọ kỳ cuc. À! Mà nó có biết con tới hông, sao không ở nhà chờ?
- Dạ... tụi con đâu có hẹn. Con tới thăm bác mà...
- Phải không đó? -- Vừa nói bà Yên vừa cười, nụ cười tươi làm bà trẻ hẳn ra. Thuấn giống mẹ ở nụ cười rất duyên và đôi mắt nâu rất đẹp. Lần đầu trong thấy Thuấn, Hân đã bị đôi mắt nâu ám áp đa tình ấy hớp hồn. Bây giờ bắt gặp nét đa tình đó từ bà Yên, cô ngẩn ra mặt một thoáng.
Đúng là cô và Thuận đã giận. Anh muốn cô trả lời dứt khoát việc nghĩ dạy để mở quán cà-phê với anh, còn Hân thì chần chừ. vì chắc gia đình cô không chấp thuận đề nghị này, và bản thân cô cũng không ưa, cô cứ quanh quẩn vòng vo mãi khiến Thuấn cáu. Khi anh xụ mặt xuống, Hân lại bực, sẳng giọng:
- Nếu chọn anh và đi dạy, em sẻ chọn đi dạy. Rỏ ràng anh chưa là gì của em hết và bà mẹ em đời nào chịu...
- Vậy thì chia tay!
Thuấn lạnh lùng đứng dậy, hùng hổ bước ra sân rồi ào ào phóng xe đi mất. Đến nay hơn một tuần anh không đến, Hân biết mình đã lỡ lời một cách ngu ngốc và cô đi tìm anh, một hành động ngược đời mà Hân rất khó chịu khi cô nén hết mọi tự cao, tự ái để đừng đánh mất người mình quá yêu.
Suốt tuần nay cô bối rối trong lòng, cô ân hận sao đã chạm đến tự ái Thuấn, vì cách nói ngông nghênh thiếu tôn trọng người mình yêu. Hân vẩn không hiểu sao hôm ấy cô lại buột miệng thốt ra những lời nghe thô thiển đến như vậy. Đúng là cô rất yêu nghề, nhưng đâu phải cô không yêu Thuận, giả dụ như anh bảo cô nghĩ dạy để vào làm ở một cơ sở kinh doanh nào đó, có thu nhập cao hơn so với ngành giáo, chớ không phải mở quán bán caphe thì cô có trả lời với anh câu hỏi qua nhua cô đã trả lời không? Chắc là không đâu nhi?
Bất giác Hân thờ dài, mắt chạm phải cái nhìn tinh ý của bà Yên. rất ngọt ngào, bà nhỏ nhẹ:
- Bác có nghe Thuận bàn việc xin anh chị bên nhà cho con nghĩ dạy để hai đứa tính toán việc làm ăn cho tương lai sau này, không biết hai đứa tính tới đâu rồi?
Hân gượng cười, nói diệm... xổ số cho rồi, không sẽ bị phá sản mất! Mà sao em lại hỏi như vậy?
Giọng Út Tẹo nghiêm túc khác hẳn câu hỏi kèm theo cái nheo mắt của Triều:
- Tại em nghĩ người ta phải biết tính làm sao để có thể trúng số.
Triều lắc đầu:
- Đã nói đó là trò hên xui mà chú mày lại bảo có tính toán. Ai mà tính được sự may rủi hở Tẹo?
- Có đó, em biết mà.
Triều có vẻ quan tâm hơn khi nghe câu trả lời chắc nịch của Tẹo. Anh tò mò hỏi:
- Em biết mà biết cái gì?
- Em biết có người tính toán trước khi mua số. Bao giờ ông ta mua cũng trúng hết.
- Thật hả? Ai vậy?
Út Tẹo thầm thì:
- Ông Thầu Quý!
Triều tưởng tượng ra một người đàn ông ròm rỏi khô dét có đôi môi mỏng lúc nào cũng mím lại, khít khao như được chấp nối tuyệt khéo. Ông ta có đôi tay xương xẩu với những móng dài được vuốt nhọn cẩn thận như móng tay đàn bà, và Triều chợt cười một mình khi nhớ lại thái độ Út Tẹo diễn tả lại cách ông ta lựa vé số bằng cảnh tay khoèo móng chim của cậu ta. Triều biết thầu Qúy là một khách mối đặc biệt của Tẹo, mỗi lần ông ta mua không dưới mười tờ, nhưng Tẹo vẫn chẳng có cảm tình với ông ta, cậu luôn dè bỉu khó chịu khi kể chuyện thầu Quý với anh.
Nhìn gương mặt rất xấu trai của Tẹo chảy xụ ra, Triều vội nói:
- Sao em nghĩ là ông ta tính toán? Mà tính tóan bằng cách nào khi các vòng cầu tự nó quay.
Tẹo ngắt ngang lời Triều:
- Nhưng số lần quay của các vòng cầu đều được tính chớ bộ, đâu phải lần quay nào số vòng cầu và số lần quay cũng như nhau đâu.
- Anh chẳng khi nào quan tâm đến ba cái vui xổ số, nhưng anh nghĩ khó tính lắm Tẹo ơi! Rõ ràng mỗi lần xổ số chỉ có một lô độc đắc thôi. Đã vậy đâu phải lần nào cũng có người trúng độc đắc.
- Ai mà nói trúng độc đắc. Lâu lâu trúng vài tờ một triệu, hay năm trăm ngàn cũng đủ no.
Thấy Triều cứ loay hoay bên cái tivi tự chế mà anh gọi là đồ dùng dạy học chớ không chú ý lắm lời nói của mình Tẹo lên giọng:
- Anh biết không! Lão Quý lại trúng năm tờ, tính cũng bạc triệu. Tổng cộng cả tháng nay ổng trúng phải ba bốn triệu. Hên gì mà hên kỳ cục vậy?
Triều dừng tay nhìn Tẹo:
- Mấy tháng trước ổng có trúng không?
- Không!
- Vậy thì tại tháng này số ổng đỏ. Triều pha trò - Hổng chừng nhờ mới cưới dâu cho quý tử nên trời đất độ trì mua đâu trúng đó.
- Mốc xì!
Biết là Tẹo bực vì thái độ dững dưng không tin của mình, Triều chọc tới:
- Nếu không phải vậy thì nhờ ông ta tu nhơn tích đức. Tẹo nè! Sao chú mày không để ý coi ông ta mua số gì mình tìm cho mình số đó. Trúng theo cũng đỡ lắm chớ bộ!
Tẹo gượng cười làm thinh. Một lúc sau anh mới thú thật:
- Em cũng có mua theo mấy lần nhưng trật lất. Tón tiền qúa! Mỗi ngày ổng mua từ mấy chục đến hàng trăm ngàn tiền vé số, theo ổng mạt luôn. Trúng số đâu không thấy, thấy tới số vì cụt vốn, em hết dám theo luôn.
- Rõ ràng người ta mua hàng trăm tờ mới trúng một, đôi khi phải hơn vậy nữa mới trúng một, mà chú mày nghi người ta tính toán. Đa nghi chỉ khổ thôi cu cậu ơi! Phải nhớ rằng có những tay chơi số, mê số như vậy dân bán số mới sống nổi.
Tẹo ấm ức làm thinh. Anh biết mình không đủ khôn ngoan, hiểu biết để giải thích đều mình nghi vấn, mà Triều cũng chẳng đủ kiên nhẫn để nghe anh. Thôi thì đừng nhắc đến làm chi nữa vấn đề mình nói tới giống như vì mình ganh ghét.
- Cái tivi này bảo đảm ngon hơn cái vừa rồi. Đổi trục xoay bằng loan bia vừa nhẹ vừa to hơn ống tre. Cuồn tranh giấy được quay bằng tay dấu phía sau như vầy vừa nhanh vừa gọn, sao Thạch Thảo lại không chịu mới tức chứ! Với cô ta thì phải đúng y mẫu mã, kích thước thậm chí màu sắc y trên đưa xuống. Rõ chán! Sống rập khuôn, dạy cũng rập khuôn.
Nghe Triều càu nhàu, Tẹo hỏi:
- Ủa! Vậy cái này làm cho ai?
- Bảo Hân!
- Hèn chi.
- Hèn chi cái gì?
Tẹo cười cười:
- Làm cho Bảo Hân hèn chi kỹ qúa! Nội cái đường viền xung quanh cũng đẹp nói gì tới cái màn hình. Chèn ơi! Bốn góc vành cong vành tròn khéo ơi là khéo, chớ có đâu như cái rồi, rõ ràng cái thùng cartông khoét một mảng chữ nhật không hơn không kém mà gọi là tivi.
- Chú mày có nói quá không Tẹo?
- Cái đó anh hỏi anh chớ sao lại hỏi em? Em thấy sao nói vậy mà! Bộ Bảo Hân nhờ anh làm giùm hả?
Ngó lơ ra cổng, Triều ậm ự:
- Ờ!... Anh làm cho lớp của Hân.
- Ôi! Cho lớp, cho người gì cũng vậy, sao anh lại phân bua với thằng em nhỉ? Nói cách nào anh cũng là người làm ra cái tivi cho Bảo Hân dạy mà.
Tẹo lại gần xoay xoay cái trục, anh thích thú nhìn hình vẽ lần lượt được kéo lên từng tấm một.
- Công nhận hay thật! Nhìn vô lớp mẫu giáo thấy cười ghê. Đủ thứ? Chỗ là quầy thuốc, chỗ là phòng mạch, tiệm may y như thiệt. Các cô giáo bày trò đã khéo rồi bây giờ thêm anh. Đúng là dụ khi con nít. Mà ở trường này nhiều đồ chơi đó, chớ có nhiều lớp học nằm lẻ tẻ trong xóm lao động nghèo, nhìn thấy rầu lắm anh Triều ơi!
Hờ hững như cho qua chuyện, Triều đặt câu hỏi.
- Sao lại rầu?
- Tại vì nó không giống lớp học. Nhiều khi bàn ghế hổng có, cô trò trải chiếu ngồi dưới đất, mà đất đúng là đất, chớ phải nền xi măng hay gót gách cũng may phước.
Triều ngạc nhiên:
- Rồi làm sao dạy?
- Ai mà biết! Mồi lần đi bán ngang em nghe hát um sùm, hết hát lại đọc thơ, làm như mấy cổ dạy có hai thứ này thôi hay sao ấy. Còn đồ chơi của tụi nhỏ mới đã nữa. Vỏ sò, vỏ nghêu nè, rồi gỗ khúc nhỏ nhỏ vuông vuông rồi hộp thuốc lá gì không hà. Vậy chớ cũng ngồi, cũng sắp, cũng xếp. Thấy tội!
Triều không tin, anh gặn:
- Vậy phụ huynh không đóng góp xây dựng lớp hay sao mà lớp học của con mình tệ vậy?
- Xời! Họ cho con đi học là quá rồi, ở đó mà đóng với... đập. Tại anh không biết chớ, cỡ 4, 5 tuổi, con nít nhà nghèo nhiều đứa phải ẳm em, nấu cơm, nhiều khi đi bán vé số, đậu phộng rang, cho nên cha mẹ nó đâu muốn cho con đi học, ở nhà làm công chuyện có lợi hơn.
Cầm mấy tấm tranh vẽ nằm trên bàn lên xem, Tẹo nói tiếp:
- Gần nhà em cũng có một lớp mẫu giáo, nhưng nếu không có cô có trò ở trong đó ai biết nó là lớp học. Mới đầu cũng có tên đàng hoàng, đọc lên nghe cũng hay: Trường mẫu giáo Chim Non. Bọn quỷ sứ trong xóm mỗi ngày đi ngang mỗi nói tầm bậy, miết cô giáo tháo cái bảng... Chim với Bướm ấy đi. Bây giờ người ta quen gọi nó là mẫu giáo Sở Rác.
Triều bật cười:
- Tên sao nghe đau khổ vậy?
- Thì khu em ở ngày xưa là Sở Rác mà. Anh chưa biết đâu, em đi bán vòng vòng nghe nhiều điểm trường còn trứ danh nữa như... Phu- đe, Đô-bô, Chuồng Chó. Đúng là tên sao, lớp vậy và học trò cũng thứ thiệt luôn, chớ được sạch sẽ, lễ phép, ngoan như ở đây thì còn gì phải nói. Bởi vậy...
Tẹo chợt thở dài, mắt anh xa xôi, thấy Tẹo bỏ lửng Triều bèn hỏi:
- Bởi vậy cái gì?
- Bởi vậy nghèo lúc nào cũng thiệt thòi. Hồi đó Sơ Theresa không dạy học chắc em cũng mù chữ luôn, chớ mẹ em làm gì có tiền cho em đến lớp. Phải chi em giàu, em sẽ xây lại lớp mẫu giáo ở xóm em, mua đủ thứ đồ chơi hết là dứt khoát phải có một cái xích đu. Hồi nhỏ em khoái xích đu lắm, thấy tụi nó bay bổng mà mê, nhưng em nhát nên không dám ngồi, sợ tụi nó đẩy té. Anh Triều nè, tại sao người ta không chế ra kiểu xích đu theo chiều dọc hén?
- Xích đu theo chiều dọc à! Là sao chứ?
Triều nhíu mày nghĩ ngợi rồi anh đánh đốp vào đùi.
- Ờ đúng! Sao không ai nghĩ ra cách làm xích đu theo chiều dọc cho con nít hết kìa. Ngồi như vậy nó sẽ không té đập mặt.
- Thì anh nghĩ đi! Ti-vi anh làm còn được, nói chi cái xích đu tầm thường.
Tự dưng Triều thấy lòng nôn nao lạ kỳ trước câu hỏi rồi lời yêu cầu như thách thức của Út Tẹo. Một cái xích đu lắc qua lắc lại theo chiều dọc sẽ an toàn hơn xích đu bình thường đẩy tới, đẩy lui theo kiểu ngang. Ý kiến đưa ra nghe hấp dẫn thật, nhưng làm bằng cách nào?
Triều nhăn nhăn mặt, vò đầu cố nhớ xem mình đã bắt gặp một cái gì đó gần với chiếc xích đu còn nằm trong tưởng tượng này ở đâu. Từ Thúy Vi? Từ Bảo Hân... Không! Mà đúng rồi. Triều đứng bật lên:
- Cuốn sách!
Thái độ của anh làm Út Tẹo ngơ ngác:
- Cuốc sách nào?
- Cuốn sách của Bảo Hân. Cuốn Algorit sáng chế. Hình như trong đó nó có nói mà.
Triều vội vàng bỏ đi, Tẹo chẳng hiểu đầu đuôi gì cả, anh đồ sấp đồ ngửa bước ra sân, mắt tìm kiếm Bảo Hân. Giờ này lớp cô vẫn còn mở cửa dù học trò đã về hết rồi. Thời gian gần đây Hân về rất muộn, cô ở lại lớp đến khoảng 7 giờ, một mình ngồi ở bàn..
- Bảo Hân học Anh văn! Cô ta biết lo xa đó chứ. Không thì sau này qua Mỹ lấy gì mà đối đáp.
Triều đã nói bằng giọng lạnh nhạt thờ ơ, khi Tẹo tò mò muốn biết tại sao Hân ở lại lớp rất muộn mỗi buổi chiều.
Rốt cuộc sự thật là vậy! Tẹo hấp háy đôi mắt, lòng buồn như bị đánh cắp vật quý. Anh khổ sở không tìm ra giải đáp. Tại sao Bảo Hân và cả cái gia đình luôn được nể nang trọng vọng vì nề nếp gia phòng, lại có thể chấp nhận hành động cưới vợ hờ của Thuấn. Dù đó chỉ là cách an toàn nhất để vượt biên, nhưng phải nói trái với đạo lý, trái với lẽ đời quá sức đi.
--!!tach_noi_dung!!--


Được bạn: ThanhVien đưa lên
vào ngày: 19 tháng 1 năm 2004

--!!tach_noi_dung!!--
--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--