Chương 5

Với cương vị người trông nom hai người cháu trai của ông Vĩnh Phát từ bé đến giờ dì Tư săn sóc hiểu rõ mọi mắc mứu phức tạp trong gia đình này, nên không bức giận gì về phản ứng khá quyết liệt của Bảo. Dì chỉ thở dài, buồn buồn hạ giọng:
- Tôi chỉ tội nghiệp cho ông chủ, cho đến tuổi gần đất xa trời vẫn chưa có được một ngày vui trọn vẹn với con cháu.
Bảo bước nhanh hơn để khỏi đối thọai tiếp với dì cho tâm hồn bớt xốn sang, bứt rứt bởi những lời trách khéo ấy nữa.
Ông Vĩnh Phát đang từ từ lật giở ecuốn album gia đình thì giật nảy mình ngước lên khi nghe tiếng Bảo:
- Thưa nội, con mới về.
Ông run run đứng lên, cất giọng hờn trách:
- Nội tưởng là con đã quên luôn là mình còn có một mái nhà để đi về mà thăm nom ông nội rồi chứ.
Lại những lời lôi kéo khéo léo để đưa anh về với cái nơi gợi cho anh biết bao ký ức đau buồn. Bảo hắng giọng, cố giữ cho ngữ điệu của mình đừng gay gắt để không Làm ông buồn lòng.
- Thưa nội, con luôn thương nội, từ xưa đến giờ. Vì có nội, nên con mới còn lui tới đây. Bằng không, chắc chắn sẽ không bao giờ con đặt chân về căn nhà này nữa.
Ông Vĩnh Phát ứa nước mắt:
- Con ơi! Nhà này cũng là nhà của con mà.
Bảo phản đối một cách nhẹ nhàng, nhưng đầy chua chát:
- Rất tiếc là con không thể tạo ra ảo tưởng để tự lừa dối mình như vậy. Dù có nói đến thế nào đi nữa thì con vẫn là đứa con hoang. Mẹ con vẫn là kẻ đi san sẽ hạnh phúc thừa của người khác. Như vậy, làm sao con có đũ tư cách để sống ung dung trong căn nhà chính thống này chứ?
Ông Vĩnh Phát đưa tay chận ngực nghẹn ngào kêu lên:
- Bảo ơi! Con đi quá xa rồi.
Ông đổ vật người xuống, ngất đi không còn biết gì nữa.
Bảo xanh mặt, chạy nhào tới đỡ ông lên, hấp tấp kêu lớn:
- Dì Tư ơi! Kêu anh Hai giùm con. Ông nội bị làm mệt rồi nè.
Dì Tư vội vàng chạy vào, luôn miệng kêu khổ:
- Cậu Hai đang ở bệnh viện mà, kêu sao kịp. Tại cậu hết đó. Lâu lâu mới về thăm ông, không làm ông vui thì chớ, lại chọc giận ông như vậy. Rủi có bề gì, cậu ân hận cũng không được đâu.
Bảo biết lỗi, gục mặt không nói câu nào, chỉ lo hối dì:
- Dì kêu điện thoại đến bệnh viện cho anh Hai giùm con.
Dì Tư mau mắn làm theo. Nghe điện thoại xong, dì quay lại bảo anh:
- Cậu Hai cho xe cấp cứu tới liền. Tôi mắc coi nhà, cậu làm ơn đưa ông tới bệnh viện nha.
Bảo vội vã gật đầu:
- Dĩ nhiên rồi. Dì khỏi phải dặn, sợ con không đi.
Chỉ một lát sau là xe đến. Bảo theo băng ça đưa ông nội đi cấp cứu, lòng cồn cào ận hận, thầm nguyện cầu cho ông tai qua nạn khỏi. Nếu không, anh sẽ mang gánh nặng tội lỗi đến suốt đời.
Nhân bước ra ngoài phòng cấp cứu, thân ái vỗ vai Bảo, nói nhẹ nhàng:
- Ông nội tỉnh rồi. Tại ông xúc động quá nên tăng- xông lên đột ngột, cũng may là cấp cứu kịp. Tuổi già dễ sinh bệnh lắm phải để ý tránh cho ông nội đừng bị căng thẳng tinh thần mới được.
Bảo nhìn anh, đầy ray rứt:
- Em đúng là đứa bất hiếu, chuyên giây tai họa cho gia đình này, nếu không có em thì sẽ đỡ xãy ra bao bi kịch không.
Nhân bao dung nhìn em trai, tuy giọng nói vẫn nghiêm khắc đúng mực:
- Không ai chọn được cách ra đời của mình đâu, Bảo à. Mà chúng ta cũng chẳng thể chịu trách nhiệm vì hậu quả việc làm của cha mẹ, chỉ nên cố gắng tự hoàn thiện bản thân mình là hơn. Đừng cố chấp quá sẽ trở thành vị kỷ đó em.
Bảo im lặng không nói. Anh thừa hiểu những lời khuyên của Nhân nhằm mục đích gì và anh cũng biết rất rõ là mình sẽ không bao giờ mềm lòng nghe theo nhưng với một buổi chiều xảy ra biến cố không vui cho sức khỏe của ông nội như chiều nay, mà anh là táç nhân gây tai hại thì anh không dám ngang ngạnh cải lại nữa, nên giã đò làm lơ, ngó ra sân xem người ta đi qua đi lại.
Nhân cũng không muốn lắm chạm tự ái của đứa bướng bỉnh này, vì một vấn đề nghiêm trọng kéo theo nổi bất hòa của gia đình hơn chục năm nay, cho đến giờ vẫn chưa giải quyết được. Cứ từ từ, từng chút một, để "mưa dầm thấm đất" thì Bảo cũng sẽ nghe ra thôi.
Còn bây giờ thì anh vươn vai, rủ Bảo:
- Đi uống cà phê đi Bảo. Lâu rồi, anh em mình chưa có dịp đi chung.
Bảo băn khoăn đưa mắt nhìn vào phòng cấp cứu, vẽ lưỡng lự. Hiểu ý, Nhân nói luôn:
- Ông nội còn ngủ, đã có y tá trông chừng rồi. Người nhà không được vô làm phiền đâu. Mình đi thôi.
Hai anh em đến một quán cà phê sau vườn khá yên tỉnh nằm trong hẻm. Giờ này hãy còn sớm, nên trong quán rất vắng vẻ đũ để nói chuyện riêng tư không e ngại.
Cả hai cùng yên lặng, trao đổi bâng quơ vài câu. Cho đến khi người phục vụ đặt hai ly cà phê đá lên bàn và đi thẳng vào trong, câu chuyện tâm tình giữa hai anh em ruột đã lâu ngày không gặp mới thực sự bắt đầu.
Bảo đốt điếu thuốc, rít vài hơi rồi quay sang nhìn Nhân, nheo mắt hỏi:
- Anh vẫn cương quyết không nạp nico- nne vào phổi, phải không?
Nhân nhăn mặt, phất phất tay đuổi làn khói nhàn nhạt đang uốn éo trước mặt, trả lời một cách nghiêm trang:
- Anh không bao giờ tự làm mình giảm thọ cả, nhất là ở cương vị thày thuốc, hô hào bệnh nhân bảo vệ sức khỏe thì chính bản thân lại càng phải gương mẩu.
Bảo trêu chọc, nhưng không chút ác ý:
- Nhưng anh có biết rằng các cô gái vẫn cho rằng người đàn ông với điếu thuốc trên tay luôn là hình ảnh lảng tử dầy quyến rủ hay không? Cứ khẳng khăng giữ đúng nguyên tắc thì ta khó khăn chán ngắt, không nàng nào dám trao thân gởi phận đâu, anh Hai.
Nhân tỏ ra không khù khờ chút nào. Khi trả đũa lại ngay:
- Lảng mạn, quyến rủ hay không thì chẳng biết ai hơn ai, chỉ biết một điều là ít ra anh đã từng có một mảnh tình vắt vai. Còn em thì đến giờ vẫn "từng bước chân âm thầm", "rồi một mình trong đêm vắng" đấy, cậu em tài tử ạ.
Bị lật tẩy, Bảo đỏ mặt cười trừ:
- Tại em chưa muốn vướng bận. Lựa chọn không kỹ, nếu gặp bà chằn có hối cũng không kịp, làm sao thoát đây.
Nhân có vẻ bị chạm đến nổi niềm thầm kín nào đấy, nên vội vàng phản ứng:
- Hên xui cả thôi. Không ai dám vổ ngực tự hào rằng "anh hùng đoán giữa trần ai mới tài" cả.
Bảo tủm tỉm cười:
- Bởi vậy em mới nói thà chậm mà chắc, còn hơn vội mà hỏng việc.
Nhân nói át đi:
- Hôm mừng thọ nội, em không về để biết bạn gái mới của anh. dễ thương lắm. Bảo nhìn anh đầy nghi ngờ:
- Thật không? Anh suốt ngày chui vào phòng khám bệnh, chỉ thấy toàn vi trùng, nếu không bị người ta chủ động bắt xác trước thì làm gì có chuyện bất ngờ, hay ho.
Nhân cười tự hào:
- Dĩ nhiên rồi. Đôi khi cũng phải tin vào chuyện thần kỳ chứ. Em nhớ rằng "hãy tin sẽ được, hãy tìm sẽ gặp", rồi sẽ như ý mà.
Bảo bật cười:
- Không ngờ ông anh đạo mạo của mình lại trở thành chuyên gia về tình yêu chứ. Chắc mấy trung tâm tư vấn sắp thất nghiệp hết rồi.
Nhân truy gạn:
- Nói thật đi. Em đã có đối tượng nào chưa?
Bảo lãng tránh:
- Em làm không kịp thở, đặt lưng xuống giường là ngủ như chết, thì giờ đâu mà hẹn hò, cô nào chịu chứ?
Nhân bày tỏ sự quan tâm của mình và đứa em nhiều tự ái:
- Em chọn nghề khác đi Bảo. Làm vệ sĩ vừa nguy hiểm, lại vừa không có tương lai. Hay em đi học lại nhé, thiếu gì nghề thích hợp với em. Bây giờ có đại học mở - bán công, chuyện học hành dễ dàng lắm để anh bàn với ông nội xem sao.
- Anh đừng bận tâm về em, mà cững đừng buộc ông nội lo lắng cho em. Em đã quen sống như hiện tại rồi. Nhân cố ý nói thêm:
- Nhưng có địa vị trong xã hội vẫn hơn chứ Bảo.
Sự vui vẻ thân mật từ nảy giờ hoàn toàn biến mất theo phản ứng của Bảo. Anh cười nhạt:
- Địa vị xã hội à? Muôn đời em vẫn là con rơi cũa một người giúp việc, có gì khác đâu.
Nhân bối rối, cố tìm cách cải thiện tình hình:
- Em là em ruột của, anh là cháu họ Phan kia mà.
Bảo cười khan, xô ghế đứng lên, nhún vai bảo Nhân bằng vẻ giễu cợt:
- Anh vẫn vậy, không thực tế chút nào. Tới giờ em đi làm rồi, mình chia tay tại đây luôn nhé. Lúc nào rảnh, em sẽ về thăm nội.
Nhân buồn bã nhìn theo mà không thể giữ Bảo lại. Tính nó luôn ương bướng, nóng nảy như vậy, không bao giờ chịu nghe lời khuyên của ai bao giờ. Cứ như thế, nó sẽ còn khổ nhiều, trong cuộc sống.
Bà Ngọc Lan bất ngờ đến quày hàng tìm Thùy Dương, lúc cô chuẩn bị ra về:
Bà cười thật tươi, gọi cô:
- Sao mà siêng quá vậy cháu? Mấy quày gần đây đã nghĩ hết rồi. Thùy Dương phân trần:
- Lúc này hàng ế lắm, nên cháu ráng ngồi thêm, xem có khá hơn chút nào không Cô đi mua gì vậy?
Bà Ngọc Lam lắc đầu:
- Ngày mai cô có buổi nói chuyện, chuyên đề về sức khỏe phụ nữ. Sẵn đi ngang đây, cô ghé xem cháu có rảnh thì mời mai đến dự. Bây giờ tối bắt đầu, tại câu lạc bộ phụ nữ.
Thùy Dương vui vẻ gật đầu:
- Ban ngày thì khó, chứ giờ đó là thoải mái rồi.
Bà gật đầu chào cô, rồi bất ngờ tiết lộ:
- Thằng Nhân nớ đưa cô đến đây, đang đổ xăng ngoài ngã tư, chắc cô không chờ được đâu cô có việc bận. Một lát sau nó đến, cháu nói giùm cô nhé.
Không chờ cô trả lời, bà nhanh nhẹn vẩy xích lô, đi luôn.
Thùy Dương khẽ cắn môi. Cô thừa hiểu bà cố tình tạo điều kiện cho cô và Nhân tiếp xúc, nhưng dù khá mến anh, cô cũng chưa thể nghĩ đến mối quan hệ xa hơn được, nếu cho đổi lại hoán đổi vị trí giữa Bảo và Nhân, chắc cô sẽ vui hơn nhiều.
Nhưng Nhân đã đến kia rồi. Anh ngơ ngác đưa mâắt nhìn xung quanh rồi ngập ngừng tiến đến gần Thùy Dương, lên tiếng hỏi:
- Hồi nãy mẹ tôi có ghé đây không, hả Thùy Dương? Cô gật đầu:
- Có. Nhưng cô bận việc nên đi trước rồi.
Nhân phàn nàn:
- Thật kỳ ghệ Đã dặn má chờ ở đây rồi mà có chuyện gì mà gấp gáp dư vậy không biết.
Thùy Dương phải giấu mặt vào chồng quần áo đang bê trên tay để giấu nụ cười. Đúng là đồ ngốc nghếch. Chắc anh chàng mãi mê nghiên cứu sách vở quá nên hóa khờ. Bởi thuở nhà ai, đã ba mươi tuổi đầu rồi mà còn không biết mấy chuyện tế nhị này nữa. Có lẽ vì vậy mà bà mẹ phải khổ công chạy đôn chạy đáo kiếm nàng dâu.
Hiểu được như vậy rồi, tự dưng Thùy Dương xóa bỏ hết ấn tượng dè dặt đối với Nhân từ buổi đầu. Thì ra gia đình họ không xa cách bí hiểm như cô vẫn nghĩ, chẳng qua do môi trường sống đã tạo cách sinh hoạt và nếp nghĩ hơi khác thường vậy thôi.
Đứng ngu ngơ một lúc rồi Nhân mới sực nhớ bổn phận ga- lăng của mình, anh rối rít kêu lên:
- Thùy Dương! Đừng leo cao quá, dễ té lắm.
Cô vặn lại:
- Tôi không trèo lên thì làm sao dọn được hàng?
Nhân ngập ngừng đáp:
- Để tôi phụ.
Cô nhìn anh với vẽ nghịch ngợm:
- Bác sĩ mà cũng biết làm những chuyện nặng nhọc này sao?
Anh hăng hái xắn tay áo trèo lên ghế, nói vọng xuống:
- Cứ nhìn thì biết.
Thế là Thùy Dương trở thành thợ phụ bất đắc dĩ, đứng vịn ghế cho anh tháo dần các mốc đó đưa xuống.
Rất vô tình cô lướt nhanh qua óc một sự so sánh, cũng cùng một công việc mà Bảo thực hiện đầy dễ dàng vững chải, Còn Nhân thì ngược lại, thật vụng về lúng túng.
Nhưng trách sao được, người lao động chân tay phải khác với kẻ trí thức chứ. Thùy Dương chép miệng thở dài rất nhẹ. Cả cô và Nhân đều không ngờ rằng Bảo vừa chạy xe ngang đây, định ghé vào thì nhận ra hai người đang nói cười vui vẻ anh khựng người một lát rồi nhanh chóng phóng đi mất hút.
Sau bữa ăn tối, phụ chị Lành dọn dẹp xong, Thùy Dương rửa tay đi lên lầu. Vứa bước lên thang thì gặp Bạch Sa đi xuống cô im lặng nép sang một bên nhường đường.
Từ hôm gây gổ với nhau trước lúc Bạch Sa Đà Lạt, hai chị em hầu như không nói chuyện với nhau, tuy vẫn ở chung nhà một phần cũng vì sau này Thùy Dương bận rộn nhiều hơn với quầy hàng. Còn Bạch Sa gần như thì không thấy mặt, có khi đến bửa ăn cũng không về, khuya mịt mù, mọi người ngủ hết mới xuất hiện. Nhưng có lẽ cũng vì vậy mà hai cô con gái của ông Hoàng đỡ căng thẳng vớï nhau, vì ít gặp măt thì bầu không khí chiến tranh không bị hâm nóng, dần dần tự tắt ngỏm đi lúc nào không biết.
Bạch Sa không đi tiếp, cô ta cũng đứrng chựng lại, đột ngột hỏi Thùy Dương:
- Lúc này chị buôn bán đắt hàng không?
Khá ngạc nhiên vì sự nhún mình làm quen trước của cô em ngỗ ngược, nhưng Thùy Dưong cũng rất vui mừng về cảnh hòa bình bất ngờ này nên đáp ngay:
- Cuối năm bán ế lắm, chắc phải chờ sât tết mới đỏ một chút.
Bạch Sa cười nhẹ, vẻ kiêu hảnh không cần giấu giếm:
- Hay chị cũng lấy chồng Đài Loan đi, tôi làm mai chọ Lúc đó khỏi cần làm động móng tay, cũng tha hồ sung sướng. Bạn của Tung nhiều tay khá lắm.
Thùy Dương lắc đầu:
- Cảm ơn em, nhưng chị chưa nghĩ tới chuyện đó.
Bạch Sa nhún một bên vai, thốt lên câu châm biếm:
- Dĩ nhiên rồi, đã tìm được ông bồ bảnh bao như vậy thì cần gì lấy chồng xa xứ.
Thùy Dương không muốn làm mất đi sự làm lành vừa thiết lập được, nén chỉ nhẹ nhàng phản ứng:
- Chị làm gì có ai. Em thấy ở đâu vậy?
Bạch Sa cười đắc thắng:
- "Giấu đầu lòi đuôi" rồi bà chị Ơi. Hồi nãy, tôi đứng trên ban công nhìn xuống thấy một gã đàn ông chạy Dream, trông khá lịch sự đưa chị về. Chỉ tiếc rằng trời tối, lại cách xa nên tôi không nhìn rõ mặt. Bằng không, chị khỏi chối.
Thùy Dương làm ra vẻ tự nhiên:
- Em mau quên quá. Người đó là bác sĩ Nhân mà em vẫn chê thậm tệ đó.
Bạch Sa tỏ ra ngạc nhiên thật sự. Cô nàng chớp mắt:
- À! Lạ thật. Hồi anh ta điều trị cho tôi cú đeo khẩu trang kín mít, trông lù khù lắm, ai dè coi cũng được lắm chứ. Thì ra chị có con mắt tinh đời thiệt. Mà nè, có đúng là tay bác sĩ quèn thì vẫn ngon hơn thằng bảo vệ không?
Biết con nhỏ này càng nói nhiều thì càng trầy trụa khó nghe, Thùy Dương khẽ tằng hắng, thay câu trả lời, bước thẳng lên lầu.
Bạch Sa vẫn không tha, nói vọng theo:
- Lúc này chị tiến bộ nhiều rồi đó. Ráng lên nhạ Hễ có tin mừng, nhớ báo tôi biết trước nha.
Đóng sập cửa lại để khỏi nghe nữa Thùy Dương lắc đầu ngao ngán. Thiệt tồi tệ hết chỗ nói! Cô không ngờ đứa em gái khác mẹ của mình càng lúc càng chứng tỏ lối sống thực dụng như vậy. Tuy không hợp nhau lắm, nhưng dù gì cũng là ruột thịt thấy nó lọt xuống hố mà không thể đưa tay kéo lên được, cảm giác ấy thật chua xót.
Buổi thuyết trình của bà Ngọc Lan thu hút rất đông người đến dự, Thùy Dương đến đúng giờ mà cũng phải mất khá nhiều thời gian để kiếm chỗ ngồi.
Cô kịp dự thuyết trình thế này mới thấy khả năng chuyên môn của bà Ngọc Lan thật sâu rộng. Cái sức mạnh trí thức tỏa ra tư cách trình bầy sinh động, từ phong cách nhanh nhẹn chính xác dã cho Thùy Dương thấy rõ hẳn, chân dung của một nhà khoa học tận tụy, khác hẳn hình ảnh người mẹ quá chiều chuộng con, một nàng dâu mẩu mực dòng tộc họ Phan như cô đã từng biết.
Kết thúc buổi no'l chuyện, bà Ngọc Lan tươi cười với những người có mặt, ân cần hỏi:
- Có quí vị nào cần hỏi thêm vấn đề không?
Như chỉ chờ có vậy, một phụ nữ gần Thùy Dương vụt đứng phắt lên, hỏi khá to và rành mạch:
- Toi chưa hiểu rõ ý bà nói lúc nãy, là người phụ nữ trong xã hội mới thời nay phải gánh vác nhiều việc hơn, so với ngày xưa chỉ ở nhà lo nội trợ chiều chồng, nuôi con. Còn bây giờ vừa phải giỏi việc nước, đảm việc nhà rồi còn phải lo học tập trau dồi kiến thức để không bị tụt hậu, so với mọi người xung quanh. Do đó áp lực đối với người phụ nữ rất nặng nên phải quan tâm đến sức khỏe của mình thường xuyên hơn. Tránh không căng thẳng quá mức để đưa đến stress, căn bệnh thời đại. Nếu như vậy đâu phải bà cổ vũ cho việc nam nữ bình quyền, mà cố tình nhồi nhét cho cánh phụ nữ nhiều chức năng làm việc, không có thì giờ nghĩ ngợi, hệt như robot- Cho đến một lúc nào đó không thể chịu đựng được nữa thì người đàn bà đã dám bon chen ra ngoài xã hội nọ sức cùng kiệt, chỉ còn cách giơ tay đầu hàng để chọn một trong hai con đường trở về với xó bếp, hoặc ra khỏi gia đình và sự nghiệp. Thưa bà nếu đúng như tôi nghĩ thì bà cố tình đặt trước mặt chị em phụ nữ sự lựa chọn, chứ đâu phải là giải phóng chúng tôi. Đúng vậy không, thưa bà Phó tiến sĩ?
Ngay từ lúc cô ta vừa đứng lên, Thùy Dương đã nhận ra đấy chính là Nguyệt Hằng. Quái lạ! Dường như cô ta cố tình xuất hiện ở những nơi mà mẹ con Ngọc Lan có mặt, vì một lý do bị mật nào đấy, nhưng chắc chắn không phải là ý tốt rồi.. Quả nhiên, từ lúc cô ta bắt đầu lên tiếng chất vấn bà Ngọc Lan thì từng câu từng chữ đều lộ rõ y khiêu khích, cố tình làm sai lệch nội dung bài thuyết trình.
Phải công nhận rằng cô ta rất khôn khéo, từ cái không biến thành có dưới cách suy diễn của cô ta, rõ ràng cái mỹ ý ban đầu của bà Ngọc Lan đã bị bẻ cong đi một cách tai hại. Nguyệt Hằng đã phản biến thành công. Chứng tỏ trình độ học vấn, lý luận của cô ta không tồi.
Trong lúc ấy, đông đảo thính giả bên dưới bắt đấu bàn tán xôn xao, chứng tỏ đòn tấn công của Nguyệt Hằng đã mang lại hiệu quả rõ rệt. Phần đông người có mặt đều cảm thấy hoang mang, kể cả Thùy Dương, tuy là phe nhà và có trình độ nhận thức không kém cũng cảm thấy khó bắt bẻ được cô ta ở điểm nào, dù có nhận ra sự lạm dụng từ ngữ để làm khó bà Ngọc Lan, nhưng cô ta đã được làm một cách thuyết phục. Biết cô ta nói sai, nhưng không thể chỉ ra cái sai đó nằm ở đâu.
Thoạt đầu, khi Nguyệt Hằng đứng lên bài bác, bà Ngọc Lan có vẻ dao động rõ rệt. Nhưng dần dần, bà trấn tĩnh lại, thậm chí đôi lần khe khẽ nhoẻn miệng cười, như người lớn tỏ vẻ khoan dung với sự sai lầm của trẻ nhỏ.
Chờ một lúc sau mọi người bớt bàn tán. Bà Ngọc Lan thong thả cầm micro trên tay hướng về phía Nguyệt Hằng, bắt đầu nói:
- Tôi thật sự biết ơn thái độ đóng góp chân thành của người tham dự. Và cũng xin nói thêm rằng, cô ấy đã suy diễn khá nhiều, so với nội dung ban đầu bài nói chuyện của tôi. Có lẽ do kinh nghiệm bản thân chăng?
Nói đến đây, bà ngừng lại đưa mắt nhìn khắp lượt để dò xem phản ứng của mọi người. Đó đây rải rác tiêng cười khúc khích của những người ngồi dự. Nguyệt Hằng nghiến răng ngồi im re, tình thế đã xoay hướng khác. Bà Ngọc Lan ung dung nói tiếp:
- Tôi xin kể một câu chuyện có thực Có một cô phóng viên trẻ rất xinh đẹp giỏi giang và phải nói là đang ôm ấp một hoài bảo to lớn là được ra nước ngoài đi học để mở mang kiến thức, điều đó cũng tốt thôi, đúng không các bạn? Chỉ có điều khi phải lựa chọn thì cô ta phải từ bỏ cuộc sống êm ấm bên người chồng sắp cưới, rủ bỏ cuộc hôn nhân và hủy bỏ đứa con trong bụng, mặc người thanh niên hết sức đau khổ, dứt áo ra đi. Thế thì theo các bạn người con gái đó đã quyết tâm chọn sự nghiệp thay cho tình cảm gia đình. Như thế có xứng đáng không?
Hầu như đồng loạt cả hội trường đều vang lớn tiếng hô:
- Không chấp nhận.
Bà Ngọc Lan mỉm cười, bình thản đứng lên, chờ cơn kích động của mọi người dịu lóng. Diễn biến xảy ra không ngoài dự liệu của bà. Kẻ địch thủ kia tuy sắc sảo đấy, nhưng làm sao cao tay ấn bằng bà.
Với một phong cách hết sức lịch thiệp bà cúï đầu chào chủ tọa và nói lời sau cùng kết thức buổi nói chuyện.
- Qua câu chuyện trên, tôi cho rằng các bạn đã rút ra được câu trả lời và có sự suy nghĩ cẩn thận hơn khi quyết định đường đi của mình. Xin cảm ơn.
Tîếng vỗ tay rào rào, tiễn bà ra về trong vinh quang.
Chỉ có Nguyệt Hằng vẫn ngồi trân trân tại chỗ với nét mặt trắng bệch, tỏ vẻ tức giận sâu sắc. Mủi tên bắn ra không sát thương địch thủ, mà còn quay lại cắm ngay vào chủ nó mới đau chứ.
Thùy Dương kín đáo hòa theo dòng người lục tục ra về, không để cho Nguyệt Hằng gặ, sợ rằng sẽ khích động cơn giận dử của cô ta lên đến cùng cực.
Cho đến thời điểm này, hấu như cô đã đoán chắc một trăm phần trăm rằng cô gái trong câu chuyện vừa rồi của bà Ngọc Lan chính là Nguyệt Hằng và không cần động nảo cũng đũ biết những nhân vật liên quan còn lại chính là Nhân và bà mẹ của anh. Có như thế thì mới giải thích được những điều rắc rối xảy ra với cô gần đây, cùng với sự xuất hiện lần lượt của những con người ấy.
Cuộc đời này sao luôn chứa đựng những điều phức tạp làm đau đầu buốt óc, dù không muốn vẫn cứ bị lôi vào.
°

*

Ngồi trong quán kem của một siêu thị mới mở, bà Ngọc Lan có vẻ khá mệt mỏi nhắm mắt lại, day day hai bên thái dương.
Thùy Dương ái ngại, bóp nhẹ tay bà:
- Cô mệt lắm hả? Hay cô cháu mình về cho cô nghĩ nha.
Ngọc Lan mở bừng mắt ra, nhìn cô trìu mến, khẽ lắc đầu:
- Không sao đâu con, cô chóng mặt chút xíu thôi. Ngồi nói chuyện với con còn dễ chịu hon, về nhà sao mà tù túng quá. Cũng may là lâu lâu mới về, ở luôn chắc cô điên quá.
Thùy Dương buột miệng hỏi:
- Cô cũng thấy như vậy à? Hỏi xong, cô bụm miệng không kịp ngại ngùng nói chữa:
- Ý con nói là ngôi nhà rọng quá, mà lại ít người ở.
Dường như bà Ngọc Lan đang mãi đắm chìm với luồng ký ức xa xưa nào đó, nên không để ý gì đến thái độ của Thùy Dương
Hai tay bó lấy trán, chống khuỷu tay xuống bàn, bà mơ màng khe khẽ nói:
- Căn nhà quạnh quẻ vắng lặng thật. Lúc trước mình cứ tưởng rời xa khung cảnh củ dọn đến noi ở mới thì sẽ xua hết ký ức đau buồn, nhưng không phải vậy, những hình ảnh cũ như bám riết không rời, dù ở đâu cũng thế thôi. Thế mới biết đối diện với lương tâm của chính mình thật khó.
Thùy Dương im lặng, ngồi chăm chú vào ly kem của mình. Cô rất tôn trọng khoảnh khoắc riêng tư của người khác, nhất là khi họ vô tình bộc lộ những điều sâu kín vẫn cất giấu trong đáy sâu tâm hồn. Vì khi bừng tĩnh lại, họ sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu, bởi đã trót bộc lộ bản thân quá nhiều.
Bà Ngọc Lan ngồi thừ người ra một lúc lâu rồi chợt bừng tỉnh, quay sang nhìn Dương, gượng cười:
- Nhiều lúce cô như người mất hồn, cứ ngớ ngẩn như bị mộng du vậy đó. Con có sợ không?
Cô gái lắc đầu, nói rất chân tình:
- Con thấy cô vẫn bình thường đâu có gì. Nhưng cô phải dành thời gian nghĩ ngơi nhiều một chút thì mới khỏe đưọc.
Bà Ngọc Lan thở dài ca thán:
- Đúng là lời nói không đi đôi với việc làm. Làm sao thuyết phục đưọc người ta tin mình, đúng không? Cũng may là không ai trong số khán giã từng đén nghe cô thuyết trình được tận mắt chứng kiến tình trạng bơ phờ mệt mỏi này, bằng không, mai mốt có nói gì cũng chẳng ai thèm nghe. Nguyệt Hằng nói cũng có phần đúng, chứ chẳng không.
Theo dòng cảm xúûc, rất vô tình bà buột miệng nhắc đến người con gái nọ, chứng tỏ họ đã có quen biết nhau từ trưóc, đúng như Thùy Dương nghĩ.
Để không làm đứt quảng câu chuyện, Thùy Dương khôn khéo gọi hỏi:
- Nguyệt Hằng là em hay cháu trong gia đìinh, phải không cô?
Bà Ngọc Lan im lặng trong giây lát, có lẽ để cân nhắc xem có nên nói hết sụ thật hay không, rồi chậm rải lên tiếng.
- Cô nghĩ nên cho con biết mọi việc thì hơn, để ít nhiều gì con cũng cảm thông và chia sẽ với cô được. Còn không, sớm hay muộn rồi con vẫn biết, nhưng khi đó biét đâu con lại hiểu theo kiểu khác. Thực ra, ngay lần đầu gặp con, cô đã lợi dụng con để lôi kéo sự chú ý của Nhân, làm nó quên Nguyệt Hằng, cô gái đối đầu với cô trong buổi thuyết trình hôm nọ.
Dừng lại một lát, để dò xét phản ứng của Thùy Dương. Nhưng không thấy cô tỏ tháï độ gì, bà yên tâm nói tiếp:
- Cô dùng chử "lợi dụng" ở đây không phải nói ý xấu, trái lại là khác. Thật tình cô rất mến con. Vẻ dịu dàng dễ thương biết quan tâm người khác là một đức tính tốt mà nhiều cô gái đời nay vô tình đã bỏ quên, như Nguyệt Hằng chẳng hạn.
Thùy Dương cho rằng đặt một câu hỏi vào lúc này không phải là tò mò quá đáng khi người đối thoại đã chịu cởi mở tâm sự. Cô ướm lời:
- Vậy chị Nguyệt Hằng và anh Nhân có phải là hai nhân vật trong ví dụ minh họa của cô hôm đó không?
Với nét mặt như cười mà không phải cười, bà Ngọc Lan gật đầu:
- Phải rồi. Con thông minh lắm. Quả tình, cô không muốn đem chuyện riêng tư của người khác ra bêu rêu để làm tổn thương họ, nhưng con thấy đó, tự Nguyệt Hằng đã khiêu chiến trước. Thật đáng buồn. Vì cô và nó lại trở thành kẻ thù với nhau, vì trước khi xảy ra câu chuyện kinh khủng đó, nó cũng từng ríu rít chuyện trò, hay đi giải trí chung với cô như con bây giờ. Thế nhưng vì cái quyết định xem trong sự nghiệp hơn tình yêu ấy đã làm hỏng hết mọi chuyện, nhất là khi nó dám tự ý phá thai. Thật kinh khủng. Là bác sĩ phụ sản, cô hiểu rất rõ tác hại của việc đó và cũng không bao giờ tưởng tượng nổi con dâu tương lai của mình lại cả gan làm chuyện tày trời như vậy. Thử hỏi, làm sao cô chấp nhận cho thằng Nhân cưới nó được.