Chương 6

Thùy Dương im lặng một lúc lâu, theo dỏi câu chuyện. Trong thâm tâm, dù chưa bao giờ nghĩ rằng sẽ yêu Nhân, hoặc chấp nhận sự sắp xếp của bà Ngọc Lan, nhưng khi hiểu ra mình chỉ được xem là kẻ thế thân cho Nguyệt Hằng thì lòng tự ái vẫn bốc lên ngút ngàn, nhất là việc bà mặc nhiên xem cô là một con cờ. Do đó mà câu hôi cô giành cho bà Ngọc Lan không giấu được vẻ châm biếm.
- Nhưng theo con nghĩ sắp hết thiên niên kỷ rồi thì cách nhìn của bà mẹ chồng đối với nàng dâu cũng bớt khắc khe hơn xưa. Nhất là cô, một nhà trí thức, không lẽ nào cô vẫn khăng khăng bắt con dâu phải giữ đúng "tam tòng, tứ đức" sao? Nhất là chị Nguyệt Hằng một người đang làm việc trong môi trường đòi hỏi sự xông xáo, chịu nhiều va chạm thì liệu điều kiện lấy chồng sanh con, chôn chân trong bốn bức tường có thích hợp hay là không?
Đã mạnh dạn phát biểu như vậy tức là cô công khai bày tỏ sự cảm thông với Nguyệt Hằng, cô gái kiêu hãnh cứng rắn, điều này cùng đồng nghĩa với việc công khai chống đối bà Ngọc Lan, người mà cô rất mến bởi tâm lý khao khát tình mẫu tử đã chiếm cô nhanh chóng trở nên thân thuộc với bà.
Bà Ngọc Lan có vẻ bị sốc, nhưng không giận dữ như cô tưởng. Nghe những lời lẽ khá gay gắt của cô xong, bà ngồi thừ ra với nét mặt đầy suy tự Lúc này, Thùy Dương dần dần hối hận vì đã để cơn kích động đưa mình đi quá xa, khiến cô thốt lên những lời không êm tai lắm. Cô toan mở miệng xin lỗi thì bà Ngọc Lan vụt thở ra buồn rầu trầm giọng:
- Con nói đúng. Có lẽ quá chủ quan khi cô tính áp đặt người khác phải đi theo hướng do mình vạch ra, nhưng ở với kinh nghiệm cay đắng đã trải qua của bản thân cô thật sự không muốn con mình lại đi theo vết xe đổ xưa kia. Người phụ nữ coi trọng sự nghiệp bản thân mà xem nhẹ hạnh phúc gia đình sẽ mãi mãi hối tiếc vì chuyện đó Thùy Dương ạ.
Vẻ mặt buồn bã với những giọt mi mắt long lanh rịn ra từ khóe mắt được nhanh lau khô khiến Thùy Dương thật sự ân hận, rằng đã vội vã xét đoán người khi chưa tường tận mọi việc, vô tình chạm phải vết thương lòng của người tạ Cô bứt rứt bấu chặt mép bàn, nhỏ giọng thành khẩn.
- Con nói năng hồ đồ quá, xin lỗi cô.
Bà Ngọc Lan khẽ cười, mặt đã tươi tỉnh trở lại. Bà âu yếm vuốt nhẹ má Thùy Dương như người mẹ hiền đối với con gái:
- Cô thích tính thẳng thắn của con. cái gì cứng quá thì dễ gẫy, con yếu mềm dễ bị đè bẹp, chỉ cần dung hòa hết hai thứ thì sẽ trở nên tuyệt vời, cố duy trì điều nha con. Ngày xưa cô cũng cứng rắn, nông nổi nhu Nguyệt Hằng, mà ôm hận suốt quảng đời còn lại. Lúc có hạnh phúc trong tay thì không biết giữ, đến chừng mất người đàn ông của mình thì có nuối tiếc níu kéo cách mấy cũng đã muộn màng. Tiền tài, danh vọng, sự nghiệp thì có ích gì khi đã trở thành mụ đàn bà cô độc, cố quên trong công việc? Ngữ điệu của bà chứa đầy sự bùi ngùi Thùy Dương se lòng. Cô buột miệng hỏi không cần giữ ý:
- Như vậy nghĩa là cô với ba anh Nhân đã có gút mắt từ ngày xưa hả cô?
Gật đầu thật nhanh, bà nảo nề tự nhận:
- Ba thằng Nhân đã có người phụ nữ khác, trong lúc cô mải mê đi làm nghề cứu sinh ở nước ngoài. Người ấy chẳng có gì hơn cô, nếu không muốn nói thẳng hoàn toàn thấp kém về mọi mắt. Nguồn gốc xuất thân chỉ là cô giúp việc nuôi nấng thằng Nhân lúc cô vắng mặt. Cô quá bận bịu và kiêu hãnh về giá trị của bản thân đến nổi quên rằng chồng mình cũng chỉ là người đàn ông bình thường, cần một người vợ đúng nghĩa, biết chăm sóc chồng con chứ không phải một bà tiến sĩ danh giá. Ôi!
Bà bụm mặt, cúi thấp xuống bàn, nghẹn ngào không sao nói tiếp được nữa. Qua đấy có thể thấy dòng hồi ức đau buồn vẫn còn roi rói chưa hề phai mờ trong lòng bà. Vì vậy chẳng trách bà rất thiên kiến. Có yêu cầu đầy khắt khe với Nguyệt Hằng.
Đặt tay lên vai bà, tỏ ý cảm thông và chia sẻ, Thùy Dương đề nghị:
- Để con đưa cô về.
Bà Ngọc Lam gật đầu, đeo kính râm che kín mắt, trong lúc chờ thanh toán tiền nước, như vậy không ai phát hiện bộ mặt bơ phờ của bà.
Ngồi trên taxi trên đường về, không ai trao đổi câu nào. Bà Ngọc Lan cần thời gian để trấn tĩnh lại, sau khi dốc hết bầu tâm sự, cả người rả rời như vừa qua cơn bạo bệnh. Còn Thùy Dương thì bị xúc động đến mức bàng hoàng, cư lộn xộn hết các ý nghĩ, không còn phân tích được đâu là đúng, đâu là sai nữa. Vì thế, cần hẳn một khoảng không gian tĩnh lặng cho mọi người tĩnh tâm lại.
Nghĩ cũng lạ! Lúc chưa biết gì về những điều bí mật của gia đình họ Phan thì Thùy Dương cứ thấp thỏm đoán già đoán non nhưng đến chừng sự thật được phơi bày thì cô lại có cảm giác ngượng ngập, khó chịu như một kẻ rỗi sự đáng ghét nhất ở trên đời! Tự dưng lại cầm cây thọc vào một cái bọc để nó vở ra, tuôn hết những thứ ghê gớm ra ngoài vậy.
Nếu có điều gì để khiến cô tạm hài lòng qua câu chuyện của bà Ngọc Lan thì chỉ là chút ánh sáng về thân phận của Bảo. Cô gần như tin chắc anh là anh em ruột của Nhân.
Nhưng nghĩ đến người ta có ích gì không chứ? Đã hơn một tháng nay, anh có thấy ghé thăm cô đâu?
Thoắt buồn thoắt vui,tâm trạng cô giống như cơn mưa rào mùa hạ, chẳng còn biết mình muốn gì nữa.
Cửa phòng vừa đóng lại là Bạch Sa sà xuống ngay vào lòng Tung, cười nũng nịu:
- Ồ, anh yêu! Sao cả tháng nay, không hẹn em, rnà bây giờ lại gọi ra khách sạn nữa chứ? Bộ căn nhà đang sửa à?
Tung, cười cười, không trả lời thẳng vào câu hỏi:
- Lâu lâu, thay đổi không khí cho lãng mạn vậy mà.
Phải công nhận anh chàng này nói tiếng Việt rất khá, nghe đâu ngày xưa đã từng sống ở đây, trước khi hồi hương, nhờ vậy mà Bạch Sa giao tiếp rất thoải mái,
Chỉ cần nghe câu đáp xuôi tai, Bạch Sa cười tít mắt, gật đầu hùa theo:
- Phải, phải. Vậy mới tạo không khí tình tứ chứ.
Vừa nói, cô ta vừa thể hiện bằng những động tác cực kỳ khiêu gợi. Dĩ nhiên khỏi phải nói là Tung hưởng ứng nhanh chóng đến cỡ nào.
Bạch Sa đột ngột cất tiếng:
- Anh à! Em sống như vậy với anh cũng khá lâu rồî, hay là làm đám cưới nha?
Tung không nói gì, ung dung châm điếu thuốc, phả khói lên trần nhà. Bạch Sa bắt đâu sốt ruột, lật người lại, lay lay tay hắn:
- Sao anh không trả lời?
Vẫn không tỏ chút quan tâm nào, Tung từ từ mở miệng:
- Việc hôm nay cứ biết hôm nay, lo xa làm gì cho mau già.
Bạch Sa từ sững sốt chuyển sang tức giận, bấu mạnh vào vai hắn, hét lên:
- Anh nói vậy là không muốn cưới tôi chứ gì? Sao trước đến giờ, anh không nói sớm, bây giờ mới trở giọng?
Tung ngồi thẳng dậy, bình thản trả lời
- Ngay từ đầu, cả em lẫn tôi đều biết rõ như nhau là chỉ quan hệ trao đổi sòng phẳng, không thiệt cho bên nào. Làm gì có chuyện cưới xin ở đây?
Bạch Sa lắc lấy lắc để vai Tung, rít lên:
- Tại sao không thiệt? Tôi đâu phải hạng gái bao?
Tung quấn chăn quanh người, đứng lên đi lại quanh phòng, cười nửa miệng:
- Tuy không phải nhưng thực chất nào được gì? Từ gia đình em và bản thân đã chào mời tôi với cái giá là bàn hợp đồng mấy trăm ngàn độ Tính rõ ràng thì cao giá lắm rồi.
Bạch Sa uất nghẹn, rủa lớn:
- Đồ điểu! Khốn nạn!
Tung vẫn cười:
- Tôi rầt chu đáo trong việc "ăn bánh trả tiền". Ngoài số tiền cha mẹ em đút túi riêng, còn số nữ trang, tiền mặt em cất giữ nữa chi? Tôi nghĩ mình đã chi rất hào phóng mỗi đòi hỏi của em mà.
Bạch Sa gục mặt vào gối, cay đắng bẽ bàng mà không làm gì được, vì Tung đã nói quá đúng, không bắt bẻ vào đâu được.
Mối quan hệ giữa cô và gã đúng là một cuộc mua bán, chỉ có điều trong quá trình lui tới với nhau, dù muốn dù không cô cũng trót đặt trái tim mình vào đó rồi, nên lúc này nghe hắn khẳng định rạch ròi chuyện tiền bạc, tình cảm, cô nghe đau đớn như bị ai cầm dao đâm thẳng vào tim mình vậy.
Trong lúc ấy, Tung đều đều giọng giảng từng chữ, từng chữ một như búa bổ vào đầu cô nhân tình mà hắn đã chán chê.
- Lẽ ra tôi cũng chưa muốn nói chia tay sớm vớï em, vì vẫn còn cả tháng trời tôi lưu lại đây, để khi đó mới từ biệt, nhưng đã đến nước này thì thẳng thắn với nhau luôn. Tôi sẽ về Đài Loan với vợ con và không trở qua nữa. Và tôi đã phong phanh biết chuyện tôi với em rồi. Căn nhà đã sang lại cho người ta, chẳng còn gì nữa cả.
Dù đang tức giận, nhưng với cái thông tin dồn dập xảy đến, cái sau lại kinh khủng hơn cái trước, Bạch Sa vẫn bàng hoàng ngẫng đầu lên, hỏi gặng:
- Anh có vợ thật sao?
Tung nhún vai, xòe tay ra:
- Ô! Tôi gạt em làm gì?
Thế là hết! Còn gì để bám víu nữ đâu? nhưng với một cô gái thực dụng và đầy dày dạn như Bạch Sa thì vẫn có cách vớt vát. Chỉ cần khoảng mười lăm phút vào toilet rửa mặt cho tỉnh táo và dậm son phấn trở lại, khi bước ra trông Bạch Sa đã hoàn toàn đổi khác. Cô bước vài bước đến bên giường, xòe tay ra nói:
- Anh vì nước luôn thì còn giữ xe làm quái gì? Tặng tôi làm chút quà lưu niệm để nhớ về anh vậy mà.
Tung ngớ người ra trước đòn tấn công bất ngớ này, nhưng biết nếu phản đối thì sẽ rắc rối phiền toái hơn nhiều trên nên đành bấm bụng đưa chùm chìa khóa ra, lòng tiếc hùi hụi. Thôi thế là đành vĩnh biệt chiếc xe mới cáu trị giá hơn 8000 USD!
Đặt tay lên núm vặn cửa nhưng cô chưa vội đi ra, Bạch Sa quay mặt lại, cười khinh khỉnh:
- Vĩnh biệt nhé! Lần sau có đi chơi bời ở đâu thì nhớ xin phép vợ trước cho đỡ hao tốn nhé.
Làm tĩnh là vậy, nhưng ra đến dưới đường Bạch Sa vẫn không ngăn được dòng lệ xót xa.
"Mình thật chẳng hơn gì con gái bao" Cô chua chát nhủ thầm.
Buổi trưa, Thùy Dương tạm đóng cửa quày để đi tìm hàng về bán. Cô lang thang khắp chợ Bến Thành, rồi lần mò ra cả phía bên hông chợ để xern mà cũng chưa biết nên mua thứ gì về cho thật đặc sắc.
Đang đi, bất chợt Thùy Dương cảm thấy nhột nhột sau gáy như có ai nhìn trộm. Cô quay nhanh người lại và bắt gặp... Bảo đang đứng tựa lưng vào rnột chiếc xe hơi tuyệt đẹp, lơ đãng đưa mắt nhìn trời nhìn mây.
Biết anh chàng giã vờ để tránh. Thùy Dương quyết định tiến lại gần, lên tiếng trước:
- Anh Bảo! Không muốn gặp người quen à?
Bấy giờ Bảo mới nhìn cô, chào một cô miễn cưỡng:
- Xin lỗi. Tôi không để ý.
Thùy Dương dễ dãi cho qua lời giải thích, cô gợi chuyện:
- Lâu quá, không thấy anh ghé mua sắm ủng hộ gì hết. Hay chê Thùy Dương bán mắc?
Bảo đáp khô khan:
- Tôi bận.
Bị hẫng khá nhiều vì tháï độ lạnh lùng bất ngờ của chàng trai, nhưng Thùy Dương vẫn cố hỏi thêm câu nữa để khẳng định cảm giác của mình:
- Không lẻ bận hoài sao? Cũng phải có lúc rảnh chứ.
Bảo nhìn thẳng vào mặt cô, kể từ lúc gặp nhau đến giờ, lạnh lùng buông từng tiếng một:
- Chẳng lẽ cô không hiểu tôi chỉ là kẻ làm công ăn lương, hễ "tay làm hàm nhai", làm gì có giờ rảnh rong chơi kia chứ? Chắc tôi không có thì giờ lui tới cửa hàng của cô đâu. Đừng lôi kéo mất công, bà chị ạ.
Thùy Dương ức đến trào nước mắt. Cô bặm môi lại, kêu lên:
- Anh ác vừa thôi chứ. Bạn bè lâu ngày không gặp, hỏi thăm nhau là chuyện bình thường. Tại sao anh lại ghét tôi ra mặt vậy?
Vừa lúc đó, một cặp vợ chồng nưóc ngoài từ chợ đi ra, bước vào xe. Bảo nhanh chóng ngồi vào sau tay lái, nói với lại trước khi đóng sập cửa xe:
- Con người tôi khó ưa vậy đó, đừng gặp mặt thì khỏi phiền.
Xe chạy rồi mà Thùy Dương vẫn rưng rưng nước mắt, đang nhìn theo. Thật là! Rõ ràng là cô với Bảo chẳng có gì nhau mà, sao lại nặng lòng ưu tư phiền muộn vì anh ta vậy không biết? Duyên hay là nợ đây?
Đang tỉ mỉ xếp con thiên nga từ những mẫu giấy rời gấp hình tam giác, tự dưng ngước mắt lên khi nghe Nhân gọi:
- Tối nay đi xem ca nhạc nhé Dương. Chương trình "Hát cho yêu thương", toàn nhạc Văn Cao đó.
Thùy Dương ngần ngừ chưa trả lời ngay, cô không muốn tiến sâu hơn trong quan hệ với Nhân, nên việc đi chơi chung thế này tất dễ hiểu lầm.
Nhưng phải trả lời sao cho khéo, đừng để anh chạm tự ái đây?
Trong lúc cô đang lựa lờï từ chối thì Nhân vô tình kể lể:
- Thằng Bảo, em trai anh rất thích nhạc tiền chiến. Nếu có nó ở nhà, thế nào anh cũng rủ nó đi.
Cái tên "Bảo" làm Thùy Dương thay đổi ý kiến. Cô biết tìm đâu ra nguồn khai thác tin tức quý báu hơn đây chứ? Vì thế, cô mau chóng gật đầu:
- Tối nay, anh ghé đón em nha.
Nhân đồng ý ngay lập tức, hớn hở ra về.
Khi đã thoải mái yên vị trên ghế, buổi biểu diễn bắt đầu, Thùy Dương đưa mắt nhìn quanh khung cảnh lịch sự nhà hát, cùng lớp khán giả nghiêm túc cũng như cô đến xem ca nhạc, rồi lên tiếng trầm trồ:
- Như thế này mới đúng là thưởng thức nghệ thuật chứ. Ngồi ở đây khỏi phải bị ai quấy rối như trong mấy rạp hát.
Nhân nghiêng ngưòi qua, gặng hỏi:
- Nói vậy tức là em có thành kiến rạp chiếu phim phải không?
Thùy Dương nheo mắt, lém lỉnh trả lời:
- Đó là lẽ đương nhiên. Vì anh mời xem ca nhạc thính phòng nên em mới đi, chứ vào mấy chỗ tối thui thì em đã từ chối rồi. Dễ bị hiểu lầm lắm.
Nhân cố hỏi thêm câu nữa:
- Còn đi uống cà phê thì sao?
Lần này, Thùy Dương cũng mau chóng tìm ra lời đáp:
- Hễ cà phê thuần túy thì đi. Còn mấy quán sân vườn, hay gàn máy lạnh cũng miễn bàn.
Có tiếng thở dài nhè nhẹ của Nhân, kèm theo câu nói không biết là khen hay chê:
- Em thật là nguyên tắc.
Thùy Dương khôn khéo lấy giọng vui đùa, như một cô em gái đối với anh trai để hỏi anh (phần nào cũng để xác định ranh giới cho anh đừng đặt hy vọng nơi cô):
- Mấy chỗ tình tứ đó chỉ dành cho các đôi tình nhân thôi. Em chưa hề có ý nghĩ sẽ bước vào một nơi bí ẩn như vậy.
Nhân im lặng, không nói gì, hướng mắt về sân khấu, ra vẻ chăm chú chờ thưởng thức nghệ thuật.
Rồi cũng đến lúc tấm màn nhung được kéo ra, nhường chỗ cho ca sĩ cùng ban nhạc. Những giai điệu ngọt ngào trữ tình vang lên đưa mọi người lạc vào một thế giới thanh diệu kỳ. Đây là "Làng tôi - ngày mùa" rồi đến "Ai lướt đi ngoài sương gió... " réo rắt mê người... rồi đến "Gửi gió cho mây ngàn bay... "
Không kềm được cảm xúc, Thùy Dương reo lên nho nhỏ:
- Thật tuyệt vời! Sao người lại có nghĩ ra những ngôn từ đẹp đến thế nhỉ.
Quên đi sự phật ý ban nãy, Nhân hồ hởi tán thành:
- Lần trước đi xem, anh với thằng Bảo cũng nói vói nhau như thế.
Thùy Dương tinh nghịch hỏi ghẹo:
- Nhưng chắc là lúc đó chưa ai "thấy hối tiếc nhiều thuyền đã sang bờ'" chứ?
Nhân cười theo:
- Em quái quỷ lắm chứ chẳng vừa! Thừa cơ- hội, Thùy Dương hỏi luôn:
- Anh với anh Bảo là anh em ruột à?
Nhân gật đầu, nét mặt buồn hẳn đi, lặng lẽ nhìn sân khấu, tỏ ý không muốn tiếp tục câu chuyện.
Thế là Thùy Dương chẳng khai thác được tin tức thêm ở buổi đi chơi này. Nếu có thì là niềm vui được "ăn" một bữa tiệc âm nhạc thịnh soạn rất ưng ý.
Bạch Sa chống chân xuống đất, vẫn giữ tay ga, gọi lớn vào quày hàng cho Thùy Dương nghe thấy:
- Bà Hai làm gì đó? Có đi shopping với tôi không?
Lẽ dĩ nhiên là Thùy Dương từ chối:
- Em đi đi. Chị phải báan hàng mà.
Bạch Sa nhún vai:
- Biết ngay mà. Con người siêng năng cần mẫn đến phát sợ.
Thùy Dương cúi xuống, vờ tính toán tiền nong để lơ nhỏ em trời thần, nhưng vẫn không thoát.
Sau một lúc ngần ngừ, Bạch Sa tặc lưỡi dắt xe lên vỉa hè, đi thẳng vào quày hàng, ngồi bắt tréo chân trên tay vịn của ghế, cười hì hì:
- Trưa nắng như vầy mà lôi ra đường thì có xài tới chục hộp Debon hay Lart Vert cũng không trắng lại kịp, thà ngồi tâm tình với bà chị yêu quí của mình còn hơn.
Thùy Dương cảnh giác nhích người ra xa, nghi ngờ hỏi:
- Lại chuyện gì nữa đây?
Bạch Sa cười khúc khích, giả vờ ngây thơ:
- Đâu có gì. Chuyện tối hôm qua chị đi chơi về trễ đó mà. Làm gì mà sộ em vậy, hay có tật giật mình?
Con nhỏ cứ đanh đá ào ào thì Thùy Dương điềm nhiên mặc kệ, vì đã quá rành, nhưng tự nhiên nó chuyển tông, nói nê ngọt xớt thì cô bắt đầu rùng mình, nổi ốc, phân vân không biết chuyện gì mà phó.
Cô thong thả trả lời để kéo dài thời gian dò xét nét mặt của Bạch Sa:
- Chị đi xem chương trình nhạc Văn Cao với anh Nhân, lúc đi có xin phép với dì đàng hoàng mà.
Bạch Sa bĩu môi, "xí" một tiếng, kéo dài giọng:
- Ai biết được chuyện "ma ăn cổ", người nói một đàng, đi một nẻo thì làm sao? Mấy quán cà phê đèn mờ thiếu gì.
Thùy Dương bực bội xẵng giọng:
- Em không tin thì thôi. Chị không không ưa vô mấy chỗ tầm bậy.
Bạch Sa trợn mắt:
- Thật không ngờ cuối thiên niên kỷ rồi mà vẫn còn sót lại trên thế gian này hai vị thánh trong trắng. Chắc điềm lành sắp xảy ra rồi.
Thùy Dương rắn giọng:
- Em nói giỡn chơi thì được nhưng đừng bôi bác tín ngưỡng.
Bạch Sa vẫn diệu dàng xuýt xoa:
- À! Em quên là chị theo dạo của má chị chứ. Thành thật xin lỗi.
Biết không nói lại cái miệng lươn lẹo của Bạch Sa, Thùy Dương ngán ngẫm xua tay.
- Bình thường thôi, chẳng có gì. Em có yên cho chị làm sổ sách một chút.
Bach Sa ưỡn ẹo gác tay lên vai chị, thì thầm vào tai:
- Nếu không ưa bác sĩ Nhân thì "passé" cho em vậy.
Thùy Dương giật mình, sửng sốt nhin em:
- Đàng hoàng lại đi nhỏ, nói bậy hoài.
Bạch Sa mở to mắt chỉ tay vào người nói bằng giọng bị xúc phạm:
- Chị nhìn em đi nè! Không lẽ chuyện quan trọng như vậy mà còn dám nói chơi sao?
Ối trời! Chỉ nghe nó nói tới đó mà Thùy Dương ớn lạnh muốn phát rét luôn. Nếu nó làm thật thì cô còn hỡi ôi đến cỡ nào nữa. Để dẹp tan cái ý muốn quái lạ của Bạch Sa, buộc lòng Thùy Dương phải nói dối:
- Chị nói không đi lung tung không nghĩa là chẳng có gì. Em đừng phá chị nữa được không?
Bạch Sa gật gù, ưỡm à:
- Để xem sao đã!
Nói xong, cô nàng đong đưa người đúng dậy, nói tỉnh khô, như chưa hề có chuyện vừa xảy ra:
- Nói chuyện với bà chán chết! Kiếm tụi thằng Thành, đi vài vòng còn hơn.
Nhìn đứa em nhún nhảy thân hình bốc lửa trong chiếc váy thun ngắn củn phóng xe đi, Thùy Dương thật sự băn khoăn, không liệu cuộc chia tay không mấy vui vẻ vừa qua của cô nàng với Tung có để lại ấn tượng không, mà nó vẫn tỉnh bơ đùa giỡn với tình yêu như vậy? Hình như "câu thuốc đắng đã tật", không đúng trong trường hợp này rồi.
o O o
Yên kêu điện thoại từ lớp học về nhà cho Thùy Dương, nói giọng nhờ vả.
- Xe em "panh" rồi mà trong túi không còn một cắc. Chị Hai làm ơn tới cứu gïùm với.
Cô cằn nhằn chiếu lệ:
- Cái thằng tệ thật! Cho ở luôn ngoài đường mới biết thân,
Yên cười nịnh, trước khi cúp máy:
- Thôi mà, bà chị yêu dấu. Em thương chị nhất trên đời mà.
Thùy Dương thay đồ, dắt xe ra ngoài sân khi nói với bà Hoàng:
- Con đem tiền ra cho thằng Yên sữa xe.
Đang dủa móng tay, bà ậm ừ, Ông Hoàng dặn:
- Con gái con lứa, ra đường một mình ban đêm nhớ cẩn thận nghe con.
Chẳng là, sau vụ Bạch Sa bị Tung "xù", ông mới sực tỉnh nghiền ngẫm lại những sự làm của mình và trở nên quan tâm đến các con nhiều hơn. Có con gái như "hủ mắm treo đầu giường", một Bạch Sa đã không ra gì, còn một đứa con gái mất mẹ này, ông cảm thấy mình thiếu trách nhiệm với Thùy Dương và muốn tìm cách bù đắp, nhưng không biết bắt đầu bằng cách nào, vì đàn ông vốn vụng về trong cách biểu lộ tình cảm. Mới gần đây, nghe vợ thì thầm to nhỏ về chuyện Thùy Dương "có bồ", ông bắt đầu lo ngai ngái. Tuy Thùy Dương là đứa con gái ngoan ngoãn, nhưng ông vẫn phập phồng sợ nó "khôn ba năm dại một giờ- " nên thấy ban đêm tự dưng dắt xe ra đường thì không yên tâm chút nào.
Bà Hoàng "hứ" khá to:
- Khéo lọ"Con bò trắng răng". Nó có thân thì phải biết giữ chứ, ai mà theo canh chừng được.
Ông chỉ thở dài không đáp.
- Gần đến chỗ Yen đợi rồi, Thùy Dương thong thả tấp xe qua lề đường bên kia, đi men theo moột khúc nữa để khỏi băng bùng binh. Bất thình lình, một cơn gió khá mạnh bay tới hất bụi vào mắt làm cô xốn sang nhấp nháy mắt mấy cái mới mở ra được. Trong lúc đó, tay lái hơi loạng choạng làm ghi đông chao đảo và... xui xẻo thay, cô đụng "choang" vào một chiếc xe máy đang chạy nhanh đến.
Thùy Dung té lăn ra đất, vừa lom kom ngồi dậy thì chủ nhân chiếc xe kia lại sừng sộ tiến tới, lớn tiếng mắng:
- Chạy xe gì mà nhắm mắt mở- tông bừa vô người ta vậy? May là xe đạp, chứ nếu xe máy thì chết cả đám rồi. Hứ! Đã đi ngược chiều mà còn vô ý nữa.
Biết mình có lỗi, Thùy Dương xuống nước nhỏ nhẹ:
- Xin lổi chị. Chị thử coi xe cộ hư những gì, em sẽ đền.
Tuy có dịu đi, nhưng cô gái nọ vẫn cau có cằn nhằn:
- Mất thì giờ quá. Đang phải chạy lẹ lẹ lấy tin nộp bài đấy chứ,
Nghe lọt tai câu nói nọ, Thùy Dương có cảm giác quen quen nên liếc mắt sang nhìn kỷ nạn nhân cứu mình, cũng vừa lúc cô ta soi mói liếc qua và kết quả là cả hai đều sửng sốt nhìn nhau, bởi người đó không ai khác chính là Nguyệt Hằng.
Nhìn ra tình địch, thái độ của Nguyệt Hằng lập tức thay đổi. Đang hòa hoãn để giải quyết cho xong chuyện, cô ta liền quay ngoắt một trăm tám mươi độ, khoanh tay trước ngực, khinh khỉnh nói:
- Bây giờ tôi không sửa xe nữa, mà muốn giải quyết hướng khác. Tôi sẽ kêu công an đến lập biên bản là cô cố tình tông xe, cho tôi văng ra ngoài đường gây tai nạn.
Đang bối rối mà Thùy Dương cũng phải phì cười, cải lại:
- Chị nói kỳ quá! Tôi đi xe đạp,chị chạy xe gắn máy, làm sao mà tôi ép xe chị được?
Nguyệt Hằng vẫn khăng khăng giữ nguyên ý kiến:
- Tại sao không? "Không có lửa làm sao có khói? " Ai biểu cô đang chạy bên kia đường lại tấp sang chạy ngược chiều làm gì? Rõ ràng là có ý đó! Mà ở ngoài đường thiếu gì xe không đụng lại chọn xe tôi ủi vào?
Miệng lưỡi cô ta cứ leo lẽo, dựng chuyện không biết mệt. Đúng là hồ đồ, nói ngược nói xuôi gì cũng được.
Thùy Dương chán nản xua tay:
- Chị muốn kêu công an cũng được, cứ giữ xe tôi lại đây, nhưng để tôi đi bộ lại đằng kia gặp đứa em một chút rồi trở lại.
Nguyệt Hằng kiên quyết lắc đầu, nói giọng mỉa mai:
- Cái xe đạp cà tàng này đáng giá bao nhiêu mà để làm tin chứ? Trừ khi cô bao anh Nhân đưa xe Dream ra thế chấp thì được.
Cô ta đã trắng trợn xuyên tạc, vu khống như thế này thì Thùy Dương không nhịn nữa. Cô cũng hất mặt lên, dùng đúng kiểu giọng đó đối đáp lại:
- Cũng được thôi. Tôi sẽ gọi anh Nhân đến, không phải theo lời yêu cầu vô lý nọ mà để anh ấy chứng kiến tận mắt bộ mặt thật của chị.
Qúa bất ngờ trước sự trả đũa của cộ Nguyệt Hằng lặng người đi giây lát rồi sừng sộ tiến lại gần, vung tay lên hét:
- Mày dám sỉ nhục tao hả, đồ nhãi con? Tao sẽ cho mày biết tay!
Thùy Dương rắn giọng, giữ nguyên thế:
- Được. Nếu chị suy nghĩ kỹ rồi thì xin cứ việc ra tay, nhưng xin nhớ một điều rằng, Người gọi công an đến chứng kiến lúc này là tôi chứ không phải chị. Làm nhục và xúc phạm thân thể người khác là phạm luật hình sự đấy nhé.
Tay Nguyệt Hằng buông thõng xuống cô ta nghiến răng căm giận:
- Mày tưởng tao không làm gì được mày sao.
Giữa lúc tình hình căng thẳng như chảo dầu sôi sục thì có hai thanh niên từ xa đi tới và cùng kêu lên đầy kinh ngạc:
- Ủa! Hai người làm gì mà căng thẳng quá vậy?
Nhận ra Yên và Bảo, Thùy Dương mừng, chỉ tay vào Nguyệt Hằng, nói nhanh:
- Chị ta kiếm chuyện gây gổ, không cho tôi rời khỏi đây. Hai người làm chứng dùm.
Bảo nhìn sang phía Nguyệt Hằng, trầm giọng hỏi:
- Chị lại hạ thấp mình bằng việc làm ngu ngốc này thật à?
Có vẻ như Nguyệt Hằng rất ngán Bảo, nên thấy anh lên tiếng là xìu hẳn đi, miễn cưỡng trả lời:
- Tại cô ta đụng xe tôi trước mà.
Yên nóng nảy xen vào:
- Xe đạp mà đụng xe máy thì đâu gây thiệt hại gì nghiêm trọng. Chẳng qua chị muốn "chuyện bé xé ra to" thôi.