Chương 1

- Phong Đình à! Anh đi làm đó. Một chút có đi học nhớ khóa cửa cẩn thận nghe, dạo này "đạo chích" nhiều lắm.
- Nhưng nhà mình có cái gì quý giá đâu anh Hai.
- Không có gì quý giá thật. Với anh em chúng ta, lỡ có mất một món gì đó tiền đâu mà sắm lại.
- Anh Hai!
Phong Minh quay lại:
- Em muốn nói gì?
Phong Đình nhìn cái đồng hồ cũ kỹ trên vách, nói:
- Mới sáu giờ bốn lăm, anh đi làm gì mà sớm thế? Công sở ít nhất cũng bảy giờ ba mươi mới bắt đầu công việc mà.
- Đúng. Anh muốn đi sớm một chút, để mượn máy vi tính của công ty đánh một số văn bản.
Phong Đình để tay che miệng:
- Chết anh Hai nghe! Dám lấy đồ của công để làm việc riêng nha.
Phong Minh nhăn mặt:
- Em nói gì mà ghê gớm thế? Anh chỉ tranh thủ thời gian thôi mà, đâu có vi phạm vào thời gian của công ty.
Anh khoát tay:
- Đừng vớ vẩn mà phí thời gian của anh.
- Anh Hai!
- Chuyện gì, trưa về hẵng nói.
- Em muốn nói ngay bây giờ. Hôm nay anh phá lệ được không?
Nhìn khuôn mặt nghiêm trang của em gái, Phong Minh đóan chắc là có chuyện gì khá quan trọng, nên anh kéo ghế ngồi xuống:
- Thôi được. Em nói gì thì nói đi.
Phong Đình trầm buồn:
- Anh Hai! Từ lúc ba mẹ mất đến giờ, anh là người thân duy nhất của em. Anh lo lắng cho em từng miếng ăn, giấc ngủ, thậm chí anh hy sinh luôn cả tuổi xuân của mình. Anh như một người mẹ, nhìn anh cực khổ em thấy lòng mình như thắt lại. Anh Hai...
Phong Đình nghẹn ngào, cô không thốt nên lời, nước mắt chực trào.
Phong Minh vuốt tóc em:
- Khờ quá! Sao em lại nói vậy? Em là em gái của anh, dĩ nhiên anh phải lo lắng cho em rồi.
Phong Đình lau nước mắt, nhìn anh Hai:
- Mười mấy năm qua, hai anh em ta nương tựa nhau mà sống, vui buồn đềm chia sẻ cho nhau. Lúc nhỏ, anh chăm sóc em mọi thứ, bây giờ em đã lớn, hãy để cho em giúp anh, nghe anh Hai.
- Bằng cách nào?
- Em muốn đi làm.
Phong Minh phản đối ngay:
- Không được.
- Anh Hai!
- Nghe lời anh, cố gắng học, đó là em giúp anh đó.
Phong Đình nói theo lý lẽ của mình:
- Anh Hai! Xin đừng xem em là trẻ con nữa. Dù gì năm nay em cũng đã hăm mốt tuổi rồi, hãy để cho em được quyết định một việc gì đó, được không anh Hai? Em không muốn ngồi không, nhìn thấy anh vất vả, trong khi bản thân em vẫn có thể làm được một việc gì đó để anh Hai bớt nhoc. nhằn.
- Phong Đình!
- Xin cho em được nói. Em biết là anh rất thương em, nhưng đừng vì tình thương ấy mà cách ly em với xã hội bên ngoài. Ngày hai buổi đến trường rồi cơm nước, anh Hai có thấy đã quá gò bó em trong khuôn khổ không?
Phong Minh khó khăn:
- Anh chỉ muốn tốt cho em thôi, vì xã hội bên ngoài rất là phức tạp.
- Càng phức tạp, em càng muốn tìm hiểu, để có những bước kinh nghiệm cho tuổi trưởng thành của em. Cũng như anh Hai, không va chạm với đời, làm sao hiểu được cuộc sống. Bản thân anh cũng không muốn em gái anh thua sút mọi người, phải không?
Phong Minh nén tiếng thở dài. Đâu phải những gì mình muốn là được hết đâu. Cuộc sống phức tạp, xã hội thì nhiều cạm bẫy, anh sợ Phong Đình sẽ bị ảnh hưởng, anh muốn cô bé mãi vô tư.
Nhưng không, ngoài nét mặt vô tư ấy thì bên trong là một tâm hồn đã lớn. Phong Đình đã lớn thật rồi, lớn trong vòng tay anh lúc nào mà anh cũng không hay.
Thời gian trôi qua rất nhanh, còn anh thì lại bị quên lãng trong công việc, mới đó mà đã mười một năm rồi, kể từ ngày ba mẹ anh bị tai nạn giao thông rồi vĩnh viễn xa anh em của anh.
Lúc ấy, Phong Đình chỉ mới mười tuổi, cô bé đã ý thức được nỗi đau mất mát nên khóc rất nhiều. Anh còn nhớ rất rõ, sau ngày của đám tang, Phong Đình không ăn không uống, ủ rũ đau buồn, rồi cô bé ngã bệnh, chết đi sống lại làm anh phải cuống cuồng cả lên.
Những ngày trên giường bệnh, không biết Phong Đình đã nghĩ gì trong cái đầu non nớt kia mà cô bé trở lại cuộc sống bình thường vui đùa như thuở ban đầu. Nhưng nào ai biết được rầu, sau niềm vui kia là một nỗi buồn thầm kín ở lư"a tuổi chuẩn bị trưởng thành.
Phong Minh biết rất rõ, Phong Đình rất ít bạn bè, cô bé sống thiên về nội tâm. Hàng đêm, anh bặt gặp cô bé khóc nhiều lắm bên trang nhật ký.
Bản thân anh cũng không biết an ủi em gái mình như thế nào, trong khi anh cũng đau buồn vì mất đi người thân, nhưng là đàn ông, nỗi đau kia ít hằn lên nét mặt.
Phong Minh chỉ còn biết phấn đấu làm việc, lo lắng chăm sóc cho em gái rất chu đáo và luôn tạo niềm vui cho em gái mình.
Cũng rất may, Phong Đình không thích đua đòi, cô không hề mặc cảm với cuộc sống của mình, trái lại còn rất vui, vì hai anh em cô lúc nào cũng thương yêu nhau, chia sẻ cho nhau. Ngoài giờ làm việc hay học hành, hai anh em thường tán gẫu nhau chuyện trên trời dưới đất.
Thế là theo thời gian, Phong Đình cũng đã lớn, cô ý thức được cuộc sống hiện tại nhiều khó khăn, vì cô mà anh Hai cô chuẩn bị bước sang tuổi ba mươi mà chưa có bạn gái.
Phong Đình muốn tìm một việc gì đó để anh Hai cô bớt đi gánh nặng và có thời gian nghĩ đến đời sống tình cảm của mình.
Còn Phong Minh, anh không hề nghĩ đến vấn đề ấy, anh quên đi Phong Đình đã lớn và trưởng thành rõ rệt. Anh cứ nghĩ rằng, Phong Đình chỉ là một cô bé mười tuổi trong vòng tay anh hay đòi quà và nhõng nhẽo.
- Thế là mười một năm qua rồi ư? - Phong Minh chép miệng: - Nhanh thật.
Anh đưa mắt ngắm Phong Đình:
- Không ngờ cô bé xinh đẹp đến thế.
Phong Minh ngẫm nghĩ: Phải rồi, Phong Đình đã lớn, cô bé cần có tự do và giây phút riêng tư. Anh không thể vì thương mà giữ cô bé mãi bên mình. Nhưng vì nghĩ đến xã hội đầy cạm bẫy, anh càng lo lắng hơn.
Phong Đình lay vai anh trai:
- Anh Hai! Anh có nghe những gì em nói không?
Phong Minh gật đầu:
- Có.
Vậy anh nghĩ sao?
- Anh...
- Anh Hai! Em không còn là Phong Đình mười tuổi nữa, mà bây giờ em đã hăm mốt, em biết việc gì nên làm và việc gì không nên làm. Anh đừng nên quá lo lắng cho em mà quên đi bản tha6n mình.
Phong Đình che miệng:
- Sắp bước sang tuổi ba mươi mà chưa có một mảnh tình vắt vai, anh không sợ mình sẽ bị ế sao?
- Ế! Anh chưa nghĩ đến vấn đề ấy bao giờ.
- Thì bây giờ nghĩ được rồi, mau mau tìm chị Hai cho em đi. Nếu koh^ng, coi chừng không có em bên cạnh để mừng chị Hai đâu.
Phong Minh nhướng mày:
- Em định xa anh Hai à?
- Sẽ có một ngày anh em ta phải rời xa nhau thôi. Vì hai anh em ta, mỗi người phải có hạnh phúc riêng của mình. Cho nên em muốn tập cho mình cuộc sống tự lập bắt đầu từ bây giờ. Anh Hai không phản đối chứ?
- Ờ.
- Đừng nói là sẽ phải theo em?
- Anh cũng định như thế.
Phong Đình kêu lên:
- Không được đâu.
- Tại sao?
- Em... em... Lỡ như em có gia đình, mà anh thì cứ theo tò tò một bên...
- Ơ hay! Chưa chi đã muốn lấy chồng.
Phong Đình xua tay:
- Ý em không phải vậy. Bây giờ, em chỉ nghĩ đến tương lai của mình mà thôi, còn chuyện ấy rồi ai cũng sẽ gặp.
Phong Minh gục gặc:
- Anh hiểu rồi.
Phong Đình hỏi lại:
Phong Đình hỏi lại:
- Anh hiểu gì?
- Thì chuyện chồng con của em đó.
- Bậy bà không hà. Nói thì nói vậy thôi, chứ không biết em có nên lấy chồng hay không. Chuyện ấy còn suy nghĩ kỹ lại, bởi vì đàn ông thời bây giờ không ai để cho em ưa được hết. Không rượu chè thì trăng hoa...
Phong Minh trường mắt:
- Ê! Đừng vơ đũa cả nắm chứ. Tự ái à nha.
- Ồ! Không. Riêng anh hai của em thì ngoại lệ. Lúc nào, anh Hai của em cũng là người đàn ông tuyệt vời nhất
- Có thể chứ
- Nhưng đừng có vội mừng. Vì nếu anh không tìm được chị Hai cho em thì anh cũng không tuyệt vời đâu.
- Cái con nhỏ này! Cần chị Hai đến như vậy sao?
- Dỉ nhiên rồi. Vì có chị Hai, em đỡ phải nhọc công nấu cơm, giặc đồ cho anh.
- Ơ hay...
Phong Đình khúc khích:
- Đùa với anh thôi. Em gái của anh không tệ như thế đâu. Với em, trên đời này không có người đàn ông nào tốt như anh Hai của em ca?
- Thôi, đừng nói lên câu ấy. Biết đâu sẽ có một người đàn ông tốt hơn anh.
- Không bao "vờ".
- Điều gì sẽ xảy ra với chúng ta, không bao giờ đoán được đâu, em gái ạ. Trong trái tim em, chỉ có người em yêu ngự trị thôi.
- Những vấn đề ấy hiện giờ không cần thiết đối với em. Cái hiện tại là anh nên mau có bạn gái, và đừng phản đối em tìm việc làm.
Phong Minh giơ tay:
- Nói đi nói lại, em vẫn bảo vệ lý luận của em.
- Vâng. Anh cũng biết tính em rồi, cái gì em muốn thì em không bao giờ bỏ cuộc
- Nếu như anh vẫn không đồng ý cho em tìm việt làm?
Phong Đình cắn móng tay:
- Em nghĩ anh Hai em sẽ không như vậy. Anh luôn tôn trọng ý kiến và quyết định của người khác và anh Hai cũng sẽ tôn trọng quyết định của em.
- Bản lĩnh nhỉ?
- Phong Đình mà
Phong MInh có vẻ nhún nhường:
- Em định làm việc gì nào?
Phong Đình mỉm cười:
- Thiếu gì việc để làm, sợ mình không muốn làm và không có tính kiên nhẫn cầu tiến thôi. Ớ cái xã hội này, công việc nào ta cũng có thể làm được, kiếm đồng tiền bằng sức lao động chân chính của mình, miễn đừng làm việc gì xấu và dối trá là được
Phong Minh gục gặc:
- Haỵ Nhưng em vẫn chưa nói em muốn làm việc gì
- Có thể đi dạy kèm nè, đi tiếp thị nè, bán hàng nè... với lại, em còn biết tiếng Anh, tiếng Nhật và bằng vi tính để hộ thân. Không phải anh cho em đi học những thứ tiếng ấy để sau này cần dùng sao?
- Dạy kèm, tiếp thị rất cực, bán hàng thì phải theo ca... làm sao phù hợp với giờ giấc học tập của em?
- Việc đó anh đừng lọ Em tự biết sắp xếp cho mình, không hề ảnh hưởng đến việc học của em, chỉ cần anh ủng hộ là được
- Làm sao ủng hộ được. Phong Đình! Hay là em bỏ ý định đi làm, có được không? Vất vả lắm em à
Phong Minh đan tay vào nhau:
- Thôi được. Anh miễng cưỡng chấp nhận vậy
- Cái gì mà miễng cưỡng, nghe áp lực ghê gớm. Em chỉ xin việc làm thôi, chớ đâu có tham gia chiến tranh thế giới đâu, mà anh cứ lo sợ hết việc này đến việc khác. Chán anh qúa đi. Người ta đã lớn rồi... lúc nào cũng là chùng lòng chiến sĩ. Đáng lý ra, em gái anh trưởng thành, anh mừng mới đúng. Đằng này... Nếu còn ba mẹ, chắc có lẽ ba mẹ sẽ không như anh Hai đâu. Ba mẹ chắc chắn ủng hộ em hết mình.
- Với mọi lý lẽ của ẹm, anh còn ly do nào từ chối chứ. Em cần anh giúp đỡ gì cứ nói, anh sẽ tìm một công việc thích hợp cho em, chứ đừng đi dạy kèm hay tiếp thị - Phong Minh xoa cằm - Nhưng nghĩ lại, em đi tiếp thị cũng hay, vì em có năng khiếu giỏi thuyết phục
Phong Đình phụng phịu:
- Ở đó còn ngạo em. Nhưng mà anh sẽ "hơi bị" thất vọng khi em không hề chọn hai nghê đó, và em cũng không cần nhờ đến anh tìm việc cho em đâu. Bản thân em rất sợ sự quen biết để người ta lưu ý đến mình, cho nên em đã tự chọn công việc mình thích, nếu ngưo8`i ta biết dùng người thì sẽ nhận em thôi.
- Vậy em đã chọn công việc cho mình rồi ư?
- Da.
Phong Minh gấp gáp:
- Việc gì? Ở đâu?
- Từ từ, anh Hai..
- Nói đi.
- Anh biết công ty xây dựng Khanh Hoa chứ?
- Biết
- Tuần trước, em có đọc tờ báo Tuổi Trẻ, ở mục cô hội nghề nghiệp. Ban đầu em chỉ muốn tìm việc đi tiếp thị về mỹ phẩn của Hàn Quốc thôi, nhưng tới mục công ty xây dựng Khanh Hoa thông báo, để tạo điều kiện cho sinh viên việc làm để có tiền trang trải cho việc học, họ có công việc bán thời gian dành cho sinh viên vừa học, vừa làm. Xét thấy mình đủ tiêu chuẩn theo như họ thông báo, nên em mạnh dạn nộp đơn
Phong Đình buồn buồn:
- Mà hy vọng lại rất mong manh.
Phong Minh chau mày:
- Tại sao? Thấy đủ tiêu chuẩn mà sao hy vọng lại mong manh?
- Sinh viên có tiêu chuẩn như họ nêu thì cả thành phố này đâu phải ít. Trong khi họ chỉ tuyển hai người, mà hôm em đi nộp đơn thì em là người thứ 25, làm sao không qúa mong manh cho được. Với lại, công ty Khanh Hoa là công ty lớn, có tiếng tăm trên thương trường, chuyên đấu thầu những công trình lớn...
- Em nói cũng phải. Muốn lọt vào công ty Khanh Hoa đâu phải dễ, nghe nói người trực tiếp chọn nhân viên là tổng giám đốc công ty.
Phong Minh vỗ vai em gái:
- Đừng qúa lo lắng về vấn đề ấy. Công ty này không được thì cò công ty khác, bộ cả nước này chỉ có mình công ty Khanh Hoa là ưu đãi sinh viên thôi sao?
- Nhưng công việc ở công ty Khanh Hoa phù hợp với sở thích của em.
- Công việc gì? Anh nhớ là em đang theo học kinh tế mà
- Em có phủ nhận ngành học của em bao giờ. Bộ học kinh tế rồi làm xây dựng không được sao? Công ty Khanh Hoa tuyển một thư ký và một thông dịch viên.
- Và em chọn nộp đơn xin làm thông dịch viên?
- Phải rồi. Sao anh Hai biết vậy?
- Thế anh là gì của em?
Phong Đinh nghiên đầu:
- Xin lỗi nghe anh Hai. Suýt chút nữa là em đã quên mình đã từng tâm sự với anh Hai về sở thích và những điều không thích
Cô hắt thở ra:
- Nếu không vào được công ty Khanh Hoa thật là tiếc. Bỏ lỡ cơ hội học hỏi những người trẻ tuổi tài cao. Nghe nói ba của ông tổng giám đốc công ty Khanh Hoa từng là một kiến trúc sư du học ở Mỹ, rất nổi tiếng trong ngành xây dựng và kế tục cha, mà con cũng không thua gì
- Thôi, đừng qúa nghĩ ngợi nhiều làm gì. Biết đâu trong số mấy mươi người nộp đơn, em gái của anh được chọn thì sao?
- Nằm mơ chắc.
- Nếu mơ được cũng nên mơ
Phong Đình thắc mắc:
- anh Hai này! Anh làm việc ở công ty lâu lắm như vậy, chẳng lẻ anh không biết gì về công ty Khanh Hoa?
- Ờ, thì...
- Nói cho em biết đi anh Hai.
- Anh không biết nhiều lắm
- Thì biết bao nhiêu, nói bấy nhiệu
Phong Minh ngạc nhiên:
- Sao tự nhiên em lại quan tâm đến công ty Khanh Hoa?
- Tại em thích
- Anh không tin cho lắm, em đang có điều gì giấu anh phải không?
Phong Đình xụ mặt:
- Tổng giám đốc công ty xây dựng Khanh Hoa là một người đàn ông khá lớn tuổi, cộc tính, nguyên tắc và lạnh lùng. Bản thân ông ta có gia đình chưa thì anh không biết, nhưng theo anh nghĩ những người như ông mà chưa có gia đình là điều khó tin. Ngoài ra, ông ta còn một đứa em trai đang làm bác sĩ ở bệnh viện đa khoa Đà Lạt, tya này đã có người yêu rồi. Không bi^'t cô Phong Đình còn thắc mắc gì nữa không?
- Xí! Tại em tò mò thôi. Mà làm việc với người đàn ông như tổng giám đốc công ty Khang Hoa cũng khá thú vị đấy chứ anh Hai. Chứ những người mà ra vào với bao cặp mắt ngưõng mộ của người đẹp thì thôi khỏi bàn tới, còn làm ăn gì được nữa, tối ngày cứ lo đá lông nheo với mấy người đẹp cũng hết thời gian. chẳng hạn như giám đốc của anh thấy mà oải vô cùng, một ngày nói chuyện điện thoại với bạn gái cả một0 lần, còn làm ăn gì được nửa. Đi tới đâu chọc ghẹo con gái tới đó, làm việc với ông sếp như vậy mà anh chẳng giống sếp tí nào. Sếp thì ngọt ngào bay bướm, còn anh như khúc gỗ, làm sao con gái yêu cho nổi.
- Nè! Nói đủ chưa? anh Hai của em tệ như vậy sao? tại anh không muốn thôi, chứ anh mà lên tiếng, các cô xếp hàng dài dài
- Có mới nói nha, em không ép anh.
- Rồi em sẽ thấy
Phong Đình cười thầm. Hy vọng những lời nói khích của cô sẽ làm anh Hai nghĩ đến bản thân mình mà có người yêu. Vì cô mà anh Hai đã hy sinh qúa nhiều rồi, quên cả tuổi trẻ của mình để lo cho em.
Tiếng tít tít của đồng hồ trên bàn làm Phong Minh giật mình. Anh hấp tấp đứng dậy, xách samsonite rồi nói:
- Không đôi co với em nữa, anh đi làm đây.
Rồi không đợi Phong Đình nói thêm gì, anh đã ra khỏi cửa. Cô nói với theo:
- Trưa về ăn cơm với em nghe anh Hai..
Nhìn theo dánh anh trai, Phong Đình xót xa.
Anh cô gầy đi qúa nhiều. Từ đây, cô không để anh cô phải lo lắng vì cô nữa.
- 86 P! Có thư.
Phong Đình cài nốt nút áo cuối cùng của mình, cô vừa chạy ra, vừa lên tiếng:
- Vâng, cháu ra ngay đây.
Thấy mặc Phong Đinh, ông đưa thư hỏi:
- Gì mà lâu thế? chú sợ cháu không có ở nhà
Phong Đinh mĩm cười:
- Dạ cháu xin lỗi đã để chú phải chờ, vì cháu đang dở đang công việc.
Nhận Phong thư từ ông đưa thư, Phong Đình lễ phép:
- Cháu cảm ơn chú
Ông đưa thư vẫy tay:
- Chú đi nghe
- Da.
Cầm phong thư trên tay, Phong Đinh chầm chậm vào nhà. Giờ đây cô mới xem rõ tên người nhận và địa chỉ người gởi. Công ty xây dựng Khanh Hoa.
Phong Đinh xé vội phong bì, đôi mắt đẹp lướt nhanh trên tờ giấy được đánh cẩn thận bằng máy vi tính. Cô nhảy câng lên:
- Ôi! Thu gọi phỏng vấn của công ty xây dựng Khanh Hoa.
Phong Đinh vui mừng. Như thế thì cô có hy vọng vào làm ở công ty Khanh hoa. Thư gọi phỏng vấn có nghĩa là cô đi được nửa đoạn đường, chỉ cần thể hiện tốt trong buổi phỏng vấn thì niềm hy vọng tràn trề
anh Hai nói đúng. Sống phải có hy vọng và ước mơ, dù chỉ là một chút mong manh
Áp lá thư gọi phỏng vấn vào ngực, Phong Đinh nhắm mắt để cô tin mọi việc đây đều là sự thật. Muốn biết có vào được công ty Khanh Hoa hay không là phải qua cuộc phỏng vấn này, và Phong Đình rất có niềm tin là đấng thiêng liêng nào đó sẽ giúp đở cô.
Phong Đình chợt nghĩ đến ngày mai. Ôi! Ngày mai cô sẽ có việc làm, cô được làm việc như bao nhiêu người khác và cô có được tiền, đồng tiền đó là do chính sức lao động của cô.
Có thêm thu nhập, anh em cô sẽ sống thoải mái hơn, anh Phong Minh đở phải thức khuya dậy sớm. Rồi cô sẽ để dành tiền mua một chiếc xe gắn máy, xây lại ngôi nhà, anh Hai cô cần phải lập gia đình nữa chứ.
một ưóc mơ thật là dễ thương phải không? Phong Đinh nào có ưóc mơ gì cao xa đâu, tất cả đều gói gọn trong một mái ấm gia đình
Ngày mai! Ôi! ngày mai hạnh phúc dâng trào trong cô bé. Chưa biết rằng mình được tuyển hay không mà Phong Đình đã dệt những ước mơ rất đẹp. Cầu mong tất cả đều tốt đẹp như cô bé hằng mong đợi
Phong Đình mang lá thư cất vào hộc tủ bàn học, cô không muốn anh Hai cô biết sớm lúc chưa có gì, đợi đến trúng tuyển rồi hãy báo luôn thể.
An tâm với sự sắp xếp đó, Phong Đình khóa cửa, xách gỉo đi chợ. Niềm vui cũng theo cô ra đến ngoài chợ với gương mặt bừng sáng
Cầm 50 ngàn mà anh Hai đưa tiền chợ trong tay, Phong Đình dạo một vòng chợ rồi cô mới quyết định ăn món gì, cho nên cô thường đi chợ hơi lâu là thế
Phong Đình nhớ có lần nhờ anh Hai chở đi chợ. Là người luôn tính tóan rất là kỹ nên giao cho cô đi chợ thật là khỏi chê, thức ăn vừa rẻ, vừa ngon lại vừa bổ, cũng vì đi dạo một vòng khi ra đến nơi thì bị anh Hai nhăn nhó, nói đi chợ kiểu cô chắc là người ta đói lè lưỡi
Tính Phong Đình không thích chụp giựt, làm cho có làm, cô làm cận thận nhưng rất nhanh, ngoài việc học giỏi ra cô còn là một người nội trợ rất tuyệt vời. Những kỳ cắm trại, cô luôn là đầu bếp chính. Nói tuyệt vời thì hơi qúa, nhưng Phong đình biết khả năng của mình không hơi ai, mà cũng không thua ai.
Phong Đình nhẩm tính trong đầu. Hôm nay sẽ cho anh Hai ăn món canh chua cá thác lác, vậy thì chỉ cần ghé ba chỗ là đủ thức ăn một ngày. Không phải là người cà kê dô ngỗng, nên đi mua đủ các món cần dùng là cô đi về nhà ngay.
Đang đi với những bước chân không mấy vội vã thì...
Rầm...
Phong đình té lăn, giỏ thức ăn nằm một nơi, còn những thứ đựng trong giỏ văng ra tứ tung, nào là đậu bắp, cà chua...
Phong Đình lồm cồm ngồi dậy, cô trừng mắt với kẻ vừa gây ra tai nạn ấy:
- Cô có biết lái xe không? chạy trong hẻm ra, đường đông người như thế này, lại gần chợ nữa mà cô chạy như ma đuổi vậy?
Người con gái xinh đẹp, ăn mặt rất mốt chễm chệ trên chiếc Dream, nói giọng hách dịch:
- Xin lỗi cô nghe. Tại tôi vô ý...
Câu xin lỗi của cô gái không làm cho Phong Đình bớt giận, mà ngược lại:
- Hừ! Vô ý. Chỉ một lần vô ý của cô thôi cũng đủ là chết người rồi
- Nhưng tôi chưa làm chết ai
- Cũng may đó. Nếu lúc nãy không phải tôi, mà là chiếc xe hàng thì...
- Thi sao? Cô ăn nói thận trọng lại nghe.
- Cái gì mà thận trọng? Cô nên thận trọng thì đúng hơn. Lái xe kiểu cô có ngày tiền mất tật mang thì đừng nói sao là xui.
Phong Đình vừa dứt lời thì cô gái sừng sộ ngay:
- Ê, con kia! Mày đang rủa tao đấy hả?
Phong Đình khoanh tay:
- Xin lỗi. Tôi đang được tiếp chuyện với "tay anh chị", phải không?
- Mày...
- Từ nào đến giờ, tôi chưa được nghe những từ ấy, nay thật là ân hạnh. Chị xinh đẹp và nói chuyện cũng hay đấy.
Đám hiếu kỳ bu lại có vẻ hơi đông, người nói, người chỉ, người trỏ. Cô gái hơi quê trước những lời của Phong Đình, lại thêm là trung tâm của những người có tính hiếu kỳ, nên cô đá chân chống xe, hất mặt gằn giọng:
- Bây giờ cô muốn gì?
- Chẳng muốn gì hết
- Thế tại sao cô lại làm khó tôi?
- Tôi chẳng làm khó ai hết, tôi chỉ muốn nhắc nhở chị những việc đã sai thôi.
Phong Đình quay sang những người đứng gần đó, phân bua:
- Chị ấy sai, đã chạy xe tông vào tôi, đổi lại cách xin lỗi của chị ấy thì... Mọi người thấy rồi đó, từ đầu chí cuối tôi chẳng làm khó gì chị ấy cả. Bù lại cách nói xấc xược của chị ấy, tôi không nghĩ chị ấy đã từng được ăn học.
Cô gái mím môi, mở bóp lấy tờ giấy bạc năm mươi ngàn, đưa ra trước mặt Phong Đình:
- Tôi đền cho cô.
Phong Đình nhếch môi:
- Tất cả những gì chị gây ra cho người khác đều được đền bằng tiền sao?
- cô chê ít à? Những thứ trong giỏ của cô không bằng số tiền này đâu.
Phong Đình cúi nhặt thức ăn ào giỏ:
- Hừ! Tôi nghĩ tôi không cần đến đồng tiền của chị đâu, chị đã lộn người rồi.
- Hừ! Nghèo mà làm phách
Phong Đình cười:
- Chị có thường nghe nói, những người nghèo hay được lòng mọi người không? Họ trong sạch, họ không dùng tiền để khỏa lấp những khuyệt điễm của họ, dù biết rằng đồng tiền tô điểm thêm đời sống để họ thoải mái hơn. Còn chị, quá ư là thừa tiền, nên mọi việc từ lớn đến nhỏ đều có mặt đồng tiền. Rồi chị có nghĩ đến một ngày không có thừa nó nữa thì chị phải làm sao? Giống như tôi bây giờ, hay tệ hơn? Ai cũng trải qua một thời cơ cực, có thất bại, có thành công, chị có dám khẳng định sau này chị không bao giờ gặp nguy khó?
Phong Đình xách giỏ, đứng dậy:
- Có tiền, xin đừng quá kiêu ngạo, mong rằng chị sẽ không gặp khó.
Cô quay lưng đi trượng những lời đầy thiện cảm của mọi người
Cô gái kia lên xe phóng đi làm mọi người lắc đầu
Hừ! Con ranh kìa dám dạy khôn cô giữa phố chợ đông người. Đừng bao giờ để cô gặp lại, nếu còn lên tiếng ra vẻ hiểu thì cô sẽ không ngần ngại vả vào cái miệng kia. Sáng sớm mới mở mắt ra thật là xui xẻo. Cơn dấu hiệu giảm ga, dù đường phố khá đông người, cô gái vẫn cho nó lao đi với tốc độ rất nhanh.
Những người đi đường, nhất là mấy ông bà già lắc đầu cho tính khinh người của cô gái. Con người lúc nào cũng vậy, giận quá đâm ra mất khôn, nếu biết kềm chế thì đâu đến nỗi, khi thức tỉnh đã quá muộn nàng và mọi việc đã rồi.
Chiếc xe vẫn chạy theo cơn giận của cô gái, nhưng đến ngã tư đền đỏ thì cơn giận kia làm cô trở nên dở khóc dở cười.
Mấy anh công an không thể làm ngơ trước tốc độ cúa cô gái trẻ đẹp, trong khi thành phố vào giờ cao điểm, xe cộ thì đông mà tốc độ như thế làm sao tránh khỏi gây tai nạn.
Cô gái dẫn xe lên lề với khuộn mặt bí xị. Anh cảnh sát trẻ hỏi:
- Lúc nãy, tốc độ xe cô bao nhiêu cây số một giờ, cô biết không?
- Dạ...
- cô biết luật lái xe trong thành phố chứ?
Cô gái nhỏ giọng:
- Dạ biết
- Biết luật mà vẫn cố tình phạm luật thì như thế nào?
- Dạ... tại...
- Cô không thể đổ thừa cho bất cứ việc gì. Lúc giận, lúc buồn, lúc vui cũng không thể phóng xe như thế, cô không tôn trọng tính mạng của mình thì cô cũng phải nghĩ đến người khác chứ.
Cô gái cắn môi:
- Anh cảnh sát ơi! Tôi... tôi xin lỗi
- sự việc này không thể đơn giản là xin lỗi hay không xin lỗi
- Vậy...
- Phải chịu trách nhiệm trước những việc mình đã làm
Anh cảnh sát trẻ cầm xấp biên lại và cây viết trên tay:
- Cô tên gì? Mà khoan đã, đưa giấy tờ xe và bằng lái cho tôi.
Cô gái ngập ngừng:
- Tôi không có mang theo
- Không mang theo hay là không có?
- Tôi không mang theo thật mà.
Cô gái xuống giọng:
- Anh cảnh sát! Tha cho tôi lần đầu đi. Thật ra, trong lúc nóng giận tôi hkông kềm chế được mình, tôi...
- Nên cô trút vào tay lái chứ gì? Ai cũng nói lần đầu như cô thì an toàn giao thông sẽ như thế nào đây? - Anh cảnh sát khoát tay:
- Cô đừng biệt hộ thêm gì nữa, hãy nói tên mình đi.
- Trường Diệp Linh.
- Địa chỉ?
- Số... Trần Nhân Tôn.
Anh cảnh sát xé tờ biên lai, đưa cho cô gái:
- Thôi được rồi. cô cầm tờ biên lai này về nhà, lấy giấy tờ xe, bằng lái xe đến nộp phạt tại địa chỉ có ghi trong giấy
- Thế còn xe tôi?
- Bao giờ chúng tôi xem giấy tờ bằng lái xe và cô đã đóng phạt thì mới được nhận lại xe. Cô biết cô bị phạt về tội gì rồi chứ?
Anh cảnh sát vừa dắt chiếc dream của cô gái, nhưng cô đã ngăn lại:
- Khoang đã. Chờ tôi một chút, tôi muốn gọi điện thoại
Diệp Linh lấy điện thoại di động trong túi xách ra, bấm số, khuôn mặt cô căng thẳng
Tại sao lại như vậy chứ? Mới buổi sáng thôi thì đã gặp bao nhiều chuyện phiền phức. Hay là hôm nay ra đường không coi ngày. Chỉ có chờ chuông điện thoại reo lên mà lòng Diệp Linh nóng như lửa. Hy vọng anh ấy có ở đấy, nếu không chắc phải đến phòng cảnh sát giao thông.
sau hồi chuông đổ dài thì có người nhất ống nghe, Diệp Linh hấp tấp:
- ALộ Làm ơn cho tôi gặp tổng giám đốc Vỹ Khang.
Đầu dây bên kia là giọng nhã nhặn của một cô gái:
- Xin lỗi. Tôi là thư ký của ông tổng. Cô có thể cho tôi biết qúy danh, được không?
Diệp Linh nạt ngang:
- Tôi không cần biết thư ký gì hết, cho tôi gặp Vỹ Khanh đi.
- Xin lỗi chi, nguyên tắc của công ty chúng tôi là thế. Nếu chị không cho biết quý danh và gặp tổng giám đốc với mục đích gì thì tôi không thể giúp chị được.
Diệp Linh gần lên như hét lên:
- Cô nói với Vỹ Khanh, tôi là Diệp Linh, bạn gái của ông ấy.
- Vậy xin chị chờ chút
Đầu dây bên kia chỉ có tiếng tít tít, nhưng rồi sau đó...
Diệp Linh vui mừng:
- Anh Khang!
- Xin lỗi, tổng giám đốc đã ra ngoài. Một lát sau cô gọi lại được không?
Diệp Linh bực tức:
- Việc của tôi là rất gấp, cấp cứu người cũng phải chờ sao?
- Nhưng tôi không biết giúp chị như thế nào?
- Vỹ Khang đi đâu?
- Ông tổng không nói, cả điện thoại di động cũng không mang theo.
- Sao đúng lúc vậy?
- Chị có gì nhắn không?
Diệp Linh cộc lốc:
- Không.
Đột nhiện, cô thư ký reo lên:
- Ông tổng đã về, chị khoan cúp máy nha.
- Alô.
- - Vỹ Khang! Là em đây.
- Diệp Linh! Tìm anh có việc gì không?
- Anh đến ngay ngã tư... đường...
Vỹ Khanh cũng hơi hoảng:
- Nhưng chuyện gì?
- Em bị giữ xe.
- Lại gây chuyện à?
- Anh tới đi, em sẽ giải thích với anh sau.. Vậy nha.
Diệp Linh tắt máy di động. Cô quay sang anh cảnh sát:
- Người nhà tôi đến ngay thôi.
Anh cảnh sát cau mày:
- Không phải tôi đã nói với cô...
- Nộp phạt, tôi đồng ý. Các anh chỉ cần xem giấy tờ xe tôi là tôi lấy xe được chứ gì? Các anh chịu khó một chút.
- Ở đây và phòng cảnh sát giao thông, cô cũng nộp phạt như nhau thôi.
- Nhưng tôi không thích đến phòng cảnh sát giao thông.
Anh cảnh sát cười:
- Tôi cũng đâu có muốn. Nhưng không có những người sai luật thì làm gì mấy anh phạt được, có phải không?
Anh cảnh sát rắn giọng:
- Cô nên thận trọng trong lời nói của mình. Nếu cô không sai phạm thì chúng tôi đâu có phạt.
- Vậy các anh nên mong cho công dân sai phạm nhiều nhiều một chút.
- Tôi nhắc nhở cô một lần nữa, cô nên suy nghĩ trước khi nói ra điều gì đó mà không xúc phạm đến người khác. Bằng không, chúng tôi phải mời cô về cơ quan... vì tội thóa mạ người đang thi hàng công vụ.
Anh cảnh sát lái chiếc dream đi, Diệp Linh nhìn theo một cách bất lực. Cô nhìn vào đồng hồ, nhíu mày bực bội.
Đoạn đường từ công ty đến đây đâu có xa vậy mà đi cũng lâu.
Diệp Linh định ngoắc xe bỏ đi về thì đúng lúc chiếc dream khác ngừng bên cạnh:
- Diệp Linh!
- Sao mà lâu vậy?
- Đường khá đông.
Vỹ Khanh hỏi:
- Sao em bị giữ xe?
Diệp Linh chưa kịp trả lời thì anh cảnh sát bước đến:
- Anh là người nhà của cô Trương Diệp Linh?
Vỹ Khanh gật đầu:
- Vâng, chẳng hay...
- Cô ấy chạy xe quá tốc độ, trong người lại không mang theo giấy tờ và bằng lái xe, thêm có những lời lẽ không hay với chúng tôi, nên buộc lòng chúng tôi phải giữ xe. Phiền anh sáng mai đến phòng cảnh sát giao thông quận làm đúng mọi thủ tục.