Chương 6

Hỏi thăm và qua sự chỉ dẫn của y tá trực, Vỹ Khang đã nhanh chóng tìm được chỗ ba anh đang nằm, đó là phòng cấp cứu
Vỹ Khang đi như chạy làm Phong Đình chạy theo muốn hụt hơi, có lẽ bây giờ anh quên hẳn là có cô đi theo.
Nhìn thấy Vỹ Khương đang ngồi ở ghế đá trước của phòng cấp cứu, Vỹ Khang lao nhanh đến, anh nôn nóng hỏi:
- Ba sao rồi?
- Vẫn còn trong phòng cấp cứu
Vỹ Khang nắm vai em trai:
- Chung quy là như thế nào?
Vỹ Khang vuốt lại mái tóc đang rối của mình:
- Em cũng như anh, chẳng trực tiếp thấy được sự việc như thế nào. Khi nãy đến chỗ xảy ra tai nạn, em chỉ được bà con xung quang kể lại, ba băng qua đường mua một tờ báo, khi quay về hơn nửa đường thì có một chiếc dream, người điều khiển là một cô gái cháy quá tốc độ rồi lách không kịp nên tông thẳng vào bạ Ba té xuống, còn cô ta thì bỏ chạy luôn, mọi người vì lo cho ba nên chẳng nhìn được số xe.
Anh đấm tay vào tường:
- Cô gái đó qủa thật chẳng có trách nhiệm. Nếu bà con ở đó nhanh trí nhìn được bảng số xe thì em quyết định kiện cô ấy ra toà về tội đụng phải người lớn tuổi mà làm ngơ chạy luôn.
- Rồi công an có đến chỗ xảy ra tai nạn không?
- Đến thì cũng chẳng làm được gì. Ở thành phố này có biết bao nhiêu cô gái chạy xe Dream. Với lại, bảng số xe chẳng nhìn thấy thì đâu còn một đầu mối nào để điều tra.
Vỹ Khang buông người xuống ghế đá:
- Trong tháng này nhiều chuyện xui xẻo liên tiếp đến với ba, hết trượt lầu, cây quẹt rồi lại bị xe đụng. Anh thấy anh em ta nên dành thời gian cho ba nhiều hơn, vì ở nhà một mình quá buồn, nên ba tìm việc để làm và đi hay đây đi đó.
- Nhưng ba là người luôn cẩn thận, em nghĩ cái chuyện ba bị xe đụng hôm nay là có người rắp tâm hại ba...
- Em nói sao?
- Thằng bé bán tủ thuốc gần đó nói cô gái lái xe có lẽ thấy ba từ xa, nhưng vẫn không có ý tránh. Sau khi cô ta đụng ba té xuống, còn quay lại nhìn một lần nữa.
Vỹ Khang mím môi:
- Có việc ấy thật sao? Theo như anh được biết thì ba chưa bao giờ gây oán thù với ai cả. Trong cuộc sống lẫn thương trường, lúc nào ba cũng đem lại sự dễ chịu cho mọi người, trên dưới đều mến và tôn trọng ba...
-Như thế thì thật là khó hiểu. - Khuôn mặt Vỹ Khương kín bưng.
- Hãy để sự việc này cho anh tìm hiểu. Ai mà vô duyên, vô cớ làm việc ấy, anh nhất định truy tìm cho bằng được
Vỹ Khương bóp trán:
- Có khi nào do anh em ta làm liên can đến ba không?
- Em muốn nói...
- Ví như do em, hoặc do anh trong công việc hay trong cuộc sống có gì đó làm người khác không hài lòng, mà bản thân mình không biết.
- Làm người khác không hài lòng ư? Chắc là không tránh khỏi. Nhưng bây giờ thì anh lại không nhớ mìnhh đã làm những việc gì, chỉ thương cho ba là người hứng chịu mọi hậu quả của anh em ta.
Vỹ Khang ngẫm nghĩ mà thấy lòng mình bứt rức, tại sao người bị nạn nằm trong kia không phải là anh chứ. Ba anh đã già, sao không cho ba anh một cuộc sống bình yên vui ve?
Ba anh đã một đời cực khổ gian nan, vì các con, ba đã hy sinh quên luôn đi bản thân mình, sống và làm việc tất cả đều vì con. Thế sao những năm tháng tuổi già của ba, anh em anh chẳng làm gì được, lại còn gây nên những phiền phức, để giờ đâu ba phải chịu nhiều đau đớn trong phòng cấp cứu.
Anh giận cô gái nào đó trút hận thù lên người của ba anh. Nếu quả anh đã gây ra lỗi lầm thì sao không tìm anh để trút oán giận? Ba anh là người vô tội mà.
Vỹ Khang thầm cầu nguyện, thượng đế hãy cứu giúp ba anh, trả lại cho ba anh một sức khỏe tốt, để ba anh tiếp tục những ngày vui vẻ với các con, rồi bản thân anh chịu gì cũng được.
Tôn trọng sự lo lắng của cha của anh nhà họ Giang, nên Phong Đình không hề trách học chẳng chú ý đến cô, nhất là Vỹ Khang, chính anh là người gọi cô theo, nhưng anh đã quên cô từ lúc vào cổng bệnh viện.
Phong Đình yên lặng đứng dựa tường, vô tình nghe mẩu đối thoại giữa hai anh em họ, cô càng cảm thông hơn. Gia đình có hai anh em trai, ai cũng có công việc riêng để người cha phải cô đơn giữa một ngôi nhà rộng lớn
Có lẽ ba của Vỹ Khang đã có một thời tung hoàng nên không chịu được khi ngồi nhà một mình.
Phong Đình càng không hiểu nổi người con gái mà Vỹ Khương vừa nhắc, cô ta gây tai nạn cho một người già, mà lương tâm cô không thấy xót xa, trái lại còn bỏ đi luôn...
Trên đời này có những người con gái vô tâm, không tình cảm như thế sao? Dù không thân thích với gia đình họ Giang, nhưng khi nghe qua câu chuyện kể, bản thân cô còn thấy bất bình, huống gì người ở trong cuộc. Oán giận gì nhau cũng đâu cần phải lấy người khác ra cảnh cáo, như vậy thì hơi quá đáng
Nhưng người con gái nào mà oán giận anh em nhà họ Giang, đó là một câu hỏi. Vấn đề gì đây? Công việc hay tình cảm.
Phong Đình đóan có lẽ là tình cảm thôi. Mà người oán giận Vỹ Khang có thể là Diệp Linh, vì khi biết được sự thật Vỹ Khang không hề yêu mình thì cô ta như thế nào? Với bản tính của Diệp Linh, cô ta sẽ không bao giờ bỏ qua những gì có liên quan đến Vỹ Khang, như kiểu ăn không được thì khuấy cho hôi. Và việc đầu tiên là ba của Vỹ Khang vẫn còn nằm trong phòng cấp cứu, chưa biết sự thật như thế nào.
Tất cả chỉ là phỏng đoán, chưa có bằng chứng, Phong Đình không dám khẳng định, nhưng với bản thân, cô cũng phải nên cẩn thận, biết đâu sẽ đến lượt cô.
Cánh cửa phòng cấp cứu bật mở, Vỹ Khang và Vỹ Khương đồng đứng dậy.
- Bác sĩ! Ba tôi như thế nào rồi?
Vị bác sĩ trấn an:
- Chẳng còn nguy hiểm nào nữa, nhưng cần một thời gian mới có thể bình phục được vì chân trái bị gãy phả bó bột.
Ông nhìn Vỹ Khương:
- Có phải cậu là bác sĩ khoa ngoại của bệnh viện Chợ Rẫy?
- Vâng.
- Tôi sẽ cho chuyển ba câu xuống phòng săn sóc đặc biệt.
- Cám ơn bác sĩ.
- Đừng quá khách sáo, tôi và cậu cùng đồng nghiệp với nhau mà. Bây giờ, cậu theo tôi làm thủ tục nhập viện cho cụ nhà.
- Vâng.
Ông Vỹ Bình được chuyển ra, Vỹ Khương ra hiệu cho anh trai mình đi theo, còn anh thì nối bước vị bác sĩ.
Ngang qua chỗ Phong Đình đang đứng, Vỹ Khương chỉ liếc một cái rồi bước thẳng, vì anh nghĩ đó là người nhà đi thăm bệnh.
Phong Đình lặng lẽ đi theo sau lưng Vỹ Khang và mấy cô ý tá, để đưa ông Vỹ Bình đến phòng săn sóc đặc biệt.
Cùng mấy cô y tá đỡ cha lên giường, Vỹ Khang lo lắng:
- Ba thấy trong người thế nào?
Khuôn mặt ông Vỹ Bình không tỏ gì là đau đớn:
- Chẳng có gì là nghiêm trọng cả, chỉ có cái chân là hơn nặng một tí thôi.
Tuy ông vỹ Bình nói vậy, nhưng Vỹ Khang biết ba anh rất là đau đớn. Từ trước tới giờ ba có khi nào than thở với con cái đâu.
Nhìn cái chân bó bột trắng xoá của ba, lòng Vỹ Khang rất xót xa, và rồi anh cũng đâu chịu đau đớn thế cho ba được.
Sửa lại tư thế nằm cho ông Bình, Vỹ Khang vẫn chưa yên tâm cho lắm.
- Ba thấy đau chỗ nào thì cứ nói, đừng cố chịu đựng nghe ba.
Thấy con trai lo lắng thái quá, ông Bình mỉm cười mắng yêu:
- Cái thằng này! Ba đã nói là không sao rồi thì con đừng tạo áp lực cho mình nửa, cứ để đầu óc minh mẫn mà làm việc.
- Nhưng con thấy cái chân của ba...
- Thì sao nào? Rồi nó cũng sẽ khỏi
- Ba không thấy tức giận cho tai nạn này sao? người gây ra tai nạn lại bỏ chạy luôn, không cần biết nạn nhân như thế nào, đúng là không có lương tâm.
Ông Bình khoác tay:
- Thôi, con đừng tức giận oán trách làm gì nữa, mọi việc nó cũng đã rồi, tại lương tâm của người ta bị ngủ quên.
- Nghe nói người đụng phải ba là một cô gái?
- Đúng đấy.
- Ba có nhìn thấy mặt cô ta không?
- Không. Còn số xe thì ba thấy cũng không rõ lắm.
- Ba nói thử xem?
- Hình như là 51 - U5... còn một số sau nữa thì ba không nhớ.
Vỹ Khang mím chặt môi:
- Con nhất định tìm ra người đã gây tai nạn cho ba.
- Ba đã không nguy hiểm thì đừng làm lớn chuyện lên, Vỹ khang. Hãy để cho cô gái kia tự suy gẫm lấy lỗi lầm của mình.
- Nhưng pháp luật thì không tha người phạm luật mà cố tình trốn chạy.
- Pháp luật không nói đến tình cảm, nhưng ở chúng ta nên đối xử tình cả và tình người với nhau. Con và Vỹ Khương nên nghe lời ba đừng truy cứu nữa có được không?
Vỹ Khang cúi đầu:
- Vâng, con làm theo ý ba vậy.
Ông Bình thở nhẹ:
- Vụ tai nạn này cũng có ý nghĩ đấy chứ. Nhờ nó mà ba được nói chuyện với anh em con nhiều hơn
Vỹ Khang kêu lên:
- Ba!
- Không phải sao? Ngày nào cũng công việc, có khi trưa cũng không thèm về ăn cơm với bạ. Bảo hai đứa cưới vợ thì cứ hẹn lần hẹn lửa, ba phải chờ đến bao giờ đây?
Vỹ Khang gãi đầu:
- Thì anh em con cũng đang cố gắng mà ba.
- Cố gắng thế nào? Năm năm hay mười năm nữa? Hai anh em con cứ thay phiên nhau hẹn, riết rồi ba cũng không muốn thúc nữa.
Đưa mắt nhìn cô gái đứng sau lưng Vỹ Khang, ông Bình hỏi:
- Hay các con muốn đem đến cho ba sự bất ngờ?
- Dạ...
Ông Bình dưa tay ra hiệu cho cô gái:
- Lại đây cháu.
Bấy giờ Vỹ Khang mới giật mình, Phong Đình đã theo anh từ công ty đến đây, thế mà mãi lo lắng cho ba mà anh quên bẵng cô bé.
Vỹ Khang lúng túng:
- Xin lỗi cộ Tôi...
Phong Đình dễ dãi:
- Ông không cần phải giải thích, tôi hiểu được mà.
- Cám ơn cô.
- Nhìn anh em ông lo lắng cho ba mình, tôi ước gì có một người cha để được lo lắng như ông, nhưng ước mơ đó sẽ không bao giờ hiện thực.
- Tại sao?
- Vì ba me của tôi không còn ở trên cõi đời này nữa.
Vỹ Khang băn khoăn:
- Xin lỗi, tôi đã vô tình khơi lại nổi buồn của cô
Phong Đình lắc đầu:
- Không có gì, hoàn cảnh ấy tôi đã chịu quen rồi. Anh em ông có một người cha tuyệt vời.
- Nhưng tiếc một điều là chúng tôi lại không có nhiêu thời gian ở nhà.
- Chỉ là do công việc đòi hỏi, ông không thể làm gì khác hơn. Gia đình và sự nghiệp, cả hai đều quan trọng đối với mỗi con người, không ai có thể đòi hỏi sự tuyệt đối ở nó. Nhưng cũng không thể thiếu một trong hai, cho nên ông phải cố gắng hơn một chút, đừng để ân hận hay nuốt tiếc trong sự muộn màng
Lắng nghe cô gái nói chuyện với con trai mình, ông Bình lấy làm thích thú.
Khuôn mặt xem ra nhỏ hơn con trai ông rất nhiều, thế mà mỗi lời nói đều làm cho người ta phải suy nghĩ.
Mất đi tình thương của cha mẹ mà vẫn có cuộc sống tốt, tâm hồn thánh thiệt cao cả, thật là hiếm. Giá mà ông mà có được một nàng dâu như vậy thì còn gì bằng
Vỹ Khang xoa hai tay vào nhau:
- Rất cám ơn những lời khuyên có giá trị của cộ Quả thật tôi có nghĩ, nhưng tôi chưa làm được
- Ấy! Ông đừng làm tôi khó xử, vì trong sự xúc động tôi mới nói vậy thôi
Vỹ Khang định nắm tay Phong Đình giới thiệu với ba mình, nhưng khi vừa chạm tay vào nhau thì như chạm phải luồng điện, họ giật tay về.
Vỹ Khang mơ hồ cảm nhận được điều gì đó mà anh vẫn chưa xác định được, vẫn mơ màng. Hình như trong cuộc sống của anh phải có Phong Đình.
Vỹ Khang đành ra dấu cho Phong Đình đi theo anh đến gần giường của ông Vỹ Bình
Hôm nay, không hiểu sao nhìn vào đôi mắt của ba, anh có vẻ khớp:
- Thưa ba, đây là Phong Đình, thông dịch của công ty con.
Ông Bình vui vẻ:
- Chào cháu.
Phong Đình lí nhí:
- Cháu chào bác.
- Trẻ như thế này mà tài giỏi nhỉ.
- Bác quá khen. Hai người con trai của bác mới thật là tài giỏi, ngoài ra, họ còn dào dạt "tình thương".
Ông Bình cười lớn:
- Lời cháu nói, bác dư hiểu rồi. "Tình thương" càng bao la thì càng nhiều phiền phức.
Thấy ông Bình cởi mở, dễ gần gũi, Phong Đình dạn dĩ hỏi:
- Nhưng đâu có luật nào cấm con người thương nhiều.
- Tuy không có luật cấm, nhưng không phải ai cũng có thể thương. Ta phải chọn người để thương thật sự, như bác đã chọn bác gái để thương vậy. - Rồi ông hớm hỉnh:
- Nếu Vỹ Khang nhà bác mà chọn cháu để thương, bác ủng hộ nhiệt tình.
Phong Đình đỏ mặt:
- Ôi! bác đừng nói đùa như vậy, không khéo cháu phải mất việc.
Vỹ Khang chen vào:
- Dù có thật, tôi không bao giờ để mất nhân viên tài giỏi như cô đâu
Cha khơi, con đánh, Phong Đinh chào thua, cô không dám đùa nữa vì e rằng nó rất tai hại.
Hiểu được tâm trạng của Phong Đình Vỹ Khang lảng chuyện:
- Ba ở đây sẽ không thấy buồn chứ?
- Nếu ngày nào cũng có con và Phong Đình nói chuyện với ba.
- Việc này, con e...
Không ngờ Phong Đình sốt sắng:
- Cháu sẽ tranh thủ thời gian đến thăm bác nhiều.
Vỹ Khang quan tâm:
- Sẽ mệt cho cô lắm đó.
Phong Đình vô tình:
- Được nói chuyện với người mà tôi xem như cha mình, tôi thích lắm, nhưng anh không được giành nói với tôi đó.
- Ok. Lúc nào cô muốn đến thăm ba tôi thì cứ lên tiếng, tôi sẽ đưa cô đi.
Phong Đình lắc đầu:
- Không cần đâu. Ông còn nhiều việc phải làm. Với lại, tôi rất sợ rắc rối, mong ông hiểu cho.
Biết Phong Đình ám chỉ điều gì, Vỹ Khang thấy khó khăn bắt đầu đến trong vai trò của mình. Anh chép miệng.
Hy vọng thời gian Phong Đình sẽ hiểu được anh. Và điều trước tiên anh phải làm là giải quyết những vấn đề của Diệp Linh. Nếu cô cứ mãi bám theo thì muốn làm bạn với Phong Đình quả là một trở ngại lớn.
Với những suy tư, Vỹ Khang chìm đắm vào im lặng, để mặc cho chú cháu Phong Đình chuyện trò sao thì chuyện trò.
Tiếng cười của cô bé cứ mãi vang lên theo từng câu nói của ông Bình. Xem ra hai bác cháu hợp nhau lắm.
Cánh cửa phòng bật mở là tiếng cười tiếng nói im bặt. Một người đàn ông bước vào, Phong Đình đã được biết đó là Vỹ Khương.
Phong Đình hơi lui ra để nhường chỗ cho Vỹ Khương.
- Ba! Sao...
Có lẽ Vỹ Khương ngạc nhiên, vì một bệnh nhân mới rời phòng cấp cứu có mấy tiếng đồng hồ mà cười nói vui vẻ thế.
Ông Bình vung tay:
- Ba không sao, chỉ có cái chân là hơn khó di chuyển thôi. Các con đừng lo quá.
- Ba không cảm giác đau đớn sao?
- Ờ, con nhắc ba mới nhớ. Nhờ nói chuyện với anh Hai con và con bé Phong Đình nà, nên ba quên đi cảm giác ấy.
- Trông ba vui lắm?
- Liều thuốc tiên mà con..
Vỹ Khương quay sang Phong Đình:
- Cô là thông dịch của anh Hai tôi?
- Vâng.
- Và là em gái của Phong Minh?
- Vâng.
Vỹ Khương cởi mở:
- Nghe Phong Minh luôn miệng nhắc cô, cho đến hôm nay tôi mới gặp, quả là không sai.
Phong Đình ngây thơ:
- Sao ạ?
- Cô vừa xinh đẹp, vừa có tài. Phong Minh nói không ai có thể đổi được cô, tôi nghĩ là đúng.
- Anh quá khen thôi.
- Nếu cả ba tôi, anh Hai tôi đều công nhận, cô nghĩ sao?
- Tôi...
Vỹ Khang gỡ rối cho Phong Đình:
- Em làm thủ tục cho ba xong hết chưa?
Vỹ Khương chợt nhớ:
- Tất cả đều xong.
Ông Bình hỏi:
- Bao giờ ba mới được xuất viện?
- Còn để cho bác sỉ theo dõi một tuần
- Lâu nhỉ? Ba không thích ở bệnh viện
- Không thích cũng phải chịu thôi ba à. Bác sĩ trưởng khoa nói vì ba lớn tuổi nên xương lâu lành lắm. Ba cứ yên tâm, anh em con sẽ ở đây thường xuyên với ba
Vỹ Khương xem đồng hồ:
- Bệnh viện Chợ Rẫy vừa gọi điện bảo về gấp, bây giờ con phải đi. anh Hai sẽ ở lại với ba, nếu có thấy khó chịu ở vết thương thì báo với bác sĩ ngay, ba nhé.
Vỹ Khương hấp tấp chào mọi người trong phòng rồi xách cặp ra ngoài
Phong Đình đến bên ông Bình, dịu dàng:
- Bác nghĩ cho khỏe. Xong việc, anh Khương sẽ trở lại
Vỹ Khương vừa đi được một lát thì điện thoại cầm tay của Vỹ Khang có tín hiệu. Anh áp máy vào tai:
- Alô.
- Giám đốc!
- Hoàng Phúc có chuyện gì?
- Bên ngân hàng cần gặp ông.
- Cậu có thể hẹn khi khác giùm tôi. Vì hiện giờ ba tôi đang nằm viện, tôi hkông thể về công ty.
Hoàng Phúc quan tâm:
- Bác sao rồi, thưa ông?
- Cám ơn cậu. Ba tôi đã đỡ
- Việc nhà của ông như thề, tôi thấy rất khó, nhưng bên ngân hàng nói có chuyện quan trọng không thể dời.
Trong lúc này thật là khó, Vỹ Khoang băn khoăn nhìn cha rồi nhìn Phong Đình.
Hiểu được lo lắng của anh, Phong Đình lên tiếng:
- Ông cứ về công tỵ Tôi có thể ở đây với bác.
- Nhưng...
- Bác đã ngủ. Tôi thấy cũng chẳng có gì là khó cho tôi. Với lại, chiều nay tôi rảnh mà, chuyện quan trọng thì ông đừng chần chừ.
Vỹ Khang nói nhanh vào máy:
- Hoàng Phúc! Tiếp họ giùm. Tôi về ngay.
- Vâng.
Vỹ Khang tắt máy. Anh xúc động nắm lấy tay Phong Đình:
- Cám ơn cô nhiều lắm Phong Đình.
Sự chân tình của Vỹ Khang làm Phong Đình xúc động theo:
- Ông lái xe cẩn thận đó.
Vỹ Khang siết chặt tay Phong Đình một lần nữa, rồi mới buông ra, đôi mắt anh có những tia lửa thật ấm áp.
Phong Đình chợt rùng mình, rồi lấy lại bình tĩnh. Chỉ là trong lúc xúc động thôi, mi đừng có mê mẩn đấy, Phong Đình. Vỹ Khang đã có Diệp Linh rồi, không khéo mi sẽ rước họa vào thân đấy
- Hù! Bắt gặp quả tang con Phong Đình đang nhớ đến chàng nha.
Đang miên man suy nghĩ rất nhiều chuyện, bị hù một cái muốn đứng tim, Phong Đình lườm bạn:
- Chàng ràng thì có. Bộ mày muốn tao chết chắc, ở đâu lù lù xuất hiện như ăn trộm vậy?
Giao Tiên kêu ré lên:
- Cái mặt của tao giống ăn trộm lắm sao?
- Một trăm phần trăm. Tướng đi thì nhẹ nhàng như mèo, đôi mắt láo liên, nói mày ăn trộm còn may lắm đó, phải nói ăn cướp kia, cướp của và muốn ám sát luôn người.
- Thôi đi. Chuyện gì mà về tay mày thì tròn cũng thành méo, vuông cũng thành dài.
- Biết vậy sao còn chọc phá. Thuộc lòng đường đi mà còn bước xuống bùn rồi trách ai.
- Sao hôm nay mày có vẻ khó khăn thế?
- Ừ. Rồi sao?
Phong Đình hất mặt:
- Đi đâu đây?
- Con nhỏ này hỏi lạ. Tao đi thăm mày chứ đi đâu?
- Phải là thăm tao không đó. Cho nói lại lần nữa.
Giao Tiên nhăn mặt:
- Định xuyên tạc gì nữa đây?
- Đừng bày đặt giấu giếm, thành thât. thì hơn. Anh Hai tao đã thú nhận tất cả rồi.
Giao Tiên làm tỉnh:
- Anh Hai mày thú nhận điều gì đó, nào có liên quan đến tao.
Phong Đình vuốt má bạn:
- Mày làm tỉnh hay lắm, nhưng không qua nổi tao đâu. Anh Hai tao thú nhận là hai người ban đầu có cảm tình với nhau, sau đó rồi yêu nhau, dẫn đến những cuộc hẹn hò, quên cả...
Giao Tiên bịt miệg bạn:
- Thôi, đừng nói nữa.
Phong Đình nhướng mày:
- Sao, không có gì, sao không đủ can đảm nghe?
- Tao...
Giao Tiên xấu hổ:
- Có người bạn như mày thật là...
Phong Đình tiếp lời:
- Tuyệt chứ gì?
- Hổng dám đâu.
Phong Đình ôm vai bạn:
- Nói thật nha, làm chị dâu tao sướng lắm đó.
- Ai làm chị dâu mày chứ?
- Ủa! Vậy ai nhận lời yêu anh Hai tao?
- Ừ thì...
- Làm chị dâu tao là phước ba đời của mày. Anh Hai tao hiền, yêu thương và chiều chuộng.
Giao Tiên cướp ngang:
- Nhưng gặp cô em chồng như mày là bất hạnh ba đời cho tao.
- Tại sao?
- Dữ như chằn, chuyên viên ăn hiếp người hiền, người cô thế.
- Chẳng hạn như mày chứ gì?
- Ừ.
- Ừ cái con khỉ. Mày hiền lắm à? Lơ tơ mơ mày trên cơ anh Hai tao, cho nên phải có cô em chồng như tao thì mới xứng đáng. Sao rồi, cuộc tình của hai người đã đến đâu?
Giao Tiên khoanh tay:
- Mày biết làm chi?
- Dù mày không nói ra, tao cũng thừa biết.
- Vậy sao còn hỏi?
- Tại thích hỏi.
- Vô duyên! Rành quá ha.
- Không rành gì.
Phong Đình chợt nhớ:
- Ai mở cổng cho mày vào?
- Giữ nhà kiểu mày, ăn trộm khiêng đi hết cũng không hay.
- Đừng giả bộ làm lơ, trả lời đi. Có người mở cửa cho mày hay mày leo rào vào?
- Cái mặt tao như vầy mà leo rào hở?
- Ai biết đươc. thời buổi ngày nay quân tử và tiểu nhân cũng giống như nhau.
Giao Tiên lắc đầu:
- Tao chào thua cách ăn nói bạt mạng của mày.
- Hiền quá thì bị người ta ăn hiếp, còn dữ quá thì bị người ta nói, trung bình như tao là đủ xài rồi.
- Cũng may à, mày mà dữ hơn chút nữa, chắc tao phải chào thua.
- Ý mày muốn nói là không dám yêu anh Hai tao chứ gì? Cái đó là tự mày nói đó nha. Cho mày biết nghe, không yêu anh Hai tao là mất nửa cuộc đời đấy.
- Còn yêu là mất luôn cả cuộc đời chứ gì?
- Hì. Mày thông minh đấy. Đã yêu người ta thì giữ cuộc đời lại để làm gì nữa?
Giao Tiên đỏ mặt:
- Cái con này!
- Mày mắc cỡ trông đẹp lắm đấy Giao Tiên, nhưng mà đừng quên trả lời câu hỏi của tao.
- Nhớ dai như đỉa. Mày nghĩ thử xem trong nhà này, nếu mày không mở cửa thì ai mở cửa cho tao đây? Chẳng lẽ ma mở?
- Anh Hai tao? Vậy anh ấy đâu?
- Đi rồi.
- Người yêu tới sao không ở nhà nhỉ?
- Ở nhà làm gì, tao tới tìm mày mà.
- Tìm tao? Là sự thật đó hả?
- Chứ mày tưởng tao tìm ai? Anh Hai mày than thở mày không biết thương cho sức khỏe của mình, nên buộc tao phải thân chinh tới đây.
- Thì ra là vậy, chứ mày đâu thật lòng thăm tao.
Giao Tiên xua tay:
- Đừng hiểu lầm. Anh Hai mày rất thương mày, nhưng chính anh ấy cũng không biết phải nói với mày như thế nào nữa. Cùng là phụ nữ như nhau, có lẽ tao nói chuyện với mày dễ hơn.
- Vậy ư? Anh Hai tao đã tiết lộ những gì rồi?
- Nói chung là rất lo lắng cho mày.
Giao Tiên nghiêng đầu ngắm bạn:
- Mày hơi ốm và có vẻ mệt mỏi, nhiều việc lắm hả?
- Cũng không nhiều.
- Thế sao từ lúc mày đi làm tới giờ chẳng có ngày nào được tươi tỉnh? Nếu ảnh hưởng đến sức khỏe, như vậy thì nghỉ làm đi, chỉ lo học thôi.
Phong Đình nhăn mặt:
- Mày không hiểu gì hết. Là công việc yêu thích thì chẳng đánh gục được tao, một thông dịch viên có gì là cực khổ đâu.
- Chỉ là nhân viên bán thời gian, mà làm còn hơn nhân viên chính thức nữa, người ta càng làm việc thì càng tươi trẻ. Còn mày, càng làm viêc. càng héo gầy. Có phải Vỹ Khang bóc lột sức lao động của mày không?
- Mày đừng có suy đoán lung tung. Không ai bóc lột và cũng không có ép buộc gì cho tao cả. Tại mấy ngày hôm nay tao giận một người bạn, không đủ thời gian nghỉ ngơi nên mày thấy tao bèo nhèo vậy.
- Lời nói của mày là sự thật chứ?
- Gạt mày làm gì?
- Vậy mày đã giúp ai, và giúp việc gì?
Phong Đình chau mày:
- Mày lấy quyền gì mà hạch hỏi tao?
Giao Tiên mím môi:
- Chị Hai mày, được không?
- Chu choa! Chưa gì đã lên giọng rồi. Nhưng tao không hể phủ nhận, trước sau gì mày cũng là chị dâu tao thôi.
- Thế sao còn không chịu nói?
Phong Đình khoanh tay:
- Thưa vâng. Người tao giúp đỡ là ông Bình.
Giao Tiên nhíu mày:
- Tên này tao nghe quen quen.
- Quen không?
Giao Tiên vỗ trán:
- Nhớ rồi. Ông ta là cha của Vỹ Khang, Vỹ Khương.
- Đúng.
- Nhưng sao mày phải giúp đỡ ông ta?
- Chính xác hơn là tao giúp đỡ giám đốc của tao, đôi lúc Vỹ Khang và Vỹ Khương đều bận đột xuất thì tao phải thay thế hai người đó, lo cho ông ấy ăn, uống thuốc và nhiều k hi còn nói chuyện với ông ta suốt buổi.
- Sao tự nhiên mày nhận phần thưởng quá lớn vậy? Gia đình quý tộc họ Giang ấy chưa người con gái nào có cơ hội bước vào đâu nghe, huống chi là ngồi từng giờ để trò chuyện với trưởng bối. Nhưng giữa Vỹ Khang và Vỹ Khương, mày chọn ai?
Phong Đình nhún vai:
- Tao giúp đỡ một cách vô tư. Với lại cả hai người đều có người yêu rồi mà.
- Chỉ là người yêu thôi, nhưng chưa cưới nhau mày vẫn còn cơ hội. Tranh thủ lên.
Cơ hội ư? Phong Đình nhếch môi chua chát. Mãi mãi sẽ không có đâu. Cô sẽ dập tắt nó, bởi chính cô cũng không bao giờ cho cô có cơ hội.
Vỹ Khang đã có Diệp Linh, cô không muốn là kẻ thứ ba và cô cũng không muốn nghĩ. Giai cấp đã quá chênh lệch nhau, cô chỉ là đứa con mồ côi, không giàu có, không danh vọng, làm sao xứng đáng.
Thú thật, trong tình cảm, cô cũng không thích chạy đua, hay tranh giành. Tuy Diệp Linh tính tình ngang ngược kiêu căng, nhưng so ra chỉ có cô ấy mới xứng đáng đứng bên Vỹ Khang mà thôi.
Phong Đình còn nhớ cô đã từng nói, tương lai mới là tất cả, còn tình yêu chẳng là gì. Bây giờ cô chợt hiểu, con người có được tất cả, nhưng thiếu vắng tình yêu thương thì khô cằn giống như hạn đang trời mưa.
Thôi, tất cả cứ chờ vào sự quyết định của thượng đế.
Giao Tiên lay vai bạn:
- Đang nghĩ gì vậy?
Phong Đình mỉm cười:
- Không hiểu vì sao tao lại nhận lời giúp đỡ Vỹ Khang, người đàn ông tao đã từng ghét.
- Có lẽ trái tim mày đã thay đổi nhịp đập?
- Không đâu. Cho tới bây giờ, ý nghĩ ghét ông ta vẫn còn trong đầu tao, nhưng khi nhìn ông ta đối xử tốt với mọi người, tao lại có một tâm trậng, Vỹ Khang đâu đến nỗi dễ ghét.
- Vậy là mày đã mâu thuẫn với ghét và không ghét. Thôi thì cứ hỏi thượng đế thử xem.
Phong Đình ngước mặt lên trời:
- Tao sẽ hỏi, nhưng không phải bây giờ.
- Mày đã từng làm việc và tiếp xúc. Vậy theo mày, anh em nhà họ Giang như thế nào?
- Cũng như tất cả mọi người, sống, làm việc, yêu ghét, buồn vui đều có đủ. Nhưng có khác những người giàu có nổi tiếng khác là họ giản dị, nhân hòa không cầu kỳ phô trương. Có đến gia đình họ tao mới hiểu hết họ rất hòa đồng, vui vẻ và dễ gần gũi. Nhất là Vỹ Khương, anh ta có cô bồ dễ thương lắm, cô giáo Vy Vy có lên đài truyền hình thành phố hoài đó.
- Thế ư?
- Họ luôn là những con người may mắn, chưa biết cực khổ là gì, đã hưởng cuôc. sống từ trong trứng nước.
- Nghe mày kể, tao đoán không lầm là ông Vỹ Bình rất mến mày.
- Tao không biết nữa.
Giao Tiên tò mò:
- Biệt thự của gia đình họ Giang chắc rộng lớn lắm?
- Dĩ nhiên. Chỉ cái vườn hoa kiểng thôi, mày đã thấy ngất ngây rồi.
- Thích nhỉ.
- Hôm nào rảnh, tao đưa mày đến đó tham quan.
- Liệu có được không?
- Phong Đình này mà có việc gì không được. Đợi lúc bác Bình tháo bột rồi đi luôn thể.
Giao Tiên ngạc nhiên:
- Tại sao bác Bình lại phải tháo bột chân?
- Tai nạn giao thông làm bác ấy bị gãy chân, phải bó bột gần tháng nay nên Vỹ Khang mới nhờ tao giúp đỡ. Chứ khi không tao săn sóc bác ấy làm chi.
- Thì ra... Sao cô bạn gái không chăm sóc mà nhờ mày?
- Chuyện đó thì mày đi hỏi ông ta ấy. Tao làm sao mà biết.
- Rồi chuyến đi Hong Kong của mày phải hoãn lại?
- Ừ.
- Vậy đến bao giờ?
- Có lẽ bác Bình đi lại bình thường, Vỹ Khang mới yên tâm.
Giao Tiên nắm tay bạn:
- Hãy cố gắng lên. Tao tin mày sẽ được những gì mày mơ ước. Và còn tao nữa, tao sẽ luôn ủng hộ mày.
Phong Đình xúc động.
- Cám ơn mày. Mày thật là tốt.
Giao Tiên không bằng lòng:
- Nếu coi tao là bạn thì đừng bao giờ nói những điều ấy ra.
Phong Đình chớp mắt.
- Ờ nhỉ. Mày đâu còn là bạn của tao nữa, mà mày là chị dâu của tao, từ nay tao gọi như thế nhé.