Chương 12

Cơ-ri-xtin đã đi nghỉ hè từ hơn một tuần naỵ En- đru bận bịu với việc sinh nở của bác Mo-gân đến nỗi hôm Cơ-ri-xtin lên đường, anh chỉ gặp mặt được có một lát. Anh chưa nói gì với nàng. Bây giờ nàng đã đi xa rồi thì anh lại càng mong ước nàng.
Mùa hè ở thị trấn rất cực. Màu xanh còn rơi rớt lại của mùa xuân đã khô héo từ lâu và biến thành một màu vàng bẩn. Trên núi, không khí rất nóng bức. Hàng ngày tiếng mìn nổ ở khu mỏ và khu công trường đá vang vọng trong không gian âm thanh bóng loáng. Thợ mỏ dưới lò chui lên mặt mũi lem luốc bụi quặng vàng như rỉ sắt. Trẻ con chơi đùa uể oải. To-mớt, lão đánh xe già, mắc bệnh vàng da nên En- đru phải đi bộ thăm bệnh nhân. Những lúc lê chân qua những dãy phố bức ngốt người trong người như trong lò, En- đru lại nghĩ đến Cơ-ri-xtin. Nàng hiện đang làm gì? Nàng có nghĩ đến anh không? Có lẽ một chút chăng? Tương lai sẽ ra sao? Ý nàng như thế nào? Hai người có khả năng chung sống hạnh phúc với nhau không?
Bỗng một hôm, hoàn toàn bất ngờ, En- đru nhận được một bức thư của ông Uốt-kin mời anh đến văn phòng Công ty mỏ.
Ông giám đốc mỏ tiếp anh niềm nở, mời anh ngồ rồi đẩy bao thuốc trên bàn về phía anh. Ông thân mật:
- Bác sĩ Men-sân này, từ lâu tôi muốn nói chuyện với anh, và ta cũng nên giải quyết vấn đề này cho xong trước khi tôi làm báo cáo hàng năm của tôi. –Ông ngừng lại, lấy ra một sợi thuốc lá vàng dính vào lưỡi – Ở chỗ tôi, có một số thợ, đầu trò là Em-ri-hiuđơ và Et-Uất Uy-liêm, đến yêu cầu tôi đưa anh vào biên chế chính thức của công ty.
En- đru ngồi thẳng người trên ghế, một cảm giác vui mừng, sung sướng lan nhanh khắp người.
- Phải chăng ông định đưa tôi lên thay bác sĩ Pây-giơ?
- Oà, không hẳn như vậy, anh Men-sân ạ.Tế nhị đấy, anh hiểu không. Tôi phải thận trọng trong cách giải quyết vấn đề nhân lực ở đây. Tôi không thể gạt bác sĩ Pây-giơ ra ngoài biên chế được. Sẽ có nhiều người không chịu. Ý tôi, hoàn toàn có lợi cho anh, là hết sức nhẹ nhàng đưa anh vào biên chế của Công tỵ Rồi sau, những ai muốn rời bác sĩ Pây-giơ chuyển sang chữa bệnh ở chỗ anh thì chuyển.
Vẻ háo hức biến mất trên gương mặt En- đrụ Anh cau mày, người vẫn ngay đơ.
- Chắc ông biết tôi không thể làm như vậy. Tôi đến đây với tư cách là phụ tá cho bác sĩ Pây-giợ Nếu tôi đứng ra tranh khách… không một người bác sĩ trung thực nào có thể làm chuyện ấy.
- Không có cách nào khác.
- Sao không thể để cho tôi đảm nhiệm lấy số khách của ông Pây-giở Tôi sẵn sàng trả tiền cho bác sĩ Pây-giơ, lấy ở tiền công của tôi. Đó cũng là một cách khác đấy. – En- đru nói một cách háo hức.
Uốt-kin lắc đầu:
- Blốt- đoen không nghe. Tôi đã nêu vấn đề với bà ấy rồi. Bà ta biết cái thế của bà ta vững vàng. Hầu như tất cả cánh thợ già ở đây, ví dụ như cụ E-nốc Đây-vít chẳng hạn, đều đứng về phía bác sĩ Pây-giợHọ tưởng rằng rồi ông ấy sẽ trở lại làm việc. Tôi mà gạt ông ấy ra thì sẽ vấp phải chuyện bãi công ngay… Anh Men-sân ạ. - Ông ta dừng lại rồi tiếp – Anh cứ suy nghĩ kỹ cho đến mai. Mai là tôi phải gởi bản biên chế mới lên ban tổng giám đốc ở Xoanđị Một khi bản danh sách đã gởi đi rồi, chúng ta không thể làm gì được nữa trong mười hai tháng.
En- đru cúi đầu nhìn xuống đất một lúc, rồi lắc đầu từ chối. Hy vọng của anh, vừa mới đây còn nóng hổi, bây giờ hoàn toàn tắt ngấm.
- Phỏng có ích gì? Tôi không thể làm như vậy… dù có suy nghĩ hàng tuần đi nữa.
Trước mối thiện cảm của ông Uốt-kin với anh, En- đru rất đau lòng phải đi đến quyết định ấy. Tuy nhiên không sao tránh được thực tế là anh đã đến Blâynen-li trong cương vị phụ tá cho bác sĩ Pây-giợ Đứng ra cạnh tranh với người mà mình phụ tá, dù trong tình huống đặc biệt nào cũng không thể chấp nhận được. Giả sử bác sĩ Pây-giơ may mắn trở lại làm việc được thì lúc bấy giờ anh sẽ ra sao, tranh giành bệnh nhân với người chủ cũ của mình à! Không, không, anh không thể và cũng không muốn chấp nhận.
Dẫu vậy, suốt ngày hôm đó, En- đru buồn bã, ỉu xìu, bực tức với sự bóc lột trâng tráo của mụ Blốt- đoen, biết rằng mình bị mắc vào một cái thế không thể xoay sở cách nào khác và nghĩ rằng giá Uốt-kin đừng có đưa ra đề nghị ấy với anh thì hay hơn.
Bởi vậy, về đến nhà khi bước qua cổng ngoài và treo mũ lên mắc, anh đâu phải ở trong tâm trạng vui lòng nghe Blốt- đoen réo:
- Bác sĩ Men-sân đấy à? Bác sĩ, tôi cần gặp ông.
En- đru lờ đi, giả tảng không nghe thấy. Anh quay lưng, định lên buồng mình trên gác. Nhưng anh vừa mới để tay lên thành cầu thang thì tiếng Blốt- đoen lại vang lên to hơn, the thé hơn:
- Bác sĩ Men-sân, tôi cần gặp ông.
En- đru quay lại vừa lúc Blốt- đoen chạy xô ở phòng khách ra, mặt tái đi khác thường, hai con mắt đen rực lên vì xúc động dữ dội. Mụ tiến lại chỗ En- đru.
- Ông điếc hay sao? Ông không nghe thấy tôi bảo tôi cần gặp ông à?
En- đru bực dọc đáp:
- Có việc gì, bà Pây-giơ?
- Có việc gì à? Có hẳn đi chứ lị! – Mụ thở không ra hơi – Ghê thật, ông lại còn hỏi tôi. Chính tôi đây mới cần hỏi ông, ông bác sĩ Men-sân quý hóa của tôi.
- Gì nào? – En- đru gắt.
Cử chỉ cộc lốc của anh hình như làm cho mụ sôi người lên, không chịu nổi.
- Có cái này đây này! Đúng, ông bạn trẻ trung đẹp đẽ của tôi ạ! Xin ông vui lòng cắt nghĩa cho tôi nào.
Blốt- đoen lấy trong bộ ngực đồ sộ của mụ ra một mẩu giấy, cầm dứ dứ vào mặt En- đrụ Anh nhận ra đó là tờ ngân phiếu của bác Mo-gân. Ngẩng đầu lên, En- đru thấy đằng sau Blốt- đoen, lão Rít đang lẩn sau ngưỡng cửa phòng khách. Blốt- đoen nói tiếp:
- À, ông cứ nhìn đi! Tôi thấy là ông đã nhận ra rồi. Ông nên nói ngay cho chúng tôi biết tại sao ông lại mang tiền này đi gửi ngân hàng đứng tên ông trong khi ông biết rằng đó là tiền của bác sĩ Pây-giơ.
En- đru thấy máu bốc lên mặt.
- Đây là tiền của tôi. Ông Mo-gân biếu tôi.
- Biếu à? Ô hô! Hay đấy nhỉ. Ông ta không còn ở đây để bác lại nữa.
En- đru nghiến răng trả lời:
- Bà không tin thì cứ việc viết thư hỏi ông ấy.
- Tôi có nhiều việc cần làm hơn là viết thư đi khắp nơi. – Không kềm chế được nữa, mụ xỉa xói – Tôi không tin lời ông. Ông tưởng ông láu cá lắm đấy hả? Uùi chà! Đến đây rồi nghĩ là có thể nắm được bệnh nhân vào riêng tay mình trong khi lẽ ra phải làm việc cho bác sĩ Pây-giợ Điều đó chứng tỏ ông là người như thế nào. Đúng thế! Ông là một thằng ăn cắp. Ông đúng là như vậy, một thằng ăn cắp tầm thường.
Mụ Blốt- đoen phun vào mặt anh lời lăng mạ đó rồi quay nửa người lại tìm kiếm sự hậu thuẫn của lão Rít lúc bấy giờ đang đứng ở ngưỡng cửa, lí nhí trong họng những tiếng chê trách gì đó, mặt càng tái xanh tái xám hơn thường ngày. En- đru thấy rõ lão Rít là kẻ gây ra tất cả chuyện này. Lão ta do dự mất mấy ngày rồi lon ton kể lại với mụ Blốt- đoen. En- đru nắm chặt tay lại, bước xuống hai bậc thang cuối cùng, tiến về phía hai người, con mắt dữ dội nhìn trừng trừng vào đôi môi mỏng dính xám ngoét của lão Rít. Anh tái nhợt đi vì tức giận và chỉ muốn đánh nhau. Anh nói, giọng nặng nhọc:
- Này bà Pây-giợ Bà đã lăng nhục tôi. Nếu trong hai phút nữa, bà không rút lại ý kiến và xin lỗi, tôi sẽ kiện bà, đòi bồi thường về tội phỉ báng. Người cung cấp tin tức cho bà cũng sẽ bị tố giác trước Tòa. Tôi tin chắc Hội đồng quản trị của ông Rít sẽ rất thích thú được biết ông ta đã tiết lộ công việc của khách hàng như thế nào.
- Tôi… tôi chỉ làm nhiệm vụ của tôi – Viên giám đốc chỉ nhánh ngân hàng lắp bắp, mặt càng tái hơn.
En- đru nói thẳng một mạch, nhanh đến nghẹn lời:
- Tôi chờ bà xin lỗi, bà Pây-giợ Nếu bà không nói nhanh, tôi sẽ cho ông giám đốc của bà một trận nên thân mà ông ta chưa được nếm bao giờ.
Blốt- đoen biết mụ đã quá lời… đã nói quá… quá nhiều cái ý mụ định nói. Lời hăm dọa của Men-sân, thái độ chẳng lành của anh làm mụ phát hoảng. Hầu như có thể nhìn thấy được sự suy tính chớp nhoáng của mụ: Bồi thường! Bồi thường nặng. Ôi chao ôi, họ có thể lấy mất của mụ nhiều tiền!
Mụ tắc họng, nuốt nước bọt, lắp bắp:
- Tôi… tôi rút lại ý kiến. Tôi xin lỗi.
Mụ đàn bà lũn cũn, phục phịch này chịu khuất phục đột ngột và bất ngờ như vậy, thật gần như một chuyện hài hước. Nhưng En- đru không thấy có gì đáng cười. Hết sức chua chát, anh bỗng nhận ra anh chịu đựng đến thế này là cùng cực rồi. Anh không thể chịu đựng thêm nữa mụ đàn bà hay sách nhiễu, quấy rầy ấy. Anh hít một hơi dài. Anh quên hết mọi thứ, chỉ còn thấy ghê tởm mụ. Anh cảm thấy một niềm vui man dại khi được nói hết những điều chất chứa trong lòng:
- Bà Pây-giơ, tôi có một đôi điều muốn nói với bà. Trước hết, tôi biết bà mỗi năm thu về một nghìn năm trăm bảng nhờ việc tôi làm cho bà ở đây. Trong số tiền đó, bà trả tôi một khoản nhỏ mọn là hai trăm năm mươi bảng. Ngoài ra, bà đã làm hết sức để cho tôi chết đói. Có lẽ tưởng cũng nên để bà biết rằng tuần trước, một đoàn đại biểu công nhân mỏ đã kiến nghị lên ông giám đốc, và ông giám đốc đã bảo với tôi là sẽ ghi tên tôi vào danh sách biên chế của Công tỵ Có lẽ tưởng cũng nên để bà biết thêm rằng, xuất phát từ những lý do đạo lý mà có lẽ bà không mảy may hiểu nổi, tôi đã dứt khoát từ chối. Và bây giờ, bà Pây-giơ, tôi đã chán ngấy bà hết sức rồi, tôi không ở lại đây nữa. Bà là một con vật đê tiện, tham lam, vụ lợi. Thực ra, bà cũng là một ca bệnh lý đấy. Tôi báo trước để bà biết một tháng nữa tôi thôi việc.
Mụ ta há hốc mồm nhìn En- đru, hai con mắt như hai viên bi đen bật ra khỏi đầu. Bỗng nhiên mụ rít lên:
- Không, không phải. Không phải, nói láo. Ông không thể nào vào biên chế Công ty được. Ông bị đuổi cổ đi thì có. Trong đời tôi, chưa có đứa phụ tá báo thôi việc với tôi bao giờ. Xấc láo, hỗn xược thật, nói với tôi như thế à. Tôi nói rồi, ông bị đuổi cổ đi thì có, đúng thế, bị đuổi cổ, đuổi cổ…
Mụ thét lên ầm ĩ, điên dại, đê tiện. Tiếng lu loa lên đến tột độ thì bỗng ngắc lại. trên đầu cầu thang, cánh cửa buồng bác sĩ Pây-giơ mở ra chầm chậm, và một lát sau, ông Pây-giơ hiện ra, thân hình gầy gò hốc hác kỳ dị, hai cẳng chân khẳng khiu thò ra dưới chiếc áo ngủ.
Sự xuất hiện kỳ quái ấy bất ngờ đến nỗi mụ Blốt- đoen đang nói nửa chừng phải im bặt. Đứng ở dưới nhà, mụ ngửa cổ nhìn lên gác, cả lão Rít và En- đru cũng vậy, trong khi ông già ốm yếu đau đớn chậm chạp lết bên chân liệt đến đầu cầu thang. Giọng ông tuy bị kích động nhưng nghiêm khắc:
- Không để tôi yên được một phút à? Có chuyện gì thế?
Mụ Blốt- đoen lại há hốc mồm ra lần nữa rồi sụt sịt sỉ vả Men-sân và kết luận: Thế là… thế là tôi cho ông ấy thôi việc.
En- đru không bác lại cách mụ trình bày sự việc.
Toàn thân run lên cầm cập vì xúc động và vì gắng sức đứng cho vững, bác sĩ Pây-giơ hỏi:
- Bà bảo là ông ấy sắp thôi à?
Mụ ta khụt khịt:
- Đúng thế, mình ạ. Với lại, mình sắp trở lại làm việc rồi.
Tất cả im lặng một lúc. Bác sĩ Pây-giơ gác bỏ tất cả những điều ông định nói. Con mắt ông dừng lại lâu ở En- đru thầm xin lỗi, rồi nhìn sang lão Rít, xong chuyển nhanh sang bà vợ, cuối cùng buồn bã nhìn vào khoảng không. Bộ mặt cứng đờ của ông đượm vẻ tuyệt vọng nhưng vẫn trang nghiêm. Sau cùng ông nói:
- Không. Tôi sẽ không bao giờ trở lại làm việc. Các người đã biết thế rồi, biết cả rồi.
Ông không nói gì nữa. Chậm chạp quay người lại, tựa tay vào tường,ông lê bước trở về buồng. Cánh cửa đóng lại không một tiếng động.