Chương 1

Vào một buổi chiều tà tháng mười năm 1921, trên con tàu vắng tanh chạy từ Xoan- đi đang nặng nề trườn mình leo dốc ngược thung lũng Pi-no- Oen, ở toa hạng ba có một người trai trẻ, quần áo xuềnh xoàng, mắt đăm đăm nhìn qua khung cửa sổ. En- đru Men-sân đã đi đường suốt cả ngày hôm nay từ miền Bắc, đến Ca-lai và Sơ-ru-bơ-ri thì chuyển tàu, thế mà sang chặng đường cuối cùng của cuộc hành trình buồn tẻ đưa anh đến miền Nam xứ Uên, anh còn thấy trong lòng bồn chồn háo hức hơn khi nghĩ đến công việc anh sắp nhận tại mảnh đất xa lạ, gớm ghiếc này. Đây là việc làm đầu tiên trong đời bác sĩ của anh.
Bên ngoài, trời mưa xối xả che mờ những dãy núi dựng đứng hai bên con đường sắt đơn tuyến. Ngọn núi chìm vào trong bầu trời trống rỗng nhờ nhờ xám, còn sườn núi loang lổ những miện giếng mỏ như những vết sẹo chạy dốc xuống thành một mảnh màu đen ảm đạm, thê lương, nham nhở những bãi xỉ quặng kết sù, bên trên có vài ba con cừu bẩn thỉu vơ vẩn tìm mãi không được một ngọn cỏ. Chẳng có một lùm cây, một túp cỏ nào. trong ánh sáng nhợt nhạt đang tối dần, những thân cây trông giống như những bóng ma khẳng khiu, còi cọc. Đến một chỗ ngoặt, ngọn lửa đỏ rực của một xưởng đúc loé lên chiếc sáng một đám thợ mình trần, lưng vươn dài, tay quai tay búa. Tuy cảnh ấy vụt biến đi ngay đằng sau những công trình hỗn độn trên mặt đất của mỏ, song nó vẫn để lại một cảm giác mãnh liệt, căng đầy sức sống. En- đru hít một hơi dài. Trước cảnh tượng ấy, anh bỗng thấy trong người trào lên một nguồn nghị lực, tràn ngập một cảm giác hân hoan nẩy sinh từ niềm hy vọng và hứa hẹn của tương lai.
Nửa giờ sau, trời tối hẳn càng làm cho cảnh vật thêm xa lạ và hoang vắng, con tàu hổ hển vào Blây-nen-li, thị trấn tận cùng của thung lũng và cũng là ga cuối cùng của tuyến đường. Thế là cuối cùng anh cũng tới nơi. Tay xách va-li, En- đru nhảy xuống tàu, rảo bước đi hết ga, nhớn nhác xem có ai ra đón không. Ở cổng ga, dưới một ngọn đèn chao đi chao lại trước gió, có một ông lão mặt vàng ệch, đội chiếc mũ vuông cạnh và mặc chiếc áo mưa dài thườn thượt đang đứng đợi. Ông lão nhìn En- đru xoi mói, hỏi với giọng khó chịu:
- Ông là phụ tá mới của bác sĩ Pây-giơ phải không?
- Vâng. Tên tôi là Men-sân, En- đru Men-sân.
- Hừ! Còn tôi là To-mớt. “Lão to-mớt”, ai cũng gọi như vậy, mặc xác họ. Tôi đưa xe đến kia kìa… Lên đi… trừ khi ông muốn lội nước thì không kể.
En- đru quẳng va-li vào trong xe, rồi trèo lên chiếc xe ọp ẹp đóng một con ngựa đen đủi, cao lêu nghêu, gầy giơ xương. Lão To-mớt bước lên theo, cầm lấy dây cương và thét:
- Đi nào, Tép-phi!
Chếc xe lăn bánh qua thị trấn. En- đru cố gương mắt nhìn xem thị trấn này như thế nào, nhưng qua màn mưa chỉ thấy lờ mờ những dãy nhà thấp lè tè, xám xịt, nối đuôi nhau dưới chân dưới ngọn núi cao ngút lúc nào cũng sừng sững trước mắt. Lão xà ích già lặng thinh không nói một câu nào đến mươi phút, chỉ liếc đôi mắt gườm gườm từ dưới vành mũ lõng tõng mưa nhìn En- đrụ Trông lão không có một vẻ gì giống người đánh xe ngựa bảnh bao của một bác sĩ làm ăn khấm khá. Lão bé loắt choắt, lôi thôi lếch thếch, người lúc nào cũng xông ra một mùi khét lèn lẹt.
Mãi sau lão mới nói:
- Vừa mới nhận bằng xong phải không?
En- đru gật đầu.
- Biết mà. – Lão To-mớt nhổ nước bọt đánh toẹt một cái. Lão thấy mình đoán trúng nên ham nói chuyện hơn, giọng ồ ồ – Người phụ tá cũ vùa mới bỏ đi cách đây hai hôm. Nói chung, chẳng ai chịu ở lại.
- Sao thế? – Tuy băn khoăn nhưng En- đru vẫn mỉm cười.
- Một là vì quá nhiều việc, chắc thế.
- Vì sao thế?
- Rồi sẽ biết!
Một lát sau, như một người hướng dẫn khách du lịnh giới thiệu một nhà thờ to đẹp, lão To-mớt giơ chiếc roi đánh ngựa chỉ về một phía cuối một dãy nhà, chỗ một khung cửa nhỏ có ánh đèn phả ra một đám hơi nước.
- Kia kìa, thấy không? Đấy là cửa hàng khoai rán của tôi. Bà lão nhà tôi ở đấy. Mỗi tuần rán khoai hai lần. Có cả cá nữa. – Một sự thích thú ngần nào đó làm méo xệch chiếc môi trên dài của lão – Rồi thể nào ông cũng mò đến đó ngay mà.
Phố chính đến đây là hết. Rẽ sang một ngách phố bên cụt lủn, gồ ghề, chiếc xe lọc cọc chạy qua một bãi đất trống rồi ngoặc vào một lối đi hẹp của một ngôi nhà đứng tách biệt với những nhà bên cạnh, đằng sau ba cây thông Nam Mỹ. Ngoài cổng treo chiếc biển đề “Brin-gao- Ơ”
To-mớt giật cương giữ ngựa lại:
- Đến rồi.
En- đru xuống xe. Ngay phút sau, khi anh hãy còn đang chuẩn bị tinh thần cho cuộc thử thách của buổi gặp gỡ đầu tiên này thì cửa trước đã bật mở, và anh bỗng thấy mình đứng trong một gian phòng đèn sáng và được một người phụ nữ trạc bốn mươi tuổi, lùn béo, tươi cười, da mặt căng bóng, hai con mắt tinh nhanh táo bạo, tiếp đón niềm nở.
- À! À! Đây hẳn là bác sĩ Men-sân rồi. Mời ông vào, ông bác sĩ thân mến, mời ông vào. Tôi là vợ bác sĩ Pây-giợ Mong ông đi đường không đến nỗi mệt mỏi lắm. Ông đến, tôi mừng quá. Tôi cứ điên đầu lên từ khi cái tên quỷ tha ma bắt ấy nó bỏ chúng tôi nó đi. Giá ông được thấy hắn nhỉ. Thật chưa bao giờ tôi gặp một kẻ nào hoang tàng như nó, tôi cam đoan với ông như vậy. Ối dào! Nhưng mà thôi, không sao cả. Có ông đến đây rồi là mọi việc sẽ tốt dẹp. Mời ông đi. Tự tôi sẽ đưa ông đến phòng dành riêng cho ông.
Buồng của En- đru ở trên gác, một gian buồng bé nhỏ, kê một chiếc giường đồng, một tủ ngăn kéo đánh véc-ni vàng, một cái bàn bằng tre trên để một chậu thau và một cái sô.
En- đru đưa mắt nhìn khắp một lượt trong khi hai con mắt như hai chiếc khuy đen của bà Pây-giơ nhìn soi mói vào mặt anh làm anh vội lịch sự nói:
- Trong có vẻ tiện nghi lắm, thưa bà Pây-giơ.
Blốt- đoen Pây-giơ tươi cười lấy tay vỗ vai En- đru thân mật như người mẹ vỗ vai con cái trong nhà:
- Đúng thế. Ở đây ông sẽ được vừa ý, ông bác sĩ thân mến ạ. Ông tử tế với tôi và tôi tử tế lại với ông. Tôi chỉ biết nói thẳng thắn như thế với ông thôi. Còn bây giờ, không nên để phí thời gian, mời ông đến gặp bác sĩ Pây-giơ – Bà ta ngung lời, con mắt vẫn nhìn En- đru dò xét, cố lấy giọng bình thường, tự nhiên – Không biết tôi có nói trong thư không nhỉ, nhưng thực tế là bác sĩ Pây-giơ dạo này không được khỏe lắm.
En- đru nhìn bà ta sửng sốt. Không để anh kịp xen vào một câu, bà Pây-giơ vội nói:
- Ồ, không có gì ghê nghớm lắm đâu. Bác sĩ Pây-giơ phải nằm mất mấy tuần naỵ Nhưng ông ấy rồi sẽ sớm bình phục. Ông có thể tin như vậy.
Bụng lấy làm lạ, En- đru đi theo bà Pây-giơ đến chỗ cuối hành lang. Bà ta mở cửa một gian buồng rồi cất giọng viu vẻ:
- Mình ơi, ông Ét-Uất ơi. Đây là bác sĩ Men-sân, người phụ tá mới của chúng tạ Ông ấy đến chào mình đấy.
Gian phòng dài ngoẵng, đồ đạc tồi tàn, rèm che kín mít, trong lò sưởi leo lét một ngọn lửa nhỏ. Khi En- đru bước vào thì bác sĩ Ét-Uất Plây-giơ từ từ trở mình trên giường có vẻ khó nhọc lắm. Ông khoảng sáu mươi tuổi, cao gầy, nét mặt rắn rỏi, đôi mắt sáng và mệt mỏi. Tất cả vẻ mặt và bộ dạng ông lộ rõ nỗi đau đớn và một tâm trạng chán chường, nhẫn nhục. Và còn có một cái gì hơn thế nữa. Aùnh sáng của ngọn đèn dầu hắt lên gối cho thấy một bên mặt ông cứng đờ, bất động, như bằng sáp. Nửa người bên trái ông cũng bị liệt như vậy, và bàn tay trái đặt trên tấm chăn vá víu, co quắp như một mẩu chỉ cụt bóng nhẫy.
Nhìn thấy những dấu hiệu của một căn bệnh nghiêm trọng lâu năm này, En- đru bỗng kinh hoàng. Không khí im lặng nặng nề. Cuối cùng, bác sĩ Pây-giơ cất tiếng nói, chậm chạp, khó khăn, tiếng nọ hơi nhíu với tiếng kia.
- Tôi mong rằng ở đây ông sẽ cảm thấy dễ chịu. Tôi mong rằng công việc không quá vất vả đối với ông. Ông còn trẻ lắm.
En- đru ngượng ngịu trả lời:
- Thưa ông, tôi năm nay hai mươi tư tuổi. Đây là lần đầu tiên tôi nhận việc, thưa đúng thế, nhưng tôi không ngại công việc.
Blốt- đoen Pây-giơ hớn hở:
- Đó! Mình thấy chưa, Ét-Uất! Tôi đã bảo mình là chúng ta sẽ gặp may với người phụ tá sau mà!
Mặt ông Pây-giơ trông càng đờ đẫn. Ông nhìn En- đru, rồi có vẻ như không muốn để tâm đến nữa, giọng mệt mỏi nói:
- Tôi hy vọng ông sẽ ở lại đây.
- Ô hay! Nói năng lạ nhỉ! – Blốt- đoen kêu lên, rồi quay sang En- đru cười xin lỗi – Chả là ông ấy hôm nay hơi mệt một chút, ít hôm nữa là lại dậy làm việc ngay đấy mà. Có phải thế không, mình yêu quý? – Bà ta cúi xuống hôn chồng thắm thiết. – Tôi sẽ bảo chị En-ni mang cơm tối lên buồng mình khi nào ở dưới nhà ăn xong nhé.
Ông Pây-giơ không trả lời. Vẻ cứng đờ trên nửa mặt ông làm mồm ông méo xệch đi. Bàn tay còn cử động được thò ra phía quyển sách đặt trên chiếc bàn cạnh giường.
En- đru đọc nhan để cuốn sách: “Các loài chim rừng châu Aâu”. Trước khi con người bất toại đó bắt đầu đọc sách, En- đru đã cảm thấy anh được phép rút lui rồi.
En- đru bước xuống nhà ăn tối, óc rối bời những ý nghĩ. Anh nhận chân làm phụ tá bác sĩ này sau khi đọc một tin tìm người đăng trên tờ”Mũi dao chích”. Trong thư từ trao đổi với bà Pây-giơ đưa đến kết cục là anh nhận đến đây làm việc, không thấy đả động tý gì đến bệnh tật của bác sĩ Pây-giợ Mà bác sĩ Pây-giơ thì rõ ràng bị bệnh nặng rồi. Không còn có nghi nghờ về bệnh xuất huyết não trầm trọng đã làm cho ông ta phải liệt giường liệt giường liệt chiếu thế kia. Phải hàng tháng nữa ông ta mới làm việc được, nếu như vạn nhất ông ta còn có thể trở lại làm việc.
En- đru cố gạt những mối băn khoăn lo nghĩ này ra khỏi đầu. Anh còn trẻ, khoẻ mạnh, anh không ngại phải làm thêm việc vì ông Pây-giơ đau ốm. Đang trong tâm trạng phấn chấn, anh chỉ những mong sao có thật nhiều người bệnh mà thôi.
Ba Plây-giơ tươi tỉnh nói khi bước vào buồng ăn:
- Ông Men-sân thân mến, hôm nay ông gặp may đấy. Ông có thể ăn bữa tôi ngay bây giờ. Không phải khám bệnh cho ai hết. Đai Gien-kin giải quyết xong cả rồi.
- Đai-Gien-kin?
- Người dược tá của chúng ta ấy mà – Bà Pây-giơ thản nhiên nói – Một anh chàng khéo tay, lại chịu khó nữa. Có người còn gọi anh ta là bác sĩ Gien-kin cơ đấy, nhưng cố nhiên không thể sánh được với bác sĩ Pây-giơ rồi. Mười hôm vừa qua, toàn là anh ta mổ xẻ và khám bệnh cả.
En- đru nhìn bà Pây-giơ trân trân với một nỗi lo ngại mới. Tất cả những điều anh đã được nghe nói, đã được báo trước về những lối làm việc đáng ngờ trong ngành y tại những vùng thung lũng xa xôi hẻo lánh ở xứ Uên này hiện lên trong óc anh. En- đru phải cố ghìm mình lắm mới không bật ra thành lời.
Bà Pây-giơ ngồi ở đầu bàn, xoay lưng lại lò sưởi. Khi đã yên vị thoải mái trên chiếc ghế riêng có lót một lần nệm rồi, bà ta buông ra một hơi thở dài khoan khoái tưởng tượng đến những gì sắp dọn ra và rung chiếc chuông nhỏ ở trước mặt. Chị người làm mang thức ăn lên. Chị tuổi nhơ nhỡ, mặt hơi tái và rất sạch sẽ. Chị đưa mắt nhìn trộm En- đru.
- Chị En-ni này. Đây là bác sĩ Men-sân – Bà Pâygiơ nói to, phết bơ vào một khoanh mì mềm xốp rồi đưa cả vào mồm.
En-ni không trả lời. Chị nín lặng dọn cho En- đru một khoanh thịt bò nguội mỏng tang và dọn cho bà Pây một món thịt bò rán hành nóng hổi kèm theo một chai bia nâu con. Tay nhấc chiếc nắp đậy đĩa ăn riêng của mình và xắn khúc thịt bò mềm ngọt làm miệng bà ta chua chi đã ứa nước miếng, ba Plây-giơ giải thích:
- Tôi không ăn trưa được mấy, bác sĩ Men-sân ạ. Với lại, tôi phải chú ý chế độ ăn uống của tôi lắm cợ Vì cái máu của tôi ấy mà… Tôi phải dùng tí ti bia cũng vì máu của tôi đấy.
En- đru ra sức nhai khoanh thịt dai ngoách trên dĩa của mình và kiên gan uống nước lã. Sau một giây phút căm phẫn qua nhanh, cái mà anh phải cố sức ghìm lại chính là tính hài hước, châm biếm của anh. Sự cố yếu giả tạo của bà Pây-giơ lộ liễu và trơ trẽn đến nỗi anh phải gắng lắm mới khỏi cười phá lên.
Trong bữa ăn, Blốt- đoen Pây-giơ ăn nhiều, nói ít. Sau cùng, bà ta lấy bánh mì quệt hết nước thịt bò, ăn hết khúc thịt nướng, tặc lưỡi tợp nốt những giọt bia cuối cùng, ngả người vào lưng ghế, thở phì phò, đôi má bánh đúc đỏ bóng lên. Giờ đây bà ta có vẻ muốn ngồi nán lại bàn ăn chờ đón những chuyện tâm tình, có lẽ bà ta sẽ thử tìm hiểu, theo cách táo tợn riêng của mình, xem Men-sân là người như thế nào.
Quan sát En- đru Men-sân, Blốt- đoen Pây-giơ thấy anh là một chàng trai trẻ, gầy gò, vụng về, mái tóc sẫm, nét mặt khá rắn rỏi, gò má cao, chiếc cầm thanh tú và đôi mắt xanh biếc.
Đôi mắt ấy, khi En- đru ngước lên thì nhìn thẳng vào mặt người ta với vẻ xét hỏi, mặc dầu có những nếp nhăn đăm chiêu nôn nóng trên trán. Ngồi trước mặt Blốt- đoen Plây-giơ đúng là một mẫu người Xen-tích mà bà ta không biết. Tuy bà ta nhận ra những nét cương nghị và thông minh sắc sảo trên khuân mặt En- đru, nhưng bà ta hài lòng nhất là cách En- đru chấp nhận không chần chừ khoanh thịt bò nguội mỏng dính nấu từ ba hôm trước. Blốt- đoen suy tính rằng tuy En- đru trông có vẻ đói ăn nhưng chắc anh cũng không phải là người khó nuôi.
Lấy chiếc kim cài đầu xỉa răng, Blốt- đoen Plây-giơ lại thân mật vui vẻ nói:
- Tôi tin chắc ông và tôi, chúng ta sẽ làm ăn hòa thuận với nhau. Tôi cũng phải đến lượt gặp vận may chứ – Giọng ngọt ngào, Blốt- đoen kể cho En- đru nghe những nỗi phiền muộn của mình và nói qua về tình hình công việc ở đây – Thật là cơ cực, ông bạn thân mến ạ. Ông không thể hiểu nổi đâu. Cứ nghĩ mà xem, bác sĩ Pây-giơ thì đau ốm, những người phụ tá thì tồi tệ xấu xa, không thu về được tí gì mà tiền thì cứ trôi ra như nước… Có nói ông cũng không tin! Tôi lại còn khốn khổ ve vãn ông giám đốc và các quan chức của công ty mỏ nữa chứ! Tiền công khám và điều trị bệnh nhân đều ở họ mà ra cả – cũng chẳng nhiều nhặn gì đâu – Bà ta vội nói thêm – Ông hiểu không, công việc làm ăn ở Blây-nen-li là như thế này: Công ty mỏ có ba bác sĩ chính nghạch, nhưng ông nên nhớ rằng bác sĩ Pây-giơ là người tài giỏi nhất đám, bỏ xa những người kia. Chưa kể đến ông thời gian ông ấy đã sinh sống ở đây! Gần ba mươi năm trời, nếu không phải là lâu hơn nữa, một điều đáng kể đấy nhé! Thế. Các bác sĩ muốn lấy bao nhiêu phụ tá cũng được. Bác sĩ Pây-giơ thì có ông này, bác sĩ Liu-ít thì có một gã tên là Đen-ni,… nhưng những người phụ tá không bao giờ nằm trong danh sách chính thức của Công tỵ Tóm lại, như tôi nói, Công ty khấu trừ một khoản tiền lương của tất cả các thợ mà Công ty thuê làm việc tại các mỏ và các công trường, lấy tiền đó trả cho các bác sĩ chính nghạch tùy theo một số người đăng ký ghi tên chữa bệnh ở mỗi bác sĩ.
Bà ta phải ngừng lại vì đã bắt sự ngu dốt và cái dạ dầy quá nặng của mình làm việc quá nhiều.
- Tôi thấy đã hiểu được lề lối làm việc, bà Pây-giơ ạ.
Blốt- đoen cười khanh khách:
- Thế thì ông không phải bận tâm gì đến nó nữa nhé. Ông chỉ cần nhớ là ông làm việc cho bác sĩ Pây-giơ là đủ. Đó là cái chính, bác sĩ Men-sân ạ. Chỉ cần nhớ là ông làm việc cho bác sĩ Pây-giơ và thế là giữa ông với cái thân tôi bé bỏng đáng thương này, hai ta sẽ làm ăn rất chi là hoà thuận với nhau.
En- đru lặng quan sát người đàn bà này. Anh có cảm tưởng như bà ta vừa tìm cách gợi lòng thương hại của anh, vừa ra oai với anh dưới cung cách ân cần nhẹ nhàng đó. Còn bà ta thì có lẽ cảm thấy mình đã trót quá cởi mở, dễ dãi. Đưa mắt nhìn đồng hồ, bà ta rướm thẳng người lên, cài lại chiếc kim lên mớ tóc đen nhẫy rồi đứng dậy, giọng khác hẳn, gần như ra lệnh:
- À này, nhà số 7 phố Giai- đa mời thăm bệnh đấy. Họ đến mời trước lúc năm giờ. Ông đến đấy ngay đi.