Chương 2

En- đru đi thăm bệnh ngay tức thì, với một cảm giác khó nói, gần như nhẹ nhõm. Anh mừng được có dịp bức ra khỏi những xúc cảm kỳ quặc ngược nhau nảy sinh từ lúc anh đặt chân tới Brin-gao- Ợ Anh đã lờ mờ đoán ra tình hình công việc và cách Blốt- đoen dùng anh làm thay người thầy thuốc chính nay không còn khả năng làm việc nữa. Thật là một hoàn cảnh kỳ lạ, khác xa những bức tranh lãnh mạn mà trí tưởng tượng của anh có thể vẽ ra. Tuy vậy, dù sao,đối với anh, công việc là cái chủ yếu, ngoài ra mọi chuyện khác đều là vụn vặt. Anh khao khát bắt tay vào việc. Bất giác anh rảo bước, lòng bồn chồn hân hoan với ý nghĩ… Đây là người bệnh đầu tiên của mình.
Trời hãy còn mưa khi En- đru bước qua bãi đất trống đen xạm, bẩn thỉu, rẽ sang phố nhà thờ, đi về phía bà Pây-giơ đã chỉ một cách chung chung. Mặc dầu đi giữa đêm tối, En- đru cũng thấy được hình thù của thị trấn. Những cửa hiệu của nhà thờ – Nhà thờ của giáo phái Xai- Ơn, Kê-pơn, Hê-bron, Bê-thơn, Bê-thê-xđa – anh đi qua dễ đến tròn một chục cái, rồi đến cửa hàng hợp tác rộng lớn và chi nhánh của ngân hàng miền tây, tất cả đều nằm trên đường phố chính ở tít dưới lòng thung lũng. Một cảm giác nặng nề đặc biệt đè lên ngực làm anh cảm thấy mình như bị vùi sâu dưới đáy khe núi này. Ngoài đường không còn mấy người đi lại. Từ phố Nhà thờ rẽ sang hai bên không xa là những dãy nhà ở của dân thợ, mái nhà xanh lam, chạy thẳng thước thợ với nhau. Và xa xa, ở tít đầu khe núi, dưới một vầng ánh sáng toa? ra thành hình rẻ quạt trên bầu trời đùng đục và khu mỏ sắt và nhà máy luyện kim Blây-nen-li.
Đến số 7 phố phố Glai- đa, En- đru hổn hển gõ cửa và được đưa ngay vào gian bếp, nơi bệnh nhân đang nằm trên một cái giường, đặt sâu trong hóc tường. Bệnh nhân là một phụ nữ còn trẻ, vợ một người thợ nấu thép tên là Uy-liêm. Bước lại bên giường người bệnh, tim đập thình thình, đầu óc căng thẳng, điểm khởi đầu thực sự của cuộc đời anh. Biết bao lần anh đã nghĩ đến giờ phút này khi anh đang trong đám sinh viên nghe giáo sư Lem-plu giảng bài! Bây giờ không còn có bạn bè hỗ trợ, không còn chuyện trả bài một cách thoải mái nữa. Bây giờ anh chỉ có một mình, trước một người bệnh mà anh phải chuẩn đoán và điều trị, không nhờ cậy được một ai. Bỗng nhiên, lòng đau quặn, anh nhận ra mình luống cuống, không có kinh nghiệm, hoàn toàn không được chuẩn bị gì cho nhiệm vụ này.
En- đru khám thật cẩn thận, tỉ mỉ, trong khi người chồng đứng bên cạnh trong gian phòng nền đá chật chội sáng lờ mờ. Không còn nghi ngờ gì nữa, chị phụ nữ này ốm rồi. Chị ta kêu đau đầu không chịu được. Nhiệt độ, mạch, lưỡi, đều cho thấy là có bệnh, mà bệnh nặng. Nhưng là bệnh gì? En- đru lo lắng tự đặt cho mình câu hỏi khi anh cúi xuống khám lại. Người bệnh đầu tiên của anh! Ồ, anh biết là anh quá lo! Nhưng nhỡ anh lầm, lầm lẫn ghê gớm thì sao? Tệ hơn nữa, nhỡ anh nhận ra mình không thể chuẩn đoán ra bệnh gì thì sao? Anh bỏ sót một cái gì ư? Không sót một cái gì cả. Thế mà anh vẫn thấy mình đang cố tìm cho ra cân giải đáp, cố tập hợp các triệu chứng lại dưới tên một căn bệnh cụ thể nào đó mà không được. Sau cùng, hiểu rằng không thể kéo dài cuộc tìm kiếm thêm nữa, En- đru từ từ đứng thẳng người lên, gập ống nghe lại, lắp bắp:
- Chị ấy có bị lạnh không? – En- đru hỏi, mắt dán xuống sàn nhà.
- À, có ạ – Uy-liêm vội trả lời. Người chồng có vẻ hoảng khi thấy cuộc khám bệnh kéo dài – Thưa bác sĩ, tôi quả quyết là nhà tôi bị lạnh, cách đây ba bốn hôm.
En- đru gật đầu, khó nhọc tìm cách gây cho người chồng một niềm tin mà mà chính anh không có. Anh lí nhí:
- Mấy hôm nữa là chị ấy sẽ khỏi. Độ nửa tiếng nữa, anh đến trạm xá nhé. Tôi sẽ cấp cho anh một lọ thuốc.
En- đru cáo từ hai vợ chồng rồi trở về trạm xá, đầu cứ cúi gằm suy nghĩ miên man, tuyệt vọng. Trạm xá là một căn nhà gỗ tồi tàn ở đầu lối đi vào nhà bác sĩ Pây-giợ Thắp ngọn đèn hơi, En- đru bắt đầu đi đi lại lại bên cạnh những cái giá bụi bặm để đầy những lọ màu xanh lam, xanh lục, nặn óc suy nghĩ, mò mẫm trong tôi. Không có một triệu chứng rõ rệt nào. Đúng, hẳn là cảm lạnh. Anh lầu bầu, rối óc, kinh hãi và tức tối trước sự bất lực của mình. Anh đành phải buộc lòng cứ bỏ mặc đấy. Gặp phải những trường hợp bí, giáo sư Lem-plu thường có một công thức ngắn gọn mà ông dùng rất khéo léo: sốt KRNN(sốt không rõ nguyên nhân). Vừa không liên lụy, vừa đúng, mà nghe có một âm hưởng hết sức khoa học!
Vẻ khổ sở, En- đru lấy ra một cái lọ nhỏ sáu ao-xơ trong một quầy thuốc và bắt đầu pha một thứ thuốc hạ nhiệt, trán nhăn lại suy nghĩ. Ka-li-ni-trát, na-tri xa-li-xi-lát… muối na-tri nằm ở cái xứ nào? À, đây rồi. En- đru cố vui lên bằng cách tự nhủ đây toàn là những thứ thuốc tốt nhất, không chê vào đâu được, thể nào cũng giảm sốt, chắc chắn là có tác dụng tốt. Giáo sư Lem-plu đã nhiều lần dạy rằng không có thứ thuốc nào có công hiệu chung chung bằng na-tri xa-li-xi-lát.
En- đru pha thuốc vừa xong, đang viết tên thuốc vói một cảm giác khoan khoái hoàn thành công việc thì chuông trạm xá vang lên một tiếng “bình” cửa ngoài bật mởvà bước vào là một người đàn ông trạc ba mươi tuổi, mập mạp, vuông vức, sức lực, mặt đỏ au, theo sau có một con chó. Không khí trầm xuống một lúc trong khi con chó loang màu mực và đỏ tía ngồi chồm hổm trên hai chân sau đầy bùn và người đàn ông nhìn En- đru từ đầu đến chân. Người khách lạ mặc một bộ đồ bằng vải nhung cũ, đi tất nâu, giày thô đóng cá, chiếc áo choàng bằng vải sơn giả da sũng nước khoác trên vai. Giọng nói anh ta, khi cất lên, có một vẻ lịch sự mỉa mai và đúng phép tắc đến khó chịu.
- Tôi qua đây thấy có ánh đèn chiếu qua cửa sổ. Tôi nghĩ nên vào chào ông một câu. Tôi là Đen-ni, phụ tá của bác sĩ Liu-ít đántháng.
Hốp vẽ ra cho En- đru những bức tranh châm biếm sinh động về cái Ủy ban này. Huân tước Uy-liêm Điu- Ơ, vị chủ tịch ngoài chín mươi tuổi, đi đứng thì lập cà lập cập nhưng tính tình thì ngang bướng bất trị, được Hốp đặt cho cái tên là ngài “Bin-li thừa khuy” này là chủ tịch của hầu hết các ủy ban khoa học ở Anh. Ngoài ra, chính cụ là người giữ tiết mục “Câu chuyện khoa học dành cho trẻ em” trên đài phát thanh được khắp nơi say mê theo dõi.
Rồi có giáo sư Uyn-ni, được các sinh viên của ông gọi bằng một cái tên rất hợp là “nghẽo còm”; có Che-lít, một người không đến nỗi tồi cho lắm khi nào ông quên đề cao mình là Ra-bơ-le Pa-xtơ Che-lít; và có bác sĩ Mo-rít Ghét-xbi.
- Anh có biết Ghét-xbi không? – Hốp hỏi.
- Tôi đã gặp ông tạ – En- đru kể lại kỳ thi của anh.
- Đúng, đúng là ông Mo-rít của chúng tôi đấy – Hốp chua chát nói – Đâu đâu ông ta cũng thích sục vào. Một ngày nào, ông ấy sẽ len vào được cả Hội dược học Hoàng gia cho mà xem. Ghét-xbi là một kẻ rất mực khôn khéo, nhưng ông ta lại không chú trọng đến nghiên cứu. Ông ta chỉ chú trọng đến bản thân mình. – Hốp bỗng cười phá lên – Ro-bớt Eùp-bi có một chuyện rất hay về Ghét-xbị Ghét-xbi muốn gia nhập câu lạc bộ “Mông bò”, một trong những hội ăn uống thường có ở Luân Đôn, mà đây hình như là một hội khá lịch sự. Thế là Eùp-bi, một tay có thần thế và hay thích giúp đỡ, hứa sẽ hết sức vận động cho Ghét-xbi được vào hội, nào ai biết được vì lẽ gì. Một tuần sau, gặp Eùp-bi, Ghét-xbi hỏi: “Tôi được vào hội rồi chứ?” Eùp-bi đáp: “Không, ông không được vào”. Ghét-xbi nổi nóng: “Bú dù! Ông không muốn nói là tôi bị tẩy chay đấy chứ?” Eùp-bi bảo: “Đúng là bị tẩy chaỵ Này Ghét-xbi, ông đã bao giờ được nhìn một đĩa trứng cá muối chưa?” – Hốp ngả người ra đằng sau cười sặc sụa. Một lát sau, anh nói thêm – Eùp-bi cũng là một người trong Ủy ban tạ Ông ta là một người thẳng thắn. Nhưng ông ta thừa thông minh để không mấy khi ló mặt đến Ủy ban này.
Đây là bữa tiệc đầu tiên của nhiều bữa trưa mà En- đru và Hốp ăn cùng với nhau. Mặc dầu vẫn còn giữ lối châm chọc của tuổi sinh viên và bản tính cợt nhả, suồng sã, nhưng Hốp rất thông minh. Những lời xấc xược của anh có một âm điệu lành mạnh, thành thật, En- đru cảm thấy một ngày kia Hốp sẽ làm được những việc to tát, đáng kể. Thực vậy, những lúc nói chuyện nghiêm túc, Hốp nhiều khi tỏ ra khao khát trở lại công việc chân chính mà anh đã tự đề ra cho mình là phân lập men dạ dày.
Thỉnh thoảng Gin đến ăn trưa cùng bới họ. Hốp đánh giá Gin bằng một câu đặc sắc: “một tay nhỏ người tốt bụng!” Gin đã từ một nhân viên cạo giấy phấn đấu leo tới chức chủ sự, và đằng sau cái vỏ bề ngoài do ba mươi năm làm việc trong ngành hành chính tạo nên, ông là một con người tử tế. Ơû sở, Gian làm việc như một cái máy nhỏ trơn dầu, dễ sử dụng. Ông đáp xe lửa từ Xăn-bơ-ri đến nơi làm việc, sáng nào cũng đúng chuyến tàu ấy, và tối nào cũng về nhà bằng con tàu ấy, trừ phi bị “mắc bận”. Ơû Xăn-bơ-ri, Gin sống với vợ và ba cô con gái; nhà có một mảnh vườn nhỏ trồng hồng. Bề ngoài, Gin trông rất đúng loại người mà ông có thể được coi là kiểu mẫu hoàn hảo: người ngoại ô đỏm dáng. Tuy nhiên, bên trong là một ông Gin thực, một ông Gin yêu mến cảnh vật mùa đông ở I-a-mớt và tháng chạp năm nào cũng về đấy nghỉ, là người có một quyển kinh thánh kỳ lạ đã gần như thuộc lòng đó là một quyển sách nahn đề “Hát-gi Ba-ba”; là người trong suốt mười lăm năm làm việc ở Ủy ban này vẫn say mê một cách ngốc nghếch những con chim cánh cụt trong vườn nhà.
Một lần, bàn ăn có thêm người thứ tư là Cơ-ri-xtin. Gin tỏ ra niềm nở ân cần hơn hẳn mọi ngày. Ngay Hốp cũng giữ một thái độ hòa nhã đáng khen. Hốp thổ lộ với En- đru là ngày gặp bà En- đru, Hốp không còn kiên quyết sống mãi cuộc sống độc thân như trước nữa.
Ngày tháng trôi nhanh. Trong thời gian chờ đợi kỳ họp của Ủy ban, En- đru cùng với Cơ-ri-xtin đi tìm hiểu Luân Đôn. Hai người đi chơi bằng tàu thủy đến Rít-smân. Họ vào xem thử một rạp hát tên là “Già Vích”. Họ được biết nhiều cảnh đồi lộng gió ở Hem-xtít, được hưởng cái thú uống cà phê ngoài quán giữa nửa đêm. Họ đi bộ dạo chơi trên xa lộ Rao và bơi thuyền trên hồ Xơ-pơn-tai. Họ đã hiểu thế nào là khu Xâu-hâu (#4). Khi họ không cần phải giở bản đồ ra xem trước khi bước xuống các ga xe điện ngầm nữa thì họ đã có thể bắt đầu cảm thấy họ là người Luân Đôn.
-----------------
Chú thích:
(1-) Khu ngoại ô ở Tây Nam Luân Đôn, có nhiều nghệ sĩ và nhà văn ở.
(2-) To-mớt Ca-lai (1795-1881), nhà viết sử, nhà triết học và phê bình văn học Anh.
(3-) “Hope” vừa là tên riêng chỉ người vừa có nghĩa là “Hy vọng”.
(4-) “Xâu-hâu” nằm ở khu Tây Luân Đôn, nổi tiếng về các quán ăn, và dân ở đây hầu hết là người nước ngoài.