Chương 31

Chiều ngày mười tám tháng chín đã tập hợp được các vị ủy viên Uûy ban lao động hầm mỏ lại và là một dịp để En- đru cuối cùng làm quen với họ. Ngồi giữa Gin và Hốp, cảm thấy con mắt cợt nhả của Hốp chĩa vào mình, En- đru chăm chú theo dõi các vị ủy viên bước vào phòng họp dài, gờ tường thếp vàng của Uûy ban: Uyn-ni, bác sĩ Len-xơ-lốt Đốt Ken-tơ-bơ-ri, Che-lít, Huân tước Ro-bớt Ép-bi, Ghét-xbi và cuối cùng là chính ngài “Bin-li thừa khuy” Điu- Ơ.
Trước lúc Điu- Ơ vào, Eùp-bi và Che-lít đã đến chúc mừng En- đru được bổ nhiệm vào chức vụ mới của anh. Eùp-bi nói từ tốn vài lời, giáo sư Che-lít tuôn ra một tràng những câu chào hỏi ân cần sáo rỗng. Còn Điu- Ơ, vừa bước vào phòng, đã quay sang phía Gin hỏi với giọng the thé đặc biệt của lão:
- Ông bác sĩ thanh tra mới của chúng ta đâu rồi, ông Gin? Bác sĩ Men-sân đâu?
En- đru đứng dậy, anh kinh ngạc trước diện mạo của Điu- Ơ, nó vượt xa cả sự miêu tả của Hốp. Bin-li người thấp bé, lòng còng, mà râu tóc, lông lá nhiều. Quần áo cũ kỹ, gi-lê hoen ố nhiều chỗ, chiếc măng-tô màu xanh nhờ nhờ phồng lên đầy những giấy tờ, báo cáo và biên bản của dễ đến một chục hội khác nhau. Không thể viện cớ gì biện bạch cho sự luộm thuộm đó được: lão nhiều tiền và nhiều con gái, một cô lại lấy một vị khanh tướng triệu phú trong triều, thế mà bây giờ, và bao giờ cũng thế, trông lão như một con bú dù già lôi thôi lếch thếch.
- Năm 1880, tôi có quen một ông Men-sân tại Quin – Lão niềm nở nói như rít lên thay cho lời chào.
Hốp không giữ được mồm, khẽ nói:
- Chính ông này đấy, thưa ngài.
Điu- Ơ nghe được. Lão liếc mắt một cách lịch sự qua chiếc kính vành thép kẹp ở đầu mũi:
- Làm sao ông biết được, bác sĩ Hốp? Lúc bấy giờ, ông còn chưa mặc quần thủng đít cơ mà. Hí! Hí! Hí! Hí!
Cười khúc khích, Điu- Ơ về chỗ ngồi của lão ở đầu bàn. Trong số các đồng nghiệp của lão đã ngồi yên chỗ, không một ai chú ý đến lão. Một cái nếp của Uûy ban này là thái độ dửng dưng kênh kiệu đối với người lân cận. Nhưng điều đó không hề làm cho Điu- Ơ lúng túng. Rút ở túi ra một xấp giấy tờ, lão uống một ngụm nước ở bình nước, cầm lấy chiếc búa nhỏ đặt ở trước mặt rồi nên mạnh xuống bàn đánh cạch một cái.
- Thưa các vị, thưa các vị! Bây giờ ông Gin sẽ đọc biên bản.
Giữ chức thư ký Uûy ban, Gin nhanh nhẩu cất cao giọng đọc biên bản kỳ họp trước khi đó, không mảy may để tâm gì đến những lời trầm bổng ấy, Điu- Ơ hết sục sạo đống giấy tờ của lão lại nhấp nháy con mắt ân cần về phía En- đru ngồi ở cuối bàn mà lão vẫn còn lờ mờ liên tưởng đến cái ông Men-sân ở Quin năm 1880.
Gin đọc xong, Điu- Ơ đã vung ngay chiếc búa.
- Thưa các vị! Chúng ta đặc biệt vui mừng vì có vị bác sĩ thanh tra mới của chúng ta cùnng dự họp hôm naỵ Tôi còn nhớ, mới hồi năm 1904, tôi đã nhấn mạnh đến yêu cầu phải có thường xuyên một thầy thuốc lâm sàng bên cạnh Uûy ban làm người trợ thủ vững vàng cho các bệnh lý học mà chúng ta thỉnh thoảng nẫng của bên khoa nghiên cứu Bách-hao. Tôi nói lên điểm này một cách tôn trọng ông bạn trẻ của chúng ta là ông Hốp mà nhân đức… hí hí, mà chúng ta chịu ơn nhiều. Tôi lại còn nhớ mới hồi năm 1889…
Huân tước Ro-bớt Eùp-bi xen ngang:
- Thưa ngài, tôi tin rằng các thành viên khác trong Uûy ban thành thực mong được cùng ngài gửi lời chúc mừng đến bác sĩ Men-sân về bản luận án của bác sĩ về bệnh nhiễm bụi xi-lích. Tôi xin mạn phép nói rằng tôi coi đó là một công trình nghiên cứu lâm sàng đặc biệt kiên trì và độc đáo, một công trình, như Uûy ban ta biết rõ, có thể có những tác động hết sức sâu rộng đến các quy định của chúng ta về bệnh nghề nghiệp.
- Rất đúng, rất đúng! – Che-lít oang oang ủng hộ người được ông bênh vực.
- Đấy chính là điều mà tôi định nói, Ro-bớt ạ. – Giọng Bin-li Điu- Ơ bực bội. Đối với lão thì Eùp-bi còn là một người trai trẻ, gần như còn là một cậu sinh viên mà những lời chen ngàng cần phải được khiển trách nhẹ nhàng. – Tại kỳ họp trước, khi chúng ta quyết định công việc điều tra này cần được tiếp tục thì tên tuổi bác sĩ Men-sân đã được gợi lên ngay trong óc tôi. Bác sĩ Men-sân đã mở ra vấn đề này thì ông ta phải được tạo mọi điều kiện tiếp tục nó. Thưa các vị, chúng ta mong rằng bác sĩ Men-sân – đây là một ân huệ đối với En- đru nên lão nhấp nháy con mắt dưới hàng lông mày rậm với anh qua mặt bàn dài – sẽ được dịp đi thăm thú tất cả các mỏ nói chung. Chúng ta cũng mong rằng bác sĩ Men-sân sẽ có đủ mọi cơ hội thuận tiện để khám lâm sàng các thợ mỏ. Chúng ta sẽ dành cho bác sĩ Men-sân mọi phương tiện, trong đó có cả những hiểu biết sâu sắc về vi khuẩn học của bác sĩ Hốp, người bạn trẻ của chúng tạ Thưa các vị, nói tóm lại, chúng ta sẽ không từ một việc gì để bảo đảm cho vị bác sĩ thanh tra mới của chúng ta có khả năng đưa nhanh vấn đề nhiễm bụi này đến chỗ mỹ mãn trên phương diện khoa học và hành chính.
En- đru kín đáo hít vội một hơi thở dài. Thật là tốt đẹp, tuyệt diệu, tốt đẹp hơn anh hy vọng. Họ sẽ cho anh được toàn quyền tự do làm việc, hỗ trợ anh với quyền lực rộng lớn của họ, để cho anh được tha hồ lao vào việc nghiên cứu lâm sàng. Họ thật là những đấng thiên thần, không trừ một ai, và Bin-li Điu- Ơ chính là thượng đẳng thần Gây-brai- Ơn.
- Thưa các vị! – Điu- Ơ bỗng rít lên the thé, rút từ túi áo ra một đống giấy tờ – trước khi bác sĩ Men-sân bắt tay vào việc, trước khi chúng ta có thể cảm thấy được tự do để bác sĩ Men-sân tập trung nỗ lực lao vào vấn đề nói trên, có một việc khác bức thiết hơn mà tôi thấy ông ta cần gánh vác.
Im lặng. En- đru thấy tim mình thắt lại và dần dần xịu xuống khi Điu- Ơ nói tiếp:
- Bác sĩ Bích-xbai bên Bộ thương mại đã nêu lên với tôi tình trạng sai quy cách đáng ngại của các trang bị cấp cứu trong công nghiệp. Đương nhiên, điều luật hiện hành đã có mục quy định, nhưng quy định ấy co giãn và không thỏa đáng. Chẳng hạn, không có tiêu chuẩn cụ thể về kích thước và chất liệu của băng, về chiều dài và chất liệu của các loại nẹp bó xương gãy. Thế mà, thưa các vị, đây là một vấn đề quan trọng liên quan trực tiếp đến Uûy ban chúng tạ Tôi dứt khoát cho rằng vị bác sĩ thanh tra của chúng ta cần phải tiến hành một cuộc điều tra sâu rộng và sẽ trình một báo cáo và vấn đề này trước khi bắt đầu vấn đề hít bụi.
Im lặng. En- đru cuống cuồng đưa mắt nhìn khắp bàn. Đốt Ken-tơ-bơ-ri duỗi dài chân, ngửa cổ nhìn lên trần. Ghét-xbi đang vẽ ngoằn ngoèo trên tờ giấy thấm. Uyn-ni thì cau mày còn Che-lít ưỡn ngực hít hơi chuẩn bị lên tiếng.
Nhưng người phát biểu lại là Eùp- bi:
- Thưa ngài Uy-liêm Điu- Ơ, đây rõ ràng là một vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ thương mại hoặc Bộ Hầm mỏ chứ.
- Chúng ta trực thuộc cả hai bộ ấy – Tiếng Điu- Ơ rin rít – Chúng ta, hí, hí, là đứa con côi của cả hai.
- Đúng, tôi biết. Nhưng dù sao, vấn đề bông băng này tương đối nhỏ mọn, và bác sĩ Men-sân…
- Ông Ro-bớt, tôi xin quả quyết với ông là hoàn toàn không nhỏ mọn đâu. Vấn đề này sẽ được nêu lên tại Nghị viện nay mai. Tôi được Huân tước An-ga cho biết mới hôm qua đây thôi.
- Aù à. Nếu An-ga đã có ý kiến thì chúng ta không có cách nào khác. – Ghét-xbi dỏng tai lên, nói xen vào. Ghét-xbi có hể xu nịnh một cách sống sượng đến khó chịu và An-ga là người mà Ghét-xbi đặc biệt muốn chiều lòng.
En- đru thấy không thể không có ý kiến. Anh lúng túng:
- Thưa ngài Uy-liêm, xin thứ lỗi cho tôi… Tôi tưởng ở đây tôi sẽ làm công tác lâm sàng. Một tháng nay, tôi ngồi không ở bàn giấy, và bây giờ, nếu như tôi sẽ…
En- đru im bặt nhìn quang. Chính Eùp- bi là người đỡ lời cho anh:
- Ý kiến của bác sĩ Men-sân rất đúng. Trong bốn năm, bác sĩ Men-sân đã kiên nhẫn đi vào đề tài của mình và bây giờ, sau khi đem lại cho ông ta mọi điều kiện thuận lợi để mở rộng đề tài ấy thì chúng ta lại định cử ông ta đi đếm các mảnh băng.
- Ông Ro-bớt ạ, nếu bác sĩ Men-sân đã kiên nhẫn được bốn năm - Điu- Ơ the thé, thì ông ta có thể kiên nhẫn thêm chút ít nữa. Hí hí!
- Đúng, đúng thế – Che-lít oang oang – Rồi sau ông ta sẽ được tự do nghiên cứu bệnh nhiễm bụi xi-lích.
Uyn-ni hắng giọng. “Này, con nghẽo còm sắp hí lên đây này” – Hốp thì thầm với En- đru.
- Thưa các vị – Uyn-ni nói – từ lâu tôi đã yêu cầu Ủy ban ta nghiên cứu vấn đề mỏi cơ do sức nóng của hơi nước, một vấn đề mà tôi quan tâm sâu sắc, như các vị biết, và tôi có thể dám nói là cho đến nay các vị chưa dành cho nó một sự quan tâm thích đáng. Tôi thấy rằng nếu yêu cầu bác sĩ Men-sân chuyển hướng khỏi vấn đề nhiễm bụi, thì đây là một cơ hội tốt để đi vào vấn đề cực kỳ quan trọng là sự mỏi cơ…
Ghét-xbi nhìn đồng hồ:
- Tôi có một cuộc hẹn ở đường Ha-li đúng ba mươi nhăm phút nữa.
Uyn-ni tức giận quay người về phía Ghét-xbị Giáo sư đồng nghiệp Che-lít hậu thuẫn ông ta bằng một câu nóng nảy: “Xấc xược không chịu được”.
Sự huyên náo xem chừng sắp bùng ra. Nhưng bộ mặt vàng ệch của Điu- Ơ vẫn lịch sự tao nhã đằng sau hai hàng tóc mai dài chằm chằm nhìn vào đám người ngồi họp. Điu- Ơ không mảy may lúng túng. Lão đã điều khiển những cuộc họp như vậy từ bốn mươi năm nay rồi. Lão biết người ta ghét lão và muốn lão rút lui, những lão không chịu rút lui, lão sẽ không bao giờ rút lui. Cái sự to tướng của lão chứa đầy những vấn đề, những dữ kiện, những dự án, những phương trình, công thức bí hiểm, chứa đầy những sinh lý học và hóa học, những công trình nghiên cứu có thật và tưởng tượng: nó là một ngôi mộ cổ mái vòm huyền bí, nơi lảng vảng những bóng ma của những con mèo mất đầu, được chiếu sáng bằng những tia phân cực và rực hồng một kỷ niệm lớn là hồi lão còn là một đứa trẻ con, lão đã được Li-xtơ xoa đầu.
- Thưa các vị, tôi phải thưa với các vị rằng tôi đã gần như hứa hẹn với Huân tước An-ga và bác sĩ Bích-xbai là chúng ta sẽ hỗ trợ hai vị ấy trong vấn đề khó khăn này. Sáu tháng là đủ, bác sĩ Men-sân ạ. Có thể lâu hơn một tí. Công việc ấy không phải là không hấp dẫn. Nó sẽ đưa ông đến tiếp xúc với những con người và những sự việc, ông bạn trẻ ạ! Ông còn nhớ câu nói của La-voađi-ê về giọt nước chứ? Hí hí! Và bây giờ, về việc nghiên cứu bệnh lý những mẫu phẩm từ mỏ than Oen- đâu-vơ gửi đến do bác sĩ Hốp tiến hành trong tháng bảy vừa qua…
Đến bốn giờ họp xong, En- đru nhìn lại vấn đề với Gin và Hốp tại phòng làm việc của Gin. Tác dụng của Ủy ban này, và có lẽ của cái tuổi ngày một cao của nó, là tạo ra ở En- đru bước đầu của sự kềm chế. En- đru không say sưa và cũng không nổi nóng nữa, anh đành bằng lòng ngồi nắn nót vẻ chơi với một cái bút của nhà nước trên bàn làm việc của nhà nước.
Gin an ủi anh:
- Không đến nỗi tệ lắm đâu. Có nghĩa là đi khắp đất nước, tôi biết, nhưng cũng có thể khá vui đấy. Ông có thể đưa cả bà nhà đi cùng. Đây là Bác-xtơn này, trung tâm của toàn khu mỏ Đa-bi-sợ Và hết sáu tháng là ông có thể bắt đầu công việc của ông về bụi than được rồi.
Hốp cười hềnh hệch:
- Ông ta sẽ không bao giờ có cơ hội ấy đâu… ông ta sẽ làm người đếm băng… suốt đời mất thôi.
En- đru cầm lấy mũ.
- Cái phiền ở anh, Hốp ạ, là anh còn trẻ người non dạ.
En- đru về gặp Cơ-ri-xtin. Vì nàng nhất định không chịu bỏ lỡ cuộc hành trình nên thứ hai tuần sau, hai người mua lại một chiếc xe Mo-rít với giá sáu mươi bảng và cùng nhau lên đường tiến hành cuộc điều tra lớn về dụng cụ cấp cứu. Phải nói rằng họ thấy vui vui khi chiếc xe lao vùn vụt trên con đường đi lên miền Bắc. Bắt chước điệu bộ của lão “Bin-li thừa khuy” lái xe bằng chân, En- đru nói:
- Kệ cho La-voađi-ê năm 1832 muốn nói gì về giọt nước thì nói, chúng mình ở bên nhau là được rồi.
Công việc thật là ngu ngốc: kiểm tra các dụng cụ cấp cứu ở các mỏ than: nẹp, băng, bông, thuốc sát trùng, ga-rô, vân vân. Mỏ than nào khá thì trang bị đủ. Mỏ tha nào tồi thì trang bị tồi. Đi kiểm tra dưới hầm lò không phải là việc mới đối với En- đrụ Anh đã xuống hầm lò kiểm tra hàng trăm lần, anh đã bò hàng dặm đường trong lò tới nơi khấu than chỉ để nhìn một hộp băng đã được cẩn thận đặt ở đấy trước đó nửa giờ.
Tại những giếng lò nhỏ ở miền Ióoc-sơ cực nhọc, En- đru loáng thoáng nghe được các đốc công thì thầm với nhau:
- Gio- đi này, chạy nhanh đến báo Ơ-lếch ra ngay hiệu thuốc… - rồi quay sang nói với anh – Mời bác sĩ ngồi, một phút nữa chúng tôi sẵn sàng tiếp bác sĩ!
Tại Nót-tinh-âm, nói chuyện với các nhân viên cấp cứu buộc phải kiêng rượu, En- đru an ủi họ rằng trà lạnh là chất kích thích tốt hơn rượu mạnh. Ơû nơi khác thì anh lại cứ một mực khuyên uống rượu uýt-kị Nhưng thường thường anh làm việc với một sự chuyên cần đáng ngại. En- đru và Cơ-ri-xtin tìm được một chỗ ở thuận tiện tại một khu trung tâm. Sau đó, anh dùng xe hơi đi khắp vùng. Trong En- đru kiểm tra thì Cơ-ri-xtin ngồi đan ở hơi xa một tí. Họ có nhiều cuộc gặp gỡ, hầu hết là với các bà chủ đất. Họ đánh bạc với các thanh tra hầm mỏ. En- đru không ngạc nhiên khi thấy việc làm của anh khiến cho những con người dầy dạn, lăn lộn nhiều đó phải phì cười. Có điều đáng tiếc là cũng cười với họ.
Đến tháng ba thì hai vợ chồng trẻ về Luân Đôn. Họ bán lại xe – bị thiệt có mười bảng – rồi En- đru bắt tay vào viết báo cáo. Anh quyết định cung cấp cho Ủy ban những kết quả xứng đáng với đồng tiền của họ, cho họ hàng chồng thống kê, hàng trang biểu đồ, hình vẽ về từng khu vực với những đường biểu diễn chỉ các loại băng lượn lên khi những đường biểu diễn chỉ các loại nẹp gỗ lượn xuống. Anh nói với Cơ-ri-xtin là anh sẽ cho họ thấy anh đã hoàn thành công việc này đầy đủ đến thế nào và tất cả bọn họ đã lãng phí thời gian của họ đến nhường nào.
Đến cuối tháng, khi đã gửi vội một bản dự thảo báo cáo đến Gin, En- đru ngạc nhiên nhận được giấy của bác sĩ Bích-xbai mời anh lại Bộ Thương mại.
Đi cùng với En- đru dọc Oai-tơ-hôn, Gin hớn hở nói:
- Ông ta rất hào hứng với báo cáo của anh. Lẽ ra tôi không được để lộ cho anh biết. Nhưng thôi cứ nói: đây là một bước mở đầu may mắn cho anh đấy, anh bạn thân mến ạ. Anh chưa biết Bích-xbai quan trọng đến chừng nào đâu. Ông ta nắm trong tay toàn bộ guồng máy quản trọ trong công nghiệp.
Hai người mất khá nhiều thời giờ mới đến được bác sĩ Bích-xbai. Họ phải cầm mũ đứng chờ tại hai tiền sảnh rồi mới được dẫn vào phòng chính. Dù sao, cuối cùng thì cũng gặp được Bích-xbai – một con người bệ vệ mà thân mật, mặc bộ quần áo màu xám sẫm và đôi ghệt màu sẫm hơn, áo vét-tông cài chéo, vẻ bận rộn và quyền thế.
- Mời các ông ngồi. Ông Men-sân, tôi đã đọc bản dự thảo báo cáo của ông. Tuy nói ra bây giờ là sớm song tôi phải nói tôi bằng lòng lắm. Rất khoa học. Biểu đồ rất đầy đủ. Đó là điều mà chúng tôi muốn có tại bộ này. Vì chúng ta sẽ phải tiến hành tiêu chuẩn hóa các loại trang bị tại các nhà máy và hầm mỏ cho nên ông cần phải biết ý kiến của tôi. Trước hết, tôi thấy ông đề nghị lấy loại băng rộng bả nhất là loại băng ba in-sợ Nhưng tôi lại muốn là loại hai in-sơ rưỡi. Ông sẽ đồng ý với tôi chứ, phải không?
En- đru cảm thấy bực mình, có thể là do đôi ghệt.
- Cá nhân tôi, nói về các mỏ, tôi nghĩ băng càng rộng bản bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Dẫu vậy tôi cho rằng rộng hẹp thì cũng không có gì khác nhau nhiều cho lắm.
Bích-xbai đỏ gáy:
- Sao hở? Không khác nhau à?
- Không khác nhau mảy may.
- Thế ông không thấy, ông không nhận thức được rằng đây là một vấn đề đụng chạm đền toàn bộ nguyên tắc tiêu chuẩn hóa à? Nếu chúng tôi đề xuất ý kiến hai in-sơ rưỡi mà ông lại đề nghị ba in-sơ thì sẽ rắc rối to.
- Vậy thì tôi đề nghị ba in-sơ – En- đru lạnh lùng đáp.
Bích-xbai nổi cáu, có thể thực sự nhìn thấy cái cáu ấy nổi lên:
- Thái độ của ông thật khó hiểu. Bao nhiêu năm nay chúng tôi đã cố gắng để tiến tới loại băng hai in-sơ rưỡi. sao…, ông không thấy tầm quan trọng của vấn đề này lớn đến thề nào à?
En- đru cũng nổi nóng không kém.
- Có, tôi có thấy! Ngài đã xuống dưới lò bao giờ chưa? Tôi thì tôi đã xuống rồi đấy. Tôi đã tiến hành ngay dưới lò một ca mổ kinh khủng, tôi phải nằm dài, dán bụng xuống một vũng nước, chỉ có mỗi một ngọn đèn an toàn đi lò, không có phòng mổ, bàn mổ gì cả. Tôi xin nói thẳng với ngài rằng một sự chênh lệch cầu kỳ nửa ib-sơ về bề rộng cùa băng không có mảy may ý nghĩa gì hết.
En- đru ra khỏi công sở này nhanh hơn lúc vào, đi sau anh là Gin, vặn vẹo hai bàn tay với nhau và phàn nàn về chuyện to tiếng vừa qua suốt đường về tới trụ sở Ủy ban.
Về tới nơi, đứng trong phòng làm việc của mình, En- đru nghiêm trang nhìn xuống tàu bè đi lại trên sông, nhìn xuống đường phố náo nhiệt, nhộn nhịp, xe hơi, xe buýt, tàu đện chạy leng keng qua cầu, người qua kẻ lại, tất cả mạch đập sôi động của cuộc sống.
En- đru nôn nao nghĩ bụng:
- Mình không quen với guồng máy ở đây. Mình phải ở ngoài kia cơ… chỗ của mình là phải ở ngoài kia.
Eùp-bi không đến dự các phiên họp của Ủy ban nữa. Che-lít đã làm cho En- đru nản lòng, thậm chí hoảng hốt khi ông ta đưa En- đru đi ăn trưa cách đây một tuần và báo trước cho anh biết Uyn-ni đang ráo riết vận động để kéo anh sang cuộc nghiên cứu sự mỏi cơ của ông trước khi xúc tiến vấn đề nhiễm bụi xi-lích.
En- đru suy nghĩ và tuyệt vọng, anh cố nhìn tình hình với con mắt hài hước:
- Nếu đến nước ấy, cộng thêm vào chuyện bông băng đã qua, thì mình có lẽ đến phải xin một cái thẻ độc giả tại Viện bảo tàng Anh mất thôi.
Trên đường từ sở về nhà, En- đru bỗng nhận ra anh đang thèm thuồng ngắm nghía những tấm biển đồng gắn ngoài hàng rào sắt trước cửa nhà các bác sĩ mở phòng khám tự Đứng lại, anh để mắt theo dõi một bệnh nhân bước lên mấy bậc cửa, bấm chuông rồi được mời vào trong nhà. Sau đó, vừa đi vừa trầm ngâm suy nghĩ, En- đru hình dung trong óc những cảnh tiếp theo: những câu hỏi han, chiếc ống nghe được may mắn đem ra, rồi tất cả khoa chẩn đoán say mê hấp dẫn. Anh chẳng phải cũng là một bác sĩ đấy ư? Ít ra, trước kia, đã từng có thời…
Khoảng cuối tháng năm, trong tâm trạng ấy, En- đru đang đi bộ trên đường Oác-li vào lúc năm giờ chiều thì bỗng thấy một đám đông, xúm xít chung quanh một người nằm sõng sượt trên vỉa hè. Ơû rãnh cống, bên cạnh là chiếc xe đạp cong queo, và gần như đè hẳn lên chiếc xe đạp là một chiếc xe hơi với người lái say rượu.
Năm giây sau, En- đru đã len vào giữa đám đông và thấy người bị nạn đang được một nhân viên cảnh sát quỳ gối đỡ lên. người bị nạn chảy máu rất nhiều từ một vết thương ở sâu trong bẹn.
- Để tôi xem nào. Tôi là bác sĩ.
Cố buộc ga-rô để ngừng máu mà không được, viên cảnh sát ngẩng gương mặt lo lắng lên nhìn En- đru.
- Tôi không làm ngừng máu được, bác sĩ ạ. Vết thương ở cao quá.
En- đru thấy không thể nào đặt được ga-rộ Động mạch hông bị vỡ ở chỗ quá cao, người bị nạn sẽ mất hết máu và chết mất. Anh bảo viên cảnh sát.
- Ông đỡ ông ấy dậy và đặt nằm ngửa cho tôi.
Duỗi thẳng cánh tay phải, En- đru cúi người thọc thật mạnh nắm tay vào bụng người bị nạn, ở phía trên động mạch chủ xuống. Toàn bộ sức nặng của cơ thể En- đru đè lên động mạch lớn ấy làm máu ngừng ngaỵ Viên cảnh sát nhấc mũ sắt quệt mồ hôi trán. Năm phút sau xe cứu thương đến và En- đru lên xe cùng với người bị nạn.
Sáng hôm sau, En- đru gọi dây nói đến bệnh viện. Người bác sĩ trực ban trả lời cộc lốc theo thói quen:
- Có, có, nạn nhân khá rồi. Ông là ai đối với nạn nhân hả?
- Ờ, không là ai cả – En- đru ấp úng trả lời tại phòng điện thoại công cộng.
Đúng như vậy, En- đru cay đắng nghĩ, anh chẳng là ai cả, chỉ là một người vô dụng, không làm nên trò trống gì, không đạt được tới một cái gì. En- đru chịu đựng tâm trạng ấy đến cuối tuần, rồi lặng lẽ, không ầm ĩ, anh gửi giấy xin thôi việc đến Gin nhờ ông ta chuyển hộ cho Ủy ban.
Gin sửng sốt, tuy ông ta thừa nhận ông ta đã linh cảm tới sự thể đáng buồn này. Gin đọc một bài diễn văn ngắn gọn kết thúc như sau:
- Vả chăng, anh bạn thân mến ạ, tôi đã nhận ra rằng vị trí của anh… à, tôi xin mượn một câu so sánh trong thời chiến… không phải ở hậu phương mà ở tiền tuyến… với những người chiến đấu.
Hốp bảo:
- Đừng có nghe cái ông chim cút và thích trồng hồng ấy. Anh may đấy. Tôi cũng sẽ theo chân anh nếu tôi còn đủ lý trí khi hết thời hạn ba năm của tôi.
En- đru không được nghe nói gì đến các hoạt động của Ủy ban lao động hầm mỏ về vấn đề nhiễm bụi cho đến một hôm, sau đó nhiều tháng, Huân tước An-ga nêu lên vấn đề này một cách vang dội tại Nghị viện, dẫn ra rất nhiều bằng chứng y học do bác sĩ Mo-rít Ghét-xbi cung cấp.
Ghét-xbi được báo chí ca ngợi là một thầy thuốc nhân đạo và vĩ đại. Và năm ấy, bệnh nhân nhiễm bụi xi-lích được coi là một bệnh nghề nghiệp.