Chương 38

Con số khách bệnh, đã tỏ ra có nhiều triển vọng tốt đẹp từ trước, nay bắt đầu tăng vọt lên như diều theo đủ mọi hướng. Kết quả là En- đru bị cuốn vào dòng thác ngày một nhanh hơn. Về một mặt nào đó, anh trở thành nạn nhân của chính dục vọng của anh. Trước kia anh chỉ biết có cảnh nghèo, cá tính bướng bỉnh cuả anh chỉ đem lại cho anh những thất bại. Bây giờ anh có thể biện bạch cho mình bằng những bằng chứng đáng kinh ngạc về sự thành công vật chất của anh.
Ít lâu sau lần đến cấp cứu ở cửa hàng Lo-ri- Ơ, En- đru có một buổi gặp gỡ rất đáng hài lòng với cụ Uyn-sợ Sau đó thì các cô gái bán hàng trẻ tuổi, thậm chí cả một số nhân viên nhiều tuổi ở cương vị phụ trách nữa, đến phòng khám của En- đru ngày một nhiều. Thường họ đến về những chuyện vặt vãnh, nhưng khi các cô gái ấy đã đến khám một lần rồi thì điều lạ lùng, các cô ấy trở lại khám luôn. En- đru có tác phong hoà nhã, vui vẻ hoạt bát. Thu nhập ở phòng khámcủa anh tăng lên. Ít lâu sau, anh cho sơn lại mặt trước ngôi nhà, và với sự giúp đỡ của một trong những hãng cung cấp thiết bị y tế – các hãng ấy đều rất sốt sắng giúp đỡ những bác sĩ trẻ tăng thu nhập – En- đru đã mua được cho hai phòng khám của anh mỗi phòng một giường khám bệnh mới, một chiếc ghế có khớp xoay ngả, một chiếc xe đẩy xinh xắn lốp cao su và nhiều chiếc tủ nhỏ xinh xinh tráng men trắng có kính, trông rất khoa học.
Công việc làm ăn phát đạt rõ rệt, với những bằng chứng rõ rệt là nước sơn mới màu kem của ngôi nhà, chiếc xe hơi và những thiết bị hiện đại bóng loáng ấy, chẳng mấy chốc đã lan truyền khắp khu anh ở, kéo lại nhiều khách “khá giả” trước kia đã đến khám bác sĩ Phoi nhưng về sau đã dần dần bỏ đi khi ông bác sĩ già sa sút và phòng khám của ông ngày càng nhem nhuốc.
Đối với En- đru, đã qua rồi những ngày phải chờ đợi, thừa thời giờ để đi vớ vẩn. Buổi chiều khách đông đến nỗi En- đru gần như không khám xuể: đằng trước chuông réo, đằng sau gõ cửa, bệnh nhân chờ anh cả cửa trước lẫn cửa sau khiến anh phải chạy đi chạy lại như con thoi giữa phòng khám nhỏ và phòng khám lớn. Hệ quả tất yếu là En- đru buộc phải nghĩ ra một kế hoạch tiết kiệm thời giờ. Một hôm, anh bảo Cơ-ri-xtin:
- Em này. Anh vừa mới nghĩ ra một ý kiến đỡ cho anh được rất nhiều vào những giờ cao điểm. Em biết đấy, khi khám xong một người bệnh ở phòng nhỏ là anh lại phải vào nhà để pha thuốc. Thường là mất năm phút. Đó là một sự phí phạm thời giờ ghê gớm, trong lúc anh có thể dùng thời giờ ấy khám kỹ hơn một người bệnh “khá giả” đang chờ anh tại phòng khám đằng cửa trước. Vậy thế này, em nhé, em có hiểu kế hoạch của anh không? Từ nay trở đi, em làm dược tá pha thuốc cho anh!
Cơ-ri-xtin cau mày kinh ngạc nhìn En- đru:
- Nhưng em không biết tí gì về thuốc men.
En- đru mỉm cười vỗ về:
- Không sao, em ạ. Anh đã pha sẵn một vài thứ thuốc chính. Em chỉ việc đổ vào lọ, dán nhãn ra ngoài, rồi gói lại.
- Nhưng… - Đôi mắt Cơ-ri-xtin lộ vẻ băn khoăn – Vâng, em muốn đỡ anh, duy có điều… anh có thực cho rằng…
- Em không thấy là cần à? – Tránh nhìn vào mắt nàng, anh bực bội uống nốt chỗ cà phê – Anh biết, trước kia ở E-bơ-re-lo, anh có ca cẩm nhiều về chuyện thuốc men. Toàn lý thuyết suông cả thôi. Anh bây giờ… là bác sĩ thực hành rồi. Với lại, các cô nhân viên cửa hàng Lo-ri- Ơ đều thiếu máu cả. Cho tất cả các cô ấy uống dung dịch sắt cũng không hại gì.
Cơ-ri-xtin chưa kịp nói gì thêm thì tiếng chuông phòng khám đã làm cho En- đru bật dậy nhào đi.
Giá như ngày trước, nàng đã tranh luận và giữ vững ý kiến của mình. Nhưng bây giờ nàng buồn bã nghĩ đến sự thay đổi trong quan hệ giữa hai người. Nàng không còn có ảnh hưởng gì đối với anh nữa, không khuyên nhủ anh được nữa. Bây giờ En- đru là người cầm lái.
Cơ-ri-xtin bắt đầu vào đứng ở buồng thuốc nhỏ xíu trong những giờ khám bệnh náo nhiệt, chờ nghe tiếng hét vội vã của En- đru khi anh nháo nhào chạy qua chạy lại giữa những người bệnh “khá giả” ở phòng khám cửa trước và những người bệnh loại thường ở phòng khám nhỏ: “sắt”, “An-ba”, “Bổ máu”, hoặc đôi khi hết cả dung dịch sắt rồi thì là một tiếng quát giật giọng: “Cái gì cũng được. Khỉ gió, bất kỳ cái gì cũng được”.
Nhiều khi mãi đến chín giờ rưỡi tối phòng khám mới hết người. Lúc ấy, họ ngồi tính sổ, trên quyển sổ cái to nặng mà bác sĩ Phoi mới dùng hết một nửa khi họ đến mua lại cái nhà này.
En- đru hể hả:
- Chà! Một ngày tốt đẹp làm sao! Cơ-rít, em còn nhớ số tiền công khám ba si-linh sáu pen-ni đầu tiên mà anh lấy như một đứa học trò dút dát không? Thế mà hôm nay… hôm nay, riêng tiền mặt chúng mình đã được hơn tám bảng.
En- đru nhét tất cả đống tiền. – hàng chồng những đồng tiền bạc và vài ba tờ tiền giấy – vào cái túi đựng thuốc lá nhỏ mà bác sĩ Phoi trước kia dùng để được tiền, rồi cho vào ngăn kéo giữa bàn giấy khoá lại. Cũng như chiếc sổ cái, En- đru cứ dùng tiếp cái túi đựng tiền này để tiếp tục vận may của mình.
Bây giờ, quả thực En- đru đã quên hẳn những do dự hoài nghi ban đầu và anh tự khen là sáng suốt mua lại phòng khám này. Anh phớn phở:
- Chúng mình bây giờ mặt nào cũng phất, Cơ-rít ạ. Phòng khám lắm khách và có khá nhiều mối quen biết trong giới trung lưu. Ngoài ra, anh còn đang xây dựng cho anh một đám khách bệnh trong giới thượng lưu mà anh sẽ trông nom với tư cách bác sĩ gia đình. Rồi em thấy chúng mìng tiến xa đến đâu.
Đến ngày mồng một tháng mười, En- đru đã có thể bảo Cơ-ri-xtin đi mua sắm đồ đạc mới để thay những đồ cũ trong nhà. Sau buổi khám sáng, bằng một giọng rất thản nhiên nay đã trở thành cách ăn nói mới của anh, En- đru nói:
- Cơ-rít ới, hôm nay em sang khu Tây nhé. Đến cửa hàng Hắt-xân… hay cửa hàng Oùt-xli, tùy em. Nơi nào sang trọng nhất ấy. Em muốn mua bao nhiêu đồ đạc thì muạ Mua lấy hai bộ giường ngủ mới, một bộ bàn ghế cho phòng khách, tất cả những gì thấy cần.
Nàng im lặng nhìn anh trong khi En- đru châm thuốc mỉm cười.
- Đó là một trong những cái thú khi làm ra tiền. Có thể cho em bất cứ thứ gì em muốn. Đừng có nghĩ là anh keo kiệt nhé. Chà, không đâu. Cơ-rít ạ, em đã là một người vợ bé nhỏ đảm đang trong suốt cả thời kỳ gian khổ của chúng mình. Còn bây giờ mới chỉ là bắt đầu hưởng những năm tháng sung sướng của chúng mình mà thôi.
- Bằng cách mua về những đồ gỗ bóng loáng đắt tiền và… những bộ ghế bọc da ở cửa hàng Oùt-xli.
En- đru không để ý thấy vẻ chua chát đượm trong giọng nói của nàng. Anh cười hềnh hệch:
- Đúng thế, em ạ. Đã đến lúc chúng mình phải vứt bỏ những thứ rác rưởi cổ lỗ sĩ thời Nhiếp chính của chúng mình đi.
Mắt rớm lệ, Cơ-ri-xtin nói lại:
- Anh không coi những thứ ấy là rác rưởi hồi ở E-bơ-re-lọ Và bây giờ nữa, đâu có phải là rác rưởi hả anh. Ôi, những ngày tươi đẹp xưa kia, những ngày hạnh phúc xưa kia.
Ghìm lại một tiếng nấc, Cơ-ri-xtin quay lưng bỏ ra ngoài.
En- đru ngẩn người nhìn theo nàng, thực sự ngạc nhiên. Thời gian gần đây, tính tình nàng có những lúc lạ lùng, khó hiểu: ngơ ngẩn, ủ rũ, thỉnh thoảng lại có những lúc đau khổ không sao hiểu nổi. En- đru cảm thấy hai người mỗi ngày một tách xa nhau, thấy mất đi sự hoà thuận bí ẩn xưa kia, mất đi mối gắn bó kín đáo của tình đồng chí xưa nay vẫn có giữa hai người. Nhưng đâu phải lỗi tại anh. Anh đã làm hết sức mình, đã làm tất cả những gì anh có thể làm. Anh tức giận nghĩ: những thành công của mình không có nghĩa lý gì. Nhưng En- đru không có thời giờ để nghĩ ngợi lâu đến cách cư xử vô lý, không phải, của Cơ-ri-xtin. Anh có một danh sách dài những người bệnh phải đi thăm, và hôm nay lại là ngày thứ ba, ngày anh như thường lệ phải ra ngân hàng.
Đều đặn, một tuần hai lần, En- đru ra ngân hàng gửi tiền vào tài khoản của anh vì anh biết để tiền chất đống ở nhà là không có lợi. En- đru không khỏi so sánh những buổi đến ngân hàng thú vị bây giờ với lần anh ra ngân hàng Blây-nen-li hồi còn là một bác sĩ phụ tá quèn và bị A-nơ-rin Rít làm nhục. Ở đây, ông giám đốc Uếtđơ bao giờ cũng chào hỏi anh với một nụ cười kính nể, nhiều khi lại mời anh vào hút một điếu thuốc trong phòng riêng.
- Thưa bác sĩ, tôi xin bạo miệng nói nếu không bị coi là tọc mạch, bác sĩ dạo này phát đạt lắm. Chỗ chúng tôi ở đây là cần có một bác sĩ dám mạnh bạo tiến tới, chỉ bảo thủ vừa đủ mức cần thiết thôi. Đúng như bác sĩ ấy, tôi xin bạo miệng nói vậy. À, còn về số cổ phần của Công ty đường sắt phía nam mà hôm nọ chúng ta đã bàn…
Thái độ kính nể của ông Uếtđơ chỉ là một trong những bằng chứng về sự thay đổi của dư luận chung đối với En- đrụ Bây giờ anh thấy các bác sĩ khác cùng khu thân mật chào anh khi xe hơi của họ gặp chếic xe hơi của anh. Tại cuộc họp phân Hội các bác sĩ ở địa phương vào mùa thu, ở đúng gian phòng mà người ta đã làm cho En- đru nhận thức rõ vị trí cùng đinh của anh trong lần xuất hiện đầu tiên thì nay anh được đón tiếp, được trân trọng, lại được bác sĩ Phe-ri, phó chủ tịch phân Hội mời hút xì gà.
Người thấp bé, mặt đỏ gay, bác sĩ Phe-ri vồn vập:
- Rất vui mừng được ông đến dự cùng với chúng tôi, bác sĩ Men-sân ạ. Ông có tán thành bài diễn văn của tôi không? Chúng ta phải giữ vững mức tiền công khám bệnh của chúng tạ Nhất là về trường hợp đi khám thêm, tôi kiên quyết lắm. Đêm hôm nọ, có một đứa trẻ, xin nói chỉ là một đứa trẻ mười hai tuổi thôi, nó đến gõ cửa nhà tôi, ấp úng: “Mời bác sĩ đến ngaỵ Bố cháu đi làm vắng mà mẹ cháu ốm nặng lắm”. Ông biết không, lúc ấy là mười hai giờ đêm rồi. Mà tôi chưa hề gặp thằng nhóc ấy bao giờ. Tôi mới bảo nó: “Cháu này, mẹ cháu không phải là khách bệnh của tạ Chạy về nhà cầm nửa ghi-ni lại đây cho ta thì ta đến”. Cố nhiên thằng bé không bao giờ trở lại. Bác sĩ Men-sân ạ, tôi xin nói với ông là cái khu này nó khiếp lắm…
Một tuần sau cuộc họp ấy, Phran-xit Lo-rân-xơ gọi dây nói cho En- đrụ Xưa nay anh vẫn thích những câu chuyện phù phiếm êm ái của Phran-xit nói qua điện thoại. Nhưng hôm nay, sau khi ông Lo-rân-xơ đã đi săn cá biển ở Ai-lân và nàng có thể ít hôm nữa cũng đến đây với chồng, Phran-xit mời En- đru đến ăn trưa tại nhà nàng vào thứ sáu tới, mời một cách nhẹ nhàng coi như không có gì quan trọng.
- Sẽ có mặt Tốp-pi và một hai người nữa mà tôi chắc sẽ không tẻ nhạt như những người ta thường gặp. Quen biết họ có lẽ cũng có ích cho ông đấy.
En- đru đặt máy xuống, nửa mừng rỡ nửa thấy khó chịu là lạ. Trong thâm tâm,anh hơi mếch lòng vì Cơ-ri-xtin không được mời đến dự cùng. Sau dần dần En- đru tự nhủ đây không phải là một hội hè vui chơi mà thực ra là một cuộc gặp gỡ làm ăn. Anh cần phải tiếp xúc với người này người nọ, nhất là với giới có những người sẽ dự buổi tiếp tân sắp tới. Dù sao, Cơ-ri-xtin cũng không cần biết gì về việc này.
Đến thứ sau, En- đru bảo Cơ-ri-xtin là anh đã nhận lời đi ăn trưa với Hem-tơn, rồi anh nhảy lên xe, người nhẹ nhõm hẳn đi. Anh quên mất anh là người nói dối rất tồi.
Nhà Phran-xit Lo-rân-xơ ở phố Nai-brít-giơ, một phố yên tĩnh nằm giữa phố Hen-xơ và phố Uyn-tơn. Tuy không có cái vẻ lộng lẫy của dinh thự Lơ Roa nhưng những nét thẩm mỹ kín đáo của nó gây một ấn tượng mạnh mẽ không kém về sự giàu sang. En- đru đến muộn, hầu hết các vị khách khác đều đã có mặt: cô Tốp-pi; Râuđơ Kin, nữ văn sĩ; ngài Đắt-li Răm-bâu Blên, tiến sĩ y khoa, hội viên Hội y học Hoàng gia, một thầy thuốc nổi tiếng có chân trong ban giám đốc hãng Cơ-rê-mô; Ni-cơn Oát-xơn, nhà thám hiểm và nhân chủng học, cộng thêm một vài người khác có những danh hiệu không kêu bằng.
Tại bàn ăn, En- đru ngồi cạnh bà Thoóc-tơn. Nói chuyện với En- đru, bà ta kể bà ta sống ở Lét-xtơ-sơ, thỉnh thoảng khi về chơi Luân Đôn ít ngày thì nghỉ tại khách sạn Brao. Hiện nay En- đru đã có thể bình thản chịu đựng cực hình của những lời tự giới thiệu, hơn nữa anh còn mừng thầm thấy những lời chuyện trò của bà Thoóc-tơn là cái bình phong để anh lấy lại bình tĩnh. Bà Thoóc-tơn kể về cô con gái bà tên là Xi-bin, học sinh ký túc trường Râu- đin, đã bị thương ở chân khi chơi khúc côn cầu.
Để một tai nghe bà Thoóc-tơn – bà này tưởng anh im lăng chăm chú nghe chuyện bà – En- đru vẫn lắng tai nghe được đôi chút trong những câu chuyện ngọt ngào ý vị chung quanh anh: những lời pha trò châm chọc của Râuđơ Kin, câu chuyện mê ly hấp dẫn của Oát-xơn kể về một chuyến thám hiểm gần đây của ông vào sâu trong nước Pa-ra-goaỵ En- đru cũng khâm phục Phran-xit biết khéo léo nhẹ nhàng giữ cho không khí chuyện trò không bị lắng xuống đồng thời vẫn chịu đựng những lời cố ý ra vẻ thông thái của ngài Răm-bâu Blên ngồi cạnh. Một đôi lần En- đru cảm thấy con mắt Phran-xit nhìn anh, nửa mỉm cười nửa hỏi han.
Oát-xơn kết thúc câu chuyện của ông ta với nụ cười cáo lỗi:
- Dĩ nhiên, sự việc tai hại nhất xảy ra với tôi lại là khi về đến nhà thì bị ngay một trận cúm.
- À, thế ra ông cũng là một nạn nhân của đợt dịch này à? – Răm-bâu Blên reo lên, rồi đặt chiếc kính kẹp mũi lên chiếc mũi mà Trời đã phú cho ông một cách hào phóng ông ta hắng giọng khiến tất cả mọi người ngồi quanh bàn phải chú ý. Ông ta rất thoải mái trong tình thế ấy, bởi vì từ nhiều năm nay ngài Răm-bâu Blên đã là người được toàn thể công chúng nước Anh chú ý. Chính Răm-bâu là người cách đây một phần tư thế kỷ đã làm cho loài người phải kinh ngạc khi ông tuyên bố có một đoạn nào đó của ruốt non trong bụng người ta không những là vô ích mà còn dứt khoát có hại. Hàng trăm người đã ngay lập tức đổ xô đi cắt bỏ cái đoạn ruột non nguy hiểm ấy. Tuy bản thân Răm-bâu không nằm trong số người nọ, nhưng tiếng tăm của phẫu thuật ấy mà các nhà phẫu thuật gọi là “sự cắt bỏ Răm-bâu Blên” đã đưa ông lên thành chuyên gia về chế độ ăn uống. Từ đó, ông bao giờ cũng đi đầu torng lĩnh vực này, lần lượt khuyên bảo thành công dân chúng nước Anh nên lấy cám làm thức ăn, tiêu thụ sữa chua và vi khuẩn lắc-tích. Sau đó, ông lại phát minh ra “cách nhai Răm-bâu Blên”. Và bây giờ, ngoài những hoạt động tích cực trong ban giám đốc của nhiều công ty, ông còn viết thực đơn cho các tiệm ăn thuộc tập đoàn Rây-li nổi tiếng: “Xin mời quý bà quý ông hãy dừng chân vào bản hiệu đề ngài Răm-bâu Blên, tiến sĩ y khoa, hội viên Hội y học Hoàng gia Anh, giúp quý bà quý ông chọn lựa số ca-lô-ri cho mình”. Trong giới thầy thuốc chân chính hơn, có nhiều tiếng kêu ca đòi gạch bỏ tên ngài Răm-bâu khỏi danh sách chính thức các bác sĩ. Nhưng câu trả lời hiển nhiên là: bản danh sách ấy còn có nghĩa lý gì nếu không có tên ngài Răm-bâu nữa?
Bây giờ ngài Răm-bâu Blên đang nói, mắt nhìn sang Phran-xit âu yếm như con:
- Một trong những khía cạnh đáng chú ý nhất của đợt dịch vừa mới đây là tác dụng điều trị nổi bật của các sản phẩm của công ty Cơ-rê-mộ Tôi đã có dịp phát biểu ý kiến đó tại cuộc họp của hãng chúng tôi tuần trước. Chúng ta, than ôi, không có phương thuốc nào chống lại bệnh cúm. Vì không có phương thuốc cứu chữa nên cách duy nhất để chống lại sự đột nhập của bệnh. Tôi xin nói, tôi có thể hãnh diện một cách khá chính đáng mà nói rằng chúng tôi đã chứng minh một cách không ai có thể phủ nhận không phải trên chuột lang – ha-ha, ha-ha – như các bạn ở các phòng thí nghiệm – mà trên con người, chứng minh sức mạnh phi thường của sữa bột Cơ-rê-mô-gien trong việc tổ chức và tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
Oát-xơn quay sang En- đru với nụ cười khó hiểu:
- Ông nghĩ gì về các chế phẩm Cơ-rê-mô?
Bị hỏi bất ngờ, En- đru nghe thấy tiếng mình trả lời:
- Một loại sữa đã hớt kem chắc cũng tốt chẳng kém gì các loại khác.
Liếc nhanh con mắt tán thành, Râuđơ Kin đã khá tàn nhẫn đến mức bật thành tiếng cười. Phran-xít cũng cười tủm tỉm. Răm-bâu vội chuyển sang tường thuật lại chuyến đi thăm miền Tơ-ro-xắc gần đây của ông với tư cách khách mời của Hiệp hội y học miền Bắc.
Ngoài sự việc kể trên, buổi tiếp tân diễn ra rất hoà hợp, ăn ý. En- đru cuối cùng thấy mình cũng thoải mái tham gia chuyện trò. Trước khi En- đru từ biệt ra về Phran-xít thì thầm với anh mấy câu tại phòng ngoài:
- Ra ngoài phòng khám, ông thực sự xuất sắc. Bà Thoóc-tơn cứ mãi kể với tôi về ông đến nỗi không uống được cà phệ Tôi có một linh cảm lạ lùng là ông đã bẫy được bà ta làm bệnh nhân của ông rồi đó – nói thế có đúng không nhỉ?
Trên đường về nhà, với câu nói ấy văng vẳng bên tai, En- đru cảm thấy anh đã được lợi nhiều mà Cơ-ri-xtin thì chẳng bị mất gì trong buổi hôm nay.
Thế nhưng sáng hôm sau, vào lúc mười rưỡi, En- đru bị một chuyện bất ngờ khó chịu.
Phrét- đi Hem-tơn vui vẻ hỏi anh qua dây nói:
- Bữa tiệc hôm qua có vui không cậu? … Làm sao mình lại biết được à? Ô kìa, ông bạn vàng, ông không đọc tờ “Diễn đàn” sáng nay ư?
Hoảng hồn, En- đru vào ngay phòng khách nơi vẫn thường để báo chí khi anh và Cơ-ri-xtin đọc xong. Anh đọc lại lần thứ hai tờ “Diễn đàn”, một trong những tờ báo hàng ngày có tiếng nhất. Trang dành cho những chuyện nhặt nhạnh trong xã hội thượng lưu có đăng một bức ảnh Phran-xít Lo-rân-xơ kèm theo một mẩu tin ngắn tường thuật bữa tiệc trưa qua, có ghi tên En- đru trong số các tân khách.
Bực mình, En- đru rút trang báo ấy ra, vo viên lại rồi vứt vào lò sưởi. Sau sực hiểu Cơ-ri-xtin đã đọc số báo này rồi, En- đru cau mày bực bội. Tuy tin rằng nàng chưa đọc đoạn tin chết tiệt kia, song anh vẫn cau có trở vào phòng khám bệnh.
Nhưng Cơ-ri-xtin đã đọc đoạn tin ấy rồi. Sau một giây phút bàng hoàng, việc này làm nàng nhói đến tận tim. Tại sao En- đru lại không nói với nàng? Tại sao? Tại sao? Anh có đến dự bữa ăn vô duyên ấy thì đối với nàng cũng chẳng sao. Nàng cố tự lấy lại bình tĩnh: chuyện nhỏ mọn này không đáng để nàng phải băn khoăn đau đớn. Nhưng nàng ngấm ngầm đau khổ mà nhận ra rằng hậu quả của nó không phải là nhỏ.
Khi En- đru đi thăm bệnh, Cơ-ri-xtin cố tiếp tục làm việc nhà nhưng không nổi. Nàng tha thẩn bước vào phòng khám lớn rồi lại sang phòng khám nhỏ, lòng trĩu nặng. Nàng thẫn thờ phủi bụi các đồ đạc trong phòng. Bên cạnh bàn giấy có chiếc túi thuốc cũ của En- đru, chiếc túi thuốc đầu tiên mà anh đã dùng tại Blây-nen-li, mà anh đã đeo trên người đi từ phố này sang phố khác hay xuống tầng hầm lò cấp cứu. Nàng đưa tay sờ cái túi trìu mến lạ lùng. Bây giờ anh đã có một cái túi mới, đẹp hơn. Nó phù hợp với loại khách mới giàu sang mà En- đru mải mê theo đuổi, nhưng nàng, trong thâm tâm lại xiết bao ngờ vực. Nàng biết cố tìm cách bày tỏ với anh những nỗi lo ngại về cách sống của anh cũng cô ích. En- đru bây giờ rất hay nổi nóng – dấu hiệu chính của cuộc đấu tranh trong con người anh – nên một lời nói của nàng cũng có thể làm anh phát khùng, gây ra ngay một cuộc cãi vã. Nàng phải cố tìm cách khác vậy.
Hôm đó là sáng thứ bảy. Cơ-ri-xtin đã hứa sẽ cho cháu Phlo-ri cùng đi với nàng mua sắm mấy thứ lặt vặt. Phlo-ri là một em bé gái xinh xắn mà Cơ-ri-xtin rất quyến luyến. Bây giờ Cơ-ri-xtin đã nghe thấy tiếng cô bé đứng đợi ở đầu cầu thang xuống tầng hầm. Cô bé được mẹ mặc cho chiếc áo mới rất sạch sẽ và bảo lên nhà đợi Cơ-ri-xtin. Những ngày thứ bảy, hai cô cháu thường hay cùng nhau đi chợ như thế này.
Cơ-ri-xtin cảm thấy dễ chịu hơn khi nàng bước ra ngoài đường thoáng đãng cùng với cô bé Phlo-ri tay nắm tay đi về phía chợ, chuyện trò với những người bán hàng rong quen biết, mua hoa quả, cố tìm một thứ gì thật thơm ngon mà En- đru thích.
Thế nhưng vết thương trong lòng vẫn không khép miệng. Tại sao, tại sao anh lại không nói với nàng? Và tại sao nàng lại không được đến buổi chiêu đãi ấy? Nàng nhớ lại lần đầu tiên ở E-bơ-re-lo khi hai người được vợ chồng Von mời ăn cơm, nàng đã phải nài kéo lắm anh mới đi. Bây giờ thì khác hẳn. Nàng có lỗi chăng? Hay là nàng đã thay đổi, đã co mình lại, ngày càng không thích giao tiếp với xã hội bên ngoài nữa? Nàng không nghĩ như vậy. Nàng vẫn thích gặp gỡ và quen biết mọi người bất kể họ là ai hoặc nghề nghiệp gì. Tình bạn giữa nàng với bà Von vẫn tồn tại trong thư từ đi lại đều đặn giữa hai người.
Nhưng thực ra, tuy cảm thấy bị tổn thương và bị coi thường, Cơ-ri-xtin lo lắng chính không phải cho nàng mà cho En- đrụ Nàng biết là người giàu cũng có thể đau ốm như người nghèo, En- đru cũng có thể làm một bác sĩ giỏi tại phố Gơ-rin, tại khu Mây-phe như tại phố Xi-phen thị trấn E-bơ-re-lọ Nàng không đòi hỏi anh cứ phải kéo dài mãi những nỗi cực nhọc như đi ủng và cưỡi chiếc xe mô-tô “Da đỏ” cũ kỹ. Tuy nhiên, với tất cả tâm hồn nàng cảm thấy rất rõ rằng thời xưa kia ấy, lý tưởng của En- đru trong sáng và đẹp đẽ, nó rọi chiếu cuộc sống của hai vợ chồng với một ngọn lửa trắng trong. Còn bây giờ ngọn lửa ấy đã vàng đi và bầu đèn đã hoen ố.
Bước vào hiệu “Phrao Sơ-mít”, Cơ-ri-xtin cố xóa bỏ những nếp nhăn lo âu trên trán. Tuy vậy, nàng nhận thấy bà chủ hiệu chăm chú nhìn nàng. Rồi Phrao Sơ-mít lẩm bẩm:
- Cô biếng ăn à, cô em thân yêu của tôi. Trông cô khác lắm. Bây giờ hai vợ chồng đã có xe hơi sang trọng, tiền của và đủ mọi thứ rồi cơ mà. Cô này, tôi sẽ cho cô nếm thử món này nhé. Rất ngon!
Cầm con dao lưỡi dài và mỏng, Phrao Sơ-mít cắt một khoanh đùi lợn ngon có tiếng của cửa hàng rồi bắt Cơ-ri-xtin phải ăn với một miếng bánh mì mềm. Phlo-ri cũng được ăn một cái bánh ngọt. Phrao Sơ-mít nói luôn miệng:
- Bây giờ, cô phải lấy một ít pho-mát Líp-tao- Ơ về. Ông bác sĩ của cô đã ăn hàng cân thứ pho-mát ấy mà không giờ biết chán. Hôm nào, tôi phải yêu cầu ông ấy viết cho tôi một mảnh giấy khen để dán ở tủ kính mới được. Đó là thứ pho-mát làm tôi nổi tiếng đấy…
Và ba ta cứ tiếp tục vừa nói vừa cười khúc khích cho đến khi hai cô cháu Cơ-ri-xtin ra về.
Ra ngoài, Cơ-ri-xtin và Phlo-ri đứng đợi trên hè cho đến khi người cành sát làm nhiệm vụ Ở góc đường – chính là Xtrađơ, người bạn thân của hai vợ chồng – ra hiệu cho họ qua đường. Cơ-ri-xtin phải giữ lấy cánh tay cô bé cứ muốn lồng lên chạy nhảy. Nàng dặn dò:
- Bao giờ cũng phải chú ý đến xe cộ nhé. Nhỡ cháu bị chẹt xe thì mẹ cháu sẽ nói sao?
Mồm đầy bánh ngọt, cô bé coi đó chỉ là một câu nói đùa.
Về đến nhà, Cơ-ri-xtin giở các thữ đã mua ra. Sang phòng khách cắm vào lọ mấy bông cúc hung hung vừa mới mua về, nàng lại thấy buồn.
Bỗng chuông điện thoại reo.
Cơ-ri-xtin ra trả lời, gương mặt không hồn, đôi môi hơi xịu xuống. Dễ đến năm phút, nàng cứ giữ vẻ thờ thẫn ấy. Nhưng khi trở lại, gương mặt nàng biến đổi hẳn, đôi mắt sáng ngời, rộn ràng. Thỉnh thoảng nàng lại nhìn về phía cửa mong En- đru về, nỗi chán nản khi nãy đã bay biến đi mất vì tin vui mà nàng mới nhận được, một tin rất quan trọng đối với En- đrụ Rất quan trọng đối với cả hai người, đúng thế. Cơ-ri-xtin tin chắc đây là một điều may không gì bằng: đối với độc tố của một sự thành công dễ dàng không có một kháng thể nào hiệu lực bằng chuyện này. Mà đồng thời lại là một điều thuận lợi cho sự nghiệp của En- đru, thực sự là một bước tiến dài đối với En- đrụ Cơ-ri-xtin ra cửa sổ nóng ruột chờ.
Thấy En- đru về, nàng không ghìm được nữa, chạy ào ra gặp En- đru ở phòng ngoài.
- Anh! Em vừa mới nhận được tin của ông Ép-pi báo cho anh… ông ấy mới gọi dây nói.
Gương mặt En- đru ủ rũ vì hối hận khi nhìn thấy Cơ-ri-xtin bỗng sáng lên:
- Thực ư?
- Vâng! Chính ông ấy đích thân gọi dây nói. Ông ấy muốn nói chuyện với anh. Em xưng tên em… úi chà, ông ấy tử tế lắm… ôi chao, em thực sự không biết cách kể lại cho anh nghe. Anh ạ! Anh được nhận vào làm bác sĩ điều trị bệnh nhân ngoại trú ở bệnh viện Vích-to-ri- Ơ rồi đấy… được vào làm ngay.
En- đru dần dần hiểu ra và đôi mắt anh tràn ngập niềm vui sướng:
- Ồ, thế ư? Tin rất mừng đấy, em ạ.
- Đáng mừng lắm, phải không anh? – Cơ-ri-xtin reo lên sung sướng – Anh lại được trở về với công việc của anh… lại có cơ hội để nghiên cứu… những điều anh đã mong mỏi hồi ở Ủy ban Lao động hầm mỏ mà không có. – nàng quàng tay lên cổ anh, ôm ghì lấy anh.
En- đru cúi xuống nhìn Cơ-ri-xtin, vô cùng xúc động trước mối tình của nàng, trước tấm lòng rộng rãi của nàng. Anh cảm thấy trong phút chốc một nỗi quặn đau trong lòng.
- Tâm hồn em cao thượng biết bao, Cơ-rít ạ. Còn anh… thô bỉ đến nhường nào.