Chương 40

Đến đầu kỳ nghỉ lễ Phục sinh, En- đru nhận được thư của bà Thoóc-tơn nhờ anh đến khách sạn Brao thăm bệnh cho cô con gái bà. Trong thư bà nói vắn tắt là chân Xi-bin vẫn chưa khỏi, và cảm kích trước sự quan tâm của anh hôm ở nhà Phran-xít Lo-rân-xơ nên bà rất muốn biết ý kiến của anh. Hãnh diện trước lời phỉnh nịnh ấy, En- đru đến khách sạn Brao ngay tức thì.
Đến khám, En- đru thấy chân cô Xi-bin không có gì nguy kịch soang cũng cần phải được phẫu thuật sớm. Anh đứng thẳng người dậy, mỉm cười với cô Xi-bin khỏe mạnh, bắp chân để trần, ngồi trên cạnh giường đang kéo chiếc tất dài đen lên, và anh giải thích với bà Thoóc-tơn:
- Xương đã dầy lên. Có thể bị lồi xương nếu không được điều trị. Tôi khuyên bà nên cho cháu đi chữa ngay.
Bà Thoóc-tơn không ngạc nhiên:
- Bác sĩ nhà trường cũng bảo vậy. Chúng tôi thực sự sẵn sàng. Có thể cho cháu vào nằm ở một bệnh xá tại đây. Nhưng… vâng, tôi tin tưởng ở ông đấy. Tôi mong ông đứng ra tiến hành mọi việc cần thiết chọ Ông khuyên tôi nên nhờ ai?
Câu hỏi thẳng này làm En- đru khó nghĩ. Anh hầu như chỉ chuyên về nội khoa. Anh có quen nhiều bác sĩ nội có tiếng, nhưng anh không biết một bác sĩ ngoại khoa nào ở Luân Đôn.
Bỗng nghĩ đến Ai-vơ-ri, En- đru vui vẻ nói:
- Ông Ai-vơ-ri có thể giúp được việc này… nếu ông ta có thời giờ.
Bà Thoóc-tơn đã được biết danh Ai-vơ-rị Cố nhiên rồi: Ai-vơ-ri là nhà phẫu thuật tháng trước đã được tất cả các báo nói đến khi ông đáp máy bay sang Cai-rô chữa một bệnh nhân bị say nắng chứ gỉ? Một người rất tên tuổi. Bà ta coi việc nhờ đến ông ấy chữa cho con gái bà là một ý kiến tốt. Bà chỉ yêu cầu có một điều là cho Xi-bin vào nằm ở bệnh xá Se-rinh-tơn. Bao nhiêu bạn bè của bà đều đến điều trị tại đó nên bà không thể nghĩ để cô con gái bà đi đâu khác.
Về nhà, En- đru gọi dây nói cho Ai-vơ-ri, với tất cả những nỗi ngập ngừng của người bắt đầu làm quen. Nhưng giọng nói của Ai-vơ-ri, thân mật, tin cậy, duyên dáng, đã làm anh yên lòng. Hai người hẹn nhau hôm sau cùng đến thăm bệnh nhân. Tuy trong bệnh xá của I- đa đã kín chỗ rồi song Ai-vơ-ri cam đoan ông ta có thể thuyết phục I- đa dành một giường cho Thoóc-tơn nếu thấy cần.
Sáng hôm sau, trước mặt bà Thoóc-tơn, Ai-vơ-ri trịnh trọng tán thành tất cả những ý kiến En- đru đã đưa ra hôm trước. Ai-vơ-ri còn nói thêm là phải cấp thiết phẫu thuật ngaỵ Sau đó Xi-bin được đưa đến bệnh xá Se-rinh-tơn. Và để cho cô gái có thời giờ ổn định, hai hôm sau cuộc phẫu thuật sẽ được tiến hành.
En- đru cũng có mặt. Với cách nói thẳng thắn và thân tình nhất, Ai-vơ-ri một mực yêu cầu En- đru có mặt khi mổ.
Cuộc phẫu thuật không có gì khó. Thực ra, nếu như ở Blây-nen-li thì En- đru đã mổ lấy. Và Ai-vơ-ri, tuy không có vẻ nhanh nhẹn, song đã tiến hành ca mổ một cách thành thạo, bệ vệ. Ai-vơ-ri trông lạnh lùng, nghiêm nghị trong chiếc áo choàng trắng dài, nổi lên ở phía trên là một gương mặt vuông chữ điền cương nghị, đường bệ. Không ai giống hình ảnh một nhà phẫu thuật lớn như dân chúng thường hình dung trong óc bằng Ai-vơ-rị Ông có hai bàn tay nhỏ nhắn mềm mại mà theo óc tưởng tượng của dân chúng, những vị anh hùng trong phòng mổ thường có. Cũng mặc áo choàng trắng, En- đru đứng ở bên kia bàn mổ nhìn Ai-vơ-ri với một niềm kính nể, ghen tị.
Nửa tháng sau, Xi-bin ra viện rồi, Ai-vơ-ri mời En- đru đến ăn trưa tại câu lạc bộ Xắc-vin. Bữa ăn rất vui. Ai-vơ-ri là người nói chuyện giỏi, khéo léo và nhẹ nhàng thoải mái; ông ta làm vui tai người nghe với vốn hiểu biết của mình về những chuyện đồn đại mới nhất, khiến người nghe chuyện ông cảm thấy mình cũng là người quen thuộc với giới thượng lưu như ông tạ Phòng ăn Xắc-vin cao rộng, trần nhà kiến trúc kiểu A- đam với những chùm đèn đế bằng pha lê tảng, rất đông những nhân vật nổi tiếng mà Ai-vơ-ri gọi là những người “ngộ nghĩnh”. En- đru cảm thấy hãnh diện được đến ăn ở đây, và đó chắc chắn là dụng ý của Ai-vơ-rị Nhà phẫu thuật nói:
- Ông phải cho phép tôi ghi tên ông vào buổi họp mặt kỳ tới, ông sẽ gặp khá nhiều bạn bè quen biết. Phrét- đi, Pôn, tôi… à, Giắc-ki Lo-rân-xơ cũng là hội viên câu lạc bộ này đấy. Một cặp vợ chồng khá kỳ quặc. Họ rất hoà thuận với nhau, song mỗi người sống theo cách riêng của mình! Thành thực mà nói, tôi rất sung sướng được đỡ ông một taỵ Tôi phần nào cảm thấy ông hơi e ngại gì tôi, ông bạn thân mến ạ. Bản tính dè dặt của người Xcốt-lân phải không? Chắc ông biết, tôi không làm việc cho bệnh viện nào cả. Đó là vì tôi muốn làm việc tự do theo ý mình. Với lại, ông bạn thân mến, tôi rất bận. Mấy anh khờ ở bệnh viện, có anh cả tháng không có lấy một ca mổ cho riêng mình. Tôi thì trung bình một tuần mười cạ À, tiện thể, chắc mẹ con nhà Thoóc-tơn sắp phải thưa chuyện với chúng ta rồi đây. Ông cứ yên tâm để mặc tôi lo liệu. Họ là những người hết sức sang trọng đấy. À, nhân nói đến chuyện này, ông có thấy là cái cô Xi-bin cũng cần phải cắt a-mi- đan không nhỉ? Ông có để ý đến a-mi- đan của nó không?
- Không, tôi không để ý.
- Ồ, lẽ ra ông phải để ý chứ, ông bạn. Sưng to tướng, một túi hút độc lớn đấy. Tôi mạn phép bảo với họ – mong ông không phản đối – là ta có thể cắt bỏ a-mi- đan cho nó khi thời tiết ấm hơn.
Trên đường về, En- đru không khỏi nghĩ: Ai-vơ-ri có duyên thật. Mình phải cảm ơn Hem-tơn đã giúp mình quen biết lão tạ Ca mổ hoàn thành mỹ mãn. Mẹ con nhà Thoóc-tơn hài lòng lắm. Chắc chắn không thể nào làm tốt hơn.
Ba tuần sau, khi En- đru đang ngồi uống trà với Cơ-ri-xtin thì chuyến thư chiều đem đến một bức thư của Ai-vơ-ri:
Ông Men-sân thân mến,
Bà Thoóc-tơn vừa mới thanh toán xong một cách hậu hĩ. Tôi đã gửi cho nhân viên gây mê phần của anh ta, tôi cũng xin gửi ông phần của ông về việc phụ mổ rất tốt đẹp. Cô bé Xi-bin sẽ đến gặp ông vào cuối học kỳ này. Ông còn nhớ cặp a-mi- đan mà tôi đã nói chứ. Bà Thoóc-tơn mừng lắm.
Thân mến,
C.A.
Kèm theo là một tờ ngân phiếu hai mươi ghi-ni.
En- đru ngạc nhiên nhìn tờ ngân phiếu: anh thật chẳng giúp đỡ được gì Ai-vơ-ri trong ca mổ này… nhưng dần dần thấm vào lòng anh cảm giác ấm áp mà đồng tiền bây giờ lúc nào cũng đem lại cho anh. Một nụ cười hài lòng trên môi, En- đru đưa bức thư và tờ ngân phiếu cho Cơ-ri-xtin xem.
- Tay Ai-vơ-ri này tử tế nhỉ. Anh đánh cuộc là tháng này, thu nhập của chúng mình sẽ đạt con số kỷ lục.
Cơ-ri-xtin có vẻ băn khoăn:
- Nhưng em không hiểu… Đây có phải là tiền bà Thoóc-tơn trả cho anh không?
En- đru cười khúc khích:
- Không, em ngốc lắm. Đây là một chút tiền thù lao thêm… về thời gian anh đã bỏ ra cho ca mổ.
- Anh muốn nói là ông Ai-vơ-ri trả cho anh một phần tiền công của ông ấy à?
En- đru bỗng đỏ mặt, chống chế:
- Cha mẹ Ơi. Không phải! Điều ấy thì tuyệt đối cấm. Bọn này không nghĩ đến chuyện đó đâu. Em không hiểu anh được hưởng số tiền thù lao này là do anh đã phụ giúp, đã có mặt tại ca mổ à – giống như người gây mê được hưởng thù lao về việc gây mê ấy. Ai-vơ-ri tính gộp cả lại trong bản thanh toán tiền với bệnh nhân… Và anh đánh cược là bản thanh toán ấy hẳn phải cao…
Cơ-ri-xtin đặt tờ ngân phiếu xuống bàn, vẻ ủ ê, chịu nhịn.
- Chắc là nhiều tiền lắm.
- Sao không? – En- đru chấm dứt cuộc tranh cãi bằng một cơn giận – Nhà Thoóc-tơn giàu nứt đố đổ vách. Đối với họ số tiền ấy không hơn gì ba si-linh sáu pen-ni đối với khách đến phòng khám của chúng mình.
En- đru bỏ đi rồi, mắt Cơ-ri-xtin cứ nhìn mãi vào tờ ngân phiếu với một nỗi lo ngại nặng nề. Nàng không biết En- đru đã công tác nghề nghiệp với Ai-vơ-rị Đột nhiên tất cả nỗi lo lắng trước kia ập trở lại trong lòng nàng. Sao bây giờ anh ấy lại thích tiền đến thế, thích ghê gớm. Công việc của anh tại bệnh viện Vích-to-ri- Ơ xem ra không đáng kể so với khát vọng tiền tài vật chất hừng hực này. Ngay tại phòng khám ở nhà, nàng đã nhận thấy anh mỗi ngày một dùng nhiều đến những loại thuốc pha sẵn từ trước, ghi đơn cho những người hoàn toàn không có bệnh tật gì, và cứ nhắc họ phải đến khám lại, khám lại nữa. – Vẻ lo âu in đậm nét trên gương mặt Cơ-ri-xtin làm mặt nàng đâm ra quạu cọ, nhăn nhúm. Những giọt lệ dần dần đọng trên khoé mắt. Nàng phải nói với anh, nhất định nàng phải nói.
Tối hôm đó, sau giờ khám bệnh, Cơ-ri-xtin rụt rè lại gần En- đru:
- Anh! Anh có bằng lòng chiều em một việc này cho em vui không? Chủ nhật này, anh đưa em đi xe hơi về nông thôn chơi nhé. Anh đã hứa với em từ hồi anh mới mua xe. Dĩ nhiên, cả mùa đông vừa rồi thì không đi đâu được.
En- đru nhìn nàng với con mắt khó chịu.
- Ờ, được.
Đúng như Cơ-ri-xtin mong mỏi, chủ nhật trời rất đẹp. Một ngày xuân êm dịu. Đến 11 giờ, En- đru đã thăm xong tất cả các bệnh nhân cần đến thăm. Hai vợ chồng lên đường, một mảnh vải và một cái giỏ thức ăn để đàng sau xe.
Cơ-ri-xtin tươi tỉnh hẳn lên khi chiếc xe qua cầu Hăm-mơ-xmít theo đường Kin-xtơn bon bon về phía Xơ-rị Chẳng mấy chốc, họ đã qua Đoóc-kinh và rẽ sang phải theo đường đi Si- Ợ Đã lâu lắm, hai vợ chồng En- đru mới được về nông thôn. Bầu không khí êm đềm mát dịu của thôn quê, những cánh đồng xanh rờn, hàng cây du trổ nụ đỏ tía, những hạt phấn vàng của hoa đuôi sóc rơi lả tả, những bụi cây anh thảo vàng nhạt dưới chân gò, tất cả thấm vào cơ thể nàng làm nàng ngây ngất.
- Đừng chạy quá nhanh, anh! - Cơ-ri-xtin thì thầm với một giọng trìu mến không có ở nàng từ mấy tuần naỵ – ở đây đẹp quá.
En- đru thì hình như chỉ nghĩ đến chuyện vượt các xe hơi khác trên đường.
Họ đến Si- Ơ vào một giờ trưa. Thôn Si- Ơ với mấy nếp nhà mái ngói đỏ và con suối lặng lẽ uốn lượn giữa những bụi cải xoong, chưa bị xáo động bởi đám khách du lịch mùa hè. Hai người đến một ngọn đồi sum suê cây cối ở xa xa, để xe gần một con đường đất cỏ mọc thấp. Họ dải mảnh vải xuống đất trong một mảnh rừng thưa, và cả bầu không khí tịch mịch ở đây thuộc về riêng hai người cùng với những con chim ríu rít trên cây.
Họ đem bánh mì thịt ra ăn ngoài nắng và uống cà phê đựng trong phích. Xung quanh, trong những lùm cây tống quán sủi, anh thảo mọc rất nhiều. Cơ-ri-xtin rất muốn đi hái về, áp mặt vào đám hoa lá dịu dàng mát rượi đó. En- đru thì nằm dài trên mảnh vải, mắt nửa nhắm nửa mở, đầu sát cạnh nàng. Một sự thanh thản êm đềm đã xua đi những nỗi khắc khoải âm thầm trong tâm hồn nàng. Giá như cuộc sống chung của hai người cứ được mãi mãi như thế này.
Con mắt thiu thiu ngủ của En- đru từ nãy cứ nhìn chiếc xe. Bỗng anh bảo:
- Xe chạy không đến nỗi tồi phải không em? Anh muốn nói là không đến nỗi tồi so với cái giá của nó. Nhưng ta sẽ phải mua một chiếc khác loại mới chưng bày ở triển lãm.
Cơ-ri-xtin giật mình. Dấu hiệu mới về sự mê mải bon chen đó của En- đru lại khơi lại nỗi lo lắng trong lòng nàng.
- Nhưng chúng mình mới mua chiếc xe này chưa được bao lâu. Em nghĩ không thể mong có cái nào hơn nó được.
- Hừ, nhưng nó chạy hơi chậm. Em không để ý thấy chiếc xe Buých lúc nãy vượt chúng mình à? Anh muốn có một loại xe mới cực nhanh kia.
- Để làm gì, anh?
- Để làm gì à? Chúng mình có khả năng mua mà. Em thấy đấy chứ, chúng mình đang kiếm được. – En- đru châm thuốc và nhìn Cơ-ri-xtin với vẻ hoàn toàn mãn nguyện – Nếu như em không nhận ra, cô giáo nhỏ bé thân yêu miền Blây-nen-li của tôi thì tôi xin nói: chúng mình đang giàu rất mau, cô ạ.
Cơ-ri-xtin không đáp lại nụ cười của En- đrụ Nàng cảm thấy cơ thể nàng đang ấm áp yên ổn dưới ánh nắng bỗng lạnh toát. Nàng bứt một túm cỏ, lấy tay xoắn lại với mấy tua vải, chầm chậm nói:
Anh, chúng mình có thực cần phải giàu có không? Về phần em thì em thấy không cần. Việc gì lúc nào cứ phải nói đến tiền bạc. Hồi chúng mình chẳng có bao nhiêu tiền… chúng mìnhg… đã chẳng vô cùng hạnh phúc đấy sao. Lúc bấy giờ chúng mình không bao giờ nói đến tiền bạc. Còn nay thì chúng mình không nói gì khác ngoài tiền.
En- đru lại cười, vẻ kẻ cả:
- Sau nhiều năm lặn lội trong đống bùn, nhai dồi lợn và cá khô, chịu những lời nhiệc móc của những đứa ngu đần trong cái uỷ ban, hội đồng, phải trông nom các bà vợ thợ mỏ trong các gian buồng xép dơ dáy, anh đề nghị ta hãy đổi đi xem sao nào, cải thiện cuộc sống của chúng ta xem sao nào. Em có gì phản đối không?
- Đừng giễu cợt chuyện đó, anh! Trước đây anh có quen nói thế đâu. Ôi! Anh không thấy sao, anh không thấy sao, anh đang trở thành nạn nhân của chính cái chế độ mà trước đây anh vẫn thường nguyền rủa, đả phá, căm ghét? – Gương mặt Cơ-ri-xtin trong cơn xúc động thật ái ngại – Anh có còn nhớ trước đây anh vẫn thường hay nói đến cuộc sống, cuộc sống là một cuộc tiến công vào cái chưa biết, là chiếm lĩnh một đỉnh cao…
En- đru khó chịu làu bàu:
- Ôi dào, hồi ấy anh còn trẻ tuổi… điên rồ. Toàn những lời lãng mạn. Thử nhìn xung quanh em xem, ai cũng làm như nhau cả… càng vơ về được nhiều bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Đó là việc duy nhất cần làm.
Cơ-ri-xtin run run lấy hơi thở. Nàng biết rằng bây giờ là lúc nàng phải nói nếu không thì không bao giờ nói được nữa.
- Anh của em! Đó không phải là việc duy nhất. Em van anh, anh hãy nghe em nói. Em rất khổ tâm trước… trước sự thay đổi ở anh. Anh Đen-ni cũng nhìn thấy… Nó làm cho anh và em xa nhau. Anh không còn là anh En- đru Men-sân… hồi lấy em nữa. Ôi, giá mà anh trở lại như hồi xưa kia…
En- đru bực tức vặn lại:
- Anh đã làm gì? Anh có đánh đập em không nào, có bê tha rượu chè không nào, có giết người không nào? Thử kể anh nghe một ví dụ về tội lỗi của anh xem nào?
Tuyệt vọng, Cơ-ri-xtin đáp:
- Không phải là những sự việc cụ thể mà là toàn bộ cách sống của anh, anh ạ. Như tấm ngân phiếu mà Ai-vơ-ri gửi cho anh chẳng hạn. Nhìn bề ngoài có lẽ chỉ là một vấn đề nhỏ mọn, nhưng bên trong, ôi, nếu đi vào sâu bên trong, thì nó đê tiện, tham lam, bất lương.
Cơ-ri-xtin cảm thấy En- đru sững người ra. Rồi anh ngồi nhỏm dậy, tức tối, day mặt nhìn nàng.
- Trời ơi! Tại sao lại cứ khơi lại chuyện đó mãi. Anh nhận thì có hại gì?
- Anh không hiểu được sao? – Tất cả những cảm xúc tích tụ trong mấy tháng qua cuộn dâng lên trong lòng làm nàng nghẹn lời, nước mắt dàn dụa. Nàng cuồng loạn kêu lên – Lạy Trời, đừng, anh ơi… anh đừng làm mình hèn hạ, anh!
En- đru nghiến răng giận dữ dằn từng tiếng:
- Lần cuối cùng, anh yêu cầu em đừng ngu ngốc và điên rồ nữa. Em không thể tìm cách nào đỡ đần anh mà lại suốt ngày lúc nào cũng ngăn trở anh, đay nghiến anh!
- Em có đay nghiến đâu. - Cơ-ri-xtin nức nở – Em đã định nói với anh từ lâu nhưng không nói được.
- Thế thì im đi – Rồi đột nhiên nổi nóng, En- đru thét. – Im đi. Chỉ sinh chuyện. Cô làm như thể tôi là một tên lừa đảo đê tiện không bằng. Tôi chỉ muốn nở mày nở mặt mà thôi. Sở dĩ tôi muốn có tiền vì tiền là một biện pháp để đạt tới mục đích. Người ta đánh giá nhau qua địa vị, của cải của nhau. Một xu không dính túi thì chỉ cúi đầu cho người ta sai bảo. Trong đời tôi, tôi đã hiểu quá đi rồi. Từ nay về sau, người sai bảo kẻ khác là tôi. Bây giờ cô hiểu rồi chứ? Đừng có bao giờ giở những câu ngu ngốc ấy ra với tôi nữa.
- Vâng… vâng - Cơ-ri-xtin sụt sịt – Em sẽ không nói gì nữa. Em chỉ xin nói là… rồi có ngày anh sẽ ân hận.
Đối với họ, nhất là đối với Cơ-ri-xtin, cuộc đi chơi thế là hỏng. Tuy Cơ-ri-xtin đã gạt nước mắt hái về một bó anh thảo to, tuy hai người còn ngồi một tiếng nữa trên sườn đồi ngợp nắng và trên đường về dừng lại uống trà ở quán La-ven- đơ Lê- đi, tuy họ đã nói với nhau những chuyện thông thường với vẻ thân mật bên ngoài, nhưng ngày hôm đó không có gì đẹp nữa. Gương mặt Cơ-ri-xtin nhợt nhạt, đờ đẫn trong khi chiếc xe bon bon chạy trong cảnh hoàng hôn tối dần.
Cơn giận của En- đru dần dần chuyển thành sự phẫn nộ. Tại sao chỉ có Cơ-ri-xtin cứ đay nghiến anh. Những phụ nữ khác, mà toàn là những phụ nữ duyên dáng, thì phấn khởi trước bước vươn lên mau lẹ của anh.
Mấy hôm sau, Phran-xit Lo-rân-xơ gọi dây nói cho En- đrụ Nàng vừa mới đi nghỉ đông ở Ha-mai-ca về. Trong hai tháng qua, En- đru đã mấy lần nhận được thư của Phran-xit gửi từ khách sạn Mớc-tơn Ben-cợ Bây giờ Phran-xit đã về, náo nức gặp lại bạn bè và rạng rỡ ánh nắng mặt trời mà nàng đã hấp thụ Phran-xit vui vẻ nói đùa với En- đru là nàng muốn anh gặp nàng trước khi nước da rám nắng của nàng phai đi mất.
En- đru đến nhà Phran-xit vào giờ uống trà. Đúng như nàng nói, nước da nàng có một màu rám rất đẹp, bàn tay cổ tay thon thả, gương mặt thanh thanh với vẻ dò hỏi của nàng như chứa đựng một sức bật mãnh liệt của một con thú. Niềm vui gặp lại Phran-xit ngày càng tăng thêm gấp bội bởi vẻ mừng rỡ ánh lên trong đôi mắt nàng, đôi mắt ấy đối với biết bao nhiêu người khác thì lãnh đạm nhưng lại rất đỗi thân tình với En- đru.
Thật vậy, hai người nói chuyện với nhau như những người bạn lâu năm thân thiết. Phran-xit kể cho En- đru nghe về chuyến đi của nàng, về những vườn san hô, những loài cá mà nàng đã được nhìn qua đáy thuyền bằng kính, về khí hậu thần tiên ở Nam Mỹ. Ngược lại, En- đru kể cho Phran-xit nghe những bước tiến mới của anh.
Có lẽ En- đru đã để lộ trong lời nói một chút ý gì về những ý nghĩ bên trong của anh nên Phran-xit mới nhẹ nhàng bảo:
- Ông nghiêm nghị đến đáng sợ và buồn tẻ đến đáng thẹn. Đã xảy ra chuyện gì với ông trong lúc tôi đi xa thế? Thành thật mà nói, tôi nghĩ đó là do ông lám việc quá nhiều đấy. Cứ nhất thiết phải tiếp tục mọi việc ở phòng khám đấy ư? Theo tôi, đã đến lúc ông phải có một phòng khám tại khu Tây rồi – ở phố Uym-pâu hay Oen-bếch chẳng hạn, rồi đến làm việc tại đó.
Phran-xit nói đến đây thì chồng nàng vào. Giéch Lo-rân-xơ là một người cao lớn, dáng điệu uể oải, cử chỉ quý phái. Ông ta gật đầu chào En- đru mà ông ta đã khá quen biết – hai người đã một đôi lần chơi brít-giơ với nhau tại câu lạc bộ Xắc-vin – và vui lòng nhận một tách trà.
Tuy Giéch Lo-rân-xơ vui vẻ nói, ông ta tuyệt nhiên không có ý định quấy rầy hai người, nhưng dù sao sự xuất hiện của chồng Phran-xit cũng làm cho câu chuyện mất chiều hướng nghiêm túc. Họ bắt đầu nói giễu đến những bữa tiệc mới nhất của Răm-bâu Blên.
Nhưng nửa giờ sau, khi En- đru lái xe về Chét-xbơ-rơ, câu gợi ý của Phran-xit cứ bám riết lấy đầu óc anh. Tại sao anh không đi kiếm một phòng khám tại Oen-bếch? Rõ ràng đã đến lúc phải làm việc này. Anh sẽ không bỏ số khách ở Pét- đinh-tơn đâu. Phòng khám đó bây giờ là một mối lợi quá lớn không thể nhẹ dạ mà bỏ đi được. Song anh có thể dễ dàng kết hợp nó với một phòng khám mới tại khu Tây. Anh sẽ dùng địa chỉ sang trọng hơn để giao dịch thư từ, ghi lên đầu các giấy viết thư, các đơn thuốc của anh.
Ý nghĩ ấy loé lên torng óc En- đru, nó thúc giục anh vươn tới những sự chinh phục lớn lao hơn nữa. Phran-xit là một phụ nữ quý giá vô ngần, nàng đã giúp anh không kém gì bà E-vơ-rít nhưng nàng lại vô cùng duyên dáng, quyến rủ hơn. Tuy vậy, En- đru vẫn rất thân thiện với chồng nàng. Anh có thể không nao núng nhìn thẳng vào mắt Giéch Lo-rân-xợ Anh không phải lén lút ra vào ngôi nhà đó như một kẻ hèn mạt cám dỗ phụ nữ. Cha chả! Tình bạn thật là một thứ đẹp đẽ!
Không hé một lời chào với Cơ-ri-xtin, En- đru bắt đầu để ý tìm một nơi thuận tiện làm phòng khám tại khu Tây. Khoảng một tháng sau, khi tìm được rồi, vô cùng mãn nguyện đấy, nhưng vẫn giả tảng thản nhiên như không, anh bảo với Cơ-ri-xtin trong lúc tay anh đang cầm tờ báo buổi sáng:
- Tiện đấy nói để em biết, anh đã thuê một chỗ ở phố Oen-bếch làm nơi khám bệnh cho khách thượng lưu.