Chương 13

Nghe Nhã Phượng chuyễn lại lời nhắn của con gái. Ông Phan mừng đến mất ngủ cả đêm ấy. Bà Dinh cũng nôn nao không kém.
- Sáng mai con cho mẹ đi theo nha Phan? Mẹ nhớ tụi nhỏ quá!
Ông Phan gật đầu:
- Tất nhiên là hai mẹ con mình cùng ra mẹ ạ. Dù sao có mẹ, bé Tin sẽ không bối rối.
- Tội nghiệp con bé y hệt tính mẹ nó. Chẳng biết sợ điều gì, dù khổ vẫn cắn răng nhẫn nhịn. không biết hai đứa ốm nhiều không?
Ông Phan an ủi mẹ:
- Mẹ không nghe Nhã Phượng nói, chị em bé Tin khỏe và cuộc sống khá ổn định. Coi như phúc đức nhà họ Tống mình chưa mất mẹ ạ.
Nhã Phượng qua nhà ông Phan từ lúc năm giờ sáng. Cô không theo ông Phan mà gởi cho Miên một số sách học vi tính, loại tự học lập trình và một bịch ổi xá lị to mọng xanh mướt.
Bà Dinh chắt lưỡi:
- Đúng là con gái. Ở đâu cũng không quên cốc ổi, me chuạ Thế chỗ con Tin ở không có hả cháu?
Nhã Phượng cười hiền:
- Cháu không rành lắm nội ơi. Nhưng hồi đi học, cháu và nó lúc nào cũng có sẳn vài trái ổi, bịch muối. Hom qua nó nhắc nên cháu gởi đại ấy mà.
Bà Dinh đàn ông dự:
- Cháu... thấy cái Tin của bà, nó thế nào khi gặp chú cháu?
Nhã Phượng nghẹo đầu cười:
- Nó mừng phát khóc luôn đó nội. Nhìn nó, cháu mới biết mấy tháng nay nó nhớ mọi người thế nào. Vậy mà làm gan.
Bà Dinh kêu Phượng dùng điểm tâm. Cô lắc đầu:
- Đúng ra cháu theo bà đi cợ Tại hôm nay mẹ nhờ cháu chở mẹ đi gom tiền hàng, cháu đành chịu. Thôi chau về nha nội.
Bà Dinh trìu mến nhìn theo Nhã Phượng, cái Tin của bà có đứa bạn tốt y như ngày xưa bà bằng tuổi tụi nhỏ bây giờ, bà đã chơi thân với Mai Loan, cô con gái nhà giàu, học cùng bà ở trường nữ sinh Trưng Vương a, Hà Nội. Thời gian ấy, ông cố nội cái Tin tức bố của bà đang làm giám đốc tờ tương đương học vị sĩ bây giờ ở Hà Nội, nên bà gởi vào học ở trường dành cho con nhà giàu. Mai Loan học yếu, nên quí bà lắm. Loan cũng khác tụi bạn ỷ giàu bỏ học đi chơi, nên bà và Loan học chung ba năm, coi nhau như ruột thịt. Mới đó đã hơn năm mươi năm. Mai Loan theo gia đình vào Nam. Còn bà về Hải Phòng. Chiến tranh và sự xa xô đường đất đã không cho họ có điều kiện gặp nhau từ dạo ấy. Cô bạn gái có chiếc răng khểnh, chắc bây giờ cũng già như bà với mái tóc bạc trắng, răng rụng hết, làm gì còn răng khểnh nữa nhỉ?
Dòng ký ức chợt ùa về trước tuổi già đang trở về với đất cát khiến bà Dinh cười mãi. Ông Phan hơi ngỡ ngàng trước thái độ của mẹ. Song ông chỉ im lặng, bởi tâm trí ông đang dồn tất cả vào buổi gặp lại các con yêu quí!
Nghi Miên đã trở lại bình thường, nhờ cô bị nhẹ hơn mọi người, lại thuốc men kịp thời và được nghĩ không phải lo công việc.
Quốc Minh mè nheo:
- Hôm nay chủ nhật. Hai đưa em đi chợ ăn bánh bèo nha?
Nghi Miên trừng mắt:
- Bộ em bắt đầu học cách đòi hỏi rồi hả. Người ta ngày nào sáng cũng ăn cơm với mắm, hoặc cơm chiên, có người còn nhịn sáng nữa. Em thi mỗi sáng một tô bún đặc biệt chất lượng còn đòi hỏi.
Quốc Minh xụ mặt:
- Em đâu có đòi hỏi, cũng không chê bai gì bún nhà mình. tại lâu rồi chị không dẫn em đ chơi nên em nói vậy. Hai không ưng thì thôi, đâu cần thuyết giáo em.
Nghi Miên ngẩn người trước câu bắt bẻ của Quốc Minh. Cũng tội, con người ta bằng đó tuổi có mẹ có cha đưa đón, thèm gì ăn nấy. Đằng này, suốt tháng cô toàn bắt nó ăn bún. May mà nó không ngán để nhịn đói?
Nghi Miên cười xòa, bẹo má em:
- Coi kìa, cái mặt bí xị như bánh bao chiều. Vào thay đồ đi, chị chở ra chợ.
Quốc Minh cười toe.
- Vậy mới đúng là chị Hai chứ. Lẽ ra Hai phải khao em một bữa linh đình khi Hai gặp lại anh Nam kìa. Hai sắp lên chức nữa, nhớ đừng bỏ em đấy.
Nghi Miên ký nhẹ vào đầu em, nạt đùa:
- Bẻm mép vừa thôi nhóc. Chị Hai hết tiền rồi, không ưa nịnh đâu. Biết người ta có thèm chị Hai không mà ham, coi chừng quê đấy.
Quốc Minh bà Tám:
- Xời ơi, nếu anh Nam xù chị ấy hả? Chị lấy anh Thường cũng được vậy. Anh Thường lo lắng cho chị hơn anh Nam nữa kìa.
Nghi Miên trợn mắt:
- Trời ạ, nói bậy nữa. Ủa, mà sao từ qua đến gìờ chị không thấy anh Thường ghé nhỉ. Ảnh hứa cho chị mượn tự điển Hoa Việt, loại ba ngàn tư kia mà.
Bà Bân xen vô, giọng ngậm ngùi:
- Cậu Thường có đến đây. Còn nói chuyện với cô Phượng mà. Tôi chắc cậu ấy không muốn phiền cộ Tôi nói thiệt, cô không được phiền tôi nhạ Cậu Thường để ý cô đấy. Hai bà chị dữ như cọp của cậu ấy cũng nói thế. Tội thật!
Nghi Miên đâu phải không nhận ra tình cảm của anh. tại anh chưa ngõ lời nên cô đâu thể nói trước. Lỡ người ta cười nhạo thì mắc cở lắm. Chắc hôm qua Thường đã nhìn thấy Nam. Mặt cô bỗng nóng bừng khi nghĩ Thường đã thấy Nam hôn cộ Trời ạ, sao cô lại không nhớ đến đếu ấy chứ? mà thôi, thế cũng đỡ cho cả hai không khó nói với nhau.
Nghi Miên chở Quốc Minh ra chợ sau khi dẫn cậu nhóc ăn một đĩa tổ chản bánh xèo. Nhìn vẻ đắc ý của em trai. Miên thấy thương nó thật nhiều. Hai chị em qua hàng bán đồ ăn. Miên mua một gà ta khoảng hơn ký về luộc châm muối ăn một bửa. thêm vài món đồ dùng lặt vặt nữa mới ra về. Ngang qua quán nhậu thịt thỏ, cô thấy xe của Thường dựng bên cạnh, cô vội vả như kẻ chạy trốn. miên dắt xe thật nhanh ra đường.
Nỗi buồn không tên gọi từ đầu tràn về ngập lòng cộ Giữa lúc cô khốn khổ, không người thân. Thường đã giúp cô rất nhiều. Anh như một điểm tựa vô hình để cô tựa những khi buồn vui bất chợt. Tại sao anh không chịu Bình Nhiên hay Hương Liên, mà âm thầm làm chiếc bóng cho cô làm chi để bây giờ anh tìm đến men rượu giải sầu. So sánh hai người đàn ông cô quen và yêu thương cộ Cả hai đều giàu có, nhưng con đường vào đời của họ thật khác nhau.
Giang Nam trốn chạy gia đình bằng cách ra nước ngoài sống với giòng họ ngoại. Anh tự mình gầy dựng tương lai, song vẫn có người thân trợ giúp. Thường, trong cơn giận tột cùng của cha mẹ, họ đã đuổi anh ra đường khi anh vừa tròn hai mươi tuổi, chỉ đàn ông anh dám bán chiếc xe để giúp người bạn học cùng. Anh không học tiếp, mà chấp nhận sự khinh bỉ của gia đình nặng hơn khi mở vựa ve chai. Cái nghề không mấy thơm tho, dang giá! Nghi Miên được nghe mọi người kể về anh bằng sự ngưỡng mộ, nể phục khi anh vẫn mỗi tháng tài trợ cho làng SOS, cho trại giáo dưỡng người già và khuyết tật. Đứa trẻ nào đau bị ức hiếp, anh đều cưu mang bảo bọc. Bảy năm không cha mẹ. Anh chị em dù họ mỗi ngày qua lại trước mắt anh. Thường đã tạo cho mình những tiền bạc mà cả tấm lòng nghĩa hiệp với những người thuộc tầng lớp khó hòa hợp nhất! Người đàn ông ấy sẽ là chỗ dựa vững chắc là niềm hạnh phúc cho cô gái nào bước vào đời anh, Nghi Miên đâu thể chia đôi người mình.
Mãi suy nghĩ, xe cọ chạy đến nhà vẫn không giảm tốc độ. Mắt cô hoa lên khi nhận ra chiếc Toyota, mang biển số quen thuộ của ba cô đang đậu trước sân.
Quốc Minh dè dặt nhìn chị:
- Hình như ba xuống chị ạ. Em vô không '
- Em vào nhà đi em. Đừng làm điều gì bất hiếu nha Minh.
Ngay ngưỡng cửa. Bà Dinh đứng trố mắt nhòa lệ:
- Hai cháu của bà.
Nghi Miên nhào tới nhanh hơn cả cậu em trai, cô ức nghẹn:
- Nội ơi, cháu thật bất hiếu khi để bà phải lặn lội đi tìm cháu thế này.
Bà Dinh vỗ về lên lưng Miên:
- Tín à, đừng khóc nữa. Cháu khóc, bà già khóc coi giống đám ma quá. Gặp cháu, bà mừng lắm, không giận cháu nữa đâu.
Trong nhà, ông Phan cũng đang nghẹn ngào ôm cứng Quốc Minh.
Nghi Miên rời vai nội, cô đến quì trước mặt ông Phan:
- Ba, xin tha lỗi cho con. Con đã nghĩ quấy cho ba, đã đem luôn Quốc Minh đi. Con thật đáng tội.
Ông Phan kéo con gái đứng dậy:
- Con à, chuyện gì cũng có căn đàn ông của nó. Chúng ta không làm chuyện trái đạo người, con không cần phải xin ba tha lỗi. Nếu ba nghe lời con sau đó, nhất quyết chia tay vời bà ta, thì cha con mình đâu phải sống trong nỗi nhục, sống mà không dám nhìn ai. Bây giờ, mọi chuyện đã qua rồi. Các con cũng đã trưởng thành không khổ cực là ba vui rồi.
Cha con bà cháu cứ chuyện nọ nối tiếp chuyện kia. Cho đến khi bà Bân bước ra nói:
- Thưa mời cụ và bác xuống dùng cơm trưa lắm rồi.
Nghi Miên bẻn lẽn:
- Ôi, con hư quá, mãi chuyện quên cả cơm nước. Nội để con dẫn nội đi rữa mặt cho mát rồi ăn cơn. Cả ba nữa.
Nhưng bước chân cô khựng lại khi nhìn ra cửa. Bóng dáng bà Loan đang hầm hầm đi vào. Cô nói nhỏ:
- Nội và ba ngồi chờ con một chút:
Bà Dinh chẳng ừ hử mắt cứ nhìn vào người đàn bà chăm chăm.
Nghi Miên vui vẻ:
- Cháu chào bà. Bà cũng xuống tận dưới này à?
Bà Loan cau mày, đưa mắt quan sát căn nhà, chạm mặt bà Dinh, bà thoáng ngẩn người. Song bà không có thời gian suy nghĩ điều gì, ngoài việc bà phải xuống đây.
- Mời bà ngồi, mời chị.
Bà Loan khoát tay:
Tôi có chuyện nói với cháu một vài lời thôi, rồi đi ngaỵ Cháu không cần nước nôi chi cho cực. Ngồi di Vân.
Nghi Miên thấy thái độ khác lạ của bà Loan, cô bắt đầu có một nét mặt đề phòng.
Bà Loan thẳng thắn:
- Cô có căn nhà đẹp đấy chứ. Dám bỏ Sài Gòn về đây, quả thật cô có bản lĩnh lắm. Hèn chi thằng con trai tôi xấc bấc xang bang vì cộ Đã thế còn bày đặt mở nhà máy ở đây nữa. Cô hay thiệt!
Nghi Miên nghe máu nóng bốc lên ngùn ngụt, song người đàn bà này là mẹ của anh Nam. Cô chưa rõ ý định của bà ta tới đây.
Cô phải bình tỉnh không được đánh mất tư cách của mình.
Nghi Miên từ tốn:
- thật ra bà có điều gì muốn dạy cháu ạ. Xin bà cứ nói.
Bà Loan dài giọng:
- Tôi đâu dám dạy cộ Tôi chỉ muốn nói để cô biết, đừng theo con trai tôi nữa. Đàn ông mà thấy con gái có chút nhan sắc là vờn vờ, tán tĩnh. Thằng Nam sống bên tây, càn tự đàn ông buông thả, tôi nghĩ cô chơi thân với Nhã Phượng nên không muốn cô thêm khổ vì nó. Bởi vì cũng vì sự ham hố tình cảm, cô đã tự đeo tiếnghiêm giọng xấu vào mình, Giang Nam đã đính hôn với Vân Vân, cuối tháng sau đám cưới. Cô thương tôi hãy tự thương thân mình, hãy biết dừng lại khi chưa muộn.
Mắt Nghi Miên tóe lửa. Cô không tin bà Loan lại buông ra những lời lẽ tàn nhẫn như vậy với cộ Nhếch môi, Nghi Miên lạnh tanh:
- Xin lỗi bà, cơ sỡ nào để bà nói cháu yêu con trai bà? Chau xấu thật không có mẹ dạy dỗ tư cách làm người. Song cháu vẫn đủ sáng suốt để phân biệt tốt xấu. Bà không cần phải tốn công, khi bà đâu đã hỏi cưới cháu đâu mà sợ.
Bà Loan nghiến răng:
- Cô hỗn vừa thôi, là tôi muốn tốt cho cộ Chứ cái thứ sống vô đạo đức ấy, có trát vàng quanh người, tôi...
Tay Miên run bắn lên. Cơn giận đã tới cực điểm. Cô không còn biết mình là ai. Bàn tay cô chỉ thẳng vào mặt bà Loan. Cô nói trong nước mắt:
- Mời ba ra khỏi nhà tôi. Một đứa con gái vô luân, không có chỗ tốt cho bà ngồi.
Cô hành động nhanh đến mức cà ông Phan và bà Dinh chỉ kịp kêu:
- Miên à!
- Cái Tin đừng làm bậy!
Bà Loan rít răng.
- Con khốn, mày dám đuổi tao thì mày tới số rồi. Tao thiêu nhà mày luôn. Bà rút quẹt ga giận dữ:
Bà Dinh điềm đạm:
- Mai Loan! Hãy dừng tay.
Ai gọi tên tục của bà nhỉ. Bà Loan ngỡ ngàng nhìn người đàn bà trạc tuổi mình, nhưng đối mắt vẫn rất tinh anh. Bà lắp bắp:
- Dung! Thùy Dung Hải Phòng. Tại sao bà ở đây '
Bà Dinh mỉm cười:
- Hơn hai mươi năm rồi, không ngờ ngày gặp lại của chúng ta lại như thế này. Loan cho tôi được xin lỗi hành động hồ đồ vừa rồi của Nghi Miên.
Nghi Miên ôm mặt khóc nức nở, cô như chết lịm trước những lời mạt sát của bà Loan.
Bà Loan lùi lại:
- Nghi Miên là gì của Dung?
Bà Dinh cười nhẹ:
- Cháu nội tôi. Nó bỏ đi mấy tháng nay, tôi vừa được cháu gái bà báo tin nên tôi mới đến đây. Chúng ta đều đã già cả rồi. Nhưng sự nhìn nhận đánh giá con người chắc không thể sai, phải không Loan?
Ông Phan bưng ly nước trao vào tay bà Loan:
- Bác uống ly nước cho khỏe. Chuyện gì cũng có thế phân tích mà.
Bà Loan như mơ:
- Thùy Dung! Lỗi là do tôi. Tôi vì quá tin vào lời thầy bói, nói tuổi Miên sát phu, Giang Nam lấy nó sẽ chết yểu. bạn từng làm mẹ, bạn cũng hiểu tình yêu thương con cái của chúng ta thế nào. Ôi, tôi sai rồi, nếu tôi biết sớm Nghi Miên là cháu của bạn, tôi đã khônghiêm giọng thế.
Nét ân hận như làm bà Loan già hẳn đi. Vân Vân ngơ ngác hoang mang bởi sự thay đổi của bà Loan.
Ông Phan không hiểu hai bà quen nhau từ khi nào, tình cảm sâu đậm đến đâu. Song sự xuất hiện của mẹ Ông đã tác động mạnh đến bà Loan. Ông chỉ còn biết lặng im khi bà Dinh đặt tay lên vai bạn.
- Lời nói đã buông ra, không sao lấy lại được nữa. Cháu gái tôi nó tự ái ngất trời. Bạn đã làm nó tổn thương nặng nề. Sợ rằng nó khôn g bây giờ chấp nhận lời xin lỗi của Giang Nam, bạn có thằng con tuyệt vời vô cùng. Tôi thầm mến và mong nó nên duyên vợ chồng, bây giờ thì không thể hàn gắn nữa rồi. Bạn đã sai lầm, dù cháu tôi hay con cái ai cũng thế. Bạn vì thương con nên ích kỷ trong nỗi đau của người khác, dù bạn biết nó không hề xãy ra.
Bà Loan khắc khoải:
- Tôi mong bạn cho tôi chắp tay xin lỗi nó. Tôi đã làm hỏng hết tất cả, thằng Nam sẽ bỏ tôi đi nữa, tôi làm sao đây?
Bà Dinh ngạc nhiên:
- Bạn nói nó bỏ đi ư? Thế còn cô gái này? Con gái người ta nhờ ở danh dự đã hứa hôn, sao không tiến hành đám cưới?
Vân Vân bật khóc:
- Bác ơi, mai cháu về Lâm Đồng. Cháu sẽ quên chuyện này. Tất cả đàn ông cháu đeo mang cái không là của mình. Nghi Miên mới đích thực là nữa cuộc đời của anh Nam. Cháu sai rồi.
Bà Loan chậm rãi kể lại câu chuyện của mình. Bà xót xa vô cùng khi hình dung nỗi giận dữ của con trai.
Nghi Miên trở vào nhà, khóc ngất trong tay Thường. Sự xuất hiện của anh như một nhát dao cứa nát trái tim làm mẹ của bà Loan. Bà đã mù quáng để mất đi cô gái rất xứng đáng làm dâu hiền vợ thảo kia mà.
Ông Phan xót xa:
- Nghi Miên, đừng khóc nữa con, bác ấy nhất thời không đúng.
Bà Loan chợt sụp xuống:
- Miên ơi, bác xin cháu tha lỗi. Quên đi những lời nói của bác vừa quạ Bác đã sai rồi khi dùng cách hạ tiện ấy để chia rẽ cháu và Nam.
Nghi Miên né người:
- Bà đừng làm thế khi cháu chỉ đáng tuổi cháu bà. Cháu không trách bà đâu. Vì số phận đã an bài như thế. Hôm nay bà mắng nhiếc cháu được. Liệu ai bảo đảm những năm tháng còn lại, khi cháu là dâu con bà, sẽ không còn lần nữa bà nhiếc mắng. Cháu thà bị đòn rách da, bầm thịt, cháu không bây giờ chấp nhận sự sĩ nhục nhất là điều kinh tởm kia. Bà rõ hơn ai hết là cháu không hề phạm lỗi. Lòng tự trọng đã tổ thương còn gì nữa mà níu kéo, thưa bà,
Bà Loan tha thiết.
- Cháu không vì tạ Vì tin bà thương cháu thật lòng. Vì yêu Nam, cháu đã từ chối nhiều người đàn ông không thua gì Nam cả. Bởi trái tim con bé nhỏ lắm bà ơi. Bây giờ cháu sẽ xin nội, xin ba cho cháu nhận lời cầu hôn của anh Thường.
Thường chết lặng trước câu đề nghị của Nghi Miên. Dẫu yêu cô ngút ngàn. Anh cũng không thể trong một thoáng không biết nỗi đau đang dìm chết tình yêu của cô.
Bà Loan rã rời.
- Cháu thật sự chia tay Nam ư? Cháu không thể vì bà già này mà tha thứ cho ta, để ta còn có Giang Nam bên cạnh à?
Bà Dinh cũng nói.
- Cháu gái à, chuyện gì cũng không thể quyết định trong giây lát. Cháu nên cho bà Loan cơ hội.
Nghi Miên đứng dậy:
- Cháu rất mệt, xin lỗi mọi người. Anh thường giúp em mua liều thuốc. Thuốc mấy hôm em dùng đó.
Giọng cô thản nhiên, ấm áp đến lạ lùng. thường lặng lẽ xách xe đi.
Bà Dinh kéo tay Quốc Minh:
- Minh à, thật ra cậu ấy là ai?
Quốc Minh cười toe, thì thầm.
- Anh thường chủ vựa ve chai đấy nội. Anh yêu chị Hai con từ khi hai chị em đến đây nè. Không có ảnh. Hai đã bị tụi đàn anh ở đây phá lâu rồi. Ba mẹ ảnh giàu có nhất nhì ở thành phố Biên Hòa đó nội. Ảnh không dám nói vì biết Hai yêu anh nam. Bây gìờ bà nội chị Phượng làm Hai khóc dữ thế, chắc chị Hai quên anh Nam thôi.
Mấy người lớn nhìn nhau lặng lẽ. Đau đớn nhất là bà Loan. Mặt mũi nào bà nán lại nữa. lầm lũi, bà kéo Vân Vân đi về. Bà Dinh nhìn theo khẽ thở dài. Biết trách ai đây nếu đó là mệnh trời xui khiến nên Mai Loan xưa nay phúc hậu bỗng trở nên tàn nhẫn. Không vì tụi nhỏ có duyên không nợ hay sao?...