Chương 5

Nghi Miên dừng xe lại trước ngã ba Trị An, cô đã một lần cùng tham gia chiến dịch mùa xanh ở trong thị trấn lý lịch, nơi ráp ranh với rừng quốc gia Cát Tiên. Và cách đây vài tháng, cô được quận đoàn cho tham dự vào phái đoàn về với chiến khu D. Cô đã đi suốt con đường bụi đầy đất đỏ xa thật xa quốc lộ, vẫn hiện hữu mộ thị trấn với cuộc sống văn minh. Cô Quyết định đi vào rừng, vào thủy điện Trị An, hay chiến khu D cũng được.
Nghĩ là vậy, nhưng cô đã không đi xa hơn. Khi dừng xe để ăn cơm ở một quán cơm lao động gần khu công nghiệp, cơm nước xong thì cô cũng có một quyết định ở mình. Ở khu công nghiệp này san sát phòng trọ, giá thuê lại rất rẽ. Vậy thì cô nên dừng chân ở nơi đây. Quốc Minh không là cô, nó còn phải đi học.
Quyết định rồi, Nghi Miên hỏi thăm phòng trọ. Một gia đình đang có ý định cho thuê nhà dài hạn để chuyển ra Hà Nội. Giá thuê một căn nhà chỉ cũng chỉ bằng một văn phòng 12 m vuông ở Sài Gòn. Ngôi nhà tuy nhỏ nhưng có đủ công trình phụ, lại nằm gần vài công ty.
Bà chủ nhà ký xong hợp đồng cho thuê nhà rồi nói:
- Dạo nọ nhà bác cho công nhân họ giữ xe, một xe honda 30 ngàn một tháng, xe đạp 15 ngàn. Coi vậy chớ cũng xếp được 50 xe máy đó cháu. Vì lý do ra đi, bác mới không nhận giữ xe nữa. Không có vốn cháu cứ giữ xe cũng đủ sống.
Nghi Miên mừng rỡ:
- Cháu cám ơn bác đã gợi ý. Cháu sẽ làm theo lời của bác.
Cô trả tiền nhà sáu tháng một lần, số tiền đem theo chỉ dư hơn trăm ngàn. Miên để ra một ngày quan sát tình hình. Sau đó cô tháo hết số vàng trên người đi bán, để mua bàn ghế xoang nồi, nấu bún bán buổi sáng.
Cũng may, nhờ cô hay đi ăn, nên đã có kinh nghiệm ít nhiều về thị hiếu của người lao động ở đây. Chẳng biết vì người đông quán ít hay vì cô chủ quán trẻ trung, xinh xắn mà sáng nào quán cô cũng đông khách. Dù chỉ là bún riêu. Qua một tuần, Miên phải tìm thuê người phụ, và chỗ gởi xe của cô cũng chật hết chỗ.
Nghi Miên cố tìm quên trong công việc đừng để có thời gian suy nghỉ lung tung. Quốc Minh cũng phụ được cô bưng bún, rau cho khách. Nhìn em mồi hôi nhễ nhại. Miên thương lắm. Nếu không có sự cố đau đớn ấy, thì Quốc Minh giờ này đã sinh hoạt hè ở nhà văn hóa thiếu nhi quận, sáng có người đua, chiều có xe rước về. Vậy mà, cô đã khiến em trai cô vất vả, long nhong.
Quốc Minh cười toe:
- Em thấy hôm nay bán nhanh ghê há chị Hai.
Nghi Miên trìu mến:
- Ờ. Chỉ vài tôi nữa là chị dọn, thi thoảng gặp người mở hàng mau mắn má em. Sáng giờ em chưa ăn gì, Hai làm cho em tôi bún giò nha?
Quốc Minh gật đầu:
- Em đói thật nhưng không ăn giò đâu. Hai cũng biết em chỉ có khoái mộc mà.
- Lâu lâu đổi món cho đở ngán chớ nhóc.
Quốc Minh nhìn tô bún le lưỡi:
- Sao chị làm nhiều quá vậy?
Nghi Miên cười:
- Thôi thì nhóc, màu mè chi nữa. Của nhà bán chứ đâu đi mua mà em phải kiêng miệng. Ăn xong rồi vào học bài.
Quốc Minh cười:
- Em muốn biết khi nào chị về chuyễn trường cho em?
Nghi Miên thẫn thờ:
- Chắc chị cũng thu xếp vài hôm nữa là về. Phải lo trước không thôi trễ học của em.
Quốc Minh giao hẹn:
- Chị cho em về với nhạ Em nhớ ba quá.
Nghi Miên thẳng thừng:
- Đây về thành phố xa lắm. thư thả chị cho em về. Còn bây giờ có về cũng không gặp ba đâu.
Quốc Minh ngậm ngùi:
- Em còn quá trời đồ chơi chưa đem theo.
- Chị sẽ mua dần lại cho em, khi có dịp. Còn em muốn, chị dành để em về sống với bà ta.
Quốc Minh lắc đầu:
- Em chỉ nói có vậy thôi, chứ có nói là về ở nhà đâu. Em thích ở với Hai hơn.
Nghi Miên thở nhẹ:
- Vậy thì nhờ đừng bây giờ nhắc lại chuyện này nhé.
- Em hứa!
Gọi là hứa nhưng về mặt Quốc Minh, buồn hiu. Tha lỗi cho chị Minh ơi, chị không trở về nữa.
Cuộc sống của hai chị em cứ lững lờ trôi theo ngày tháng, những ngày mưa bắt đầu kéo đến dai dẳng và buồn vô cùng. Mưa ở đây không như thành phố, thoắt đến lại thoắt đi. Mưa có khi kéo dài cả ngày. Những lúc đó quán bún riêu của Nghi Miên luôn đông khách. Mưa lạnh nên người thích ăn một chút gì cho thật nóng, cho ấm bụng và dĩ nhiên được xì xụp bên tôi bún riêu hơn cả.
Chủ nhật. Miên không giữ xe, nên cô cũng nghĩ bán để xã hơi. Miên chở Quốc Minh đi chợ, mua đồ, gần vào năm học cũng phải mua cho thằng nhỏ vài bộ đồ. Hôm về Sài Gòn, dù biết thành phố trăm vạn người, không dể gì gặp người quen Miên vẫn bịt kín mặt, đeo kiếng mát. Việc chuyển trường của Quốc Minh không gặp trở ngại gì. Cô làm gan rẽ qua đường củ để nghe kết quả thi tốt nghiệp. Miên đã không được gặp thầy cô vì đang còn nghĩ hè. Miên đành rẽ qua nhà Ánh Tuyết được nó cho biết cô đậu cao thứ nhì toàn trường.
Ánh Tuyết còn nói:
- Ê! Miên, dạo này mày ở đâu sao Nhã Phượng đi kiếm mày khắp nơi vậy?
Nghi Miên khỏa lấp:
- Tao về quê phụ việc cho một người ba con, tiện thể chửa bệnh.
Ánh Tuyết tròn mắt:
- Mày bệnh gì? Chửa bệnh sao không ở bệnh viện mà lại về quệ Hay mày thất tình?
Nghi Miên rùn vai:
- Có mãnh nào vắt vai đâu mà thất. Tao có bệnh thật mà. Bệnh này bác sĩ nói chỉ cần nơi yên tĩnh, không khí trong lành.
- Mày nhất định không thi học ngành nào à? Giỏi cở mày không thi uổng lắm.
Nghi Miên cười nhẹ:
- Tao đang cố gắng học Anh văn và tiếng Hoa thời kinh tế thị trường này tốt nhất là rành ngoại ngữ. Làm thông dịch viên cho một công ty nước ngoài, lương vừa cao lại vừa có tương lai. Bốn năm đại học bèo bèo mỗi năm hết năm triệu đồng. Tổng cộng học xong hết hai chục triệu, bốn năm tao làm công nhân bảo đảm ăn uống tiêu xài mỗi tháng còn dư cả triệu đồng. Mày nghĩ coi, sau bốn năm mày vào đời với tấm bằng kỷ sư, còn tao tề tệ cũng có trong tay vài chục triệu. theo mày cái nào hơn?
Ánh Tuyết cong môi:
- Tai không tin mày tính toán kiểu ấy. Trong khi ba mày thừa khả năng cho mày cuộc sống sung túc.
Nghi Miên thản nhiên:
- Tao thích tự đi bằng đôi chân của tao hơn. Bây giờ thì tao phải đi đây.
Nhớ lại buổi gặp mặt với Ánh Tuyết hôm đó. Miên vẫn còn ngơ ngác mãi. Cô đâu là gỗ đá mà quên cội nguồn của mình. Đau đớn thay, người cô gọi bằng cha đã phũ lên người cô một bức màn đen tối.
Miên muốn vô cùng chạy sang quầy hàng mỹ phẩm, nói dăm câu chuyện với chị Linh. Nhưng Miên đã không thể đi vì khi cô chợt nhận ra ngoài chị Linh còn có Nhã Phượng và Giang Nam.
Một thoáng buồn dâng lên mắt Miên, cô đã từng gởi nhớ gởi thương vào người đàn ông hào hoa ấy. Để rồi chẳng bây giờ biết được tình cảm chân thật của anh ta!
Vừa đi vừa suy nghĩ, Nghi Miên đâm sầm vào xe nước mía trước cái miệng há to ngở ngàng của Quốc Minh. Trán cô nổi cục to tướng, đã què thì chớ, cô còn bị cô bán hàng quát to:
- Mắt đui hay sao mà cái xe to chình ình cũng lao vô.
- Nghi Miên cắn môi:
- Xin lỗi! Vì tôi sơ ý.
Cô gái nhìn Miên rồi cười phá lên ngặt nghẽo. Nghi Miên nóng mặt:
- Chị cười cái gì? Chả lẽ chị thích nhìn người ta đau đớn?
Cô gái vẫn cười:
Tại nhìn cô mắc cười quá.
Quốc Minh kêu lên:
- Trán chị Hai nổi cục to đùng. Người đâu mà vô duyên.
Cô gái sừng sộ:
- Ê nhóc, mày nói ai vô duyên.
Quốc Minh lừ đừ:
- Chị chứ ai? Thấy người ta đau, đã không giúp lại còn cười. Như vậy chẳng phải là vô duyên sao?
Cô gái mím môi:
- Thằng nhóc con. Coi chừng tao bẻ gãy răng à.
Nghi Miên từ tốn:
- Em tôi nó nhỏ, nói năng chưa biết lựa lời, chị bỏ lỗi cho nó.
Quốc Minh bất bình:
- Chị Hai, mình có lỗi gì mà phải xin họ. Con gái mà hở chút cười, có mà vô duyên cái chắc.
Nghi Miên nạt đùa:
- Quốc Minh, có thôi đi không.
Nghi Miên định kéo tay thằng bé đi thì đã nghe thằng bé thét lên:
- Sao chị đánh tôi? Người lớn vô duyên vô cớ đánh trẻ con là hèn.
Nghi Miên tái mặt khi nhìn thấy năm dấu tay in rành rành trên má Quốc Minh. Nghi Miên chợt giận:
- Nó nhỏ, đáng tuổi con Út chị. Tại sao chị đánh nó?
Cô gái hất mặt:
- Cái tội nó dám chửi tao, thì một tát chưa đắng đâu?
Nghi Miên trừng mắt:
- Chị đừng nghĩ đánh ai thì đánh nha.
- Mày sẽ làm gì tao?
Nghi Miên lạnh tanh:
- Sẽ không bẻ gãy hai ngón tay chị tôi không làm người.
Cô gái sầm mặt:
- Con ranh, thật không biết trời cao đất rộng. Bườm đâu, mày dạy cho nó một bài học đi.
Gã đàn ông được gọi là Bườm, ốm trong ốm teo như tên nghiện, khuyện khạng bước tới:
Nghi Miên lầm lì:
- Đi Minh.
- Dễ dàng vậy sao em gái?
Bàn tay gã đàn ông vươn ra định giữ Miên lại. Nhếch môi, Miên khẻ giơ tay chém xuống bằng một thế Karate khá đẹp. Gã đàn ông ôm cánh tay rên xiết:
- Ôi, con ấy có võ chị Ba ơi!
Cô gái cũng bất ngờ trước sự phản kháng của Miên, bẻ mặt thì còn ra thể thống gì nữa. Cô gái ra hiệu cho gã đàn ông khác.
- Dừng tay!
Tiếng hét nhỏ lạnh tanh vang lên đũ uy lực khiến gã đàn ông đang định dùng khúc mía phang vào Miên vội dừng tay.
Nghi Miên nhìn lên, người vừa hét lên là một thanh niên ăn mặc giản dị, đôi mắt đen rất sáng giữa vầng trán cao và sống mũi thẳng. Khuôn mặt người thanh niên có nét khinh bạc. Nét mặt mà Nghi Miên luôn bị mặc cảm lo sợ, đè nén. Người thanh niên nhếch môi, tay vặn chéo tay gã đàn ông.
- Tao tha cho mày. Còn để thêm lần sau nữa, đừng trách tao nặng tay.
Gã đàn ông lấm lét:
- Anh Út à, em chỉ làm theo lệnh chị Thơm.
Người thanh niên chưa kịp nói, cô gái bán nước mía đã đảnh đót:
- Chú chưa biết đầu đuôi đừng xen vô chuyện của tôi, nên nhớ thân phận mình.
Người thanh niên cười nhạt:
- Tôi đâu lạ tính chị. Và rất nhớ giữa tôi và chị ai là người có "thân phận" trong nhà. Ỷ đông hiếp đáp người cô thế, nhất là hành hung phụ nữ. Tôi nghĩ anh Ba tôi rất ghét đó.
Dứt lời, người thanh niên bước về phía chị em Miên đang đứng, anh trầm giọng:
- Cô có sao không?
Nghi Miên nhẹ giọng:
- Cám ơn anh đã quan tâm. Là đàn ông tôi vô ý lũi vô xe nước mía trước.
Người thanh niên cười nhẹ:
- Xe nước mía đâu hề hấn gì, trong khi cô bị u một cục ở trán kìa. Để tôi lấy dầu xức cho cô.
Nghi Miên lắc đầu:
- Không sao đâu. Nhà tôi cũng gần đây. Tôi tự về chửa cho mình. Cám ơn anh.
Nghi Miên chậm rãi kéo tay Quốc Minh đi vô chợ. Thật chẳng ra sao cả, tự dưng tốn thời gian vì chuyện không đâu, Nghi Miên lầm lũi mua đồ, dường như cô quên luôn cả Quốc Minh. Chỉ khi thằng bé níu tay cô, hạ giọng:
- Hai ơi, Hai coi kìa, kia sao giống anh Nam ghê.
Một thoáng ngớ ngẩn buồn đi qua ánh mắt Miên. Dẫu chưa một lần anh ngỏ lời yêu cô, trong thời gian ngắn ấy. Nghi Miên vẫn cảm nhận được tình cảm anh dành cho cô đầy ắp, trong từng lời nói cử chỉ, mỗi khi hai người có dịp gần nhau. Bà nội của Nhã Phượng, là bà già khó tính khinh khủng. Nhưng lại quý mến cô hơn cả chị em Nhã Phượng, Nhã Phượng vẫn khắng định: " gì chứ chú Út mà ngỏ lời, bảo đảm nội tao ưng liền đó Miên".
Trước ngày cô thi tốt nghiệp, anh ra Hà Nội để làm thủ tục đủ tư cách pháp nhân gì đó, để anh mở công ty chế biến đồ hộp. Anh đã áy náy vô cùng, không ở bên cô những ngày thi cử. Rồi tai họa vô tình trút xuống đầu cô, đẩy cô khỏi cuộc sống gia đình, xa luôn cả anh là đàn ông cô đi không một lời từ biệt. Cô đâu thể trách anh.
Nghi Miên cắn chặt vành môi, khàn giọng bảo em:
- Về thôi Minh.
Quốc Minh kêu lên:
- Hai à! Em biết Hai rất nhớ anh Nam, sao Hai không gặp ảnh?
Nghi Miên trợn mắt:
- Nhóc à, làm ơn nói nhỏ giùm. Em học thói bà Tám hồi nào vậy? Em không anh Nam có bạn đấy sao?
- Kệ chứ, không gặp thì thôi, gặp thì phải nói chuyện. Em sẽ đến gọi ảnh.
Nghi Miên xụ mặt:
- Em thích, cứ chạp theo người ta đi. Chị về một mình, ở với chị khổ mà.
Thấy vẻ mặt hình sự nhưng buồn thê thảm của chị. Quốc Minh hết dám hó hé. Cậu lẩm bẩm:
- Không gặp thì không gặp, có gì lớn đâu mà chị phải giận em. Em nói khổ hồi nào đâu, nếu em sợ khổ em đã về với bạ Chị đừng nghĩ em còn nhỏ không biết lối về.
Dứt câu, Quốc Minh hậm hực bỏ đi một mạch, Nghi Miên lặng lẽ theo chân em. Vẫn xót xa lén nhìn về phía Giang Nam. Trái tim cô rưng rưng muốn khóc bởi thà đừng gặp nhau, cô nhất định sẽ quên được.
Giang Nam tìm về huyện Thống nhất để mua đất, mở công ty sản xuất thức ăn gia súc, theo gợi ý của ông bác ruột. Anh đã không mở công ty xuất khẩu đồ hộp như dự tính ban đầu. Vì bác anh nói:
Thời buổi này, dân tĩnh chăn nuôi heo gà ầm ầm. Theo bác cháu nên đầu tư và ngành này, sẽ không lỗ đâu.
Giang Nam nghe lời. Anh về đây hơn một tuần, thủ tục sang nhượng đấy đã hoàn tất. Anh định về Sài Gòn tìm ông Phan để giao cho ông phần xây mặt bằng, nhà kho, xưởng chế biến.
Mắt anh thoáng chau lại, bóng một cô gái tóc dài thả lơi sau lưng, sao giống Nghi Miên vậy kìa? Giang Nam vội chạy ra nhưng không thấy cô gái đâu nữa.
Kim Chi cong môi:
- Anh đi đâu vậy anh Nam?
gật mình lắc đầu:
- Anh vừa nhìn thấy một người quen, song người ta đã đi mất. Em chọn được gì chưa?
Kim Chi cười cười.
- Đừng nói với em đó là cô gái nhạ Em nhìn mặt anh thấy nghi quá hà.
Giang Nam thản nhiên:
- Nếu là bạn gái của anh, chả lẽ em có quyền cấm anh sao? Đừng lẫn lộn tình cảm nha Chi.
Kim Chi mím môi:
- Bây giờ thì chưa, nhưng sắp tới em nghĩ mình sẽ có quyền đó. Chả lẽ sự đính ước của hai gia đình chúng ta lại là sự nhầm lẫn?
Giang Nam khoát tay:
- Em mua đồ đi. Chuyện gì về nhà nói.
Kim Chi ức lắm, cô đâu phải là đồ bỏ, càng không ế ẩm chút nào. Cô cũng không ham mác Việt Kiều của anh. Cô đâu phải là người bị trói buộc bởi sợi dây tình nghĩa. Tại anh quá đẹp trai, quá hoàn hảo, nên Kim Chi đã dẹp tính kiêu hảnh của mình, để theo anh xuống đất này. Tuy nó vẫn gần thành phố nhưng tiện nghi thì thua xạ Kim Chi không thể để Giang Nam có người con gái nào khác. Cô như chẳng còn đầu nào để chọn lựa, nên mua đại một cây son và chai dầu gội đầu rồi đi ra. Giang Nam vẫn chậm rãi bên cô, như một cặp tình nhân ăn ý. nhưng trời mới biết trong anh đang nghĩ gì.