Chương 8

Nghi Miên vừ thoăn thoắt xắc hành, vừ rỉ rã với bà Bân:
- Cháu chỉ phụ bán hôm nay nữa thôi. Mai cháu đi làm rồi, dì giúp cháu trông coi nhà cửa nha.
Bà Bân cười cười:
- Cháu dặn chi lạ vậy. Dì ở nhà không trông nhà cho cháu, thì trông cho ai đây.
Nghi Miên vẫn nói:
- Dì Tú hẹn trưa nay dẫn đưa cháu gái xuống phụ dì. Đầu tiên, dì nên chỉ dẫn cho nó đừng quát nạt nó sợ dì ạ. Đúng ra cháu đóng cửa dẹp quán. Song thấy dì hoàn cảnh khó khăn lại chân thật nên cháu tạo điều kiện cho dì làm ăn. Ráng giữ khách hả dì.
Mọi ngày như mọi ngày, khách đến ăn vẫn đông nghẹt và đã thành khách quen thuộc. Nghi Miên chỉ cần nhìn thoáng từng bàn là biết ai ăn loại bún gì. Đây cũng là điều khiến bà Bân phục cô một cây.
Đang bưng đĩa rau ra chiếc bàn ở phía ngoài trước cửa nhà. Quốc Minh trợn mắt quên mất đĩa rau, đưa tay lên dụi mắt. Đĩa rau rơi trúng chân đau điềng, cũng không làm cậu quan tâm. Mắt nó nhìn đăm đăm vào cô gái đang đi bộ bên cây xăng. là chị Phượng rõ ràng:
Quốc Minh buột miệng kêu:
Chị Phượng ơi!
Đang chậm rãi Nhã Phượng gật mình bởi tiếng kêu của ai đó. Cô nghe âm thanh rất quen. Nhìn ngó nghiêng, cô nhận ra thằng nhóc đang đứng nhìn cô thật giống Quốc Minh. Quốc Minh thấy Nhã Phượng nhìn, cu cậu rối rít:
- Chị Phượng ơi ở đây nè!
Đính thực là nhóc Minh rồi, Nhã Phượng rồi lao qua đường mà không thèm nhìn trước ngó sau:
- Két! Két!
Tiếng bánh xe nghiến trên mặt đường rờn rợn. Nghi Miên chết sững khi nghe em trai gọi. Cô chạy ào ra khi cảm nhận sự nguy hiểm đang đến với bạn.
- Con khỉ ranh, tự nhiên lao đầu sang chi vậy? Muốn chết hả?
Giọng người phụ nữ rít lên đầy vẻ giận dữ, Nghi Miên vội chạy ra:
- Chị à em xin lỗi, tại bạn em nó đang gặp chuyện vui.
Người đàn bà hất mặt:
- Thi ra là mày. May không xảy ra chuyện chứ không thì không ai gở tội cho nữa đâu.
Nghi Miên chẳng đôi cám ơn với người phụ nữ làm gì, vì cô biết chị ta là chị dâu của Thường. Cô và chị dâu thứ ba đã từng đụng độ Ở xe nước mía, luôn hằm hè với Thường về vụ tài sản. Mặc dầu Thường không có ý tranh dành với họ. Họ cũng biết Thường đang theo đuổi cô và muốn cô thành vợ của Thường. Chứ không phải là Bình Nhiên. Vì nếu Thường lấy cô, anh sẽ không được gì cả. Công tình yêu sẽ thuộc về hai ông anh. Vì lẽ đó họ luôn thân thiện với cô.
Nghi Miên nhìn sang Nhã Phượng mếu máo:
- Mày có sao không?
Nhã Phượng lắc đầu, nước mắt cũng đang tràn. Mặc kệ bàn dân thiên hạ. Mặc kệ những thực khách đang chờ Miên, hai cô gái ôm nhau khóc mùi mẫn:
Nhã Phượng sụt sùi:
- Tao nhớ mày quá Miên ơi.
Nghi Miên gật đầu:
- Tao cũng thế.
Quốc Minh hét lên:
- Chị Phượng ơi, quên em rồi sao mà đứng hoài đó vậy?
Nghi Miên cười trong nước mắt:
- Mày qua với nó đi, không thôi nó hét om sòm nữa.
Nhã Phượng kéo Quốc Minh vào lòng, cô nói nhỏ:
- Nhóc lớn ghê, cũng may chị còn nhận ra. Hai chị em ở đây hả.
Quốc Minh cười toe:
- Em nhớ chị Phượng. Cả anh Nam nữa. Chị Hai bán bún đó chị Phượng, vô ăn thử nha.
Nhã Phượng ngạc nhiên:
- Thật hả Minh?
- Trăm phần trăm đó chị. Đấy không tin nhìn thử coi, chị Hai đang làm gì?
Nhã Phượng ngơ ngẩn nhìn Nghi Miên đâu rồi nét đài các của một tiểu thư con nhà giàu? Ai dạy nó buôn bán nấu nướng nhỉ.
Nghi Miên quay ra, kéo tay bạn.
- Tao không ngờ lại gặp mày. Khách đông quá, mày ăn tôi bún coi thử tao nấu thế nào. Còn ít tô nữa, tao bán cho xong rồi hai đứa nói chuyện nha.
Quốc Minh liến láu:
- Còn vài tôi để dì Bân bưng. hai múc cho em luôn. Em muốn ngồi với chị Phượng.
Nhã Phượng cười xòa:
Nhóc mỗi lớn mỗi lém lĩng ghê đi.
Quốc Minh bưng tô bún riêu đặt trước mặt Nhã Phượng, nó cười nhe hàm răng trắng bạc:
- Riêu cua thứ thiệt đó chị. Nhưng em ghiền ăn bún mộc hơn. Chị ăn rau trụng chín hay rau sống?
Nhã Phượng hít hà:
- Chưa ăn đã thấy ngon vì lời quảng cáo, dẻo quẹo của nhóc. Bún riêu ăn rau sống mới ngon.
Nhã Phượng thêm chút bất ngờ về Nghi Miên, dù xưa nhỏ bạn cô luôn nổi tiếng là khéo tay hay làm, lần nào nhà trường tổ chức thi nữ sinh thanh lịch hay hoa học đường, tất tần tật là Nghi Miên rinh được giải. Đúng là ông Phan không thể ngờ con gái mình đang sống rất gần ông và sung túc nữa.
Còn ông chú của cô, một quán ăn bá cháy ở kế bên thế này không chịu ghé ăn. Lại xớn xác đi tìm người yêu ở đâu và thích ăn những món cao cấp, nên ông trời không cho gặp Nghi Miên cũng đáng đời lắm.
Nhã Phượng vừa ăn xong tô bún, đã nghe Quốc Minh chào:
- Em đi học đây, chị Phượng ở chơi với chị Hai em nhạ Nhớ đừng để chị ấy khóc nữa, mùa này đang mưa coi chừng lụt hết đường.
Nhã Phượng nãy giờ mãi suy nghĩ nên quên mất câu cậu nhóc. Thì ra nó đã ăn xong từ đời nào. Và chỉnh tề trong bộ đồ học sinh thẳng tắp.
- Chà, nhóc ra dáng học trò tốt thật, rồi em học xa không?
Nghi Miên cười:
- Mày hỏi, nó chẳng biết trả lời đâu. Vì ngày nào tao cũng đưa đón nó, nên nó đâu biết đường xa hay gần. Mày chịu khó ngồi đồng thêm hai chục phút nữa tao chở nhóc đến trường.
Nhã Phượng gật đầu:
- Tao uống ly cà phê là hết hai chục phút chứ gì.
Nhìn theo chiếc Ware quen thuộc dạo nào của Miên, Nhã Phượng thở dài. Nghi Miên phải không một ngày cực khổ nếu như không nói là chị em cô rất sung túc. Một đứa con gái luôn sống trong sự bảo bọc của gia đình, vừa rời ghế trường trung học, dám mở quán bán bún nuôi em học, quả là một điều kỳ diệu đối với Phượng. Dù Nghi Miên có nữa năm đi học và phụ chị cô bán hàng. Nhưng việc bán hàng đã có chị cô lo hàng hóa vốn liếng, nó chỉ việc bán mà thôi. Đằng này dám làm chủ lấy mình, ở nơi không người thân quen. Nhỏ Miên quả là tuyệt vời.
Phượng rất muốn quay lại chỗ chú Út, kéo chú đến đây, chắc ông chú của cô sẽ mừng lắm, song cô không dám vì không biết ý Nghi Miên thế nào. Bị tổn thương cở đó, nó còn sống đó là cần suy nghỉ.
Bà Bân tươi cười:
- Cô là bạn thân của Miên hả? Cô uống cà phê đi. Chắc không ngon bằng Sài Gòn đâu cô.
Nhã Phượng mỉm cười:
- Dì à, đây là nhà của dì hả? Nhỏ bạn cháu thật may mắn khi gặp dì.
Bà Bân chận nhẹ:
- Cô nhầm rồi. Căn nhà này cô Miên thuê dài hạn để ở. Tôi được cô ấy nhờ đến bán hàng, vì quán đông khách một mình cổ làm không xuể. Tôi mới là người mang ơn cô ấy. Nhưng lâu nay thấy cô Miên khóc, buồn rũ ra là tôi thương cô ấy đến đứt ruột. Hỏi thế nào cũng không nói.
Nhã Phượng nhíu mày:
Cả cái xe kia, dì và nó cùng trông hả?
Bà Bân chép miệng:
- Thật ra bán bún cực lắm cô à. Thức khuya để bào rau, dậy sớm để nhóm bếp. Số tiền trông xe hàng tháng cô Miên đã có hơn triệu đồng sống khỏe ấy chứ. Chắc ở thành phố gia đình cô Miên cũng buôn bán hàng ăn nên cô ấy mới rành rẽ việc như vậy hả cô?
Nhã Phượng thở dài:
- Cháu không ngờ nó giỏi đến thế này. Con gái nhà giàu đó dì ơi. Tại mẹ nó mất mấy năm nay, ba lấy vợ kế, chị em nó buồn. Chứ từ nhỏ đến giờ có bây giờ nó động vô công việc hả dì?
Bà Bân chưng hửng:
- Trời đất! Cô không nói thì tôi làm sao biết. Giỏi thiệt! Con gái nhà giàu mà dám vào đời chư cổ, thật hiếm.
Bà Bân còn định huyên thuyên nhiều nữa thì Nghi Miên về đến. Cô cười hiền:
- Tao ghé chợ, mua đồ ăn luôn, chớ hai đứa sáp lại, chẳng còn thời gian nữa. Tao mua gà luộc, cho mày mộ nữa xé chấm muối tiêu. Gà ta thứ thiệt đó Phượng.
Nhã Phượng nhìn Nghi Miên đăm đăm. Hình như nó mập hờn thì phải. Da dẽ thì trắng hồng. Nó nhanh nhẹn và dạn dĩ hơn hồi đi học.
Nghi Miên kéo tay Nhã Phượng:
- Vô đây Phượng.
Căn phòng nhỏ được trang trí gọn và đơn giản. Một tủ áo bằng sắt có tù kiếng, một giá sách đựng đầy các loại sách ngoại ngữ và vi tính của Miên khiến Phượng ngỡ nhgàng.
- Mày đi học hả Miên?
Nghi Miên nằm xuống giường, đầu gối lên tay, đôi mắt khẻ nheo lại.
- Đi học thôi mà có gì để mày phải ngạc nhiên?
Nghe giọng nói của bạn có vẻ buồn, Nhã Phượng cười:
- Mày đừng hiểu sai ý tao. là tao ngạc nhiên, khi mày bận lút việc, thời gian đâu học nữa.
Nghi Miên nói nhỏ:
- Tao học vào buổi tối, chỉ hai môn vi tính và ngoại ngữ thôi. Ngày mai tao không bán bún nữa, mà vô công ty làm giờ giấc khắc khe một chút, nhưng có tương lai hơn. Tao chẳng muốn mai này mãi mãi chôn vùi sau bếp lò đầy khói.
Nhã Phượng bật dậy:
- Miên à, đừng đi làm được không? Mày đậu tốt nghiệp cao nhất nhì trường, bỏ luôn không thi đại học, tao buồn nên cũng không thi luôn. Mày giỏi thật. Lại giàu nghị lực, tao thật bất ngờ khi mày có hai bằng vi tính, ngoại ngữ. Còn tao, chẳng muốn đụng tới sách vở, vì không có mày.
Đến lượt Miên hét lên:
- Phượng à mày điên vừa thôi. Tại sao phải có tao mày mới học được. Lỡ tao chết mất xác, mày chờ ai. Tao cứ ngở mày đã có bạn bè ở trưòng mới. Thiệt tình!
Nhã Phượng cong môi:
- Tao và mày đã thề thế nào, mày quên rồi à?
Nghi Miên buồn buồn:
- Tao không quên. Nhưng sự ra đi âm thầm của tao, đủ để mày hiểu tao không còn mặt mũi nào nữa. Tao sống vì thằng Minh, vì lời hứa với mẹ tao và bản thân Quốc Minh chẳng có lỗi gì?
Nhã Phượng nhìn Nghi Miên thật lâu. Nghi Miên không tránh được tia nhìn khắc khoải của bạn. Nước mắt Miên cứ rơi hoài.
Nhã Phượng trầm giọng:
- Mày thông minh như vậy, chả lẽ không đoán ra người hại mày. Là bà Huệ. Bà ta đã chích thuốc mê vào trái cây nên khi cha con mày ăn vô, đã bị ngấm thuốc. Bà ta chỉ việc ôm ba mày đặt sang phòng mày. Thật ra, cả ba mày cũng biết gì đâu. Bà ta vu họa đó mà.
Nghi Miên vẫn lắc đầu:
- Tao không tin đâu. Dù bà ta độc ác thật, nhưng sao phải làm chuyện đó, khi ba tao đã đồng ý tha cho bả?
Nhã Phượng cáu kỉnh:
- Mày không tin nhưng tất cả đều là sự thật, bà Huệ đã thừa nhận, ba mày phải thu vào băng để làm chứng cớ.
Nghi Miên ôm mặt:
- Mày không nói sai chứ Phượng?
Nhã Phượng hiu hắt:
- Tao tìm mày muốn điên lên, chú Nam và ba cũng thế. Tao chỉ muốn nói để mày hiểu. Mày không tin, tao về Sài Gòn mang cuốn băng lên cho mày nghe.
Nghi Miên rũ rượi:
- Tại sao bà ta lại nghĩ ra cái trò đê tiện như thế chứ? Tao đâu cò cần tài sản.
Nhã Phượng thở dài:
- Lòng người độc ác khó lường, bà Huệ vừa tham lam, ác nghiệt, vừa lăng loàn. Ba Phan bỏ được bà ta coi như hết nợ. Ba chỉ buồn vì không tìm được chị em mày. Mấy tháng mày bỏ đi, ông cũng bỏ luôn công việc. Dạo này ba tiều tụy và già đi nhiều lắm. Tao nghĩ mày gặp ba, chắc không nỡ giận ba nữa.
Nghi Miên uất nghẹn:
- Không ngờ tao là nạn nhân trả thù hèn hạ của bà ấy. Tao không có quyền phán xét ba mình. Khi ấy tao quá phẩn uất, điên cuồng.
- Bây giờ hiểu sự thật, mày về nhà chứ?
Nghi Miên cắn môi:
- Chyuện này... tao từ từ... đã Phượng.
Nhã Phượng cắn môi:
- Từ từ cho đến khi bà nội chết rũ vì héo hon đấy hả? Mày không nghĩ cho mày thì phải nghĩ đến người khác chứ.
Nghi Miên rưng rưng:
- Nội tao vẫn ở Sài Gòn à? Bà thế nào?
Nhã Phượng nghiền ngẫm:
- Mày cứ tiếp tục sống cho sự hy sinh cao thượng của mày đi. Nhắc đến nội làm gì. Bà già hơn bảy mươi tuổi từ Hải Phòng vào Sài Gòn tìm cháu. Mày có thèm quan tâm đâu.
Nghi Miên nói chậm:
- Tao yêu thương kính trọng bà nội và ba tao. Phải trốn tránh mọi người tao sướng lắm sao mà nghe mày rủa hả?
- Nếu vậy thì thu xếp về nhà. Ông Nam tìm mày khắp xó xỉnh. Thấy ai có dáng nhan nhác giống mày là ổng chạy tới coi mặt.
- Phượng mày coi tao là bạn, còn thương chị em tao, thì mày khoan nói được không? Quốc Minh đang học. Chờ nó học xong học kỳ này nha.
Nhã Phượng thở hắt ra:
- Nói thật đi, xinh đẹp, giỏi giang như mày đã có tên nào xớ rớ theo chưa?
Nghi Miên thoáng cười:
- Tất nhiên tao đâu thể cấm đóan người ta theo mình. Có một tên cũng khá lắm, muốn tao trở thành bà chủ.
Nhã Phượng trợn mắt:
- Chủ gì? Cà phê đèn mờ hay công ty tư nhân?
- Không! Chủ một vựa ve chai ấy.
Nhã Phượng ré lên:
- Con quỉ, đùa chi vậy hả. Bộ mày ế lắm sao mà phải về vựa ve chai sống?
Nghi Miên chẳng vừa:
- Là mày nói chứ không phải tao nhạ Mày đừng nghĩ chỉ có phòng máy lạnh, chiếc ghế xoay mới giàu. Lơ tơ mơ vô tù đếm lịch thì có. bán ve chai có gì xấu. Giàu nhanh là khác.
- Hừ! Xem mày kết anh chàng này rồi. Vậy còn chú Nam?
Nghi Miên cắn môi:
.Dẫu không có lỗi, cũng đã tay tiếng u sùm. Tao không chối Giang Nam là tình yêu đầu đời của tao. Tình yêu mấy ai được trọn vẹn. Chú mày giàu có đẹp trai, sợ gì không có vợ.
Nhã Phượng cong môi:
- Nói như mày chắc chú Út tao yêu tám lần nữa rồi. Tao của mình ổng quên cái mặt dể ghét của mày đi. Tại ổng không chịu đấy chứ. Mày chạy trời không khỏi nắng đâu.
- Ý mày nói, sẽ dẫn mọi người đến đây ấy hả? Tùy mày.
Nhã Phượng thấy vẻ mặt căng thẳng của Miên, cô nói toạc:
- Nè, mụ kia đừng mất công thu dọn chiến trường. từ lúc gặp nhau tới giờ, điều đáng quan tâm tại sao tao có mặt ở đây thì mày không hỏi tới?
Nghi Miên ngẩn người:
- Ừ nhỉ, đúng là phải cô lý do.
Nhã Phượng cười cười:
- Tao sẽ không nói đâu. Và cũng hứa giữ bí mật cho mày, chuyện gì tới khắc tới.
Cứ thế, câu chuyện của hai cô gái hết chuyện nọ tới chuyện kia, tưởng không bây giờ hết, Nhã Phượng nhìn đồng hồ:
- Ối trời, tao phải về thôi, có người tưởng tao đi lạc nữa. Miên à, mày giữ ý định đi làm à?
Nghi Miên gật đầu:
- Tao là thông dịch viên cho ông phó tổng giám đốc người nhật, lương tháng cũng hơn một triệu. Mày nghĩ, thời buổi này dể gì có một việc tốt như thế dành cho mấy đứa còn hôi sữa như mình.
Nhã Phượng ngẩn ngơ:
- Mày học tiếng Nhật, chứ không phải tiếng Anh à? Nếu được vậy thì đừng nên từ chối.
- Mày hứa đừng kể cho ba tao nghe vội nha Phượng. Cả chú mày nữa.
- Thôi được, hơn tháng nữa hết học kỳ, tao không thể im lặng lâu hơn nữa đó. Mày biết tánh tao hay nói hơn hay ăn mà.
Nhã Phượng đi ra đến cửa thì đụng phải Thường. Anh nhìn dáo dác như tìm kiếm ai.
Nhã Phượng bấm tay Nghi Miên, hạ giọng:
- Có chàng hắc bạch mã nào tìm mày kìa.
Vì đi sau Miên chưa nhìn thấy Thường. Nghe cô bạn nói, cô nhìn ra nói nhỏ.
- Là người tao kể cho mày nghe đó. Chủ vựa ve chai.
Nhã Phượng rên nhỏ:
- Tim tao tự nhiên đau quá Miên ơi. Nè tao bắt đầu thích hơi ve chai rồi đó.
Nghi Miên tĩnh bơ:
- Nói thì nhớ lời. Lần sau ghé, tao nhất định mai mối đàng hoàng.
Nghi Miên mỉm cười với Thường:
- Anh Thường đi đâu mà diện ác vậy?
Thường vui vẻ:
- Miên thật biết cách đùa. tôi trong nhà máy thủy điện về, tiện đường ghé thăm Miên. Đây là...
Nhã Phượng lịch sự gật đầu chái Thường và nói:
- Mày tiếp khách đi tao về đây.
Để Nghi Miên không nghi ngờ, Nhã Phượng kiêu xe ôm ra chợ. Cô đi từ sáng đến giờ, về tay không chắc không yên với ông chú của mình.
Thường chậm rãi:
- Bạn Miên à? Sao tôi ghé đây hoài không gặp?
Nghi Miên từ tốn.
- Nó ở Sài Gòn. tôi thân với nó nhất. Anh uống nước đi.
Hình như Miên có vẻ lơ là khi tiếp Thường. anh nhận ra sự khác biệt ở đôi mắt buồn, mọng nước của Miên. Thường chưa đủ tư cách để khuyên Miên điều gì cả. Muốn chia sẽ cũng đành im lặng, ước gì anh được đặt lên bờ vai của cô, để san bớt cho cô gánh nặng nào đó, mà anh không biết tên gọi. Nghi Miên không lả Bình Nhiên, nên anh càng trân trọng quí mến cô hơn. Anh nhất định phải có cô trong đời mình! Cho anh một cơ hội nha Miên!
Nhã Linh nói khi Nhã Phượng chạy xe tới:
- Em biết tin gì chưa Phượng?
Nhã Phượng lém lỉnh:
- Hôm nay chị dẫn em đi coi ca nhạc ở câu lạc bộ Lan Anh chứ gì? Em cám ơn trước nha.
Nhã Linh cong môi:
- Chưa gì đã ham. Biết chị không khoái ca nhạc mà đòi moi túi. Tin này nói ra bảo đảm đáng tiền lắm.
Nhã Phượng xụ mặt:
- Làm mất hứng, cứ ngỡ chị Hai là xịn lắm. Thôi tin gì, chị nói em nghe thử, cuối tuần em hẻo lắm.
Nhã Linh chậm rãi:
- Em nhớ bà Mỹ trên Lâm Đồng không?
Nhã Phượng gật đầu:
- Bà Mỹ bằng tuổi nội, bạn chí cốt của nội, nhà có cả vườn hoa đủ loại chứ gì? mà sao?
- Bà ấy vừa xuống nhà nội, dẫn theo một cô cháu gái cực kỳ xinh đẹp.
- Thì sao? Bạn bè cũ, người ta quí nội ghé thăm, chứng tỏ hồi trẻ nội rất được lòng bạn bè.
Nhã Linh khoát tay:
- Nhỏ này, cứ chặng họng người tạ Là bà Mỹ muốn bà nội gả chú Út cho cô cháu gái.
Nhã Phượng cười ngất:
- Chị nói gì ngược vậy. Đàn ông mà gả cưới. Ủa mà chị nói lại coi, cô gái kia quen chú Út hả?
Nhã Linh lắc đầu:
- Không hề, câu chuyện của mấy bà già xãy ra từ đời khú đế nào, bây giờ đeo gông cho con cháu.
- Em phải về xem cô ta là ai? Bộ có tật hay sao mà phải đi kiếm chồng kiểu xưa ríc xưa rơ ấy. Em nhất định phản đối. Bà nội từng hứa nhận Nghi Miên kia mà.
Nhã Linh trợn mắt:
- Cẩn trọng lời nói nha hnhỏ. Bà Mỹ đúng tuổi nội mình. Không phải nhu Kim Chi mà em nói sao cũng được, đừng để nội mất mặt, bà sẽ đi đến quyết định độc đón thì khổ đấy.
Nhã Phượng xí dài.
- Hứ! Chú Út bộ ế sao mà phải nhờ nội tìm dùm. Em tin là chú nhất định từ chối, em về đây.
- Nhớ nói năng đúng mực nha Phượng.
Nhã Phượng đâu biết rằng, trước đây hai ngày, bà nội cô đã có cuộc nói chuyện thân tình với chú Út.
Bà Loan chau mày:
- Tại sao con tỏ vẻ ghét Vân Vân. Con đã gặp nó bây giờ chưa?
Giang Nam thở hắt:
- Mẹ à, chuyện tình cảm của con, mẹ để con tự quyết định được không. Con tự lo sự nghiệp cho mình, thì con cũng tìm được một cô gái cho đời con sau này. Mẹ đừng ép con.
Bà Loan gằn gằn:
- Con nghĩ, con sẽ lấy được con bé Nghi Miên à? Mẹ thế này lại có đứa con dâu không ra gì thế sao? Con đừng nằm mợ Lâu nay mẹ để con tự đàn ông tìm kiếm nó, là không muốn con buồn, chứ loại con gái ấy, quí báu gì.
Giang Nam bật dậy:
- Mẹ, Nghi Miên bị bà dì ghẻ mưu mô đặt ra chuyện thất đức. mẹ đã từng lên án bà Huệ,con không tin là mẹ ghét Nghi Miên, khi bao năm nay cô bé luôn quấn quýt sang nhà mình.
- Trước khác, nay khác. Đã nói tai tiếng cha con nhà nó như thế. Con đừng ép ta làm điều không thể. Vân Vân có gì không bằng nó chứ? Gia đình khá giả, hai nhà đã từng là thân tình vớ nhau. Đâu phải dể dầu con bé chịu nếu không vì tình bạn của ngoại nó với mẹ.
Giang Nam hậm hừ:
- Con nhất định không nghe theo sự sắp xếp của mẹ đâu. Mẹ ép quá, con đành bỏ tất cả, quay về Mỹ.
Bà Loan xụ mặt:
- Con đừng làm áp lực với tạ Giàu con Út, khó con Út, tài sản còn lại ta giữ cho ai đây, nếu không là con. Ta muốn người vợ con sau này phải đủ tài đủ sức lo cho gia đình.
Giang Nam bỏ tuốt lên lầu. Anh bỗng ghét cay ghét đắng cô gái tên Vân Vân nào đó mà anh chưa biết mặt. Sài Gòn, Lâm Đồng thiếu gì đàn ông tài sắc hơn anh, tại sao cô ta cứ phải lấy anh mới được?
Bà Loan mặc kệ thái độ của Giang Nam, mặc kệ lời ngăn cản của chồng. Bà điện thoại mời bà Mỹ xuống chơi. Và đó là lý đàn ông bà Mỹ có mặt ở Sài Gòn cùng Vân Vân hôm nay.
Bà Loan kéo tay Vân Vân giọng thật vui:
- Ôi trời, cháu gái lớn thế này rồi ự Cháu đẹp thật, có nước da đúng kiểu con gái xứ lạnh. Đường xa, chắc mệt lắm hả cháu?
Vân Vân cắn môi:
- Dạ, cháu thường đi Nha Trang, Đà Nẵng bằng xe đò nên quen, không thấy mệt đâu bác ạ.
Bà Mỹ chép miệng:
- Bạn có căn nhà đẹp thật, thế anh Trần và cháu Nam đâu, tôi không thấy?
Bà Loan chậm rãi:
- Ông nhà tôi qua nhà thằng con lớn chơi cờ tướng. Già rồi, chỉ ham đánh cờ và chăm cây kiểng, Giang Nam đi công chuyện, tối mới về. Bà và cháu cứ nghĩ ngơi cho khỏe, cơm nước xong ngủ đến chiều hẵng dậy, chắc chắn gặp Nam thôi.
Vân Vân có vẻ thích thú căn phòng, cô nhìn chằm chằm vào cây đàn piano đặt bên cửa sổ, khẽ hỏi:
- Nhà mình ai chơi đàn vậy bác?
Bà Loan cười:
- À, cây đàn của bé Phượng đấy mà. Bên nhà nó chật chội, ồn ào nên qua nhà bác học cho yên tỉnh. Nó là cháu nội của bác.
Mọi người đang trò chuyện vui vẻ thì Nhã Phượng về tới. Từ trong nhà nhìn ra thấy dáng Nhã Phượng ngang tàng trên chiếc xe Max màu trắng. Vân Vân hơi thu mình lại:
Nhã Phượng đong đưa chiếc ba lô nơi tay, vẻ mặt đầy ngạc nhiên khi nhận ra phòng khách có người lạ.
Nhã Phượng nói nhỏ:
- Con chào nội. Cháu chào bà, chào chị!
Bà Loan tươi cười:
- Hôm nay con có chương trình gì sao mà ghé nội giờ này. Vô nội biểu.
Nhã Phượng nói nhỏ:
- Con chỉ tiện đường định ghé rủ chú Út đi chơi nội ạ.
Bà Loan cười:
- Đã đến thì đừng đi nữa. Ở ăn cơm với nội, Phượng à, đây là bà Mỹ bạn học củ ngày xưa của bà, bà đây vừa từ Lâm Đồng xuống thăm nội. Còn đây là cháu của bà Mỹ. Hai đứa lám quen nhau đi.
Nhã Phượng thản nhiên:
- Cháu phải đi nội à. Chú Út hứa hôm nay dẫn cháu đi công viên nước. Chủ nhật mà cũng không thấy nữa.
Bà Loan sầm mặt:
- Nó có nói với cháu ở nhà hả? Con cái đúng là biết cách làm ê mặt mẹ.
- Nội nói vậy là sao?
Bà Loan lừ mắt:
- Cháu nói cho ta biết, cháu biết tin gì của bé Miên không?
Nhã Phượng cắn môi:
- Nội hỏi có gì không? Nó đang làm ơ một công ty nước ngoài nội ạ. Lương khá lắm. Cháu đang tính xin đi làm với nó đây.
- Nghĩa là cháu đã gặp nó?
Nhã Phượng điềm đạm:
- Hình như nội đang khó chịu? Nghi Miên gởi lời thăm nội đấy.
Bà Loan cao giọng:
- Nội không dám. Phượng này, chú Út con có biết không?
- Hiện tại chưa vì Nghi Miên không muốn nên cháu giữ lời hứa.
Bà Loan hất mặt:
- Hứa với nội đừng bây giờ cho chú Út biết hả Phượng?
Thừa hiểu nội muốn gì, Nhã Phượng vẫn hỏi:
- Sao vậy nội? Nội không thấy dạo này chú Út con buồn lắm sao?
Bà Loan khoát tay:
- Bà muốn chú con cưới vợ. Người đàn ông muốn có sự nghiệp vững thì phải yên bề gia thất. Cháu coi, Vân Vân xinh không?
Ném về phía Vân Vân một tia nhìn khinh khỉnh, Nhã Phượng từ tốn:
- Cháu xin lỗi. Chuyện của nội, cháu không được phép xen vộ Song cháu nghĩ, một gia đình hạnh phúc, vợ chồng hòa thuận, là đàn ông hai người đồng quan điểm, chứ chú Út lấy đâu không được người xinh đẹp. Cháu nghĩ chú Út thương ai nội biết rồi mà.
Bà Loan sầm mặt:
- Biết cái gì. Nội nghĩ nó là bạn cháu nên quí mến. Nhìn hiền lành ngoan ngoãn thế, ai có ngờ đâu. Nội đâu điên để chú Út lấy loại con gái hư hỏng ấy.
Nhã Phượng bất bình:
- Nội! Cháu không tin nội cũng nói sai sự thật. Nội biết rõ chuyện ấy là đàn ông ai dàn dựng kia mà.
Quay sang Vân Vân, Phượng nói:
- Tôi xin lỗi, lời thật thường khó nghe. Chú Út tôi đã ngõ lời yêu người khác xinh đẹp như chị, lo chi ế mà ngược về thời phong kiến chứ.
Bà Loan hét nhỏ:
- Hỗn láo,cháu dám mắng khách của tạ Ta phải trị cháu mới được phép tắc gia đình, không cho con cháu cải lời cha mẹ.
Bà Loan đứng phắt dậy, đến góc nhà rút sợi roi cá đuối, quất thẳng vào mông Nhã Phượng.
Đau kinh khủng, nhưng Nhã Phượng không thèm khóc. Mắt cô vẫn tia hằn học. Cô nói rõ từng lời:
- Mười chín năm ba mẹ sinh cháu ra, bà dạy cháu lời ăn tiếng nói, bà không đánh cháu bây giờ. Nay vì hạnh phúc của chú Út, bà đánh chết cháu chịu với điều kiện chú Út chấp nhận. Còn không cháu nhớ mãi lằn roi này, cháu bị đánh là đàn ông ai.
Bà Mỹ vội chạy lại can ngăn:
- Chị Loan! Chị đừng làm thế. Cháu nó còn nhỏ. Tuổi trẻ không tránh được nổi bức xúc của chúng. Chị cho tôi xin.
Bà Loan thở phì:
- Thật tức chết đi được.
Nhã Phượng mím môi, bước ra khỏi nhà. Cô phải kể lại cho chú Út nghe tất cả. Chú Út không thể lấy cái bà Vân Vân kia. Nghi Miên không thể xúc phạm mãi.