Chương 2

Tám năm sau...
Vừa xếp các thứ vào gánh xôi xong, Hạnh Tiên thay quần áo rồi lên gác gọi Du dậy:
- Anh Du! Thức dậy đi, dậy gánh xôi ra chợ cho em.
Du còn đang ham ngũ, nên quay sang bên kia vợ không nghe. Thấy thế, Hạnh Tiên lắc thật mạnh chiếc giường của Du nằm.
- Dậy, dậy đi, giường sắp sập rồi.
Biết không thể nào yên được với Hạnh Tiên, Du ngáp dài rồi la oai oái:
- Bữa nào cũng vậy, lúc người ta ngũ ngon nhất là bị kêu thức. Bộ em không còn biết thế nào là lịch sự nữa hay sao?
Hạnh Tiên vừa nhanh tay cuốn mùng cho Du, vừa trả lời tỉnh queo:
- Em chỉ biết, nếu không đi bán thì không có cơm ăn thôi, chứ còn lịch sự thì em đã quên mất sợ có mặt của nó từ lâu lắm rồi.
Qươ vội cái áo mặc vào vì lạnh. Du nhăn nhó:
- Gì thì gì cũng phải từ từ chứ. Đêm qua anh thức khuya quá mà.
- Ai bảo thức khuya? Mà thức để coi đá banh chứ đâu phải làm công việc gì mà lớn giọng chứ?
- Nhưng lâu lâu mới có một trận hay, em cũng phải cho anh giải trí với chứ, cả ngày đi làm mệt rồi.
Thấy vẻ tội nghiệp của Du, Hạnh Tiên thôi chì chiết. Cô móc túi đưa cho Du ít tiền rồi nhỏ nhẹ:
- Thôi. Đừng nhăn nữa, kinh dị lắm. Anh dậy rửa mặt rồi gánh xôi ra chợ cho em. Em có nấu cho ngoại một nồi cháo thịt rồi đó, anh có đói thì ăn ké một miếng. Chừng ngoại thức thì lấy cho ngoại ăn giùm em. Sáng nay chủ nhật, phải đi sớm hơn thường ngày vì phải bán nhiều hơn. Trưa về sớm, em nấu chè cho anh ăn há?
Du tuột xuống giường rồi xua tay:
- Thôi đi. Cho ăn có một chén chè, mà bắt người ta phải rửa cả đống nồi niêu, lỗi chết. Lòng tốt của em, thôi đừng chừa phần cho anh.
Hạnh Tien búi tóc lên rồi ngó Du:
- Mình là anh em tốt mà. Chẳng lẽ chỉ giúp nhau một chút cũng không được? Vả lại, em làm việc cũng đâu có ăn một mình, đúng hôn?
Thấy Hạnh Tiên sắp giở chiêu thức ra đối phó, Du gãi đầu khổ sở:
- Em muốn nói là anh vô dụng chứ gì? Tại số anh xui thôi chứ bộ, xin đi làm ở đâu một thời gian là y như rằng công ty đó bị giải thể vì làm ăn thua lỗ. Chỉ mới có một năm trời mà đã đổi đến năm ông chủ, thử hỏi làm sao an cư lạc nghiệp được chứ.
- Chính vì long bong như vậy nên em mới đề nghị anh chuyển sang công ty "Xoico" của em mà anh không chịu. Qua tiếp thị cho em bảo đảm cuộc sống của anh sẽ khấm khá lên thôi.
Du tròn mắt nhìn Hạnh Tiên:
- Gì nữa đây? Công ty "Xoico" là công ty gì?
Hạnh Tiên tủm tỉm:
- Công ty "xôi" thế kỷ đó mà.
- Bán xôi thì nói đại bán xôi, ở đó còn "Xoico" công ty.
- Chứ sao. Thời buổi kinh tế thị trường mà, cứ mở ra làm ăn buôn bán thì phải gọi là công ty nó mới oai. Còn đặt tên thì nhất định phải có chữ "cô" ở đàng sau nó mới uy tín. Nói thật nha, công ty "xôi- cô" của em là buôn bán nhỏ nhưng chất lượng là vàng thật một trăm phần trăm đó nha. Còn hơn gấp trăm lần mấy cô ty "cô... cô" gì đó chỉ chuyên mở ra để lừa đảo hốt của người ta.
Du tuột xuống giường rồi xua tay:
- Thôi đi cô ơi, nhiều chuyện quá. Sáng sớm ra đã mở hết volume cở đó, bộ muốn điếc chết người ta sao? Gánh thì gánh, em xuống trước đi, anh se! tới liền. Lo mà đi bán cho rồi chứ để em ở nhà hoài anh nhức xương quá.
Hạnh Tiên bật cười:
- Không mở trúng đài thì sao cho anh tỉnh ngủ được. Từ mai em sẽ không gọi anh nữa mà cho treo ở đây một cục đá lớn, cứ hễ đến giờ mà không dậy thì em cắt dây cho cục đá rơi xuống... trúng đầu thì trúng, kệ.
Du thay quần áo vừa rên rỉ:
- Eo ơi! Vậy là đời anh tàn rồi.
- Tàn lở thì cho tàn luôn, lười chảy thây ra thì sống lâu chỉ chật đất.
Vừa theo chân Hạnh Tiên xuống gác, Du vừa móc lò:
- người gì miệng độc như rắn... mái gầm. Mở miệng ra là rủa người ta tưng bừng, dữ dần như vậy, coi chừng ế chông đó, biết chu- a?
Quay lại véo một cái thật đau vào cái bụng lép xẹp của Du, Hạnh Tiên vừa nghiến răng:
- Dám rủa người ta ế hả? Còn anh, làm biếng như vậy, coi chừng cọp tha bây giờ.
Bị đau, Du mở miệng định la thì Hạnh Tiên đã nhanh tay bụm miệng Du lại rồi chỉ xuống nhà:
- Ngoại mệt, để cho ngoại nghĩ. Bộ anh muốn điếc chết ngoại sao? Bây giờ đi thẳng xuống nhà rửa mặt đi, rồi gánh xôi cho em đi bán, trể lắm rồi.
Du vừa uể oải vào nhà tắm, vừa nói vọng ra.
- Sao em không chuyển sang bán xôi ban chiều, có phải là khoẽ hơn không?
Hạnh Tiên vừa bỏ ghế lên xe đẩy, vừa càu nhàu:
- Bán xôi chiều cho anh ăn hả? Mình bán đây là nhờ học trò, nhờ dân lao động và công nhân. Buổi sáng họ mới cần mua để ăn sáng mà đi học đi làm, chứ chiều họ về ăn cơm nhà rồi thì còn ai mua xôi cho em nữa.
Vừa ghế than cho nồi cháo của ngoại, Hạnh Tiên vừa dặn du:
- Anh nhớ lát nữa, lấy cháo nóng cho ngoạn ăn nha. Còn ly sữa em pha rồi, em đã chế vào bình thuỷ cho nóng, anh nhớ cho ngoạn uống, biết chưa? Còn thuốc thì đã phân sẵn để trên bàn, sáng, trưa, chiều mỗi lần một gói, anh nhớ cho ngoại uống đúng giờ đó. Bác sĩ nói chỉ cần ăn, uống nghĩ ngơi cho tốt thì vài ngày nữa ngoại sẽ khoẽ lại thôi.
Vừa quảy gánh xôi lên vai, Du vừa cằn nhần:
- Dặn gì mà dặn hoài, làm như người ta bị điếc không bằng. Nè, bây giờ co đi hay không thì bảo, sáng sớm mà miệng không kéo da non. Mệt chết được.
Bước đến mở cửa cho Du, Hạnh Tiên vừa cười nhỏ:
- Không dặn thì anh làm rối tung lên hết. Thuốc dặn uống ba lần trong một ngày thì anh cho uống hết ba lần trong một lần vì quên. Báo hại bà ngoại phải nhập việc để cấp cứu...
Nghe Hạnh Tiên nhắc đến "chiến công" của mình, Du chắc lưởi rồi bước gấp ra đường. Vừa đi, anh vừa cằn nhằn:
- Chuyện xưa như trai đất mà cứ nhắc hoài.
Bước theo chân Du ra đường, Hạnh Tiên tủm tỉm:
- Không nhắc làm sao nhớ? Vả lại, cái chuyện quên của anh, tai hại thấy mồ.
- Em có cái tật nói dai như đỉa. Lỡ sau này ai mà gặp phải người yêu như em thì tiêu đời.
Hạnh Tiên trừng mắt:
- Nè. Có muốn nhập viện vì thúng chỗ chứa đồ ăn hay không mà dám...
Du cười xoà rồi cắm cổ bước đi:
- Anh đùa chút thôi, chứ bây giờ dù cho bố anh có sống dậy và bảo anh chọc giậm em, anh cũng chưa dám nữa là.
Hại Tiên gật gù rồi vừa bước theo Du, cô vừa nói:
- Ừ, vậy thì tốt, phải biết mình biết ta mới được. Nhưng thôi, trễ rồi, anh đi nhanh lên.
Du gật nhanh rồi bước gấp. Và ở trước mặt họ, chiếc cầu của tám năm thời gian chờ đợi lại hiện ra trước mắt. Rồi như một thói quen cố hửu, gần đến chân cầu là Hạnh Tiên lại kiễng chân nhìn xuống. Ở phía dưới đó, nơi sát gần mặt nước là chổ của bé Hạnh Giang nằm ở đấy chờ chị. Vậy mà bây giờ thời gian đằng đẳng đa qua, mà người thì mãi không tìm ra được tông tích.
- Sao vậy? Lại nhớ bé Giang nữa phải không?
Đẩy chiếc xe lăng lẽ đi theo chân Du, Hạnh Tiên mếu máo:
- Chỉ có hai chị em, mà tự dưng bé Giang giống như bị biến mắt ra khỏi cõi đời này thilàm sao em không đau lòng cho được.
- Nhưng chuyện cũng đã xảy ra tám năm rồi. Gần ba ngàn ngày em nổ lực tìm kiếm nhưng con bé giống như bị bốc hơi vậy. Anh cũng thật sự không thể hiểu rằng hiện nó còn tồn tại hay không trên cỏi đời này nữa?
Mang theo nỗi buồn mênh mang, Hạnh Tiên đi giữa cái gì hây hẩy của buổi bình minh trên cầu mà nước mắt chan hoài. Và trong nỗi buồn đó, cô thấy xót xa cho phận mình thì ít mà u hoài, khổ sở cho em gái của mình thì nhiều... Hạnh Giang, nếu bây giờ nó còn ở bên cạnh thì có lẽ nó đã trở thành một thiếu nữa xinh xắn lắm rồi.
- Nào, đi mau lên! Hối người ta mà mình lại chậm rì. Trời sắp sáng rồi đó mà.
Đang nhớ về Hạnh Giang, nghe tiếng Du thúc hối, Hạnh Tiên lau nước mắt rồi bước nhanh theo Du:
- Bây giờ nếu có ai cho em một điều ước thì nhất định em sẽ ước được gặp lại Hạnh Giang. Tội nghiệp, chẳng biết bây giờ nó trôi dạt về đâu.
Nhìn vẽ mặt ủ rũ của Hạnh Tiên, DU biết cô đang đau lòng lắm. Nhưng dường như số phận của cô ấy là vậy. Chia cách và nhớ thương, có lẽ là nỗi đau lớn nhất trong cuộc đời của Hạnh Tiên.
- Chỉ cần em tin tưởng thì nhất định sẽ có ngày ấy. Hạnh Tiên à.
Nghe câu nói này của Du, tự dưng Hạnh Tiên cười xoà:
- Suốt từ sáng sớm đến giờ, chỉ có mỗi một câu này là nghe được. Gớm! Súc miệng rồi thì có khác đấy.
Du cũng cười hiền lành, nụ cười của sự thanh thản vốn có mà anh luôn mang sẳn trong người:
- Tại em quen cằn nhằn nên quên mất cái điểm của anh đó thôi. Du đen này xưa nay ăn nói một không hai mà.
Hạnh Tiên bĩu môi:
- Được khen thì "té hen" liền. Anh xưa nay ăn nói "dzởm" có một không hai phải không?
Du lại cười khì rồi vừa bày hàng cho Hạnh Tiên, anh vừa nói:
- Chỉ có em là khinh dể enh thôi. Để xem sau này đứa nào hơn đứa nào cho biết.
Hạnh Tiên lè lưỡi:
- Anh chỉ hơn em cái khoản ăn, ngũ và lười biếng thôi. Đúng hôn?
- Nhưng nhiều khi ở đời, hay không bằng hên đó nha. Biết đâu sau này gặp dịp, anh phất lên thành tỷ phú mấy hồi.
Hạnh Tiên che miệng cười khúc khích:
- Tỉ phú gì? Tỉ phú không tiền thì có. Thôi, dọn xong rồi, lo mà về đi, cứ ở đó nhiều chuyện hoài ghét quá.
- Đi cũng hối, về cũng hối, hễ được việc rồi thì xua đuổi người ta, em thiệt là...
- Thiệt là sao?
- Thì là loại người "qua cầu rút ván" chứ sao? Không có tình nghĩa gì hết trơn.
- Tại em lo cho bà ngoại ở nhà một mình chư bộ. Để ngoại một mình, em không an tâm.
Du vuốt cái bụng đang nổi trống trận của mình rồi rên rĩ:
- Lo thì lo, nhưng cũng đừng kiết cú với vậy chứ? Sáng nào cũng đưa em ra đây, rồi lết thân tàn về nhà lúc cơm nguội ăn, em thấy có bất công không?
- Thì lúc nãy em đã bảo em có nấu cháo phần anh nữa mà. Anh về nhà mà ăn với ngoại đi.
- Không cơm nguội thì cháo, ớn muốn chết. Ngoại già rồi, răng rụng hết thì ăn cháo là đúng rồi. Còn anh, răng mọc tua tủa như vậy mà bắt anh ăn cháo hoài, anh tủi thân lắm.
Thấy bộ mặt bí xị của Du, Hạnh Tiên thấy tội nên dúi vội vào túi anh tờ năm ngàn đồng phi giục:
- Thôi, tiền nè. Ăn gì thì ăn đi tía. Nhanh lên về nhà nữa, biết chưa?
Cầm lấy tờ năm ngàn đồng trong tay, Du tươi ngay sắc mặt, anh hí hởn nhìn Hạnh Tiên rồi gật đầu:
- Em yên trí đi. Tiền của em cho anh nhất định sẽ nhớ. Sau này có dịp, nhất định anh sẽ đền đáp lại.
- Có phải định nói "lấy thân" đền đáp không đấy? Câu này em nghe đến lủng lổ tai luôn rồi đó. Thôi. Về nhà đi, lo cho bà xong rồi còn học hành. Anh sắp thi rồi, biết chưa?
Du khoát tay:
- Ôi! Thi bổ túc ấy mà, lo gì không biết.
- Bổ túc là sao? Bộ thi bổ túc là không tốt à? Mình nghèo, không có điều kiện học chính qui thì học bổ túc ban đêm. MÌnh học hành thi cử dàng hoàng, cũng còn hơn hẳn mấy người bỏ tiền ra mua bằng cấp đó.
Du nhún vai:
- Thôi, anh hiểu rồi. Bộ em nói nhiều như vậy mà không thấy mệt sao chứ?
- Tại anh không về, nên em cứ còn phải nói.
- Nếu vậy anh về, em bán đi há.
Hạnh Tiên mỉm cười rồi gật đầu. Du đón được nụ cười của Hạnh Tiên thì quay lưng. Nhưng anh chỉ vừa đi khỏi chỗ của Hạnh Tiên không lâu thì chợt nghe "ầm" một tiếng, tiếng chén dĩa vỡ loãng xoảng và cả tiếng của Hạnh Tiên la oai oái. Hết hòn, Du quay lại. Thì ra nằm ở giữa gánh xôi ngã chỏng chơ là một anh chàng cùng chiếc xe đạp leo núi và một chiếc tô dùng, còn bên cạnh là Hạnh Tiên đang ngồi bẹp trên mới xôi vừa từ trong chỗ tung ra sau cú...ng như trời giáng của anh chàngười.
- Trời đất! Có chuyện gì vậy?
Nghe tiếng hỏi của Du, Hạnh Tiên mếu máo rồi vừa chỉ vào chàng thanh niên, vừa la choi chói:
- Hắn đó. Hắn nhảy cả xe và người của hắn và em, báo hại đổ hết trơn rồi.
Anh chàng từ trên trời rơi xuống vừa chắp tay xin lỗi Hạnh Tiên một cách cuống quýt, vừa cố đứng dậy. Dựng được chiếc xe lên nhìn thấy bải chiến trường mà mình đã "xuât sắc" làm ra, anh chàng hết hồn nhìn Hạnh Tiên lắp bắp:
- Xin lỗi, cho tôi xin lỗi.
Du thấy chống mặt vì đồ đạc đổ bể tan hoang nên la ào ào:
- Xin lỗi... cái đầu anh đó. Anh chạy xe kiểu gì mà kỳ cục vậy, nhảy vào gánh hàng của người ta làm đổ bể hết trơn rồi.
Anh chàng hơi hoảng khi thấy thái độ dữ dằn của Du, nên vừa thụt lui vừa nói:
- Xin lỗi anh, vừa rồi vì tôi bị lạc tay lái, cho nên... Tôi xin anh chị tha cho tôi, tôi sẽ bồi thường mọi thiệt hại đã gây ra cho anh chị.
- Bồi... bồi cái gì? Đền thì đương nhiên phải đền rồi, nhưng chạy xe kiểu đó bộ muốn lấy mạng người ta sao? Cũng may là anh chạy xe đạp chứ anh chạy xe máy thì đã có án mạng rồi. Đúng hôn?
- Tôi biết lỗi. Chỉ do một sơ xuất nhỏ thôi, nhưng không ngờ đã làm phiền anh chị nhiều. ANh chị cứ tính đi, tôi nhất định sẽ bồi thường thoa? đángười.
Hạnh Tiên vừa nhăn nhó, vừa đứng lên. Cô nhìn chõ xôi mà tiếc rẻ.
- Bộ anh tưởng có tiền là ngon lắm hả? Anh nhìn đi, chõ xôi ngon lành như vậy mà bây giờ đổ đầy hết ra đất, uổng biết bao nhiêu. Anh chạy xe ẩu tả như vậy mà coi được sao?
Chàng thanh niên chỉ tay vào chiêc thùng đang treo trên xe ro&ì phân bua.
- Thật ra, tôi vì bị vướng chiếc thùng đựng bánh này nên mới chạy bổ vào đây. Anh chị xem, vì nó to và hơi nặng nên nó mới làm đảo tay lái của tôi.
- Chiếc thùng đựng gì trong đó?
- Đựng bánh kem, hôm nay sinh nhật đứa em gái tôi.
Du bĩu môi:
- Bày đặt sinh với chả... nhật. Rách việc.
Chàng thanh niên cúi đầu:
- Tôi chỉ có một đứa em gái duy nhất. Đúng năm tôi vẫn làm như vầy để mừng sinh nhật nó, tôi thương nó lắm.
Nghe những lời nói của chàng thanh niên, tự dưng Hạnh Tiên thấy tội tội, không đàng tra vấn nữa. Cô xua tay:
- Thôi. Anh đi đi. Tôi nói là nói vậy thôi. ANh về lo sinh nhật cho em gái của anh đi. Ở đây để tôi dọn đước rồi.
Di tròn mắt nhìn Hạnh Tiên:
- Em có điên không vậy? Sao lại để cho hắn đi? Bao nhiêu là đồ bể, mất hết vốn liếng rồi còn gì?
Hạnh Tiên xua tay:
- Chỉ đổ xôi thôi, còn mọi thứ đều có thể nhặt lại được mà. Rủi ro chứ đâu ai muốn đúng hôn? Vả lại, anh ấy cũng đã xin lỗi rồi.
- Xin lỗi mà được à? Còn tiền để mua lại các thứ thì sao?
- Đã bảo là em lo được mà. Thôi, anh để cho người ta đi đi.
- Không được. Sao em dễ dãi với hắn thế? Có lỗi thì phải chịu đó là lẽ đương nhiên. Vả lại, úc nãy hắn chẳng nói là hắn chịu đền đó sao?
Hạnh Tiên thản nhiên nhặt nhanh mọi thứ rồi nói giọng từ tốn:
- Anh cứ để cho người ta đi đi, thiệt hại không đáng gì đâu. Vả lại, anh ấy còn phải về lo cho sinh nhật của em gái mình nữa.
- Nhưng...
Thấy giọng Du vẫn còn ấm ức, Hạnh Tiên trừng mắt:
- Đã nói để người ta đi thì cứ để người ta đi, nhưng nhưng hoài là sao?
Thấy Hạnh Tiên đột nhiên lớn tiếng với mình, Du dằn dỗi:
- Sao lại nạt anh? Bây giờ người...ng em đâu phải là anh? Anh chỉ là người đứng ra bảo vệ quyền lợi cho em thôi mà.
- Nhưng em nói với anh là cứ để cho người ta đi đi, chuyện lỡ rồi, làm khó với nhau cũng chẳng tốt đâu. Vả lại, chỉ là một nồi xôi nhỏ xíu thì có đáng là bao mà phải đền.
- Bây giờ bộ em giàu lắm sao? Và hắn là người thân của em à? Xưa nay, em chưa bao giờ dễ dãi như vậy với anh. Em suốt ngày chỉ trách mắng mỏ anh không tiếc lời. Vậy mà bây giờ em cư xử khác hẳn với hắn. Chẳng lẽ em vì bố vó bên ngoài của hắn hút hồn rồi hay sao?
Hạnh Tiên trừng mắt nhìn Du:
- Anh nói điên gì vậy? Em không muốn làm lớn chuyện thôi mà. Vả lại, cái xui này của em cũng đâu bằng cái của ảnh, bánh kem ảnh mua để tặng cho em gái chắc là hư hết rồi.
- Hư thì sao? Cho là chiếc bánh kem vỡ đi thì hắn cũng đâu có đói. Còn mình, nồi xôi này là hủ gạo, là chén cơm hàng ngày của mình, nay bị hắn làm bể thì sao mà không xót chứ?
Thấy vì mình mà Du và Hạnh Tiên cải nhau, chàng thanh niên áy náy, rồi lục lọi trong túi một hồi, chàng ta rút ra một xấp tiền đưa cho Du:
- Tôi xin lỗi đã làm cho anh chị phiền hà. Thôi thì tôi có chút thành ý, anh mang về để chị sắm sửa lại vật dụng giúp tôi. Nếu còn chưa đủ, chút nữa về nhà tôi sẽ mang thêm lại...
Lừ mắt chàng thanh niên, Du cất giọng hằn học:
- Khỏi đền, mắc mớ gì mà đền. Giờ tôi là người bị mắng chứ đâu phải anh.
Chàng thanh niên lúng túng:
- Anh nhận tiền đi, và tha lỗi cho tôi há?
- Đã bảo với anh là anh không có lỗi mà. Anh đừng đưa tiền cho tôi, kẻo không, tôi bị con nhỏ đó làm thịt bây giờ.
- Nhưng nếu anh không nhận thì lương tâm của tôi cắn rứt lắm.
Du khoát tay.
- Anh yên trí đi. Lương tâm không có răng đâu mà anh sợ nó cắn. Còn tôi nếu tôi nhận số tiền này mà không được đồng ý của nó thì ngay đến một miếng thịt nhỏ chắc tôi cũng chẳng còn. Thôi, tôi về đây. Anh ở lại, nếu cần nói gì hoặc đưa gì thì cứ gặp nhân vật chính đi há.
Vừa nói, Du vừa dùng dằng bỏ đi. Chàng thanh niên định gọi lại thì Hạnh Tiên ngăn ngay:
- Mặc kệ ảnh đi, để ảnh ở đây thêm ầm ĩ. Anh cũng nên về luôn cho vì tôi cũng đã dọn dẹp xong rồi.
- Vậy cô không bán nữa ư?
Hạnh Tiên nhìn hàng quán chõng chơ:
- Còn gì nữa mà bán. Thôi cũng được, về nhà một bữa cho khoẻ.
Chàng thanh niên ái ngại nhìn Hạnh Tiên:
- Cô...
- Tôi tên Hạnh Tiên. Anh cần gì?
- À, không. Tôi chỉ muốn cô nhận tiền giúp tôi. Tôi thật sự ái náy khi thấy mình đã gây cho cô tai hại như thế này.
- Đã nói là anh yên tâm đi mà, tôi không bắt lỗi gì anh đâu. Thú thật, lúc nãy tôi cũng giận lắm, nhưng khi nghe anh nói lý do thì tôi thấy thông cảm cho anh. Thôi, không sao đâu, anh về đi, phải nhớ làm cho em gái vui là được rồi.
Thấy Hạnh Tiên xới lới, chàng thanh niên tự giới thiệu:
- Tôi tên Đường, nhà tôi cũng ở gần đây. Có dịp tôi sẽ trả món nợ này cho cô.
Hạnh Tiên cười xoà:
- Nợ nằn gì chứ? Anh không...ng chết tôi là tôi đã mừng rồi. Nếu sau này còn nhớ đến bữa nay thì giới thiệu mọi người đến ăn xôi của tôi giùm là được.
Đường gật đầu, rồi quay lại dắt xe khi thấy Hạnh Tiên đẩy gánh xủa mình ra.
- Nhất định, tôi sẽ làm tiếp thị cho cô. Cô chịu hôn?
Hạnh Tiên cười rồi gật nhẹ. Thấy Hạnh Tiên xởi lởi, Đường nói tiếp:
- Một lần nữa, tôi thành thật xin lỗi cô và mong rằng trong tương lại chúng ta sẽ còn nhiều dịp gặp nhau, để tôi còn tạ lỗi cùng cô nữa.
Hạnh Tiên xua tay:
- Gì mà khách sáo dữ vậy. Thôi, anh về đi há.
Đường gật đầu rồi lên xe chạy đi, sau khi gửi lại cho Hạnh Tiên một nụ cười thật tươi. Đẩy xe quay trở về nhà, Hạnh Tiên mang theo hình ảnh cúa nụ cười ấy bằng một cảm giác thật dể chịu và lần đầu tiên trong cuộc đời, Hạnh Tiên thấy lòng vị tha đem lại cho vô sự thanh thản, một sự thanh thản thật dịu êm bên những rối rắm đến khó chịu của đời thườngười.
Vừa đẩy xe về đến nhà, Đường đã gọi cửa rối rít:
- Lệ Quyên ơi! Ra mở cửa cho anh.
Nghe tiếng Đường, Lệ Quyên chạy như bay từ trên lầu xuống. Vừa chạy, cô vừa lên tiếng:
- Dạ, chờ em một chút.
Bà Bửu đang cắm hoa trong phòng khách, thấy vẻ hấp tấp của Lệ Quyên thì vội lên tiếng:
- Từ từ đã con, chạy nhanh như vậy thì vấp té còn gì.
Quyên chạy ngang qua mẹ vừa liến thoắng:
- Không té đâu mẹ, con là siêu nhân mà.
Đường vừa đẩy xe vào nhà, vừa chun nói:
- Siêu nhân gì, siêu quậy thì có. Nãy giờ không có anh chắc em ở nhà đã lục tung phòng của anh rồi chứ gì?
Đở chiếc hộp đựng bánh kem từ tay Đường, Lệ Quyên đã vội lắc đầu:
- Làm gì có, em ngoan lắm mà. Vả lại, hôm nay là sinh nhật của em, em đâu dám làm phật lòng ai trong nhà.
Bà Bửu cắm cành hoa cát tường vào lọ rồi bật cười:
- Quậy thường xuyên nhưng ngoan thì đột xuất chứ gì. Chẳng qua hôm nay là sinh nhật nên con mới tha cho anh Hai, còn không chắc là đã ầm ầm cả nhà nảy giờ rồi.
Lệ Quyên phụng phịu:
- Chỉ mượn có mấy cuốn CoNan để đọc thôi mà la lối um sùm. Anh Hai kiết cú thậy sợ.
Ngồi phịch xuống ghế, Đường nhìn em:
- Ai biểu lớn rồi mà còn thích coi CoNan?
- Vậy còn anh Hai, bộ anh không thích sao? Cả một tủ luôn mà không cho em coi. Chẳng lẽ anh mua về chỉ triển lãm thôi à?
- Sách đó anh đâu có mua, tại lúc trược anh dạy thêm cho một thằng nhóc, mẹ nó thất nó mê sách quá không chịu học, nên đem gửi cho anh, vậy là anh mang về nhà cất luôn.
- Gửi cho anh? Vậy là bà ta mang trứng cho ác rồi.
Đường đang định trả lời Lệ Quyên thì đã bị bà Bửu ngắt ngang lời:
- Đường nè! Con bị làm sao mà chân tay trầy xước hết vậy? Sáng nay con chạy xe đạp mà.
Đường xoa tay vào chổ trầy da trên đầu gối và khuỷu tay rồi trả lời mẹ:
- Cũng may là sáng nay con đi xe đạp, chứ nếu không đã có án mạng rồi đó mẹ.
Giọng bà Bửu âu lo:
- Gì mà ghê vậy. Con bị cướp sao?
- Dạ không. Con tông vào hàng người ta.
- Sao vậy? Xưa nay con chạy xe kỹ lưỡng lắm mà.
Đường chỉ vào hộp bánh rồi phân bua với mẹ.
- Thì tại hộp bánh này chứ tại ai, vừa to đùng, vừa cồng kềnh làm cho con lái không được, thế là con đâm thẳng vào một hàng bán xôi bên vệ đườngười.
Lệ Quyên tròn mắt:
- Có đổ bể gì không anh Hai?
- Sao lại không? Chẳng những có mà còn đổ sạch trơn của người ta.
- Đổ sạch trơn à? Sáng sớm thế này chắc là người ta chưa bán được đồng nào?
- Dạ chưa, vì người ta còn đang dọn hàng mà.
Lệ Quyên nhìn anh Hai vẻ ái ngại:
- Vậy là phải đền rồi. Đổ hết của người ta chứ đâu phải chơi.
- Anh định đền nhưng cô ấy không chịu.
- Đó là gánh xôi của một cô gái ư.
- Ừ. Mà còn là một cô gái xinh xắn và giàu lòng vị tha nữa. Anh làm đổ xôi của cô ấy, chẳng những cô ấy không phàn nàn mà còn để cho anh đi một cách vui vẻ nữa kìa.
Lệ Quyên che miệng tủm tỉm:
- Hay là cô ấy thấy anh đẹp trai quá nên không nỡ đền?
- Ở đó, người ta có chồng rồi chứ bộ, mà anh chồng này có vẻ dữ tợn lắm. Lúc thấy anh...ng đổ gánh hàng, ảnh liền sấn tới rất thô bạo. Lúc đó, anh hoảng quá, cứ sợ phen này bị đòn rồi. Ai ngờ cô vợ lại rất tốt, cô ấy cho anh đi và nhất quyết không nhật một đồng bồi thường nào.
Giọng bà Bửu hiền từ:
- người ta không nhận nhưng nhất định con phải tìm cách trả, vì những người buôn gánh bán bưng thường lưng vốn chẳng có bao nhiêu đâu.
Đường gật đầu:
- Con biết và con cũng sẽ cố tìm cách bồi thường lại cho cô ta, ít nhất là để cho anh chồng của cô ấy không phải cắn đắng cổ vì bị mất vốn.
- Ừ. Biết vậy thì tốt, nhưng nhất định sau này phải đi đứng cẩn thật hơn. Thành phố này đông như mặc cửi, chứ đâu phải như ở Ban Mê Thuột mà con chạy cấu thá như vậy được. Cũng may lần này không có sao, chứ nếu như để xảy ra chuyện thì mẹ không biết phải ăn nói làm sao với ba con nữa.
Đường níu lấy tay mẹ ngoan ngoãn:
- Con biết rồi mẹ. Lần sau con nhất định sẽ cẩn thận hơn.
Nãy giờ nghe mẹ và anh Hai nói chuyện, Lệ Quyên ngồi một bên, tay mân mê chiếc hộp đựng bánh kem. Biết được ý của Lệ Quyên Đường liền nhìn cô hỏi dò:
- Sao, thèm bánh rồi phải không? Chuẩn bị nến chưa?
Nghe anh nói vậy, mắt Lệ Quyên sáng bừng lên:
Có rồi. Em chuẩn bị rồi. ANh lấy bánh ra đi.
Thấy vẻ cuống quýt vì mừng của em, Đường cười cười rồi vừa cẩn thận mở dây ở hộp ra, anh vừa nói:
- Bánh năm nay hết ý luôn nha. Nhân dâu tây và có bốn con thiên nga thật đẹp đang bơi lội trên một cái hồ...
- Dâu tây ư? Cả thiên nga nữa sao?
- Ừ, model mới nhất đó nha.
- Vậy còn chờ gì nữa? ANh mở ra nhanh lên đi.
Thấy được vẻ sung sướng ngời lên trên nét mặt của Quyên, Đường nhanh tay mở mặt chiếc hộp ra. Nhưng khi vừa thấy chiếc bánh vẻ mặt Quyên đã xịu xuống thảm thương, rồi mếu máo dỗi hờn:
- Dâu tây và hồ thiên nga hay vịt trời gì đâu? Chỉ là một đống kem chèm nhẹp thôi.
Hết hồn vì thấy chiếc bánh bị nham nhở. Đường cuống quýt xin lỗi Lệ Quyên:
- Chết cha! Chắc khi nãy...ng phải người ta, nên bánh mới bị như vậy... CHo anh xin lỗi nha.
Lệ Quyên dùng dằng:
- Vậy mà gọi là bánh đó hả? Em không biết, anh đền cho em đi.
Thấy Đường đưa mắt cầu cứu, bà Bửu liều lên tiếng:
- Lệ Quyên! Tại anh Hai con gặp xui đó mà. Thôi, đừng giận anh con nữa, nó cũng đã cố gắng hết sức rồi. Còn phần bánh bị hư, hãy để mẹ sửa lại cho. Bảo đảm một tiếng đồng hồ sau, thì thiên nga sẽ có hồ để lội ngay mà.
Thấy mẹ lên tiếng, Đường cũng chen vào:
- Phải đó em, tha cho anh đi nhé. Thật ra lúc té, anh cũng đã cố gắng giữ nó trên tay, nhưng có thể cú chạm đó hơi mạnh nên mới ra nông nỗi này. Hãy để mẹ sữa chữa lại, rồi mình sẽ thắp nến sau nhé.
Nghe giọng van nài của anh, Quyên vụt cười xoà:
- Đùa chút mà cuống lên vậy? Bộ anh tưởng em là người không biết lý lẽ gì hay sao? Đây là quà của anh tặng thì dù cho nó tròn hay méo gì, em cũng quý hết, huống hồ gì hôm nay anh đã bì bảo vệ nó mà suýt nữa bị nạn, em đâu có thể vì bất cứ lý do nào để làm kho dễ anh.
- Nhưng bánh cũng cần phải sữa lại chứ?
- Khỏi, để vậy mới là kỷ niệm chứ. Em sẽ thắp nến lên và cầu nguyện còn anh chuân bị máy chụp hình đi.
Thấy Quyên bộc bạch lòng mình, Đường vui vẻ cười lớn rồi sữa soạn máy để chụp ảnh. Còn bà Bửu ngồi nhìn Đường và Lệ Quyên quấn quít nhau tự dưng bà thấy trong lòng thật vui. Đã tám năm rồi, tám năm trôi qua đăng đẳng, vậy mà bà cứ tưởng như mới ngày hôm qua đây thôi. Tám năm ký ức tồi tại trong một hạnh phúc tưởng chừng như trong mơ đã khiến cho bà đôi lúc cứ mãi suy nghĩ về số phận của mình... Sự mất mát của Lệ Quyên lúc trước và sự tồn tại của một Lệ Quyên khác đang hiện hữu bên bà, có phải chính là sự bù đắp lớn lao cho những gì bà đã chịu đựng sau những phiền muộn đau thương?
Vừa để gánh hàng xuống đất, Hạnh Tiên đã tất tả chạy đến bên giường ngoại. Thấy ngoại vẫn còn đang ngủ, cô lẳng lặng mang mọi thứ ra phía sau dọn dẹp. Đến cửa bếp, thấy Du đang ngồi với vẻ cau có, cô liền lên tiếngười.
- Nè. Sao ngồi ở đây? Còn giận hả?
Du không thèm nhìn Hạnh Tiên mà chỉ trả lời nhát gừng:
- Ai dám giận. Bộ không sợ bị bỏ đói sao?
- Gì vậy? Ai dám bỏ đói anh? Sao hôm nay anh ăn nói lạ vậy?
- Còn lạ à? Chẳng lẽ em quên là sáng nay anh đã bị em mắng như thế nào sao?? Trong nhà này vì em là chủ nên em có quyền còn anh chỉ là phận đầy tớ nên không được quyền co ý kiến gì chứ gì?
Nghe n~ lời nói này của Du, Hạnh Tiên thấy khó chịu. cô quay nhìn Du rồi lên tiếng:
- Anh nói vậy là có ý gì? Chẵng lẽ vì chút chuyện cỏn con ban sáng mà anh lại gây gổ với em sao?
- Đó mà là chuyện cỏn con à? Về mặt hình thức thì chỉ đơn giản là chuyện cơm áo gạo tiền, nhưng sâu xa hơn là chuyện em xem thường anh.
- Xem thường anh? Sao gọi là xem thưòng?
- Chứ còn gì nửa, bị người ta...ng đổ hết hàng quán như vậy mà em không một tiếng phàn nàn. Hắn ta đòi bồi thường thì em không thèm lấy. Bộ bây giờ em giàu lắm sao?
- Nhưng em nghĩ chuyện đó không đáng. người ta chỉ vì một chút rủi ro thôi. Vả lại, chỉ vài chục ngàn tiền vốn, đâu đến nổi phải làm cho lớn chuyện.
- Với người ta thì không lớn, nhưng còn em thì lớn đó. Mỗi ngày thấy em phải đóng tiền trả góp cho người ta mà lo đến cháy ruột. Với một gánh hàng nho nhỏ như vậy, em phải nuôi cả nhà, vừa phải trả tiền nợ, nay bị hắn...ng đổ bể hết rồi thì em phải xoay xở sao đây?
Hạnh Tiên ngồi xuống cạnh Du, rồi nói như tâm sự:
- Có lẽ phần số em nó đen đủi, thôi thì ráng chịu vậy.
- Đen đủi cái gì, phần số cái gì, em làm thì em chịu chứ sao lại đổ thừa cho phần số? Cuộc sống mà, mình đã không tham của người sao còn phải gánh chịu thiệt thòi chứ?
Hạnh Tiên lắc đầu:
- Em không gánh chịu mà chỉ là sự đồng cảm. Anh ấy củng cómột đứa em gái như em anh không thấy sao?
- Vậy thì sao? Cómột đứa em gái thì có liên quan gì đến việc...ng đổ gánh hàng của em?
- Nhưng anh ấy vì lo cho em gái mình mà gặp phải chuyện như vậy. Nếu đổi lại là em, thì em củng có thể vì em gái mình mà lo lắng được như thế không? Tám năm qua, em lạc mất Hạnh Giang giữa bể người mênh mông, nên em ngưỡng mộ tình cảm của anh ấy dành cho em gái mình.
Du xua tay:
- Em điên rồi. Chắng lẻ ai có em gái củng đều có quyền...ng đổ hàng gánh của người ta rồi khỏi phải đền sảo Hắn là người, nếu vô tâm gây sự thiệt hại cho người khác thì phải có trách nhiệm bồi thường chứ.
- Chảng phải anh ấY cũng đã đòi bồi thường đó sao. Nhưng em thấy không cần thiết. Cuộc đời mà, cứ phải sống rạch ròi quá, đôi khi lại thấy tàn nhẩn. Thoải mái một chút, nếu sau này có lỡ gặp lại cũng còn có chút kỷ niệm. Đúng không?
Du làm mặt giận:
- À ra vậy. Chỉ vì muốn có chút kỷ niệm... mà em cự với anh chứ gì? Làm người như vậy có nên gọi là vô tình không?
Cất những chén dĩa dơ vào chậu, Hạnh Tiên xua tay:
- Sao gọi là vô tình chứ? Sở dĩ em làm vậy cũng vì muốn tích đức thôi mà.
- Tích đức cho ai đây?
- Thì cho anh chứ còn cho ai? Em biết tính của anh củng rất ẩu, nay mai nếu có lỡ...ng hàng quán nào thì người ta cũng se tha cho.
- Ở đó mà tha. Đụng vào hàng của người ta thì người ta thịt, chứ hổng dám tha đâu. Chỉ có em là hiề n quá vậy thôi
- Ở hiền gặp lành mà anh
- Chưa chắc à? Em và anh đâu có làm điều gì ác, sao cứ gặp chuyện buồn hoài vậy? Anh thì mất cha, mất mẹ nhưng cung...
... còn có bà. Còn em, vừa mất cha mẹ, lại mất luôn em gái, ở hiền gặp lành chổ nào chứ?
- Chẵng qua em bị Ông trời trừng phạt vì tội lổi của em gây ra mà thôi.
- Em có tội gì mà phải chịu sự trừng phạt chứ?
- Thì tội ăn cắp.
- Những người ăn cắp là anh mà.
- nhữ'ng em là chủ mưu, Em vì quyền lợi cá nhân mà làm điều xấu
- Sao lại là điều xấu? Em làm điều ấy vì muốn cứu em gái mình mà.
- Nhưng dù muốn dù không, tham của người.
... còn có bà. Còn em, vừa mất cha mẹ, lại mất luôn em gái, ở hiền gặp lành chổ nào chứ?
- Chẵng qua em bị Ông trời trừng phạt vì tội lổi của em gây ra mà thôi.
- Em có tội gì mà phải chịu sự trừng phạt chứ?
- Thì tội ăn cắp.
- Nh'ng người ăn cắp là anh mà.
- nh'ng em là chủ mưu, Em vì quyền lợi cá nhân mà làm điều xấu
- Sao lại là điều xấu? Em làm điều ấy vì muốn cứu em gái mình mà.
- Nhưng dù muốn dù không, tham của người khác là có tội. Chính vì vậy em đã phải chịu sự trừng phạt của ông trời, đó là mất đi đứa em gái duy nhất của mình mà không hiểu ro nguyên do
Du chặc lưỡi:
- Chẵng qua vì lúc đó em bị xe...ng thôi mà. Nằm mê man mấy ngày mới tỉnh. Bác sĩ nói em bị chấn thương sọ não nhẹ, chứ nếu không bây giờ chổ đội nón của em đã có vấn đề rồi.
Giọng Du buồn thiu khiến cho Hạnh Tiên muốn khóc.
- Đến chừng tỉnh lại, em trốn bệnh viện đi tìm Hạnh Giang thì nó đã không còn ở chổ đó nữa, em cũng không biết nó đã đi đâu nữa.
- Còn anh thì xui hơn, bị túm ngay tại chỗ cùng tang vật trên tay cũng may là hồi đó cũng còn nhỏ tuổi nên được chiếu cố chỉ bị giữ lại trại thiếu niên phạm pháp mất mấy tháng rồi đươc thả, chứ nếu không ít nhất củng bị gỡ vài quyển lịch
Ngồi gở mấy hột xôi dính trên đũa, giọng Hạnh Tiên buồn tênh:
- Tìm em không được, mà đôi chân lại bị băng bột mấy tháng trời. Nằm ở bệnh viện một mình embuồn muốn chết.
- Gì mà buồn, ở bệnh viện có người lo sướng thấy mồ.
- Nếu sướng thì anh đi cho xe...ng rồi tới bệnh viện nằm cho sướng
- Còn em, nếu bửa đó em không được ngoại anh đưa trở về bệnh viện thì có lẽ chân em đã có vấn đề rồi. Cũng may xui mà hên, đưa đẩy thế nào mà em lại được ngoại anh đưa về đây nuôi. Tội nghiệp ngoại, bà thương và an ủi em nhiều lắm.
Du gật gù.
- Ừ. Ngoại anh tốt lắm. Với ai, ngoại cũng yêu thương và sẵn sàng đùm bọc hêt. Nói thật nha, lúc anh ở trại về, thấy em ở trong nhà, anh ngạc nhiên hết sức.
- Lúc đó em thấy anh há hốc mồm ra mà nhìn, em buồn cười dễ sợ.
- Chứ sao nữa. Ai ngờ trái đất tròn vậy.
- Oan gia ngỏ hẹp mà.
Du nhìn Hạnh Tiên rồi cười nhẹ. Ngoài sân nắng đã lên cao, nơi đám xác pháo phơi hoa đỏ rực, có mấy chú chim sẻ còn non đang mãi mê nhặt nhạnh những mẩ nhỏ của hạt đậu xanh mà mổi ngày khi ngâm đậu xanh cho Hạnh Tiên nấu xôi, anh thường gom chúng lại rồi hất tung ra đấy.
- Thời gian ghê thật, mới đó mà đã tám năm, chớp mắt đã hơn hai mươi tuổi hồi nào không biết
Hạnh Tiên gật gù:
- Ừ. Anh 24, em 21 còn Hạnh Giang thì đã 18 tuổi rồi
- Con bé lớn lên chắc xinh lắm nhỉ. Hồi nhỏ anh thấy nó đã ngộ lắm rồi
- Ừ. Hạnh Giang giống mẹ, nên trắng trẻo, đẹp gái. Còn em, thì giống ba thô kệch và dữ dằn.
Du đưa mắt nhìn Hạnh Tiên rồi đùa:
- Dữ dằn thì có nhưng thô kệch thì không đến nỗi... Nói thật nha, lúc em dịu dàng và tươi cười trông em cũng.. đỡ khổ lắm.
Hạnh Tiên sa sầm nét mặt:
- Giỡn mặt khó làm việc lắm nha.
- người ngộ ghê, người ta khen mà cũng khó chịu là sao?
Ht rửa mấy cái dĩa rồi úp xuống rổ chén vừa gật đầu:
- Ừ. Em là vậy đo, không thích nghe khen đâu
- Không thích nghen khen, vậy em chịu nghe chê à?
- Lại càng không chịu nỗi. Nói tóm lại, những chuyện thuộc về thể loại bình phẩm "sắc đẹp" em không quen nghe. Vì cả khen và chê đều làm cho em "dị ứng"
Du chỉ tay lên trời rồi nói:
- Em làm cho anh tưởng là em "ở trển" mới xuống chứ. Ông Trời cho con người cặp mắt để nhìn nhận và khen chê. Kó khăn như vậy có phải em muốn thành thánh nhân
- Thánh nhân thì không, em chỉ muốn được làmột người bình th`ng, cómột cuộc sống bình thường sống đơn giản và mộtt chút hạnh phúc nho nhỏ mà thôi
Du bật quẹt đốt thuốc hút rồi nhìn Hạnh Tiên
- Mới nghe những ước muốn của em thì ai cũng tưởng là đơn giản lắm. Nhưng đê"n khi nghỉ kỹ lại mơi thấy em tham lam. Làm gì trong cuộc đời này lại có những con người đạt được cuộc sống hoàn hảo như vậy chứ? Em biết không, có người cả đời họ không hề biết hạnh phúc là gì nưa
- Em đâu ước mơ nhiều, sao gọi là tham lam?
- Với anh, những người như chúng ta mà mơ ước được hp là tham lam, vì cái nghèo luôn luôn là đại lượng tỉ lệ nghịch với mọi thứ hp trên đời. Em biết không?
- Chẵng lẽ chỉ mơ ước thôi mà cũng có tội sao?
Du thở hắt ra rồi dụi tàn thuốc xuống đất, giọng anh chán chường:
- Chẵng lẻ em chưa nghe chu^.n của Dã Tràng sao? Mục đích phấn đấu suốt đời của nó là xe cát lấp biển đông
Với mục đích như vậy thì dù cho đời này, kiếp sau nó cũng sẽ chẵng bao giờ thực hiện được
Hạnh Tiên nhìn Du bực bội:
- Ai biểu không tư lượng sức mình mà có những mơ ước viển vông? Với em, hp lớn nhất chỉ là được đoàn tụ với gia đình mình thôi mà
- Nhưng chuyện cũng đã tám năm rồi, em đi đâu mà tìm họ, nếu như họ cứ mãi lẫn tránh em đây chứ?
- Sao anh biết họ lẩn tránh em? ba mẹ em bỏ em cũng chỉ vì mỗi người họ có một nguyên nhân gì đó mà bản thân họ không thể vượt qua, còn Hạnh Giang, nó thất lạc có thể là một sự cố nào đó, hay vi nó được ai đo đem đi đâu xa. có thể thời gian tám năm, đủ để cho họ nhớ thương và mong moãi một cuộc tái hợp thì sao?
Còn anh thì anh thấy trong bốn người của gđ em hình như chỉ có em là tha thiếtmột với ước mơ này thôi. Còn ba người kia, nếu họ mơ ước được đòan tụ như em thì có lẽ họ đã không chỉ ngồi để chờ đợi sự may rủi đâu.
Nghe Du nói vậy, Hạnh Tiên chợt ứa nước mắt. Cô nhìn anh giận dỗi:
- Anh lúc nào cũng tạt nước lạnh vào ước mong cháy bỏng của em, anh có biết làm như vậy là tàn nhẩn lắm không?
Du nhìn Hạnh Tiên thật lâu rồi nhẹ nhàng:
Đừng hiểu lầm anh. Chính vì anh nghĩ đến em, anh mới nói. Theo anh, bây giờ em nên bằng lòng với cuộc sống hiện tại đi thì hơn. Tuy ngoại và anh không là ba con ruột thịt nhưng từ lâu bà cháu anh đã xem em giống như người thân. Chính vì vậy, anh không muốn thấy em đau lòng khi hy vọng nhiều để rồi thất vong
- Biết đâu sau những thất vọng liên tiếp, em sẽ đạt được ước nguyện thì sao?
- Có thể xem đó là kỳ tích đươc. Nhưng những kỳ tích loại đó thường quý và hiếm lắm
- Biết là vậy nhưng dù sao lúc nào trong lòng em cũng luôn luôn tin rằng sẽ có một ngày trong tương lai, gđ em sẽ lại đoàn tụ vui ve?
Du chặc lưỡi:
- Theo anh, tốt nhất bây giờ em nên lấy chồng rồi lo sinh con đi. Vì biết đâu sau này, chính lũ nhóc tì đó sẽ tìm ra ông bà ngoại và dì của nó thì sao?
Hạnh Tiên nghe Du nói vậy thì quay ngoắt đi:
- Anh càng nói càng vô duyên. người ta đang nói đến chuyện cha mẹ và em gái lại bắt sang chuyện chồng con. Anh thích "chồng con" như vậy, sao không đi mà lấy
Du cười khì:
- Anh làm sao mà lấy được chứ. Em thật là khéo đùa
- Ở đó mà đùa, đúng là anh nên "lấy chồng" một lần đi để biết khổ mà khỏi xúi dại người khác
- Đúng ra là anh muốn tốt cho em đó. người ta nói con gái lấy chồng rồi sẽ bớt khó tính đi. Có lợi cho em mà anh cũng đỡ khô?
Hạnh Tiên nghe đến đây thì đưa tay véo mạnh vào hông Du, khiến anh la chói lói:
- Trời ơi! Đau quá! Bộ muốn véo chết người ta sao?
Hạnh Tiên nói giọng hằn học:
- Véo nhuvậy để mà nhớ, sau này sẽ không làm phiền người ta vì ba cái chy^.n "khó tiêu hoá" đó. Còn bây giờ, thôi không nói chy^.n tào lao nữa, anh lên nhà xem ngoại đã dậy chưa? Nếu ngoa. chưa dậy thì đánh thức ngoại để ngoại còn ăn chút gì và uống thuốc nữa.
Du gật đầu:
- Ừ nhỉ! Sao hôm nay ngoại ngủ trưa quá vậy hả. Tám giờ rồi mà
Nhìn lên đồng hồ, Hạnh Tiên giục Du:
- Đi đi, nhanh lên, gọi ngoại dậy, rồi lo vệ sinh cho ngoại. Em sẽ chuẩn bị điểm tâm
- Hay là để ngoại ngủ thêm một chút nữa?
- Đánh thức ngoại dậy để ngoa. uống thuốc và ăn uống. Lát nữa ngoại sẽ ngủ thêm chút nửa? Biểu đi thì cứ đi, sao cứ hỏi hoài vậy?
Thấy Hạnh Tiên nổI quạu, Du bèn quay lưng đi thẳng. Còn lạimột mình, Hạnh Tiên nhanh tay don rửa các tghứ rồi lo hâm nóng lại sữa và thức ăn cho ngoại.l Đang chuẩn bị dổ sữa ra ly, côchợt nghe tiếng Du la lớn....
Hạnh Tiên ơi, Hạnh Tiên! Bà ngoại... bà ngoại bị sao nè.
Nghe giọng Du hốt hoảng, Hạnh Tiên vội vã chạy lên. Thấy bà ngoại nằm sóng soài trên giường, mồ hôi lạnh tuôn ra như tắm, cô vội sờ mũi bà. Thấy bà còn thoi thóp, cô giục Du.
- Chạy ra gọi xe, nhanh lên
Nghe Hạnh Tiên giục, Du vội vã chạy nhanh ra đường. Còn Hạnh Tiên vì cô nóng ruột và lo lắng quá nên bế xốc bà ngoại chay theo ra. Xe đến, hai người mang vộ bà đến phòng câp cứu của bệnh viện rồi ngồi ngoài chờ trong tâm trạng âu lo. Vài phút sau, cánh cửa phòng cấp cứu mở ra, với vé mặt không vui, vị bác sĩ nhìn Du & Hạnh Tiên rồi lên tiếng:
- hai vị là thân nhân của bà cụ phải không? hai vị vào gặp mặt bà lần cuối đi
Du nghe vị bác sĩ nói thi hốt hoảng:
- Bác sĩ nói gì.... sao lại là lần cuối?
- Bà cụ tuổi cao, sức yếu lại bị cơn nhồi mau cơ tim quá nặng nên không thể qua khỏi. Lúc các vị đưa bà cụ đến đây thì bà đã chết lâm sàng rồi. Bây giờ các vị vào thăm bà đi, chúng tôi thành thật chia buồn...
Nghe vị bác sĩ nói đến đây, Du hét lên gọi ngoại rồi tung cửa chạy vào. Thấy vậy Hạnh Tiên tất tả chạy theo. Vào đến bên trong, tim hai người như muốn ngừng đập khi thấy người ta phủ lên ngoại tấm khăn màu trắng  tang tóc. Du gần như điên lên bên xác bà. Còn Hạnh Tiên, cô thẩn thờ trước cuộc chia xa vĩnh viễn và cái cảm giác mất mát làm đau buốt lòng cô.