Chương 3

Đường vừa bước vào nhà đã nghe mùi dầu nóng tỏa khắp chung quanh. Đến mở quạt để không khí dễ chịu trở lại, anh mới về phòng mình. Đi ngang qua phòng mẹ, thấy ba và Lệ Quyên đang ngồi trong phòng vẻ âu lo, Đường ngạc nhiên nên bước vào rồi hỏi vội:
- Có chuyện gì vậy ba? Mẹ con bị bệnh phải không?
Ông Bửu nhìn thấy Đường thì thở dài:
- Mẹ con bị té. Hồi nãy bà ấy leo lên ghế để dọn dẹp phía trên tủ, chẳng may trượt chân té xuống. Bà ấy vẫn còn ngất đó.
Đường hốt hoảng đến bên mẹ, anh cố gọi bà trong sự lo lắng:
- Mẹ Ơi! Mẹ tỉnh dậy đi mẹ. Mẹ đừng làm con sợ
Thấy Đường cuống cuồng, ông Bửu vội trấn an:
- Mẹ con không sao đâu, có thể vì sợ nên bà ấy mới bị ngất. Để bà ấy tỉnh dậy, ba sẽ chở đi bệnh viện để chụp X quang.
- Liệu mẹ con có bị sao không ba?
- Ba đã đo điện tim và huyết áp thì đã bình thường trở lại. Chỉ sợ khi té, ẹ con bị chấn thương ở đâu thì khổ. Phải đợi mẹ con tỉnh lại mới biết được tình hình thê nào để còn lo liệu
- Sao không chở mẹ con đi bây giờ ba? Cấp cứu càng nhanh càng tốt chứ?
Ông Bửu lắc đầu:
- Với mẹ con thì khác. Tim của bà ấy không cho phép được thực hiện những phương pháp cấp cứu của người bình thường, bởi vì khi tim đang làm việcmột cách mệt mỏi, mọi sự di chuyển không thận trọng dều có thể gây tử vong
- Vậy để mẹ connằm vậy sao? Lở mẹ không tỉnh dậy thì biết tình hình thế nào bây giờ?
- Ba đã chuẩn bị xe rồi, chỉ cần trạng thái tim mạch của em được ổn định một chút nữa, ba sẽ đưa mẹ con đến bệnh viện, con đừng lo
Đường nhìn cha mếu mao"
- Sao lại đừng lo, mẹ là mẹ con mà. Bây giờ nếu mẹ có mệnh hệ nào thì làm sao con chịu đựng cho được
Ông Bửu siết chặt tay con trai, rồi trấn an
- Chắc mẹ con sẽ không sao đâu. Chỉ lát nữa đây mẹ con sẽ tỉNh lại ngay dó mà
Đường nghe ba nói vậy thì cũng đỡ lo phần nào. Quay nhìn thấy Lệ Quyên đang khoc' tấm tức cạnh bên, Đường trách:
- Sao mẹ lại bị như vậy mà em không điện thoại cho anh? Lỡ mẹ có sao thì có phải anh ân hận suốt đời không?
Lệ Quyên lau nước mắt nhìn sang ba:
- Tại ba không cho chứ bộ. Ba nói anh mới đi làm đừng gọi điện cho anh lo sợ.
- Nhưng để anh thấy mẹ trong tình cảnnh vầy anh càng lo hơn
- Em đâu biết. Em củng mới đi học về thôi mà
- Vậy khi mẹ té mẹ chỉ ở nhà cómột mình sao?
ÔngBửu gật đầu:
- Ừ. Mẹ Ở nhà một mình, khi té thì ngất luôn, nên không biết là mẹ té lúc nào. Khi ở bệnh viện về, ba đã thấy mẹ nằm sóng soài dưới đất rồi.
- Không thể để mẹ Ở nhà một mình như vậy được, nhất định phải tìm một người giúp việc để có thể vừa phụ mẹ việc nhà, vừa để chăm sóc me.
- Ba cũng nghĩ vậy đó. Vì với tình trạng của mẹ con hiện nay, để bà ấy ở nhà một mình là không nên. Ba sẽ liên hệ với dịch vụ để chọn người ngay.
Đường tỏ vẻ đồng tình:
- Chuyện đó ba để con lo, gần chổ con làm có dịch vụ chuyên giới thiệu việc làm. Mình quen biết, họ sẽ tìm cho mình một người có lý lịch tốt. Còn bây giờ mình đưa mẹ đi bệnh viện thôi ba à. Con thấy lo cho tình trạng của mẹ quá.
Ông Bửu gật đầu đứng dậy:
Để ba ra xe trước, con bế mẹ ra sau, còn Lệ Quyên ở nhà.
Lệ Quyên nghe ba nói vậy thì nhăn nhó:
- Sao ba không cho con theo? con củng biết cách săn sóc mẹ vậy.
Ông Bửu vừa đội nón vừa nói với con gái:
- Con ở nhà đóng cửa rồi lại bệnh viện sau, Để anh Hai đi theo đỡ mẹ phụ ba.
Lệ Quyên nghe ba nói vậy thì gật nhanh, còn ÔngBửu khi Đường vừa đỡ bà Bửu lên xe thì Ông cho xe chạy đến BV. Sau một hồi loanh quanh khắp các ngã đường, cuối cùng hai cha con cũng đã chuyển được bà vào trong phòng cấp cứu. Khi Ông Bửu vào trong thì Đường đứng ở phía ngoài chờ đợi tin tức với tâm trạng lo âu. Đang loay hoay đi tới đi lui vì sốt ruột, bất chợt Đường nhìn thấy Hạnh Tiên đang bước ngược đến chổ anh với vẻ mặt không vui. Đường vội lên tiếng:
- Hạnh Tiên! Cô đi đâu đó?
Ngước vội anh mắt đỏ hoe nhìn về phiá người gọi, Hạnh Tiên nhận ra Đường thì gật đầu chào:
- Là anh à?
Thấy vẻ mặt Hạnh Tiên buồn thiu, Đường vội hỏi:
- Cô khóc à? Co chuyện gì phải không?
Ứa nước mắt nhìn Đường, Hạnh Tiên nói với giọng buồn rượi:
- Bà ngoại tôi mất rồi. Tôi đang lo thủ tục để đưa bà về.
Đường nhìn Hạnh Tiên ngạc nhiên:
- Sao? Bà mất à? Bà bị bệnh sao?
- Vâng. Khi tôi về đến nhà thì bà đã ngất rồi, chở đến bệnh viện thì không kịp
Đường thở dài nhìn Hạnh Tiên ái ngại:
- Tôi xin chia buồn cùng cô. À! Cô cần tôi giúp đở gì không?
Hạnh Tiên lắc đầu:
- Không đâu, thủ tục tôi đã làm xong, lát nữa xe bệnh viện sẽ chở ngoại tôi về. Anh Du ở nhà cũng đã chuẩn bị đầy đủ cả rồi.
- Thế khi nào thì đưa bà đi?
- Anh Du định hỏa táng bà vào ngày mốt. Anh nói chúng tôi nghèo, tiền đâu mà mua đất chôn bà, thôi thì hỏa táng để ảnh đi dến đâu sẽ mang bà theo đến đó
- Hỏa táng à! Cô và anh Du đã suy nghĩ kỹ chưa?
- Gì mà suy nghĩ chứ? Đó là giải pháp duy nhất mà chúng tôi có thể làm cho bà mà
- Nhưng hỏa táng thì... tội lắm
Hạnh Tiên cười buồn:
- Người chết rồi là hết và thân xác còn lại, chỉ là một chút vướng bận mong manh của trần thế, hỏa táng chính là cách tốt nhất để giải thoát cả phần xác tội nghiệp của một kiếp con người...
Đường cúi đầu ái ngại:
- Tôi củng không biết nói gì hơn, nhưng nếu có gì cần tôi giúp thì côcứ nói nhé. Nhất định tôi sẽ giúp cô
Hạnh Tiên lắc đầu:
- Chỉ là một đám tang nghèo thôi mà, chúng tôi đủ sức để lo cho bà. À! Mà anh đến đây chi vậy? Đi thăm bệnh hả?
Đường chỉ tay về phiá phòng cấp cứu rồi nói:
- Mẹ tôi cũng vừa bị ngất xỉu vì té, đang cấp cứu ở bên trong. Tôi và ba tôi vừa đưa bà đến đây xong.
- Chết! Bị té à? Có nặng lắm không?
- Tôi củng không biết, vì các bác sĩ đang khám trong đó
Giọng Hạnh Tiên lo lắng:
- Té mà bị ngất lâu như vâ.y sẽ rất nguy hiểm, nhất là dối với những người lớn tuổi.
Đường gật đầu:
- Tôi cũng biết vậy, nhưng biết làm sao bây giờ. Vì tôi và ba tôi đều phải đi làm, còn em gái toi thì đi học, ở nhà lúc nào cũng chỉ có mẹ tôi...
- Ngoại của anh Du cũng vậy, giá như sáng nay tôi đừng đi bán thì có lẽ tôi đã kị đưa bà đến bệnh viện rồi. Để bà chết tức tưởi như vậy, tôi thật lòng không can tâm
Đường nhìn Hạnh Tiên rồi trấn an
- Con người sống chết có số, cô đừng buồn nhiều quá mà sinh bệnh
- Tôi thương ngoại lắm. Tám năm nay, nếu không có bà chăm sóc nuôi dưỡng thì chưa chắc giờ này tôi còn sống trên cỏi đời này. Vậy mà đến phút chót, lúc bà đi tôi vẩn kịp nói dược lời cám ơn, tôi thấy ân hận quá
Vổ nhẹ vào vai Hạnh Tiên, Đường nhẹ nhàng an ủi:
- Tôi nghĩ bây giờ cô nên cố dẹp đi sự ân hận đang giày vò trong lòng để cố lo cho bà ngoại. Dù sao con đường đó ai cũng phải đi qua cả mà
- Tôi cũng biết vậy, nhưng trên đời này đâu còn nỗi đau nào lớn hơn cảnh sinh ly tử biệt, đúng hôn?
Đường gật nhẹ vẻ thông cảm:
- Đành là vậy, nhưng đã là kiếp người thì tránh đâu cho khỏi? Tôi khuyên cô nên chấp nhận hiện tại để còn an ủi chồng cô. Mất người thân chắc là anh ấy đau lòng lắm.
Đang sầu héo ruột, nghe Đường nói đến đấy, Hạnh Tiên suýt nữa thì bật cười
- Cái gì? Anh vừa nói ai là chồng tôi?
- Thì cái anh gì đen đen, dữ dữ đó. Bộ anh không phải là chồng cô hả?
- Bậy bạ quá. Chồng đâu mà chồng. Ảnh là bạn tôi, tám năm nay tôi ở nhà anh? nên tôi còn xem ảnh như là một người anh vậy thôi
Đường nghe Hạnh Tiên nói vậy thì ái ngại vô cùng, nên vừa gãi gãi đầu, anh vừa lí nhí:
- Nếu không phải vậy, cô cho tôi xin lổi nhé.
- Có gì mà xin lổi, nói lộn thì nói lại mấy hồi. Nhưng mà thôi, tôi phải về đây. Anh cho tôi gởi lời chúc bình an đến với mẹ anh nhé. Bây giờ tôi phải về để lo đám cho ngoại, sau này nếu có gặp lại sẽ nói chuyện sau há
Đường gật nhanh:
- Xin chia buồn cùng hai người...
Hạnh Tiên cũng gật đầu rồi hấp tấp bước đi. Nhìn theo chiếc áo màu lam lẫn nhanh trong đám đông lố nhố ở bệnh viện, Đường mới nhớ ra mình quên hỏi địa chỉ nhà Hạnh Tiên để đến chia buồn, nên vội vã chạy theo, nhưng đến cuối dãy hành lang thì bóng cô gái đã mất hút. Dáo dác tìm một lúc nhưng không thấy, Đường đành quay trở lại phòng cấp cứu để chờ tin mẹ.
Mang tô cháo thơm phức đặt lên bàn, Hạnh Tiên vội quay tìm Du. Thấy anh ngồi lặng thinh trong góc nhà, cô vội đến bên cạnh đẩy nhẹ:
- Nè! Ăn chút gì đi, mấy bữa nay ăn uống lôi thôi quá, nên trông anh giống ma cây ghệ Cháo phèo đó, món mà anh thích nhất, sáng nay đi chợ thấy phèo tươi nên em mua về nấu cho anh ăn. Nè, anh ăn nhanh lên, kẻo nguội thì mất ngon.
Du lắc đầu nói khẽ:
- Anh không ăn đâu, anh nuốt không vô.
- Không vô cũng phải vô, người chứ đâu phải gổ, sắt gì mà không ăn chứ? Chẳng lẽ anh định tuyệt thực luôn sao?
Du nhìn lên bàn thờ ngoại rồi khóc ròng:
- Bà ngoại anh mới mất, anh đau lòng lắm.
Giọng Hạnh Tiên cứng rắn:
- Đau lòng gì thì cũng phải ăn, vì ăn để còn tiếp tục sống chứ? Người chết thi đã chết rồi, nhưng người sống cũng phải sống tiếp. Buông xuôi như vậy, không lẽ anh muốn chết theo ngoại sao?
- Nếu được đi theo ngoại bây giờ, có lẽ anh sẽ dễ chịu hơn.
- bậy bạ quá! Người già phải chết, đó là quy luật. Đành rằng cảnh đau thương tan gtóc như vầy chẳng dễ chịu gì, nhưng rồi mọi thứ cũng qua thôi. Vì đó là công việc của thời gian mà.
- Qua à? Làm sao qua đây, khi trong lòng anh lúc nào cũng dậy lên sự hối hận giày vò. Em biết không, trong suốt cuộc đời anh, thực ra anh chỉ mới nghĩ đến việc báo hiếu cho ngoại kể từ lúc em về đây ở với nhà anh thôi, còn trước kia, anh luôn luôn gây cho ngoại những đau khổ, buồn phiền triền miên.
Hạnh Tiên chặc lưỡi:
- Cuộc đời là vậy mà. Đối với những gì còn nắm giữ được trong tay thì chỉ được xem ở mức bình thường, nhưng đến khi vuột mất nó rồi con ng1 ta mớ biết đó là báu vật
- Em muốn trách anh đó phải không?
Hạnh Tiên lắc đầu:
- Em chỉ nói vậy thôi, chứ em lấy tư cách gì để trách cứ anh.
- Từ lâu anh biết anh là một thằng chẳng ra gì. Hồi nhỏ thiếu sự giáo dục của cha mẹ, lớn lên thì theo bạn bè làm nhiều điều tồi tệ, vậy mà ngọai vẩn thương anh, vẩn gồng gánh đến sinh bệnh để nuôi anh. Bây giờ khi anh đã lớn khôn, sắp có cơ hội để báo hiếu thì bà đã không còn...
- Nhưng ít ra trong những năm tháng cuối đời, ngoại cũng đã thấy được ở anh những dổi thay tốt đẹp.
- Bao nhiêu dó mà ăn thua gì, trong khi bản thân anh cho đến giờ vẩn là một thằng thất nghiệp lang thang.
- Nhưng ít ra anh cũng đã xa lánh được lũ bạn ma quỷ của anh. Không đi vào con đường xấu xa cũ cũng là một cách chiến thắng được bản thân vậy. Theo em, anh cũng nên tự hào về mình mới phải chứ.
Du cười buồn rồi đứng dậy đến bên bàn thờ ngọai:
- Chỉ là một cố gắng cỏn con thì tự hào gì. Em làm anh ngượng ngùng quá
- Sao lại ngượng? Có một cuộc sống lương thiện và đạo đức, chính là anh đã làm vui lòng ngoại rồi. Còn tương lai thì vẩn còn ở phía trước, nếu thấy chưa thật bằng lòng với những gì đã có, sao anh không cố gắng phấn đấu lên?
- Phấn đấu bằng cách nào đây, khi lúc nào hai chử công danh hoặc sự nghiệp cũng luôn dồng nghĩa với chữ tiền
Hạnh Tiên lắc đầu:
- Anh nói vậy là sai rồi. Dành rằng trong xã hội luôn coi trọng đồng tiền. Nhưng làm gì thì làm, sự có mặt của nó bao giờ cũng phải chịu sự ảnh hưởng của sự cố gắng, ý thức phấn đấu vươn lên. Có sự cố gắng thì con đường đi đến thành công coi như đã xong được một nửa
- Vậy còn nửa kia?
- nửa kia là sự may mắn, hay người ta gọi là thời vận. Cũng giống như anh Tư Bàu đầu ngỏ đó, hồi còn thanh niên như anh, anh đã bỏ quê vào đây đi học nghề hàn tiện, không có tiền, ảnh xin học trả công, chịu cực khổ mấy năm trời, ảnh nắm được nghề trong tay rồi, thì lên làm thợ ăn lương, tay nghề càng cao thì lương càng tăng, ảnh dành dụm dần rồi hùn vốn với bạn bè mở tiệm, làm ăn hùn hạp vài năm thì biết ra riêng rồi tự làm chủ. Bây giờ anh coi, cửa hàng của nh đâu có thua ai.
Du thở dài thườn thựơt:
- Được như anh Bàu thì đâu có bao nhiêu người. Xã hội chung quanh đầy dẫy những người thất nghiệp kia kià.
Hạnh Tiên chặc lưỡi:
- Trong thành phố đông dân như vậy thì thiếu gì việc để làm chứ. Bọn người thất nghiệp có lẽ vì lười biếng hoặc họ không chịu khó nhưng thích trèo cao, chê bai những công việc tầm thường, lương ít, hcỉ thích những công việc nhàn hạ nhưng lương cao
- Làm gì có công việc nhàn hạ nhưng lương cao?
- Nếu nói theo đúng nghĩa thì những công việc này là của những người trí thức, vì khi đạt được học vị càng cao thì công việc của họ nhàn hạ hơng nhưng lương vẩn cao. còn nói theo nghĩa bóng, những công việc nhàn hạ nhưng lương cao như hiện tại thì chỉ có bán bia ôm hoặc buôn heroin thôi.
Du ngồi bó gối nhìn Hạnh Tiên:
- Em nói có vẻ gay gắt quá đấy.
- Không những gay gắt, mà em còn khinh thường bọn người lười biếng mà thích có tiền nữa kia. Vì chính họ đã làm cho cuộc sống này bị băng họai về đạo đức xã hội và vì có bọn họ mà xã hội mới tồn tại nhiều tệ nạn truy đồi.
Giọng Du tỉnh queo:
- Còn anh thì khác, anh thấy họ đã góp phần làm lực lượng công an càng hùng mạnh hơn, nghiệp cụ công tác thì ngày càng hoàn thiện hơn, không có họ thì công an thất nghiệp còn gì? Đúng không?
Hạnh Tiên nghe Du nói thì phì cười:
- Biết đùa rồi sao? Nói thật nghe cũng may là lúc trước anh bị công an bắt nhốt mấy tháng, anh mới tỉnh ngộ ra. Chứ nếu không bây giờ anh đã trở thành kẻ móc túi chuyên nghiệp rồi.
- Chẵng nhữNg móc túi mà có thể là ma cô, là trộm cướp, hay là thằng nghiện chuyên bán Heroin nữa không chùng. Lúc đó không biệt ngoại sẽ đau khổ thế nào vì anh nữa.
Hiểu được tâm trạng của Du, Hạnh Tiên bước đến bên Du, an ủi nhẹ nhàng:
- Thôi, đừng buồn nữa. Dù sao ngoại ra đi được thanh thản, bình yên cũng là một diều tốt rồi. Anh đừng ray rức mãi như vậy, mà phải cốgắng sống sao cho thật xứng đáng với ngoại. Mình nghèo, không có cơ hội lựa chọn thì anh phải sáng suốt nhận định, xem mình có năng khiếu về cái gì để cố theo đuổi và phấn đấu để đạt cho được. Biết chưa?
Nghe những lời khuyên của Hạnh Tiên tự nhiên Du thấy lònh mình như ấm lại, anh ngước nhìn Hạnh Tiên, vẻ cảm kích:
- Cảm ơn em, Hạnh Tiên.
- Sao lại cảm ơn?
- Cảm ơn về những gì em vừa nói va cảm ơn cả những gì em đã làm cho ngoại, cho anh.
- Em có làm gì đâu?
- Có em về đây, ngôi nhà này mới thật là một gia đình. Và anh mới có cơ hội để về nhà mình một cách đàng hoàng trong tình thương yêu của ngoại.
- Có lẽ đó là duyên phận anh à. Định mệnh đã nối kết ba số phận cô đơn lại với nhau, nên cũng có thể xem đó như làmột sự bù đắp.
Du chống cằm nhìn Hạnh Tiên:
- Bù đắp à?
- Ừ, là sự bù đắp thật tế nhị của số phận cho những gánh chịu thiệt thòi của ba người chúng tạ Giờ thì ngoại đã xong nợ đời rồi, chỉ còn có hai anh em mình trong ngôi nhà nhỏ nhoi này. Chính vì vậy em muốn anh từ nay phải cố gắng sống cho tốt để ngoại được yên nghỉ nơi chốn suối vàng.
Du nhìn ra cửa rồi thở hắt ra:
- Anh nói rồi, không phải anh không gắng sức, mà vì anh thật sự thấy mình không có cơ hội. Hồi ở bãi rác, thằng nào lì đònmột chút, gang gócmột chút thì sẽ thành đại ca ngaỵ Còn bây giờ thì khác, muốn khỏi bị sai khiến, khỏi làm cu li thì bản thân phải là sếp, mà làm sếp thì phải giỏi giang, phải có nhiều bằng cấp. Anh hỏi em, yêu cầu cao vậy làm sao anh với tới?
Hạnh Tiên che miệng cười khúc khích:
- Ra là có người thích làm sếp kìa.
- Chứ sao? Làm sếp, ai mà không thích?
- Nhưng tự biết mình không có khả năng mà lại mơ mộng viển vông như vậy, bộ anh không thấy đó là sự phi lý sao?
- Sao là mơ mộng viển vông, từ nhỏ đến giờ, thầy bói nào cũng nói anh có số làm quan........ mà.
Hạnh Tiên bỉu môi:
- Quan......đàng thì có. Chữ nghĩa thì chẳng được bao nhiêu mà đòi làm quan, nằm mơ đi.
Giọng Du ỉu xìu:
- Nếu không được làm quan, làm sếp, anh thà ở nhà cho em nuôi chứ không thèm đi làm đâu.
- Anh đừng có khôn, nuôi anh cả đời hả? Trọng trách đó, em không dám gánh đâu. Anh làm biếng như vậy chỉ có cọp về tha thôi.
- Em ăn nói tuyệt tình qúa.
- Không tuyệt tình nhưng cũng gần như thế, vì em rất dị ứng với những gã lười biếng cỡ như anh.
- Nhưng chẳng lẽ anh chết đói em cũng không quan tâm?
- Bất qúa, em cưới vợ cho anh là được rồi. Để cho ba nuôi ông là hợp lý nhất.
- Cưới vợ cho anh à? Điều đó có khác gì em giũ bỏ anh?
- Gì mà giũ bỏ như vậy? Đơn giản chỉ như làmột cách "chuyểng giao công nghệ" vậy thôi.
- Cưới vợ cho anh để em rảnh tay đi lấy chồng chứ gì?
Giọng Hạnh Tiên tỉnh queo:
- Đương nhiên rồi. Chẳng lẽ anh muốn cho em chết già sao?
Du bặm môi nhìn Hạnh Tiênmột lát, rồi buột miệng:
- Nếu vậy anh không thèm cưới vợ, anh thích sống như vầy hơn.
Hạnh Tiên xua tay:
- Hổng được đâu. Anh già thêm vài tuổi nữa cũng vẫn còn lấy được vợ. Còn em, nếu đợi mãi mà anh vẫn không cưới chị dâu thì em chắc phải chịu chết già luôn qúa.
Du nhìn Hạnh Tiênmột lát, rồi nhanh miệng:
- Đừng lo, bất qúa không ai cưới em, thì anh cưới...
Nghe lời nói này của Du, Hạnh Tiên chụp lấy cái gối cạnh cô rồi ném vào mặt Du:
- Đồ điên! Cưới anh có mà chết đời.
- Bộ anh tệ lắm sao?
Hạnh Tiên nhăn mặt nhình Du:
- Còn phải hỏi.
- Nhưng từ từ anh sẽ sửa đổi mà.
- Anh mà chịu sửa đổi chắc sẽ tận thế mất thôi.
- Em không tin anh sao?
- Tin anh để em tin... thầy bói còn sướng hơn. Nhưng mà thôi, đừng nói chuyện tầm ruồn nữ, anh lo ăn cháo đi. Ăn xong thì dọn dẹp giùm em. Em phải đi chợ để mai làm hàng bán lại, nghỉ hoài sẽ bị mất mối hết.
- Mai em đi bán lại rồi à?
- Ừ. Mai bán, không bán thì lấy gì ăn? Chờ anh nuôi thì có mà...
Vừa nói, Hạnh Tiên vừa tiện tay dọn dẹp nhà cửa rồi ra phía sau. Còn lạimột mình trong căn nhà vắng tự dưng Du thấy buồn,một nỗi buồn vừa đến ngu ngơ và qúa đỗi vô tình...
Cẩn thận đặt bánh của chiếc xe lăn lên bậc thềm nhà, Đường vừa bảo mẹ:
- Mẹ giữ chặt tay con nha, con sẽ đẩy mẹ lên nhà đó.
Bà Bửu cười tươi rồi gật:
- Ừ, Mẹ giữ nhưng phải nhớ là đẩy me lên chứ đừng để mẹ tuột xuống nhạ Mẹ chẳng còn dư cái chân nào để băng bột nữa đâu.
Đường nghe mẹ nói đùa thì bật cười:
- Thấy mẹ tươi tắn như vầy con đỡ lo rồi. Chứ mấy hôm mẹ nằm viện, con rầu muốn héo ruột. Mẹ à! Về nhà rồi, mẹ phải cẩn thận nhiều hơn mới được.
- Chẳng lẽ từ trước đến giờ, con thấy mẹ chưa thật cẩn thận sao? chỉ tại cái ghế đó cómột chân bị gãy thôi mà.
Đường nghe mẹ nói vậy, vội xua tay:
- Ý con không phải thế đâu. Chẳng qua con muốn nhắc rằng đối với những chuyện nặng nhọc hoặc khó khăn mẹ cứ sai con, Lệ Quyên hay nhờ ba con là được rồi. Lần này cũng may mẹ ngã chỉ bị gãy chân thôi, chứ nếu xảy ra chuyện gì, mấy ba con của con nhất định sẽ ân hận không kịp đó.
- Ba và các con bận tối mắt, tối mũi thì còn thời gian đâu nữa mà giúp mẹ chứ? Vả lại, chỉ làmột ít chuyện nhà, mẹ chỉ làmmột loáng là xong ngay thôi mà.
Đẩy xe đưa mẹ vào phònh, vừa đỡ mẹ lên giường, Đường vừa nói:
- Lần này, cả nhà đã quyết định thuê người giúp việc rồi đó mẹ. Vì dù chỉ là chuyện nhà, nhưng để mẹ cáng đáng mãi, chúng con cũng không được yên tâm.
Ba Bửu nhìn Đường ngạc nhiên:
- Sao, định thuê người giúp việc à? Có phải cả nhà chê mẹ phục vụ chưa được chu đáo không?
Đường nắm lấy tay mẹ cười xòa:
- Làm gì có. Mẹ chu đáo và đảm đang thì không có địch thủ rồi. Nhưng bây giờ chân mẹ băng bột thế này, đi lại đã khó khăn, còn bắt mẹ phải phục vụ gia đình thì coi sao được.
Giọng bà Bửu buồn buồn.
- Lấy chồng mấy chục năm nay, mẹ quán xuyến công việc nhàmột mình cũng đã quen. Giờ có người lạ vào, thay mẹ lo lắng mọi việc tự dưng mẹ thấy mình như thừa đi.
- Nếu mẹ không thích thì cũng phải cố chịu đựng vài tháng đi nhé. Dợi chân mẹ khỏi hẳn, chừng đó mẹ sẽ chuyển công tác trở lại ngay.
Nhìn vẻ mặt Đường, bà Bửu cười xòa:
- Thôi, thôi được rồi, tôi thua cha con anh rồi. Dùng chiến thuật này chưa đánh cũng đã thắng đậm, đúng hôn?
- Đâu có đánh đấm gì đâu mẹ, chỉ làmột chút lo lắng cho mẹ thôi mà.
Bà Bửu nhìn Đường thương yêu:
- Mẹ biết, con rất hiếu thảo với mẹ. Nhưng còn chuyện người giúp việc, con và ba cũng phải chọn người cho đàng hoàng biết chưa? Bây giờ, xấu tốt lẫn lộn, con người thật, giả rất khó phân biệt con à.
Đường gọt cho bà Bửu quả cam rồi gật đầu:
- Mẹ đừng lọ Bạn con làm ở dịch vụ này, con đã nhờ nó chọn người thì nhất định người đó phải có nhân thân tốt, mẹ à.
- Ừ. Nếu vậy thì mẹ an tâm, vì mẹ rất sợ những người gian tham, xảo quyệt, rước họ vào nhà cũng giống như tự rước họa vào thân.
Đưa cho bà Bửumột múi cam vàng tươi, Đường nhìn mẹ rồi nheo mắt:
- Có phải đó là nguyên nhân chính khiến cho mẹ chối từ việc thuê người giúp việc bấy lâu nay không?
Đón lấy múi cam Đường đưa, bàBửu vừa đưa vào miệng cắnmột chút rồi gật nhẹ:
- Đó cũng làmột nguyên nhân, nhưng chủ yếu là mẹ muốn chính tay mình chăm sóc chồng con của mình kià. Bởi vì với mẹ, công việc chăm sóc chồng con vừa là trách nhiệm thiêng liêng, vừa là niềm hạnh phúc của mẹ. Chỉ đáng tiếc là Lệ Quyen, em gái của con mất rồi. Chứ nếu không, bây giờ cả nhà ta đến năm người có phải là đông vui lắm không?
Hiểu được tâm sự của mẹ Đường vội ôm lấy bà an ủi:
- Kìa mẹ. Chẳng phải là mẹ đã có Lệ Quyên rồi đó sao? Em gái của con bây giờ và em gái trước kia cũng làmột mà. Vả lại Lệ Quyên cũng rất hiếu thảo với mẹ đúng không?
Nhắc đến con gái, nước mắt bàBửu chợt ứa ra:
- Đúng là vậy, nhưng sao cứ mỗi lần
nghĩ đến em ruột của con, mẹ lại đau lòng qúa sức. Bây giờ, gía như nó còn sống thì cuộc đời của mẹ sẽ hạnh phúc biết bao nhiêu.
- Thế còn Lệ Quyên hiện tại, mẹ không cảm thấy hạnh phúc khi có nó à?
- Có chứ. Nhưng đồng với hạnh phúc đó mẹ luôn luôn nơm nớp lo sợ khi bất chợt cómột ngày nào đó nó tìm ra được người thân và chúng ta lại phải đứt ruột khi nhìn nó ra đi mà chẳng thể nào lưu giữ được.
- Con nghĩ Lệ Quyên không đến nỗi vậy đâu mẹ. Nó làmột đứa con gái nhân hậu và có tình có nghĩa mà.
- Có tình có nghĩa thì sao chứ? Bộ con tưởng rằng khi tìm thấy được gia đình ruột thịt của mình, thì Lệ Quyên sẽ chối bỏ để tiếp tục sống với chúng ta sao?
Giọng Đường đầy vẻ bức xúc:
- Nhưng nó cũng hiểu được nơi nào mới thật sự là tổ ấm của nó mà. Ba, mẹ và con đã thật sự là những người thân của nó, ngay từ khi mẹ nhặt được nó ở dưới gầm cầu tám năm trước. Con nghĩ, với sự hiểu biết hiện tại của nó, nó có thể phân biệt được gía trị tình cảm mà nó đang có, mẹ ạ.
- Đành là vậy, nhưng nếu những người thân của Lệ Quyên bỏ rơi nó vì tình thế bất đắc dĩ thì sao? Trên đời này, tất cả những éo le nghịch cảnh đều có thể xảy ra cả đấy.
Đường chau mày:
- Cứ cho đó là tình thế vạn bất đắc dĩ đi thì cũng không lý nào đã hơn tám năm rồi họ vẫn khôngmột lần tìm kiếm con bé. Vứt bỏ và không hề quan tâm thì sao gọi là tình cảm được chứ?
Ngồi tựa lưng vào thành giường, bàBửu thở dài:
- Có những chuyện chúng ta vẫn không thể lý giải được đâu con. Bởi trong số phận của mỗi con người đều luôn có những bí ẩn tuyệt đối. Cuộc sống mà, vẫn tồn tại thật nhiều những bất ngờ mà chưa đến phút cuối, con người ta vẫn không thể hiểu hết được, con biết không?
- Nhưng con không muốn mẹ cứ mãi lo lắng về chuyện của Lệ Quyên, vì nếu cần con sẽ hỏi nó cho rạch ròi...
BàBửu nghe Đường nói vậy thì vội xua tay:
- Đừng con, ai lại làm thế? Chuyện tình cảm khi cần thiết, tự nhiên nó sẽ bộc bạch ra thôi. Con phải hứa với mẹ là sẽ không bao giờ hỏi em con điều đó, bởi vì hỏi như vậy là xúc phạm nó, con biết chửa?
- Nhưng mà...
- Không nhưng nữa, các con đã lớn rồi cần phải biết đắn đo, thận trọng trong mọi quyết định, nhất là chuyện tình cảm vì tất cả mọi thứ vật chất khi mất đi vẫn luôn có những cái khác thay thế được, nhưng đối với những chuyện thuộc lĩnh vực của trái tim thì khi đã lỡ đánh mất là sẽ đồng nghĩa với việc mất luôn đến suốt đời...
Đường nghe mẹ nói vậy thì cười xòa:
- Có cần nghiêm trọng vậy không mẹ? Mẹ không cho hỏi thì con không hỏi nữa, mẹ chịu chưa? Nhưng nếu mẹ cứ ray rứt mãi đến độ con thấy không còn nhịn được nữa, thì con nhất định sẽ "bật mí" cho coi.
- Hăm dọa mẹ hả?
- Con không hăm dọa, con nói thật đó. Bởi vì con luôn thấy khổ sở khi biết mẹ đang buồn...
Nghe những lời hiếu thảo của Đường, tự dưng bàBửu thấy nhẹ lòng. Có lẽ với bà, sự yêu thương chăm sóc của mọi người trong gia đình, chíng là hạnh phúc lớn nhất mà bà có ở trên đời này. Và cũng chính vì thế, bà biết rằng bà sẽ không thể nào sống nỗi, nếu như bà mất đi những tình cảm ấy từ những người thân.
Đang thả mình cho những suy nghĩ vẩn vơ bất chợt ở ngoài có tiếng chuông cửa đổ hối hả. BàBửu nghe thấy vội giục Đường:
- Hình như có khách đó con. Ra mở cửa đi.
Vừa để quần áo của mẹ vào tủ xong, nên khi bàBửu vừa dứt lời, Đường đã vội chạy nhanh ra cửa. Một lát, anh trở vào trong, đi theo anh làmột người đàn bà lạ. Thấy mẹ có vẻ ngạc nhiên, anh chỉ tay vào người đàn bà theo sau anh rồi nói:
- Mẹ. Đây là người giúp việc của gia đình mình mà dịch vụ vừa mới tuyển cho chúng ta đó.
Đáp lại cái gật đầu chào hỏi của bàBửu, người đàn bà lễ phép:
- Thưa bà chủ, tôi tên là Linh, ở nhà thường gọi là Tự Tôi được dịch vụ giới thiệu đến chỗ của bà. Còn đây là giấy tờ tùy thân của tôi, cùng giấy giới thiệu của dịch vụ.
Đón lấy mớ giấy tờ từ tay bà Tư, bàBửu thận trọng xem xét rồi lên tiếng:
- Được rồi, cứ yên tâm ở đây làm việc, chúng tôi hoàn toàn tin tưởng ở bà. Nhà tôi có bốn người, tôi và ông nhà tôi, đây là Đường và em gái nó là Lệ Quyên. Công việc thì chẳng có gì đâu, chỉ nấu nướng đôi chút và quét dọn nhà cửa thôi. Mọi chuyện này trước đây đều domột tay tôi làm, nhưng vì tôi mới té mấy hôm nay, nên chân tôi bị băng bột thế này đây, bất tiện lắm.
- Dạ. Bà chủ cứ yên tâm, tôi sẽ cố gắng thay bà làm tốt công việc. Nếu có gì bà không vừa ý, tôi cũng mong bà chỉ dạy giùm tôi.
Chăm chú nhìn vào vẻ mặt u buồn của dì Tư, bàBửu dọ hỏi:
- Gia đình dì ở đâu vậy dì Tư?
Cố giấu vẻ bối rối thoáng qua, dì Tư vội trả lời:
- Dạ, tôi ở dưới quệ Ở Gò Công Tây, miệt Hòa Đồng.
- Gò Công Tây à? Ở dưới bộ sống cực lắm sao mà dì phải lên tuốt trên này làm vậy?
- Dạ cực lắm, cực mà còn đói quanh năm. Thấy sống ở dưới khó qúa nên tôi bỏ lên trên này đi làm kiếm tiền.
- Vậy còn gia đình dì? Chồng con dì vẫn ở dưới quê chứ?
Một thoáng buồn vụt qua nhanh, giọng dì Tư pha chút ngậm ngùi:
- Con tôi chết rồi. Còn chồng thì bỏ theo vợ bé...
Nghe tâm sự của dì Tư, bàBửu lặng đi trong giây lát rồi mới mở lời:
- Tôi xin lỗi, tôi đã nhắc đến chuyện buồn của dì. Nhưng không sao, chuyện buồn cùng chia sớt được cho nhiều người thì nỗi buồn sẽ vơi bớt đi đấy. Dì đến đây làm việc ở nhà chúng tôi, hãy cứ cư xử như đang ở nhà mình vậy. Tôi không còn chị em gái hoặc bạn bè nào thân mật ở đây, nên nhất định tôi xem dì giống như người thân của mình. Hãy cố làm việc cho tốt và hòa đồng với mọi người trong nhà là được rồi.
Một chút nước mắt đọng long lanh trên khóe mắt làm cho gương mặt của dì Tư thêm khắc khổ. Nhìn bàBửu hồi lâu, dì Tư mới lặng lẽ gật đầu:
- Được bà chủ thương là tôi mừng lắm rồi. Tôi xin hứa sẽ cố gắng làm việc để cho bà chủ vui lòng.
Nghe những lời nói có vẻ chân thành của dì Tư, bàBửu có vẻ hài lòng nên quay qua gọi Đường:
- Con coi dẫn dì Tư vào nhà, chỉ chỗ cho dì ấy ở rồi để dì chuẩn bị cơm, ba con sắp về đến rồi đó.
- Dạ, con biết rồi mẹ, vậy mẹ ngồi đây nhé, để con đưa dì Tư vào trong.
- Ừ, nhanh rồi đi chợ giúp mẹ. Bữa nay cũng phải làm vài món ngon để đền ơn cả nhà đã chăm sóc mẹ chứ.
Nghe mẹ nói vậy, mắt Đường sáng lên:
- Vậy là nhất mẹ rồi.
Vừa nói, anh vừa đi cùng dì Tư xuống phía sau. Còn lạimột mình, bàBửu loay hoay dựa năm xuống thì Lệ Quyên về đến. Vừa thấy mẹ, cô mừng tíu tít.
- Mẹ xấu nhạ Xuất viện mà không cho con hay, để lúc nãy con chạy vào bệnh viện thăm mẹ mới biết là mẹ về nhà rồi.
Thấy vẻ mặt phụng phịu của Lệ Quyên bàBửu cười nhẹ:
- Đúng lý là chưa được xuất viện đâu, tại mẹ nằm hoài trong ấy khó chịu qúa nên mẹ mới xin bác sĩ ra về. Lúc nãy mẹ gọi điện về nhà để gọi người lên rước mẹ, cũng may là có anh Hai con ở nhà. Chứ nếu không, giờ này chắc có lẽ mẹ vẫn còn đang ở bệnh viện đó.
- Anh Hai thì sướng rồi, lúc nào cũng có cơ hội để báo hiếu. Còn con, cứ mỗi lần muốn bày tỏ cái thảo của mình thì y như là bị... cụt hứng dài dài...
Nhìn Lệ Quyênmột cách âu yếm, bàBửu nói từ tốn:
- Đã là mẹ con, thì cơ hội báo hiếu đâu phải là hiếm hoi. Với mẹ, chỉ cần trong lòng các con có mẹ là được rồi.
Lệ Quyên rúc vào lòng mẹ rồi thì thầm:
- Đương nhiên là trong lòng con phải có mẹ chứ. Còn mẹ, có khi nào mẹ hết yêu con không?
- Sao con lại hỏi vậy? Chẳng lẽ mẹ yêu con đến thế nào con không biết à?
- Con biết chứ, nhưng nếu lỡ nhưmột ngày nào đó con gặp lại gia đình.
Lặng yênmột lúc, bàBửu mới hỏi Quyên:
- Sao lại là lỡ nhử Chẳng lẽ con không mong gặp lại gia đình mình ư?
Quyên lắc đầu với vẻ cương quyết:
- Không bao giờ. Con chưa bao giờ mong muốn điều đó xảy đến, dù chỉ làmột chút thoáng qua, vì qúa khứ của con không hề tồn tại họ.
- Nhưng họ là những người thân đích thực của con?
- Cứ nghĩ đến điều đó là con càng thấy mình phải có phân định rạch ròi. Việc gì con phải lưu giữ những quan hệ với họ, khi họ đã từ bỏ con chứ?
Vuốt ve đôi tay mịn màng của Lệ Quyên, giọng bàBửu từ tốn:
- Ở trên đời này, không ai lại đi chối bỏ tình cảm của những người thân đâu con. Vì dù gì đi nữa, huyết thống vẫn luôn là sợi dây cột chặt những người có cùng chungmột dòng máu lại với nhau. Vả lại, sau này khi gặp lại được những người thân thì nhất định con phải tìm cho rõ nguyên nhân nào khiến họ để thất lạc con rồi hẳng tính đến chuyện khác. Vì theo mẹ, bi kịch củamột đời người thường bắt nguồn từ những trở lực mà bản thân họ không thể vượt qua được, con à.
- Con không tin, và càng không thể tha thứ cho những người thân khi họ cứ vịn vào đủ lý do để bỏ rơi con dưới gầm cầu tối tăm và lạnh lẽo năm ây. Đã gọi là tình thân thì có chết cũng phải chết cùng mới được chứ?
BàBửu nhìn đôi má ửng hồng của Lệ Quyên và đôi môi mím lại đầy vẻ giận dổi của cô rồi cười:
- Con bé này dữ dằn qúa. Sẽ rất tội nghiệp cho ai sau này dám thất lễ với con. Là con gái phải dịu dàng và giàu lònh vị tha mới được chứ.
- Nhưng cứ nghĩ đến hoàn cảnh khốn khổ của mình lúc ấy thì con uất ức không chịu được. Những người thân đành lòng bỏ rơi con trong hoàn cảnh đó còn tàn nhẫn gấp trăm lần đem giết con. Sau này gặp lại, nhất định con phải giải tỏa cho hết nỗi hận này.
Càng nói thấy vẻ mặt của Lệ Quyên càng tăn sắc giận nên bàBửu vội xua tay:
- Thôi được rồi. Chuyện đó sau này gặp lại hẵng tính há. Bây giờ con vào phòng cất cặp, thay quần áo rồi xuống bếp giúp dì Tư thổi cơm. Mẹ dặn anh Hai con đi chợ để chuẩn bịmột bữa cơm ngon cho mấy cha con đó.
Lệ Quyên nghe đến đây thì có vẻ ngạc nhiên:
- Dì Tư à? Dì Tư nào vậy mẹ?
- À! Đó là người giúp việc mới đến làm ở nhà mình, anh Hai con vừa đưa về từ dịch vụ tuyển người đó.
- Dịch vụ à? Có đáng tin không mẹ? Những người làm bây giờ nếu có nguồn gốc bất minh thì sợ lắm.
- Mẹ thấy dì Tư này cũng có vẻ hiền lành, mẹ nghĩ chắc cũng không phải là người xấu đâu.
- Mẹ đã hỏi qua ý ba chưa ạ?
- Rồi. Nhờ người làm chính là ý của ông ấy đó. Ban đầu thì mẹ cũng ngại như con, nhưng thấy chân mẹ như vầy, sợ lo cho cha con không chu đáo nên mẹ quyết định nhờ người. Thôi kệ, thửmột lần xem sao.
- Nhưng tin thì tin, phòng vẫn cứ phải phòng mẹ à, biết đâu...
Lệ Quyên chưa nói dứt câu đã nghe tiếng mẹ tằng hắng, ngắt ngang lời cộ BàBửu nói nhỏ khi thấy bóng của người giúp việc nơi cửa buồng.
- Dì Tư lên đó, con đừng nói nữa.
Nghe tiếng mẹ, Lệ Quyên gật đầu rồi hướng tia nhìn của mình về phía người làm mới của gia đình, và đến khi nhận ra rõ gương mặt của bà ta, Lệ Quyên suýt nữa thì hét lên. Thấy vẻ mặt thảng thốt của Lệ Quyên, bàBửu vội hỏi:
- Có chuyện gì vậy con? Sao mẹ trông thấy con có vẻ hốt hoảng vậy?
Lệ Quyên cố làm ra vẻ bình tỉnh rồi lắc đầu và nói thì thầm vào tai mẹ:
- Dạ không... Không có gì đâu mẹ À, mẹ Ơi! Chuyện của con, nhất định mẹ đừng nên nói cho người ngoài biết nha me.
BàBửu nghe Quyên nói vật thì cười xòa:
- Điên qúa! Chuyện nhà bộ điên sao mà nói lung tung chứ. Thôi, con chào dì Tư đi rồi xuống bếp phụ dì làm cơm, biết chưa?
Gật vội đầu theo lời mẹ, Quyên cố bình tĩnh khi đưa mắt chào dì Tư. Đáp lại cái chào vội vã của Quyên, dì Tư nhì cô bằngmột tia nhìn lạ lẫm. Thấy cả hai người có vẻ ngượng ngùng khi nhìn nhau, bàBửu vội lên tiếng:
- Đây là dì Tư, người giúp việc cho nhà ta. Còn đây là Lệ Quyên, con gái út của tôi. Sau này, cùng là ngườimột nhà, mọi người hãy sống với nhau vui vẻ nhé.
Chăm chú nhìn Lệ Quyên, dì Tư hỏi bàBửu thật nhanh:
- Cô đây là Lệ Quyên, con gái ruột của bà à?
BàBửu nhìn dì Tư ngạc nhiên. Nhưng bà chưa kịp trả lời thì Lệ Quyên đã nhanh miệng trả lời thay.
- Đương nhiên rồi, tôi không là con gái ruột của mẹ tôi, chẳng lẽ là con nuôi sao? Mà dì hỏi như vậy để làm gì?
Nghe giọng Lệ Quyên có vẻ gắt gỏng, dì Tư vội xua tay:
- Dạ không. Tại tôi... thấy cô giốngmột người quen nên tiện miệng hỏi vậy thôi. Tôi xin lỗi.
- Không có gì, nhưng dì nhớ là không được hỏi lung tung đó nhé, trong nhà này ghét nhất là nhiều chuyện đó.
Nghe Lệ Quyên nói chuyện với dì Tư vẻ khó chịu, bàBửu vội lên tiếng:
- Con sao vậy Quyên? Con nói vậy sẽ làm dì Tư buồn đó. Người trongmột nhà đâu nhất thiết phải khó khăn như thế chứ?
Vẫn không thay đổi thái độ, Lệ Quyên nhìn dì Tư rồi đanh giọng:
- Những điều con nói là thật đó mẹ Vì đành là người sống trong cùngmột nhà, nhưng không thể san bằng vị trí được. Làm việc ở nhà này cần nhất là phải thấy được trách nhiệm và giới hạn của mình. Ngoài ra cũng còn phải có sự trung thực và không gian tham nữa. Nếu không giữ được tất cả những điều tôi vừa nói, thì tốt nhất là đừng nên làm việc ở đây, dì biết chưa?
Ngạc nhiên vì thái độ của Lệ Quyên, bàBửu liền chen lời:
- Kìa Quyên! Đâu cần phải nói nhiều như vậy con? Dù cho con không dặn dò điều đó thì dì Tư cũng biết mà.
- Biết rồi mà biết thêm thì có lợi chứ mẹ Vả lại, lòng người mà, khi thế này, khi thế khác, biết đâu mà lường được. Con nói vậy để dì Tư biết thêm về gia đình mình, Cũng là cách giúp cho dì ấy làm quen với công việc đấy.
- Nhưng con cũng không nên nói với dì bằng giọng đó. Với người lớn cần phải có sự tôn kính, biết chưa?
Lệ Quyên nghe bàBửu nói vậy thì cười khẩy:
- Tôn kính ả Còn phải coi đã. Vì nếu dì ấy đáng được tôn kính, thì con nhất định sẽ tôn kính, còn nếu không thì... con đàn phải xin lỗi vậy.
Qúa bất ngờ vì thái độ của Lệ Quyên, bàBửu đang định lên tiếng rầy cô, thì Đường xuống đến. Thấy vẻ mặt mọi người không được vui, anh vội xởi lởi:
- Sao vậy? Có áp thấp nhiệt đới à? Cách làm quen này cũng ấn tượng quá chứ? Nhưng mà nếu mọi người cứ đứng đây nhìn nhau hoài như vầy thì lát nữa, bữa cơm trưa sẽ được dùng vào lúc ba giờ chiều đấy.
Nghe những lời này của Đường, dì Tư vội nói:
- Tôi không làm phiền mọi người nữa, tôi xuống bếp nấu cơm đây.
BàBửu gật đầu:
- Ừ, dì xuống lo cơm đi, Đường ra chợmột chút sẽ về liền.
Dì Tư để ly sữa lên bàn rồi nhìn bàBửu:
- Tôi pha cho bà chủ ly sữa, bà uống đi rồi nằm nghỉ. chút nữa nấu cơm xong tôi sẽ dọn lên ngay.
Vừa nói, dì Tư vừa quày qủa xuống bếp. Đợi dì đi khuất hẳn xuống dưới nhà, bàBửu mới quay nhìn Lệ Quyên với vẻ không hài lòng.
- Hôm nay con làm sao vậy? Từ đó đến giờ mẹ chưa từng thấy con ăn nói với ai như thế? Con làm cho mẹ thật sự ngạc nhiên đó.
Lệ Quyên cười ngượng ngùng
- Con vốn không muốn thế đâu, nhưng với người làm, phải dằn mặt như vậy mới được.
- Sao phải dằn mặt? Dối xử vớimột con người đâu cần phAải dùng thái độ đó chứ.
- Đương nhiên là phải cần rồi mẹ à. Nhất là loại người như bà tạ..
- Bà tả Con đang nói đến dì Tư à? Bộ con và dì ấy có quen sao?
Lệ Quyên nhìn mẹ rồi xua tay
- Làm gì có, lần đầu tiên con gặp bà ta đấy. Nhưng không hiểu sao con lại không có cảm tình gì với bà ta cả.
BàBửu chặc lưỡi rồi nhìn Quyên
- Chưa bao giờ mẹ thấy con có thái độ này với ai, nhưng mẹ nói thật, con đối xử với dì Tư như vậy là qúa đáng lắm đó. Cuộc sống mà, người ta vì miếng cơm manh áo mới chịu nhục chịu khó như vậy, mình có cuộc sống tốt hơn thì đùm bọc lấy người ta mới phải chứ. Nghe dì ấy kể lại hoàn cảnh, mẹ thấy tội nghiệp dì ấy lắm đó con.
- Hoàn cảnh à? Hoàn cảnh của dì ấy tội nghiệp ra sao?
- Mẹ nghe dì Tư kể lại là dì bị chồng bỏ vì theo vợ bé, còn đứa con của dì thì bị bệnh chết mất rồi. Cảnh ngộ người ta như vậy, bộ không đáng thương sao con?
Lệ Quyên đứng lặng nghe những lời của bàBửu. Rồi như qúa uất ức, cô không nói tiếng nào mà quay lưng vội vã về phòng mình. chứng kiến cảnh này, Đường ngạc nhiên nhìn mẹ:
- Lệ Quyên sao vậy mẹ? Nó có vẻ tức giận lắm.
BàBửu lắc đầu
- Mẹ cũng không biết nữa, vì mẹ cũng đang có cùngmột thắc mắc như con.
- Hay là nó không thích dì Tư? Thái độ đó của nó dễ thấy được sự thiếu thiện cảm với dì ấy.
- Mẹ cũng nghĩ vậy. Nhưng nó nói là nó không quen dì Tư mà.
- Vậy thì lạ qúa. Không quen mà hằn học như vậy thì dì Tư làm sao mà sống với nó. Hay là ta đổi người khác đi mẹ?
BàBửu xua tay:
- Thôi con. Người chứ có phải hàng hóa gì mà thích thì lấy, không thích thì đổi chứ. Cứ để dì ấy ở lại, có thể sau này, Lệ Quyên sẽ thay đổi thái độ với dì ấy đó.
Thấy Đường chần chừ suy tư, bàBửu vội dúi tiền vào tay anh rồi thúc:
- Thôi, đừng đứng đực ra đấy nữa con, mau đi chợ đi kẻo trưa lắm rồi.
Nghe mẹ giục, Đường mới sực nhớ đến nhiệm vụ của mình, nên vội vã chạy đi. Còn lạimột mình, bàBửu ngồi thừ hồi lâu để suy nghĩ về thái độ khác lạ của Lệ Quyên đối với dì Tư. Vì tuy chưa biết rõ thái độ hằn học ấy xuất phát từ đâu, nhưng tự dưng trong lòng bà chợt có những linh cảm không hay về sự có mặt của dì Tư trong ngôi nhà này. Và những linh cảm đó càng lúc càng hằn vết khi bà chợt nhớ đến vẻ mặt thảng thốt của Lệ Quyên lúc gặp dì Tư...
Vừa dọn dẹp xong các thứ thì Đường đến.
Nhìn thấy anh, Hạnh Tiên ngạc nhiên:
- Ủa! Sao giờ này anh lại ở đây? Bộ không đi làm hả?
Dựng xe kế bên hàng của Hạnh Tiên, Đường vừa nhanh tay thu dọn phụ cô, vừa trả lời:
- Hôm nay thứ bảy mà,một tuần làm bốn mươi giờ thôi. Có thêm đượcmột ngày nghỉ, tôi rảnh đến mụ người luôn.
- Anh điên qúa. Có người làm đến nỗi không có đủ thời gian nào để thở, vậy mà anh rảnh rổi thế lại than. Nếu sợ rảnh như vậy thì đi tìm việc làm thêm đi.
- Làm thêm thì mệt lắm. Một cổ, hai tròng chịu sao thấu. Vả lại, mình còn độc thân làm nhiều, tiền để đâu cho hết.
Nghe Đường nói đến đây, Hạnh Tiên thở dài:
- Kêu căng, tự phụ. Kiếm được nhiều tiền mà chê hả?
Nghe Hạnh Tiên nói mát, Đường bật cười:
- Nói đùa vậy thôi, chứ tôi đâu phải là loại người như thế. Có tiền nhiều vẫn tốt hơn không có, đúng hôn? Nhưng tôi cũng nói thật là tôi rất sợ phải làm nô lệ cho đồng tiền lắm. Tiền với tôi, đủ xài là tốt rồi, cố cày để cho dư dả thì đừng hòng chừa phần tôi.
Hạnh Tiên bỏ cái giỏ xách lên xe rồi nguýt Đường:
- Cái giọng nói nghe thấy ghét. Nghèo mà chê tiền, có mà điên/
- Bộ tôi nói không đúng sao? Tiền cũng bạc lắm mà.
Hạnh Tiên chỉ tay vào đám đông đang buôn bán quanh cô rồi nói với Đường:
- Tất cả những người đang ở chung quanh đây sẽ rất tủi thân khi nghe anh nói lên điều đó đấy. Dúng là đối với những người giàu có no đủ như anh thì khi có tiền nhiều trong tay cũng sẽ thấy dửng dưng. Nhưng với những bọn nghèo khổ, buôn gánh bán bưng như chúng tôi, tìm được đồng nào là qúy trọng, nâng niu đồng ấy, bởi vì có khi chính những đồng tiền bạc bẽo đó lại nắm giữ chính sinh mạng của con người trong tay.