Chương 11
Bắt Đầu Cuộc Sống Nơi Tu Viện

Sức khỏe là gia sản to lớn nhất

Biết đủ là kho tàng quí báu nhất
  Thành tín là bạn chí thân
Niết bàn là hạnh phúc vô biên.
Kinh Pháp Cú - 204

 

Nằm dưới những tàng cây to nên bên trong nhà không khí rất thoáng mát.  Các gia đình trong vùng thường chứa sữa bò vắt trong những căn nhà như thế nầy, cho đến khi thuận tiện họ mới đến lấy đi.  Lúc đó, chưa có tủ lạnh.  Căn nhà chứa sữa của chúng tôi để trống vì chúng tôi không có nuôi bò sữa.  Sau nhiều suy nghĩ, chúng tôi biến nơi  đó thành một ngôi nhà thờ nhỏ, một ngôi nhà thờ cho mọi tôn giáo, vì cho tới lúc đó, chúng tôi cũng chưa biết phải theo tôn giáo nào.
Các món quà lưu niệm từ những đất nước chúng tôi đã đặt chân đến giờ đưọc trưng bày trong ngôi nhà thờ nầy.  Từ các vị thần của Aán độ giáo đến các tượng Phật, hay các tượng thờ của các dân tộc thiểu số.  Từ các đồ cổ vật cho đến các đồ dùng trong các buổi lể của người Do thái, các loại đèn, chân đèn cầy cũng đưọc trưng bày ra.
Trang trại của chúng tôi đưọc gọi là Shalom, tiếng Do thái có nghĩa là "Hòa Bình".  Nơi đây đúng là một nơi yên tĩnh.  Chúng tôi vẫn ngồi thiền hằng ngày trong ngôi đền nhỏ đó.
Ở trang trại có rất nhiều việc phải làm.  Tôi luôn bận rộn vỡ đất, nhỏ cỏ, khiêng đá vì tôi thường lo sợ cho sự an toàn của chúng tôi.  Ở Shalom đã bị nạn cháy rừng, một lần tràn xuống đồi vào thung lũng của chúng tôi.  Chỉ có những ai đã từng chữa cháy bằng các xô nước mới hiểu đưọc sự cực nhọc và nổi lo sợ của con người trong những trường hợp như thế.  Có cả trăm người hàng xóm đến giúp, chúng tôi mới không bị cháy nhà, cháy cây và gia súc.  Chúng tôi nhốt tất cả dê, ngựa vào nhà, và nhờ phòng chữa cháy trông hộ.  Trong khi cây trái và cả cánh đồng cỏ thì hoàn toàn nhờ vào những xẻng, xô, bao tải của láng giềng và trí thông minh của người nông dân.
Phụ nữ thì mang bánh mì, thức uống, trèo lên các đồi cao mang đến cho cánh đàn ông.  Sau sáu giờ sống trong sợ hãi, lo lắng, mệt mỏi, khói cay, sức nóng ngột ngạt, chúng tôi đã đẩy lùi đưọc hiểm nguy.  Nhưng sau đó chúng tôi phải luân phiên canh chừng cháy trong hai ngày, vì mùa hè ở đây rất dể sinh ra cháy rừng.
Ở Uùc, khí hậu rất cay nghiệt.  Người gọi mưa là bão.  Vì mổi cơn mưa đều nhanh chóng trở thành bão.  Mổi năm ít nhất một lần đều có bão lũ ở Queensland, cuốn trôi các mái nhà.  Mái nhà của tôi chưa bị thổi mất, nhưng tôi đã từng chứng kiến những thân cây to bị nước cuốn phăng qua các đồi nứi, dội xuống cánh vườn nhà chúng tôi.
Ban đầu, các cơn bão nầy đều làm tôi sợ.  Nhưng dần dần tôi cũng quen đi, không còn cảm thấy hoàn toàn bất lực như lúc đầu.  Trang trại của chúng tôi ở chổ hơi hẻo lánh.  Người láng giềng gần nhất cũng cách hơn kílô mét.  Lớn lên ở thành thị, tôi không hề biết đến những tai hoạ nầy.  Chúng đã làm khổ tôi.
Ngoài ra ở Uùc cũng có nhiều loại rắn độc khiến tôi không yên tâm chút nào.  Phải mãi về sau, tôi mới chấp nhận đưọc chúng cũng là một phần của đời sống thiên nhiên trên trang trại.
Nếu không thể làm thế, ta sẽ không bao giờ biết đưọc sức mạnh của mình, mà trên phương diện tinh thần thì sức mạnh đó vô bờ bến.
Tôi đã biết con người dầu ở nơi đây, ngôn ngữ là gì, cũng đều giống nhau.  Ai cũng muốn đưọc hạnh phúc, nhưng không mấy ai tìm đưọc hạnh phúc.  Điều đó là sự thật không chối cãi đưọc.
Cuộc đời là một quá trình của xả ly.  Đó là những điều tôi nhận thức đưọc ở thời điểm đó.  Tôi không tin rằng, tôi có thể hoàn thành quá trình đó nều không có những chuyến đi mở rộng tầm mắt của tôi.  Tôi không tin rằng tôi có thể trụ lại ở trang trại nầy dài lâu, nếu tôi đi từ San Diego thẳng đến đây.
Ở Shalom, chúng tôi nuôi gà, một đôi công, bảy con dê, hai con ngựa cưỡi, chó mèo và hai mươi lăm con ngựa Shetland.  Về ăn uống, chúng tôi theo đúng cách hướng dẩn trong các sách về sức khoẻ.  Do đó, chúng tôi không uống cà-phê, trà đậm -chỉ uống nước nấu từ các dược thảo, do chính chúng tôi phơi khô, và dùng rất ít đường.  Thay vào đó, chúng tôi dùng mật ong nuôi trong  vườn.  Dùng sữa và bơ làm từ sữa dê, ăn rau quả do chính chúng tôi trồng, chuối cũng từ vườn nhà, ngũ cốc cũng hoàn toàn không bị phun thuốc trừ sâu hay bất cứ thứ thuốc độc hại nào.
Dầu vậy, tôi vẫn bị bịnh thiếu máu.  Lúc đầu, tôi hoàn toàn không biết mình bị bịnh gì.  Tôi chỉ cảm thấy mệt mỏi, nặng nề, không còn sức lực để trèo lên các cầu thang nhà.  Bác sĩ xem bịnh, nói ngay rằng tôi quá xanh.  Oâng bảo là tôi bị bịnh thiếu máu mãn tính, giải thích rằng căn bịnh đó không thể chữa khỏi.  Người ta cứ phải chích vitamin B12 suốt đời.
Tôi hãy còn trẻ, và không bao giờ tưởng tượng mình có thể mắc những căn bịnh mãn tính.  Tôi tự chữa trị mình bằng cách bắt đầu ba tháng tuyệt thực, chỉ uống ròng nước nho.  Có nghĩa là cơ thể của tôi không chứa gì hơn là nước trái cây, hoặc vài trái nho đen.  Tôi đã biết về cách chữa trị nầy qua một quyền sách tôi đã đọc.
Cách chữa trị nầy thật hiệu nghiệm.  Sau một thời gian, độ máu của tôi đã trở lại bình thường, và giữ đưọc mãi như thế cho đến ngày nay.  Sau lần giải phẩu ung thư ba năm trước đây, độ máu tôi có hơi bất thường, nhưng sau đó, tôi lại làm nó trở lại bình thường.  Giờ tôi sống cũng như tôi đã sống, hết sức giản dị, tự nhiên, tránh ăn thịt, là điều quá dể dàng cho tôi.
Chúng tôi để ông ở tạm trong phòng dành cho khách quen, trong lúc Gerd và ông dựng một cái chòi gổ, gọi là kuti, cho ông ở giữa rừng trên phần đất của chúng tôi.  Đưọc ở cạnh bên ôâng, chúng tôi đã học đưọc rất nhiều điều.
Người ta có thể thực hành những điều ngược lại: thương yêu, độ lượng, tín cẩn và trung thành; chánh ngữ và chánh niệm.
Đây là lần đầu tiên tôi đưọc nghe những điều mà tôi có thể nói là rất gần gủi, tôi có thể hiểu đưọc ngay, không cần phải suy nghĩ  gì.  Tôi biết đó là chân lý, biết tôi phải làm gì để thực hiện chúng.  Đây là con đường tâm linh thực sự chỉ cho ta biết phải thay đổi như thế nào để đạt đưọc sự thanh tịnh nội tâm.  Tôi tổ chức những buổi học để vị tu sĩ nầy có thể giảng cho tất cả những ai muốn nghe.  Ngoài ra tôi cũng mới nhiều vị thầy khác tham dự nữa.
Hai chúng tôi tiếp tục lãnh hội nhiều điều tự ngài Phra Khantipalo.  Đối với tôi, đây là một dịp may lớn, giúp tôi tìm ra hướng đi cho mình.  Tôi luôn suy tư về điều đó.  Tôi thấy rất rõ rằng dù cho cuộc sống của chúng tôi lành mạnh, trong sạch, hữu ích, nó cũng không mang lại cho tôi niềm hạnh phúc, sự bình an mà tôi luôn kiếm tìm.
Jeffrey đã đưọc mười tám tuổi, đã dọn về thủ đô Brisbane để theo học trường đại học ở đó.  Con trai tôi cũng muốn trở thành một kỹ sư điện giống như Gerd, nhưng sau hai năm, nó đã chuyển qua học vi tính.  Vì Jeffrey học rất giỏi, nên chính phú đài thọ tất cả tiền chi phí ăn học của cậu.
Nơi đó có các suối nước nóng và một cái hồ trên núi lớn.  Tôi đã ở đó khỏang ba tháng để học hỏi về thiền Phật giáo. 
Thật là một khoảng thời gian tuyệt vời.  Tôi không phải trả một chi phí nào, vì tôi làm việc ở đó.  Công việc của tôi là giữ cho các buồng tắm đưọc sạch sẻ.  Do đó tôi có thể tắm suối nước nóng tùy thích, lúc nào cũng đưọc.  Chỉ có điều ở đây tôi không đưọc nghe Phra Khantipalo giảng về Phật pháp.
Thiền Phật giáo dựa vào những giáo lý đưọc truyền từ các vị Thiền sư qua bao nhiêu thế kỷ.  Thiền đưọc truyền đến Trung Hoa vào thế kỷ thứ sáu, sau đó, vào thế kỷ thứ mười hai, thiền có mặt ở Nhật bản.  Và ở đâu thiền cũng đưọc phát triển mà vẫn hoà hợp với văn hóa của Trung quốc cũng như Nhật bản.  Điều đó cũng đã xảy ra với Phật giáo Tây tạng, Phật giáo vẫn phát triển theo văn hóa của Tây tạng.
Tôi theo Phật giáo nguyên thủy, tuân theo những lời dạy của Đức Phật từ hơn 2500 trước đây.  Chúng tôi rất mong là Phật giáo sẽ đưọc phát triển ở Tây phương để nó trở thành tự nhiên, bình thường.  Phật giáo có thể đóng góp vào việc làm giàu thêm đời sống tôn giáo ở châu Aâu, mà vần không đàn áp những tôn giáo hiện hành.
Khi trở về Uùc, tôi có cảm tưởng rằng Gerd không bằng lòng việc tôi đi vắng quá lâu.  Dầu gì chúng tôi cũng lại xum họp, và tôi có bao điều để tâm sự với anh.  Suy cho cũng, anh cũng rất thích Phật giáo.  Tôi chắc rằng anh cũng mong ước tôi đã tìm đưọc con đường đi đúng.  Nhưng lúc đó tôi không hề biết rằng anh không có nỗi say mê tìm hiểu về Phật giáo sâu xa, quyết liệt như tôi.  Sau nầy, tôi mới hiểu sự vắng mặt của tôi khiến anh hiểu lầm là tôi không ủng hộ mô hình nông nghiệp thiên nhiên của anh.  Nhưng lúc đầu, tôi không hề để ý đến những vấn đề nầy.
Trang trại của chúng tôi, ngôi đền nhỏ và cái kuti (thất) trong rừng đã lôi cuốn nhiều vị thầy khác.  Họ đến, nói pháp và dạy chúng tôi nhiều phương pháp tọa thiền.
Sau đó bạn phải ra khỏi xứ, và trở lại với một thông hành mới.  Tôi đã phải làm như thế đến ba lần.  Ba lần bảy ngày tôi tham thiền ở một trung tâm thiền dưới sự hướng dẩn của các đệ tử của ngài U Bha Khin, là một cư sĩ.  U Bha Khin là bộ trưởng tài chánh của chính phủ Burma.  Oâng có chính sách là chỉ những ai đã qua một khóa tu thiền với ông, mới đưọc phép làm việc với ông.  Theo chổ tôi biết, nhờ chính sách nầy, mà bộ tài chánh đã làm rất tốt nhiệm vụ của mình.
Khi thì tôi tham dự các khóa thiền lúc lại tự mình tổ chức.  Đến một lúc, các vị thầy của tôi bảo rằng chính tôi cũng có thể dạy thiền cho nhiều người khác trên trang trại.  Chúng tôi nới rộng nhà để xe ra để nhiều người có thể tham dự hơn. 
Tôi dự định đến tháng tư, Gerd và tôi sẽ dạy chung một khóa.  Gerd đã gửi giấy mời.  Anh đã có ý định sẽ dạy yoga cho những người tham dự.
Tôi hỏi: "Ba con đâu?"  Nó trã lời: "Có lá thư đây".
Tôi không tin những điều xảy ra trước mắt là sự thực.  Trong thư, Gerd bảo là anh phải ra đi.  Anh tin rằng tôi sẽ tiến xa hơn trong thế giới tâm linh, nếu như không có anh ở bên cạnh.
Ngày nay, tôi thấy rằng anh đã nói đúng.  Tôi luôn nghĩ là chúng tôi có thể cùng đi trên một con đường với nhau, và đúng, chúng tôi cũng đã đi với nhau một đoạn đường khá dài.  Nhưng anh không thể dâng hiến tất cả cho con đường đạo như tôi.  Lúc đó, tôi chỉ biết sợ hãi và giận dữ.  Vì tôi phải làm gì đây với một trang trại mênh mông, hai mươi lăm con ngựa, máy móc -tất cả những của cải, tài sản của chúng tôi.  Gerd không mang theo một thứ gì.  Anh chỉ ra đi với chiếc balô trên lưng.
Có lẻ đó là lý do đã khiến Gerd không còn tìm thấy hứng thú ở lại nơi đây.  Anh đã từng và vẫn còn đến ngày nay, mang tinh thần của người khai hoang.  Chúng tôi đã sống trên trang trại nầy tổng cộng đưọc mười bốn năm.
Đứng ở sân ga, với lá thư trong tay, ngay trong những giây phút đó tôi đã thấy rõ ràng tôi không thể tự mình điều khiển trang trại.  Và thực tế điều đó đã nhanh chóng đưọc chứng minh.  Bắt đầu là, tôi không biết xử dụng các máy móc.  Thí dụ, tôi không biết sửa máy bơm nước để bơm nước từ ngoài suối vào nhà.
Jeffrey thì đi học ở Brisbane.  Cuối tuần con tôi cũng về để giúp tôi, nhưng nó không quen với công việc ở trang trại, nên rất khó nhọc cho nó.
Tôi quyết định bán trang trại.  Nhưng cũng không phải là việc dể làm ở thời điểm đó.  Người ta không mua bất động sản vì kinh tế đang gặp khó khăn.  Không ai có tiền nhiều.
Tôi bèn bán trước đàn ngựa.  Cũng may là có người mua ngay.  Nhưng bạn cũng phải biết cách chuyên chở ngựa đi.  Tôi chỉ biết cách làm trên lý thuyết, còn thực tế Gerd là người luôn đảm trách những việc nầy.  Kết quả là đã bị ngựa đá.  Đúng là khó chuyên chở ngựa trên những chiếc xe kéo.
Sau đó tôi bán những thứ tài sản giá trị khác với giá rẻ, để có thể thanh toán mọi thứ nhanh chóng.  Những gì không bán đưọc, tôi vứt đi.  Trong lúc hỗn độn đó, tôi đã vứt đi những giấy tờ mà sau nầy tôi rất cần.
Cuối cùng có một nhóm người thích đời sống thiên nhiên, đã tụ lại thành câu lạc bộ.  Câu lạc bộ nầy muốn mua lại trang trại của tôi -với một số tiền đặt cọc.  Tôi phải làm hợp đồng coi như tôi cũng là một thành viên trong tổ chức, chỉ như thế công việc mua bán mới tạm yên.
Tôi vào ở một tu viện Phật giáo ở Sydney, nơi thầy Phra Khantipalo đang tu.  Ở đó có nhà cho các cư sĩ ở.  Mổi hai tuần, tôi phải trở lại trang trại để thu xếp một số công việc ở đó.  Đó là điều không thể tránh khỏi, vì các thành viên câu lạc bộ không biết điều hành công việc ở trang trại.  Tuy họ thích trở về sống với thiên nhiên, nhưng họ không muốn phải bỏ công chăm sóc thiên nhiên.  Vì thế nhiều cây trái vườn tược bị hư hỏng, kể cả vườn hồng tuyệt đẹp của chúng tôi.
Thầy Phra khantipalo nhờ tôi giúp trong việc thuyết pháp.  Lần đầu tiên tôi giảng pháp một mình ở trang trại -trong căn nhà để xe mà tôi và Gerd đã sửa rộng ra.  Có khoảng mười người đến dự, tôi hướng dẩn họ cách tọa thiền.  Tôi rất vui mừng vì đã có thể đem lại lợi ích cho người khác.
Nhưng anh không dừng chân lại đó lâu.  Sau đó, anh đi khá nhiều nơi.  Giờ anh làm chủ bốn mẫu đất ở Nepal, có hàng trăm cây trồng.
Thật kỳ quặc, tôi nhận ra chính tôi là người tự làm khổ mình.  Tôi chỉ cần nói (hay nghĩ): tất cả mọi việc hiện hữu như chúng phải hiện hữu, nên dù chúng có thế nào cũng đưọc.
Ngay lúc đó, tôi bỏ qua đưọc hết tất cả bao nhiêu chuyện chất chứa trong lòng khiến tôi đau khổ, chán nản.  Nói cách khác, tôi đã vượt ra khỏi những tình cảm tiêu cực của mình.  Từ đó đến nay, tôi chưa bao giờ tự làm khổ mình như thế nữa.  Và tôi đã có thể, cho đến ngày nay, có khả năng giải thích cho người khác hiểu đưọc phương pháp thực hành nầy.  Nhưng còn việc họ có thực hành đưọc không, còn tùy thuộc vào sức mạnh tinh thần của họ.
Cuối cùng tôi cũng bán đưọc trang trại Shalom của mình.  Chúng tôi -câu lạc bộ và tôi- cũng đưọc ít tiền.  Chí ít thôi, vì chúng tôi bán không đưọc giá.  Dầu gì, bao nhiêu lo âu của tôi đều đã qua đi.
Như thế là tôi phải dọn đến Sydney.  Thầy Phra Khantipalo muốn xây dựng một tu viện ở trong rừng.  Tôi có ít tiền do bán đưọc trang trại, cộng với gia tài của mẹ tôi, đã mất năm ngoái, để lại.  Tôi bỏ hết cả tiền vào việc lập tu viện, Wat Buddha Dhamma.  Thầy Phra Khantipalo và tôi, sau nhiều tháng kiếm tìm, đã chọn đưọc một nơi thích hợp ở giữa một công viên quốc gia -bảy mươi hecta, gần bằng diện tích trang trại Shalom.
Thầy Phra Khantipalo làm trụ trị.  Tôi coi quản lý, sắp xếp công việc.  Và cả hai chúng tôi đều làm nhiệm vụ giảng dạy.  Dần dần nhiều dãy nhà đưọc xây lên, trong đó có một thiền đường.  Một cái thất kuti dể thương đưọc xây cho tôi trên triền núi.  Lần lần có nhiều kuti khác cũng đưọc cất lên cho những người thích theo đuổi cuộc sống tâm linh, để tìm đưọc sự an bình cho tâm hồn.
Có khá nhiều người đến ủng hộ để Wat Buddha Dhamma có thể đưọc duy trì.  Tất cả mọi người đều đóng góp vào kinh phí xây dựng.  Đến nay, tu viện nầy đã có mặt hơn hai mươi năm rồi.  Lúc đầu chỉ có Phra Khantipalo và tôi là thành viên trong hội đồng quản trị.  Ngày nay chúng tôi có cả thảy là bốn thành viên.  Một trong các đệ tử của tôi, đại diện cho tôi.
Từ đó trở đi, giáo lý của Đức Phật dẫn dắt cuộc đời tôi.  Theo giáo lý nầy, ta cần phải thực hiện bốn điểm chính, như sau:
-Không cho phép những tư tưởng ác xấu chưa dấy khởi đưọc dấy khởi -nói cách khác là tránh xa chúng.
-Không duy trì những tư tưởng ác xấu, mọi khi chúng đã dấy khởi -nói cách khác là làm chủ chúng.
-Hãy phát khởi những ý nghĩ thiện chưa dấy khởi -nói cách khác là tìm cách phát khởi các thiện ý.
-Hãy làm lớn mạnh hơn nữa những tư tuởng thiện đã đưọc dấy khởi -nói cách khác là duy trì, phát triển chúng.
Nếu chúng là các tư tưởng xấu ác, tiêu cực, sân hận, bực tức, ta cần phải biết là chúng chỉ mang đến cho ta đau khổ, phiền não.  Bằng phương pháp tọa thiền, ta dần thay thế chúng bằng những tư tưởng tìch cực, thương yêu, giúp đở.
Nhưng điều nầy không phải có thể dể dàng thực hiện ngay.  Không đơn giản như thế.  Ta cần phải tu học phương pháp thực hiện điều nầy.  Trong quá trình chuyển đổi, ta cần phải đi từng bước.  Phải dần bỏ các tư tưởng tiêu cực, và thay thế chúng bằng những tư tưởng tốt đẹp:  Hãy nghĩ đến một cánh đồng đầy bông hoa, một mảng âm nhạc ru hồn.  Hay bạn có thể nghĩ đến những người bạn thương yêu.  Như thế, bạn có thể hướng tâm mình đến những điều có thể đem lại niềm vui cho tâm bạn, tình cảm bạn.
Khi đã thực hiện đưọc những điều nầy,  bạn có thể trở lại với tư tưởng ban đầu và cố gắng chuyển đổi chúng.  Nếu bạn thấy bực tức với ai.  Hãy nghĩ đến những tánh tốt khác của họ.
Muốn thấu hiểu đưọc những giáo lý của Đức Phật, cũng như trong quá trình phát triển tâm linh, ta cần phải thực hiện đưọc những điều trên.  Ngay từ lúc chưa có đưọc sự hiểu biết thấu đáo về Phật pháp, tôi vẫn nhận thức đưọc điều đó.  Tôi tự biết rằng việc mình tự làm khổ mình là một hành động điên rồ, nhưng hình như ai cũng dể dàng mắc phải.
Tôi đã nghĩ rằng những tư tưởng hận thù không có lợi ích gì hơn là những đám mây đen che phủ cuộc đời tôi.  Sau nầy tôi tìm thấy những điều tôi đã mơ hồ nghĩ đến đưọc giải thích rõ ràng trong các kinh điển của Đức Phật.
Bốn yếu tố quan trọng trên (Tứ Chánh Cần) nằm trong ba mươi bảy phẩm trợ đạo đưa ta đến Giác Ngộ giải thoát.  Không có khóa tu nào, bài giảng nào, mà tôi không lồng vào đó những lời dạy chí thiết nầy.  Một khi bạn đã thực hành nhuần nhuyễn, chúng trở thành thói quen khiến ta không bao giờ để các tư tưởng xấu ác có thể dấy khởi.  Ta xa lánh chúng.  Không có nghĩa là ta đè nén chúng.
Hiện nay nhiều người lập luận rằng: Ta không nên đè nén gì cả, ta cần phải để mọi thứ trong ta tuôn tràn.  Đóù là lối suy nghĩ của nhiều người.  Nhưng ở đây không phải là vấn đề của đè nén, mà là xa lánh, tránh xa.  Trong mổi con người đều có cái tốt, cái xấu.  Nếu ta chỉ vun trồng cho cái tốt, thì một ngày kia cái xấu sẽ biến mất.
Một khía cạnh quan trọng nữa trong giáo lý của Đức Phật là thái độ xả ly.  Con đường đưa đến việc thực hành xả ly nằm trong năm điều sau.  Mổi ngày ta cần suy gẫm về chúng:
Tôi cũng sẽ bị hư hoại,  không thể trốn tránh điều đó.
Tôi cũng sẽ bị bịnh hoạn, không thể trốn tránh điều đó.
Tôi cũng sẽ chết đi, không thể trốn tránh điều đó.
Tất cả mọi thứ tôi sở hữu, thương yêu, đều sẽ đổi thay, hoại diệt.
Tôi làm chủ nghiệp của mình, là kẻ thừa hưởng nghiệp do mình tạo ra, dù là tốt hay xấu.
"Tất cả mọi thứ tôi sở hữu, thương yêu đều thay đổi" rất đúng khi áp dụng vào các mối liên hệ cha mẹ, con cái hay vợ chồng.  Con cái từ lúc ta sinh chúng ra, chúng đã không ngừng thay đổi.  Rồi chúng có thể biến khỏi đời ta bất cứ lúc nào.  Các liên hệ giữa những người yêu nhau cũng thế.
Rõ ràng không có ai trong chúng ta nghĩ là con cái hay người ta thương thuộc sỡ hửu của ta.  Tuy nhiên tình cảm ta thì nghĩ như thế về họ, và luôn muốn ràng buộc họ.  Vì thế đã có nhiều vấn đề về tình cảm xảy ra trong các gia đình.
Nhưng tất cả đều là hoài công.
Chúng ta phải thực tập xả ly nếu ta muốn đưọc sống và thương yêu trong sự tự do.  Đức Phật đã nói, thân nầy không thuộc ta, thì làm sao người khác có thể là ta?  Mổi người tự tạo nghiệp cho mình.
Ở đây tôi muốn giải thích thêm về một phần trong giáo lý của Đức Phật, có liên quan trực tiếp đến tôi -và như tôi biết qua kinh nghiệm- cũng liên quan đến rất nhiều người khác.
Tình yêu cao thượng không đòi hỏi sự sở hữu, mà chỉ có ban phát rộng rãi.  Qua thời gian, tôi càng thấm thía với những điều nầy sâu xa hơn.
Vào năm 1979 tôi quyết định xuất gia.  Cho đến thời điểm đó, tôi đã khá từng trãi, để nhận thấy rằng tất cả mọi thứ trên cõi nầy đều không thể mang đến hạnh phúc cho ta.  Trong các cuộc hành trình, tôi đã hiểu rằng sự tĩnh lặng, an bình không phải do những thắng cảnh tuyệt vời trên trái đất mang đến cho ta.  Chúng chỉ có thể đưọc tìm thấy trong trái tim ta.
Giờ tôi đã sẳn sàng để dâng hiến cuộc đời mình cho lý tưởng cao đẹp nhất.