Hồi thứ một trăm lẻ hai
Phủ Ninh Quốc, ruột thịt bị tai ương
Vườn Đại quan, phù thủy trừ yêu quái

Vương phu nhân sai người đến gọi Bảo Thoa. Bảo Thoa vội vàng đến hỏi thăm sức khỏe. Vương phu nhân nói:
- Em Ba con sắp đi lấy chồng, con là chị dâu, phải dặn dò, bảo ban nó, cũng là tình chị em. Vả lại nó là con bé hiểu biết, ta xem con cũng hòa hợp với nó. Nhưng nghe nói thằng Bảo nghe em nó sắp đi, cứ khóc mãi. Con cũng phải khuyên nó mới được. Hiện nay ta cứ nay ốm mai đau, chị Hai con thì ba bữa khỏe, hai bữa ốm, con có hiểu việc đôi chút, cũng nên nhìn ngó công việc, đừng chỉ lặng thinh, sợ làm mất lòng người ta. Việc nhà sau này con đều phải lo cả.
Bảo Thoa vâng lời. Vương phu nhân lại nói:
- À, còn một việc nữa, chị Hai con hôm qua đem con gái nhà mụ Liễu đến, nói cho vào hầu các con.
- Hôm nay chị Bình mới đưa đến, nói là theo ý của mẹ và chị Hai.
- Phải đấy. Chị Hai con nói với ta, ta thấy điều đó cũng không quan hệ gì, bác đi không tiện. Nhưng có một điều, ta thấy con bé ấy, bộ dạng mặt mày không phải là người yên phận lắm đâu Trước đây vì bọn a hoàn ở nhà Bảo Ngọc cứ như là yêu tinh, ta mới đuổi đi mấy đứa. Con cũng đã biết điều đó, cho nên mới dọn về nhà ở. Giờ đây đã có con, cố nhiên là không phải như trước nữa. Ta nói với con, chẳng qua phải để ý một chút đấy thôi. Trong nhà các con, chỉ có con bé Tập Nhân còn có thể dùng được.
Bảo Thoa vâng lời, lại nói vài câu nữa rồi về. Sau khi ăn cơm, Bảo Thoa sang nhà Thám Xuân, cố nhiên là ân cần khuyên giải, không cần phải nói kỹ.
Ngày hôm sau, Thám Xuân định lên đường, lại qua từ giã Bảo Ngọc. Bảo Ngọc cố nhiên là khó lòng chia tay. Thám Xuân lại đưa chuyện cương thường đại thể ra nói, ban đầu Bảo Ngọc cúi đầu làm thinh, sau lại đổi buồn làm vui, hình như có ý tỉnh ngộ. Thấy vậy, Thám Xuân yên lòng, từ biệt mọi người, ngồi kiệu lên đường.
Trước kia bọn chị em đều ở trong vườn Đại Quan, nhưng từ khi Giả Phi chết rồi, vườn cũng không sửa sang lại nữa. Đến khi Bảo Ngọc cưới vợ, Đại Ngọc chết. Tương Vân, Bảo Cầm về
Nhà, trong vườn ít người, tiết trời lại lạnh, nên bọn chị em Lý Hoàn, Thám Xuân, Tích Xuân đều dời về chỗ cũ. Nhưng gặp lúc hoa nở trăng trong, họ vẫn hẹn nhau vào vườn dạo chơi như trước. Nay Thám Xuân đi rồi, Bảo Ngọc thì từ lúc ốm không ra khỏi cửa, càng chẳng có ai cao hứng nữa. Vì thế, trong vườn vắng vẻ chỉ có mấy người ở đấy trông nom.
Hôm nọ, Vưu thị qua đưa Thám Xuân lên đường, vì trời đã chiều, muốn khỏi phải đi xe, liền qua cái cửa trong vườn năm kia mở thông sang phủ Vinh mà về. Chị ta cảm thấy lâu đài còn nguyên như cũ, mà cảnh vật rất đỗi thê lương, một dãy tường hoa chẳng khác gì nương vườn trồng trọt, trong lòng buồn bã, hình như áy náy vì việc gì. Khi về đến nhà, người chị ta phát nóng. Gắng gượng một vài ngày rồi cũng phải nằm xuống. Ban ngày còn nhẹ, đến đêm người nóng lạ thường. Nói mê nói sảng liên miên. Giả Trân vội vàng mời thầy xem bệnh. Thầy thuốc nói vì bị cảm, nay bệnh đã truyền vào túc dương minh vị kinh (1) cho nên mới nói nhảm như thấy cái gì, phải hạ thì mới yên được.
Vưu thị uống luôn hai thang không bớt chút nào, mà lại phát điên lên. Giả Trân cuống quít, liền bảo Giả Dung:
- Con đi ra ngoài kia xem có thầy thuốc giỏi thì mời mấy người đến xem.
- Ông thầy này trước đây là đắt khách nhất đấy, chỉ sợ bệnh mẹ con không thể chữa bằng thuốc được.
- Nói nhảm! Không uống thuốc thì không lẽ cứ để mặc đấy à?
- Không phải con nói không chữa, nhưng vì hôm trước mẹ đi sang phủ tây, rồi sau về qua vườn. Khi về đến nhà thì người phát nóng, không khéo gặp phải ma quái gì đấy. Ngoài kia có ông Mao Bán Tiên là người phương Nam, bói rất linh ứng, chi bằng mời ông ta đến bói xem, nếu đoán ra việc gì thì theo ông ta mà làm; nếu không ăn thua, sẽ mời thầy thuốc giỏi khác.
Giả Trân nghe nói, lập tức cho người mời vào. Mao Bán Tiên đến, ngồi trong thư phòng uống nước xong, liền hỏi:
- Quý phủ gọi tôi, không hiểu hỏi việc gì? Giả Dung nói:
- Mẹ tôi bị bệnh, xin thầy bói cho một quẻ.
- Đã thế thì lấy nước sạch rửa tay, bày hương án ra, để tôi bói một quẻ xem.
Một lúc người nhà bày đặt xong, ông ta kéo cái ống thẻ ở trong bọc ra, đến trước hương án, kính cẩn vái một cái, trong tay lắc ống thẻ, miệng khấn: “Thái cực lưỡng nghi, hun đúc giao cảm, sinh ra đồ thư mà biến hoá vô cùng. Thần thánh xuất hiện, nên thành tâm cầu thì thế nào cũng ứng. Nay có tín chủ Giả mỗ, nhân vì mẹ đau, thành tâm xin các vị Phục Hy, Văn Vương, Chu Công, Khổng Tử, bốn vị thánh nhân, chứng giám ở trên, thành cảm thiêng liêng, có dữ báo dữ, có lành báo lành, xin trước ba hào nội tượng”.
Ông ta móc tiền trong ống gieo lên trên khay và nói:
- Thiêng lắm, hào thứ nhất là “giao”. - Lại cầm ống lắc một cái nữa, đổ ra nói: - “đơn” - đến hào thứ ba lại là “giao” (2)
Ông ta nhặt tiền lên, miệng khấn: “Nội hào đã cho, nay xin ba hào ngoại tượng, để xong một quẻ”. Khi gieo xong rồi thì ra quẻ “đơn chiết đơn” (3)
Mao Bán Tiên cất ống và thẻ, tiền đi, ngồi xuống, nói:
- Mời ngồi, mời ngồi để tôi xem cho kỹ, quẻ này là quẻ “Vị tế” (4) “thế hào” là hào thứ ba, “ngọ hoả” gặp lúc hao tài tốn của, nhất định là có việc gì xúi quẩy. Nay ngài hỏi bệnh cho mẹ dung thần là hào đầu, thật là hào “phụ mẫu”, động sinh ra “quan quỉ”, trên năm hào lại có một tầng “quan quỉ” nữa, cho nên theo tôi thì bệnh bà nhà ta khá nặng đấx;'>
Giả Vũ Thôn vội vàng đến nội các, gặp các vị đại thần rồi xem chỉ ý nhà vua nói về khoản xử lý công việc miền ven biển không tốt. Sau đó ông ta vội vàng ra ngoài tìm Giả Chính, trước hết nói mất câu ngỏ ý, đáng tiếc cho Giả Chính, rồi sau đó chúc mừng và hỏi thăm chuyện đi đường.
Giả Chính cũng kể lại kỹ lưỡng chuyện sau khi cách biệt tới nay.
Giả Vũ Thôn nói:
- Sớ tạ tội ông đã dâng lên chưa?
- Đã dâng lên rồi, chờ xem chỉ ý nhà vua giao xuống.
Đang nói, thì nghe trong cung truyền chỉ nhà vua gọi Giả Chính. Giả Chính vội vàng vào. Các quan thân thiết với Giả Chính đều ở đấy chờ tin. Một hồi lâu, mới thấy Giả Chính ra, trên đầu mồ hôi đầm đìa. Mọi người đón hỏi:
- Chỉ ý nói việc gì?
Giả Chính lè lưỡi nói:
- Khiếp quá! Khiếp quá! Cảm ơn các vị đại nhân có lòng lo lắng đến tôi, may mà không việc gì.
- Chỉ ý hỏi về những việc gì?
- Hỏi về vụ án mạng trộm súng ở tỉnh Vân Nam. Trong tờ tâu nói rõ là người nhà quan nguyên thái sư Giả Hóa. Hoàng thượng nhớ đến tên cụ tổ nhà tôi nên mới hỏi. Tôi vội vàng khấu đầu tâu rõ: cụ tổ nhà tôi là Đại Hóa. Hoàng thượng bật cười, lại hỏi: “Người trước đây bổ thượng thư bộ binh, sau dáng xuống phủ doãn, có phải cũng gọi là Giả Hóa không?”
Lúc ấy Giả Vũ Thôn cũng đứng một bên, nghe nói giật nẩy mình, liền hỏi:
- Ông lớn tâu như thế nào?
- Tôi thong thả tâu: “Quan thái sư Giả Hoá là người Vân Nam; còn người hiện làm phủ doãn cũng họ Giả thì ở Chiết Giang”. Hoàng thượng lại hỏi: Giả Phạm bị thứ sử Tô Châu tâu hặc đó, là người họ nhà ngươi à? Tôi khấu đầu tâu “Vâng”. Hoàng thượng liền đổi sắc mặt truyền: “Thả bọn gia nô cưỡng chiếm vợ con dân lành, còn ra sự thể gì nữa?” Tôi không dám tâu gì. Hoàng thượng lại hỏi: “Giả Phạm là người thế nào với nhà người?” Tôi vội vàng tâu: “Là người họ xa” Hoàng thượng hừ một tiếng rồi truyền chỉ cho ra. Có lạ không.
Mọi người nói:
- Cũng kỳ thật? Làm sao mà một lúc có những hai việc liền?
Giả Chính nói:
- Sự việc thì chẳng có gì lạ, chỉ lạ ở chỗ đều là người họ Giả không tốt. Kể ra thì họ chúng tôi người nhiều, và đã lâu đời nên chỗ nào cũng có. Hiện giờ tuy chẳng có việc gì, nhưng rốt cục Hoàng thượng nhớ lấy một chữ “Giả” là không hay.
- Thật là thật, giả là giả, chứ sợ gì?
- Trong bụng tôi chỉ trông sao đừng phải làm quan, nhưng không dám cáo lão. Hiện nay ở nhà chúng tôi hai chức thế tập, điều đó cũng chẳng biết làm thế nào.
Vũ Thôn nói:
- Nay ông lớn lại làm ở bộ công, chắc làm quan ở kinh thì chẳng có việc gì.
Giả Chính nói:
- Làm quan ở Kinh tuy là vô sự, nhưng tôi đã làm quan ngoài hai lần rồi, thì cũng không thể nói được nữa.
Mọi người nói:
- Phẩm hạnh và việc làm của ông lớn, chúng tôi đều kính phục. Ông Cả cũng là người tốt, chỉ cần kiềm thúc các cháu cho nghiêm một chút là được.
Giả Chính nói:
- Tôi vì ít khi ở nhà, nên không xem xét đến việc các cháu mấy, trong bụng tôi rất lấy làm áy náy. Hôm nay các vị nhắc đến, chúng ta đều là chỗ thân, hoặc giả nghe nhà cháu ở phủ đông có việc gì không làm đúng khuôn phép chăng?
Mọi người nói:
- Cũng không nghe việc gì khác. Chỉ có mấy ông thị lang không được vừa ý lắm, và trong bọn nội giám cũng có vài người không bằng lòng. Chắc cũng chẳng sợ gì đâu, nhưng cần dặn dò bên nhà cháu ngài, phải để ý đến mọi việc là được.
Mọi người nói xong, vái chào nhau rồi ra về.
Giả Chính về nhà, con cháu đều ra đón. Trước hết Giả Chính hỏi thăm sức khỏe của Giả mẫu, sau đó con cháu đến hỏi thăm sức khỏe của Giả Chính, rồi cùng nhau về phủ. Bọn vương phu nhân cũng đến đón tiếp ở nhà Vinh Hi. Giả Chính trước hết đến lạy chào Giả mẫu, trình qua về chuyện sau khi xa cách. Giả mẫu hỏi tin tức của Thám Xuân. Giả Chính đem chuyện cưới Thám Xuân trình lại rõ ràng, và nói thêm:
- Con lên đường gấp quá, không kịp đến đó từ biệt. Tuy con không chính mắt trông thấy, nhưng nghe người bên nhà thông gia đến nói thì rất tốt. Ông bà hên nhà thông gia đều nói, xin gửi lời hỏi thăm sức khỏe của bà, và còn nói, mùa đông năm nay hoặc mùa xuân sang năm, có thể đổi về kinh. Được như thế thì rất tốt. Nhưng bây giờ nghe nói miền biển có việc, chỉ sự đến lúc đó lại không đổi về được.
Giả mẫu lúc đầu cho là Giả Chính bị giáng về kinh. Thám Xuân ở nơi đất khách xa xôi, không ai là bà con quen biết nên trong lòng thương cảm; sau nghe Giả Chính nói rõ việc quan, lại biết Thám Xuân khỏe mạnh nên cũng đổi buồn làm vui, liền cười bảo Giả Chính đi ra. Sau đó, anh em Giả Chính gặp nhau, bọn con cháu lạy chào, định đến sáng ngày mai thì bái yết từ đường.
Giả Chính về đến phòng, bọn Vương phu nhân chào hỏi, rồi Giả Liễn và Bảo Ngọc lại lạy chào lần nữa. Giả Chính thấy Bảo Ngọc so với lúc mình lên đường thì quả nhiên mặt mũi đầy đặn hơn, xem bộ cũng yên tĩnh, chứ không hề biết anh ta ngây dại, cho nên rất mừng, không buồn bực về việc bị giáng. Giả Chính nghĩ thầm: may nhờ mẹ mình khéo lo liệu. Lại thấy Bảo Thoa thì chín chắn; Giả Lan thì văn nhã tươi đẹp, ông ta vui mừng lộ ra nét mặt. Riêng Giả Hoàn là vẫn như trước, nên không yêu lắm. Nghỉ ngơi một hồi, Giả Chính sực nhớ: “Sao mà hôm nay thiếu một người?” Vương phu nhân biết ông ta nhớ đến Đại Ngọc, vì thư nhà trước kia không nói đến. Hôm nay ông ta lại vừa về nhà, đang lúc vui mừng, nói thẳng ra không tiện, nên chỉ nói
là Đại Ngọc đang ốm. Không ngờ trong bụng Bảo Ngọc đã như dao đâm, chỉ vì cha mới về, đành phải dằn lòng ngồi hầu.
Vương phu nhân bày tiệc tẩy trần, rồi con cháu dâng rượu. Phượng Thư tuy là cháu dâu, nhưng hiện coi việc nhà, nên cũng theo bọn Bảo Thoa dâng rượu.
Giả Chính cho dâng một tuần rượu, rồi bảo mọi người về nghỉ. Lại bảo bọn người nhà, không phải chờ chực, đợi đến sáng mai khi bái yết từ đường xong rồi sẽ vào chào.
Dặn dò xong, Giả Chính cùng Vương phu nhân nói qua về chuyện sau khi từ biệt, những việc khác Vương phu nhân đều không dám nói. Giả Chính lại nhắc đến chuyện Vương Tử Đằng, Vương phu nhân cũng không dám tỏ ra đau buồn. Giả Chính lại nói việc Tiết Bàn, Vương phu nhân chỉ nói đó là tự nó làm nó chịu; rồi nhân tiện đem việc Đại Ngọc chết nói cho Giả Chính biết. Giả Chính giật nẩy mình, chảy nước mắt và than thở mãi. Vương phu nhân nín không được cũng phải khóc. Bọn Thái Vân đứng bên, vội vàng kéo áo bà ta. Vương phu nhân nín khóc, lại nói mấy câu chuyện vui mừng, rồi đi ngủ.
Sáng hôm sau, Giả Chính đến từ đường làm lễ, bọn con cháu đều đi theo. Ông ta ngồi trong phòng một bên từ đường, gọi Giả Liễn và Giả Trân đến, hỏi việc trong nhà. Giả Trân lựa việc
gì nên nói thì nói. Giả Chính bảo:
- Ta mới về nhà, cũng không tiện tra hỏi cặn kẽ, nhưng nghe bên ngoài người ta nói, bên nhà anh càng lộn xộn hơn trước, mọi việc phải cẩn thận mới được. Anh bây giờ cũng nhiều tuổi rồi, phải dạy bảo con cái, đừng để chúng ra ngoài gây chuyện. Anh Liễn cũng nghe đấy. Không phải là ta vừa về đã trách đến các anh đâu, nhưng ta có nghe, nên mới nói. Các anh cần phải cẩn thận mới được.
Bọn Giả Trân mặt đỏ bừng lên, chỉ trả lời "Vâng", không dám nói gì khác. Rồi Giả Chính cũng bỏ qua.
Giả Chính trở về phủ tây, người nhà lạy chào xong, Giả Chính lại vào nhà trong, bọn hầu gái làm lễ.
Bảo Ngọc nhân hôm qua Giả Chính hỏi đến Đại Ngọc, Vương phu nhân trả lời là bị ốm, trong lòng đau xót âm thầm, và khi Giả Chính bảo về phòng, dọc đường đã nhỏ khá nhiều nước mắt. Về đến phòng, thấy Bảo Thoa đang nói chuyện với Tập Nhân, anh ta buồn bực, một mình ngồi ở nhà ngoài. Bảo Thoa bảo Tập Nhân bưng trà ra. Biết anh ta sợ cha tra hỏi bài học, nên mới thế, đành phải tới an ủi. Bảo Ngọc mượn cớ ấy nói với Bảo Thoa:
- Đêm nay mợ ngủ trước đi, tôi cần nghỉ ngơi một chỗc. Giờ đây không thể như trước nữa, nói điều này quên điều khác, cha mà biết thì sẽ không hay. Mợ ngủ trước đi, bảo Tập Nhân ngồi với tôi một lát.
Bảo Thoa nghe cũng có lý, liền vào phòng ngủ trước. Bảo Ngọc khẽ bảo Tập Nhân, nhờ gọi Tử Quyên đến muốn hỏi câu chuyện. Nhưng Tử Quyên hễ gặp tôi thì khi nào vẻ mặt cũng giận, cần có chị đến khuyên giải trước để chị ta nghe ra mới được.
Tập Nhân nói:
- Cậu nói muốn nghỉ ngơi, tôi cũng mừng. Tại sao lại nghỉ ở chỗ ấy? Có chuyện gì ngày mai cậu hỏi không được à?
- Tối hôm nay tôi mới rảnh, nếu ngày mai mà ông lớn bảo làm việc gì thì tôi không còn lúc nào rỗi nữa. Chị ơi, chị mau mau gọi chị ấy lại đây.
- Nếu không phải mợ Hai gọi thì chị ta không tới đâu.
- Vì thế phải có chị đến nói rõ trước với chị ta mới được.
- Cậu bảo tôi nói với chị ấy như thế nào?
- Chị còn chưa biết bụng tôi và bụng chị ta à? Cũng đều là vì cô Lâm cả thôi. Chị cũng biết tôi không phải là người phụ bạc. Nhưng bây giờ, các người làm cho tôi thành ra một người phụ bạc rồi?
Nói đến đó Bảo Ngọc lại nhìn vào nhà trong, lấy tay chỉ và nói:
- Tôi vốn không bằng lòng chị ấy, chỉ vì bà và bọn họ bày mưu lập kế, tự dưng làm chết cô Lâm. Dầu cô ta chết thì cũng cho tôi nhìn một chút chứ. Nói thật ra cô ta có chết cũng không oán trách gì tôi. Chắc chị cũng đã nghe bọn cô Ba nói, cô Lâm lúc chết rất giận tôi. Tử Quyên vì chuyện cô Lâm cũng giận tôi hết sức. Chị thử nghĩ tôi có phải là người vô tình không? Tình Văn chỉ là một a hoàn, cũng chẳng có gì tốt cho lắm, mà chị ta chết đi, tôi nói thật với chị, tôi còn làm văn tế chị ta nữa đấy. Việc đó chính mắt cô Lâm cũng trông thấy. Giờ đây cô Lâm chết, không lẽ lại không bằng Tình Văn hay sao? Thế mà đến cả chuyện tế cô ta, tôi cũng không tế được một lần nào. Nếu cô Lâm có thiêng vẫn còn biết đến thì thế nào cô ta lại chẳng giận tôi!
- Cậu muốn tế thì cứ tế ai ngăn cấm cậu?
- Tôi từ khi khoẻ dậy, cũng định làm một bài văn tế, không biết tại sao bây giờ không còn chút thông minh nào nữa. Muốn tế người khác, thì làm qua loa đi cũng được, chứ tế cô Lâm mà lời văn quê kệch một chút là nhất định không được. Vì thế tôi muốn gọi Tử Quyên đến để hỏi rõ tâm sự của cô Lâm, vì chị ta biết rõ cô ấy. Khi tôi chưa ốm thì trong đầu óc còn nghĩ ra, từ khi đau, tôi không nhớ gì nữa. Chị nói cô Lâm đã khoẻ rồi, sao bỗng chốc lại chết? Khi cô ta còn khoẻ, tôi không đến thì cô ta nói gì? Lúc tôi đau, cô ta không đến, thì cô ta nói những gì? Những đồ dùng của cô ta tôi lừa lấy được, mợ Hai nhà chị nhất thiết không cho tôi động đến, không biết là có ý gì?
- Mợ Hai chị sợ cậu thương tâm mà thôi, còn có ý gì nữa?
- Tôi không tin, cô Lâm đã nghĩ đến tôi, tại sao khi chết lại đốt tập thơ đi, không để lại cho tôi làm kỷ niệm? Lại nghe nói khi cô ta chết, trên trời có tiếng nhạc, nhất định cô ta đã thành thần, hoặc đã lên tiên. Tôi tuy đã thấy quan tài, nhưng không biết trong quan tài có cô ta hay không?
- Cậu nói rõ vớ vẩn! Người không chết làm sao lại đặt chiếc quan tài không, làm như người chết được?
- Không phải đâu! Phàm người thành tiên thì hoặc đem cả hình hài, hoặc trút bỏ hình hài để lên tiên - Chị ơi, chị cứ gọi Tử Quyên lại đây!
- Bây giờ hãy để tôi đến bày tỏ tấm lòng của cậu, nếu chị ta chịu đến còn khá; không đến thì còn phải nói nhiều. Dầu cho chị ta có đến, nhưng thấy cậu chị ta cũng không chịu nói kỹ đâu. Theo ý tôi, ngày mai chờ khi mợ Hai lên trên nhà, tôi sẽ hỏi lại chị ta cho thật tường tận rồi có rỗi tôi sẽ thong thả nói lại với cậu.
- Chị nói cũng phải, nhưng chị không biết tôi sốt ruột lắm.
Hai người đang nói chuyện thì thấy Xạ Nguyệt ra bảo:
- Mợ Hai nói đã đến canh tư rồi, mời cậu vào đi ngủ thôi. Chị Tập Nhân chắc là thích nói chuyện, say sưa quá quên mất cả giờ giấc rồi đấy.
Tập Nhân nghe xong, liền nói:.
- Đến giờ ngủ rồi, có chuyện gì mai hãy nói.
Bảo Ngọc chẳng biết làm thế nào, đành phải đi vào, lại ghé vào tai Tập Nhân nói nhỏ:
- Ngày mai thế nào cũng đừng quên nhé.
- Biết rồi. Xạ Nguyệt vênh mặt lên cười nói:
- Hai người lại thầm thụt gì rồi đây. Đã thế sao không nói rõ với mợ Hai, rồi đến bên chị Tập Nhân mà ngủ? Mặc cho các người nói chuyện một đêm, chúng tôi cũng thây kệ.
Bảo Ngọc xua tay nói:
- Không cần nói làm gì.
Tập Nhân tức giận nói:
- Con ranh con này, mày lại nói điêu, đến mai tao sẽ xẻo cái miệng mày ra!- Rồi chị ta ngoảnh lại nói với Bảo Ngọc:
- Cũng là tự cậu cả đấy. Nói chuyện mất những bốn canh mà vẫn chẳng ra đầu cuối gì cả.
Chị ta vừa nói, vừa đưa Bảo Ngọc vào phòng, rồi ai về phòng người ấy.
Đêm đó, Bảo Ngọc không ngủ, đến ngày mai vẫn còn tơ tưởng việc ấy. Bỗng nghe bên ngoài truyền lời vào:
Bà con bạn hữu nhân ông lớn mới về, đều muốn đưa ban hát đến làm lễ mừng. Ông lớn từ chối mãi, bảo không cần phải hát xướng, để nhà ta dọn rượum mời bà con bạn hữu tới nói chuyện cho vui. Đã định đến ngày kia dọn rượu mời khách vì thế đến nói cho trong nhà biết.
(1) Đây là chuyện của Giả Liễn chứ không phải Giả Vân.

Truyện Hồng Lâu Mộng Lời giới thiệu Hồi thứ nhất Hồi thứ hai Hồi thứ ba Hồi thứ tư Hồi thứ năm(1) Hồi thứ sáu Hồi thứ bảy Hồi thứ tám Hồi thứ chín Hồi thứ mười Hồi thứ mười một Hồi thứ mười hai Hồi thứ mười ba Hồi thứ mười bốn Hồi thứ mười lăm Hồi thứ mười sáu Hồi thứ mười bảy và mười tám Hồi thứ mười chín Hồi thứ hai mươi Hồi thứ hai mươi mốt Hồi thứ hai mươi hai Hồi thứ hai mươi ba Hồi thứ hai mươi bốn Hồi thứ hai mươi lăm Hồi thứ hai mươi sáu Hồi thứ hai mươi bảy Hồi thứ hai mươi tám Hồi thứ hai mươi chín Hồi thứ ba mươi Hồi thứ ba mươi mốt Hồi thứ ba mươi hai Hồi thứ ba mươi ba Hồi thứ ba mươi bốn Hồi thứ ba mươi lăm Hồi thứ ba mươi sáu Hồi thứ ba mươi bảy Hồi thứ ba mươi tám Hồi thứ ba mươi chín Hồi thứ bốn mươi Hồi thứ bốn mươi mốt Hồi thứ bốn mươi hai Hồi thứ bốn mươi ba Hồi thứ bốn mươi bốn Hồi thứ bốn mươi lăm Hồi thứ bốn mươi sáu Hồi thứ bốn mươi bảy Hồi thứ bốn mươi tám Hồi bốn mươi chín a đặt nói là chú Hai bị quan tiết độ hạch về tội không chịu xem xét để bọn tuỳ thuộc thu thuế lương gạo quá nặng, tâu xin cách chức.
Giả Xá nghe xong, giật mình, nói:
- Có lẽ là tin bịa đặt thôi? Hôm trước chú Hai viết thư về, nói Thám Xuân ngày nọ đến nơi, chọn ngày giờ tốt đưa em mày tới miền biển, dọc đường gió yên sóng lặng, cả nhà không cần lo nghĩ. Lại còn nói quan tiết độ nhận làm bà con, thết tiệc chúc mừng, lẽ nào đã làm bà con rồi lại còn hặc nhau? Hãy khoan nói gì cả, con cứ đến bộ lại dò cho rõ ràng rồi về nói với ta.
Giả Liễn tất tưởi ra đi, chưa đến nửa ngày đã về, thưa lại:
- Con vừa đến bộ lại dò xem thì quả nhiên chú Hai bị hặc. Bản tâu dâng lên, may nhờ ân đức của hoàng thượng, không giao xuống bộ, liền xuống chiếu chỉ nói: "Không xem xét bọn quan dưới thu thuế lương gạo quá nặng, làm hại nhân dân, tội đáng cách chức. Nhưng nghĩ rằng mới làm quan ngoài, chưa quen việc cai trị nên bị bọn quan dưới che giấu. Vậy chỉ giáng ba cấp, gia ân cho vẫn làm chức viện ngoại bộ công như trước và truyền phải về kinh ngay". Tin này là đúng đấy. Lúc con đang nói chuyện ở bộ lại thì có một viên tri huyện ở Giang Tây được đưa vào bệ kiến cũng vừa đến đó. Nói đến chú Hai nhà ta, ông ta rất là cảm kích. Ông ta nói chú Hai là một vị quan rất tốt, nhưng dùng người không đúng. Bọn người nhà ở ngoài rêu rao lừa dối, khinh rẽ viên chức ở dưới, làm chú Hai mang tiếng. Quan tiết độ biết đã lâu, ngài cũng nói. Chú Hai là người tốt, không hiểu sao bây giờ ông ta lại hặc. Chắc là quan tiết độ thấy tệ quá, sợ sau này xảy ra vạ lớn, cho nên mượn việc không xét người dưới mà hặc để giảm nhẹ tội, cũng chưa biết chừng.
Giả Xá ngắt lời bảo Giả Liễn:
- Con hãy đi trình với thím Hai. Khoan trình với bà là được.
Giả Liễn liền đi ra trình lại với Vương phu nhân.
(1) Một danh từ Đông y, nghĩa là đường kinh lạc từ dạ dày đi xuống chân.
(2) Thầy bói dùng ba đồng tiền gieo xuống khay: ngửa cả ba đồng là “giao”, sấp một đồng là “đơn”, sấp hai đồng là “sách”, sấp ba đồng là “trùng”, rồi theo đó mà tính ra là quẻ gì.
(3) “Đơn chiết đơn” là cách tình các quẻ đơn trong kinh Dịch.
(4) Tên một quẻ trong kinh Dịch.
(5) Bói cỏ thi là đếm cây cỏ thi để mà bói theo phép kinh dịch.
(6) Các chữ như thế hào, bạch hổ, phách hoả, tử thần, tử sát, v.v.. đều là danh từ riêng trong phép bói toán đời xưa.
--!!tach_noi_dung!!--

Hiệu đính: Hoa Tuy Lip đen
Nguồn: Vnthuquan-Thư viện Online
Được bạn: ms đưa lên
vào ngày: 14 tháng 4 năm 2006

--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--