Hồi thứ hai mươi
Phượng Thư thẳng thắn dẹp hẳn thói ghen tuông
Đại Ngọc tinh ranh nói những câu bỡn cợt

Bảo Ngọc đang ở trong buồng Đại Ngọc nói chuyện con chuột, chợt Bảo Thoa đến chế Bảo Ngọc về việc tiết nguyên tiêu vừa rồi không nhớ điển “Lục lạp”. Ba người ngồi cười đùa chế giễu lẫn nhau. Bảo Ngọc sợ Đại Ngọc ăn xong đi ngủ ngay, lỡ ra không tiêu, hoặc đêm không ngủ được sẽ sinh bệnh. May có Bảo Thoa đến chơi, cùng nhau cười đùa làm cho Đại Ngọc không buồn ngủ nữa. Bấy giờ Bảo Ngọc mới yên lòng. Chợt bên buồng Bảo Ngọc có tiếng om sòm, mọi người lắng tai nghe. Đại Ngọc cười nói:
- Thôi lại bà vú của anh cãi nhau với Tập Nhân rồi. Tập Nhân đối với bà ấy vẫn tử tế, mà bà ấy cứ quát mắng luôn, thế mới biết là già hay trái tính.
Bảo Ngọc muốn chạy về, Bảo Thoa kéo lại nói:
- Không nên lôi thôi với bà ấy, già hay lẩm cẩm, nhịn đi một tí là hơn.
- Biết rồi.
Nói xong Bảo Ngọc chạy về, thấy vú Lý đương chống gậy đứng mắng Tập Nhân:
- Con đĩ ranh này vô ơn, công tao cất nhắc mày lên, nay tao đến đây, mày lại làm bộ làm tịch, nằm ngửa trên giường, không thèm chào hỏi một câu. Mày là giống cáo thành tinh, chỉ tìm cách cám dỗ Bảo Ngọc để nó nghe mày không nhìn đến tao. Mày chẳng qua là con hầu nhỏ mua bằng mấy lạng bạc mốc đem về đây. Thế mà mày đã sinh yêu sinh quái ở nhà này! Liệu hồn đấy! Tao thì lôi cổ mày ra đem gả cho một thằng ranh con nào đấy, xem mày còn giở thói yêu tinh cám dỗ Bảo Ngọc nữa thôi!
Tập Nhân chỉ tưởng vú Lý cáu vì vú vào mà mình nằm lỳ không dậy, nên phân trần: "Vì tôi ốm, phải trùm đầu cho ra mồ hôi, nên khi u vào tôi không trông thấy". Sau nghe thấy những câu "cám dỗ Bảo Ngọc", "gả cho thằng ranh con", thì vừa xấu hổ, vừa ức, khóc òa lên.
Bảo Ngọc nghe thấy vậy, rất khó chịu nhưng không biết làm thế nào, đành phân trần hộ Tập Nhân: "Ốm đang uống thuốc… Nếu u không tin, cứ hỏi a hoàn khắc biết.”
Vú Lý nghe thấy thế, lại càng làm già:
- Cậu chỉ biết bênh con ranh ấy, còn chả biết tôi là ai nữa? Tôi biết hỏi ai? Bây giờ ai chẳng vào hùa với cậu, chẳng bị con Tập Nhân nó cám dỗ? Tôi biết hết cả rồi. Tôi với cậu hãy đến phân trần trước mặt cụ và bà Hai: vì có sữa tôi, cậu mới lớn được thế này, nay không cần bú nữa, cậu gạt tôi ra một xó, dung túng bọn con hầu khinh rẻ tôi!
Vú Lý vừa nói vừa khóc.
Bấy giờ Đại Ngọc, Bảo Thoa cũng đến khuyên ngăn:
- Thôi u rộng lượng tha thứ cho họ.
Vú Lý thấy họ đến, liền kể lể hết nỗi uất ức bấy nay: nào chuyện uống nước trà, Phiến Tuyết bị đuổi, chuyện ăn bánh sữa hôm qua. Nói lải nhải mãi không dứt. May sao lúc ấy Phượng Thư đang ở trong buồng tính sổ, nghe thấy tiếng ồn ào ở phía sau, biết là vú Lý già giở chứng, gắt mắng a hoàn của Bảo Ngọc, lại gặp hôm thua bạc, cáu lây sang cả người khác. Phượng Thư liền chạy sang ngay, kéo tay vú Lý cười nói:
- U đừng nóng tính thế! Nhà vừa mới có tiệc mừng xong, cụ mới vui vẻ được ít ngày. U là bậc có tuổi, người nào làm rầm rĩ u ngăn cấm đi mới phải, lẽ nào chính u lại không giữ phép tắc la hét ầm nhà, làm cho cụ bực mình. Ai hỗn với u, tôi sẽ đánh nó cho. Bên nhà tôi mới nấu thịt chim trĩ còn nóng, mời u sang uống rượu với tôi.
Phượng Thư vừa nói vừa dắt vú Lý đi, lại gọi "Phong Nhi! Mang gậy và lấy khăn lau mặt cho vú Lý!"
Vú Lý thất thểu theo Phượng Thư đi ra, còn ngoái cổ lại:
- Tao già rồi, chẳng cần gì nữa. Hôm nay tao liều, chẳng giữ phép tắc, làm rầm rĩ một phen, dù có mất thể diện cũng còn hơn chịu tức khí với con đĩ kia!
Bảo Thoa, Đại Ngọc thấy Phượng Thư dàn xếp như thế đều vỗ tay cười:
- Nhờ có trận gió nào mới lôi được mụ ấy đi.
Bảo Ngọc lắc đầu:
- Không hiểu cái nợ ấy từ đâu đến, cứ nhè vào người hiền lành mà bắt nạt. Cũng không biết cô nào cứ hay gây chuyện, để mụ ấy làm ầm lên.
Tình Văn đứng cạnh nói:
- Ai có hóa rồ mà gây chuyện với mụ ấy? Đã gây chuyện thì có gan nhận, cần gì để liên lụy đến người khác.
Tập Nhân vừa khóc vừa kéo tay Bảo Ngọc:
- Tôi đã có lỗi với vú ấy, cậu lại vì tôi mà có lỗi với người ta. Via mẹ thực khờ thay,
Con hiền cháu thảo ai thấy đây!!
Sĩ Ẩn nghe thấy, lại ngay trước mặt hỏi:
- Người đọc những câu gì mà chỉ nghe thấy “hảo liễu” “hảo liễu” thôi.
Đạo sĩ cười đáp:
- Nếu đã nghe thấy hai chữ “hảo” và “liễu” thì cũng đáng khen cho ngươi là sáng suốt. Phải biết muôn việc ở đời “hảo” tức là “liễu”, “liễu” tức là “hảo” nếu không “liễu” thì không “hảo”, mà muốn “hảo” thì phải “liễư”. Vì thế bài hát này ta gọi là bài “hảo liễu ca”(17).
Sĩ Ẩn vốn người thông minh, nghe nói thế, trong bụng tỉnh ngộ ngay, liền cười nói:
- Hãy thong thả! Để tôi giải nghĩa bài “háo liễu ca”, người nghĩ thế nào?
Đạo sĩ cười bảo:
- Nhà ngươi cứ giải nghĩa đi.
Sĩ Ẩn đọc luôn:
Giờ đây lều cỏ vắng tanh,
Trước kia trâm hốt sắp quanh đầy giường!
Giờ đây cây cỏ ngổn ngang,
Trước kia vũ tạ ca trường là đây,
Xà chạm kia nhện giăng đầy.
Màn the nay rũ cạnh ngay cửa bồng.
Xưa sao phấn đượm hương nồng.
Mà nay sương nhuộm như bông trên đầu?
Bãi tha ma có xa đâu,
Là nơi màn thắm là lầu uyên ương.
Hôm kia đầy những bạc vàng.
Phút đâu hành khất bên đường là ai?
Những tham số phận của người,
Biết đâu mình đã sa nơi vũng lầy?
Trai thời dạy những điều hay,
Ngờ đâu trộm cướp sau này xấu xa.
Gái thời kén cửa chọn nhà,
Ngờ đâu nhắm chỗ yên hoa rơi vào!
Mũ the chê nhỏ hay sao,
Để gông cùm phải vương vào đáng lo.
Trước manh áo rách co ro,
Mảnh bào giờ khoác lại cho là dài.
Ầm ầm trên chốn vũ đài,
Người kia vừa xuống thì người này lên.
Thực là dại dại điên điên,
Quê ai mà nhận là miền làng ta.
Quay đầu giờ mới tỉnh ra,
May quần áo cưới đều là vì ai!
Đạo sĩ khiễng chân nghe xong, vỗ tay cười nói:
- Giải nghĩa rất đúng! Giải nghĩa rất đúng!
Sĩ Ẩn nói:
- Chúng ta đi thôi.
Rồi đỡ ngay cái nải trên vai đạo sĩ, đeo lên lưng, cùng với đạo sĩ ra đi vùn vụt, không về nhà nữa.
Tin ấy đồn ầm ngoài phố, người nọ nói với người kia cho là chuyện lạ. Họ Phong nghe vậy, khóc ngất đi nhiều lần, rồi bàn với bố cho người đi tìm các nơi, nhưng nào thấy tung tích! Không làm thế nào được, họ Phong đành ở nương nhờ bố mẹ cho qua ngày. May sao có hai a hoàn theo hầu bên mình, ba thầy trò ngày đêm khâu vá lấy tiền giúp thêm bố mẹ. Phong Túc hàng ngày cứ nói ra nói vào, nhưng không làm thế nào được
Một hôm, a hoàn nhà họ Chân ra ngoài cửa mua chỉ, nghe thấy đường phố có tiếng quát tháo. Mọi người đều nói: “Quan mới đã đến!” A hoàn nấp trong cửa, thấy quân lính hàng đôi đi trước, một cỗ kiệu lớn rước một vị mặc áo mũ đại trào theo sau. A hoàn giật mình nghĩ bụng: “Ông quan này trông quen quen, hình như mình đã gặp ở đâu rồi?” Rồi nó vào nhà, cũng không nghĩ đến nữa. Đến tối, lúc sắp đi nghỉ, chợt có tiếng gò cửa, nhiều người nói ồn ào: “Người nhà của quan huyện đến hỏi có việc!” Phong Túc nghe thấy sợ tái người, không biết cớ tai vạ gì.
.......................................
(1). Hồi này có thể chia làm 2 phần. Phần thứ nhất bắt đầu từ câu: “Người làm sách xin nói” đến câu “Ai hay thú vị chứa đầy ở trong”, nói tóm tắt nguyên uỷ nội dung của cuốn truyện và dụng ý của tác giả. Thí dụ Chân Sĩ Ẩn, Giả Vũ Thôn... đều là báo trước những điều sẽ nói ở hồi hai. Đây là một lối văn ký thác, ẩn ẩn hiện hiện, thực thực hư hư, một nghệ thuật đặc biệt, khác với các tiểu thuyết diễn nghĩa; còn phần thứ hai mới bắt đầu vào chính truyện.
(2). Chân Sĩ Ẩn và Chân Sự Ấn (dịch nghĩa là “giấu những sự thực”) theo âm Trung Quốc đọc giống nhau. Tác giả có ý dùng ba chữ Chân Sĩ Ẩn đặt tên cho nhân vật đầu tiên trong truyện để nói nội dung toàn bộ cuốn truyện là giấu sự thật đi mà nói như là một chuyện chiêm bao.
(3). Nguyên văn chữ Trung Quốc “Giả ngữ thôn ngôn”. Chữ “giả ngữ thôn” đọc cũng giống như “Giã Vũ Thôn”.
(4). Truyện thần thoại: Trước kia trời chưa kín hẳn, họ Nữ Oa luyện đá năm sắc lên vá trời.
(5). Theo thuyết nhà Phật, phàm cái gì giác quan không cảm thấy được thì gọi là “không”, cái gì giác quan cảm được thì gọi là “sắc”.
(6). Gương báu để coi việc gió trăng, tức là việc tình duyên, gương soi để khuyên răn người đời.
(7). Theo Thần thoại Trung Quốc từ lúc mới có trời đất, trời nghiêng về phía tây bắc, đất trũng về phía đông nam.
(8). Thân hào trong làng.
(9). Đường thư chép: nhà sư Viên Quan gặp Lý Nguyên, trỏ viên đá ở Tam Giáo: “Đây là chỗ thác sinh của ta, 12 năm sau, chúng ta sẽ gặp lại nhau ở đây”. Đến đêm, Viên Quan chết, 12 năm sau, Lý Nguyên lại đến chỗ cũ, gặp một mục đồng, tức là Viên Quan. Về sau người ta dùng điển này để chỉ cuộc tình duyên của một đôi trai gái, phải trải qua kiếp khác, có khi phải trải qua ba kiếp, vì thế gọi là tam sinh.
(10). Hòn đá thiêng.
(11). Cõi đời đáng oán giận vì phải chia lìa nhau.
(12). Quả chứa những tình riêng bí mật.
(13). Nước để tưới sự buồn.
(14). Theo thuyết nhà Phật, ba ác đạo: địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ gọi là hố lửa.
(15). Lăng hoa kính. một thứ gương quý ớ lẩu trang, cũng dùng để ví người đàn bà đep. Chữ lăng ở đây còn ẩn giấu một sấm ngữ, vi Anh Liên về sau bị Bàn Tiết cướp lấy làm tiểu thiếp, đổi tên là Hương Lăng.
(16). Ngày rằm tháng giêng, còn gọi là tiết hoa đăng.
(17). Bài hát này trong nguyên văn, chữ cuối trong câu thứ nhất đều là chữ “hảo” là tốt, chữ cuối cùng của các câu thứ hai và thứ tư đều là “liễư” là hết, cho nên gọi là “hảo liễu ca”.

Truyện Hồng Lâu Mộng Lời giới thiệu Hồi thứ nhất Hồi thứ hai Hồi thứ ba Hồi thứ tư Hồi thứ năm(1) Hồi thứ sáu Hồi thứ bảy Hồi thứ tám Hồi thứ chín Hồi thứ mười Hồi thứ mười một Hồi thứ mười hai Hồi thứ mười ba Hồi thứ mười bốn Hồi thứ mười lăm Hồi thứ mười sáu Hồi thứ mười bảy và mười tám Hồi thứ mười chín Hồi thứ hai mươi Hồi thứ hai mươi mốt Hồi thứ hai mươi hai Hồi thứ hai mươi ba Hồi thứ hai mươi bốn Hồi thứ hai mươi lăm Hồi thứ hai mươi sáu Hồi thứ hai mươi bảy Hồi thứ hai mươi tám Hồi thứ hai mươi chín Hồi thứ ba mươi Hồi thứ ba mươi mốt Hồi thứ ba mươi hai Hồi thứ ba mươi ba Hồi thứ ba mươi bốn
Ả càng trêu cợt, Giả Liễn càng giở hết trò xấu xa, xong đó hai người chỉ non thề biển, xoắn xuýt không nỡ rời. Từ đấy trở thành mê nhau.
Mười hai hôm sau, Đại Thư đậu bay hết, cả nhà làm lễ tiễn "Bà chúa", tế trời, cúng tổ, thắp hương tạ Phật, ăn mừng và ban thưởng cho mọi người. Giả Liễn lại dọn về buồng ngủ. Trông thấy Phượng Thư, chính như câu tục ngữ nói: "Vợ mới không bằng đi xa về". Đêm ấy hai người ân ái biết bao, không cần phải nói.
Sáng hôm sau, Phượng Thư trở dậy lên nhà trên, Bình Nhi nhặt nhạnh quần áo, chăn đệm của Giả Liễn ở bên ngoài đưa vào, không ngờ thấy ở trong lần gối thò ra một mớ tóc. Bình Nhi biết ý, vội giấu vào trong tay áo, chạy sang buồng bên, giơ mớ tóc ra cười hỏi Giả Liễn: "Cái gì thế này?" Giả Liễn trông thấy, vội chạy lại chực giằng lấy, Bình Nhi chạy đi, bị Giả Liễn kéo lại, đè lên giường cướp mớ tóc, cười nói:
- Con ranh này, mày không đưa, tao bóp gãy cổ bây giờ.
Bình Nhi cười nói:
- Cậu chẳng còn một tí lương tâm nào, tôi có bụng tốt giấu hộ và hỏi riêng cậu, cậu lại giở lối ăn hiếp ra. Cậu cứ ăn hiếp đi, tôi sẽ mách mợ cho mà xem.
Giả Liễn vội vàng van xin:
- Em ơi, em là người tốt, em thưởng cho ta vậy! Ta không dám ăn hiếp nữa.
Nói chưa dứt lời, chợt nghe tiếng Phượng Thư, Giả Liễn bấy giờ buông cũng giở, cướp lại cũng giở, đành phải nói:
- Xin em đừng mách nhé!
Bình Nhi vừa đứng dậy, Phượng Thư đã vào đến nơi, bảo Bình Nhi mở hòm tìm thứ vải mẫu cho Vương phu nhân. Trong lúc Bình Nhi đang tìm, Phượng Thư trông thấy Giả Liễn, chợt nghĩ ra bèn hỏi Bình Nhi:
- Đồ đạc hôm nọ mang ra ngoài kia đã nhặt hết về chưa?
- Nhặt hết rồi.
- Có thiếu gì không?
- Trước thiếu hai thứ, sau xem xét kỹ lưỡng, thấy không thiếu thứ gì.
- Có thừa gì không?
- Không thiếu là.may, làm gì có thừa?
Phượng Thư lại cười:
- Trong mười mấy ngày trời, khó lòng giữ được trong sạch. Có đứa nào hậu hĩ bỏ lại cái gì hoặc nhẫn, khăn mặt, túi thơm hay mớ tóc, móng tay cũng chưa biết chừng!
Giả Liễn nghe đến câu ấy, mặt xám đi, đứng sau lưng Phượng Thư, cứ lấm lét đưa mắt ra hiệu cho Bình Nhi. Bình Nhi làm ra dáng không trông thấy, cười nói:
- Sao mà bụng tôi cũng giống hệt như bụng mợ! Tôi cũng ngờ ngợ có gì khác chăng, nên đã chịu khó lục lọi từng tí một, nhưng không thấy dấu vết gì, mợ không tin cứ lục lại mà xem.
Phượng Thư cười:
- Con ngốc này! Nếu có cái gì, ai lại chịu để cho chúng ta tìm thấy?
Nói xong, mạơ những thứ vải mẫu đi ra.
Bình Nhi nhìn Giả Liễn, lắc đầu:
- Việc này cậu phải tạ tôi thế nào?
Giả Liễn mừng lắm, ngứa ngáy khắp người, chạy lại ôm lấy Bình Nhi, kêu luôn mồm "ruột gan thân yêu của ta đây". Bình Nhi giơ món tóc lên cười nói:
- Cái này tôi nắm đằng đuôi đây. Tử tế thì chớ, không thì tôi lại chìa nó ra!
Giả Liễn cười:
- Em giữ cẩn thận, nhất thiết đừng để cho mợ biết nhé.
Mồm nói thế, nhưng mắt hắn vẫn nhìn. Lừa lúc Bình Nhi sơ ý, hắn giơ tay cướp ngay lấy, cười nói:
- Em có giữ cũng chẳng làm gì, để anh đốt đi là xong chuyện.
Vừa nói vừa nhét mớ tóc vào trong ống giày.
Bình Nhi nghiến răng nói:
- Con người bất lương! Vừa qua cầu đã cất nhịp ngay! Sau này cậu đừng hòng tôi giấu giếm hộ cho nữa!
Giả Liễn thấy vẻ ẻo lả trêu người của Bình Nhi, liền ôm lấy định giở trò. Bình Nhi giật tay ra chạy. Giả Liễn tức giận nói:
- Con ranh chơi ác lắm, cứ khêu gợi người ta phát cuồng lên rồi lại bỏ chạy.
Bình Nhi đứng ngoài cửa sổ, cười:
- Tôi khêu gợi mặc tôi, ai bảo cậu phát cuồng lên? Dễ thường tôi chiều cậu để cho người ta biết lại ghen với tôi à? Giả Liễn nói:
- Không cần sợ ai, hễ nóng tiết lên là ta đập cho lọ giấm(11) ấy vỡ tan tành, bấy giờ mới biết tay ta! Nó giữ ta như giữ giặc ấy. Nó nói chuyện với trai thì được, lại cấm ta nói chuyện với gái? Hễ ta đứng gần ai là nó ngờ ngờ vực vực, còn nó thì bất kỳ chú cháu, lớn bé, cứ cười đùa bừa đi, cũng đều được cả. Từ giừ trở đi, ta không cho nó dàn mặt với đứa nảo nữa!
Bình Nhi nói:
- Người ta giữ được cậu chứ cậu không thể ghen với người ta. Người ta cử chỉ đứng đắn, chứ cậu thì phần nhiều không thẳng thắn, ngay tôi cũng không yên lòng, còn nói gì ai.
Giả Liễn nói:
- Thôi được, các người đều một duộc với nhau, đều giữ phần phải về mình, chỉ có ta là dở thôi. Có khi các người sẽ chết với ta!
Phượng Thư chạy về, thấy Bình Nhi đứng ngoài cửa sổ, hỏí:
- Muốn nói chuyện, sao không vào trong nhà, lại phải đứng ngoài cửa sổ là nghĩa làm sao?
Giả Liễn ở trong nhà nói:
- Mợ hỏi nó mà xem, hình như ở trong nhà có con cọp chực vồ người đấy!
Bình Nhi nói:
- Trong nhà ngoài cậu ra, không có ai, tôi ở đấy làm gì?
Phượng Thư cười:
- Không có ai thì càng hay chứ sao?
Bình Nhi nói:
- Mợ định nói tôi à?
Giả Hoàn nói:
- Em thua hết một vài trăm đồng tiền.
Phượng Thư mắng:
- Cũng mang tiếng là cậu ấm, mới thua một hai trăm đồng mà đã thế à!
Rồi quay lại bảo Phong Nhi:
- Đi lấy một quan tiền ra đây. Các cô đương chơi ở đường sau kia, đưa cậu ra đấy chơi.
Lại quay bảo Giả Hoàn:
- Từ rầy mày còn giữ lối quỉ quái như thế, ta sẽ đánh trước rồi mách bên trường học cho người ta lột da ra! Vì mày không biết tự trọng, nên anh Bảo giận mày lắm. Nếu tao không can thì anh mày đã đá cho mày lòi ruột ra rồi. Thôi! Cút đi!
Giả Hoàn vâng vâng dạ dạ, theo Phong Nhi lấy tiền rồI ra chỗ bọn Nghênh Xuân chơi.
Bảo Ngọc đương ngồi chơi với Bảo Thoa, chợt thấy ngườI nói: "Cô Sử đã đến". Bảo Ngọc chực chạy đi ngay. Bảo Thoa cười nói:
- Hãy chờ một tí, chúng ta cùng đến thăm cô ta một thể.
Nói xong, xuống giường cùng Bảo Ngọc đến chỗ Giả mẫu.
Sử Tương Vân đương cười cười, nói nói, thấy họ đến, vộI đứng dậy chào.
Đại Ngọc ngồi bên cạnh, hỏi Bảo Ngọc:
- Anh ở đâu về đấy?
- Đến thăm chị Bảo về.
Đại Ngọc cười nhạt:
- Em đã nói mà, nếu không vướng mắc ở đâu thì đã bay đến ngay rồi.
- Thế tôi chỉ được ở nhà chơi đùa với cô em để cô em đỡ buồn thôi ư? Vừa mới sang bên ấy một lúc mà đã nói những câu ấy.
- Khéo vớ vẩn chưa! Đi hay không có liên can gì đến tôi? Ai khiến anh ở nhà để cho tôi đỡ buồn? Từ giờ trở đi, không cần anh để ý đến tôi nữa.
Nói xong, giận dỗi trở về buồng.
Bảo Ngọc vội chạy theo hỏi:
- Đang tử tế mà lại đâm ra giận dỗi rồi. Dù tôi có lỡ lời, em cũng nên ngồi chơi một lúc nói chuyện cho vui. Việc gì lại chuốc nỗi buồn vào người!
- Anh cấm đoán tôi à?
- Tôi nào dám cấm đoán em. Chỉ là em tự giày vò thân em đấy thôi!
- Tôi tự giày vò thân tôi! Tôi chết kệ tôi, có việc gì đến anh?
- Sao lại thế? Đầu giêng năm mới, cứ nói "chết" với "sống” mãi!
- Tôi chỉ nói "chết" thôi! Phen này tôi chết đấy! Anh sợ chết thì cứ sống đến trăm tuổi, có được không?
- Cứ rắc rối mãi thế này, tôi lại sợ chết à? Thà chết đi cho yên chuyện!
- Phải đấy, cứ rắc rối mãi thế này, thì thà chết hết đi cho yên chuyện!
- Tôi nói là tôi chết cho yên chuyện, em đừng nghe nhầm lại đổ oan cho tôi.
Hai người đương nói với nhau, thì Bảo Thoa chạy đến nói:
- Cô Sử đương chờ cậu đấy.
Rồi kéo Bảo Ngọc đi. Đại Ngọc càng tức, nhìn ra cửa sổ, nước mắt chảy ròng ròng.
Độ chừng uống cạn hai chén nước thì Bảo Ngọc trở về. Đại Ngọc trông thấy càng khóc nức nở. Bảo Ngọc thấy thế, biết rằng khó làm Đại Ngọc hồi tâm, nên cố tìm hết lời êm dịu để khuyên giải, nhưng chưa kịp mở mồm, Đại Ngọc đã nói:
- Anh còn đến đây làm gì? Sống chết kệ thây tôi! Vả chăng bây giờ đã có người chơi với anh rồi. Người ấy lại biết đọc sách, biết làm thơ, biết viết chữ, biết nói, biết cười. Họ sợ anh bực tức, mới lôi đi để cám dỗ anh. Bây giờ anh còn đến đây làm gì nữa?
Bảo Ngọc nghe nói, vội đến trước mặt Đại Ngọc khẽ nói:
- Em là người hiểu biết, có lẽ nào không biết câu “Thân bất cách sơ”, “Tiên bất tiếm hậu”(2) hay sao? Anh tuy dốt nát, nhưng cũng biết nghĩa hai câu đó. Điều thứ nhất, chúng ta là anh em con cô con cậu, chị Bảo với anh là đôi con dì, với em thì còn xa hơn. Điều thứ hai, em đến đây trước, hai chúng ta từ bé đến lớn, ăn cùng một bàn, ngủ cùng một giường, chị Bảo thì mới đến, lẽ nào tôi lại vì chị ấy mà xa em?
Đại Ngọc gạt đi:
- Tôi lại bảo anh xa người ta à? Như thế tôi còn ra gì? Tôi chỉ biết bụng tôi thôi!
- Tôi cũng chỉ biết bụng tôi thôi. Có lẽ nào em biết bụng em mà không biết bụng tôi?
Đại Ngọc cúi đầu lặng im, một lúc sau mới nói:
- Anh chỉ trách người ta làm cho anh bực mình, có biết đâu chính anh đã làm cho người ta khó chịu. Xem thời tiết hôm nay, trời lạnh như thế mà anh không khoác áo bông vào?
Bảo Ngọc nói:
- sao lại không mặc? Chỉ vì thấy em bực tức, anh phát nóng cả người, nên cởi áo ra đấy
Hồi thứ năm mươi lăm Hồi thứ năm mươi sáu Hồi thứ năm mươi bảy Hồi thứ năm mươi tám Hồi thứ năm mươi chín Hồi thứ sáu mươi Hồi thứ sáu mươi mốt Hồi thứ sáu mươi hai Hồi thứ sáu mươi ba Hồi thứ sáu mươi tư Hồi thứ sáu mươi lăm Hồi thứ sáu mươi sáu Hồi thứ sáu mươi bảy Hồi thứ sáu mươi tám Hồi thứ sáu mươi chín Hồi thứ bảy mươi Hồi thứ bảy mươi mốt Hồi thứ bảy mươi hai Hồi thứ bảy mươi ba Hồi thứ bảy mươi tư Hồi thứ bảy mươi lăm Hồi thứ bảy mươi sáu Hồi thứ bảy mươi bảy Hồi thứ bảy mươi tám Hồi thứ bảy mươi chín Hồi thứ tám mươi Hồi thứ tám mươi mốt Hồi thứ tám mươi hai Hồi thứ tám mươi ba Hồi thứ tám mươi tư Hồi thứ tám mươi lăm Hồi thứ tám mươi sáu Hồi thứ tám mươi bảy Hồi thứ tám mươi tám Hồi thứ tám mươi chín Hồi thứ chín mươi Hồi thứ chín mươi mốt Hồi thứ chín mươi hai gid=9">Hồi thứ tám Hồi thứ chín Hồi thứ mười Hồi thứ mười một Hồi thứ mười hai Hồi thứ mười ba Hồi thứ mười bốn Hồi thứ mười lăm Hồi thứ mười sáu Hồi thứ mười bảy và mười tám Hồi thứ mười chín Hồi thứ hai mươi Hồi thứ hai mươi mốt Hồi thứ hai mươi hai Hồi thứ hai mươi ba Hồi thứ hai mươi bốn Hồi thứ hai mươi lăm Hồi thứ hai mươi sáu Hồi thứ hai mươi bảy Hồi thứ hai mươi tám Hồi thứ hai mươi chín Hồi thứ ba mươi Hồi thứ ba mươi mốt Hồi thứ ba mươi hai Hồi thứ ba mươi ba Hồi thứ ba mươi bốn Hồi thứ ba mươi lăm Hồi thứ ba mươi sáu Hồi thứ ba mươi bảy Hồi thứ ba mươi tám Hồi thứ ba mươi chín Hồi thứ bốn mươi Hồi thứ bốn mươi mốt Hồi thứ bốn mươi hai Hồi thứ bốn mươi ba Hồi thứ bốn mươi bốn Hồi thứ bốn mươi lăm Hồi thứ bốn mươi sáu Hồi thứ bốn mươi bảy Hồi thứ bốn mươi tám Hồi bốn mươi chín Hồi thứ năm mươi Hồi thứ năm mươi mốt Hồi thứ năm mươi hai Hồi thứ năm mươi ba Hồi thứ năm mươi bốn Hồi thứ năm mươi lăm Hồi thứ năm mươi sáu Hồi thứ năm mươi bảy Hồi thứ năm mươi tám Hồi thứ năm mươi chín Hồi thứ sáu mươi Hồi thứ sáu mươi mốt Hồi thứ sáu mươi hai Hồi thứ sáu mươi ba Hồi thứ sáu mươi tư Hồi thứ sáu mươi lăm Hồi thứ sáu mươi sáu ngốc, thương thừa nhớ lại tình xưa" href="index.php?tuaid=2103&chuongid=104">Hồi thứ một trăm lẻ bốn Hồi thứ một trăm lẻ năm Hồi thứ một trăm lẻ sáu Hồi thứ một trăm lẻ bảy Hồi thứ một trăm lẻ tám Hồi thứ một trăm lẻ chín Hồi thứ một trăm mười Hồi thứ một trăm mười một Hồi thứ một trăm mười hai Hồi thứ một trăm mười ba Hồi thứ một trăm mười bốn Hồi thứ một trăm mười lăm Hồi thứ một trăm mười sáu Hồi thứ một trăm mười bảy Hồi thứ một trăm mười tám Hồi thứ một trăm mười chín Hồi thứ một trăm hai mươi