Hồi thứ hai
Giả phu nhân tạ thế ở thành Dương Châu
Lãnh Tử Hưng kể chuyện trong phủ Vinh Quốc

Phong Túc nghe thấy tên công sai gọi, vội vàng chạy ra cười. Tên kia nói to:
“Mời ngay ông Chân ra đây!”.
Phong Túc cười nói
- Tôi họ Phong chứ không phải họ Chân; chỉ có rể tôi là họ Chân, nhưng đã đi tu vài năm nay rồi. Có phải ông hỏi nó không?
Tên công sai nói:
- Chẳng biết anh là chân hay giả gì hết. Tôi đã vâng lệnh quan đến đây hỏi anh, tôi cứ dẫn anh về hầu quan, khỏi phải đi lại lôi thôi.
Chúng không cho Phong Túc nói, cứ dẫn đi, cả nhà họ Phong sợ hãi không biết việc gì. Đến canh hai Phong Túc mới về vui mừng hớn hở. Mọi người xúm lại hỏi. Phong Túc nói:
- Quan mới này họ Giả tên Hóa, người Hồ Châu, là bạn cũ của rể ta. Vừa đây đi qua cửa nhà ta, trông thấy con Kiều Hạnh mua chỉ, quan đoán con rể ta dời đến ở đây, nên gọi lại hỏi. Ta kể rõ đầu đuôi, quan thương cảm thở dài một lúc lâu, lại hỏi đến cháu ngoại ta, ta nói cháu đi xem hội bị lạc mất. Quan nói: “Việc ấy không ngại, ta sẽ sai người đi dò xét cho”. Nói chuyện một lúc, khi sắp về, quan lại cho hai lạng bạc.
Vợ Chân Sĩ Ẩn nghe vậy, càng động lòng thương xót.
Sáng sớm hôm sau, Vũ Thôn sai người mang hai gói bạc, bốn tấm gấm đến tạ Ơn vợ họ Chân. Lại đưa một phong thư kín cho Phong Túc, nhờ nói với vợ họ Chân xin cưới Kiều Hạnh làm vợ hai. Phong Túc cười mừng hớn hở, chỉ sợ không được vừa lòng quan, nên trước mặt con gái hết sức nói hùn vào. Rồi ngay đêm ấy Phong Túc thuê một chiếc kiệu nhỏ đưa Kiều Hạnh vào dinh quan huyện. Vũ Thôn vui mừng lắm, đưa trăm lạng bạc tặng Phong Túc, lại biếu vợ họ Chân nhiều lễ vật, khuyên cứ yên tâm, chờ sau này sẽ tìm con gái giúp.
Nói đến Kiều Hạnh là người năm trước đã ngoảnh lại nhìn Giả Vũ Thôn, chỉ vì một cái nhìn ngẫu nhiên mà thành ra một đoạn kỳ duyên, đó là một việc không ngờ. May sao vận và mệnh đều tốt, về với Vũ Thôn mới có một năm, Kiều Hạnh đã sinh được một con trai. Lại nữa năm sau, vợ cả Vũ Thôn ốm chết, Vũ Thôn đưa nàng lên làm chính thất, đó là:
Ngẫu nhiên nhìn một cái,
Mà được ở trên người.
Nguyên năm trước Vũ Thôn được Sĩ Ẩn giúp tiền, ngày mười sáu vào kinh. Đến ngày thi không ngờ đỗ tiến sĩ, được bổ làm tri phủ. Vũ Thôn tuy tài giỏi, nhưng tính tham tàn, lại cậy tài khinh nhờn người trên, bọn đồng liêu đều ghét. Nhận chức chưa đầy hai năm, Vũ Thôn bị quan trên lừa chỗ hớ, dâng sớ hặc hắn: “Vốn tính gian giảo, giả dạng lễ nghi, mượn tiếng liêm chính, ngấm ngầm giao kết với lũ hồ lang, gây ra nhiều chuyệnrắc rối cho nhân dân không sao chịu nổi”. Vua giận cách chức. Vũ Thôn tuy trong lòng hổ thẹn, nhưng ngoài mặt vẫn không có tí gì tỏ ra oán giận, vẫn vui vẻ như thường. Sau khi bàn giao xong, Vũ Thôn nhặt nhạnh của cải, đưa gia quyến về quê rồi một mình đi ngao du những nơi danh thắng. Một hôm ngẫu nhiên đến đất Duy Dương, Vũ Thôn được biết quan Diêm Chính mới bổ đến năm nay là Lâm Như Hải.
Lâm Như Hải, họ Lâm, tên Hải, tên chữ Như Hải, là người Cô Tô, đỗ Thám hoa khoa trước, được thăng chức Lan đài tự đại phu, nay bổ đến đây làm Tuần diêm ngự sử mới hơn tháng nay. Ông tổ nhà Lâm Như Hải từng tập tước hầu, đến Như Hải là năm đời. Theo lệ tập tước thì chỉ có ba đời, nhưng bố Như Hải được vua đặc cách ra ơn, cho tập tước thêm một đời nữa. Như Hải thì do khoa cử xuất thân, Họ Lâm tuy là nhà chung đỉnh, nhưng cũng dòng dõi thi thư. Chỉ tiếc họ hàng không thịnh vượng, con cháu hiếm hoi, tuy có mấy ngành nhưng đều là họ xa, không phải anh em ruột thịt. Như Hải đã bốn mươi tuổi, có một con trai lên ba, mới chết năm ngoái. Dẫu có nhiều vợ lẽ nàng hầu, nhưng số hiếm hoi cũng chẳng làm thế nào được. Chỉ có vợ cả là họ Giả sinh được một con gái tên gọi Đại Ngọc, mới lên năm. Vợ chồng nưng niu con như hòn ngọc trên tay. Thấy con thông minh tuấn tú. Như Hải cho đi học như con trai, sớm tối đỡ hiu quạnh.
Nói về Giả Vũ Thôn ở nhà trọ bị cảm gần một tháng trời mới khỏi. Vừa mệt vừa hết tiền, hắn định tìm một chỗ ở tạm nào hợp với sức khỏe. Nhân gặp hai người bạn cũng ở nhà trọ, biết quan Diêm Chính muốn đón thầy dạy con gái học, Vũ Thôn liền nhờ bạn tiến cử, tìm kế yên thân. May sao ở đó chỉ có một cô học trò và hai a hoàn làm bạn học. Cô học trò này vừa bé lại vừa yếu, thời giờ không hạn định nhiều ít, vì thế Vũ Thôn rỗi lắm.
Thấm thoát đã hơn một tháng, không ngờ mẹ cô học trò là Giả phu nhân ốm chết. Khi mẹ Ốm thì cô hầu hạ thuốc thang, khi mẹ mất thì cô giữ đủ mọi tang lễ. Vũ Thôn định thôi dạy đi tìm việt khác, nhưng Như Hải muốn con cư tang vẫn đi học, nên cố giữ lại. Gần đây vì quá thương xót, lại vốn người yếu sẵn, nên bệnh của cô lại phát, phải nghỉ học luôn, Vũ Thôn ngồi rỗi, gặp những lúc trời chiều êm ả, ăn xong lại ra ngoài chơi.
Một hôm, Vũ Thôn ra ngoài thành thưởng ngoạn phong cảnh thôn quê, vui chân đi đến một chỗ non nước quanh co, rừng trúc xanh tốt, lờ mờ thấy đằng xa có một tòa cổ miếu. Vũ Thôn đến đó thì thấy cửa ngõ xiêu vẹo, tường vách đổ nát, có biển đề Trí Thông Tụ. Cạnh cửa lại có đôi câu đối đã cũ nát:
Sau mình còn chỗ, không lùi bước,
Trước mắt cùng đường, muốn ngoảnh đầu.
Vũ Thôn xem xong, nghĩ rằng: “Hai câu này văn thì thường thôi, như ý sâu sắc. Xưa nay ta đi chơi nhiều núi nhiều chùa có tiếng, chưa từng thấy câu đối nào thế này. Chưa biết chừng trong đó có vị tu hành đắc đạo cũng nên. Sao ta không vào hỏi xem?” Khi vào, thấy một vị sư già lọm khọm đang nấu cháo, Vũ Thôn cũng không để ý đến. Lúc nói chuyện thấy vị sư vừa lòa vừa điếc, răng rụng, lưỡi cứng, hỏi một đằng, trả lời một nẻo.
Vũ Thôn chán ngán, trở ra, muốn tìm một hàng rượu uống mấy ché cho đỡ buồn. Hắn vừa bước vào cửa, thấy trong đám khách có một người chạy ra cười và mời vào:
- Lạ thật! Lạ thật! Sao lại gặp tiên sinh ở đây?
Vũ Thôn vội nhìn, thì ra người này buôn đồ cổ ở Kinh đô, họ Lãnh, tên Tử Hưng, đã quen nhau từ khi ở kinh đô. Vũ Thôn thì phục Tử Hưng là tay có tài tháo vát, Tử Hưng thì muốn mượn tiếng Vũ Thôn là người văn nho, vì thế hai người chơi thân với nhau.
Vũ Thôn vội hỏi:
- Ông đến đây bao giờ? Tôi không biết, ngẫu nhiên lại gặp thực là kỳ duyên!
Tử Hưng đáp:
- Tôi về nhà năm ngoái, nhân có việc vào kinh, tiện đường đến đây thăm một người bạn. Ông ta có lòng tốt, lưu tôi lại ở chơi, tôi không có việc gì gấp, nên cũng ở lại ít ngày, độ nửa tháng nữa sẽ lên đường. Hôm nay vì nhà ông bạn có việc, nên tôi ra đây chơi, định vào nghỉ chân, không ngờ lại gặp tiên sinh!
Nói xong mời Giả Vũ Thôn ngồi. Tử Hưng bảo dọn rượn, hai người uống rượu nói chuyện, kể lại những việc từ ngày xa nhau. Vũ Thôn nhân hỏi:
- Gần đây kinh đô có gì lại không
- Cũng không có gì lạ, chỉ có nhà dòng họ với tiên sinh có một chuyện hơi lạ.
Vũ Thôn cười:
- Họ tôi không có ai ở kinh đô cả, sao lại nói thế?
Tử Hưng cười:
- Cùng họ thôi, không phải cùng ngành.
- Nhà nào?
- Như phủ Giả Vinh Quốc có lẽ cũng không làm mất thanh danh nhà tiên sinh!
- Phủ Vinh Quốc công à? Cứ kể ra, họ nhà tôi cũng không ít người, từ Giả Phục đời Đông Hán đến giờ, chi phái rất đông, tỉnh nào cũng có, không ai tra khảo hết được. Kể ra phủ Vinh thì có cùng họ với tôi đấy, nhưng nhà ấy vinh hiển như thế, tôi không tiện nhận họ, nên ngày càng xa.
Tử Hưng thở dài:
- Tiên sinh đừng nói thế. Hiện nay hai nhà Vinh, Ninh đều suy sút cả, không còn thịnh vượng như trước nữa.
- Hiện giờ hai nhà Ninh, Vinh người rất nhiều, sao bảo là suy sút?
- Chính thế, nói ra thì rất dài.
- Năm ngoái tôi đến Kim Lăng, vì muốn thăm di tích Lục Triều(#1). Khi tôi đến thành Thạch Đầu, có đi qua hai nhà ấy. Con đường bắc lộ bên đông là phủ Ninh Quốc, bên tây là phủ Vinh Quốc, hai nhà liền nhau, chiếm quá nửa phố. Ngoài cửa chính tuy vắng vẻ không có người, nhưng nhìn qua tường, thấy trong đó điện đài lầu gác rất là nguy nga; ngay cái vườn hoa đằng sau, cây cối núi non vẫn sầm uất tươi tết, đâu phải là nhà suy sút?
Tử Hưng cười nói:
- Không ngờ tiên sinh đỗ tiến sĩ, mà lại chẳng thông tí nào! Cổ nhân đã nói: “con sâu trăm nhân, chết vẫn không ngã”. Hai nhà này tuy không phồn thịnh bằng lúc trước, nhưng so với những nhà sĩ hoạn bình thường vẫn còn khác xa. Hiện giờ người nhiều, công việc bề bộn. Thế mà từ thầy đến tớ, chỉ biết hưởng thụ phú quý, không người nào lo tính công việc. Đến nỗi hàng ngày phung phí cũng không biết tinh giảm; bề ngoài xem ra không thấy có gì thay đổi, nhưng bề trong thực trống rỗng cả rồi. Đó là việc nhỏ, còn có việc lớn nữa: một nhà phú quý dòng dõi thi thư như thế mà ai ngờ con cháu lại càng ngày càng suy sút!
Vũ Thôn nói:
- Những nhà thi lễ như thế, có lẽ nào lại không biết dạy bảo con cháu? Nhà khác thì tôi không biết, chứ hai phủ Ninh, phủ Vinh, xưa nay dạy con vẫn có khuôn phép lắm kia mà?
Tử Hưng thở dài:
- Tôi sẽ nói cho tiên sinh biết. Trước đây Ninh quốc công và Vinh quốc công là hai anh em ruột. Ninh công là trưởng, đẻ hai con trai; khi Ninh công chết, con trai lớn là Giả Đại Hóa tập tước Đại Hóa đẻ được hai con: con lớn là Giả Phu, lên tám, chín tuổi thì chết; con thứ là Giả Kính tập tước. Giả Kính một niềm mộ đạo, chỉ thích luyện đan, không để ý đến một việc gì. May sớm đẻ được con trai là Giả Trân, vì bố thích đi tu tiên nên nhường cho con tập tước. Ông ta không ở nhà, mà ra ở ngoài thành, sống chung lộn với bọn đạo sĩ. Giả Trân đẻ được một con trai là Giả Dung, nay mới mười sáu tuổi. Bây giờ Giả Kính thì không nhìn gì đến việc nhà, Giả Trân thì chẳng chịu học hành, chỉ chơi bời cho thỏa thích, làm đảo lộn cả cơ nghiệp phủ Ninh, không ai dám ngăn cản cả. Còn như phủ Vinh, vừa rồi tôi nói có việc lạ, tức là từ khi Vinh công chết, con trưởng là Giả Đại Thiện tập tước, vợ Đại Thiện là họ Sử, con một tước hầu ở Kim Lăng, đẻ được hai con trai: trưởng là Giả Xá, thứ là Giả Chính. Giả Đại Thiện chết sớm, còn vợ, con trưởng là Giả Xá được tập tước. Con thứ là Giả Chính, tứ bé ham học, được ông yêu, muốn cháu thi đỗ làm quan. Không ngờ lúc Đại Thiện sắp chết, di biểu dâng lên, Hoàng thượng thương nhớ người bầy tôi cũ, liền cho con trưởng tập tước. Hoàng thượng lại hỏi còn mấy con cho vào chầu ngay, rồi đặc cách cho Giả Chính hàm chủ sự vào bộ tập sự. Nay Giả Chính đã được thăng Viên ngoại lang. Vợ Giả Chính là Vương thị, đẻ con đầu lòng là Giả Châu, mười bốn tuổi đỗ tú tài, lấy vợ sinh con, nhưng chưa đến hai mươi tuổi thì ốm chết. Con thứ hai là gái, đẻ đúng ngày mồng một tháng giêng, cũng là một sự lạ. Mấy năm sau lại đẻ một vị công tử. Chuyện này lại càng lạ nữa: khi lọt lòng, trong miệng cậu ta ngậm một hòn ngọc ngũ sắc, trên hòn ngọc có ghi nhiều chữ, nên mới đặt tên là Bảo Ngọc. Tiên sinh bảo chuyện ấy có lạ không?
Vũ Thôn cười:
- Như thế thì lạ thực! Người này chắc có một lai lịch khác thường!
Tử Hưng cười nhạt:
- Hàng vạn người đều nói như thế, vì vậy bà nội nó yêu quý nó như hòn ngọc báu. Khi đầy năm, Giả Chính muốn thử chí hướng con về sau thế nào, mới đem những đồ chơi bày ra trước mặt để xem nó quờ lấy cái gì. Ngờ đâu nó chẳng lấy cái gì, mà chỉ quờ lấy phấn sáp, trâm vòng. Giả Chính không vui, bảo sau này chỉ là đồ tửu sắc, vì thế không yêu quý lắm. Duy có bà Sử Thái quân thì coi nó như là bản mệnh mình. Nói lại càng lạ: Ngày nay nó đã lên bảy, lên tám, tính khí ngang ngược lạ thường, nhưng lại thông minh gấp trăm người khác. Nhắc lại câu nói hồi nhỏ của nó thật là kỳ quặc! Nó nói: “Xương thịt của con gái là nước kết thành, xương thịt của con trai là bùn kết thành. Tôi trông thấy con gái thì người tôi nhẹ nhàng, khoan khoái, trông thấy con trai thì như bị phải hơi dơ bẩn vậy”. Tiên sinh bảo có buồn cười không? Chắc sau này cậu ta sẽ là con quỷ hiếu sắc.
Vũ Thôn nghiêm nét mặt ngắt lời:
- Không phải thế đâu! Đáng tiếc là các vị không biết lai lịch cậu bé ấy. Cũng như ông Giả Chính đã coi nhầm cậu ta là quỷ hiếu sắc! Nếu không phải là những bậc đọc sách hiểu biết nhiều dày công cách vật trí tri, đủ sức tham huyền ngộ đạo(#2), thì không thể biết được.
Tử Hưng thấy Vũ Thôn nói một cách trịnh trọng, vội xin cho biết vì lẽ gì.
Vũ Thôn nói:
- Trời đất sinh ra người, trừ những người đại nhân, đại ác không kể, còn thì sàn sàn như nhau. Những bực đại nhân thì theo vận mà sinh, những kẻ đại ác theo kiếp(#3) mà sinh. Theo vận mà sinh thì đời trị, theo kiếp mà sinh thì đời loạn. Như các vị Nghiêu, Thuấn, Vũ, Thang, Văn, Vũ, Chu, Thiệu, Khổng, Mạnh, Đổng, Hàn, Chu, Trình, Trương, Chu(#4) đều theo vận mà sinh, Bọn Xuy Vưu, Cung Công, Kiệt, Trụ, Thủy Hoàng, Vương Mãng, Tào Tháo, Hoàn Ôn, An Lộc Sơn, Tần Cối(#5) đều đúng kiếp mà sinh. Đại nhân thì làm sao cho thiên hạ bình trị. Đại ác thì làm cho thiên hạ nhiễu loạn. Người nhân thì bẩm thụ chính khí trong sáng thiêng liêng; người ác thì bẩm thụ những tà khí tàn nhẫn ngang ngược. Bây giờ đang lúc hưng thịnh thái bình, trên từ triều đình, dưới đến đồng nội, hết thảy đều chịu cái chính khí trong sáng thiêng liêng. Những khí còn thừa lại tản mát không biết về đâu, mới biến ra thành cam lộ, hòa phong, tràn khắp trong bốn bể. Còn những tà khí kia không thể lan tràn dưới ánh sáng mặt trời được, liền tụ kết lại ở trong ngòi sâu, hang rộng, ngẫu nhiên gặp gió lay, mây cuốn, thì cũng dao động, cảm phát ra ít nhiều, một dây nửa sợi tung ra, lại gặp ngay linh khí đi qua, thành ra chính không dung được tà, tà lại ghen với chính, không bên nào chịu bên nào, như gió nước sấm sét gặp nhau trên mặt đất. Đã không tiêu diệt được nhau, lại không chịu nhường nhau, tất phải xung đột mãnh liệt. Khi đã phát tiết ra, các tà khí ấy tất phải bám vào người. Nếu ai bẩm thụ khí ấy mà sinh ra, dù trai hay gái, trên không làm được bậc chân nhân quân tử, mà dưới cũng không làm nổi hạng đại hung đại ác. Đem hạng người đó đặt vào trong ngàn vạn người, thì khí thông minh tuấn tú sẽ ở trên ngàn vạn người, mà cái lối bướng bỉnh càn rỡ cũng lại ở dưới ngàn vạn người. Nếu sinh vào nhà công hầu phú quý, thì là hạng người tình si tình chủng; sinh vào nhà thi thư thanh bạch thì là dật sĩ cao nhân; dù có sinh vào những nhà hèn hạ thì cũng là đào kép danh tiếng, chứ không đến nỗi làm tôi đòi cam chịu sai khiến. Trước kia như Hứa Do, Đào Tiềm, Nguyễn Tịch, Kê Khang, Lưu Linh, họ Vương, họ Tạ, Cố Hổ Đầu, Trần Hậu Chủ, Đường Minh Hoàng, Tống Huy Tông, Lưu Đình Chi, Ôn Phi Khanh, Thạch Mạn Khanh, Mễ Nam Cung, Liễu Kỳ lanh, Tần Thiếu Du; gần đây như: Nghê Vân Lâm, Đường Bá Hổ, Chúc Chi Sơn; lại như: Lý Qúy Niên, Hoàng Phiên Xước, Kính Tân Ma, Trác Văn Quân, Hồng Phất, Tiết Đào, Thôi Oanh Oanh, Triều Vân(#6). Tuy địa vị họ khác nhau nhưng cũng giống nhau cả.
- Cứ như tiên sinh nói thì chả hóa ra được làm vua, thua làm giặc hay sao?
- Đúng thế. Tôi từ khi bị cách chức đến giờ, hai năm đi chơi các tỉnh, đã từng gặp hai đứa trẻ dị dạng. Vì thế ông vừa nói đến câu chuyện Bảo Ngọc, tôi liền đoán chắc cậu bé này cũng là hạng người kể vừa trên. Không cần nói xa, chỉ cần nói ngay nhà họ Chân, làm chức Tổng tài viện Thể nhân ở Kim Lăng thôi. Ông có biết không?
- Ai mà chả biết! Nhà họ Chân và nhà họ Giả là họ hàng với nhau, đời đời đi lại rất thân mật, ngay tôi cũng thường ra vào nhà ấy.
- Năm ngoái tôi ở Kim Lăng, có người đánh mối cho tôi đến dạy học ở nhà họ Chân. Tôi đến đó xem quang cảnh ra sao, không ngờ nhà ấy là nhà phú quý mà lại biết giữ lễ nghĩa, ít có một chỗ dạy học nào được như thế. Tên học trò ấy tuy mới vỡ lòng, nhưng khó hơn là dạy người lớn để đi thi. Nói ra thật đáng buồn cười, tên học trò bé con ấy thế nói này: “Phải có hai bạn gái bé cùng học với tôi, tôi mới nhận được chữ, hiểu được nghĩa; nếu không thì bụng tôi cứ mờ đặc đi”. Nó lại thường nói với bọn người nhà: “Hai chữ “nữ nhi” đối với tôi rất tôn quý, rất trong sạch, không gì sánh kịp, hơn cả phật Di Đà và Ngọc Đế. Các người là hạng thối mồm thối miệng, chớ có nông nổi coi thường hai chữ ấy. Khi nào cần nói đến phải lấy nước chế thơm súc miệng kỹ đã rồi mới được nói; nếu mà nói bậy, sẽ bị bẻ răng khoét mắt”. Lúc thường thì nó ngỗ nghịch trâng tráo, bướng bỉnh, ngốc nghếch là thường; nhưng khi gặp mấy bạn gái, nó lại ôn hòa văn nhã, láu lỉnh thành một con người khác hẳn. Bố nó nhiều lần đánh rất đau mà nó vẫn không chữa. Mỗi lần bị đánh đau không chịu được, nó gọi ầm lên “chị em ơi”. Bọn con gái nghe thấy thế, cười hỏi: “Tại làm sao khi bị đòn cứ gọi “chị em” ra làm gì? Hay là muốn gọi chị em ra xin hộ? Như thế có đáng xấu hổ không?” Nó trả lời một câu rất kỳ: “Lúc đau quá, tôi nghĩ bụng thử kêu “chị em”, họa may đỡ chăng, quả nhiên khi kêu lên thì thấy đỡ. Vì thế, tôi tìm ra được phép mầu nhiệm: Mỗi khi bị đánh là tôi cứ thế kêu lên. Tôn huynh nghe chuyện này có đáng buồn cười không? Vì bà quá nuông cháu, thường lam rầy rà mà quở mắng người con, nên tôi không ở đấy nữa mà đến dạy học ở nhà họ Lâm, làm Tuần diêm ngự sử tại đây. Những hạng con em ấy tất không giữ được cơ nghiệp ông cha. Không theo được lời dạy dỗ của thầy bạn. Chỉ đáng tiếc là nhà ấy có mấy chị em gái thì lại khôn ngoan ít có!
Tử Hưng nói:
- Thôi đúng như mấy chị em nhà họ Giả rồi. Tiểu thư lớn nhất của Giả Hình là Nguyên Xuân, có tài đức hiền hiếu, được tuyển vào cung làm nữ Sử, tiểu thư thứ hai là Nghênh Xuân, con vợ lẽ Giả Xá. Tiểu thư thứ ba là quyến luyến không muốn rời, liền ngoái đầu nhìn Vương phu nhân, thấy vẫn nhắm mắt. Bảo Ngọc mở cái túi ở trong mình, lấy một viên thuốc hương huyết nhuận tân(2) ra, đút vào mồm Kim Xuyến. Kim Xuyến cũng không mở mắt, ngậm mồm lại.
Bảo Ngọc lại gần nắm lấy tay Kim Xuyến khẽ cười nói:
- Ta sẽ nói với bà xin chị về để chúng ta cùng ở chung với nhau.
Kim Xuyến không trả lời. Bảo Ngọc lại nói:
- Chờ bà dậy, ta sẽ nói.
Kim Xuyến mở mắt đẩy Bảo Ngọc một cái, cười nói:
- Việc gì mà phải vội thế. Tục ngữ có câu: "Cái trâm vàng rơi xuống giếng, đã về ai thì chỉ là của người ấy thôi". Chả lẽ cậu còn chưa hiểu sao? Tôi bảo cậu việc này hay hơn: cậu đi sang nhà bên đông mà bắt cậu Hoàn và chị Thái Vân.
Bảo Ngọc cười nói:
- Họ làm gì mặc họ. Chúng ta chỉ nói việc chúng ta thôi.
Bỗng Vương phu nhân trở mình dậy, tát vào mặt Kim Xuyến một cái và mắng:
- Con đĩ hèn hạ này! Các cậu nhà này đều bị chúng mày làm hư hỏng cả!
Bảo Ngọc thấy Vương phu nhân dậy, chạy biến mất.
Kim Xuyến một bên má đỏ ửng lên, không dám nói câu gì. Bọn a hoàn thấy Vương phu nhân dậy, đều chạy đến.
Vương phu nhân liền gọi Ngọc Xuyến đến bảo:
- Gọi mẹ mày đến mang chị mày về.
Kim Xuyến nghe thấy nói thế, vội quì xuống khóc:
- Từ rày con không dám thế nữa, xin bà cứ việc đánh, cứ việc chửi, nhưng đừng đuổi con như thế, thì con đội ơn bà như trời như bể. Con theo hầu bà đã mười năm nay, bây giờ bà đuổi con về, con còn mặt mũi nào trông thấy người ta nữa?
Vương phu nhân vốn người hiền lành, chưa từng đánh a hoàn bao giờ, nay thấy Kim Xuyến làm việc vô sỉ, giận quá, không nén được, liền tát nó một cái, mắng nó mấy câu. Kim Xuyến van xin cũng không cho ở lại, cuối cùng bắt mẹ nó là bà già họ Bạch mang nó về. Kim Xuyến đành phải ngậm hờn nuốt tủi đi ra.
Bảo Ngọc thấy Vương phu nhân dậy, cụt hứng, chạy về vườn Đại Quan, thấy ánh nắng chói trời, bóng cây rợp đất, chung quanh im lặng, chỉ nghe tiếng ve kêu mà thôi. Đi đến dưới giàn tường vi, có tiếng người thổn thức, Bảo Ngọc nghi hoặc, đứng lại lắng nghe, quả nhiên thấy một người ngồi đó. Bấy giờ khoảng giữa tháng năm, cây tường vi đang hoa lá tốt tươi. Bảo Ngọc khe khẽ đứng ngoài nhìn vào, thấy ở dưới giàn hoa một cô gái bé đương ngồi xổm, tay cầm cái trâm cài đầu vạch xuống đất, lặng lẽ chảy nước mắt. Bảo Ngọc nghĩ bụng: "Không có lẽ con bé thơ dại này cũng học cô Tần chôn hoa chăng?" Rồi lại than thở: "Nếu quả thật nó cũng chôn hoa, thì khác nào nàng Đông Thi bắt chước nhăn mặt(3) không những chẳng có gì lạ, lại đáng chán là khác!" Nghĩ xong liền gọi cô con gái kia bảo:
- Cô đừng nên bắt chước cô Lâm nhé!
Nói chưa dứt lời, ngoảnh lại nhìn kỹ, thấy người này lạ mặt, không phải a hoàn, mà là người trong đám mười hai cô học hát. nhưng không rõ đóng vai "nam" hay "nữ", "lão" hay "hề".
Bảo Ngọc lè lưỡi, bịt mồm lại, nghĩ bụng: "May mà mình không hấp tấp. Hai lần trước cũng vì hấp tấp làm cho cô Tần tức giận, Bảo Thoa nghi ngờ. Bây giờ mình còn mắc lỗi với bọn họ, lại càng thêm khó xử". Vừa nghĩ vừa bực mình, không nhận ra được người đó là ai. Lại để ý ngắm kỹ, thấy người này mày xanh như núi mùa xuân, mắt sáng như sóng mùa thu, mặt nõn nà, lưng thon thon, vẻ người óng ả thướt tha, không khác gì Đại Ngọc. Bảo Ngọc không nỡ rời bước, đứng ngây người ra, thấy nó đương cầm cái trâm vàng, không phải là đào đất chôn hoa, mà là vạch chữ.
Bảo Ngọc nhìn kỹ cái trâm đưa đẩy từng vạch, từng chấm từng móc, tính tất cả là mười tám nét; liền lấy ngón tay theo thế viết vào trong lòng bàn tay mình để đoán ra chữ gì? Nghĩ mãi mới biết nó viết chữ "tường" của hoa tường vi. Bảo Ngọc lại nghĩ: "Nhất định nó đang làm thơ làm từ gì đây. Bây giờ nó trông thấy hoa, lòng cảm xúc, trong khi cao hứng, nẩy ra mấy vần, lại sợ quên, nên vạch xuống đất để đắn đo cân nhắc, cũng chưa biết chừng! Ta hãy chờ xem nó còn viết thêm những chữ gì". Vừa nghĩ vừa nhìn, thấy cô này vạch đi vạch lại, quanh quẩn vẫn là chữ "tường".
Một người thì ngồi ngây ra vạch chữ "tường", vạch đi vạch lại đến mấy mươi lần; một người đứng ngoài cũng ngây ra, hai mắt chòng chọc nhìn cái trâm đưa đẩy. Bảo Ngọc nghĩ bụng: "Con bé này nhất định có tâm tư thầm kín gì đây. Nhìn bộ dạng này, chắc nó có bao điều buồn bực nấu nung! Người nó mỏng mảnh yếu ớt như thế, thì chịu sao được những sự dằn vặt ấy? Tiếc rằng ta không thể chịu đỡ được cho nó một phần".
Về mùa này, mưa nắng thất thường, hễ một đám mây nhỏ kéo đến là có thể mưa ngay. Bỗng đâu cơn gió nổi lên, trận mưa ầm ầm như trút nước. Bảo Ngọc trông thấy cô bé bị những giọt mưa từ trên nhỏ xuống, quần áo ướt đẫm, liền nghĩ: "Thân hình nó thế kia, chịu sao nổi trận mưa rào bắn xói vào người?" Không thể nín được, Bảo Ngọc gọi ngay:
- Thôi đừng viết nữa, người ướt hết cả rồi.
Cô bé nghe nói giật mình, ngẩng đầu nhìn, thấy người bảo đừng viết ấy đương đứng ngoài giàn hoa. Một là vì Bảo Ngọc nét mặt xinh đẹp; hai là vì hoa lá um tùm, chỉ hở có một nửa mặt, nên người con gái cho là một chị a hoàn nào, chứ không biết là Bảo Ngọc. Nó liền cười nói:
- Cảm ơn chị nhắc bảo cho. Nhưng không lẽ ngoài ấy lại có cái gì che mưa chăng?
Bảo Ngọc tỉnh người, kêu một tiếng, mới thấy lạnh buốt toàn thân. Cúi đầu nhìn mình, cũng ướt hết, liền kêu: "Hỏng rồi!" Rồi chạy một mạch về viện Di Hồng, trong lòng vẫn áy náy về con bé ấy không có chỗ tránh mưa.
Hôm sau là tiết Đoan dương, mười hai cô hát trong bọn Văn Quan đều được nghỉ học, ra vườn chơi. Bảo Quan đóng vai nam, Ngọc Quan vai nữ, đều đến chơi đùa với Tập Nhân ở viện Di Hồng. Gặp mưa, mọi người đóng cửa lại, lấp các cống cho nước đọng đầy sân, rồi đuổi bắt le vịt, khâu cánh, thả ở sân chơi. Tập Nhân thì ngồi ở ngoài hiên cười đùa.
Bảo Ngọc thấy cửa đóng, liền lấy tay đấm. Người trong nhà đang mải cười đùa, không ai để ý đến. Một lúc lâu, trong nhà nghe thấy tiếng đập cửa thình thình, ai nấy đều cho là không khi nào Bảo Ngọc lại về lúc này. Tập Nhân cười nói:
- Ai lại gọi cửa bây giờ? Không mở được.
Bảo Ngọc nói:
- Tôi đây.
Xạ Nguyệt nói:
- Hình như tiếng cô Bảo.
Tình Văn nói:
- Nói bậy! Cô Bảo đến làm gì?
Tập Nhân nói:
- Để tôi ra khe cửa nhìn xem, đáng mở thì mở, không nên để cho họ phải dầm mưa.
Nói xong liền theo đường hành lang nhìn ra ngoài, thấy Bảo Ngọc ướt như chuột lột, Tập Nhân vừa hoảng sợ, vừa buồn cười, vội ra mở cửa, cúi lưng, vỗ tay nói:
- Ai biết đâu bây giờ cậu về? Sao mưa to thế mà cũng đi?
Bảo Ngọc trong bụng đang bực tức, chỉ định có người ra mở cửa là đá cho mấy cái. Cửa vừa mở, Bảo Ngọc không cần nhìn xem ai, cứ tưởng là một a hoàn nào, liền đá một cái vào cạnh sườn. Tập Nhân kêu "Ối chà!" một tiếng. Bảo Ngọc còn mắng thêm:
- Đồ hèn mạt! Ngày thường tao đối đãi tử tế, chúng mày nhờn quen, càng ngày càng mang tao ra làm trò cười!
Nói xong, nhìn xuống, thấy Tập Nhân khóc, mới biết mình đá nhầm, vội cười nói:
- Ối chà! Chị đấy à? Tôi đá phải chỗ nào đấy?
Xưa nay Tập Nhân chưa bị đánh mắng lần nào; nay thấy Bảo Ngọc phát cáu trước mặt mọi người, đá mình một cái, thì vừa xấu hổ vừa tức giận, lại vừa đau. Muốn sinh chuyện, nhưng lại nghĩ: chưa chắc Bảo Ngọc đã định tâm đá mình, nên đành nén bụng nói: "Cậu có đá trúng tôi đâu, sao cậu không về thay áo quần đi?"
Bảo Ngọc vào buồng, cười nói:
- Tôi từ bé đến giờ, lần này mới là lần đầu phát cáu đánh người, không ngờ lại đánh nhầm phải chị!
Tập Nhân cố chịu đau, đi thay quần áo cho Bảo Ngọc, cười nói:
- Tôi là người đầu, thì bất cứ việc lớn nhỏ, hay dở, đều tự tôi mà ra. Nhưng cậu cũng đừng nghĩ đánh được tôi rồi sau này quen tay đi cứ đánh bừa.
- Vừa rồi quả tôi không chủ ý nào.
- Ai bảo cậu chủ ý? Xưa nay việc đóng cửa, mở cửa vẫn giao cho bọn hầu nhỏ. Chúng nó hỗn láo quen, nhiều lần làm cho người ta phải tức lên, thế mà chúng nó chẳng biết sợ hãi là cái gì. Nếu chính chúng nó ra mở cửa, cậu đá cũng lả phải. Nhưng vừa rồi vì tôi dở hơi, không để cho chúng nó ra mở.
Trời tạnh mưa, bọn Bảo Quan, Ngọc Quan đều về cả, Tập Nhân thấy đau ở cạnh sườn, trong lòng rộn rực, liền bỏ bữa cơm chiều không ăn. Đến tối, cởi quần áo ra, thấy bên cạnh sườn có một chỗ tím to bằng cái bát, Tập Nhân giật mình sợ hãi, nhưng không tiện nói ra, đến lúc đi ngủ vẫn thấy đau. Trong khi mơ màng, thỉnh thoảng lại thốt ra một tiếng kêu "ối chà!"
Bảo Ngọc thấy Tập Nhân ra dáng mệt mỏi, trong bụng không đành. Đến nửa đêm, lại nghe tiếng kêu, biết Tập Nhân bị đá mạnh quá, Bảo Ngọc trở dậy, khẽ cầm đèn lại soi. Đến cạnh giường, thấy Tập Nhân ho lên hai tiếng, nhổ ra một cục đờm, rồi lại kêu "ối chà". Tập Nhân mở mắt nhìn, thấy Bảo Ngọc, giật mình hỏi:
- Cậu làm gì thế?
- Trong khi ngủ, chị cứ kêu luôn, tất là bị đá đau lắm,để tôi xem thế nào.
- Tôi nhức đầu lắm, cổ họng lại lờm lợm có mùi tanh, cậu thử soi xuống đất xem.
Bảo Ngọc nghe nói, cầm đèn soi, thấy một cục máu tươi, sợ hãi nói:
- Thôi thế này thì nguy mất.
Tập Nhân thấy thế, lạnh đi một nửa người.
-----------------------------------
(1). Mang roi đến chịu tội. Đời Chiến quốc, Liêm Pha mang roi từ nhà đến xin lỗi Lạn Tương Như.
(2). Một viên thuốc trắng và thơm để thấm nhuần nước bọt.
(3). Đời Chiến quốc có nàng Tây Thi, nhan sắc tuyệt vời, khi nhăn mặt lại càng đẹp. Ở phía đông trong làng có một người con gái rất xấu, thấy thế cũng bắt chước. Nhưng khi cô ta nhăn mặt, người giàu trông thấy phải đóng cửa, không dám nhìn, người nghèo trông thấy phải đem cả vợ con trốn đi nơi khác.
 

Truyện Hồng Lâu Mộng Lời giới thiệu Hồi thứ nhất Hồi thứ hai , xin làm con nuôi, sau làm phản, tự xưng là Hùng Võ hoàng đế nhà Yên, rồi bị con là Khánh Tự giết chết.
Tần Cối tính tàn nhẫn, hiểm ác, nhờ thế lực nước Kim làm đến chức tể tướng, giết hại nhiều trung thần võ tướng như Nhạc Phi.
(6-). Hứa Do: Một vi cao ẩn ở đất Bái Trạch. được vua Nghiêu nhường cho thiên hạ không nhận, ra sông Đinh Thủy rửa tai.
Đào Tiềm: Tên chữ Uyên Minh, người đời Tấn, tính cao thượng giản dị. Khi làm quan lệnh ở Bành Trạch, trên quận sai quan đến, người ta bảo phải mũ áo ra tiếp, Đào Tiềm nói: “Ta không thể vì năm đấu gạo mà uốn lưng được.” rồi bỏ quan về.
Nguyễn Tịch: tên chữ là Tự Tôn, người đời Tấn, học rộng, thơ hay, đàn giỏi, thích uống nrợu, biết phân biệt kẻ hay người dở, người hay thì tiếp bằng mắt xanh, người dở thì tiếp bằng mắt trắng. Có làm một tập thơ Vịnh hoài hơn tám mươi bài, bài Đạt sinh luận và truyện Đạt nhân tiên sinh.
Kê Khang: Người đời Tấn. Học rộng, tính lười biếng, làm quan trung tán đại phu, là một trong bọn bảy người ờ Trúc lâm thất hiền.
Lưu Linh: Làm chức Kiến uy tham quân đời Tấn. Là một người trong Trúc lâm thất hiền, tính nghiện rượu, đi đâu cũng uống sai người mang đi theo, dặn hễ chết thì chôn ngaỵ Có làm bài Tửu đức tụng.
Vương, Tạ: Vương Thản Chi và Tạ An, hai họ này có tiếng nhất đời Tống. vì thế con trai nhà quý phái đều muốn lấy con gái họ Vương, họ Tạ.
Cố Hổ Đầu: Người đời Tấn. Học rộng, tài giỏi, vẽ khéo.
Trần Hậu Chủ: Hay chữ, sau khi lên ngôi vua, ham mê tửu sắc, suốt ngày chỉ chơi đùa với phi tần và hiệp khách, ăn yến làm thơ, chẳng nghĩ gì đến công việc. Khi quân Tùy đến đánh vẫn còn say rượu, hát xướng. Sau bị tướng nhà Tùy là Hàn Cầm Hổ bắt được ờ trong giếng Cảnh Dương đem về. Vua Tùy phong cho làm Trường Thành công.
Ôn Phi Khanh: Người đời Đường. Tư chất thông minh, làm từ phú rất hay, nhưng không biết giữ gìn tính nết, thích nói những lời dâm đãng, bị sĩ phu thời bấy giờ khinh bỉ.
Thạch Mạn Khanh: Người đời Tống, tính lỗi lạc, có khí tiết, biết phân biệt điều phải điều trái. Thơ hay chữ tốt. thường làm những bài nói về sách lược quốc phòng.
Mễ Nam Cung: Người đời Tống, thơ hay, vẽ khéo, thường dắt bạn đi thưởng ngoạn sơn thủy. Trong thuyền lúc nào cũng đầy thơ và tranh vẽ. Vì đã làm chức Nam Cung Xá Nhân, nên người ta thường gọi là Mễ Nam Cung.
Liễu Kỳ Hình: Tên là Vinh. Đỗ Tiến sĩ đời Tống, làm chức đồn điền viên ngoại lang, nên người ta thường gọi là Liễu đồn điền. Tính lãng mạn. làm nhiều bài ca từ lẳng lơ như bài Nhạc thường tập. Hễ có vở hát nào mới ra, tất phải nhờ ông làm từ giới thiệu, thì bán mới đắt. Sau vì túng thiếu, đi lưu lạc khắp nơi. Khi chết, các chị em ca kỹ phải góp tiền làm ma cho.
Tần Thiếu Du: Người đời Tống. Học rộng nhưng tính kiêu ngạo, vi có tài nên được cử làm chức Hán lâm học sĩ, giữ việc chép sứ với Tô Triệt, Tô Thức. Sau lấy em hai ông này.
Nghê Văn Lâm: Người đời Nguyên. Nhà giàu, danh sĩ các nơi thường đến chơi, thơ hay, vẽ sơn thủy khéo. Lúc già thích thanh đạm và tĩnh mịch. Chỗ ở có Thanh bật các, Văn lãm đường, trong chứa rất nhiều thơ họa, đồ cổ, sách lạ, thường đi thuyền thưởng ngoạn các nơi sơn thủy. Mặc bộ quan áo nhà quê, ở lẫn lộn vào chốn hương thôn. Có làm bộ Thanh bật các tập.
Đường Bá Hổ: Người đời Minh, nhà nghèo nhưng thích bạn, văn hay, vẽ khéo, cùng bọn Từ Trinh Khang, Chúc Chi Sơn, Văn Trung Minh. Người ta gọi là bốn tài tử ở đất Ngô Trung.
Chùc Chi Sơn: Người đời Minh, vì lúc mới đẻ có ngón tay thừa, tự hiệu là Chi Sơn. Chúc Chi Sơn xem sách rộng. thơ hay chữ tốt.
Lý Quy Niên: Người đời Đường, giỏi âm luật, cùng với Tôn đại nương lúc bấy giờ giỏi về múa hát.
Kính Tân Ma: Trùm phường chèo đời Ngũ Đại. Bấy giờ vua Trang Tông đi săn, giẫm phải vào ruộng lúa. Viên huyện ở đấy can, vua giận định đem giết. Kính Tân Ma trách viên huyện: “Ông làm quan ở đây lại dám cho dân cày cấy nộp thuế. Sao không để trừ chỗ này để cho vua đi săn. Thây kệ dân đói có được không? Tội ông thế đáng chết là phải”. Vua nghe nói cười lên rồi tha viên huyện.
Hồng Phật: Tên là Xuất Trần, người đời Tùy, gái hầu của Dương Tố. Lý Tĩnh mặc áo vải vào chầu Dương Tố, Xuất Trần có sắc đẹp, tay cầm phất trần, mắt vẫn liếc Lý T ĩnh. Đêm hôm ấy, lẻn sang nhà Lý Tĩnh nói: “Thiếp là thị tỳ nhà họ Dương đây, dây leo này giờ ai uốn nhờ bóng cây cao”. Rồi hai người cùng trốn sang đất Thái Nguyên. Sau Trương Minh Phương đời Minh có làm bài Hồng Phật Ký.
Tiệt Đào: Danh sĩ đời Đường, hiểu biết âm luật, làm thi từ hay, thường xướng họa với bọn danh sĩ lúc bấy giờ như Nguyên Chẩn, Bạch Cư Dị, Đỗ Mục... lại biết chê giấy hoa tiên. Hiện giờ còn có cái giếng tên Tiệt Đào Tĩnh. Có độ năm trăm bài nho truyền ở đời.
Thôi Oanh Oanh: Con gái đời Đường. văn từ giỏi. Nguyên Chẩn làm bộ Hội Chân ký nói: “Cha Oanh Oanh chết sớm. Oanh Oanh theo mẹ về Trường An ở chùa Bồ đông phổ cứu, gặp Trương sinh thơ từ đi lại, tình yêu rất nồng nàn. Sau Vương Thực Phủ đời nhà Nguyên có làm ra vở hát Tây Sương ký truyền kỳ.
Triều Vân: Người đời Tống, là kỹ nữ ở Tiền Đường. Khi Tô Thức làm quan ở đấy, lấy làm nàng hầu, lúc trước thì chưa biết chữ nghĩa gì, sau nhờ có Tô Thức dạy bảo, biết làm thi từ, lại hiểu đạo Phật. Sau Tô Thức bị biếm ra Huệ Châu, đám tỳ thiếp bỏ cả, chỉ có một mình Triều Vân đi theo.
(7-). Chỗ này Tử Hưng muốn dẫn chứng lối đặt tên con gái của họ Giả không phải là theo lối cũ như Vũ Thôn vừa hỏi ở trên.
--!!tach_noi_dung!!--

Đánh máy: Tiểu Hồ Tiên, Thất Sơn Anh Hùng, Mickey
Được bạn: mickey đưa lên
vào ngày: 5 tháng 2 năm 2004

--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--