Hồi thứ ba mươi chín
Già nhà quê hay nói huênh hoang
Cậu có tình cứ tìm ngành ngọn

Mọi người thấy Bình Nhi đến, đều hỏi:
- Mợ chị ở nhà làm gì mà không thấy đến?
- Mợ ấy có được rỗi đâu? Vì ở nhà không có món gì ăn ngon, lại không thể sang đây được, nên mợ ấy bảo tôi đến hỏi xem có còn cua hay không, xin mấy con mang về nhà ăn.
Tương Vân nói:
- Có nhiều lắm!
Liền sai người mang cái làn đựng mười con cua lớn.
Bình Nhi nói:
- Cho thêm mấy con cua cái nữa.
Mọi người lại kéo Bình Nhi ngồi xuống. Bình Nhi không chịu ngồi. Lý Hoàn cười nói:
- Thì cứ ngồi xuống đã nào.
Rồi kéo Bình Nhi ngồi xuống, rót một chén rượu, đưa lên miệng cô ta. Bình Nhi vội hớp một ngụm, định đi ngay. Lý Hoàn bảo:
- Chưa cho cô đi vội. Cô mới chỉ biết có mợ Phượng nhà cô thôi còn tôi thì cô không thèm nghe lời gì cả.
Liền quay bảo bọn bà già:
- Hãy mang làn cua này sang biếu mợ Phượng, và nói rằng ta còn giữ cô Bình ở lại chơi.
Một lúc, bà già mang cái làn về nói:
- Mợ Hai nói: các mợ và các cô đừng cười, hãy nếm món này đã. Trong làn này đựng bánh xốp và bánh cuốn mỡ gà của của bà mợ đưa sang cho các mợ và các cô ăn.
Bà ta lại ngoảnh vào nói với Bình Nhi:
- Mợ bảo rằng: Sai chị đi mà chị cứ tham ăn, không chịu về ngay. Mợ lại dặn chị uống ít rượu chứ.
Bình Nhi cười nói:
- Tôi uống nhiều thì làm gì tôi!
Vừa nói vừa uống rượu vừa ăn cua. Lý Hoàn ôm lấy Bình Nhi, cười nói:
- Đáng tiếc dáng điệu mặt mũi thế này mà số phận lại kém cỏi, chỉ là người hầu hạ trong nhà thôi! Người ngoài ai trông thấy, chẳng bảo cô là hạng các mợ, các bà.
Bình Nhi vừa uống rượn với bọn Bảo Thoa, Tương Vân, vừa quay lại cười nói:
- Xin mợ đừng sờ vào người tôi đâm ngứa ngáy khó chịu.
Lý Hoàn hỏi:
- Ái chà! Đeo cái gì mà rắn thế này?
- Chùm chìa khóa đấy.
- Có cái gì quan hệ sợ người ta ăn trộm mà phải đeo luôn trong người thế? Ngày thường tôi vẫn nói với mọi người, có Đường Tăng(1) đi lấy kinh, thì phải có con ngựa trắng chở kinh; có Lưu Trí Viễn ra đánh dẹp thiên hạ, thì phải có con hồ tinh cho mũ giáp. Có mợ Phượng thì phải có cô Bình! Cô là chìa khoá của mợ cô rồi, lại còn dùng chìa khóa này làm gì nữa?
Bình Nhi cười nói:
- Mợ uống rượu lại mang tôi ra làm trò cười.
Bảo Thoa cười nói:
- Mợ ấy nói thực đấy. Khi chúng tôi ngồi rỗi, thường hay bàn tán mấy người trong bọn các chị, thấy là mỗi người một vẻ trăm người chưa chọn được một.
Lý Hoàn nói:
- Việc lớn, việc nhỏ đều do ông trời định sẵn cả. Ví như bên nhà cụ, không có chị Uyên Ương thì làm thế nào nổi việc? Từ bà Hai trở xuống, có ai dám trái lời cụ đâu? Thế mà cô ta lại dám cãi lại, cụ vẫn chỉ nghe cô ta thôi. Những quần áo của cụ không ai nhớ được, cô ta vẫn nhớ rành rọt. Nếu không có cô ta trông nom, thì không biết người ta đã lừa gạt mất bao nhiêu rồi! Vả chăng bụng cô ta lại thẳng thắn, thường hay nói tốt cho người, chứ không bao giờ cậy thế khinh rẻ một ai.
Tích Xuân cười nói:
- Hôm nọ cụ vừa nói, cô ta còn hơn chúng tôi nữa đấy.
Bình Nhi nói:
- Chị ấy là người tốt, chúng tôi bì thế nào được.
Bảo Ngọc nói:
- Chị Thái Hà ở nhà mẹ tôi cũng là người thực thà.
Thám Xuân nói:
- Bề ngoài thì thực thà, thế mà trong bụng lại biết suy tính lắm đấy. Mẹ hiền như bụt, chả để ý đến việc gì, mà cô ta thì việc gì cũng biết, cái gì cũng phải nhắc. Cha ở nhà cũng như đi vắng, bất cứ việc lớn việc nhỏ, cô ta đều biết hết, nếu mẹ quên thì sau đó cô ta nhắc ngay.
Lý Hoàn nói:
- Còn nói gì nữa.
Rồi trỏ Bảo Ngọc nói:
- Chúng ta hãy xem, trong nhà chú Hai đây, nếu không có chị Tập Nhân thì sẽ ra sao? Dù thím Phượng có tài như Bá Vương nước Sở(2) cũng cần phải có hai cánh tay để cất cái vạc nghìn cân. Không có cô Bình, thì việc nhà thím ấy làm thế nào mà trông nom xuể được?
Bình Nhi nói:
- Lúc trước bên nhà đưa sang bốn a hoàn, nhưng người chết, người thì đi, chỉ còn một mình tôi bồ côi bồ cút ở lại đây thôi.
Lý Hoàn nói:
- Đó là phúc cho nhà cô, nhưng cũng là phúc cho nhà thím Phượng. Trước kia cậu Cả nhà còn sống, thì có thiếu gì người hầu? Các cô thử xem, tôi có phải là người hẹp lượng không biết dung kẻ dưới đâu? Thế mà ngày nào họ cũng cứ tỏ ra không vừa ý. Vì thế, khi cậu ấy mất rồi, nhân thấy họ còn trẻ tuổi, tôi đều cho về cả. Nếu được người nào biết nghĩ thủy chung ở lại, thì bây giờ tôi cũng còn có kẻ đỡ chân đỡ tay.
Nói xong, mắt Lý Hoàn đỏ ngầu lên.
Mọi người đều can:
- Còn kể ra làm gì cho đau lòng! Thôi chúng ta đi về là hơn.
Nói xong, đều đi rửa tay, rồi cùng nhau sang thăm Giả mẫu và Vương phu nhân. Bọn bà già và a hoàn quét dọn nhà cửa, thu xếp bát đĩa. Tập Nhân và Bình Nhi cùng đi ra.
Tập Nhân mời Bình Nhi vào nhà mình uống trà. Bình Nhi nói: “Không uống đâu, sau sẽ đến chơi”. Nói xong muố0px;'>
Hình phu nhân vâng lời, chào Vương phu nhân rồi dẫn Đại Ngọc đi. Mọi người tiễn đến xuyên đường. Ra tới cửa hoa, ở đấy đã có mấy người kéo một cỗ xe màu xanh cánh trả chờ sắn. Hình phu nhân dắt Đại Ngọc lên ngồi, mấy bà hầu già buông rèm xuống rồi người hầu đẩy xe đi. Đến chỗ rộng mới đóng ngựa vào. Xe ra cửa tây, rẽ sang đông, qua cửa chính Vinh phủ, vào trong cửa lớn sơn đen, đến trước nghi môn thứ hai thì đỗ lại. Mọi người lùi ra, rèm xe vén lên. Hình phu nhân dắt Đại Ngọc bước vào trong dinh. Đại Ngọc đoán những nhà vừa đi qua tất là vườn hoa trong Vinh phủ. Vào nghi môn thứ ba, quả nhiên thấy phòng chính, phòng bên, hành lang, đều chạm vẽ tinh vi khác với vẻ cao rộng hùng vĩ ở mé ngoài. Trong dinh, chỗ nào cũng có cây cảnh núi non rất đẹp. Khi vào đến nhà chính đã thấy nhiều a hoàn và người hầu ăn mặc lịch sự ra đón.
Hình phu nhân bảo Đại Ngọc ngồi rồi cho người ra thư phòng mời Giả Xá. Một lát, người đi mời trở lại thưa:
- Ông truyền: Mấy hôm nay trong người không được khỏe, nếu gặp cô Lâm thì hai cậu cháu đều thương tâm, nên để sau sẽ gặp. Ông khuyên cô khôn nên nhớ nhà, ở với bà và cái mợ cũng như ở nhà. Các chị em ở đây tuy vụng dại, nhưng làm bầu làm bạn với nhau cũng có thể giải buồn. Nếu có điều gì không vừa ý thì cứ nói, đừng làm như người lạ.
Đại Ngọc vội đứng dậy xin vâng. Ngồi một lúc rồi cáo từ. Hình phu nhân cố giữ lại ăn cơm. Đại Ngọc cười thưa:
- Mợ có lòng yêu cho ăn, cháu không dám tử chối. Nhưng cháu còn phải đi chào cậu Hai, đến chậm sợ thất lễ. Ngày khác cháu sẽ đến hầu cơm, xin mợ lượng thứ cho.
Hình phu nhân nói:
- Thôi được.
Rồi bảo hai bà già đẩy cái xe lúc nãy đưa về. Đại Ngọc chào rồi đi ra. Hình phu nhân đưa đến trước nghi môn, dặn bảo mọi người mấy câu, nhìn xe đi khỏi mới quay vào.
Đi một lúc đến Vinh phủ, Đại Ngọc xuống xe. Người hầu dẫn Đại Ngọc đi quay về phía đông, qua xuyên đường, sau nhà lớn hướng nam, trong cửa nghi môn, có một dinh tọ Đằng trước là nhà chính, có năm gian rộng, hai bên là hai dãy buồng, cửa nách hành lang, từ nhà nọ sang nhà kia thông suốt bốn mặt ngang dọc rộng rãi, tráng lệ nguy nga, khác hẳn chỗ ở của Giả mẫu. Đại Ngọc biết ngay chỗ này là nhà trong. Một con đường rộng rãi, đi thẳng đến cửa lớn. Bước lên thềm, ngẩng trông thấy ngay một cái biển lớn sơn xanh chạm chín con rồng thiếp vàng, trên khắc ba chữ to “Vinh hy đường”(#10) bên cạnh có một hàng chữ nhỏ đề ngày tháng vua viết ban cho Vinh quốc công là Giả Nguyên, có cả ấn “Vạn cơ thần hàn”(#11). Trên cái án thư gỗ đàn hương chạm con li, đặt một cái đỉnh đồng cổ, cao gần ba thước, trên treo một bức vẽ long ám lớn có đề bốn chữ “đãi lậu tùy triều”(#12). Một bên bày cái chậu pha lê, một bên bày cái bình vàng chạm. Dưới đất đặt hai hàng mười sáu cái ghế gỗ nam, có một đôi câu đối khắc chữ vàng:
Chậu ngọc trên lầu trông chói lọi;
Ái xiêm ngoài của bóng huy hoàng.
Dưới có lạc khoản. “Em thế nghị là Mục Thời, tập tước Đông An Quận Vương, tự tay viết”.
Ngày thường Vương phu nhân không hay ở phòng giữa, chỉ ở ba gian phía đông bên cạnh. Vì thế người hầu già dẫn Đại Ngọc vào cửa buồng bên đông. Trên bục lớn, trông ra cửa sổ, rải một tấm thảm nhung đỏ, giữa đặt gối tựa bằng vóc đại hồng, gối đầu bằng vóc màu thạch thanh và đệm vóc màu vàng đều thêu kim tuyến; hai bên đặt một đôi kỷ nhỏ sơn đen kiểu hoa mai; kỷ bên trái bày một cái đỉnh “Văn chương” hộp đựng hương và thìa đũa; kỷ bên phải bảy một cái bình “Mỹ nhân” bằng sứ Như Châu, cắm hoa tươi. Dưới đất phía tây bày bốn ghế tựa to, có đệm vóc hoa, dưới ghế có cái kê chân; hai bên ghế có một đôi kỷ cao, trên có đủ đồ chê, lọ hoa. Còn nhiều đồ trần thiết không kể xiết.
Một bà hầu già mời Đại Ngọc ngồi trên bục, có hai đệm gấm rải đối nhau. Đại Ngọc đoán chừng, ngồi đây không tiện, nên sang ngồi ghế mé đông. A hoàn mời nước trà. Đại Ngọc vừa uống, vừa ngắm bọn a hoàn, thấy trang sức, cử chỉ khác hẳn mọi người.
Uống nước trà xong, có một a hoàn mặc áo lụa đỏ sau vai viền chỉ xanh, chạy lại cười nói:
- Bà Hai(#13) mời cô vào trong này.
Bà hầu già dẫn Đại Ngọc vào ba gian phòng phía đông. Trên giường đặt một cái kỷ; trên mặt kỷ để cỗ đồ chè, mấy bộ sách; ở sát tường phía đông có đặt một cái gối tựa bằng đoạn, xanh hơi cũ.
Vương phu nhân ngồi cuối mé bên tây, nệm ngồi và gối tựa lưng đều bọc đoạn xanh, hơi cũ. Thấy Đại Ngọc đến, Vương phu nhân mời ngồi lên nệm bên đông. Đại Ngọc đoán đó là chỗ ngồi của Giả Chính. Nhân thấy cạnh bục có một hàng ba cái ghế phủ vóc hoa hơi cũ bèn ngồi ngay xuống. Vương phu nhân hai ba lần kéo lên ngồi trên bục, Đại Ngọc mới chịu lên ngồi cạnh Vương phu nhân. Vương phu nhân nói:
- Cậu cháu hôm nay bận trai giới. Hôm sau sẽ gặp. Mợ có một điều dặn cháu: ba chị em cháu ở đây đều tốt cả. Từ nay về sau, các cháu ở một chỗ với nhau, đọc sách, tập viết, học khâu, học thêu, hoặc lúc chơi đùa, chúng nó điều biết điều cả. Chỉ có một việc là mợ không được yên lòng: mợ có một đứa con ngỗ nghịch, nó là ma vương nhà này. Hôm nay nó ra miếu lễ chưa về, chiều cháu gặp nó sẽ biết. Có điều gì cháu cứ mặc kệ nó. Các chị em ở đây không ai dám dây với nó cả.
Đại Ngọc vẫn thường nghe mẹ nói: có một anh ngoại con mợ Hai, khi mới đẻ ra ngậm hòn ngọc, ngỗ nghịch lạ thường, rất ghét đọc sách, chỉ hay quấy rối đám đàn bà con gái; bà lại quá nuông, nên không ai dám động đến. Nay thấy Vương phu nhân dặn thế, Đại Ngọc hiểu ngay, liền cười nói:
- Mợ vừa nói đây, có phải là anh mới sinh ra đã ngậm ngọc không? Ở nhà mẹ cháu thường nhắc đến, anh ấy lớn hơn cháu một tuổi, tên là Bảo Ngọc, tính bướng bỉnh, nhưng đối với chị em lại rất tốt. Vả cháu đến đây, tất nhiên là cùng các chị em ở chung một chỗ, còn các anh thì ở phòng khác, chắc không thể xảy ra chuyện gì.
Vương phu nhân cười nói:
- Cháu chưa biết rõ, nó khác hẳn mọi người. Từ bé nó được bà yêu, cho ở chung với các chị em, được nuông chiều quen rồi. Các chị em cứ để mặc nó, thì nó mới chịu ngồi yên. Dù nó có buồn, chẳng qua chỉ ra đến cửa ngoài, ngấm ngầm bực dọc với mấy đứa trẻ, lủng bủng một lúc là xong. Nếu các chị em bắt lời, nó vui lên thì sinh nhiều chuyện lắm. Vì thế mợ dặn cháu trước cứ mặc kệ nó. Nó lúc thì nói ngon nói ngọt, lúc thì coi trời bằng vung, lúc thì điên điên dại dại, cháu đừng tin nó.
Đại Ngọc nhất nhất xin vâng. Chợt một a hoàn đến nói:
- Bên cụ đã gọi ăn cơm chiều.
Vương phu nhân vội dắt Đại Ngọc ra cửa buồng sau. Qua hành lang rẽ sang mé tây ra khỏi cửa bên là con đường rộng. Mé nam có ba gian nhà nhỏ vòng quanh nhà lớn mé bắc có một bức tường quét vôi trắng; phía sau là một cái cửa khá to và một ngôi nhà nhỏ xinh xắn. Vương phu nhân cười bảo Đại Ngọc:
- Đây là nhà chị Phượng. Lúc trở về, cháu vào chơi có cần cái gì, cứ bảo chị ấy.
Đến ngoài cửa dinh, có mấy tiểu đồng tóc để trái đào, chắp tay đứng hầu. Vương phu nhân dắt Đại Ngọc đi qua xuyên đường, từ đông sang tây, thì đến nhà trong của Giả mẫu, rồi vào cửa buồng sau. Ở đây đã có nhiều người chờ. Thấy Vương phu nhân đến, họ mới dọn bàn ghế. Vợ Giả Châu là họ Lý rót rượu, Hy Phượng so đũa, Vương phu nhân dâng đồ ăn. Giả mẫu ngồi một mình trên sập, hai bên có bốn ghế bỏ không, Hy Phượng vội dắt Đại Ngọc ngồi ghế thứ nhất bên trái, Đại Ngọc nhất định từ chối, Giả mẫu cười bảo:
- Các mợ và các chị dâu cháu đều không ăn cơm ở đây. Cháu là khách, nên ngồi chỗ ấy.
Đại Ngọc mới xin phép ngồi. Giả mẫu bảo Vương phu nhân ngồi. Ba chị em Nghênh Xuân xin phép ngồi. Nghênh Xuân ngồi ghế thứ nhất bên phải; Thám Xuân ngôi ghế thứ hai bên trái; Tích Xuân ngồi ghế thứ ba, bên phải, A hoàn đứng bên cầm phất trần, ống nhồi khăn taỵ Lý Hoàn, Phượng Thư đứng cạnh bàn tiếp thức ăn; bên ngoài tuy nhiều người hầu, nhưng đều im lặng không có một tiếng họ Ăn xong mỗi người có một a hoàn dâng trà. Ngày thường nhà họ Lâm dạy con giữ gìn sức khỏe, ăn cơm xong một lúc mới uống nước, để khỏi hại tỳ vị. Bây giờ Đại Ngọc thấy cách ăn uống ở đây khác với nhà mình, nhưng cũng phải theo, vừa cầm chén trà, đã có người bưng ống nhổ đến. Đại Ngọc súc miệng, rửa tay xong, lại có ngươi bưng trà lên, lần này mới là nước uống.
Giả mẫu nói:
- Ai ở đâu về đấy, để bả cháu ta trò chuyện.
Vương phu nhân đứng dậy nói mấy câu rồi dẫn Lý Hoàn, Hy Phượng đi ra. Giả mẫu hỏi Đại Ngọc học sách gì? Đại Ngọc thưa: “Mới học tứ thư”. Đại Ngọc hỏi các chị em ở đây học sách gì: Giả mẫu nói: “Đã học được gì đâu, chẳng qua mới biết mặt mấy chữ”.
Nói chưa dứt lời, thấy bên ngoài có tiếng người đi. A hoàn vào báo: “Cậu Bảo Ngọc đã về”. Đại Ngọc nghĩ bụng: “Chả biết cái anh Bảo Ngọc này là người bướng bỉnh hồ đồ thế nào, thà chẳng gặp của ngốc ấy còn hơn”. Khi vào, thoạt nhìn thì thấy một thanh niên công tử: đầu đội mũ kim quan dát ngọc, khăn bịt trán có đính hai con rồng bằng vàng vờn hạt châu, mặc áo chẽn màu đại hồng thêu trăm con bươn vờn hoa, thắt lưng dây tơ ngũ sắc tết hoa, áo khoác ngoài bằng đoạn hoa màu thạch thanh, đi đôi hài bằng đoạn xanh, đế trắng, mặt như trăng rằm mùa thu, sắc như hoa xuân buổi sớm, mái tóc bằng như dao xén, lông mày rõ như mực kẻ, má như cánh hoa đào, mắt như làn sóng gợn. Lúc giận cũng như cười, dù trừng mắt vẫn có tình tứ. Cổ đeo khánh vàng chạm con ly và một dây ngũ sắc buộc viên ngọc.
Đại Ngọc trông thấy, choáng người lên, nghĩ bụng: “Lạ thật! Hình như ta đã gặp ở đâu rồi, sao quen mặt thế!”.
Bảo Ngọc vào chào, Giả mẫu liền bảo:
- Hãy về chào mẹ cháu đã.
Bảo Ngọc quay ra ngaỵ Một lúc trở lại, đã thay cả mũ áo. Xung quanh đầu, tóc ngắn tết thành búi nhỏ buộc dây tơ đỏ, tất cả vấn lên đỉnh đầu trở xuống cài bốn hạt châu lớn, phía dưới lại đeo bát bảo bằng vàng dát ngọc, mình mặc áo hoa màu ngân hồng hơi cũ, cổ đeo vòng vàng, ngọc quý, khóa ký danh(#14) và bùa hộ thân, mặc quần lụa hoa màu lá thông, đi bí tất gấm viền đen, hài đỏ đế dày; lại rõ ra mặt phấn môi son, nhìn liếc có duyên, nói năng tươi tỉnh, đầu mày cuối mặt, có một vẻ thiên nhiên, trông rất tình tứ. Bề ngoài nhìn rất đẹp, nhưng không biết bên trong thế nào. Người sau có hai bài từ Tây giang nguyệt(#15). Bình luận Bảo Ngọc rất xác đáng.
Bỗng chốc mua sầu chuốc não.
Lắm khi như dại như ngây.
Ngoài mặt mặc dù thanh tú,
Trong lòng rác rưởi chứa đầy.
Đần độn học hành lười biếng,
Việc đời chẳng biết dở hay.
Việc làm ngang trái, tính ương gàn,
Quản chi miệng người chê trách!
Nghèo khó không quen vất vả,
Giàu sang chỉ thích ăn chơi.
Đối với người nhà, vô ích,
Tiếc thay bỏ phí một đời.
Thiên hạ vô tài bậc nhất,
Xưa nay bất tiếu không hai.
Nhắn cùng con cháu bọn giàu sang.
Nhìn đấy chớ nên bắt chước!
Giả mẫu thấy Bảo Ngọc đến, cười bảo:
- Chưa chào khách đã thay quần áo, sao cháu không ra
chào cô em đi?
Bảo Ngọc trông thấy một cô gái, đoán ngay là con cô mình, vội vàng đến chào. Ngồi xuống nhìn kỹ, khác hẳn các cô gái. Chỉ thấy:
Đôi lông mày điểm màu khói lạt, dường như cau mà lại không cau; đôi con mắt chứa chan tình tứ, dáng như vui mà lại không vui. Má hơi lúm, có vẻ âu sầu; Người hơi mệt trông càng tha thướt. Lệ rớm rưng rưng, hơi ra nhè nhẹ. Vẻ thư nhàn, hoa rọi mặt hồ; dáng đi đứng, liễu nghiêng trước gió. Tim đọ Tỉ Can(#16) hơn một trăm khiếu, bệnh so Tây Tứ(#17) trội vài phân.
Bình Nhi nói:
- Ngày mai phải đến sớm nhé, nghe chưa? Ta còn cần đến mày. Hay lại ngủ cho đến khi mặt trời dọi vào đít rồi mới dẫn xác đến? Nhân tiện mày về bảo cho thằng Vượng biết là mợ truyền số tiền lãi còn lại, ngày mai không mang trả, thì mợ không thèm lấy nữa đâu! Để nó tiêu cả.
Thằng nhỏ mừng nhảy lên, vâng dạ rồi đi.
Bình Nhi đến buồng Giả mẫu, bấy giờ các chị em ở trong vườn Đại Quan đều đứng hầu cả đấy. Già Lưu đi vào, thấy trong nhà người nào cũng đeo châu ngọc, mặc gấm vóc, lộng lẫy như hoa, không phân biệt ai ra ai nữa. Chỉ thấy một vị lão bà ngồi tựa trên giường, đằng sau có một a hoàn lộng lẫy như một mỹ nhân, mình đầy the lụa, đang ngồi hầu bóp chân. Phượng Thư đang đứng bên cạnh cười cười nói nói. Già Lưu biết ngay là Giả mẫu, vội lại gần lạy mấy lạy, rồi nói:
- Chúc lão thọ tinh mạnh khỏe luôn.
Giả mẫu gật đầu hỏi thăm, và sai vợ Chu Thụy lấy ghế cho ngồi. Thằng Bản rụt rè, không biết chào hỏi gì cả.
Giả mẫu hỏi:
- Bà này, năm nay bà bao nhiêu tuổi rồi?
Già Lưu vội đứng dậy thưa:
- Tôi năm nay bảy mươi lăm tuổi.
Giả mẫu ngoảnh vào nói với mọi người:
- Nhiều tuổi hơn ta thế mà trông người vẫn còn sắc sảo? Ta đến tuổi ấy không biết còn làm được gì không?
Già Lưu cười nói:
- Kiếp chúng tôi là kiếp người chịu khổ, chịu sở; còn cụ sinh ra là để hưởng phúc. Chúng tôi mà cũng như cụ, thì công việc đồng áng ai làm cho.
- Mắt và răng bà còn khá không?
- Còn khá, nhưng năm nay cái răng bên hàm trái đã thấy lung lay.
- Tôi già rồi, không làm gì nữa; mắt mờ, tai điếc, tính lại hay quên. Ngay các bà là chỗ họ hàng, tôi cũng không nhớ hết. Mỗi khi bà con đến chơi, nói ra sợ người ta cười, tôi cũng chả biết ai vào ai, chẳng qua có cái gì ăn được thì ăn vài miếng, rồi ngủ một giấc; lúc nào buồn thì chơi đùa với con, với cháu cho qua.
Già Lưu cười nói:
- Thế là cụ có phúc đấy. Chúng tôi mong thế cũng chẳng được
- Phúc gì? chẳng qua là hạng già bỏ đi đấy thôi!
Câu nói ấy làm cho mọi người cười ầm lên.
Giả mẫu lại cười nói:
- Tôi vừa thấy cháu Phượng nói, bà có mang cho nhiều thứ rau dưa, tôi đã bảo nó cất đi rồi. Tôi đang muốn ăn rau dưa chính trong vườn nhổ ra, chứ mua ở ngoài thì không được ngon.
Già Lưu nói:
- Đó là vật nhỏ mọn quê mùa, chẳng qua ăn lấy thứ tươi thôi. Chúng tôi chỉ muốn ăn thịt cá, nhưng chẳng có mà ăn.
Giả mẫu lại nói:
- Bây giờ đã nhận bà con, thì không nên về không, đừng ngại gì cả, hãy ở lại chơi vài hôm. Ở đây cũng có vườn, có hoa quả, ngày mai bà đến nếm thử xem, rồi mang về một ít, thế mới là có đi có lại chứ.
Phượng Thư thấy Giả mẫu vui vẻ, liền mời già Lưu ở lại, và nói:
- Nhà chúng tôi tuy không rộng bằng vườn trại của bà, nhưng cũng có vài gian buồng để không, bà ở lại vài hôm, kể chuyện mới chuyện cũ ở quê ta cho bà tôi nghe.
Giả mẫu cười nói:
- Cháu Phượng đừng mang bà ấy ra làm trò cười. Bà ấy là người nhà quê thực thà, không quen lối đùa cợt của nhà mày đâu!
Liền sai người lấy hoa quả cho thằng Bản. Thằng Bản thấy đông người, sợ không dám ăn. Giả mẫu lại sai người cho nó tiền, bảo bọn hầu bé đưa nó ra ngoài chơi. Già Lưu uống nước xong, kể những chuyện tai nghe mắt thấy ở thôn quê cho Giả mẫu nghe. Giả mẫu càng lấy làm thích.
Đến chiều, Phượng Thư sai người mời già Lưu đi ăn cơm. Giả mẫu lại chọn vài món ăn của mình, sai người đưa cho già Lưu. Phượng Thư biết già Lưu hợp tính Giả mẫu, nên ăn cơm xong lại bảo già đến ngay. Uyên Ương sai bà già đưa già Lưu đi tắm rửa, lấy hai bộ quần áo của mình thường mặc đưa cho già thay. Già Lưu xưa nay có được thấy thế này bao giờ, vội thay quần áo, đến ngồi trước giường Giả mẫu, rồi lại moi chuyện ra nói. Bấy giờ chị em Bảo Ngọc đương ngồi cả đấy. Họ xưa nay chưa hề được nghe, nên cảm thấy thay hơn cả người mù kể chuyện.
Già Lưu tuy là người nhà quê, nhưng cũng am hiểu ít nhiều. Vả tuổi đã già, trò đời đã từng trải, lại thấy Giả mẫu và đám chị em đều thích nghe, nên dù hết chuyện, cũng vẫn cứ bịa ra để nói:
- Chúng tôi ở nhà quê, cày cấy trồng trọt, hàng năm, hàng ngày, suốt cả bốn mùa, dầm mưa dãi nắng, có lúc nào được ngồi rỗi đâu? Quanh năm lấy đầu bờ làm quán mát nghỉ ngơi, thì còn thiếu gì chuyện kỳ quặc trên đời! Cũng như mùa đông năm ngoái, tuyết rơi ròng rã mấy ngày, mặt đất ngập đến ba bốn thước. Hôm ấy tôi dậy sớm, chưa ra cửa, đã nghe thấy bên ngoài có tiếng rút củi sột soạt. Tôi đoán có người ăn cắp củi, nhìn qua cửa sổ, lại không phải là người trong trại.
Giả mẫu nói:
- Chắc là người qua đường lạnh quá, thấy củi chất đấy, rút ra để đốt chứ gì?
- Không phải là người qua đường, chuyện thế mới lạ chứ. Cụ thử đoán xem là ai? Nguyên là một cô gái rất đẹp, độ mười bảy, mười tám tuổi, đầu chải bóng nhoáng, mặc áo đỏ và quần hoa trắng...
Già Lưu vừa nói đến đấy, bỗng bên ngoài có tiếng ồn ào lại có người nói:
- Không việc gì đâu, đừng làm cụ sợ.
Giả mẫu nghe thấy liền hỏi:
- Cái gì thế?
A hoàn nói:
- Chuồng ngựa phía nam bị cháy, nhưng không việc gì, đã dập tắt được rồi.
Giả mẫu xưa nay vẫn hay nhát, liền đứng dậy vịn vào người hầu đi ra ngoài hè xem, thấy góc đông nam hãy còn ngọn lửa. Giả mẫu sợ quá, vừa niệm phật, vừa sai người đi thắp hương khấn thần hỏa. Bọn Vương phu nhân vội lại an ủi: “Đã dập tắt được rồi, xin cụ cứ vào”.
Giả mẫu chờ cho lửa tắt hẳn rồi, mới dẫn mọi người vào.
Bảo Ngọc lại hỏi già Lưu:
- Tại sao cô gái ấy lại rút củi trong đám tuyết, lỡ bị lạnh sinh ốm thì sao?
Giả mẫu nói:
- Vừa rồi vì câu chuyện rút củi, nên xảy ra việc cháy, mày lại còn hỏi làm gì? Thôi! Thôi! Đừng nhắc đến nữa, hãy nói chuyện khác đi.
Bảo Ngọc nghe nói không vui, nhưng cũng phải thôi.
Già Lưu nghĩ một lúc, rồi nói:
- Cái trại ở bên đông trại chúng tôi có một bà cụ già đã ngoài chín mươi tuổi. Ngày nào cũng ăn chay niệm Phật. Không ngờ cảm động đến đức Phật Quan Âm, đêm về báo mộng rằng: “Số ngươi đáng phải tuyệt tự, nhưng vì ngươi có lòng thành nên ta đã tâu với đức Ngọc Hoàng cho ngươi đứa cháu giai”. Cụ già ấy chỉ có một người con, người con ấy chỉ đẻ có một đứa cháu gái thôi. Ngờ đâu đứa cháu ấy đến năm mười bảy, mười tám tuổi thì chết mất. Bà ấy khóc lóc không biết bao nhiêu mà kể. Về sau quả nhiên lại đẻ được một đứa cháu nữa. Bây giờ nó đã mười ba, mười bốn tuổi, người kháu khỉnh, thông minh, lanh lẹ. Như thế thì thần phật có nhẽ cũng có đấy nhỉ!
Câu chuyện ấy hợp ý Giả mẫu và Vương phu nhân đều thích nghe cả. Bảo Ngọc lại chỉ thích chuyện rút củi thôi, nên trong lòng nghĩ vơ nghĩ vẩn. Thám Xuân liền hỏi:
- Hôm nọ cô Sử đã mời chúng ta, bây giờ chúng ta nên bàn nhau mở một cuộc thi thơ, để trả lại bữa tiệc, và cũng mời cụ đến thưởng hoa cúc một thể, có nên không?
Bảo Ngọc cười nói:
- Cụ đã bảo phải làm bữa tiệc để mời lại cô Sử và cho chúng ta đến tiếp. Chúng ta hãy ăn tiệc của cụ đã, rồi sẽ mời sau cũng không muộn.
Thám Xuân nói:
- Càng ngày trời càng rét thêm, chưa chắc cụ đã thích.
Bảo Ngọc nói:
- Cụ lại thích mưa, thích tuyết. Chúng ta chờ lúc bắt đầu có tuyết, mời cụ thưởng tuyết chả hơn ư? Khi đó chúng ta ngâm thơ dưới tuyết, lại càng thú lắm.
Đại Ngọc cười nói:
- Chúng ta ngâm thơ dưới tuyết ư? Cứ ý tôi, chi bằng kiếm một bó củi rồi chúng ta rút củi dưới tuyết, lại còn thú hơn.
Nghe nói câu ấy, bọn Bảo Thoa đều cười. Bảo Ngọc lườm Đại Ngọc một cái, không nói gì. Một lúc họ về cả, Bảo Ngọc dắt già Lưu ra chỗ vắng người, hỏi kỹ:
- Cô gái ấy là ai?
Già Lưu đành phải đặt chuyện ra nói:
- Ở đồi phía bắc bên trại tôi, có một ngôi miếu nhỏ, không phải là thờ thần phật nào cả. Khi trước có một ông già nào ấy...
Già Lưu nói đến đấy, lại nghĩ tên tuổi ông già.
Bảo Ngọc nói:
- Không cần phải nhớ tên tuổi, chỉ kể chuyện là đủ.
Già Lưu nói:
- Ông già ấy không có con trai, chi sinh được một cô gái, nghe đâu như tên là cô Dính Ngọc, văn hay chữ tốt; hai vợ chồng ông già yêu quý như ngọc báu. Thật là đáng tiếc! Cô gái ấy đến năm mười bảy tuổi thì bị bệnh chết.
Bảo Ngọc nghe đến đấy, giậm chân thở dài, lại hỏi:
- Thế rồi sau này việc ra làm sao?
- Vì hai vợ chồng ông già quá thương con, mới làm một ngôi miếu đắp tượng rồi cho người đèn hương thờ phụng. Bây giờ lâu ngày, người đã chết, miếu đã đổ, và tượng cũng đã hóa thành yêu tinh rồi.
Bảo Ngọc liền nói:
- Không phải hóa thành yêu tinh, những người như thế không bao giờ chết đâu.
- A di đà phật! Thật thế à? Nếu cậu không nói, thì tôi cho là cô gái ấy đã hóa thành yêu tinh rồi. Cô ta thường hiện ra người, vào các thôn các trại chơi. Tôi nói cái người rút củi, chính là cô gái đấy. Người trong trại chúng tôi đang bàn nhau đập tượng, san phẳng miếu đi.
- Không nên. San phẳng miếu là tội to lắm đấy.
- Cậu nói tôi mới hay. Ngày mai về, tôi sẽ ngăn họ đừng phá nữa.
- Bà tôi và mẹ tôi đều là người từ thiện, tất cả lớn, bé trong nhà, ai cũng thích làm việc thiện, nhất là việc xây đền đúc tượng. Ngày mai tôi sẽ làm một tờ phả khuyến, đi quyên hộ bà. Bà sẽ làm bà từ, tu sửa lại miếu, đắp lại tượng. Hàng tháng, tôi cho bà một món tiền đèn nhang, như thế có được không?
- Nếu được thế, tôi nhờ phúc cô ấy, cũng có ít tiền tiêu.
Bảo Ngọc lại hỏi tên đất, tên trại, đi lại xa gần, ở vào địa phận nào. Già Lưu thuận miệng nói bừa ra. Bảo Ngọc tin là thực, về buồng suy nghĩ suốt đêm. Sáng hôm sau, Bảo Ngọc cho Dính Yên mấy trăm đồng tiền, theo lời già Lưu kể, bảo nó đi xem trước thế nào rồi sẽ về trình.
Dính Yên đi rồi, Bảo Ngọc băn khoăn chờ mãi không thấy về, nóng ruột quá, đi quanh đi quẩn, cứ như kiến bò trên miệng nồi nóng, mãi đến lúc mặt trời xế bóng, mới thấy Dính Yên hớn hở trở về. Bảo Ngọc liền hỏi:
- Có tìm thấy không?
- Cậu nghe không rõ, để cháu phải đi tìm mãi! Cái miếu ở chỗ nào ấy, chứ không phải như lời cậu đã dặn. Cháu tìm hết cả ngày, khi đến cái đồi ở góc đông bắc, mới thấy có một ngôi miếu đổ.
Bảo Ngọc nghe nói mừng rỡ, liền nói:
- Có nhẽ già Lưu đã nhiều tuổi, nên nhớ nhầm đấy. Mày thấy thế nào?
- Cửa miếu này cũng hướng về phía nam, cũng đổ nát cả ròi, cháu tìm hết hơi mới thấy, cháu reo lên: “Đúng rồi”, vội vàng đi vào, trông thấy pho tượng, cháu sợ quá, chạy ra ngay. Pho tượng ấy trông hệt như người sống vậy!
Bảo Ngọc mừng quá, cười nói:
- Tượng ấy hóa thành người, tất nhiên là có ít nhiều sinh khí!
Dính Yên vỗ tay nói:
- Có phải cô gái đâu! Là một vị ôn thần mặt xanh tóc đỏ!
Bảo Ngọc nghe nói, quát lên một tiếng:
- Đồ ăn hại! Có việc ấy mà cũng không làm nổi!
Dính Yên bực lên, nói:
- Không biết cậu xem sách nào, hay là nghe ai nói bậy, rồi tin là thực, sai cháu đi làm cái việc không đâu, rồi bảo cháu là đồ ăn hại?
Bảo Ngọc liền vỗ về:
- Đừng nóng thế, hôm khác rỗi, mày lại đi tìm một lượt nữa. Nếu tìm không thấy, tất nhiên là họ nói dối ta; nếu có thực thì chả phải mày làm được một việc âm đức hay sao? Thế nào ta cũng sẽ trọng thưởng cho.
Chợt đứa hầu bé canh cửa ngoài vào trình:
- Các cô bên nhà cụ đang chờ cậu ở ngoài cửa đấy. Chưa biết là việc gì.
-----------------------
(1). Tức Thích Huyền Trang, người đời Đường, sang Aán Độ lấy kinh. Vua không cho đi, ông ta trốn ra cửa Ngọc Quan, rồi đến Thiên Trúc, vào chào Thượng tọa giới hiền. Người cho vào nước Chi La. Vua nước ấy cấp cho Đường Tăng con tuấn mã chở kinh về, tất cả hơn 600 bộ.
(2). Hạng Võ nước Sở, rất khỏe, một tay nhấc được vạc nặng nghìn cân.
(3). Đây là lối nói của một bà già nhà quê, không biết cách tính toán thế nào.

Truyện Hồng Lâu Mộng Lời giới thiệu Hồi thứ nhất Hồi thứ hai Hồi thứ ba Hồi thứ tư Hồi thứ năm(1) Hồi thứ sáu Hồi thứ bảy Hồi thứ tám Hồi thứ chín Hồi thứ mười Hồi thứ mười một Hồi thứ mười hai
  • Hồi thứ mười Hồi thứ mười một Hồi thứ mười hai Hồi thứ mười ba Hồi thứ mười bốn Hồi thứ mười lăm Hồi thứ mười sáu Hồi thứ mười bảy và mười tám Hồi thứ mười chín Hồi thứ hai mươi Hồi thứ hai mươi mốt Hồi thứ hai mươi hai Hồi thứ hai mươi ba Hồi thứ hai mươi bốn Hồi thứ hai mươi lăm Hồi thứ hai mươi sáu Hồi thứ hai mươi bảy Hồi thứ hai mươi tám Hồi thứ hai mươi chín Hồi thứ ba mươi Hồi thứ ba mươi mốt Hồi thứ ba mươi hai Hồi thứ ba mươi ba Hồi thứ ba mươi bốn Hồi thứ ba mươi lăm Hồi thứ ba mươi sáu Hồi thứ ba mươi bảy Hồi thứ ba mươi tám Hồi thứ ba mươi chín Hồi thứ bốn mươi Hồi thứ bốn mươi mốt Hồi thứ bốn mươi hai Hồi thứ bốn mươi ba Hồi thứ bốn mươi bốn Hồi thứ bốn mươi lăm Hồi thứ bốn mươi sáu Hồi thứ bốn mươi bảy Hồi thứ bốn mươi tám Hồi thứ ba mươi ba Hồi thứ ba mươi bốn Hồi thứ ba mươi lăm Hồi thứ ba mươi sáu Hồi thứ ba mươi bảy Hồi thứ ba mươi tám Hồi thứ ba mươi chín Hồi thứ bốn mươi Hồi thứ bốn mươi mốt Hồi thứ bốn mươi hai Hồi thứ bốn mươi ba Hồi thứ bốn mươi bốn Hồi thứ bốn mươi lăm Hồi thứ bốn mươi sáu Hồi thứ bốn mươi bảy Hồi thứ bốn mươi tám Hồi bốn mươi chín Hồi thứ năm mươi Hồi thứ năm mươi mốt Hồi thứ năm mươi hai Hồi thứ năm mươi ba Hồi thứ năm mươi bốn Hồi thứ năm mươi lăm Hồi thứ năm mươi sáu Hồi thứ năm mươi bảy Hồi thứ năm mươi tám Hồi thứ năm mươi chín Hồi thứ sáu mươi Hồi thứ sáu mươi mốt Hồi thứ sáu mươi hai Hồi thứ sáu mươi ba Hồi thứ sáu mươi tư Hồi thứ sáu mươi lăm Hồi thứ sáu mươi sáu Hồi thứ sáu mươi bảy Hồi thứ sáu mươi tám Hồi thứ sáu mươi chín Hồi thứ bảy mươi Hồi thứ bảy mươi mốt Hồi thứ bảy mươi hai Hồi thứ bảy mươi ba Hồi thứ bảy mươi tư Hồi thứ bảy mươi lăm Hồi thứ bảy mươi sáu Hồi thứ bảy mươi bảy Hồi thứ bảy mươi tám Hồi thứ bảy mươi chín Hồi thứ tám mươi Hồi thứ tám mươi mốt Hồi thứ tám mươi hai Hồi thứ tám mươi ba Hồi thứ tám mươi tư Hồi thứ tám mươi lăm Hồi thứ tám mươi sáu Hồi thứ tám mươi bảy Hồi thứ tám mươi tám Hồi thứ tám mươi chín
  • Hồi thứ tám mươi bảy Hồi thứ tám mươi tám Hồi thứ tám mươi chín Hồi thứ chín mươi Hồi thứ chín mươi mốt Hồi thứ chín mươi hai Hồi thứ chín mươi ba Hồi thứ chín mươi bốn Hồi thứ chín mươi lăm Hồi thứ chín mươi sáu Hồi thứ chín mươi bảy Hồi thứ chín mươi tám Hồi thứ chín mươi chín Hồi thứ một trăm Hồi thứ một trăm lẻ một Hồi thứ một trăm lẻ hai Hồi thứ một trăm lẻ ba Hồi thứ một trăm lẻ bốn Hồi thứ một trăm lẻ năm Hồi thứ một trăm lẻ sáu Hồi thứ một trăm lẻ bảy Hồi thứ một trăm lẻ tám Hồi thứ một trăm lẻ chín Hồi thứ một trăm mười Hồi thứ một trăm mười một Hồi thứ một trăm mười hai Hồi thứ một trăm mười ba Hồi thứ một trăm mười bốn Hồi thứ một trăm mười lăm Hồi thứ một trăm mười sáu Hồi thứ một trăm mười bảy Hồi thứ một trăm mười tám Hồi thứ một trăm mười chín Hồi thứ một trăm hai mươi