(Nguyên tác: Biệt Vọng Kim Tiêu)
Chương 19

Đèn chùm trong phòng khách vẫn còn sáng trưng. Giai Lập sững sờ, nàng như nhớ về nơi mà nàng từ giã đã lâu ngày, trong mọi thứ quen kia có một cái gì thật xa lạ. Giai Lập đưa tay lên vuốt mái tóc, sửa lại khăn voan trên cổ, nàng sực nhớ lại mình là ai. Đêm đã khuya đèn vẫn sáng, có nghĩa ai đó đang ngồi trong phòng khách.
Đúng lúc nàng thong thả bước vào, Thiên Uy từ trong nhà đi ra.
Thiên Uy mắt nhắm mắt mở, vẻ uể oải, hình như vừa tỉnh giấc mơ giọng nũng nịu:
- Giờ mẹ mới về cơ à?
Giả dụ Thiên Uy không hỏi, Giai Lập còn cảm thấy hơi ngưởng ngượng, nhưng câu chất vấn đã khiến nàng nổi cáu. Nàng thấy mình không có điều gì đáng để Thiên Uy oán trách, cậu khôNg có quyền cai quản mẹ cậu. Trái lại nàng có lý nếu nàng hỏi cậu: tại sao lại thức khuya mai còn phải đi học sớm cơ mà!
- Khuya vậy, tại sao con không đi ngủ?
Thiên Uy nhìn mẹ không trả lời, cậu hỏi thêm:
- Mẹ đi đâu đấy?
Giọng nói và thái độ của con khiến nàng càng thêm bực mình. Nàng bỗng nhớ lại Cơ Long, cảnh mưa phùn, Thiên Lập với những hình ảnh đầy kích thích lướt qua trước mặt nàng, song nàng phải giữ phong độ thiêng liêng của người mẹ trước mặt con. Giai Lập còn nhớ, trước lúc ra đi, Thiên Nhu có hỏi nàng đi đâu, nàng trả lời đến nhà bà Phùng cho qua chuyện, Thiên UY cũng có mặt lúc đó. Nay thấy con trai chất vấn,với kinh nghiệm ứng phó trong môi trường xã giao, nàng cảnh giác hỏi lại:
- Gì thế?
- Mẹ Phùng gọi điện hỏi mẹ.
- À, lúc mấy giờ?
- Mười giờ, mẹ ạ.
- Lúc mười giờ con nên đi ngủ rồi, còn nhận điện làm gì. - Trước đó, Giai Lập định tìm lý do giải thích tại sao nàng khôNg đến nhà bà Phùng để con trai khỏi nghi. Nhưng nàng lại nghĩ: việc gì phải giải thích, chả nhẽ con cái có quyền can thiệp mọi hành động của người mẹ hay sao?
Ánh mắt thờ ơ lạnh lùng của Thiên Uy giống hệt mắt Đại Nhạc lúc ngủ trưa dậy, càng khiến nàng bứt rứt trong lòng:
- Chuông điện thoại cứ reo mãi, bà lý đã đi ngủ, A Ngọc không có nhà, lão Vương mẹ cho nghỉ để mẹ tự lái xe lấy, cho nên con đành...
- Thì lâu nay đi đâu mẹ cũng tự lái xe thôi. - Giai Lập trả lời với giọng lạnh lùng, nhưng lòng nàng vẫn thấy cháy bỏng: trên đường về, nàng tựa người sát bên Thiên Lập.
- Mẹ Phùng dặn rằng khi nào mẹ về thì gọi điện cho mẹ Phùng.
Giai Lập nhìn đồng hồ: đã mười hai giờ mười lăm. Cho dù còn sớm nàng cũng không gọi điện làm gì, bà ta là con người lắm điều, bé xé ra to, gọi điện lúc này chỉ thêm rách việc.
- Vì câu dặn đó mà con thức liền hai tiếng đồng hồ ư?
- Con cứ tưởng mẹ về ngay, thành ra ngồi chờ rồi ngủ quên mất khi nào không biết.
- Mẹ đã bảo rồi cơ mà, có việc gì cứ nghi giấy để trên bàn. Chả nhẽ khi nào mẹ cũng phải nhắc lại điều đó? Thiên Nhu nó chả bao giờ như con đâu.
Thiên Uy cúi đầu đi về buồng ngủ, bị mẹ mắng đã ngán rồi, mẹ còn đưa Thiên Nhu ra so sánh. Cậu hận nhất là mẹ khi nào cũng khen Thiên Nhu và chê bai cậu làm thương tổn lòng tự trọng của cậu. Có thật Thiên Nhu cái gì cũng hay hơn không, điều đó có trời mà biết!
Thiên Nhu chẳng những không tôn trọng anh, còn hay chống lại mẹ, nhưng mẹ chỉ cười trừ. Còn Thiên Uy có điều gì không vừa lòng, mẹ sẽ vặc lại ngay. Cậu nhận điện cho mẹ, rồi ngủ quên trên đi vãng, có lỗi gì chứ? Vậy mà mẹ cũng nặng mặt, cũng mắng mỏ.
Giả dụ mẹ dối với ai cũng vậy, cậu sẽ không oán than gì. Đằng này, đối với người khác, mặt mẹ lúc nào cũng tươi cười, nói năng hòa nhã. Lúc còn nhỏ cậu phàn nàn rằng mẹ chỉ đem con gái đi theo, có người ở vui mồm nói: "Bởi vì cậu không phải con đẻ của bà nhà ta". Vì việc này, bà ngoại đã mắng người ở một trận ra trò. Người ở nói đùa, câu chuyện qua đi đã lâu, nhưng mỗi lần oán hận mẹ, cậu lại nhớ đến câu chuyện ngày xưa.
Chả nhẽ cậu đích thị không phải con đẻ của mẹ? Nếu không tại sao thái độ cư xử của mẹ đối với hai người khác nhau đến thế? Ví thử đêm nay Thiên Nhu nhận điện và ngồi chờ mẹ như cậu, chắc chắn mẹ sẽ vui vẻ hơn nhiều.
Nằm trên giường, Thiên Uy vẫn còn buồn bực, cậu không sao quên được ánh mắt mẹ đối với cậu. Đôi mắt mẹ lúc nào cũng sáng rực, dưới ánh sáng điện, long lanh, nhất là lúc cậu vừa trông thấy mẹ. Khi cậu dương to đôi mắt ngắm mẹ, ánh mắt mẹ lập tức thay đổi.
Thiên Uy trở mình, cậu sực nhớ bà Phùng có dặn việc ngày mai các bà cùng đi du ngoạn, suýt nữa cậu nhổm dậy nhắc mẹ, nhưng cậu lại thôi. Thôi mặc! Các bà sẽ gọi điện lại cho nhau.
Mẹ đi đâu nhỉ? Mẹ chả nói đến nhà bà Phùng là gì? Cú điện thoại của bà Phùng mới lòi đuôi ra. Nửa chừng mẹ thay đổi ý định, hay mẹ nói dối?
Thiên Uy thắc mắc mãi, nhưng mấy phút sau cậu ngủ thiếp đi.
Giai Lập vẫn chưa ngủ.
Nàng ném cuốn tiểu thuyết xuống giường rồi tắt đèn. Giai Lập vẫn có thói quen đọc sách trước khi ngủ. Ngay từ thời còn thiếu nữ, nàng đã thích đọc tiểu thuyết. Hồi ấy, cầm quyển truyện nàng ngốn một hơi, quên cả ăn ngủ. Nhưng năm gần đây bận quá, thời gian đọc ít đi, ban ngày không đọc vào lúc nào được, đành phải đọc ít trang trước khi ngủ. Cuộc sống càng lịch lãm, các tình tiết trong tiểu thuyết đối với nàng cũng giảm sức hấp dẫn. Một số câu chuyện và nhân vật càng giảm tính chất ly kỳ bởi vì những thứ nàng được nghe trong cuộc sống thực còn hấp dẫn và đầy kích thích hơn nhiều. Lao lực quá chắng những không ngủ được, trái lại khối óc nàng tỉnh khô. Đặc biệt sau những buổi chơi bạc, tiếng xoa mạt chược, tiếng nói cười như vẫn vang dội bện tai.
Giai Lập hy vọng lấy sách xua tan những phiền muộn trong lòng, nhưng đêm nay không có hứng chỉ vài trang là không sao đọc tiếp được nữa, nàng đành tắt đèn.
Nằm ngửa trong bóng tối, nàng tưởng tượng mình nằm trên con thuyền nhẹ, hay bái cỏ xanh êm ả, dần dần thiếp đi.
Nàng tự nhủ: đừng nghĩ miên man nữa, nhưng bao hình ảnh và câu chuyện liên quan tới Thiên Lập cứ dồn dập quay cuồng. Trái tim nàng khi thắt lại vì buồn, khi run rẩy vì vui, tất cả những xúc cảm kia chính do Thiên Lập gieo vào đời sống tình cảm của nàng.
Tắm xong, nàng thẫn thờ ngồi một lúc trước tủ gương, tâm trạng rối bời. Lúc ngồi bên chàng, nàng tạm quên hiện tại, về đến nhà, nàng mới nhớ lại cảnh ngộ mình. Thoạt trông thấy con trai, nàng vô cùng lúng túng. Đến khi bước vào phòng ngủ, nàng giật mình tưởng Đại Nhạc đang nằm lù lù trên giường, trẩn tỉnh lại hóa ra đống áo quần vứt bừa bãi trước lúc ra đi. Tấm bưu thiếp trên bàn khiến nàng bình tĩnh lại và thầm nhủ: Đại Nhạc đang ở xa ngoài nghìn dặm.
Ngắm mình trong gương, nàng mới quên hẳn nỗi bất an. Ánh sáng tàn nhẫn của gọn đèn điện soi rõ những nếp nhăn ở đuôi mắt. Lời khen và cảm giác về sự trẻ trung của mình đều là dối trá, dấu vết của tháng năm lưu lại trên gương mặt nàng vẫn không thể xóa được. Nếu cho rằng tuổi ba mưới là một ngưỡng cửa của cuộc đời người phụ nữ, thì ngưỡng cửa tuổi bốn mươi càng đáng sợ hơn. Cho dù còn mấy năm nữa, nhưng hiện giờ nàng đang trên đường đi tới, vả lại thời gian lướt qua như tia chớp. Từ ngày yêu Thiên Lập, nàng càng nhạy cảm với tuổi tác. Nỗi sợ hãi về tuổi khiến nàng không đủ sức chống lại sự tấn công của Lê Thiên Lập, hông nắm bắt thời cơ trước lúc tuổi xuân phai tàn, phong toa? ánh huy hoàng và tăng thêm giá trị tồn tại của con người mình.
Giai Lập lật sang mặt ảnh vũ nữ Thái Lan, đặt lại tấm bưu ảnh trên bàn, cảm thấy trong lòng thanh thản hơn.
Thật ra, đối với Đại Nhạc nàng không có điều gì đáng hổ thẹn. Thời thiếu nữ, tuy cũng có những bạn trai, nhưng chỉ là những người bạn, nàng không hề trao tình cảm của mình cho bất cứ một ai. Sau khi lấy chàng, nàng không hề có hành vi phản bội. Còn Đại Nhạc, tuy sau khi cưới, nàng không túm được cái đuôi nào, nhưng trước khi lấy nàng, chàng là người có kinh nghiệm trong tình yêu. Cũng có thể nói rằng chính vì nàng Đại Nhạc đã phụ tình một người đàn bà khác. Trước kia, nàng cho mình là kẻ chiến thắng và lấy làm tự hào về điều đó. Nay bình tĩnh suy nghĩ về tình cảm nhạt nhẽo của Đại Nhạc đối với mình, nàng không khỏi ngờ rằng chàng vẫn chưa quên được mối tình xưa.
Giai Lập hầu như quên hẳn tên người tình cũ của Đại Nhạc, vất vả lắm nàng mới nhớ lại cái tên Mạc Như Vân và nhớ lại tấm ảnh và những bức thư tình cảm của người đàn bà đó. Để tỏ ra một lòng một dạ với nàng, Đại Nhạc đã đốt tất cả thư từ và ảnh của người đàn bà đó. Giai Lập còn hình dung được người trong ảnh: lông mày cong, môi mỏng, trong dáng thanh tú kia lộ vẻ yếu ớt đến mức khó mà kham nổi gió sương.
Nét chữ của Mạc Như Vân cũng mềm mại thanh tú như người, thư nào cũng viết dài hàng mấy trang. Giai Lập thật không hiểu một con người lười cầm bút như Đại Nhạc đã phúc đáp những bức thư tình kia như thế nào.
Lúc đầu, nàng canh cánh trong lòng về mối tình cũ của Đại Nhạc, sau khi cưới nàng vẫn không yên lòng, rất sợ người bạn gái kia tìm đến tận nơi. Nếu như nàng là Mạc Như Vân, cho dù thời cuộc ngăn trở thế nào đi nữa, nàng quyết không thôi không bỏ một người đàn ông đã từng thề non hẹn biển với mình.
Sau khi hai đứa con ra đời, nàng với Đại Nhạc mới trở nên một đôi hoàn chỉnh, không thể cắt rời. Lòng tin đối với hôn nhân được tăng lên, nàng đã quên hẳn người đàn bà bất hạnh kia. Không ngờ sau hơn mười năm trời, đêm nay câu chuyện đó lại xuất hiện trong trí nhớ của nàng.
Bây giờ nên đối xử với Đại Nhạc như thế nào? Nàng lấy chàng vì tình yêu, bao năm qua nàng bảo vệ cuộc hôn nhân đầy hạnh phúc bằng tình yêu của mình, nàng làm sao phủ nhận tình vợ chồng trong bấy nhiêu năm giữa nàng với Đại Nhạc? Nhưng làm sao nàng có thể yêu hai người cùng một lúc?
Bao suy nghĩ, dằn vặt, khiến nàng trăn đi trở lại không sao ngủ được.
Bất đắc dĩ nàng phải bật đèn với đôi mắt lim dim vì chói, nàng quờ quạng tìm thuốc an thần.
Nàng cần có một giấc ngủ để ngày mai còn sự cuộc du ngoạn do Hội phụ nữ Quốc tế tổ chức. Lại còn chuyện Trần thử trưởng mở tiệc mừng "thượng thọ". Ngoài ra, còn có một vị đồng sự của Đại Nhạc làm lễ cưới, về đám này đáng ra nàng chỉ cần cho người mang qùa tặng đến, nhưng nàng đã hứa với Thiên Lập và nàng cũng muốn nhân dịp đó hai người lại gặp mặt. Tất nhiên nàng chỉ đến đó một lúc rồi đi ngay.