(Nguyên tác: Biệt Vọng Kim Tiêu)
Chương 43

Những ngày trước và sau tết âm lịch, Gia Lập bận tíu tít nào là quà biếu, nhận quà biếu, nào là nhận chúc tết và đi chúc tết, năm nào cũng vậy, nhưng nàng cũng rất vui. Nhà trường nghỉ đông, hai anh em Thiên Uy luôn có mặt ở nhà, cho nên càng tăng thêm không khí náo nhiệt trong gia đình. Nhưng năm nay, nàng cảm thấy bứt rứt, cảm thấy Thiên Uy kỳ dị, Thiên Nhu lăng loàn, thỉnh thoảng hai đứa gây chuyện nhau, tao nên sự căng thẳng khiến nàng đau đầu. Nhiều khi nàng thầm than thở là cuộc sống đơn điệu vô vị, gặp người quen vẫn phải làm mặt vui, cười nói đến là giả dối. Ai cũng hâm mộ địa vị của nàng, nhưng nàng cảm thấy mình sống không bằng một đứa học trò, có mùa học, mùa nghỉ, còn nàng như con ngựa thồ làm việc suốt ngày không nghỉ.Những năm sống ở nước ngoài, nàng cũng bận suốt ngày, song nàng chẳng những không hề oán thán, trái lai rất thích thú cuộc sống bận rộn trong môi trương xã giao, hình nhưnàng bẩm sinh là một phu nhân cán bộ ngoại giao có tài năng. Còn bây giờ nàng cảm thấy chán chường, nhưng sự chán chường kia nàng phải giấu kín trong lòng, hàng ngày vẫn phải cố tỏ ra vui vẻ.
Cũng như mọi năm, nhân ngày tết âm lịch, hội phụ nữ quốc tế tổ chức các hoạt động, đặc biệt năm nay còn bày trò biểu diễn trang phục cổ của Trung Quốc. Các vị phu nhân không ít người dám sẵn sàng đảm nhiệm, song do tuổi tác và nhan sắc cho nên không tiện bày tỏ ý muốn. Còn một số khác thì nhút nhát, bàn luận rất sôi nổi, đến khi lên sân khấu, lại lúng ta lúng túng như người thừa chân taỵ Giai Lập đưọc phân công vận trang phục đời nhà Thanh, bà Phùng bí thư xung phong biểu diễn trang phục thời kỳ đầu của nhà nước Quốc Dân. Công việc trù bị, tập dượt mất khá nhiều thì giờ
- Mệt quá đi thôi! - Sau khi tập dượt xong, bà Phùng ngồi nhờ xe Giai Lập về nhà, bà vừa nói vừa thở hổn hển
Tay đặt trên bánh lái, mắt nhìn đăm đăm phía trước, tâm hồn để vào chỗ khác, cho nên Giai Lập cũng không để ý câu nói của bà Phùng. Vì lịch sự nàng cứ ừ ào. Bà Phùng rất lấy làm đắc chí về cuộc biểu diễn của mình, thường kiê"m cớ để nói về việc đó. Giai Lập nói một câu khen cho có chuyện
- Bà biễu diễn rất khá!
- Thực ư?- Bà Phùng trợn tròn con mắt nhỏ húp híp, hơi có vẻ ngờ vựa - Tại sao cứ hễ tôi lên sân khấu la `mọi người lại cười rộ lê nhỉ?
Giai Lập nhếch mép cười, nàng nhớ lại cảnh bà PHùng với chiếc váy thêu màu đỏ rực, cố làm d uyên làm dáng khi bước ra sân khấu. Mu bàn chân nổi u lên một đống thịt. xem ra vất vả lắm đôi bàn chân mới đỡ nổi thấm thân to béo phục phịch. Bước đi thiếu nhẹ nhàng nặng nề lạch bạch như vịt bầu, khiến đống thịt trên mặt rung rinh không ngớt. BÀ những muốn nở nụ cười duyên cho phù hợp với bộ trang phục rực rỡ, nào ngờ vẻ mặt trông ngớ ngẩn như vai hề, khiến mọi người không sao nhịn được cười.
Tất nhiên Giai Lập không thể kể ra sự thật nực cười đó, cho nên nàng nói nhưng không thật lòng
- Cười cũng có nhiều ý, tại sao bà không nghĩ là mọi người đang ngắm nghiá và thưởng thức bà?
- Thưởng thức kiểu gì mà lạ thế? Thưởng thức thì phải vỗ tay hoan nghênh chứ, như bà chẳng hạn khi bà ra bao nhiêu người vỗ tay, còn Ái Đạt cũng vậy, được nhiều người vỗ tay nhiệt liệt.
Ái Đạt đóng vai mỹ nữ đời nhà Minh, rất phù hợp với vẻ duyên dáng kiều diễm Lúc hồng Ái Đạt còn sống, mọi người gọi nàng là Chu phu nhân, còn bây giờ đều gọi tên tiếng Anh của nàng, cái tên vừa dễ nhớ, vừa đẹp
- Tôi cũng bình thường thôi - Giai Lập nói - Có Ái Đạt cơ, bà ấy đẹp cho nên được mọi người hoan nghênh đặc biệt
Bà Phùng vốn không có duyên với chữ đẹp. Ngay ngày xưa khi ông Phùng đeo đuổi, ông cũng chưa hề khen bà đẹp, nhưng bà cũng sử dụng chữ đẹp rất tiết kiệm với người đàn bà khác. Thấy Giai Lập khen Ái Đạt một cách dễ dàng như vậy, bà tỏ vẻ khó chịu:
- Ái Đạt ngày xưa còn khá, hai năm nay đã kém xuân sắc, khi cười đã lộ nếp nhăn!
Bà Phùng nói như than thở, kỳ tình trong bụng lấy làm tự đắc. Người béo vẫn hơn là gầy, như bà chẳng hạn, hai má nằn nắn những thịt, cố gắng lắm mới nhìn thấy những nét nhăn mờ trên mặt bà.
Nghe bà Phùng nói Giai Lập không khỏi cảnh giác. Ái Đạt là người đàn bà đẹp đã đứng tuổi mà còn như vậy nữa là mình. Nàng nói với giọng cảm khái:
- Chúng ta đều là người có tuổi cả rồi.
- Nhưng Ái Đạt lớn tuổi hơn chúng mình nhiều, phải đến hơn bốn mươi rồi chứ ít đâu - Bà Phùng đem số tuổi của mình bấy nay dấu mọi người thêm vào cho Ái Đạt một cách tàn nhẫn.
- Cũng chưa đến nỗi thế đâu ạ - Giai Lập nhân hậu hơn, vả lại nàng cũng muốn che đậy tuổi tác của mình. Tuy nàng trẻ hơn Ái Đạt, nhưng rồi cũng có ngày như Ái Đạt thôi.
- Có lẽ không ít hơn đâu - Bà Phùng vẫn đay lại không chút thương xót. Thực ra, nhiều điều dấu được người khác, chứ không thể tự dối mình. Bà ta thừa biết rằng Ái Đạt trẻ hơn mình, chỉ có điều bà không cho phép mình được suy nghĩ theo sự thật.
Để khỏi băn khăn về tuổi tác của mình, bà sực nhớ một việc quan trọng:
- À, chuyện Ái Đạt bà đã biết chưa?
- Chuyện gì ạ?
- Chuyện bà ta với anh chàng trẻ ấy mà.
- Tôi không để ý - Ngực nàng như nghẹn lại, hình ảnh Thiên Lập thoảng luôn trước mặt.
- Gần đây bà ta yêu một cậu lái phụ làm việc trong hàng không dân dụng, anh ta ít tuổi hơn bà ta nhiều lắm, bà không nghe ai kể ư?
- Không - Nàng trả lời đờ đẫn. Bấy lâu nay việc nàng còn chẳng xong nữa là việc người, nàng còn sinh lực đâu quan tâm việc người khác? Suy bụng mình ra bụng người, nàng thông cảm với cảnh ngộ của Ái Đạt, cho nên nàng cũng muốn biết tình hình Ái Đạt - Hai người bây giờ ra sao rồi hở bà?
- Hình như Ái Đạt sắp kết hôn với anh chàng đó.
- Hả? - Giai Lập buột miệng nói ra với tâm trạng thật phức tạp: vừa sửng sốt, vừa hăm mộ và cũng đầy xúc cảm. Giai Lập sửng sốt về lòng dũng cảm của Ái Đạt, hăm mộ tự do của bà ta và không khỏi băng khuâng về tình cảm giữa nàng với Thiên Lập.
- Đàn bà lớn tuổi hơn đàn ông nhiều như vậy, sẽ không có hạnh phúc. Ái Đạt là một người đàn bà thông minh bà ta chả làm một việc ngốc nghếch như vậy đâu.
Lòng nàng se lại, nếu bí mật của nàng bị phát giác, không hiểu sẽ bị người ta lên án như thế nào?
Biện hộ cho Ái Đạt tức biện hộ cho bản thân nàng, cho nên nàng nói với giọng đầy ái ngại:
- Vấn đề tình cảm, người ngoài khó có thể phán xét nổi.
- Nhưng không thể mặc bạn bè dẫn thân vào chỗ chết có phải không nào. Cho nên tôi nghe nói nhiều người khuyên can bà ta, nhưng bà ta vẫn một mực khôNg nghe, bởi vì bà ta cũng có lý của mình.
Càng bó buộc, sức phản kháng càng mạnh. Cũng như nàng với Thiên Lập, càng ít điều kiện gặp nhau bao nhiêu thì lại càng nhớ nhau bấy nhiêu.
- Bà ta khăng khăng với lý do gì thế? - Giai Lập hỏi với giọng trầm trầm.
- Bà ta bảo ít nhất bà ta có thể sống hạnh phúc trong năm năm với cậu ta, đó cứ cho là năm năm sau cậu ta chê già và ruồng bỏ bà đi nữa, thì bà cũng không phải hối hận.
Giai Lập thầm cảm động về câu chuyện tình của Ái Đạt. Với tuổi nàng, chỉ ít nàng có thể chung sống với Thiên Lập mười năm. Nếu quả trong mười năm có thể sống những ngày tuyệt đẹp, nàng có phải cô đơn trong tuổi già, cũng chẳng còn gì phải ân hận.
Giai Lập không quen Ái Đạt, nhưng nghị lực của bà, nàng hết sức khâm phục, nàng thì không thể can đảm được như vậy. Dĩ nhiên hoàn cảnh hai người hoàn toàn khác nhau, người thông cảm cảnh góa bụa của Ái Đạt, còn nàng, mọi người đang cho là hạnh phúc mỹ mãn, nếu như nàng có trách vì gì khác, tất sẽ bị mọi người lên án, cho rằng nàng thân làm tội đời, tham lam.
Khi chia tay, bà Phùng cảm ơn Giai Lập, bà không ngờ câu chuyện vật giữa đời có một tác động mạnh mẽ tới Giai Lập. Đáng ra trở về nhà thì nửa đường nàng quay xe lại chạy về hướng nhà riêng của Thiên Lập.