Chương 12

Nương chạy ra trước cửa với một giọng nũng nịu gọi ông sáu Long:
- Nội à! Nội ơi! Nội đốt... cò bay ngựa chạy chưa hả nội?
Ông sáu Long Đứng dậy nhìn đóng giấy đang cháy bừng bừng trước thềm, vừa đáp:
-Nội đốt rồi đó, con.
Nương bước lại đứng cạnh ông sáu Long ngắm ánh lửa, ánh lửa tô thắm thêm đôi má nàng, đôi môi hồng nhoẻn nụ cười:
- Nội đưa ông táo có cò bay, có ngựa chạy, cho ông Táo về trời cho mau. Ông Táo về trời chầu Ngọc Hoàng, tâu với Ngọc Hoàng rằng ông cháu mình nghèo nàn lắm và xin Ngọc Hoàng cho nhà mình năm tới khá hơn.
Ông sáu Long phì cười:
- Con đừng nói giỡn, không nên...
Không dám đùa giởn nữa. Nương hỏi ông sáu Long:
- Nội biểu con thay ông lò, ông táo mới, con thay rồi đó. Còn ông lò củ đem liệng ngoài mương hả nội?
Ông sáu Long thảnh thốt:
- Ý! Bậy nà! Đừng đem liệng ngoài mương, không được à con.
Nương hỏi:
-Hay đem bỏ ngoài gốc quít, cũng như vô đất cây quít, được hôn nội?
Ông sáu Long giương tròn đôi mắt:
- Không nên! Con chịu khó lấy thúng gánh đem lên miếu thổ thần, chất phía sau cái miễu, ngay cái chổ mà người ta bỏ ông lò, ông táo cũ từ hồi nào tới giờ đó.
Nương nheo mắt:
- Con sợ quá hà nội!
Ông sáu Long tỏ vẻ ngạc nhiên hỏi Nương:
- Con sợ cái gì?
Nương nói nhỏ:
- Mặt trời lặn, con lên miễu, con sợ lắm.
- Ma cỏ gì chừng này mà sợ. Chỗ miễu thờ phượng mà ma đâu.
Nương cau mày:
- Hổng phải con sợ ma.
Ông sáu đi vào nhà, vừa hỏi:
- Vậy chớ con sợ cái gì? Góc vườn trển dọn trống trơn, cũng không có rắn rít gì đâu con
Nương nghiêm nét mặt:
-Con sợ cái miễu.
Ông sáu Long đốt cây nhang mới nối cây nhang sắp tàn, cặm lên bàn thờ. Khi nghe Nương nói vậy, ông bật cười:
- Con đừng có khùng quá vậy? Sợ nỗi gì cái miễu mà sợ?
Nương giã bộ rùng mình:
- Đi lại gần chổ đó,  lạnh ngắt hà nội.
Ông sáu Long quay lại, nạt ngang:
- Thôi, gánh ba cái ông lò bể đem lên miễu đi, rồi về còn ăn comm, ở đó mà nói khùng, nói điên hoài.
Nương ngoan ngoãn đi thẳng ra sau bếp, đoạn lấy gióng thúng, bưng mấy chiếc lò đất cũ sứt mỏ, gãy tay, chất vào thúng. Xong xuôi, nàng gáng đi ra cửa sau, vừa nói vọng vào:
- Con đi nghe nội.
Ông sáu Long còn cẩn thận, dặn vói theo:
- Chất đóng cho kỷ lưỡng, đừng liệng bậy bạ, nghe con.
- Dạ.
Đi ra khỏi nhà đuợc năm khoảng dừa, bổng nàng nghe có tiếng chân lịch  phịch như người nhảy mương, nàng liền đặt gánh ông lò xuống, đưa mắt tìm dớn dác.
Những tàu lá chuối ngay trước mặt nàng lay động cùng lúc với giọng đàn ông, con trai hỏi:
- Nương gánh gì nặng vậy?
Nàng dựng cây đòn gánh, vừa buột miệng:
- Anh Thái! Anh về hồi nào?
Một chàng trai mặc" bi da ma" trắng tiến lại bên nàng vừa tươi cười:
- Tôi về hồi trưa.
Phải, chàng trai kia chính là Thái, con trai lớn của hai Vinh, cháu nội của cả Hoài. Trong những dịp lễ và bãi trường, Thái thường về thăm quê  nội, nên chàng đưuợc quen thân với Nương từ ngày hai người mới tám chín tuổi.  Nương tiếp:
- Có cậu hai, mợ hai về hôn anh?
Thái nhìn vào hai cái thúng của nàng:
- Hăm tám tết, ba má tôi mới về sau.
Nưong hỏi phăn:
- Anh về bãi trường tết mà, phải hôn?
Thái nhẹ gật:
- Phải.
- Rồi chừng nào anh mới trở về Sài Gòn?
Thái đáp gọn lõn hai tiếng:
- Qua rằm.
Rồi chàng sang giọng hỏi trống không:
- Gánh chi cái này vậy nè?
Nương phân bua:
- Nội tôi biểu gánh đem lên chất trên gò ông Táo.
Thái ngơ ngác:
- Gò ông Táo ở đâu?
Nương chỉ tay:
- Sau miễu thổ thần á.
- Sao lại gánh lên trên đó chi cho xa, nặng nhọc, bỏ đại đâu đó...
Nương chận lời chàng:
- Nội nói bỏ bậy không được, nội bắt tôi phải gánh lên đó mà chất đống đàng hoàng.
Chính Thái cũng không hiểu vì sao ông sáu Long lại sùnng kính những cục đất lò quá như vậy, vì từ trước đến giờ chàng chưa thấy ai đưa ông Táo theo tục lệ ngày hăm ba, mà còn phải gánh lò bể ra miễu hoang.
Chàng ngắm nghía hai thúng đất đầy, đoạn chép miệng:
- Coi bộ nặng quá hả Nương?
Nương khẽ gật:
- Nặng chớ.
Thái tiến đến gần Nương hơn:
- Nương đưa tôi gánh dùm cho.
Nương cười khỉnh:
- Bộ anh mà gánh cái gì!
Thái xắn hai tay áo:
- Gánh nổi chớ, Nương đừng khi... Đâu, đưa tôi gánh cho mà coi.
Thấy Thái chờn vờn muốn giựt cây đòn gánh, Nương liền giấu đòn gánh ra phía sau lưng:
- Thôi, không ai mượn. Gánh rồi rách quần, rách áo, lấm tay, lấm chưn.
Thái nắm đầu  gióng:
- Gánh chơi một chút để thử sức cho Nương thấy, gì đâu mà rách quần, rách áo, lấm tay, lấm chân. Đưa đòn gánh đây đi Nương.
Giọng nàng con gái hàm duyên dáng:
- Người ta nói thôi mà.
Thái còn năn nỉ:
- Đưa gánh một chút mà... kỳ cục!
Nương lật đật cất gánh lên vai, vừa bảo bằng giọng rắn rỏi:
- Anh đừng đòi gánh mất công, tôi hỏng cho anh gánh đâu. Quần áo lè phè như vậy, gánh gồng gì được mà đòi. Thôi, vô nhà chơi đi, có nội tôi ở trỏng. Tôi đi một chút xíu là về bây giờ. Có muốn hái cam quít gì thì đợi tôi về, tôi hái cho.
Vừa nói câu chót, Nương vừa thoăn thoắt bước đi. Thái liền lột dép cầm tay đi theo sau lưng nàng mà nàng không hay.
Chờ cho Nương qua khỏi cây cầu dừa, Thái liền nắm gióng đầu sau giữ lại:
- Coi bộ nặng lắm. Nương trao gánh cho tôi tiếp cho.
Nương giật  mình khựng lại và ngoảnh nhìn Thái:
- Ủa! Còn đi theo nữa. Người ta biểu vô nhà đi mà.
Thái cười cợt:
- Cho người ta gánh với cho vui.
Nương cười chúm chím:
- Bộ ham gánh lắm hả?
Thái khẽ gật:
- Ừ, bỏ gánh xuống đi.
Nương đắn đo rồi nói:
- Thôi, hỏng được đâu.
Thái nhíu mày:
- Sao lại không được?
Nương phân trần:
- Để cho anh gánh, rủi nội anh thấy được rồi nội anh tưởng đâu là tôi bắt anh gánh, ổng rầy chết.
Thái lắc đầu, cương quyết:
Hổng có đâu, Ỏng hổng có rầy đâu.
Thấy Nương vẩn còn ngần ngừ chưa chịu trao gánh, Thái liền bước tới ngang Nương, đứng sát bên cạnh Nương, đoạn hơi rùn người xuống một chút, kề vai bên vai Nương, một tay thì nắm chặt cây đòn gánh:
- Đây, đưa đây...
Nương không hề quan tâm đến sự đụng chạm, giằng co như vậy. Nàng chỉ ngại rằng Thái không gánh nổi và gánh gióng sẽ làm bẩn bộ quần áo trắng của Thái đi,chớ không phải nàng cố giằng co như thế với ẩn ý gì.
Nàng lắc đầu lia lịa, hai tay nắm chặt cây đòn gánh và chiếc gióng sau:
- Thôi mà...
Thấy giằng giựt bằng cách đó không được, Thái lại đổi thế, đứng ngay trước mặt nàng. Như vậy, tự nhiên cây đòn gánh đã nằm trên vai chàng rồi. Nhờ cao hơn Nương mà chàng chỉ cần đứng thẳng lưng lên là Nương buộc lòng phải buông gánh cho chàng.
Nương vờ dỗ:
- Đó, làm gì thì làm đi.
Thái khúc khích cười ra vẽ đắc chí:
- Bước ra ngoài đi, chớ đứng vậy hoài làm sao người ta gánh đi cho được.
Nương đành phải nghe lời Thái bước tránh qua một bên cho Thái đi tới. Nhưng Thái chưa được bước nào thì cái gánh bị mất thăng bằng vì Thái chưa kịp sửa cho vai ngay chính giữa đòn gánh, đầu gióng trước bật chỏng lên trời, còn đầu gióng sau rớt phịch xuống đất, khiến cho Thái xiểng niểng.
Thấy thế, nương đúng vổ tay cười ngất:
- Đó... Đó...đòi gánh nữa thôi...?
Thái cũng phì cười:
- Chưa gì hết mà.
- Gánh đi...
Thái khom lưng cân cho thăng bằng đòn gánh trên vai, vừa nói:
- Coi nè! Đừng có khi người ta.
Nương còn cười ngặt ngẽo:
- Ơ  Ơ,... ông ơi...! Chỏng gọng cái nữa coi chơi.
Thái từ từ nhóng lên:
- Đừng có cười nha.
- Biểu người ta nín sao được mà nín.
Đã đứng thẳng lưng và hai đầu gióng đã thăng bằng rồi, Thái quay lại nhìn Nương:
- Coi nè! bộ giỡn!
Rồi Thái vừa đi,vừa chạy:
- Mạnh như thần, thấy hôn?
Nương chạy theo sau Thái mà cũng chưa hết cười:
- Coi kìa! Rút cái cổ...
- Đừng cười, cười hoài làm người ta nôn ruột gánh hổnh nổi.
Đi được vài khoảng dừa, Thái đã thấy hơi quen quen với gánh nặng, chàng ngoảnh lại khoe tài với Nương:
- Nhẹ chớ đâu có nặng.
Nương hỏi trống không:
- Nhẹ hả?
Thái hỏi lại, mà cũng hỏi trống:
- Còn nữa hôn?
- Nội bao nhiêu đó hà.
Thái nói nhanh:
- Tưởng còn nữa chất thêm cũng được.
- Đừng làm tàng.
- Thiệt mà.
Nói chưa dứt lời là Thái đã ném cái phịch hai thúng ông lò xuống đất. Thấy vậy Nương liền hỏi
- Đuối rồi hả?
Thái địng nghỉ ngơi một chút, nhưng nghe Nương hỏi vậy, chàng thấy lòng tự ái của mình bị con gái chạm nhẹ. Chàng đáp nhanh:
- Đổi vai.
  - Đổi vai mà phải đặt gánh xuống như vậy đó sao?
Thái cất gánh tiếp tục đi, vừa phân bua:
- Tại người ta chưa quen mà.
Thấy Thái đã gánh nặng mà còn phải bận bịu một tay xách đôi dép, Nương bảo:
- Anh bỏ đôi dép vô thúng cho rảnh tay. Làm gì cứ xách lòn thòn hoài vậy?
Thái nghe lời Nương, nhưng chàng không chịu bỏ đôi dép vô thúng cho tiện, mà lại vứt ra phía sau lưng, vừa bảo Nương:
- Nương xách dùm tôi.
Nàng nhặt đôi dép của thái cầm tay mà làm bộ lằm bằm:
- Còn đày người ta xách dép cho nữa.
- Không chịu xách thì xỏ chân vô mang đi.
Nương lí lắc, bỏ đôi dép xuống đất mang vào, rồi chạy theo Thái khoe:
- Dép anh, tôi mang vừa ghê vậy đó.
Không biết có ẩn ý gì hay không, Thái nhoẻn cười:
- Vừa lắm hả?
Nương nhìn xuống hai bàn chân của mình, rồi nhìn chân Thái:
- Chưn hai đứa bằng nhau. anh là con trai mà bàn chưn nhỏ xíu như con gái vậy hà.
Nghe Nương nói: Chưn hai đứa bằng nhau. Vậy mà Thái cảm thấy vui sướng lạ lùng. Một cảm giác kỳ diệu len nhẹ vào tim thằng con trai mới biết ước mơ...
Thái nói nhanh:
- Nếu vừa thì Nương mang luôn đi.
- Rồi anh lấy gì mang?
- Còn một đôi mới nữa mà. Nương mang đôi đó, Tôi về nhà lấy đôi kia.
Nghe Thái có ý cho đôi dép, Nương mừng khấp khởi trong lòng như một đứa bé  được mẹ cho quà, vì từ hồi nào tới giờ Nương chưa được cái diễm phúc mang dép cao su, loại dép kiểu Nhựt Bổn như vầy, nhưng nàng còn ái ngại:
- Thôi...
Thái chậm bước lại, so vai với Nương, vừa liếc xuống đôi bàn chân nàng:
- Hay là Nương chê dép cũ?
Nương đáp:
- Đâu có chê. Đôi dép của anh còn mới đây chớ có cũ đâu.
Thái dừng lại, đặt gánh xuống thở phào một cái, đoạn nói:
- Mà thôi, đôi đó tôi đã mang rồi. Để tôi lấy đôi mới tinh tặng cho Nương. Cho thì cho đồ mới, chớ ai cho đồ cũ, phải hôn?
Nương chẳng đáp sao về câu hỏi của Thái hết. Thấy Thái đã đổ mồ hôi lưng áo, nàng liền lột đôi dép của Thái bỏ vào thúng, đoạn bảo chàng:
- Anh mệt rồi đó, đưa đây tôi gánh cho, anh.
Thái ngoảnh nhìn về phía miễu:
- Còn một chút nữa là tới rồi, để tôi gánh luôn cho.
Nương giằng lấy đòn gánh trên tay Thái:
- Đã mệt tháo mồ hôi rồi thì nghĩ đi.
Chưa biết gáng gồng lần nào, mới đi có mấy khoảng dừa mà Thái đã thấy thấm mệt rồi, nhưng chàng không dám để lộ vẻ mệt nhọc đó, sợ Nương cười. Vì vậy mà chàng mới chịu giao gánh cho Nương, không giành giật như khi nãy nữa.
Đến gò đất sau miễu, Nương đạt gánh xuống, rồi cẩn thận ôm từng cục đất lò bể chất lên. Chính cái gò đó do bao nhiêu gánh đất lò của hằng chục nhà trong xóm, cứ mỗi lần đưa ông Táo về trời, là được đem đổ dồn lên đó, năm này qua năm kia, mãi rồi biến thành gò.Nếu con người sống lột da như rắn và biết giữ mãi phong tục tập quán xưa, có lẽ chừng bảy, tám chục năm sau, gò ông Táo sẽ thành đồi...!
Thái cũng vo tay áo, tiếp tay với Nương ôm đất chất lên gò ông Táo. Nhưng, khi Thái bưng đến cục đất thứ hai thì Nương vội vàng hất cục đất trên tay chàng rớt xuống thúng:
- Thôi, để một mình người ta làm.
Thái không  nghe:
- Để tôi phụ với cho mau mà.
- Không bao nhiêu mà phụ.
- Đứng không làm gì?
- Dơ tay anh hết.
Thái lì lợm:
- Dơ thì rửa, có sao đâu.
Nương đành để Thái muốn làm gì thì làm, cho vừa ý chàng. Nàng cười:
- Sao mà người ta làm cái gì cũng xía...
Nàng chưa dứt lời thì hai cái đầu cụng cụp vào nhau. Cũng tại hai người bất ý, hai cái lưng khom... hai cái đầu chụm... đầu nàng cúi xuống, đầu chàng ngẩng lên, hai đầu cụng nhau. Nói đúng hơn là... chàng cụng đầu mình vào đầu nàng, thành ra nàng bị đau nhiều hơn.
Nàng buông cục đất, rồi ngồi xuống bưng tráng, cằn nhằn bằng duyên dáng:
- Cụng người ta đau muốn chết vậy đó!
Thái xót xa ngồi xuống bên nàng, nhìn sát vào mặt nàng:
- Có sao hôn? Có sao hôn, Nương?
Nàng cười đau:
- U tráng...!
Thái lo âu:
- U thiệt hôn? Lấy tay ra coi u lớn hay nhỏ.
Nương cứ bưng tráng xuýt xoa:
- Muốn bể cái đầu...
Thái nóng ruột nắm hai cổ tay nàng giật xuống. Thấy một chỗ hơi ửng đỏ, chớ không có u, vậy mà Thái cũng tắc lưỡi, rồi đem một bàn tay xoa xoa nhẹ trên tráng Nương:
- Tôi lỡ... xin lỗi, nghe Nương.
Nương ngây thơ làm núng:
- Đụng người ta rồi xin lổi, vậy là thôi hả.
Thái lính quính, tay thì xoa lịa, miệng thì thổi, làm như con nít, thổi như vậy cho hết đau!
chàng thì thầm năn nỉ:
- Người ta lỡ..., chớ ai muốn vậy. Tại Nương khom xuống mà tôi không thấy... Hết chưa? Bớt đau chưa? Nếu còn đau...
Không biết Nương vừa nhận ra cái gì lạ lạ... trên tráng nàng mà nàng vụt gạt phăng Thái ra, khiến Thái muốn té ngữa, đoạn nàng đứng dậy phụng phịu trách chàng:
- Làm cái gì vậy...?
Thái xịu mặt:
- Nương...
Nàng chận ngay câu nói của chàng:
- Thổi cái gì mà thổi...
Thái phì cười có ý trấn tĩnh nàng:
- Thổi cho bớt đau mà.
Nương núng nẩy một cách duyên dáng, đáng yêu:
- Thổi... thổi... cái gì kỳ cục vậy.
Thái kiếm chuyện khõa lấp:
- Tráng của Nương đâu có u, mà Nương nói  u, làm người ta hết hồn, tưởng thiệt...
Nương lườm ngang, nhưng không phải cái liếc mắt đưa tình:
- Không u mà muốn bể đầu vậy.
Thái năn nỉ một lần nữa:
- Thôi, Nương cho tôi xin lổi, nghe hôn.
Nương như đã mát ruột với câu xin lổi này hơn, nên nàng cúi mặt chúm chím cười mà chẳng nói sao hết. Thái lại tưởng rằng nàng chưa chịu thứ lỗi cho chàng, nên chàng lật đật mở bớt nút áo cổ, vạch áo nắn bóp bên vai, vừa làm khó lại Nương:
- Nương coi nè, Nương u đầu thì tôi u vai vậy, ê ẩm hết một bên vai đây nè.
Nương chớp mắt hỏi nhanh:
- Hả, sao vậy?
Thái đáp gọn:
- Gánh nặng, ê vai, xưng vai...
Nương băn khoăn kéo vai Thái:
- Đâu? xưng vai thiệt hả?
Thái nghiêng vai cho Nương xem xét, vừa nhăn mặt:
- Thấy chưa, ai nói láo.
Bây giờ Nương lại bắt chưóc điệu bộ của Thái lúc nãy. Bàn tay của nàng dịu dàng xoa nhẹ trên vai Thái ra vẻ xót xa không ít:
- Vai cuả anh đỏ ửng hết hà. Vậy mà hồi nãy người ta biểu đừng gánh, người ta không cho gánh mà cũng đòi lấy đặng lấy được...
Thái ẹo ẹo lưng:
- Muốn xệ vai chớ phải vừa sao.
- Còn làm tàn nữa thôi?  Còn biểu chất thêm nữa thôi?
- Hồi gánh trên vai có nghe nặng nề gì đâu...
Nương hớt lời chàng:
- Nhưng đặt xuống rồi mới biết thấm. Vậy cho hết cải.
Thái vẩn còn kiếm cách làm khó, làm ngặt Nương để đuọc bàn tay mềm dịu của con gái xoa nắn trên vai mình. Nương xoa chừng nào thì chàng lại thêm nhăn nhó chừng nấy, chàng nói như rên rỉ:
- Kiểu này chắc tối nay phải xin thuốc rượu của nội bóp vai mới được.
Nghe Thái nói vậy, Nương thêm lo âu:
- Về nhà, anh đừng nói gì hết nghen.
Thái giả bộ chưa hiểu:
- Nói gì?
Nương thỏ thẻ:
- Đừng nói... qua đây gánh đất cho thôi, nghe hôn.
- Đâu phải Nương bắt tôi gánh mà Nương sợ?
Nương phân bua:
- Nương sợ ông nội của anh...
Nàng nói chưa dứt câu thì Thái chận lời:
- Nội của tôi cũng như nội của Nương mà sợ cái gì?
Nương ngây thơ cãi lại:
- Nội cũa tôi khác, nội cũa anh khác, như sao được mà như.
Thái trớ trêu hỏi:
- Khác chỗ nào?
- Đừng hỏi nhây.
Nương muốn nói rằng ông nội của Thái là chức sắc trong làng, là bậc phú hộ, có nhà ngói năm ba cái, có ruộng vườn hằng trăm mẫu, còn ông nội của nàng là người làm công, người giữ vườn cho ông Nội của Thái, nhưng nàng không dám nói như vậy, sợ làm mích lòng Thái. Vì trước đây, đã hết một lần, Nương đã nói với Thái câu đó, rồi Thái làm mặt giận, mặt hờn hết mấy ngày, Thái muốn ăn cam, ăn quít là nhờ nội của nàng hái chớ không thèm nhờ đến nàng nữa. Đến ngày Thái trở lên Sài gòn, Thái cũng không thèm đến từ giã Nương.
Không biết hỏi gì nữa, Thái đổi giọng pha trò:
- Ông của tôi với ông của Nương như nhau hết. Ông của tôi đầu bạc, thì ông của Nương trắng tóc, ông của Nương rụng răng, thì ông cũa tôi cũng hết răng... còn nươú...!
Nương phì cười, và không biết nàng nhớ hay quên mà nàng phát lên vai Thái, đúng mà cái chổ Thái kêu đâu, kêu ê, nghe một cái chát, vừa cắt ngang câu nói giễu cợt của chàng:
-Quỷ! Bộ ngạo ông nội tôi hả?
- Chớ hỏng phải vậy ha?
Chàng vừa nói, vừa len lén đưa tay lên nắm chặt một bàn tay con gái còn đang dang díu trên vai chàng. Mắt chàng nhìn sâu vào đáy mắt Nương. Nương lại tưởng lầm rằng chàng định trã đũa về cái tát vừa rồi, tưởng chàng sẽ bóp chặt bàn tay của nàng lại cho đau điếng, nàng vừa cười, vừa ra dáng quýnh lên:
- Ái! Ái...! Hỏng chơi à nha!
Chàng nghiêm nét mặt:
- Nương!
Trông vẽ mặt nghiêm nghị của Thái, nàng cũng còn tưởng lầm là Thái hăm dọa nàng,
nàng van lơn:
  - Người ta nói... người ta sợ... Buông ra đi.
- Em...!
Thái vừa đem bàn tay nàng qua môi... Thái định gởi trên những ngón tháp bút đó một ít tâm tình của Thái... Và Thái định trao cho nàng những tiếng yêu đương...
Nhưng nàng hốt hoảng giật mạnh bàn tay mình lại. Chút dỗi hờn vương trong mắt nàng:
- Làm cái gì kỳ vậy?
Em Nương!
 Anh yêu em...
Chàng đưa vòng tay định khép tròn qua vóc liễu làm cho nàng cuống cuồng té bò dưới đất để né tránh. Thế rồi nàng bỏ quên hết gióng gánh tuông cỏ cây mà chạy.
Nhìn theo dáng nàng, Thái cả gọi:
- Nương à! Nương!
Không cần phải qua cầu, Nương nhảy một hơi ba bốn cái mương, đâm đầu chạy bay về nhà, không dám ngoảnh lại sau lưng. Về đến nhà, nàng ngồi phệt ngoài thềm thở hổn hển, mắt vừa trông chừng phía ngoài vườn.
Thấy vậy, ông sáu Long chạy ra hỏi:
- Gì vậy, con?
Nàng mệt muốn đứt hơi nên chỉ lắc đầu mà không nói được. Ông sáu Long kinh ngạc, hỏi dồn:
- Gì vậy, con? Sao mà mặt mày con tái xanh vậy?
Môi nàng lắp bắp lâu lắm mới thốt được hai tiếng:
- Con sợ...
Ông sáu Long cau mày:
- Sợ cái gì?
- Ma!
Ông sáu Long bật cười dài:
- Ma quỷ đâu đây?
Nương giả giọng quả quyết:
- Thiệt...
Ông sáu Long không chút tin ở lời đứa cháu nên cắc cớ hỏi:
- Con ma bao lớn?
Vẻ Nương vẫn chưa tỉnh táo được chút nào:
- Lớn...
Ông sáu Long còn cười lớn hơn :
- Lớn bằng con hôn?
Nương vội nói trớ:
- Con hỏng thấy...
Ông sáu Long làm dáng ngạc nhiên:
- Ủa! Con hỏng thấy mà con làm gì chạy hớt hơ, hớt hãi vậy? Con nhát quá thỏ đế vậy!
Nương ngây thơ như trẻ con:
- Nó rên... Ma rên nội ơi!
Tưởng đâu là Nương sợ ma thật, ông sáu Long nghĩ cách trấn tĩnh nàng:
- Đứa nào chơi rắn mắt, nó núp đâu đó nó rên để nhát con, chớ mặt trời mới vừa lặn mà ma nỗi gì. Lại với ở đây từ hồi nào tới giờ nội có nghe ai đồn là vườn có ma đâu.
Nương còn thở dốc, vừa nhìn ông sáu Long:
- Vậy hả nội? Làm con hết hồn hết vía!
Ông sáu Long đảo mắt khắp sân, đoạn hỏi:
- Rồi gióng gánh con bỏ đâu?
Nương thu hồi bình tĩng, đoạn đứng dậy nhìn ra vườn đáp lí nhí:
- Con bỏ ngoài gò ông Táo á nội.
Ông sáu Long thảnh thốt:
- Trời đất ơi!
Bỏ gánh mà chạy về đây phải hôn, Thôi, con lên quảy về đi. Hỏng có ma quỷ gì đâu mà sợ.
Nương gạt  ngang:
- Thôi nội ơi. Con hỏng dám đi đâu.
Ông sáu Long nói nhanh:
- Con hỏng chịu đi thì nội đi.
Nghe ông sáu Long tính đi lên gò ông Táo quảy gánh về, Nương sợ ông ra đó rồi bắt gặp Thái còn ở chực đó, e ông sẽ đoán biết được chuyện đã xảy ra giữa nàng với Thái, nàng liền ngăn lại:
- Nội đừng đi.
Ông sáu Long nheo mắt:
- Sao con hỏng cho nội đi? tính bỏ luôn gióng gánh hay sao?
Ông sáu Long vừa dứt lời thì Thái từ phía đầu xông nhà quảy gánh thong thả đi vào nhà, miệng vừa chúm chím cười với hai ông cháu ông sáu Long dường như chẳng hề có chuyện gì xảy ra.
Nương đứng quay lưng về phía Thái nên chẳng hay biết gì hết. Thấy Thái, ông sáu Long liền tươi cười:
- Ủa! Cháu mới về hả cháu?
Thái đặt gánh xuống bên thềm, đoạn đáp:
-Dạ... Cháu mới về.
Ngoảnh lại chợt thấy Thái, Nương liền lẳng lặng rút êm vào nhà, không chào, không hỏi Thái lời nào hết. Nàng lắng tai nghe ông sáu Long hỏi Thái:
- Cháu gặp gióng gánh này ở đâu mà quảy vô đây?
Sợ ông sáu Long nghi ngờ và vì chàng cũng chưa biết tự sự nãy giờ Nương nói gì với ông sáu, chàng buộc lòng phải nói dối:
- Cháu thấy ai bỏ ngoài đầu cầu, cháu tưởng là của ông sáu bỏ quên ngoài đó nên cháu quảy vô.
Ông sáu Long lẩm bẩm:
- Vậy mà nó nói nó bỏ trên gò ông Táo.
Nghe ông sáu Long nói như vậy, thái giật mình trong bụng phập phồng lo sợ không yên, vì theo câu nói của ông sáu Long vừa rồi, chàng tin chắc là nàng đã về to nhỏ méc lại với ông nội về hành động kỳ quái của chàng...
Ông sáu Long quay lưng đi vào nhà, vừa mời Thái:
- Cháu vô đây ngồi nói chuyện.
Thêm một câu nữa của ông sáu Long làm cho Thái thêm hồi hộp vì chưa biết ông sáu Long sắp nói chuyện gì đây.
Ông sáu Long niềm  nở kéo ghế mời Thái ngồi, rót nước trà ngon mời Thái uống. Rồi thình lình ông cười phân bua:
- Ông biểu con Nương quảy ba cái ông Táo, ông lò cũ đem lên bỏ trên miễu, rồi không biết nó nghe nó thấy cái gì mà lại quăng gánh, về đây tay không. Ông hỏi riết rồi nó nói nghe ma rên.
Kể đến đó, ông sáu Long bật cười ngất khiến cho Thái cũng gượng cười theo. Chàng cười để trút hết lo âu trong lòng.
Thế rồi, sau một hồi thăm hỏi gia đình cha mẹ Thái, ông sáu Long bắt sang kể chuyện năm non bảy núi, đời xửa,đời xưa  cho Thái nghe.
Mười câu nói của ông, chưa có một câu được Thái để tai vào. Chàng ngồi đó mà lúc nào cũng nghĩ đến Nương. Thỉnh thoảng, chàng liếc mắt vào phía trong  có ý tìm xem Nương đâu, nhưng Nương biến mất luôn.
Mượn câu chuyện của ông sáu Long để ngồi đợi Nương ra, nhưng cuối cùng chàng phải thất vọng đứng dậy xin kiếu từ, vì thấy trời đã tối mịt. Ông sáu Long kiền gọi vọng vào trong:
- Nương à!
Chàng nghe tiếng Nương văng vẳng đàng sau:
- Dạ... Chi nội?
- Con ra trại củi lấy cây đuốc đốt cho anh hai con về.
- Dạ...
Nghe ông sáu bảo Nương như vậy, Thái mừng thầm trong bụng. Chàng định phải gặp mặt nàng rồi về nhà ngủ mới yên. Nhìn qua phần trên tấm vách mắt cáo, chợt thấy Nương bưng đèn đi ra phía trại củi, cách nhà bằng một cái mương, Thái liền bước ra cửa trước đi theo nàng.
ông sáu Long bảo chàng:
- Cháu cứ ngồi đây rồi nó đem đuốc vô cho.
Thái đi luôn:
- Dạ được.
Chàng ra đứng bên cạnh Nương trong lúc nàng vừa rút cây đuốc. Nương đã thấy Thái rồi, nhưng nàng chẳng buồn nói nữa lời.
Chàng khẽ bảo:
- Nương đưa đuốc đây anh.
Bây giờ, dường như Nương bất bình vì Thái còn giữ cái giọng ngọt ngào xưng anh như hồi chiều, nên nàng lườm Thái. Dù mặt giận, lòng hờn, nàng vẫn vặn tỏ ngọn đèn lên, lấy ống khói ra cho Thái mồi ngọn đuốc.
Thái liếc ngang, nàng lườm xéo!
Ngọn đuốc đã bắt lữa cháy rồi, nhưng Thái cố tình làm cho tắt, phải kề vào đèn mồi lại, vừa thì thầm:
- Bộ giận anh hả Nương?
Nương đáp cộc lốc:
- Hỏng có...
- Hồi nãy, sao Nương vụt chạy đi?
- Hỏng biết...
Thái đốt lại cây đuốc, vừa cháy thì chàng cố làm cho tắt lần nữa, để có cơ hội đứng lại với Nương trong giây phút nữa.
Chàng vừa liếc chừng vào nhà, vừa hỏi Nương:
- Nãy giờ, Nương đi đâu mà anh đợi hoài không thấy Nương ra nói chuyện?
Giọng nàng lạnh lùng:
- Hổng có đi đâu hết á.
- Sáng mai anh qua nghe, Nương.
-Muốn qua chừng nào thì qua, ai cấm cản chi mà hỏi.
- Sáng anh mang đôi dép mới qua cho em.
Dường như Nương không chút để ý đến cách xưng hô của Thái, chàng đổi cách xưng hô từ lúc hai người đứng ngoài gò ông Táo, rồi bây giờ chàng giữ  luôn những tiếng xưng anh, xưng em ngọt ngào đó. Nương gạt phăng:
- Hổng thèm!
Thái băn khoăn:
- Có gì đâu mà Nương giận dai quá vậy?
Nương hơi vênh mặt:
- Ai giận hồi nào mà nói giận...?
Ở trong nhà, ông sáu Long thấy sao đã lâu thấy Nương trở vô nhà, mà cũng không thấy đèn đuốc của Thái cháy lên, ông bước dần ra đứng bên thềm nhìn ra trại cũi. Vì hơi xa, vì Thái nói nhỏ với Nương nên ông chẳng nghe gì hết mà chỉ thấy một người cầm đèn, một người mồi đuốc, ngọn đuốc tắt cháy, cháy tắt không biết bao nhiêu lần.
Ông sáu Long liền lớn tiếng bảo Nương:
- Con mở bớt một nuộc dây ngoài đầu cây đuốc cho anh hai con đốt mau cháy.
Nương giật mình ngoảnh mặt vào:
- Dạ có...
Ông sáu Long hỏi gạn:
- Vậy mà cũng không cháy được nữa ha?
Nương lúng túng:
- Chưa cháy... nội...
- Hay là nhầm cây đuốc ướt đó con?
Nương ngây thơ đáp:
- Dạ đâu có ướt...
- Như ướt thì con lấy cây khác cho anh hai con.
Nghe hai ông cháu nói chuyện với nhau, chẳng ăn nhập gì đến Thái, mà cây đuốc khẽ run rẩy trên tay chàng, bộ mặt chàng thì len lét. Bây giờ, chàng muốn cho cây đuốc cháy thì nó lại không cháy.
Nương gắt nhỏ:
- Đốt mau đi.
- ờ, nó cháy rồi đây nè.
Nương nhìn chàng bằng nữa  con mắt:
- Xí! Có cây đuốc mà đứng đốt cả buổi cũng không xong.
Thái lấy ngọn đuốc ra, bỗng một cái tàn lữa rớt ngay trên tay Nương, khiến nàng giật tay thật mạnh xuýt đổ cái đèn.
Thái ân hận tắc lưỡi:
- Ý! Có sao hôn, Nương?
Nương phụng phịu như một cô bé năm bảy tuổi:
- Phỏng tay người ta chớ sao.
Giọng chàng xót xa:
-Đâu? Phỏng nhiều hay ít?
Nương vội vàng sang cái đèn cầm tay bên kia, rồi giấu tay phỏng lửa sau lưng, vừa xua đuổi Thái:
- Thôi, về mau đi.
Thái còn cố lì, nài nỉ:
- Cho anh coi coi, phỏng làm sao đó mà.
Nương hơi bực dọc:
- Nội tôi đứng trong thềm nhà kia kìa. Về đi... về đi...
Thái vẫn còn tiếc nuối chưa chịu về. Nương ngoay ngoảy bưng đèn đi vào nhà.
Nàng còn nghe Thái lí nhí sau lưng nàng:
- Anh về... sáng anh qua, nghe Nương... Anh đem đôi dép qua cho..., đừng đi đâu,
nghe Nương...
Nương chẳng thèm ngoảnh lại, chẳng thèm đáp nữa lời.
Đêm đó, cái tâm trạng hốt hoảng lẫn chút thẹn thùa làm cho nàng phải thao thức nghĩ suy về hành động... của người con trai mãi đến quá nữa khuya, mới thiếp ngũ.
Thế mà giấc ngũ của nàng vẩn chưa yên. trong mộng, nàng còn thấy Thái hiện đến tỏ tỉnh với nàng. Qua đêm đó, người con gái chợt thấy như mình lớn lên thêm đôi ba tuổi!