Chương 20

Sửa soạn xong thì trời vừa mờ sáng, ông sáu Long liền chạy vào buồng gọi Nương:
- Nương à! Nương! Con dậy khép cửa đặng nội đi, nghe con.
Nương bật dậy lẹ làng:
- Nội đi bây gờ sao?
Ông sáu Long gật:
- Ừ, gà gáy hai hiệp rồi.
Nương bỏ chân xuống giường:
- Trưa  nội về hay chiều?
Ông sáu Long quay lưng đi ra ngoài, vừa suy tính:
- Chắc trưa nội về. Theo xe lên tới Chợ Lớn giao trứng gà cho vựa rồi là nội về.
Nương nhẹ cau mày:
- Sao kỳ này người ta lại bắt nội đi giao trứng?
Ông sáu Long cười mỉm:
- Tại nội muốn đi một kỳ cho biết đó chớ.
Ông sáu Long bước ra khỏi cửa, ngửa mặt nhìn trời, đoạn bảo tiếp:
- Thôi, con khép cửa lại rồi đi ngủ đi, chưa sáng đâu.
Dứt lời, ông sáu Long bước nhanh vào bóng đêm. Khi ông ra được nửa sân, Nương liền chạy theo dặn dò:
- Nội ơi! Nội nhớ mua cho con một cái khăn lông, nghe nội.
Ông sáu Long đi luôn:
- Ừ, nội nhớ.
Nương trở vô nhà khép cửa lại, vặn lu ngọn đèn trên bàn xuống, đoạn nàng qua nằm nơi ván ngoài chờ sáng, chớ nàng không vào buồng.
Nhưng chỉ được một chốc thì nàng thiếp ngủ quên. Đến khi giật mình thức dậy thì chợt nghe cánh cửa rít lịch kịch như có bàn tay hé mở. Quay mặt nhìn ra, nàng chợt bắt gặp một bóng trắng vừa lách mình bước vào trong.
Nương bật dậy với giọng kinh ngạc:
- Ai vậy?
Cái bóng trắng tiến lại dần đầu bàn, vừa dáp thật nhỏ:
- Tôi.
Nương lật đật lết ra cạnh ván:
- Tôi là ai?
Cái bóng trắng cúi xuống thổi tắt phụt ngọn đèn, và càng lúc đó nhờ ánh sáng lờ mờ, Nương mới nhận ra gương mặt nham nhở của ông hai Định.Nương nhảy phịch xuống đất:
- Bác hai! Bác làm cái gì vậy?
Nàng thấy bóng ông Định tiến thẳng lại nàng và nói thì thào:
- Đừng sợ, em gái! Tôi vô thăm em mà...
Nương thụt lùi, vừa gắt:
- Bác hai! Bác nói cái gì kỳ vậy?
Hai định đáp gọn chẳng chút ngượng ngùng:
-Qua thương em.
Nương hồi hộp lo sợ, nạt ngang:
- Bác đừng nói bậy. Bác đi ra hôn, tôi la...
Hai Định vẫn bước tới và hăm dọa bằng giọng rít nhỏ:
-Em la, tôi bóp cổ chết à.
Tâm thần nàng bắt đầu bấn loạn. Nàng chạy theo chiều dài, chiều ngang của bộ ván, vửa run lập cập:
- Bác hai! Bác... đi ra đi... Tôi là con cháu của bác mà, Bác đừng nghĩ... tầm bậy. Tôi lạy bác.
Ông định, dang rộng đôi cánh tay chực hốt lấy Nương:
- Em đừng sợ.
- Tôi la cho cả trại họ chạy tơí...
Hai Định nghiến răng:
- Tôi đã nói, nếu em la một tiếng là tôi bóp cổ chết tức khắc.
Nương rắn giọng:
-Thà tôi chết. Tôi nói lần chót, bác có chịu đi ra hay không?
Hai Định làm thinh khựng lại. Nương tưởng là ông ta sợ mình tri hô lên rồi phải xấu hổ. Nhưng, thật ra thì đó là cái thế của con mèo đang thu mình lại rình con chuột, rồi bất thần phóng tới hốt... ngang mình Nương.
Không kịp đề phòng, Nương bị hai Định trói chặt trong vòng tay. Nàng giãy giụa mãnh liệt vừa hét:
- Á...!  Bớ...
Một bàn tay to lớn của hai Định nhanh nhẹn bịt lấy miệng nàng làm cho tiếng la cầu cứu của nàng tắt nghẹt trong cổ họng. Nàng cố sức gỡ lấy bàn tay hai Định xuống, nhưng vô ích, bàn tay của ông ta như đóng đinh trên miệng nàng rồi.
Nàng lồng lộn đấm vào lưng hai Định lịch bịch, nhưng ông ta vẩn trơ trơ, coi như Nương đánh trống chớ không phải đánh ông.
Hai định cúi xuống cho người nàng ưỡn ngửa ra:
- Đừng chống cự, rồi tôi cho em nhiều tiền...
Nàng lắc đầu ; miệng  ú  ớ:
- Hư...ứ....!
Hai Định thì thào sát bên tai nàng:
- Tôi cho em vòng vàng nữa, nghe.
- Hư...ứ... ứ ...!
Và Nương liền xé toạc cả cái lưng áo của hai Định ra để trả lời những câu hỏi. Hai Định như đã phát cáu lên, nên ông ta vật ngang cho Nương ngã nằm nửa người trên đầu ván, nửa người dưới đất, đoạn ông nghiến răng:
- Muốn chết phải hôn nhỏ?
Nương đá lia lịa, nhưng chỉ là đá gió chớ không trúng đâu hết, tay vừa cào cấu nát cái lưng của hai Định. Đau nhiều, hai Định càng cáu:
- Tao bóp họng cho mày tắt thở luôn nghe, nghe không? Im, đứng yên! Bộ ai giết hay sao mà sợ.
Nói không được, la không được, Nương cứ cấu  mãi cái lưng  của hai Định như mèo mài  móng, cho đến lúc nàng nghe những đầu ngón tay của mình ươn ướt. Nàng đoán  biết lưng ông ta đã đỗ máu rồi, nàng càng cấu cào hăng hơn.
Hai Định đổi giọng ngọt lại:
- Hãy ngoan ngoãn dễ thương đi, em gái. Rồi em sẽ thấy êm  đẹp tất cả, mà em lại được tiền, được vàng nữa. Dễ thương... chừng nào, anh càng thưởng nhiều tiền chừng nấy. Năm ba ngàn, anh cũng không tiếc với em. Nghe em... nghe em...coi! Trời ơi
Đau... ái...!
Nương chợt nghĩ ra một cách thoát thân; Nàng liền gật đầu lia lịa, vừa ư ư trong họng
Tưởng đâu Nương đã bằng lòng, hai Định bỏ bàn tay bịt miệng nàng ra, vừa hớn hở:
- Ừ, có gì đâu mà em sợ. Tôi thương em mà.
Nương thở hổn hển:
- Bác buông tôi ra đi rồi nói chuyện
Hai Định nham nhở phì cười:
- Thì như vậy nói chuyện cũng được rồi.
- Bác hãy để cho tôi ngồi dậy chớ, làm gì...
Hai Định buộc lòng phải chìu Nương một chút để gây cảm tình với nàng, ông ta nắm lấy vai Nương kéo dậy.
Nương đứng lên định thoát chạy nữa, nhưng bị vòng tay của hai Định giữ chặt khư khư. Nương giãy giụa:
- Bác buông tôi ra đi, tôi sẽ ngồi đây nói chuyện với bác.
Hai Định càng xiết thêm vòng tay trói buộc.
- Em kêu tôi bằng anh hai đi.
Không muốn giằng co, nàng nói nhanh:
- ờ, anh hai. Anh hai buông tôi ra đi, anh hai.
Hai Định lại nham nhở cười:
- Như vậy lại không nói chuyện được sao em?
Và hắn càng ngọt ngào hơn:
- Nè em, nghe lời anh... Rồi anh hứa cho em mỗi tháng phân nữa lương. Anh không có nói gạt em đâu. Tới ngày lãnh lương, em cứ lên văn phòng, anh cho tiền. Ngoài ra, em muốn mua sắm vòng vàng gì thì cứ cho anh biết, ngày trước, ngày sau là có liền.
Nương chưa kịp phản ứng sao hết, thì hai Định liền cúi xuống đặt một cái hôn trên môi nàng. Hành động của hắn đột ngột quá, khiến nàng giật mình. nàng cố tránh né chừng nào, hai Định càng tỏ ra tham lam chừng ấy.
. Đau quá, hai Định gầm gừ:
- Con quỷ! Cắn hả? Nhả ra hôn?
Nương làm thinh nghiến chặt đôi hàm răng như kềm kẹp. Vậy mà hắn cũng chưa ch(u tháo vòng tay. Hắn đâu đến trào nước mắt, rên rỉ:
- Trời ơi ! Ôi...ôi...! Con quỷ cái! Có chịu nhả ra hay không? Tao bạt tai chết cha mày bây giờ.
Nghe người ta dọa bạt tai chết cha, hai tiếng " chết cha " làm cho máu căm hờn của nàng thêm sôi sục lên. Nàng tận dụng hết sức lực nghiến răng, nghiến  muốn đứt cả cái môi của hai Định.
Trong lúc nàng nghe máu của hai Định rỉ ra mặn mặn trong lưỡi mình, hai Định vụt tháo vòng tay, tiếp theo là một cái tát nẩy lửa giáng xuống ngay mặt nàng. Không kịp bám víu vào đâu được, nàng té chúi xuống đất.  Nàng lạc giọng kêu cứu:
- Làng xóm ơi! làng xóm..
Nhanh nhẹn, hai Định nhảy theo, chụp cái khăn lên miệng nàng, rồi nhét ngay vào họng, làm cho tiếng kêu cứu cũa nàng tắt nghẹn tại đó.
Hai Định, một tay chận cổ nàng, một tay chụp lấy ngực áo nàng, rít giọng:
- Câm! Mày chống cự lần này nữa là mày chết! Nghe rõ chưa?
Nương chỉ còn giãy giụa một cách tuyệt vọng dưới sức nặng của một thân hình vạm vở căng đầy khát vọng của hai Định. Nàng lăn đến đâu thì hai Định bò theo đến đấy. Hàng nút áo của nàng đều bị đứt phăng ra hết bởi những móng vuốt của con sói đói.
Bỗng nàng nghe dường như có tiếng chân người di động xa xa. Nàng khôn khéo cố lăn lại gần bàn nước, rồi cố sức tống chân đạp lật cái bàn qua phía bên kia làm cho bao nhiêu bình,tách, đèn trên đó đều trút ào cả xuống đất, tạo thành nhiều tiếng động hỗn loạn của đỗ vỡ.
Bên ngoài, tiếng chân huỳnh huỵch đã rõ mồn một, Nương đinh ninh rằng có người chạy vào nhà. Hy vọng lớn lên trong lòng nàng. Cái khăn trong miệng của nàng đã sút rớt ra rồi, nhưng còn bàn tay của hai Định chận cổ nàng, thành ra nàng chẳng kêu la gì được hết.
Thình lình, hai Định buông nàng ra, đứng phắt dậy. Hắn định thoát chạy ra ngoài thì cánh cửa trước mặt hắn bị xô ập vào trong. Ánh sáng lờ mờ của đồng nội lùa ngay vào nhà.
Thấy bóng người hiện ra bên ngưỡng cửa, Nương thảng thốt buột miệng:
- Thầy giáo...!
Hai Định đứng chết trồng nhìn thầy giáo Hậu, trong lúc Nương lóp ngóp đứng dậy cài vội  nút áo.
Như đã đoán biết mọi việc xảy ra, Hậu tiến thẳng lại trước mặt hai Định. Hai Định hốt hoảng vụt chạy ra hướng cửa sau, nhưng mới đến cửa buồng thì bị Hậu túm lấy cổ áo kéo lại:
- Ông xếp! Ông chạy đi đâu? Trở lại cho tôi hỏi chuyện. Nếu ông chạy là tôi tri hô lên cho ông mang nhục à.
Hậu vừa nói, vừa nắm cổ áo hai Định kéo đi. Ông ta vừa bước thụt lùi, vừa van lơn:
- Tội nghiệp tôi mà, thầy giáo. Thầy buông tôi ra, tôi không chạy đâu mà sợ.
Đến gốc cột, Hậu dừng lại,  nắm hai cổ tay hai Định bắt vòng qua cột, nghiêm giọng bảo:
- Đứng đây, ôm gốc cột!
Hai định giãy giụa, ra mặt chống cự:
- Thầy Hậu!
Thầy đáng con tôi, thầy phải nể tôi chớ. Làm gì  thầy bắt tôi ôm cột.
Hậu biết mình tay không chống nổi với sức lực của hai Định, chàng liền bảo Nương:
- Cô chạy lấy con dao thật bén cho tôi.
Không ngờ, Nương đã chạy đi rút cây mác thủ sẳn trong tay từ bao giờ rồi, nên khi Hậu vừa dứt lời thì nàng liền trao dao cho Hậu.
Hậu buông tay hai Định ra, tiếp lấy cái mác lêu lêu trước mặt hai Định:
- Bác muốn chạy thì chạy đi.
Nương vừa đốt đèn xong, nàng bưng đèn lại kề bên mặt hai Định trong lúc hắn đứng run rẩy, mặt mày tái ngắt. Môi hắn lắp bắp:
- Tội nghiệp tôi mà, thầy giáo. Để tôi xin lỗi cháu Nương...
Hậu trừng mắt nhìn hai Định, vừa bước lùi ra phía trước khép trái cánh cửa lại, đọan trở vào đứng chỗ cũ.
Chàng điểm mũi mác sáng ngời trước mặt hai Định:
- Tôi biểu bác ôm gốc cột. Bác nghe chưa.
Hai Định trề môi dưới sưng rướm máu, để phân bua với Hậu:
- Thầy không thấy sao? Tôi đã mang thương tích như vầy mà thầy còn nỡ nào đày đọa tôi phải ôm cột?
Hậu nạt ngang:
- Chưa đáng! Ôm cột nghe tôi hỏi ;
- Thầy muốn hỏi gì thì hỏi, cần gì phải bắt tôi ôm cột.
Hậu kề lưỡi mác bên má hai Định:
- Tôi không muốn giằng co. Bác muốn ôm cột hay là muốn tôi gởi một cái thẹo kỷ niệm nơi đây?
Hai Định lật đật vòng tay ôm cột:
- Thôi, thôi...thầy. Tôi ôm cột rồi đây nè.
Nương đặt cây đèn xuống đầu ván, đoạn quay lưng đi xuống nhà sau:
- Để tôi kiếm dây trói con dê xòm lại mới được.
Nghe Nương đòi trói, hai Định sợ cuống ngoáy cổ nhìn theo Nương:
- Tội nghiệp bác mà cháu. Bác lạy cháu đây nè, cháu đừng trói bác.
Không thèm đáp, Nương bỏ đi luôn. Hậu, tay hờm dao, tay chống nạnh, xoáy tia mắt nhìn hai Định, vừa cười ngạo:
- Lọ mọ vô nhà người ta làm gì mà người ta la làng đó, hả?
-Thầy biết rồi thì thôi. Tôi nhận lỗi của tôi, để tôi lạy con Nương và xin lỗi thầy cho tôi về...
Hậu lắc đầu:
- Tôi không có quyền thả bác về. Bác cứ hỏi cô Nương, nếu cổ bằng lòng cho bác về thì tôi mới thả. Bằng không thì bác nên ở đây chơi... chờ ông sáu Long về, rồi tính..
Nghe Hậu đòi trói mình chờ ông sáu Long về giải quyết, hai Định mếu máo khóc:
- Tội nghiệp tôi thầy giáo à. Tôi lầm lỗi một lần xin thầy thương tôi, nghĩ tình tôi với anh quản lý, là chỗ bạn bè thâm giao, thầy tha thứ cho tôi và thầy dùm năn nỉ với cháu Nương? kể từ đây tôi nguyện ăn năn.
Hậu nạt ngang:
- Chờ cô Nương trở lên rồi bác muốn nói gì thì bác nói, tôi không biết.
Không biết Nương kiếm đâu ra một sợi dây luộcnhỏ, nàng đem lại quấn ngay vào cổ tay hai Định, nhưng chưa được một vòng thì hắn rút tay.
Ông ta chắp tay xá xá Nương, thốt lời van cầu:
- Bác lạy cháu... cháu đừng trói bác. Xin cháu thương bác. Từ nay trở đi, bác xin chừa...
Nương lên giọng kẻ đắc thắng nạt ngang:
- Tôi không cần ai lạy lục tôi hết.
Biết một mình thì trói hai Định không được, Nương liền nhìn sang Hậu, nhờ sự trợ lực của Hậu:
- Thầy giáo...
Hậu hội ý, chàng liền chận mũi mác ngay hông hai Định, rắn rỏi hạ lịnh:
- Ôm cột lại như hồi nãy.
Hai Định sợ cái mác vô tình hơn là sợ Nương với Hậu, ông đành riu ríu quàng tay ôm cột và thút thít khóc:
- Tôi già... tôi sanh tật...
Nương nhanh nhẹn trói hai Định lại, vừa chận ngang:
-Như vậy mới bị trói đầu.
Hai Định hít hít mũi; cố gây xúc động cho Nương vừa run run giọng:
- Cháu coi thân thể bác như vầy nè, cũng đủ cho bác đền tội rồi, cháu còn trói bác chi nữa.
Nương vừa nghiến răng siết vòng dây vừa lằm bằm:
- Tôi muốn bác phải nhớ suốt đời cái ngày hôm nay, cho bác phải chừa, phải bỏ cái thói... cái thói làm áp đi, không thì mai mốt kia có thấy con gái ai được, bác còn tái lại nữa.
- Thì bác đã thề... Bác chừa, bác bỏ rồi. Ôi! Ái! Cháu siết chi dữ vậy? Bác có biến đi đâu được mà cháu sợ.
Nương làm thinh thắt buộc chặt hai mối dây lại. Hậu đứng chứng kiến, miệng chúm chím cười, tỏ vẻ hài lòng với cách đối phó của Nương lắm.
Xong xuôi, Nương kéo cây đèn ra đầu ván, vặn thật tỏ ngọn lên.Hai cổ tay hai Định bị siết tận xương nên máu dồn ngoài hai bàn tay tím bầm dần dần. Cái môi dưới của ông ta càng sưng to lên như cái bánh xếp nhân đậu đắp lên đó và máu trong vết thương bị Nương cắn lủng rỉ ra hai bên khóe mép miệng. Bộ mặt của ông trong lúc này chẳng khác nào một con chó ghẻ bị lũ trẻ con đánh đập nhừ tử!
Ông ta chẳng còn dám ngước mặt nhìn ai hết. Ông sợ ánh sáng đèn, ông sợ ánh mắt trừng của Hậu và Nương.
Hình dáng quằn quại của hai Định chẳng xoa dịu căm tức trong lòng Nương được chút nào. Nàng gay gắt hỏi hai Định:
- Sao? Bác thương tôi đến bực nào? Bác hứa với tôi những gì khi nãy? Bác nói lại cho thầy giáo nghe, để thầy giáo làm chứng cho tôi với bác, rồi thầy giáo đứng làm mai làm mối cho bác. Nếu cần, tôi sẽ đi Cai Lậy mời bác gái lên đây đứng chủ hôn.
Hai định khổ sở lắc đầu và giọng nóiđã nghe phều phào mà có lẽ vì cái môi đau:
- Như vậy cũng quá nhục nhã cho bác rồi, cháu còn mắc mỏ với bác làm chi. Bác đã hối hận lắm rồi mà. Bây giờ, bác năn nỉ cháu lần nữa. Cháu nên hỉ xả cho tội lỗi của bác, mở trói cho bác đi, để bác lạy mà xin lỗi cháu. Bởi bác già đầu mà ngu, mà dại.
Bỗng Hậu rít răng chận lời hai Định:
- Lòng dạ thú cầm chớ ngu dại gì.
Ông ta tiếp tục năn nỉ Nương:
- Phải rồi, lòng dạ bác là lòng dạ thú cầm. Trăm lạy cháu, trăm lạy thầy giáo, cúi xin hai người rộng lượng thả cho tôi về.
- Nươngthình lình đổi giọng:
- Bây giờ mở trói bác ra phải hôn?
Hai định mừng quýnh, nói nhanh:
- Nếu cháu trói bác như vầy tới sáng, rủi thợ thầy người ta thấy được, rồi câu chuyện tới tai cậu quản đốc, thế nào bác cũng bị đuổi. Như vậy là cả gia đình bác phải đói khổ, tội nghiệp bác lắm cháu ơi. Một khi vợ con bác đói khổ cháu đâu có đành lòng, phải hôn cháu?
Chờ cho hai Đinh dứt giọng kể lể, Nương nhẹ hất hàm:
- Hồi nãy, thầy giáo chận bắt bác lại chớ không phải tôi. Vậy, bác muốn được mỡ thả, thì bác cứ xin với thầy giáo. Tôi hỏng biết.
Khi nãy, Hậu đùa nội vụ cho Nương. Bây giờ Nương lại xô qua cho Hậu. Năn nỉ đã hết lời, hai Định không còn biết nói sao nữa. Ông cũng thừa biết hai người cố ý làm ngặt ông để rửa hận, chớ làm gì Hậu lại có quyền giải quyết nội vụ.
Thế là hai Định chỉ còn cách đưa mắt thầm cầu cứu nơi Hậu.
Hậu tỏ ra  lạnh lùng với lời van xin của hai Định. Chàng dằn cây mác xuống ván, đọan trợn mắt bừng bừng căm tức:
- Thằng cha già kia!
Hai Định quệt đôi mắt qua cánh tay:
- Dạ!
- Chàng chống nạnh hai tay:
- Lẽ ra thì tôi để cho cô Nương xử sao đó thì xử; Nhưng vì danh dự của cô Nương
và.... và của tôi, nên tôi buộc lòng phải xen vào vụ này.
Đến  đây, chàng chỉ Nương, gằn hỏi tiếp:
- Bác biết người này là.... là ai không?
Hai Định gật nhẹ, vừa lí nhí:
- Cô hai Nương. Tôi biết lâu rồi.
Hậu hỏi vặn:
- Bác chỉ  biết như vậy thôi à?
- Tôi không hiểu thầy muốn hỏi gì.
Hậu điểm mặt hai Định:
- Tôi cho bác biết nghe. Cô Nương là vợ sắp cưới của tôi. Bác động phạm... đến vị hôn thê của tôi, tức là làm tổn thương đến danh dự của tôi. Bác đừng mong tôi thả cho bác về êm. Tôi giữ bác lại đây, chờ...ông nội  về
Không hiểu vì sao, nghe Hậu nói đến đó, Nương ra dáng thẹn thùng ngoảnh mặt đi hướng khác.
Hậu liền nói nhỏ với Nương:
- Xin cô bước ra phía trước đây cho tôi hỏi một chuyện.
Nương lặng lẽ bước theo Hậu, nàng cũng đoán biết trước câu chuyện mà Hậu sắp nói. Chàng dừng lại bên ngưỡng cửa, đoạn hé mở cánh cửa cho ánh sáng bên ngoài lọt vào trong, cố ý xóa tan hết ái ngại trong lòng Nương.
Nàng vẫn hiễu ẩn ý của chàng nên nàng đứng bên cạnh chàng với vẻ tự nhiên lắm.
Hậu liền nghiêm trang khẽ nói:
- Tôi xin lỗi cô về việc tôi đã tự nhiên trước mặt hai Định tôi là...
Nghe câu nói của Hậu vướng vấp vì ngại ngùng, Nương nhanh miệng đỡ lời:
- Thầy giáo không có lỗi gì hết. Tôi biết thầy à. Tôi biết thầy buộc lòng tự nhận là.. là... là như vậy để cứu tôi thoát nạn, để trả thù cho tôi. Tôi  đội ơn thầy nhiều lắm.
Hậumỉm cười khoan khoái:
- Tôi sợ cô không hiểu, cô nói tôi lợi dụng cơ hội...
Nương lắc đầu lia lịa:
- Không, không, không bao giờ tôi nghĩ như vậy.
Hậu liếc về phía hai Định và hỏi nàng:
- Còn thằng cha già đó, bây giờ cô tính sao?
Nương nhẹ cau mày và hỏi lại Hậu:
- Theo ý thầy, thầy tính sao?
- Tùy cô chớ.
- Thầy biểu sao tôi nghe vậy, chớ tôi cũng không biết tính sao nữa. Tôi đã như người chết hụt chưa hoàn hồn, còn đầu óc đâu nữa mà tính toán. Thôi thì thầy
muốn xử sao thì xử dùm tôi đi.
Hậu ra dáng suy tính một lúc, đoạn nghiêm trọng nói với Nương:
- Theo ý tôi, mình hành hạ hắn một hồi nữa cho hắn tởn rồi mình thả cho hắn về. Nếu trói giữ lại đó chờ ông sáu về giải quyết, cho hắn gục mặt xấu hổ trước mặt
ông sáu thì cũng được, nhưng tôi e người qua kẻ lại trong trại họ nghe thấy đưọc
chuyện này...
Nương chận hỏi Hậu:
- Thầy sợ thiên hạ nói xấu tôi chớ gì?
Hậu phân bua:
- Không phải. Có xấu hổ chăng là hai Định phải nhục nhã với mọi người, chớ đâu phải cô. Có gì đâu mà cô sợ. Nhưng tôi không muốn vụ này thấu đến tai người ngoài. Tôi nói vậy, cô hiểu kịp hôn?
Nương khẽ gật thay lời đáp. Nàng hiểu thâm ý của Hậu lắm.Chính là Hậu không muốn người ta xầm xì vì đồn đãi rằng: < Con dâu tương lai của Năm Điển bị ông trưởng văn phòng tới mò...> và họ còn tìm tòi nghĩ xa hơn thế nữa.
Nương đã mãnh liệt chống cự với hai Định là Nương biết, chớ  có ai biết được!
Hậu thì thầm, xúi giục nàng:
- Cô hành hạ hắn một hồi nữa đi.
Đột ngột, Nương đổi cách gọi thân mật:
- Hành hạ hắn cách nào đây, anh?
- Tùy ý  muốn của cô.
Nương liếc vào phía hai Định, chép miệng:
- Ông ta khóc lóc thấy cũng tội nghiệp.
Hậu cố ý chọc tức nàng:
- Đối với mấy thằng cha đó mà cô nói tội nghiệp. Tôi nói thí dụ, lúc nãy, không có tôi kịp giải thoát cho cô, rồi...rồi...Tôi xin lỗi cô, Sức cô đâu chống nổi với hắn. Mưu trí của cô làm sao sánh bằng mưu trí của hắn. Đến phút mà cô  gục ngã... trong tay hắn. Chừng đó có ai thương xót,nói tiếng tội nghiệp cho cô, hay là họ chỉ cần biết làm sao cho thỏa thích thú tính mà thôi.
Cơn tức giận của Nương đang bắt đầu lắng dịu, bỗng nhiên mặt nàng bừng bừng sắc căm hờn trở lại như lúc đầu. Nàng nghiến răng:
- Tôi muốn phụp cho thằng chả một dao cho rồi  đời.
Nương nói nhanh:
- Thôi thì tôi giao cho anh đó. Anh muốn xử sao, tùy ý anh.
- Hắn cho tôi là người ngoại cuộc.
Nương nhìn thẳng mặt Hậu:
- Anh mới nói với thằng chả làm sao, anh quên rồi hả?
Hậu chớp mắt:
- Tôi đã nói gì đâu?
Nương nghoảnh mặt vào bên trong:
- Anh đã nhận anh là.. là.. gì đó? Anh vẫn có quyền giải quyết hắn dùm tôi mà.
Câu chuyện của hai người đến đây thì hai Định rên rỉ:
- Cháu Nương ơi! Thầy giáo ơi! Tôi xin dập đầu tạ tội với hai người rộng lòng tha thứ cho tôi một lần lầm lỗi.
Hậu cùng Nương trở vào trong. Hậu đứng chống nạnh một, một tay điểm mặt hai Định, vừa gằn giọng hỏi:
- Tởn chưa?
- Tôi tởn tới già!
Nghe hai Định nói vậy, Hậu và Nương đang tức giận, nhưng phải dằn nén lắm mới khỏi bật tiếng cười.
Hậu nghiêm giọng:
- Tôi với... cô Nương bằng lòng thả bác về với một điều kiện...
Hai Định gật lia:
- Thầy cứ cho tôi biết.
Hậu nói nhanh:
- Chúng tôi gửi trên mặt bác một cái thẹo để làm kỷ niệm!
Hai Định sợ điếng, giãy tê tê như cá bị đập đầu:
- Trời ơi! Trăm lạy... ngàn lạy... thầy với cháu Nương, xin hai người đừng hành hạ tôi nữa. Hai người coi đây, môi miệng tôi như vầy, thân thể tôi như vầy mà hai người chẳng thương xót tôi hay sao. Hai người tha tôi, tôi nguyện đội ơn suốt đời.
Hậu hỏi vặn:
- Đội ơn hay là tìm cách trả thù?
Hai Định ngửa mặt:
- Tôi xin thề với trời đất, nếu tôi cố tâm gây thù, gây oán với vợ chồng thầy thì xin trời đất cho tôi chết một cách thê thảm, chẳng toàn vẹn thây thi, chẳng thấy mặt vợ con, chẳng nên mồ nên mả!
Hậu cười gằn:
- Bác thề độc dữ ha!
Hai Định cứ hai bên cánh tay mà quệt mũi, nước mắt, bên này rồi bên kia, và chặm máu môi lên áo, cố ý làm ra vẻ đau đớn, khổ sở đến tột cùng để cho Nương và Hậu phải mềm lòng.
Hắn vừa lè nhè nói:
- Tôi thề độc cho thầy với cháu Nương tin tôi, Hai người cũng nên xót thương cho một người đã biết ăn năn tội mình.
Hậu bảo sang Nương:
- Cô ra khóa chặt hết các cửa lại.
Nương vâng lời chàng hăm hở đi khóa cửa.
Tưởng đâu hậu định hành tội mình bằng cách ghê gớm hơn nên mới bảo Nương đi bế cửa, hai Định khóc ròng:
- Thầy giáo ! Thầy không thương tôi sao thầy giáo? Tôi thiết tha van xin thầy lần cuối cùng, thầy nương tay cho tôi nhờ.
Hậu dịu giọng để trấn an hai Định:
- Bác nín đi. Khóc lớn ror-éi con nít nó nghe được nó cười. Chúng tôi chỉ cần giữ bác lại đây để nói chuyện.... với bác vài mươi phút thôi.
Hai Định nuốt tiếng khóc:
- Tôi đâu có dám chạy mà thầy cần phải đóng cửa.
Hậu bí ẩn mỉm cười:
- Tôi không muốn để cho người ngoài nghe thấy hành động đê hèn của bác. Bác biết hôn? Vậy là tôi thương bác đó.
Nghe Hậu nói hữu lý, hai Định gật đầu, mặt lộ vẻ vui mừng:
- Tôi đội ơn thầy! Tôi đội ơn cháu Nương!
Chờ khi Nương trở vào, Hậu tháo gút dây mở trói cho hai Định, đoạn nghiêm nghị ra lệnh:
- Bác hãy quỳ xuống lạy vợ tôi.
Không đợi Hậu bảo đến lần thứ hai, hai Định liền sụp ngay dưới chân Nương đập đầu lia lịa như tế sao, vừa lẩm  nhẩm:
- Bác lạy cháu! Bác xin lỗi cháu! Cháu tha thứ cho bác.
Nương thấy vậy làm ái ngại, lật đật bước lùi lại, như không dám nhận sự lạy lụa của một người đáng cha mà phải hạ mình quá mức như vậy.
Nhưng Hậu nhanh nhẹn nắm cánh tay nàng kéo lại và nói trổng:
- Phải đứng đây để cho ổng tạ tội.
Nương nhỏ nhẹ:
- Thôi, anh à! Anh biểu ổng đứng dậy đi. Bao nhiêu đó đủ rồi.
Hai Định quay đầu sang phía Hậu và tiếp tục lạy:
- Tôi xin lỗi thầy giáo. Bởi tôi không biết....
Hậu xách cánh tay hai Định lên:
- Thôi, Bác đứng dậy:
Hai Định còn chắp tay xá xá:
- Bây giờ, tôi xin thầy và cháu Nương cho tôi về.
Hậu hất hàm:
- Đi đi! Và đừng bao giờ cho chúng tôi thấy cái bộ mặt nham nhở đó.
Hai định liền kéo vạt áo bụm miệng, cúi đầu đi ra cửa. Hậu chạy theo mở cửa cho hắn ra. Hắn núp bóng lủi thủi dưới hàng cây bã đậu. Cũng đở khổ cho hắn là mọi nhà trong cư xá hãy còn kín cửa.
Hậu còn đứng bên ngưỡng cửa đưa mắt theo dõi bóng hai Định.
Nương bưng đèn ra đặt trên  giữa. Nàng lặng nhìn chàng một lúc, đoạn lễ phép:
- Mời thầy giáo ngồi đây, thầy giáo!
Hậu quay vào cười đắc chí:
- Con dê già bị bẻ sừng rồi đó. Chưa chắc hắn dám mang cái miệng sưng lận như miệng bình vôi mà đi làm việc.
Nương bắc ghế gần bên Hậu:
- Thầy ngồi đây.
- Được, cô để mặc tôi.
Nương lùi lại ngồi bên góc ván đoạn hỏi chàng:
- Hồi nãy, bộ thầy nghe tôi la hay sao mà thầy chạy vô kịp cứu tôi thoát nạn vậy?
Hậu ngồi xuống ghế, quay lưng vào cạnh bàn, mặt hướng sang phía Nương:
- Tôi có tật hay tắm sáng sớm, Tôi định ra ao sen tắm, nhưng khi đi ngang qua trước cửa, tôi nghe cô la ơi ới trong này, tôi hốt hoảng chạy vô mới bắt gặp hai Định
Nương tươi cười:
- Nếu không có thầy, chắc hai Định giết tôi chết. Tôi đội ơn thầy nhiều lắm.
Hậu chậm rãi:
- Cô đừng nói vậy. Tôi tự coi tôi có bổn phận... phải bảo vệ cô, à, cô đã kêu tôi bằng anh thì cứ kêu bằng anh luôn. Sau lại còn khách sáo gọi bằng thầy giáo chi nữa.
Nương đưa tay vén tóc, cố giữ vẻ tự nhiên đối đáp với những câu nói ẩn ý sâu xa
của Hậu:
- Dạ, anh cho phép thì tôi kêu bằng anh luôn.