Chương 6

Thấy vợ vừa về tới nhà, Tư Luông liền buông cuốc chạy vào hỏi dồn:
- Sao, mình? Bộ mình không gặp thằng hai Cung hay sao mà giỏ đồ ăn còn nguyên vậy.
Ông sáu Long ở nhà dưới cũng chạy lên hỏi con dâu:
- Hương quản Thìn còn giam thằng Cung ngoài làng hôn con?
Chị Luông thả con Nương ngồi xuống ván, đặt cái giỏ xách dưới chân bò, rối tự nhiên đôi mắt chị rướm lệ ; chị lắc đầu thiểu nảo:
- Không gặp được chú hai...
Nói đến đó, chị muốn mếu máo nên làm thinh.
Tư Luông đứng phủi tay đất, vừa sốt ruột:
- Sao lại không gặp?
Ông sáu Long cũng nóng nẩy:
- Người ta không cho con vô thăm thằng hai Cung hay sao mà con không gặp nó?
Chị Luông ghé ngồi bên cạnh con Nương, thở dài thường thượt:
- Làng giải chú xuống quận hồi trưa này rồi.
Tư Luông thảnh thốt:
- Ủa! Sao mới đây mà giải đi xuống quận rồi? Có phải giải đi thiệt hay không, hay là họ không muốn cho mình  thăm.
Chị Luông đáp:
- Ai biết... Người ta nói vậy thì tôi hay vậy.
Tư Luông hỏi gạn:
- Mình hỏi ai mà người ta nói giải hai Cung đi rồi?
- Tôi gặp hương hào Thông, tôi hỏi hương hào Thông.
- Mình không gặp hương quản Thìn hay sao?
- Không. Tôi không thấy ổng ở đâu, tôi cũng không dám hỏi.
 Ông sáu Long xen vào:
- Cai điệu nầy chắc giải đi thiệt rồi, hương quản Thìn phải đi theo xuống quận rồi đó. Thằng hương hào Thông nó tử tế lắm, không phải nó làm khó dể gì mình đâu.
Tư Luông ngồi bẹp xuống đất, vòng tay bó gối, lẩm bẩm:
- Bây giờ mới biết làm sao đây? Nó bị giải xuống quận rồi thì việc vô thăm viếng lại càng khó khăn hơn nữa, chớ không phải dể dàng như ở làng xã.
Cả ba người đều lặng thinh ra dáng suy tính ghê lắm. Một lúc sau, tư Luông tắc lưỡi than thở:
- Thiệt là khổ hết sức. Phải khi trước khi giải đi, hương quản Thìn sai ai đó, chạy lại cho mình hay, đặng mình đi theo cho biết chỗ giam cầm rồi đem đồ ăn vô cho nó.
 Ông sáu Long nói:
- Hể giải nó xuống quận thì nó bị giam ở dưới chớ đâu.
Chị Luông vọt miệng:
- Hay là để sáng mai tôi  ẵm con Nương đi nữa, nghen mình?
Tư Luông xoáy mắt nhìn vợ:
- Mình đi xuống quận hả?
- Ừ.
- Mình biết quận ở chổ nào hay sao?
Chị Luông đáp:
- Tôi đâu có biết.
- Vậy rồi còn phải lần quần cả ngày nữa, mà chưa chắc gì gặp được thằng hai Cung.
Chị Luông giảng giải:
- Thì... Tôi đi  theo xe xuống Bến tre, rồi hỏi thăm người ta.Đường đi ở trong miệng mình mà, lo gì.
Tư Luông ra dáng suy tính một lúc, đoạn gật đầu cương quyết:
-Mai tôi đi với mình mới được.
hỏi nhanh:
- Mai mình có kẹt công việc gì hay không?
- Dẩu có cũng phải đình lại đó. Thế nào tôi cũng phải đi thăm thằng Cung, để tôi không đi rồi nó buồn, tội nghiệp.
Ông sáu Long gật đầu tán  đồng:
- Ừ, mai mày đi với vợ mày đi, rồi ít bửa nữa tới phiên tao đi. Còn mấy vồng mì cứ bỏ đó, tao ở nhà, tao giở cho.
Tính toán việc đi thăm anh Cung xong, chị Luông cúi xuống xách cái giỏ đem lên ván, giở lớp lá đậy bên trên, đoạn sắp ra ván từng gói, từng bọc, vừa phân bua với chồng:
- Công xách đi rồi xách về. Tôi bó cái mo cơm nhồi thiệt là ngon mà chú hai chẳng ăn được miếng nào. Mấy món nầy, bây giờ mình phải đem ra ăn, chớ đâu có để mai được.
Ông sáu Long bảo:
- Sáng mai, con dậy sớm, nấu gạo mới, nhồi cái khác đem cho thằng Cung. Tội nghiệp nó, đồ ăn, đồ uống trong khám, nó đâu có nuốt nổi. Nó ngồi ở trỏng, nó cũng trông đợi mình lắm.
Tư Luông chép miệng và thốt những lời chìm sâu vào buồn thảm:
- Mới hồi nào anh em còn đi làm chung với nhau hằng ngày, chia sớt với nhau từng miếng cơm, chén nước... Bây giờ, mổi đứa một nơi, đứa ngồi ngoài thở dài, than vắn, đứa nằm trong khám khóc lể vợ con...
Tư Luông ứa nước mắt nói tiếp:
- Nhắc tới thằng Cung chừng nào, tôi còn muốn rơi nước mắt chưng nấy. Khi nào hai anh em đi làm rẩy còn, nó cũng nhồi đem theo một mo cơm, nó bắt tôi phải ắn chung cho vui.
Nó còn gắp bỏ vô chén tôi từng miếng cá bóng kho... Nhớ tới bao nhiêu đó mà tôi nó đứt ruột, đứt gan. Biết mấy ngày nay nó cũng thèm cơm nhồi, cá bóng kho, tôi biểu mình làm, xách lên cho nó ăn, mà chẳng tới tay nó được miếng nào!
Chị Luông lẩm bẩm:
- Vái khuất mặt, khuất mày phò hộ cho Chú, xui khiến sao cho người ta giam chú chừng vài ngày, rồi thả chú về...
  Ông sáu Long nhanh miệng:
- Dể giam vào ngày hôn! Cái tội của thằng Cung, tao sợ kêu án... nặng lắm, mà khi nó có mặt ở đây, tao không dám nói đó chớ.
Thế rồi đêm đó, không hiểu trong mình con Nương ra sao mà nó khóc mãi không chịu ngũ. Hết đua võng ru hát, lại vác lên vai đi tới, đi lui, chị Luông dỗ dành cách nào nó cũng không nín. Cả nhà cũng phải thức them nó.
Thấy vậy, tư Luông bảo vợ:
- Hay là nó đau bụng, đâu mình lấy dầu xức cho nó coi.
Chị Luông nghe lời chồng, lấy dầu thao bụng, thoa lưng cho con Nương, nhưng rồi nó cũng còn khóc. Càng khuya chừng nào, nó lại càng khóc ngất lên chừng nấy, khiến cho vợ chồng Tư Luông và ông sáu Long phải nóng ruột. Cả ba người phải chuyền tay nhau, bồng ẵm nó mà hát ù ơ... ví dầu...
Nhà không sẳn thuốc men, ông sáu Long mới bảo chị Luông lấy gừng với vỏ quít treo nhà bếp lâu năm, đem sắc lấy nước đổ cho con Nương uống. Gừng cay, vỏ quít đắng làm cho con Nươong mửa hết cơm cháo trong bụng ra, nó càng khóc dữ hơn, khóc đến mình mẩy ướt
mò hôi như tắm.
Nét lo âu hằn đậm trong nét nhăn nheo trên vầng tráng rộng của ông sáu Long. Ông lặng lẽ đi đốt ba cây nhang, ra đứng giữa sân khấn vái lầm thầm một lúc rất lâu.
Khi ông trở vô nhà, Tư Luông liền hỏi:
- Ba vái gì vậy?
Ông sáu Long nghiêm nghị đáp:
-Tao vái vợ thằng Cung.
Tư Luông lấy làm ngạc nhiên:
- Sao ba lại vái vợ thằng Cung?
Ông sáu Long giảng giải:
- Tao sợ vong hồn vợ thằng Cung về đây thăm con Nương, làm cho con Nương phãi khóc hoài như vậy đó, nên tao muốn vái vợ nó coi nó có nín hay không.
Nghe ông sáu Long nói vậy, chị Luông tỏ vẻ tin tưởng:
.... Chắc vậy rồi đó...
  Và chị tiếp khấn vái mà nghe như chị nói chuyện với vợ hai Cung:
- Thím hai! Thím sống thì khôn, thác thì linh. Tôi biết thím về thăm con Nương rồi đó. Thôi, thím vuốt ve cho con Nương nó nín đi, đừng để nó khóc hoài, nó mệt tội nghiệp...
Chốc chốc, chị Luông lại lâm râm lại những lời van vái đó, nhưng con Nương vẩn chưa chịu nín. Mãi đến lúc gà trong xóm bắt đầu gáy nó mới lịm dần trênvai chị Luông.
Vợ chôéng Tư Luông với ông sáu Long cũng không ngũ lại. Đem con Nương vào giường xong, chị Luông trở ra nhà ngoài, rồi cha con cùng bàn tính quanh câu chuyện bi thương của gia đình anh Cung.
Đến lúc chuông chùa vẳng đưa trong đêm khuya, chị Luông lo đi nấu cơm nhồi, bó thành đòn để sáng đem cho anh Cung.
Mờ sáng, phần Tư Luông thì xách giỏ đồ ăn, còn chị Luông ẵm con Nương, vợ chồng lên lộ Chùa đón xe ra ngã tư, rồi từ ngã tư sang xe đi qua Bến tre.
Xuống  bến xe, vợ chồng Tư Luông ngơ ngác, chưa biết phải đi đường nào tới trại giam. Hai vợ chồng đi bộ được một quảng thì Tư Luông dừng lại hỏi thăm người qua lại, kẻ chỉ đi hướng này, người bảo rẻ về hướng khác.
Hai vợ chồng loanh quanh mãi cho đến khi mặt trời lên gần ngay đầu mà cũng chưa găp  được anh Cung, chưa thấy quận đường ở đâu cả. Tư Luông tức mình mới đánh bạo chận hỏi một viên cảnh sát, đang dắt xe đạp đi ngược chiều lại phía anh. Anh co ro, cóm róm:
- Bẩm thầy, xin thầy vui lòng chỉ dùm... dinh quan quận.
Viên cảnh sát dừng lại nghiêm giọng:
- Ông hỏi dinh quận làm chi vậy?
Tư Luông luống cuống:
- Hỏng nói dấu gì thầy, tôi đi thăm một người bà con... ở tù, mà hồi sáng tới giờ đi lần quần hoài kiếm chưa ra.
Viên cảng sát dựng chiếc xe đạp dựa bờ lề, đoạn nhìn tư Luông từ đầu đến chân:
- Người bà con của ông tội gì mà ở tù?
Tư Luông ấp úng:
- Thưa... chém chết... vợ...
Viên cảnh sát kêu lên kinh ngạc:
- Trời đất! Chém vợ chết hả?
- Dạ...
Viên cảnh sát hỏi phăn:
- Tại sao ông đó lại chém vợ?
- Thưa... hỏng biết nữa.
- Ở đâu?
- Thưa thầy, ở Phú thành.
- Rồi làng xã bên đó mới giải lên quận phải hôn?
Tưởng đâu viên cảng sát biết rõ chổ giam anh Cung, Tư Luông mừng thầm, nên gật đầu lia lịa:
- Dạ, dạ phải. Làng mới giải lên quận hôm qua đây hà. Thầy biết giam ở chõ nào, thầy làm ơn chỉ dùm.
Viên cảnh sát mỉm cười:
- Nếu ở bên Phú Thành giải đi thì đâu có đưa qua đây, mà ông kiếm cho mất công.
Gương mặt vợ chồng Tư Luông vụt sa sầm. Giọng Tư Luông hàm đầy thất vọng, chan chường:
- Ủa! Vậy chớ giải đi đâu?
Viên cản sát chỉ tay:
- Tội nhơn của Phú Thành là giải về An Hóa chớ,  Hai ông bà đi xe đò xuống An Hóa mà kiếm  chắc gặp.
Nghe viên cảnh sát bảo vậy, hai vợ chống Tư Luông đứng chết lặng một hồi mới chào viên cảnh sát rồi quay trở lại bến xe. Dọc đường,Tư Luông hỏi vợ:
- Mình liệu còn đủ tiền đi An Hoá hôn?
Chị Luông vác con Nương lên vai, đoạn đưa tay mò túi:
- Còn... dư đủ.
Tư Luông lắc đầu, tắc lưỡi:
- Đi lòng vòng cái kiểu này thì chết cửa tứ rồi! Tiền bạc xe ăn hết mà không biết gặp được thằng Cung hay không nữa, hay là đi không về rồi.
Thấy chồng nãn chí, chị Luông tìm lời an ủi:
- Theo như thầy đội đó nói thì chắc là chú hai ở dưới An Hoá à mình. Tại mình không hỏi cho kỷ trước khi đi nên mới lần quần.
Tư Luông lầm bầm:
- Mẹ! từ hồi nào tới giờ mình có tới quan quyền, có tìm thăm tù tội gì đâu mà biết. Mà cũng bậy! Làng xã nói giải đi rồi mà mình không nhớ hỏi giải đi đâu. Gần hết nữa ngày mà chẳng ra con mẹ gì hết ráo...!
Chị Luông cau mày:
- Thì... người ta nói giải xuống quận...
Tư Luông ngắt lời vợ:
- Quận... quận...mà quận nào mới được chớ.
Chị lại đổ ơn độc một mình như vậy, rủi đau ốm nữa đêm, nữa hôm, rồi biết trông cậy ai.
Ông sáu Long đáp nhanh:
- Thì có lối xóm.
Ba Đông phân bày:
- Tôi nói anh nghe. Nếu lối xóm người ta thương tưởng đến anh, thì họ chỉ chạy tới chạy lui, giúp đỡ chút gì đó thôi, chớ người ta đâu có hết lòng như em út, bà con của anh được. Rồi anh còn con nhỏ xíu đây nữa nè. Khổ cho anh lắm chớ phải chơi sao. Anh nghĩ kỹ coi tôi nói có phải hôn.
Ông sáu Long khẽ vuốt tóc con Nương, vừa ra dáng trầm ngâm. Ông còn do dự vì ông còn bận bịu chút con Nương đó. Phải chi một mình ông thì ông tính toán rất dể dàng. Ông vẩn biết rằng  ông không thể nhờ cậy hàng xóm mãi được, nhưng đi theo em ruột,em rể của ông, thì chẳng khác nào ông chất thêm gánh nặng cho vợ chồng ba Đông.
Thấy anh mình chưa nói sao hết, ông Ba Đông liền tiếp:
- Anh sợ vợ chồng tôi nuôi anh không nổi hay sao?
Ông sáu Long chậm rải:
- Không phải tôi sợ cô dượng nó không đủ sức nuôi tôi, nhưng mà...
Đoán biết ông sáu Long sắp nói gì rồi, ba Đông vội đón lời:
- Tôi hiểu ý anh rồi. Không phải tôi đi khoe giàu với anh. Nói đúng ra thì hai đưá tôi cũng đủ ăn, đủ mặc. Vợ chồng tôi có thể bảo bọc anh tới suốt đời. Thí dụ như anh lên trển, anh muốn đi làm kiếm tiền để dành hậu thân, thì tôi kiếm chổ cho anh làm.
Ông sáu Long phì cười:
- Sức tôi mà làm cái gì? Bụng thì dốt đặc, không có một chữ nhứt một, Còn làm thuê  làm mướn  thì làm không nổi. Đất Sài Gòn mà đâu dể lượm tiền. Ở đây, dầu sao đi nữa cũng không đói.
Ba Đông nhẹ cau mày:
- Vậy rồi, anh ở với vợ chồng tôi, anh không đi làm được, anh lại đói hay sao?
- Đã biết vậy, nhưng mà thôi dượng à. Để tôi ở dưới nầy cũng không đến nỗi nào đâu. Lâu lâu cô dượng có rảnh về thăm tôi.
Ba Đông hạ thấp giọng:
- Tôi thấy không được, Nếu anh không chịu đi thì tôi về trển biểu má bày trẻ xuống, chừng nó triệt anh, thì anh cũng phải đi hà. Anh coi, ở đây còn ai nữa mà anh bỏ không được
Hai người lại lặng im. Ba Đông ngồi nhắm nháp đến gần cạn chén trà, rồi thình lình ông hỏi:
- Như lên trên có công ăn việc làm liền, anh có chịu đi hôn?
Giọng ông sáu Long hàm nhiều buồn nản:
- Trong tay không nghề nghiệp mà dể gì.
Ba Đông  nhìn thẳng ông sáu Long:
- Anh làm cu li được hôn?
Ông sáu Long ngơ ngác:
- Làm cu li là làm cái gì?
Ba Đông giảng giải:
- Quét tước, dọn dẹp đồ trong sở vậy đó.
Ông sáu Long hỏi nhanh:
- Làm cu li ở đâu?
Ba Đông đáp:
- Tôi mới nhớ lại, bây giờ trong chổ hảng tôi làm, người ta đang cần mướn thêm hai người cu li nữa, một người coi mấy kho, một người lo văn phòng. Nếu anh chịu đi, chắc chắn là tôi đem anh vô được liền.
Ông sáu Long ra dáng suy tính, chưa đáp sao hết.
Ba Đông tiếp hỏi:
- Sao? Ý anh thế nào.
- Làm như vậy có được lâu bền hay không?
- Hãng còn là mình còn làm.
Ông sáu Long đả hơi mừng thầm, ông phăn hỏi:
- Mình chuyên môn có quét dọn không ha.
Ba Đông nhẹ gật:
- Bao nhiêu công việc đó thôi, xong việc thì mình nghĩ, không có phải nặng nhọc chi hết. Phải chi làm lon ton như tôi, là phải chạy lăng xăng tối ngày.
Ông sáu Long vẫn còn do dự:
- Mấy chổ như vậy cũng cầu mà làm. Dượng cũng biết, bỏ ruộng rẩy ra, tôi đâu có biết làm gì khác. Nhưng...
Ba Đông cười bực, chận lời ông sáu Long:
- Anh lại còn nhưng, còn nhị nữa! Tôi đã biểu anh cứ bỏ mẹ cái đất này đi.
Ông sáu Long nói nhỏ:
- Còn mồ mả ông bà, mồ mả vợ chồng thằng Luông.
Ba Đông nói nhanh:
- Vài tháng anh về thăm một lần, không được hay sao? Nói như anh rồi mấy người còn bận bịu mồ mả ông bà nơi xứ sở, là không đi tha phương lập nghiệp được, đời đời kiếp kiếp phải ở giữ ba cái mồ mả đó.
Ông sáu Long cúi xuống hôn nhẹ lên tóc bé Nương:
- Con nhỏ này trói tay, trói chưn tôi nữa đây nè. Tôi đi làm rồi bỏ nó cho ai?
Ba Đông cười khì:
- Tưởng gì! Anh đi làm thì bỏ nó ở nhà chơi với mấy đứa nhỏ tôi, Cơm nước, tắm rửa  là có nhà tôi lo.
- Báo thêm cho cô bảy nó nữa.
Ba Đông nhẹ cau mày:
- Gì mà báo, anh? Anh cứ nghe tôi, chừng nào tôi trở lên, anh theo tôi luôn. Trong nhà này, anh coi có cái gì đáng thì lấy đi, còn cái gì không đem theo được, anh kêu hàng xóm cho họ.
Ông sáu Long đắn đo:
- Để coi...
Ba Đông tự bưng bình rót thêm trà vào chén, vừa nói:
- Còn để coi gì nữa anh.
Ông sáu Long đứng lên:
- Để mai rồi sẽ hay.
Ba Đông chép miệng:
- Mai đây rồi anh còn tính tới tính lui nữa.
Ông sáu Long phân bua:
- Nếu  có đi theo dượng lên trển thì cũng phải chờ qua cái tuần trăm ngày cho vợ chồng thằng Luông rồi tôi mới có thể đi đuợc. Bỏ phế hết, tội nghiệp vợ chồng nó.
Ba Đông buông xuôi:
- Ừ, anh tính như vậy cũng được. Để tôi liệu tới chừng đó, thì tôi biểu má bầy trẻ về rước anh lên.
Nói dứt lời, ba Đông cũng đứng dậy, rồi tiến từng bước chậm đến trước bàn thờ vợ chồng tư Luông. Ông đứng lại lặng nhìn khói hương đang tỏa lên như để tưởng nhớ đến hình bóng người quá cố.
Trong lúc đó, ông sáu Long nhìn theo sau lưng người em rể mình mà lấy làm bối rối, bối rối vì ông biết Ba Đông chưa có hột cơm chiều trong bụng.
Ngoài trời bắt đầu tí tách đổ mưa.