PHầN I
Người Trung Quốc Và Cái Vại Tương
Bài nói tại New York ngày 16-08-1981, do ký giả tờ báo tiếng Hoa " Bắc Mỹ nhật báo " ghi lại.

Vừa rồi ông Chủ tịch nói cuộc họp mặt hôm nay là một vinh hạnh của Hội " Tùng Xã ", đúng ra vinh hạnh này là của tôi. Tôi xin cảm tạ quý vị đã cho tôi dịp được gặp mặt các vị ở nơi xa quê hương này để xin chỉ giáo.
Thực ra Chủ tịch và Chủ báo " Tân Sĩ Tạp Chí ", ông Trần Tiến Trung nói với tôi đây là một cuộc tọa đàm, nên tôi rất vui được đến dự. Nhưng hôm qua từ Bo-xton đến tôi mới rõ là một buổi diễn giảng, việc này làm cho tôi rất lo vì New York là một đô thị lớn bậc nhất thế giới, đầy " rồng núp, hổ nằm ".
Cho nên tôi chỉ dám nêu lên đây một ít cảm tưởng tản mạn và đó hoàn toàn là ý kiến riêng tư chứ không dám kết luận gì cả. Xin các vị chỉ giáo và chúng ta cùng trao đổi với nhau.
Chủ đề hôm nay ông Chủ tịch giao cho tôi là " Người Trung Quốc và cái vại tương". Nếu buổi hôm nay là một buổi thảo luận về học thuật thì trước tiên chúng ta phải định nghĩa người Trung Quốc là gì? Cái vại tương là gì? Tôi nghĩ tôi không phải định nghĩa nữa, sợ thành vẽ rắn thêm chân. Bởi vì có một hiện tượng trên đời là cái gì mọi người đều đã biết mà lại đi thêm cho nó một định nghĩa, việc này vô tình có thể biến nội dung và hình thức của nó trở thành mơ hồ, biến chân tướng của nó thành khó hiểu, và do đó còn khó bắt đầu thảo luận hơn.
Phật giáo vốn cho rằng con người phải qua vòng luân hồi. Việc này làm tôi nhớ đến một tích xưa.
Có người đến hỏi một vị cao tăng đã đạt đạo:
" Đời tôi bây giờ là do tiền kiếp mà tái sinh, thế thì kiếp trước tôi là người thế nào? Nếu còn phải đầu thai một lần nữa, ngài có thể cho tôi biết kiếp sau tôi sẽ trở thành người ra sao không? ".
Vị cao tăng trả lời anh nọ bằng bốn câu thơ sau:
Dục tri tiền thế nhân
Kim sinh thụ giả thị
Dục tri hậu thế quả
Kim sinh tác giả thị
(Muốn biết cái nguyên nhân của kiếp trước
Cứ xem những gì mình nhận được ở kiếp này
Muốn biết cái hậu quả ở kiếp sau
Cứ xem những gì mình đang làm ở kiếp này)
(Tạm dịch thơ: )
Muốn biết kiếp trước thế nào
Cứ xem mình sống ra sao kiếp này
Đầu thai rồi thế nào đây
Hãy nhìn vào việc hiện nay đang làm
(NHT)
Giả sử kiếp này anh được sung sướng, kiếp trước nhất định anh là một người chính trực, độ lượng. Nếu kiếp này anh gặp nhiều khổ nạn thì phải suy ra rằng kiếp trước anh đã làm những điều ác. Cái tích xưa này gợi cho chúng ta rất nhiều ý nghĩa. Các vị ở đây, nếu là con nhà Phật hẳn cảm thụ dễ dàng, nếu không phải là người theo đạo Phật chắc không tin vào tiền oan nghiệp chướng, nhưng có thể xin các vị cứ suy nghĩ về cái triết lý của nó.
ý tôi muốn nói chuyện này làm chúng ta liên tuởng đến văn hóa Trung Quốc.
Các vị ở đây, bất kể quốc tịch gì, đại đa số đều có dòng máu Trung Quốc, các vị thích hay không thích nó vẫn vậy, chẳng làm sao thay đổi được. Tôi nói người Trung Quốc là theo nghĩa rộng, theo nghĩa huyết thống chứ không phải nghĩa địa lý.
Người Trung Quốc từ 200 năm gần đây, lúc nào cũng có một ước mong cho đất nước hùng cường, ước mong cho dân tộc chúng ta trở thành một dân tộc ưu tú trong thế giới. Nhưng đã bao nhiêu năm nay, chúng ta luôn luôn yếu kém, mãi bị ngoại nhân khinh thị, nguyên nhân tại đâu?
Đương nhiên trách nhiệm là do nơi chúng ta. Nhưng nhìn dưới góc độ văn hóa mà đặt câu hỏi đó thì có thể nghĩ đến cái tích xưa vừa kể trên. Tại sao có ngày hôm nay? Vì sao nước nhà vẫn chưa lớn mạnh? Nhân dân vẫn còn biết bao khổ nạn? Từ kẻ cùng đinh không quyền thế đến kẻ phú quý với đặc quyền đặc lợi đều có một nguyện vọng tha thiết như nhau cho đất nước, cũng như đều có cùng một đau buồn sâu sắc.
Tôi nhớ thuở bé thầy học bảo chúng tôi: " Hy vọng của nước nhà đặt nơi các em". Nhưng rồi chúng ta bây giờ thì sao? Lại đến lượt chúng ta hướng về đám thanh niên bảo: " Các em là hy vọng của tương lai Trung Quốc ". Cái kiểu cứ đùn đẩy trách nhiệm từ đời này xuống đời khác sẽ còn kéo dài cho đến bao giờ?
Những người Trung Quốc ở nước ngoài đối với vấn đề này lại càng nhậy cảm và kỳ vọng của họ lại càng sâu nặng. Ngoài việc tự thân chúng ta đã không thể mang hết được cái trọng trách về chuyện nước nhà rơi xuống một mức độ tồi tệ với những khổ nạn như vậy, chúng ta lại còn phải è cổ vác cái gánh văn hóa truyền thống nặng nề kia.
Đấy là nghiệp báo như đã nói ở trên.
Hôm trước, lúc đi thăm Viện bảo tàng Boston, tôi thấy bên trong có bầy đôi giày cho phụ nữ bó chân của thời đại các bà nội chúng ta. Kinh nghiệm bản thân cho tôi biết những người phụ nữ khoảng tuổi tôi thời ấy đều phải bó chân. Ngày nay những người trẻ tuổi nghe đến chắc không thể nào tưởng tượng nổi. Tại sao trong văn hóa chúng ta lại có thể sinh ra một cái tập quán tàn khốc thế? Lại có thể áp đặt nó lên trên một nửa dân số trong hàng nghìn năm, làm cho những người bị bức hại phải tàn phế cả hai chân, thậm chí có khi còn gãy cả xương, thối cả thịt, không thể đi đứng được. Tại sao văn hóa Trung Quốc lại có thể kéo dài cả hàng nghìn năm trong lịch sử một yếu tố dã man như vậy? Tại sao lại cho phép trường tồn qua một thời gian dài như thế mà không có một người nào đứng lên bảo nó phản tự nhiên, hại sức khỏe? Ngược lại, đại đa số nam nhi còn xem bó chân là hay ho, đẹp đẽ.
Còn nói đến việc bách hại nam nhi thì thế nào? Đó không phải chỉ riêng chuyện các hoạn quan. Theo ghi chép của lịch sử, từ các triều vua Tống trở về trước, các nhà có quyền và có tiền đều có thể tự do thiến các nô bộc của mình. Sự việc kinh rợn này kéo dài cho đến triều Tống - thế kỷ XI - mới bị cấm. Chỉ căn cứ vào hai việc trong biết bao nhiêu việc không hợp lý và vô nhân đạo của văn hóa Trung Quốc suốt quá trình lịch sử của nước này, ta cũng có thể thấy là những thành phần không hợp lý của nó đã lên đến một mức độ không thể nào khống chế được.
Bất kỳ văn hóa của một dân tộc nào đều như một dòng sông lớn, thao thao bất tuyệt trôi đi. Và với thời gian dần dần biết bao thứ nhơ nhớp bẩn thỉu trong dòng sông lớn ấy, - như cá chết, mèo chết, chuột chết - sẽ bắt đầu chìm lắng. Lắng đọng quá nhiều sẽ làm dòng sông không thể chảy nữa, biến thành một cái đầm nước chết, càng sâu càng nhiều, càng lâu càng thối, lâu dần thành một cái vại tương, một cái đầm bùn bẩn phát chua, phát thối.
Nói đến cái hũ tương có lẽ những bạn trẻ không thể hiểu, tôi vốn sinh ra ở phương Bắc, nơi quê tôi cái thứ này rất nhiều. Tôi không thể nói chính xác cái chất tương trong vại ấy làm bằng những chất liệu gì (chất chính là đậu tương và bột mì), nhưng các vị nếu đã ăn qua vịt quay tại các tiệm ăn Trung Quốc thì chính là loại tương đó. Nó là một chất đặc không chảy được, không giống nước sông Hoàng hà từ trên trời chảy xuống một tý nào. (Hoàng hà chi thủy thiên thượng lai, bôn lưu đáo hải bất phục hồi - thơ Lý Bạch). Nó là một thứ nước ao tù, lại được để cho bốc hơi, cho lắng đọng nên nồng độ càng ngày càng đông đặc. Cái văn hóa của chúng ta, cái tiền oan nghiệp chướng như đã nói cũng là như thế.
Trong văn hóa Trung Quốc, cái có thể gọi là điển hình nhất cho cái đặc sắc này là chế độ " quan trường ". Thời xưa mục đích học hành của các phần tử trí thức là làm quan. Cái chữ " trường " nhìn không thấy, sờ không đụng này được hình thành qua chế độ khoa cử. Một khi người đọc sách đã lọt vào được chốn quan trường liền ở vào trạng thái đối nghịch với người thường, với nhân gian.
Dưới chế độ đó người đi học cốt chỉ được làm quan, vì có câu nói rằng trong sách có nhà vàng, có nhan sắc như ngọc. Đọc sách để có thể làm quan, làm quan ắt có mỹ nữ, kim tiền.
Thời xưa có người nói: " Hàng hàng xuất trạng nguyên ", kỳ thực chỉ trong số những người đi học mới có trạng nguyên, còn những người khác cũng chỉ là thợ thuyền không đáng một đồng trinh. Thời đó những người của các giai tầng khác bị rất nhiều giới hạn, nào là không được mặc loại áo quần nào đó, không được đi thứ xe nào đó, ở loại nhà nào đó.
Xã hội phong kiến đặt cái lợi ích của những người làm quan lên trên hết, và vì nó đã khống chế Trung Quốc quá lâu, nên tạo thành một lực lượng và một ảnh hưởng vô cùng lớn.
Về mặt kinh tế không có gì thay đổi đáng kể, nhưng về mặt chính trị nó đã kìm hãm chúng ta lâu dài trong cái hũ tương văn hóa đó. Một trong những cái đặc trưng của nó là đặt tiêu chuẩn của giới quan lại thành một cái chuẩn cho xã hội, biến lợi ích các quan thành cái lợi chung. Vì vậy nó đẻ ra một thứ ngày nay gọi là " Chính trị thống soái " theo kiểu nói của Mao, làm cho cái hũ tương văn hóa của chúng ta càng thêm sâu đậm, càng thêm nồng nặc.
Chìm đắm lâu dài trong cái hũ tương đó, người Trung Quốc trở thành ích kỷ, nghi kị.
Tôi tuy đến Mỹ chỉ là du lịch ngắn ngày, nhưng nhìn bề ngoài tôi thấy người Mỹ khá thân thiện, hạnh phúc, lúc nào cũng tươi cười.
Tôi cũng đã gặp con em các bạn bè người Hoa ở đây, trông tuy có vẻ sung sướng, nhưng rất ít cười. Có phải là các bắp thịt ở mặt của người Trung Quốc chúng ta cấu tạo không giống họ? Hay là vì dân tộc chúng ta mang một cái gì vốn quá u ám?
Chúng ta có nghĩ được rằng dân tộc chúng ta sở dĩ như vậy vì thiếu sức sống trẻ, mà điều đó lại là do chính trách nhiệm của chúng ta không? Giữa chúng ta, chúng ta chèn ép lẫn nhau, không hề hợp tác.
Tôi nghĩ đến chuyện một người cảnh sát trưởng Nhật Bản, khi huấn luyện các học viên của mình, bảo thuộc hạ phải nghi ngờ tất cả mọi người, vì họ đều có thể là đạo tặc. Cái trạng thái tâm lý này dùng để huấn luyện cảnh sát hình sự thì được, nhưng tâm lý phổ biến của người Trung Quốc lúc bình thường lại cũng như thế, lúc nào cũng nghĩ kẻ khác có thể làm hại mình, nó hình thành một nỗi lo sợ về bất cứ một cái gì. Cái nỗi lo sợ này làm người Trung Quốc biến thành " một đống cát rời " năm bè, bảy mảng (như lời của Tôn Dật Tiên).
Một nước lớn như Trung Quốc, có tài nguyên, có nhân khẩu hơn một tỷ người nếu đồng tâm hiệp lực, trong á châu này chẳng lẽ không bằng được Nhật bản?
Mòn mỏi dưới chế độ xã hội phong kiến chuyên chế tự bao đời, đắm chìm ngụp lặn trong cái hũ tương đó, óc phán đoán cùng tầm nhìn của người Trung Quốc đã bị tương làm ô nhiễm nặng, không vượt ra nổi cái phạm vi ảnh hưởng của nó.
Qua bao nhiêu niên đại, đa số chúng ta mất dần năng lực phán đoán cái gì đúng cái gì sai, mất khả năng phân biệt cái gì là đạo đức, chỉ phản ứng bằng tình cảm và trực giác mà không biết suy nghĩ. Tất cả giá trị của hành động rồi đều bị cái tiêu chuẩn chính trị và đạo đức của cái hũ tương đó chi phối. Vì vậy thị phi, phải trái, đen trắng không còn có vẻ đối nghịch nữa. Trong hoàn cảnh này, khi tìm hiểu sự vật, chẳng ai còn đi đến chỗ phân tích cặn kẽ. Cứ qua loa lấy lệ một cách lâu dài rốt cuộc sẽ đưa đến cái quả báo nhãn tiền, đó là " Chiến tranh Nha phiến " (1840).
Chiến tranh Nha phiến là sự đột nhập của văn hóa nước ngoài theo chiều ngang. Đối với người Trung Quốc nó đánh dấu một kỷ niệm " quốc sỉ " (cái nhục của một nước), nhưng nhìn từ một góc độ khác nó lại là một lần thức tỉnh lớn không thể tránh được.
Nhật Bản trên mặt này đã phản ứng hoàn toàn khác chúng ang cản trở sự hùng mạnh của đất nước.
Lúc nãy ăn cơm trưa, có vài người bạn quan tâm đến việc học tập của con cháu chúng ta, sự tốn kém của học phí đại học. Tôi cũng thấy được rằng người Trung Quốc dù khổ sở nghèo khó thế nào đi nữa cũng đều cố gắng cho con cháu mình được học hành. Đó là một điểm mạnh, một ưu điểm của dân tộc Trung Quốc, tôi không cần các bạn nhắc lại quá nhiều nữa. Cái tôi muốn nói hôm nay là những khuyết điểm của dân tộc chúng ta. Vì chỉ nói ưu điểm thì không thể tự cứu được mình, muốn tự cứu được mình phải biết nói lên những khuyết điểm của mình.
Điểm thứ nhất:
Trung Quốc có lịch sử 5.000 năm. Trong 5.000 năm ấy, lực lượng phong kiến chà đạp lên phẩm giá, nhân tính con người không phải ngày càng giảm thiểu mà ngày một gia tăng.
Thời Xuân Thu Chiến Quốc, vua và quan còn gần như cùng ngồi ngang hàng nhau, có thể nói nằm cùng gường ăn cùng mâm. Đến thời Tây Hán, thế kỷ thứ II trước Công nguyên (206 BC-AD 25), Thúc Tôn Thông đặt ra nghi lễ triều đình dưới triều hoàng đế Lưu Triệt vào lúc học phái Nho gia đang nắm quyền. Nghi thức này biến đế vương thành một thứ quyền uy, không những rất trang nghiêm, cung kính mà còn làm cho mọi người khiếp sợ.
Khi Đại thần vào triều kiến Hoàng đế có vệ sĩ kè kè bên cạnh, bất kỳ ai có thái độ không hợp quy cách, như kiểu vô tình ngẩng đầu lên nhìn một cái cũng có thể bị xử phạt. Những thay đổi này làm cho vua chúa xa cách nhân dân, lúc nào cũng giữ một khoảng cách, nhưng dưới trướng Hoàng đế các Đại thần vẫn còn có chỗ ngồi.
Đến thế kỷ thứ X dưới triều Tống (960- 1279) thì cái địa vị này cũng không còn nữa. Việc Tể tướng cùng ngồi với Hoàng đế để luận đạo đã vĩnh viễn mất. Cái cải cách rất nhỏ này nhưng ý nghĩa rất lớn. Nghĩa là giữa vua tôi, quan dân khoảng cách càng ngày càng lớn.
Đến thế kỷ XIV dưới triều Minh (1368 - 1644), cái nhân phẩm còn bị chà đạp đến độ không tưởng tượng được. Nhà vua đối với thần dân của mình khinh thị như cừu thù. Triều Minh này lập ra cái quan niệm " vua cha ". Vua là cha, Hoàng đế là bố của tất cả mọi người trong nước. Cái quan niệm này khi được thiết lập rồi lại sinh ra các hủ tục khác không kể xiết. Trong những thứ ấy, cái đáng sợ nhất là " đình trượng ". Từ Tể tướng đến tiểu quan, chỉ cần bị xem là phạm pháp đều có thể bị nọc ra giữa cung điện, giữa công đường, hoặc ngay tại một chỗ công cộng, dùng gậy đánh cho đến thịt rơi máu vãi. Cái chế độ " đình trượng " kết hợp với tư tưởng " vua cha " làm cho lòng tự trọng của người Trung Quốc gần như mất hẳn, làm cho nhân cách của họ hầu như không còn gì. Cách duy nhất để giữ được lòng tự trọng là cố gắng không kêu la khi bị đánh. Để khỏi kêu la thường những viên quan kiên cường đã chà xát mặt xuống đất mạnh đến nỗi sau đó râu rụng không còn sợi nào. Thời đó, phản ứng duy nhất có thể làm được là như vậy, không có cách phản kháng nào khác.
Chúng ta thường bảo rằng dân Trung Quốc là một dân tộc có sức đồng hóa phi thường, và cho đến ngày nay vẫn đúng như vậy. Chúng ta có thể thấy bao lần trong lịch sử, sau khi chiếm được Trung Quốc, những dân tộc ngoại xâm cuối cùng cũng đều bị đồng hóa. Sớm nhất là thời Bắc Ngụy (368 - 534), Hiếu Văn Đế Thác Bạt Hoành (Hoằng) sau khi chiếm được Trung Quốc lại sử dụng hệ thống chính trị của Trung Quốc để cải cách, canh tân. Triều Mãn Thanh cũng thế. Hai lần bị xâm lược lớn nhất này lại là hai lần thắng lợi lớn nhất của văn hóa Trung Quốc.
Nhưng ta phải chú ý điều này: Những kẻ xâm lược cố nhiên đều hấp thụ và kế thừa văn hóa Trung Quốc, nhưng lại tiếp thu cái phần kém nhất của văn hóa Trung Quốc, nên kết cục cũng chẳng ra gì. Thay vì trở nên hùng mạnh thì cả dân tộc họ lẫn dân tộc Trung Quốc lại càng suy thoái. Ví dụ như hoàng đế Bắc Ngụy là Thác Bạt Hoành tuyên bố cấm người Tiên Bi (Ty) nói tiếng Tiên Bi, nhất loạt đều dùng tiếng Trung Quốc, ngoài ra lại đổi tên họ mình thành tên họ Trung Quốc, áp dụng chế độ cung đình phong kiến, chế độ gia thế, quý tộc Trung Quốc mà họ không hề có. Trước kia họ là dân du mục trên các thảo nguyên, đầu óc khoáng đạt. Tôn ty trật tự, khoảng cách giữa các giai tầng xã hội không lớn lắm. Những thứ tốt đẹp đó đều bị phá hoại cả.
Thính giả: - Xin hỏi " đình trượng " là thế nào?
" Đình trượng " là " đánh đít ". Người bị đánh nằm sấp, bốn hoạn quan giữ tay chân buộc chặt vào cọc, sau đó dùng bao tải trùm đầu, hai hoạn quan đè đùi sát xuống đất. Vua ra lệnh đánh 100 trượng là đánh 100. Thông thường không đánh quá 100 trượng, vì 100 là cũng đủ chết rồi. Bọn tay sai chấp hành lệnh quan sát sắc mặt vua. Nếu vua chỉ ghét thôi mà không muốn giết, thì đánh xong 100 trượng, kẻ bị đánh vẫn còn có thể sống được. Nhưng nếu ý ông con trời kia lại muốn giết, thì chỉ cần ba bốn mươi trượng là đủ toi mạng.
Nói chung các quan viên hay người có chức phận khi bị đánh phải đút lót cho bọn hoạn quan, bọn này sẽ dùng thủ pháp đánh kêu rất to, trông rất đau, máu thịt tơi bời, nhưng lại không phạm vào gân cốt, không chết người. Bọn này đều được huấn luyện đến độ có thể dùng giấy bọc một bó rơm, đánh cho rơm bên trong nát mà tờ giấy không hề rách. Ngược lại họ có thể đánh làm sao không để lại thương tích gì trên da thịt mà bên trong gân cốt đều nát bấy. Chế độ đánh đòn này làm nhân phẩm hoàn toàn bị phá sản. Thế kỷ XIV, XV tại châu Âu đã là thời Phục Hưng nhưng tại Trung Quốc, hỡi ôi! vẫn còn là thời kỳ đánh đít.
Xin quay lại vấn đề. Dân Mông Cổ là một dân tộc rất kỳ quái, sau khi đã xâm nhập vào Trung Quốc vẫn giữ một thái độ chống đối văn hóa Trung Quốc. Trong vòng 180 năm, lúc đến thế nào thì ra đi thế ấy, không hề bị nhiễm văn hóa Trung Quốc.
Còn nhà Thanh, sau khi được thành lập lại thừa kế cấu trúc xã hội và hệ thống chính trị của triều Minh, thời kỳ hắc ám nhất, làm cho chính quyền mới đã có mầm mống bị đục ruỗng để cuối cùng không thể nào cứu vãn được nữa.
Nhân quyền bị chế độ phong kiến, xã hội phong kiến chà đạp trong mộtn xe đưa ngay đến nhà thương, đồng thời nộp hộ cả tiền nhập viện, chỉ cốt làm sao có thể cứu được một mạng người.
Người bị thương sau khi từ cửa địa ngục trở về (tai qua nạn khỏi) liền tố ngược lại, vu oan cho ân nhân cứu mạng chính là hung thủ đã làm mình bị thương.
Lý do anh ta đưa ra rất đơn giản: nếu không phải là người đã gây ra tai nạn thì có lý gì mà vốn không quen biết bỗng nhiên đem một người bê bết máu lên xe mình đưa đến nhà thương, lại còn trả dùm cả tiền nhập viện nữa?
Quan tòa cũng coi đó là lý do đầy đủ. Thế là vị lái xe tốt bụng ấy cuối cùng bị mắc vào ác báo, phải bán cả xe đi để bồi thường cho cái lỗi lầm đã cứu người của mình, lại còn bị xử ngồi tù thêm một năm trời nữa.
Còn chuyện kiểu thế này có lẽ nhiều người cũng đã từng chứng kiến: một hôm trời mưa, trên chuyến xe buýt chật ních người, các cửa xe đều đóng kín mít. Lúc ấy lại có một đứa du côn dở thuốc ra hút trong xe, khói thuốc cay xè. Mọi người trong xe chẩy cả nước mắt nước mũi, người thì ho, người thì nghẹt cả thở, thế mà không một ai dám đứng ra bảo cái đứa kia tắt thuốc đi.
Tại Trung Quốc, chỉ cần sự việc xúc phạm một lúc đến hai người trở lên thì tuyệt đối chẳng ai có thể đứng ra phản đối cả. Ai cũng nghĩ kẻ bị thiệt hại không phải chỉ có mỗi một mình ta. Nếu mọi người đều có thể chịu đựng được, không có lý do gì mình lại xuất đầu lộ diện để đối phó. Nếu phải thi sự nhẫn nại, chịu đựng thì trong trường hợp này, không loại người nào có thể so với người Trung Quốc.
Đối với việc xâm phạm vào quyền lợi của bản thân, chỉ cần có người khác cũng bị như họ thì người Trung Quốc nuốt giận nín thinh, rút lui không dám đương đầu, không dám làm mếch lòng kẻ đang gây thiệt hại cho mọi người, không muốn cho ai khác có thể được hưởng lợi lây nhờ hành động hoặc sự can thiệp của mình.
Còn đối với những việc không liên quan đến quyền lợi bản thân, người Trung Quốc luôn luôn bo bo giữ mình, đứng ngoài cuộc, làm kẻ bàng quan đứng xem bên ngoài, không bao giờ nhúng tay vào. - Người giỏi dại gì đi ngửi cứt chó? Anh bảo tôi là loại máu lạnh ư? Máu không lạnh thì làm sao tôi có thể sống lâu trăm tuổi được?
Bất cứ vào thời đại nào, làm người Trung Quốc mãi mãi còn là một thứ tai họa. Từ 5.000 năm nay, người Trung Quốc luôn luôn giẫy dụa trong đói khát, luôn luôn vật vờ trước cửa địa ngục, dở sống dở chết.
- " Ăn uống no đủ rồi mới biết đến vinh nhục; kho đụn có đầy thì mới biết được đến lễ nghi " (Y thực túc nhi hậu tri vinh nhục, thương lẫm thực nhi hậu tri lễ tiết).
Trong lúc còn đang sống chết, mất còn chưa biết thế nào thì làm sao có thể ung dung vái chào ai được. Nếu bốn, năm ngày chưa có một hột cơm vào bụng, mắt mũi tối sầm, thì bất kể thịt chó, thịt bò, mà thậm chí ngay cả đến thịt người anh cũng vẫn cứ phải ăn để mà sống. Các ông thánh Trung Quốc còn phán thế này:
" Đừng lo ít, chỉ lo không đồng đều; đừng lo nghèo, chỉ lo không được an thân! " (Bất hoạn quả nhi hoạn bất quân, bất hoạn bần nhi hoạn bất an)
Đây là hai câu rất hồ đồ.
Đã ít thì làm sao mà đồng đều cho được?
Một quả táo nếu đem chia cho một vạn người ăn thì làm sao mỗi người có được một phần bằng nhau?
Đã nghèo thì làm sao mà yên thân được?
Nếu một người năm, sáu ngày không có một tý gì vào mồm thì làm sao anh ta có thể vui vẻ vái chào mọi người? Để rồi lui vào chờ chết chăng?
" Đừng lo ít, chỉ lo không đồng đều " là câu dùng để dạy mọi người phải cố gắng chịu đói chịu khổ như nhau.
" Đừng lo nghèo, chỉ lo không được an thân " là để yêu cầu mọi người Trung Quốc từ nơi đói khổ xin được tiến vào Ngục Môn Quan (Cửa Địa Ngục) một cách ngoan ngoãn.
Người giàu có chưa chắc đã rộng rãi, nhưng kẻ bần cùng và người keo kiệt nhất định là hai anh em sinh đôi, cả hai trạng thái này đều đưa con người ta đến chỗ trở thành ích kỷ.
Người Trung Quốc có ích kỷ không thì tôi không biết. Nhưng tôi nhớ một chuyện thế này. Năm 1949, tại một công xưởng quốc doanh, một viên chức có đôi giầy đế bị thủng muốn tìm miếng da để chữa. Anh thấy ở trong một cỗ máy, chỗ bộ phận khởi động, có cái dây đai bằng da dài hơn 10 thước, khả dĩ có thể dùng được cho việc chữa giầy. Thừa lúc đêm đến máy ngưng chạy, anh lén cắt lấy khoảng 3 tấc.
Kết quả là giầy anh sửa rất tốt, nhưng cỗ máy ở phân xưởng lại không chạy nữa. Nó nằm bất động trong một thời gian hơn hai tháng, vì thuở đó những dây đai da như loại ấy còn phải nhập từ nước ngoài vào.
Chuyện anh chàng này - chỉ vì cắt một miếng da nhỏ nhưng làm hại cho cả một công xưởng - còn có thể có nguyên do: một phần vì giầy hỏng cần sửa gấp mà lại không biết cách nào làm tốt hơn, một phần vì bản thân vốn là thợ thuyền không được giáo dục đến nơi đến chốn, việc này còn có thể hiểu được.
Nhưng một giáo sư đại học chắc chắn phải được giáo dục tốt hơn chứ?!
Năm đó, một phái đoàn giáo sư đến tham quan một cơ sở, thấy trên một ngôi đình trong hoa viên nơi đây, hoa đậu tía (Wistaria, Glycine) đang nở rất tươi đẹp. Cái loại hoa này từ dưới đất chỉ có một thân gốc bò lên đến trên nóc đình mới tỏa ra làm nhiều nhánh nhỏ, lan đi khắp nơi, rũ xuống thành một cái tàn hoa lớn. Một giáo sư nhìn thấy loại hoa đẹp này rất lấy làm ưa thích, nhân lúc không ai chú ý, lấy kéo sắc ra, bụp một cái, anh ta cắt ngay một đoạn thân chính để đem về nhà ươm trồng.
Người Trung Quốc, nếu thấy một việc gì mang đến thuận tiện hay lợi ích cho mình, thì cứ làm chứ không cần biết đến những tai hại mà nó có thể gây ra cho những người khác.
Con đê phòng lụt là một thứ hệ trọng đến sinh mệnh và tài sản biết bao nghìn, vạn người. Thế mà có kẻ chỉ vì vài đồng bạc đã không ngần ngại cắt những giâi tâm lý khỏe mạnh để xử lý bệnh tình của mình một cách hợp lý không?
Chúng ta cần học tự nhận xét mình. Người Trung Quốc thường không có tập quán dùng lý trí để tự tìm hiểu mình mà chỉ dùng cảm tính. Ví như vợ chồng cãi nhau, chồng bảo vợ: " Bà đối với tôi không tốt ". Vợ bèn vứt thức ăn lên bàn cãi: " Tôi đối với ông không tốt thế nào? Không tốt mà tôi còn nấu cơm cho ông ăn à? " Cái động tác này cũng đủ nói lên sự đối xử không tốt của bà ta rồi. Tự xét mình như thế thì thà không tự xét còn hơn.
Từ khi văn hóa Tây phương được du nhập vào (Trung Quốc) dĩ nhiên về mặt tư tưởng chính trị có thay đổi dần, mặt quan niệm đạo đức cũng vậy. Ngày trước chồng đánh vợ là chuyện cơm bữa. Bây giờ cứ thử đánh một tý xem sao!
Tuổi trẻ thời nay thật may mắn, rất nhiều thứ văn hóa hủ lậu đã bị đào thải. Không kể đến vấn đề chính trị và đạo đức, ngay cả trên các lĩnh vực nghệ thuật, thi ca, văn học, tuồng kịch, vũ điệu đều có ảnh hưởng của sự thay đổi này.
Hễ nói đến văn hóa, văn minh phương Tây, thế nào cũng có người chụp mũ, bảo tôi " sùng bái Tây phương, nịnh hót nước ngoài ".
Theo ý tôi tại sao không thể sùng bái Tây phương? Cái lễ nghĩa của người ta đúng là hơn hẳn cái thô lậu của mình. Súng ống của người ta đích thực là hơn hẳn cung tên của mình. Nếu như giữa bạn bè với nhau có người đạo đức, học vấn hơn hẳn mình tại sao lại không có thể không hâm mộ được?
Người Trung Quốc không có cái can đảm dám khen người khác, chỉ có cái dũng khí dùng để đả kích kẻ khác. Cũng bởi cái " văn hóa hũ tương " của chúng ta quảng đại tinh thông quá mới làm cho người Trung Quốc thành " cây quýt bên sông Hoài " tất cả (tích án Tử và vua Sở). Cây quýt này vốn mọc ở một địa phương nọ thì rất to và ngọt, đem trồng ở một nơi khác, không hợp thủy thổ, thì vừa nhỏ vừa chua.
Ông Tôn Quan Hán, một người bạn đã tìm cách cứu tôi suốt trong thời gian 10 năm tôi ở tù, từng đem một thứ cải trắng gốc Sơn Đông trồng tại Pittsburg (Pít-xbơ), nhưng ở đây nó lại thành một thứ cải hoàn toàn khác.
Người Nhật có biệt tài bắt chước cái gì là giống cái đó, còn người Trung Quốc thì học cái gì cũng chả giống cái gì. Cái tinh thần này ghê gớm lắm, nó cho phép người Nhật học được những ưu điểm mà học giống hệt. Người Trung Quốc thường chỉ giỏi tìm lối tránh né, viện cớ " không hợp với hoàn cảnh nước nhà " để bào chữa cho lý do tại sao mình lại cự tuyệt nó.
Trước chiến tranh Giáp Ngọ (1895) người Nhật đến thăm hải quân Trung Quốc, thấy binh sĩ đem phơi quần áo la liệt trùm cả lên súng cà-nông, bèn xác định rằng cái loại quân đội này không thể tác chiến được. Chúng ta căn bản không tính đến chuyện xây dựng và làm mới các quan niệm, nên khi chúng ta không muốn làm một cái gì, ngay cả như chuyện đừng phơi quần áo trên trọng pháo, thì chúng ta tìm cách thoái thác, bảo: " Cái đó không hợp với hoàn cảnh đất nước ".
Cũng như vấn đề giao thông ở Đài Bắc, có thể là một vấn đề rất đơn giản, thế mà bấy nhiêu năm nay vẫn không dứt điểm được. Theo tôi cứ phạt nặng những kẻ phạm luật là xong. Nhưng có người lại đề xuất nào là phải dậy dỗ sự " lịch thiệp " cho những kẻ phạm luật, bởi vì như vậy mới hợp lẽ với Trung Quốc. Chúng ta đã lịch thiệp quá lâu rồi, bị giỡn mặt hoài không chịu nổi nữa, lại còn nhường nhịn đến bao giờ? Chúng ta làm những chỗ qua đường cho người đi bộ để bảo vệ họ, nhưng kết quả là biết bao người đã bỏ mạng ở đó.
Tôi có một người bạn lúc ở Đài Bắc là loại hay phóng nhanh vượt ẩu, đến lúc sang Mỹ bị phạt tơi bời, phạt đến đầu tối mắt hoa, cuối cùng không thể không chú ý được. Có mỗi luật đi đường, một việc thật đơn giản mà tại Trung Quốc vẫn còn là một vấn đề.
Cứ nói đến cái hay của các nước khác là lại bị nghe câu " Sùng bái Tây phương, nịnh hót nước ngoài " ( Sùng dương, mị ngoại ). Sự thực nếu các nước Mỹ, Pháp, Anh, Nhật có điều gì tốt thì chúng ta phải học, cái xấu thì không học, chỉ đơn giản thế thôi!
Có một người Mỹ viết một quyển sách: " Người Nhật làm được tại sao chúng ta lại không thể làm được? " Thế mà chẳng có ai bảo ông giáo sư này là " sùng bái Đông phương, nịnh nọt nước ngoài ". Vì vậy mới biết cái hũ tương văn hóa đã sâu đậm làm người Trung Quốc mất hết khả năng hấp thụ và tiêu hóa, chỉ một mực trầm luân trong cái cảm tính của mình.
Một anh bạn tôi lúc lái xe cứ thỉnh thoảng lại đột nhiên bóp còi một cái. Tôi hỏi tại sao. Anh đùa bảo: " Để cho thấy rằng tôi không mất gốc đấy! ". Chúng ta hy vọng chúng ta có đầy trí tuệ để nhận rõ những khuyết điểm của mình, có đủ năng lực phán đoán phân biệt phải trái, làm cho, cái hũ tương kia nhạt đi, mỏng đi, thậm chí biến thành một hũ nước trong, hoặc một hồ nước mênh mông.
Người Trung Quốc bị cảm tính chi phối, chủ quan thái quá, đối với việc gì cũng chỉ nhận thức, phán đoán bằng các tiêu chuẩn của những gì mình vốn thấy. Chúng ta nên nuôi dưỡng được cái con mắt nhìn sự vật một cách toàn diện, toàn thể. Rất nhiều sự tình phát sinh từ những góc độ không giống nhau, nên từ một góc độ càng phải xem xét một cách toàn diện. Từ hai điểm, đường ngắn nhất là một đường thẳng, đó là theo vật lý. Nhưng trong cuộc đời, cái cự ly ngắn nhất thường lại là cái quanh co nhất.
Cho nên để trở thành một người biết thưởng thức, chúng ta phải tìm tòi được mục tiêu. Xã hội có trình độ thưởng thức sẽ đề cao được tài năng và phân biệt được cái tốt, cái xấu.
Trước đây tôi từng được xem Khương Diệu Hương diễn kịch, lúc ấy bà đã ngoài 60, mặt đầy vết nhăn, chẳng còn cái đẹp của thủa nào, nhưng việc ấy không hề ảnh hưởng đến những thành tựu của bà. Đương lúc bà hát khúc " Em bé chăn trâu ", anh có thể hoàn toàn quên mất cái hình tượng già nua của bà. Một khi mọi người đều có trình độ thưởng thức cao, những điều ác sẽ tránh xa.
Chẳng khác nào tranh tôi vẽ và tranh của Van Gogh để cùng một chỗ, có ngườy thép trên cửa đê để đem đi bán cho đồng nát. Đến lúc lụt lội xảy ra làm hàng nghìn người chết, tổn thất ức triệu tài sản thì người đó chỉ nghĩ rằng " đó là việc của các người, chẳng can dự gì đến tôi ". Trận thủy tai năm 1959 là một chứng cứ rành rành của việc ấy.
Chắc nhiều người hẳn vẫn còn nhớ câu chuyện xảy ra cách đây mấy năm. Có công ty nọ bán ra một lô thuốc kháng (trụ) sinh pê-ni-ci-lin dùng cho thú vật đã bị hư. Sau đó một nhà buôn mua được, đóng bao bì lại thành loại pê-ni-ci-lin cho người dùng, rồi đem bán ra thị trường. Người mua tiêm vào bị chết liên tục. Thế mà việc này rồi cũng " chìm xuồng " luôn, không ai biết được kẻ nào là thủ phạm!
Hiện tại ở Đài Loan chẳng vẫn còn thấy có nhiều ống tiêm nhựa đã dùng ở nhà thương xong lại được đem ra bán trên thị trường hay sao?
Một bộ máy cơ khí trị giá hàng nghìn, hàng vạn đô-la Mỹ là đồ công cộng, tài sản chung của mọi người, song nếu tôi cưa được một ống sắt từ trong đó ra để làm một cái gậy, dù cái gậy ấy không đáng giá tới vài chục đô nhưng nó là của tôi, thì tôi cứ làm. Nếu anh không thấy rõ chuyện này, anh không xứng đáng là người Trung Quốc chút nào hết.
Rất may thay ở các nơi công cộng bây giờ đều dùng cửa tự động. Việc này làm cho cơ hội mất mặt của người Trung Quốc đã bớt đi nhiều. Trước kia khi còn dùng cửa lò-xo, người Trung Quốc mỗi khi đi ngang chỉ cần lấy chân đạp một cái để mở cửa rồi bước phắt qua, mặc kệ không cần biết đằng sau có ai không, cứ thả cho cửa buông ra làm nhiều người đến sau dập mày, dập mặt. Đó cũng là một trong những " đức tính " của người Trung Quốc.
Hiện nay Đài Loan đã có tiền rồi, ngành du lịch cũng được mở mang, người Trung Quốc lại càng có nhiều cơ hội để biểu diễn những truyền thống ưu việt của họ ở những nơi ăn uống đông du khách.
Người Trung Quốc lúc nào cũng luôn mồm bảo " bị thiệt thòi là được phúc ". (Ngật khuy thị phúc). Nhưng trên thực tế họ lại rất sợ bị thiệt thòi.
Tại những bàn tiệc ăn thả cửa, lúc lấy thức ăn, bất kể mặn ngọt chua cay, lại cũng không hề ước lượng xem mình ăn được chừng nào ; cứ thấy có thứ nào bày trên bàn là nhồi cho thật đầy vào bát đến độ có thể làm bội thực được một con voi. Nhưng rồi lại không thể ăn nhiều hơn người khác, cuối cùng phải bỏ lại thừa mứa phí phạm biết bao nhiêu.
" Trời đất là quán trọ của muôn loài " (Thiên địa giả, vạn vật chi nghịch lữ); nhưng người Trung Quốc lại xem đất nước mình là một quán trọ, chỉ là chỗ để trú chân tạm thời, không có ý định ở lâu dài. Họ chỉ thích những việc nhanh được lợi của một thứ " chụp giật chủ nghĩa " nhỏ nhen.
Câu " Quan không sửa chữa công đường " (Quan bất tu nha) là ý nói không ai muốn làm việc gì để kẻ khác có thể trục lợi. " Trẻ tuổi không trồng cây hồ đào " (Thiếu bất chủng hồ đào), bởi vì cây này (walnut, noyer) phải trồng mười mấy năm mới ra quả.
Vật liệu mà người Trung Quốc dùng để xây nhà thường là đất, gỗ mặc dầu vẫn có những thứ bền bỉ hơn như gạch, ngói, đá, thép. Lịch sử Trung Quốc cả mấy nghìn năm nhưng chỉ thấy còn lại rất ít những nhà cửa cổ kính, cái cổ nhất nhiều lắm may ra được vài trăm năm. Trong khi đó, nhà cửa của người Tây phương ở khắp nơi đều xưa cũ như lịch sử của họ.
Người Trung Quốc không yêu mến một tý nào cái " quán trọ lớn " họ đang ở tạm trên trái đất này, cũng chẳng nghĩ gì đến những lữ khách sẽ đến đó một khi họ đã ra đi. Nguyên do cũng chỉ vì quá nghèo khổ, nghèo khổ nên ở đâu, lúc nào cũng gần kề sự chết đói, chẳng thể nào nghĩ được đến một việc gì khác ngoài sự sống còn.
Người Trung Quốc đối với những tài nguyên có tầm quan trọng sống còn của con người trên trái đất vẫn có thái độ " giết gà lấy trứng, tát đầm bắt cá ", chỉ cần có được cái lợi ngay trước mắt, không bao giờ nghĩ đến chuyện trường kỳ như kiểu nuôi cừu để lấy len.
Hễ chỗ nào có người Trung Quốc ở qua, đất đai thường bị khai thác đến kiệt quệ, rừng bị tàn phá một cách vô tội vạ, cầm thú bị săn bắn đến tuyệt chủng, cá tôm bị đánh bắt đến không còn sinh sản kịp. Mảnh đất trên đó vốn có một dây chuyền sinh thái của vạn vật đều bị người Trung Quốc bóc xé đến trơ trọi chẳng còn gì ngoài một vùng cát vàng mênh mông.
Tại Vũ Cống, ở Cửu Châu (Ung Châu), nơi ngày xưa là " ruộng đồng bát ngát "; ngày nay " chỉ có nước mà không có thuyền, mười quả núi thì chín quả trọc ". Phía đông bắc Trung Quốc (Mãn Châu) và Đài Loan ngày nay còn tương đối trù phú, bởi vì hai miền đất này là nơi người Trung Quốc di dân đến muộn, vì vậy tài nguyên vẫn còn chưa bị tàn phá đến cạn kiệt.
" Người quân tử mà thích của cải thì phải kiếm được nó bằng cách hợp đạo lý " (Quân tử ái tài, thủ chi hữu đạo). Cái câu nói của người xưa này xem ra vẫn còn có giá trị đến ngày nay. Con người phải theo đuổi lợi ích, nhưng không khi nào được quên chính nghĩa.
" Nghĩa " và " lợi " vốn không hề xung khắc mà còn bổ túc cho nhau nữa. Nhưng xưa nay các ông thánh Trung Quốc cứ ra rả bảo " nghĩa " và " lợi " không thể đi đôi với nhau. Nào là " hãy giữ tình bạn cho trong sáng, không được mưu lợi ; hãy làm cho đạo lý sáng tỏ, không được tính toán công lao " (Chính kỳ nghị bất mưu kỳ lợi, minh kỳ đạo bất kế kỳ công).
Vẫn cứ cái thói đạo đức giả, nào là trọng nghĩa khinh tài, không màng đến chuyện thành công. ở đầu lưỡi lúc nào cũng lớn lối nói toàn chuyện trên trời dưới biển, hoàn toàn chẳng giống với cái gì xảy ra trong cuộc sống thực tế cả.
Mấy thế hệ người Trung Quốc được giáo dục trong tinh thần của " Nghĩa Hòa Đoàn " (tên một hiệp hội đời Thanh, 1899 khởi nghĩa ở Thiên Tân, chủ trương phò Thanh diệt Tây phương, đưa đến việc tám cường quốc liên quân đánh Trung Quốc - Boxers - ND) hễ mở mồm ra là nói: " Vì cái chủ nghĩa thực dụng của Tây phương mù mịt, nên cái đạo đức của Trung Quốc bị đắm chìm " (Do vu Tây phương công lợi chủ nghĩa đích di mạn, tài sử đắc Trung Quốc nhân thời gian lâu dài như vậy cơ hồ chẳng còn gì. Cái ảnh hưởng của việc này rất lớn đối với người Trung Quốc, nó làm người Trung Quốc không giữ được lòng tự trọng nữa.
Cái tự trọng còn lại chẳng qua cũng chỉ là cái tinh thần tự dối mình như A Q trong truyện của Lỗ Tấn. Cái tinh thần đó và cái lòng tự trọng chân chính khác nhau một trời một vực. Ví dụ tôi đến thăm anh, thấy anh nhà cao cửa rộng, học vấn uyên bác, trong lòng tôi kính phục, hâm mộ anh. Trên đường về đáng lẽ tôi nghĩ phải cố gắng phấn đấu, làm việc, học hành để có thể được như anh. Đằng này lúc ra khỏi nhà anh tôi lại bảo: ở nhà đẹp thế! Không biết ăn cắp hay ăn cướp ở đâu ra lắm tiền! Cầu trời cho ngày mai có đám cháy thiêu trụi cái nhà nó đi cho rồi!
Tâm lý dân tộc ta bị ức chế lâu ngày chỉ biết dùng cái tinh thần đó để tự thỏa mãn.
Điểm thứ hai:
Trong suốt 5.000 năm lịch sử, Trung Quốc chỉ có ba thời đại hoàng kim. Thời đại đầu là Xuân Thu Chiến Quốc (770 - 476 trước Công nguyên) - thời này có rất nhiều trường phái tư tưởng, nhiều lối sống khác nhau cùng xuất hiện. Thời đại thứ hai phải là đời Đường (618 - 907) - từ Đường Thái tông Lý Thế Dân đến Đường Minh Hoàng Lý Long Cơ khoảng 100 năm (650 - 756). Thời kỳ thứ ba là 100 năm đầu của nhà Thanh (1644 - 1911).
Trong 5.000 năm lịch sử Trung Quốc chỉ có ba thời đại hoàng kim này. Còn hơn 4.000 năm kia, cơ hồ mỗi năm, thậm chí mỗi ngày đều có chiến tranh.
Một học giả Tây phương đã làm thống kê chứng minh rằng từ khi nhân loại có lịch sử đến giờ, không năm nào không có chiến tranh. Hiện tượng này đối với lịch sử Trung Quốc cũng chẳng khác.
Riêng tôi cũng đã làm qua thống kê, lại còn viết thành một bộ sơ cảo: " Lịch biên niên những thời đại chiến loạn của sử Trung Quốc " (Trung Quốc sử đại chiến loạn biên niên lịch) cho thấy ở Trung Quốc năm nào cũng có chiến tranh. Nhưng không thể đem Trung Quốc so sánh với thế giới được. Thế giới là một đơn vị quá lớn so với Trung Quốc, nhất là vào đời nhà Minh thì bản đồ Trung Quốc chỉ bằng thời Tần ở thế kỷ thứ II trước Tây lịch, nghĩa là bằng khoảng một nửa bản đồ hiện nay.
Thế mà trong một bản đồ nhỏ như thế, mỗi năm đều có chiến tranh! Chỉ căn cứ trên những chiến tranh lớn được ghi chép lại, các chiến sự nhỏ không thuộc phạm vi thống kê này, thì cũng có thể thấy rằng loạn lạc, chiến tranh ở Trung Quốc đáng sợ vô cùng.
Khi một triều vua này thay thế một triều vua khác, cái thời kỳ quá độ đầy hỗn loạn có thể kéo dài từ 30 đến 50 năm. Từ lúc đoạt chính quyền đến lúc ổn định, lại cần khoảng 20 năm nữa. Rồi tiếp đó là cái vòng luẩn quẩn bắt đầu bằng sự thối nát của chính quyền vừa đoạt được, các lực lượng phản kháng lại trỗi dậy, rồi kéo đến những hỗn loạn lớn. Chiến tranh lại bắt đầu, rồi cái vòng trị loạn, tranh giành, chém giết cứ tiếp diễn.
Có thể nói rằng người Trung Quốc trường kỳ, thậm chí vĩnh viễn, sinh ra và lớn lên trong tham ô, hỗn loạn, chiến tranh, giết chóc, bần cùng, cho nên chẳng bao giờ có cảm giác được an toàn, lúc nào cũng hoảng hốt, lo âu.
Chúng ta có lịch sử lâu đời, lại có đất nước mênh mông, đầu óc tất phải khoáng đạt, lớn lao, cởi mở, tự tin. Thế mà ngược lại chỉ vì bần cùng, giết chóc, đố kỵ một cách lâu dài thành ra lòng dạ chúng ta thành hẹp hòi.
Chỉ cần ngày hôm nay có thể qua đi là được rồi, ngày mai thế nào không cần biết. Chiến tranh sẽ còn kéo dài đến mức độ nào, ai mà thấy trước được! Chiến tranh ảnh hưởng đến thủy lợi, thủy lợi bị phá hủy rồi thì đến hạn hán lớn, sau hạn hán là đến nạn châu chấu.
Những tai họa này, hạn hán, ngập lụt, châu chấu, rồi đất hoang nghìn dặm. Trong lịch sử, cái câu " Người ăn thịt lẫn nhau " không biết đã xuất hiện đến mấy chục lần hay mấy trăm lần. Nếu chúng ta nghĩ rằng chúng ta là một dân tộc có văn minh cao, sao lại có thể có cái hành vi dã man ấy? Cũng chỉ vì những tai nạn đối với chúng ta quá nhiều, lại bị tai nạn quá lâu!
Chẳng cần nói quốc gia dân tộc gì cả, chỉ nói từng cá nhân, một con người nếu bần cùng quá lâu ngày, quá ư khổ sở, người ấy rồi đối với bất cứ sự việc gì cũng đều sinh ra cái tâm lý nghi ngờ.
Mấy hôm trước khi ra tù, một quan chức kêu tôi ra bảo: " Tôi báo cho anh một tin mừng, anh sắp được thả rồi! ". Tôi nói: " Tôi chán thịt thỏ lắm rồi! ". Anh ta bảo: " Anh không tin tôi à? Tôi nói dối anh làm gì? ". Tôi phải yêu cầu anh ta đem giấy đến cho tôi xem.
Bởi vì tôi đã từng quá tin, từng bị gạt quá nhiều, mỗi lần như vậy đều thất vọng. Một người bị nạn quá lâu có quyền không tin vào những tin tức tốt. Một dân tộc cũng vậy. Bị đày đọa lâu ngày, mọi người cho rằng sang một triều đại mới có thể rồi sẽ như thế này, thế nọ. Kết quả gần như không có một lần nào là không hụt hẫng.
Có người hỏi: tại sao Trung Quốc không có kiến trúc lớn mà nước ngoài lại có? - ấy là vì các kiến trúc Trung Quốc thường làm bằng gỗ, dễ bị mục. Tôi cho rằng đó không phải là câu trả lời đúng mà nguyên nhân là vì cứ sau mỗi một
triều đại mới lên là chúng lại bị đem đốt đi.
Nhà Tần để lại những cung A Phòng đẹp như thế, nhưng Hạng Vũ cho rằng đó là mồ hôi nưới mắt của dân, do chính trị bạo ngược làm ra, bèn cho một mồi lửa. Chỉ mấy hôm sau, Hạng Vũ lại cho xây một cung điện khác. Rồi qua mấy hôm nữa sẽ có một kẻ khác phê bình cho rằng đấy là bạo chính, là mồ hôi nước mắt nhân dân, lại thiêu rụi đi. Cứ như thế mà đi đến chỗ mãi mãi nghèo xơ xác, không có cách nào mở mang được đầu óc, xây dựng được lòng tự tôn.
Lại có câu cách ngôn " Đa nạn hưng bang " (nhiều nạn thì dựng được nước). Trước tiên chúng ta cần hiểu rằng cách ngôn thuộc về cảm tính, trong một điều kiện đặc biệt nào đó, nó là chân lý, nhưng nó không hề có tính khoa học. Nếu " nạn " mà quá nhiều thì làm cách nào " hưng bang " được? Đối với cách ngôn nhất định cần có nhận thức.
Lại lấy mộtạo đức luân táng). Sự thực thì lại hoàn toàn trái ngược. Vì trên thế giới này không có loại người nào lại thực dụng bằng người Trung Quốc.
Người Trung Quốc làm bất cứ việc gì, trước tiên bao giờ cũng nghĩ đến một vấn đề: " Chuyện này có chỗ nào mình lợi dụng được không? "
Ông bác học người Anh Newton trước khi tìm ra " Định luật vạn vật hấp dẫn " (còn gọi là " Thuyết trọng lực ") đi đồng thì phân rơi vào hố xí, sau khi phát minh định luật này, lúc đi đồng phân vẫn cứ rơi vào hố xí. Hoàn toàn không phải là trước khi phát minh thì đi đại tiện cứt bay lên đầy trời. Vì vậy dân tộc Trung Quốc không bao giờ " phát minh " ra được một " thằng ngốc " như Newton cả.
Ga-li-lê tìm được " Nguyên lý rơi tự do của vật thể ", đối với người Trung Quốc đấy chỉ là cái trò chơi mất thì giờ, chẳng có giá trị thực dụng gì cả. Những người " hiền " chẳng ai chơi cái trò đó!
Người Trung Quốc khấn Bồ-tát phù hộ cho họ trúng số độc đắc. Nếu họ trúng thì họ sẽ diễn ngay cái tuồng đền ơn, trả nghĩa. Nếu không trúng thì họ sẽ rủa Bồ-tát là đồ tượng gỗ, tượng đất. Chỉ cần có gì hay thì thần thánh nào họ cũng thờ. Bằng không thì họ chẳng tin thánh thần nào cả, chỉ tin vào chủ nghĩa thực dụng của họ mà thôi.
Người Trung Quốc không có cái cuồng tín tôn giáo, không hề có những thánh tử vì đạo, lại cũng không thể để xảy ra chiến tranh vì tín ngưỡng.
Người Trung Quốc lại càng không có những chuyện tình trong đó những người yêu nhau chết vì tình yêu. Người Trung Quốc học đạo " Trung Dung ", học " sự tự kiềm chế ", học cái gì cũng phải một vừa hai phải. Nói trắng ra tất cả lại vẫn xuất phát từ quan điểm thực dụng. Không thể buông thả cho nhiệt tình bộc lộ, càng không thể quả quyết về một việc nhỏ nhen nào. Bất cứ cái gì cũng cân nhắc lợi hại, đắn đo xem có đáng hay không đáng.
" Cần gì! " (Hà tất!) là một câu đầu lưỡi nói lên cái nguyên tắc chỉ đạo tất yếu của người Trung Quốc khi buộc phải khuất phục một thế lực xấu.
Anh bị người ta gài bẫy, bị oan tày đình, tan cửa nát nhà, vợ con ly tán. Anh phải báo thù, phải đòi cho được lẽ phải.
Lúc đó bạn bè sẽ khuyên anh:
" Cần gì! Sự việc đã thế rồi, dĩ nhiên anh phải rửa oan, báo thù. Nhưng người đã chết rồi có sống lại được nữa đâu? Kẻ đã ly tán rồi làm sao có thể đoàn tụ được? Đối với anh (hành động bây giờ) phỏng có ích chi? "
" Cần gì phải làm như thế! ", " Có ích lợi gì đâu! ". Hai câu này khiến cho xã hội Trung Quốc vĩnh viễn không có chính nghĩa, làm cho người Trung Quốc vĩnh viễn không thể giữ vững được nguyên tắc.
Bị chủ nghĩa thực dụng chi phối, hễ có người đụng một tý vào những việc khó khăn hay mạo hiểm là người Trung Quốc liền cho rằng đó là những thằng điên.
Châm ngôn của người Trung Quốc là:
" Thân nghìn vàng (của ta) không thể ngồi trong ngôi nhà sắp đổ " (Thiên kim chi tử, tọa bất thùy đường), và " Tay không đánh nhau với cọp, không thuyền mà lội bừa qua sông lớn thì có chết cũng không ai thương tiếc, nhưng ta thì không thể nào như vậy! " (Bạo hổ bằng hà, tử nhi vô hối giả, ngô bất dữ giã -lời Khổng Tử khuyên Tử Lộ là học trò lỗ mãng).
Trên thế giới này biết bao việc mạo hiểm như nhảy dù từ trên không, đi thuyền qua thác nước, đi mô-tô qua tường lửa,v.v... đó chỉ là những thứ của mấy thằng khờ khạo, kiến thức nông cạn. Người Trung Quốc chân chính không thể nào làm những thứ đó. Bởi vì theo họ nghĩ, ngoài việc tìm lấy những cảm giác mạnh ra, làm những thứ đó chẳng đem lại được một lợi ích thực tế gì.
Người Trung Quốc lúc dự hội nghị không bao giờ dám nói ngay ra một cách thẳng thắn và chính xác ý kiến của mình. Hội nghị kết thúc rồi cũng tuyệt đối không dám bỏ đi những ý kiến riêng của mình.
Nói chuyện về đạo lý với người Trung Quốc chỉ là chuyện uổng công. Lúc bắt đầu xin góp ý về một việc nào đó thì mọi người không ai có ý kiến gì cả, nhưng khi sự việc đã được quyết định rồi thì tất cả mọi người đều muốn có ý kiến.
Nói tóm lại một câu: người Trung Quốc mãi mãi không thể nào một lòng đoàn kết, vĩnh viễn không thể chủ động giữ vững được các quy tắc, cho nên chỗ nào có người Trung Quốc nhất định là có khả năng xảy ra hỗn loạn.
Người Trung Quốc không bao giờ quý trọng tình cảm của người khác, cũng không bao giờ quan tâm đến sự sống chết của kẻ khác. Lúc người Trung Quốc nói, họ muốn cả thế giới nghe được lời họ. Lúc đang nói, vì muốn toàn thế giới lắng nghe, nên họ phải gào lên thật to cho tiếng rền mái ngói, cho tất cả đối phương đều khiếp sợ oai mình. Chỉ cần có hai người Trung Quốc ở một chỗ là có thể ồn ào đến chết người được.
Nơi nào người Trung Quốc đã đặt chân đến thì không thể có chỗ nào là không bẩn. Có hơn một tỷ người Trung Quốc trên thế giới này, làm sao mà không chật chội được?
Ngoài ồn, chật, bẩn, loạn, lại còn thêm cái tật " thích xem " (người khác đau khổ), hoặc " chỉ quét tuyết trước nhà mình mà không động tý gì đến sương trên mái ngói nhà người khác ".
Họ luôn mồm " nhân nghĩa " mà tâm địa ích kỷ, tham lam. Một đằng hô to khẩu hiệu: " Phải tử tế với người và súc vật! ", trong khi đó ngày ngày không ngừng xâu xé lẫn nhau.
Tóm lại, người Trung Quốc đúng là một dân tộc vĩ đại, vĩ đại đến độ làm cho người đời nay không có cách nào hiểu nổi tại sao họ có thể tồn tại được trên quả địa cầu này những 5.000 năm?

Xem Tiếp: ----

Trong lịch sử Trung Quốc còn có một nhà cải cách lớn nữa là Vương An Thạch, một người mà đạo đức, học lực cùng sức làm việc đều không có chỗ nào có thể chê được. Nhưng những cải cách của ông toàn gặp trắc trở lớn. Trương Cư Chính cũng vậy, ông cũng gặp một kết cục thê thảm như Thương Ưởng, lúc vừa mất thì nhà bị niêm phong, con bị bỏ đói cho chết. Rồi đến cuộc cải cách năm Mậu Tuất (1898) của Khang Hữu Vi cũng chẳng khác gì, tất cả đều thất bại!
Nho gia học phái có một cách nói: " Nếu không có lợi mười phần thì không cần cải cách! " (Lợi bất thập, bất biến pháp). Đại ý muốn nói rằng nếu lợi ích không đạt 100 % thì không nên cải cách. Cái quan niệm này là một nguyên nhân lớn nhất làm cho dân tộc Trung Quốc chúng ta không thể tiến bộ, không thể hùng mạnh được. Vì bất cứ một cải cách nào cũng không thể đem lại mười phần mười lợi ích cả. Chỉ cần đạt lợi ích lấy năm phần rưỡi của mười phần cũng là lớn lắm rồi.
Tối hôm qua có vài vị nói chuyện về vấn đề phiên âm tiếng Hán, có người đề cập đến khuyết điểm này, có người nói đến khuyết điểm khác, nhưng trên đời này thử hỏi có cái cải cách nào mà không có khuyết điểm? Cái thì có vấn đề về mặt tình cảm, cái thì về mặt lý luận. Nếu anh muốn 100 % không có vấn đề thì trên đời này làm gì có được cái chuyện quái dị đó.
Vì tinh thần nhà Nho vốn bảo thủ nên có lần một vị hoàng đế triều Tống hỏi Tư Mã Quang: " Có nhất định cần cải cách không? Ví như cứ giữ được luật pháp của Tiêu Hà từ triều Tây Hán mà không thay đổi gì có được không? " Tư Mã Quang đáp: " Đương nhiên là được, bởi vì có quá nhiều kẻ ngông cuồng, bọn hiếu sự cứ muốn sửa đổi lăng nhăng chỉ tổ tạo dịp may cho đạo tặc hoành hành. Nếu không muốn thay đổi gì thì những phong tục tốt đẹp từ thời Nghiêu Thuấn cũng có thể giữ đến ngày nay ".
Tư Mã Quang là một kiện tướng trong giới quan trường thời bấy giờ. Cái loại sâu mọt hại nước, hại dân này là một trở lực cực lớn cho sự tiến bộ của Trung Quốc.
Lúc vừa lên Tể tướng, việc đầu tiên Tư Mã Quang làm là xóa sạch toàn bộ những luật pháp mới của Vương An Thạch, gồm cả đạo luật rõ ràng mười phần hiệu quả về cách tuyển người (Mộ dịch pháp). Tô Đông Pha và con của Phạm Trọng Yêm là Phạm Thuần Nhân đều đứng ra phản đối. Tư Mã Quang liền trở mặt ngay với họ.
Điều này cho thấy ở thời đại Bạn Cước Thạch bọn quan trường chẳng kể thị phi, chẳng nghĩ đến lợi ích nhân dân, chẳng trung thành gì với nguyên thủ quốc gia, mà chỉ trung thành với lợi ích bản thân.
Tư Mã Quang thật ra cũng chẳng phải là một nhà chính trị gì cả, bất quá chỉ là một tên quan trường dơ bẩn thế thôi.
Điểm thứ năm:
Vấn đề cuối cùng tôi muốn nói là cái tác hại của nạn dân số quá đông. Cứ sau các cuộc nội chiến, thay đổi triều đại là dân số nổ bùng. Thế rồi cái vòng luẩn quẩn bi thảm lại bắt đầu: chiến tranh, tàn sát, tử vong.
Có người bảo cái đất Mỹ sướng quá, mức sống cao thế! Không biết các vị có chú ý một điều là dân số Mỹ chỉ có 260 triệu người. Giả sử dân số Mỹ tăng lên một tỷ người hoặc tất cả dân Trung Quốc lại dọn sang Mỹ ở thì tình hình sẽ ra sao?
Vấn đề dân số là một vấn đề nguy ngập. Nếu Trung Quốc muốn trở nên giàu mạnh tất phải liều mạng giảm dân số.
Có câu nói " Nhiều người thì làm băng băng, ít người thì ăn bánh mì hấp " (một loại bánh rẻ nhất). Thời xưa thì có thể như thế thật nhưng thời nay thì không. Người nhiều quá chỉ tổ thất nghiệp. Một trăm người làm chẳng bằng một cái điện não (máy vi tính).
Câu " ít người thì ăn bánh mì hấp " là một chân lý đã lỗi thời. Thu nhập gia đình nuôi hai, ba đứa con thì còn đủ để duy trì một mức sống tương đối khá. Nhưng nếu chẳng may không để ý mà có 200 đứa, thì lấy gì mà nuôi chúng nó? Tiền ăn, ở, tiền học, tiền quần áo,... lấy đâu ra?
Trung Quốc người quá đông, nghèo khổ quá lớn, quan trường quá mạnh, cạnh tranh quá khắc nghiệt, những lý do này sinh ra nơi người Trung Quốc cái hiện tượng bẩn, loạn, ồn, xâu xé lẫn nhau. Người Trung Quốc có câu " Khí thế hung hăng " (lai thế hung hung) để nói việc chúng ta không biết đối xử với nhau một cách có lễ độ.
Lúc tôi ở Los Angeles (Los Angeles) có người hỏi tôi cảm tưởng về nước Mỹ. Tôi bảo nước Mỹ là một nước trọng lễ nghĩa. Lại hỏi thế Trung Quốc có phải là một nước trọng lễ nghĩa không? Tôi cho là Trung Quốc là một nước tuyệt đối không trọng lễ nghĩa. Người Trung Quốc thật thô lỗ, hầu như lúc nào cũng chuẩn bị sẵn một đòn để đánh phủ đầu đối phương.
Các vị chắc chắn có thể thấy người Trung Quốc rất ít cười. Phải chăng vì quá nhiều hoạn nạn, đau khổ, sầu não quá lâu làm cho họ không thể cười nổi nữa? Cho nên tôi mới thấy dân Mỹ thật là rất vui sướng, ít nhất đó là nước Mỹ mà tôi gặp, tôi tiếp xúc. Một nước rất hạnh phúc, lương thiện, hay giúp đỡ người khác. So sánh với người Mỹ thì người Trung Quốc lúc nào cũng lo âu, lòng đầy những ý tưởng hận thù, chỉ sợ người khác làm cho mình thiệt hại. Trong cuộc sống lúc nào cũng lo ngay ngáy, đôi mắt để tự vệ lúc nào cũng sẵn sàng long lên sòng sọc.
Có người nói ở Mỹ người ta kỳ thị chủng tộc. Dĩ nhiên là có, nhưng sự thật là không phải chỉ riêng ở Mỹ. ở nước nào mà không có kỳ thị chủng tộc? Nhưng ít nhất nước Mỹ cũng còn bao dung chúng ta, không những bao dung con người mà còn dung túng cả những cái bất lịch sự, dơ bẩn, hỗn loạn, ồn ào và sự xâu xé lẫn nhau của chúng ta nữa.
Đấy là những điều tôi đã " khảo sát " được khi đến Mỹ. Tôi rất tâm đắc và nói ra thành thực không dấu diếm. Còn những ưu điểm của chúng ta, không cần nhắc lại làm gì, vì có nói đi nói lại nó vẫn còn đó, không nói nó cũng chẳng đi đâu mất. Tôi chỉ nhắc đến khuyết điểm để chúng ta có thể tự phản tỉnh. Những khuyết điểm này vô cùng nghiêm trọng. Cái hũ tương văn hóa của chúng ta chứa đựng biết bao vấn đề phức tạp. Phải làm sao bây giờ?
Tôi xin có vài ý kiến sau đây:
Những vấn đề này - nếu là vấn đề - thì đối với chúng ta cái phản ứng đầu tiên như một con người là phải tự mình tìm tòi, suy nghĩ. Từ mấy nghìn năm nay, toàn những người khác - thánh nhân, các quan lớn hoặc những loại người như thế - đã thay chúng ta suy nghĩ. Tự mình, chúng ta thấy không cần suy nghĩ hoặc không dám suy nghĩ xem nên làm thế nào mới đúng. Người Trung Quốc tựa hồ cứ như kẻ có nhu cầu luyện tập cho mình thành người ngốc đi.
Sau khi báo chí Đài Bắc đăng tin con trai tỷ phú Rockefeller (Rốc-cơ-phê-lơ) đi thám hiểm New Guinea (Tân Ghi-ne) bị thổ dân ăn thịt, tức thì có nhiều người bảo: " Có phúc mà không biết hưởng, mình mà như nó thì đi Ghi-nê làm khỉ gì! "
Khi ở Phoenix (Phê-nic) tôi trú chân lại nhà một gia đình Mỹ khoảng năm, sáu ngày. Con gái chủ nhà tên là Margaret (Ma-ga-rét), 16 tuổi đã đi Honduras (Ôn-đu-rát) để dậy cho người bản xứ hiểu được cách giữ gìn đôi mắt. Trình độ vệ sinh ở nước này còn tệ hơn ở Trung Quốc nữa, nghĩa là một nơi rất bẩn. Thế mà đúng lúc tôi ở đó thì cô ta về nhà, kể chuyện cho mẹ nghe, mặt mày hớn hở bảo rằng sang năm cô sẽ lại đi nữa, vì cô thấy cần giúp đỡ những người nghèo và lạc hậu ở nơi đó. Mẹ cô không những đồng ý mà còn khích lệ cô.
Người Trung Quốc chúng ta có lẽ sẽ nghĩ rằng nếu là mình chắc chẳng cần đi đến cái nơi khỉ ho cò gáy đó làm gì. Nhưng người mẹ ở nước Mỹ kia lại ca ngợi con gái mình, cho rằng con gái mình có ý thức, có lòng tốt, biết tỏ ra có thể xả thân vì người khác, và vì vậy rất lấy làm hãnh diện. Thật ra đối với tôi bà ta cũng chẳng có nhu cầu khoe khoang cái lòng tốt của cô con gái làm gì. Mà tôi cũng không thể cho cô ta làm quan hay tiền bạc gì cả. Dưới mắt của bà ta chẳng qua tôi cũng chỉ là thành viên của một dân tộc lạc hậu mà thôi. Cái động cơ trong thâm tâm người mẹ ấy chỉ là lòng chân thành.
Trong những hoàn cảnh tương tự người Trung Quốc lúc nào cũng sẽ quá thông minh. Bởi tôi nghĩ rằng trên thế giới này không dân tộc nào, kể cả dân tộc Do Thái, có thể thông minh như kiểu người Trung Quốc được. Nếu một đối một, người Trung Quốc tất phải thắng. Nhưng nếu từ hai trở đi, người Trung Quốc không thể nào không thua, bởi tựa hồ như thiên tính của người Trung Quốc là không đoàn kết được với nhau. ý nghĩa của đoàn kết là mỗi người đều phải hy sinh một phần quyền và lợi của mình. Ví dụ, có hai vật hình tròn muốn dính sát lại với nhau thì phải gọt ra thành hai hình vuông bé hơn một tý. Nhưng chả ai muốn mình bị gọt cả, chỉ muốn người khác bị gọt thôi, kết cục làm sao đoàn kết được?
Người Trung Quốc thông minh đến mức nào? Đến độ khi bị đem đến lò sát sinh, còn cố cò kè về giá cả của mình, nếu kiếm thêm được vài đồng thì chết rất hả hê.
Cái kiểu thông minh quá cỡ này nhất định sẽ thành kiểu ích kỷ quá cỡ. ở Trung Quốc người nào mà không suy nghĩ một cách ích kỷ, cư xử một cách ích kỷ đều bị chế diễu là ngu ngốc.
Người Trung Quốc không khoan dung, hễ ai có tâm địa tốt, rộng lượng với người khác, tán dương người khác đều bị chửi là đồ ngốc. Có người tát anh mà anh lại phản kháng, có người phạm pháp mà anh lại can ngăn thì anh đúng là ngốc. Hễ cứ làm một việc mạo hiểm để sau đó không thể làm quan, hoặc không thể phát tài, là mọi người đương nhiên cho anh là thằng ngốc.
Tôi cho rằng để cứu dân tộc mình, mỗi người Trung Quốc cần có ít nhiều cái ngốc đó, nếu không rồi cũng sẽ dần mòn suy đồi như dân da đỏ.
Tục ngữ có câu: " Người không ích kỷ thì trời tru đất diệt " (nhân bất tự tư, thiên tru địa diệt), nghĩa là ai mà không ích kỷ thì bị người khác xem là không có cách gì cứu chữa được. Chúng ta không thể nào tự mình bắt đầu, không cần dựa vào chính phủ hoặc người khác mà vào chính bản thân mình để làm một vài điều mà mọi người cho là ngốc nghếch chăng?
Để kết luận, tôi cho rằng chúng ta đừng nên làm cho cái quan hệ con người trở thành phức tạp. Phải bắt đầu bằng sự rèn luyện bản thân mình, con cái mình. Ví dụ trẻ con ở Mỹ được mẹ chúng dạy cách thu dọn, lau chùi bàn ăn, vứt rác vào thùng sau khi ăn xong. Những thứ giáo dục đó phải bắt đầu từ bản thân, bắt đầu từ tấm bé. Sự huấn luyện này phải bắt đầu như một khởi điểm cũng như một lịch trình.
Người Trung Quốc có rất nhiều đức tính, nhưng đáng tiếc chúng chỉ ở trên sách vở. Bây giờ chúng ta mong rằng chúng sẽ xuất hiện trên hành động. Hãy thử xem chúng ta có làm nổi hay không?
Tôi xin dứt lời vì đã lạm dụng quá nhiều thì giờ của quý vị, xin thứ lỗi và xin chỉ giáo.
?@
Phần thảo luận
Thính giả: Ông vừa nói đến chế độ phong kiến dày xéo nhân quyền, cụ thể trong thời nhà Minh. Thực ra tình hình phương Tây thì có khác gì? Tôi nghĩ văn hóa hóa Tây phương cũng trải qua những thử thách của thời đại quân chủ chuyên chế như vậy, nhưng tại sao họ lại có thể đẻ ra được quan niệm nhân quyền và chủ nghĩa tự do mà Trung Quốc cho đến ngày nay vẫn không làm được?
Bá Dương: Rất tiếc tôi không thể trả lời vấn đề này. Cứ cho rằng chúng ta không thể hiểu được vì sao người phương Tây lại ăn bằng dao nĩa mà người Trung Quốc lại ăn bằng đũa. Văn hóa phát triển dần từng bước, hai nền văn hóa này từ thuở xa xưa không có gì dính dáng với nhau, không có khả năng ảnh hưởng lẫn nhau, mỗi cái phát triển theo mô hình riêng của nó. Sinh hoạt của từng cá nhân và vận mệnh của mỗi dân tộc thường bị những yếu tố rất lớn hoặc đôi khi rất nhỏ làm chuyển đổi phương hướng. Nhưng chúng ta lại không hiểu cái nhân tố lớn, nhỏ ấy là cái gì và ở đâu.
Thính giả: Những điều ông vừa nói làm chúng tôi cảm thấy buồn về cái thời trẻ tuổi lạc quan của chúng tôi. Tôi thuộc vào thế hệ những người lớn lên sau chiến tranh, và từ trước đến giờ tôi vẫn cho rằng thế hệ chúng tôi từ cách suy nghĩ cho đến nếp sống xã hội đều nhất nhất không giống thế hệ đàn anh.
Nói ví dụ, hiện giờ tôi không làm quan chức gì, nhưng biết đâu có một ngày nào đó tôi lại chẳng có một chức vị, để rồi chỉ có quan tính mà mất nhân tính. Nhưng dù có rơi vào trường hợp đó, tôi tin rằng cái quan tính của tôi so sánh với quá khứ vẫn ít hơn một tý, mà nhân tính nhiều hơn một tý. Tuy nhiên hôm nay ông nói vậy, tôi lại thấy không giống cách nghĩ của tôi.
Bá Dương: Tôi nghĩ tôi chỉ nói lên sự thực lịch sử. Nhưng vì thời đại và hoàn cảnh vẫn đổi thay, giáo dục tiến triển, có thể ngày nay rồi sẽ không như thế nữa. Vả lại tôi tin tưởng vào sự thành tâm của anh và tin rằng anh sẽ làm được chuyện ấy.
Thính giả: Tôi vẫn thấy cách giải thích của ông khác tôi.
Bá Dương: Tôi cần nhấn mạnh thêm rằng cái chuyên chế chính trị ở Trung Quốc với cái chuyên chế chính trị của Tây phương về nồng độ và kích thước hoàn toàn không giống nhau.
Tôi học sử phương Tây không nhiều, nhưng nếu đem so sánh thì chuyên chế Trung Quốc rất cực đoan.
ở cung đình phương Tây chỉ quỳ một gối, trừ phi đối với thượng đế thì mới quỳ hai gối. ở Trung Quốc không những phải quỳ cả hai gối mà còn phải khấu đầu, thậm chí đập đầu xuống đất cho kêu thành tiếng (Khải hưởng đầu).
Cuối đời nhà Thanh có câu: " Đập đầu nhiều, nói ít " (Đa khải đầu, thiểu thuyết thoại). Cái khái niệm nội tại cùng trình độ của chuyên chế Trung Quốc e rằng Tây phương không thể so sánh nổi.
Tôi được thấy một bức tranh sơn dầu vẽ Louis XIV (Lu-is XIV) của Pháp. Ông này ngồi giữa, các đại thần và hoàng hậu ngồi chung quanh. Cái cảnh này không thể nào có ở Trung Quốc được, các đại thần ở Trung Quốc nhất định phải nơm nớp lo sợ, lấm la lấm lét quỳ mọp chung quanh.
Thính giả: Xin ông cho biết ý kiến về chữ giản thể (chữ Hán đơn giản hóa, dùng ở lục địa, so với chữ cũ nhiều nét vẫn dùng ở Đài Loan).
Bá Dương: Tôi tán thành chữ giản thể, lại càng tán thành việc phải phiên âm tiếng Trung Quốc. Tối hôm qua nhiều bạn tụ tập nói chuyện về vấn đề này, đại khái không ai nhất trí. Cái tâm lý bị bế tắc của những người phản đối chữ phiên âm cần phải được giải tỏa.
Lấy ví dụ, lúc gọi điện tôi hỏi anh họ gì? - Tôi họ Lưu! Chữ Lưu này viết thế nào có lẽ trên điện thoại khó mà giải thích cho rõ ràng được. Nếu tôi bảo anh đi tra từ điển, dĩ nhiên không phải tra được ngay, tra đến lần thứ hai, thứ ba vẫn không thấy chắc phải nổi điên lên.
Ngày xưa chúng ta trách cứ cổ văn không có dấu chấm câu, không biết ngắt câu thế nào và hiểu làm sao. Có ai đọc qua " Sử đời Nguyên " chưa? Tên Mông Cổ như mớ bòng bong, dài lòng thòng không biết là mấy người. Ngày nay tuy đã có dấu chấm câu, nhưng những khuyết điểm lớn của cái loại chữ vuông này lại càng lộ rõ.
Vấn đề đầu tiên là tách chữ. Vì tiếng Trung Quốc có nhiều từ ghép, dù biết hết các chữ đơn ở trong câu cũng chưa chắc đã hiểu.
Sau đó là không thể phiên âm. Loại chữ vuông này thông thường chữ nào đọc riêng chữ đó, không thể dính liền âm tiết lại với nhau, nên phải phí rất nhiều sức lực để tập trung mới hiểu được ý từ những âm tiết rời rạc đó. Ví dụ tôi nói " Tôi từ Mã-lai-xi-a đến " (Ngã tòng mã lai tây á lai), ở đây chữ Malaisia phải liên âm và cách âm với chữ lai sau đó. Nếu không " Mã lai " (ngựa đến), " Tây á lai " (Tây á đến), và nếu có em bé nào lại lấy tên là Tây á thì câu nói này lại thành vấn đề lớn.
Ngày nay máy chữ, điện não (máy tính điện tử) đánh nhanh biết bao, tôi chỉ sợ rằng cái thứ chữ vuông này không thể nào bắt kịp bước tiến. Tôi chỉ mơ ước có được một cái máy đánh chữ tiếng Trung Quốc để khỏi phải ngày ngày làm cái loại động vật bò lên trang giấy.
Nhưng phiên âm tiếng Trung Quốc không phải dễ, chủ yếu vì cái trở ngại tâm lý nơi chúng ta, vì chúng ta cho rằng dùng ABCD là dùng mẫu tự tiếng Anh, chữ phiên ra là tiếng Anh. Kỳ thực không phải như vậy. Chúng ta phải hiểu là chữ ABCD này là mẫu tự Trung văn. Chữ phiên ra là chữ Hoa, không đến nỗi có cảm giác nhục nhã vì bị đồng hóa. Đúng vậy, nó là tiếng Trung Quốc, tiếng Hoa chứ không phải tiếng Anh, tiếng Đức. Nếu dùng ABCD mà lại thành tiếng Anh thì người Đức, người Pháp có thể tức chết được.
Văn tự hoàn toàn là công cụ, giống như cái xe, anh mua nó thì nó là của anh, ai mua nó thì nó là của người đó. Kỳ thực nếu chúng ta dùng văn tự phiên âm ngay hôm nay, người chết đói đầu tiên sẽ là tôi vì tôi đang dùng cái loại chữ vuông này để kiếm cơm. Nhưng tôi cảm thấy sinh mệnh của riêng mình rất ngắn ngủi, những lý do chính trị cũng rất ngắn ngủi, chỉ có văn hóa dân tộc là quan trọng, rất quan trọng. Nhất là các vị tại Mỹ, các vị có thể thấy con cháu đời thứ hai nói được tiếng Trung Quốc mà không viết được. Khó như thế thì làm sao mà dậy chúng?
Cứ như chữ Quốc ( ) [ nước ] viết thế nào? Muốn biết nó chỉ có cách học thuộc lòng, không có phương pháp nào khác. Ngay cả lúc trẻ con gào lên: " Tôi ghét tiếng Trung Quốc! " mà chúng ta vẫn còn chưa thức tỉnh sao? Chúng ta không thể làm cho những khó khăn trên đường tiến bước của Trung Quốc tăng thêm, không thể tự xích tay, cùm chân được.
Tại sao lại phải sống cho quá khứ, cho tổ tiên thay vì sống cho con cháu mình? Nếu chỉ vì phiên âm mà rồi không đọc được sách cổ nữa thì cũng chả sao. Hiện giờ chưa phiên âm mà anh đọc cũng đã chẳng hiểu rồi còn gì!
Việc quá khứ, việc tổ tiên, chúng ta có thể nhờ một số người để chuyên đi quét dọn miếu đường. Chúng ta phải vì con cháu, vì thế hệ sau này, vì tương lai của nước nhà và dân tộc. Một ngày nào đó, nếu tiếng Trung Quốc bỗng nhiên trở thành tiếng quốc tế, chắc chắn nó không thể phổ cập được trừ phi dùng phiên âm.
Hôm nay tôi nhai đi nhai lại những khuyết điểm của Trung Quốc chắc có người nghe bị mất tinh thần. Nhưng tôi thấy rằng cần như vậy, vì nếu cứ lải nhải khoe khoang những ưu điểm, đức hạnh, sự thông minh của mình, rồi sẽ chẳng còn ai tôn trọng mình nữa, vì chính mình đã không tôn trọng mình gì cả.
Các bạn nên biết, những hoạn nạn của người Trung Quốc, không phải là chỉ của riêng người Trung Quốc mà còn là của cả thế giới. Một chiếc thuyền nhỏ chìm thì không sao, một chiếc tầu lớn bị chìm có thể cuốn theo vào vòng xoáy nước của nó những chiếc thuyền nhỏ xung quanh.
Tại sao Nhật Bản lại đến xâm lược chúng ta?
Chính vì sự yếu đuối của chúng ta đã dụ dỗ họ ra tay. Chúng ta phải tự cứu lấy mình. Điều đầu tiên để tự cứu là phải biết được những khuyết điểm của mình. Nếu không tự biết những khuyết điểm của mình thì chẳng khác gì suốt ngày chỉ nghĩ đến những chuyện đắc ý, chỉ sợ rồi cũng như Giả Bảo Ngọc (một nhân vật trong Hồng Lâu Mộng) suốt ngày luẩn quẩn với những ý tưởng dâm dật.
Thính giả: Tôi thường nghe được hai câu này - " Dĩ bất biến ứng vạn biến " (Lấy sự không thay đổi để ứng phó với mọi thay đổi), và câu " Báo thiện bất báo ưu " (Đáp lại bằng điều thiện, không đáp lại bằng sự lo buồn).
Bá Dương: Đối với câu " Dĩ bất biến ứng vạn biến " thì tôi không dám có ý kiến gì, còn câu " Báo thiện bất báo ưu " tôi cho rằng đấy chỉ là một đặc trưng của giới quan trường.
Thính giả (người Mỹ): Hôm nay hình như ông chỉ nói về khuyết điểm của người Trung Quốc, tôi muốn xin ông cũng nói về những cái xấu của người Mỹ. Qua những sách ông đọc, những việc ông nhìn, ông thấy được những điều gì nước Mỹ cần phải học hỏi ở năm nghìn năm lịch sử Trung Quốc?
Bá Dương: Về những điều xấu của nước Mỹ, chính người Mỹ đã nói lên nhiều rồi, đó là chỗ tôi rất khâm phục. Vì nước Mỹ có cái khả năng tự cân đối, tự phản tỉnh và tự điều chỉnh. Tự mình có chỗ sai trái đều dám tự nói ra, tự mình có thể tiếp thu, đánh giá. Đấy là những điểm mà người Trung Quốc chúng tôi không có được. Dĩ nhiên nước Mỹ không phải mười phần toàn mỹ, vì trên thế giới này chưa có gì như vậy, mà nước Mỹ nếu như vậy chỉ sợ rồi nó sẽ xơ cứng mất.
Thính giả: Lúc ở đại học tôi có đọc qua vài tác phẩm của ông, tôi rất thích cái ngòi bút châm chọc, cay chua, mỉa mai những điều không hợp lý trong xã hội. Hôm nay, được nghe ông nói về những khuyết điểm của người Trung Quốc, tôi rất cảm động mà cũng rất khổ tâm, chán nản, buồn rầu. Nhưng tôi cho rằng cũng giống như một con bệnh, nếu đã biết mình bị bệnh tất phải tìm cách cứu chữa, thuốc thang. Tôi không biết trong các tác phẩm của ông có những gì mách bảo chúng tôi làm chuyện đó? Ngoài ra tôi muốn ông nói một tý về tình hình trên văn đàn Đài Loan, giới thiệu cho chúng tôi những tác giả và những tác phẩm hay.
Bá Dương: Tôi xin nói về vấn đề thứ hai trước. Trần ánh Chân, Vương Tháp, Tam Mao, Ai Quỳnh Quỳnh, Trần Minh Bàn, Dương Thanh toàn là những nhà văn hạng nhất. Tôi không đọc được nhiều vì ngồi tù mắt bị yếu đi, đọc chữ bé quá không được, mà sách báo Đài Loan chữ quá bé. Vấn đề này có lẽ phải xin nhà tôi đáp hộ.
Nói đến khuyết điểm, đến bệnh tình của người Trung Quốc, tôi biết các bạn rất buồn và tôi cũng rất buồn. Bởi vì trước kia tôi toàn nghe nói đến những vinh quang của Trung Quốc, như kiểu Chu Nguyên Chương là một vị anh hùng dân tộc. Sau này tôi mới khám phá ra rằng không phải vậy. Trong lúc những người khác chiến đấu với quân Mông Cổ, thì y ở tại hậu phương mở rộng địa bàn của mình, đánh triệt hậu những người khác để chiếm đất, cuối cùng cướp chính quyền, hoàn toàn tính toán cho ý đồ riêng tư, chờ cho mọi người khác đánh xong quân Mông Cổ rồi y tọa hưởng kỳ thành.
Phát hiện được chuyện này tôi rất lấy làm chán nản. Tôi nghĩ nếu muốn phục hưng dân tộc phải bắt đầu bằng việc thừa nhận các khuyết điểm, những sai trái của mình. Nếu không thừa nhận thì làm sao cải cách được? Không cải cách thì làm sao tiến được? Thời trước mình đã không thừa nhận vì không biết phân biệt phải trái, dù có thấy khuyết điểm cũng không dám nói. Nếu có kiểm thảo thì chỉ toàn thấy những điều hay. Cho nên chúng ta toàn bị người ta bắt nạt, lúc thì người này, lúc người nọ.
Mỗi người Trung Quốc phải tự xét mình trước khi oán thán, kêu ca, trách cứ người khác. Tại Đài Bắc có cặp vợ chồng cãi nhau tìm tôi phân bua. Người chồng hùng hổ bảo: - " Vợ tôi không yêu tôi ". Tôi nói rằng nếu muốn người khác yêu anh, điều kiện đầu tiên là tự anh phải là người khả ái. Nếu tự mình không khả ái làm sao người khác có thể yêu mình. Nếu mình muốn người khác tôn trọng, thì trước hết phải có cái điều kiện để được tôn trọng. Cái điều kiện này không thể cứ chửi bới hoặc hô khẩu hiệu là có được. Ví thử nơi này là nơi không thể tùy tiện khạc nhổ mà anh cứ khạc nhổ ; tiểu tiện phải vào nhà xí, anh lại cứ ở trên đại lộ mà làm, thì hỏi rằng làm sao người ta tôn trọng anh được? Vì vậy, để được tôn trọng chúng ta phải có những điều kiện tiên quyết, phải biết chúng ta khác người ở điểm nào, phải biết cái dở của ta, cái hay của người.
Nếu anh bảo người Mỹ tốt, người ta sẽ bảo anh là sùng bái Tây phương. Sùng bái thì đã sao? Hệ tư tưởng của chúng ta ngày nay, về kinh tế, học thuật, dân chủ, chính trị, nhân quyền có cái nào là do cha ông chúng ta tryền lại không? Chế độ xã hội, hình thái ý thức, phương thức sinh hoạt đều do từ nước ngoài đến, có cái nào là truyền thống không? Những sinh hoạt vật chất của chúng ta như xe ô-tô, máy bay, kính mắt, cách cắt tóc, cạo râu, nhà ở,v.v... đều chẳng phải do người Trung Quốc phát minh ra. Cho nên tôi thấy không phải là vấn đề sùng bái mà là vấn đề học tập. Hiện nay ở Đài Bắc người ta thích ăn gà ta, mà tôi cũng rất thích, không ai thích ăn gà tây, không ngon thành ra không ai ăn cả. Tóm lại cái gì hay thì người ta thích.
Cái tinh thần người Trung Quốc không hiểu thế nào mà hễ cứ tôn sùng Tây phương là họ nghĩ tất yếu phải nịnh bợ nước ngoài. Không hiểu vì sao lại đưa đến cái kết luận đó? Sùng bái ở đây chẳng qua là học những ưu điểm của họ. Ví dụ có một ngày nào đó người Mỹ đều hút thuốc phiện tự sát, chẳng nhẽ chúng ta cũng lại bắt chước họ sao? Chúng ta phải có cái tiền đề là làm sao cho người ta tôn trọng mình, phải có khả năng tự tìm hiểu mình. Đó là điều kiện tối cần để dân tộc mình có thể tồn tại và phát triển.
Trách tới trách lui rồi chung quy cũng chỉ đi trách người khác thì không thể nào cứu được dân tộc. Dân da đỏ nói mãi là người da trắng giết hại họ, họ thù hận đến xương tủy, nhưng thù họ thì làm được gì? Phải tự mình mạnh lên mới được. Không tự ngoi lên được, trong tương lai có thể còn bị giết nhiều hơn nữa. Không nên trách cứ oán thán ai cả, mà phải thấy được cái sai, khuyết điểm của mình thì mới có khả năng khá lên được.
Thính giả: Trong quyển " Những con trùng dậy sớm " ông lên án những tiểu thuyết huyền ảo, khuyên mọi người không nên xem tiểu thuyết kiếm hiệp. Trên nguyên tắc tôi hoàn toàn đồng ý với ông. Nhưng Nghê-Khuông lại bảo: " ở trên đời nếu không đọc tạp văn của Bá Dương đã là một sự mất mát lớn, nếu không xem được chuyện kiếm hiệp của Kim Dung lại là một sự mất mát lớn khác nữa ". Không hiểu ông nghĩ gì về câu nói này? Vấn đề thứ hai là nghe nói lúc ở Lục Đảo ông đọc rất nhiều sách về tướng số. Tôi cho rằng môn tướng số là một bộ phận của văn hóa Trung Quốc rất thần bí, ông nghĩ sao?
Bá Dương: Khi tôi viết quyển sách đó tôi chưa đọc tác phẩm của Kim Dung, bởi vì thời đó tiểu thuyết của Kim Dung chưa xâm nhập vào Đài Loan (từ Hồng Kông). Sau khi đọc Kim Dung rồi thì không thể đọc các loại truyện kiếm hiệp khác. Tôi đọc qua Vương Độ Lư, Bất Tiêu Sinh và rất nhiều kiếm hiệp khác. Nhưng sau khi đọc Kim Dung rồi, thấy chẳng ai sánh kịp. Cái trình độ văn tự, cảnh ý của Kim Dung đều cực giỏi, thêm nữa tiểu thuyết kiếm hiệp của ông ta lưu hành ở nước ngoài nên ý nghĩa lại càng lớn. Nó làm mọi người say mê, giúp phổ cập hóa tiếng Trung Quốc. Ông ta viết quả là hay, bút pháp thật tài tình, đúng là không tiền khoáng hậu, tôi rất khâm phục.
Lúc ngồi tù tôi cũng đã đọc nhiều sách tướng số. Vì 12 năm vừa qua, thời cuộc đổi thay, có khả năng tôi không kiếm được cách sinh nhai, định ra ngồi lề đường bốc quẻ. Tôi đọc được hơn một năm. Sau đó có người bảo tôi là một chính trị phạm không được phép làm thầy bói, cho nên tôi cũng bỏ luôn. Nói đến vận mệnh thì tôi tin là có. Các bạn trẻ thường không tin số mệnh, tôi thời trẻ cũng thế. Tăng Quốc Phiên có một lần nói với Lưu Thứ Thanh rằng: " Đừng tin sách, tin số mệnh ". Lưu Thứ Thanh bảo: " Lời nói đúng, truyền vạn thế ". Đời người có những thứ mình không thể khống chế, nếu không dùng số mệnh để giải thích thì dùng cái gì để giải thích được? Những hiện tượng không thể điều khiển được, chúng ta gọi là vận mệnh, anh gọi là " bất vận mệnh " cũng được, miễn là đặt cho nó một cái tên. Tối hôm qua, phi cơ của Đài Bắc Viễn Đông Hàng Không bị nổ. Trước đó tôi có hay dùng phi cơ từ Đài Bắc đi Cao Hùng để khám mắt, nhưng bình thường vẫn chỉ ngồi viết bài tại tòa soạn " Đài Loan thời báo ", còn chủ báo là Ngô Cơ Phúc và Tổng biên tập Tô Đăng Cơ rất hay đi đi về về giữa Cao Hùng và Đài Bắc bằng phi cơ, nên hiện nay tôi rất lo cho họ. Đấy chỉ là một dẫn chứng. Anh có thể cho phi cơ bay được, nhưng không thể làm cho phi cơ tránh được những chuyện xảy ra ngoài ý muốn.
Thính giả: Hôm nay là lần đầu tôi được gặp ông tại nước ngoài sau những năm ông bị tù đày. Tôi có một chuyện nhỏ muốn hỏi là sau bao năm khổ ải ấy bây giờ đứng trước mọi người đây, cái tâm tình của ông như thế nào, ông có gì để nói về những gian truân ấy?
Bá Dương: Tôi cho rằng riêng tôi chẳng có gì thay đổi cả. Trong nhà lao cái gì phải khóc thì tôi đã khóc, lúc phải cười thì tôi cũng đã cười. Có người bảo ở trong tù thì mặt ủ mày ê, đó là chưa thật ở tù. Nếu 10 năm mà lúc nào cũng sầu não thì sống thế nào được? Lúc được vui thì cứ vui, đó là cách nhìn của tôi. Nhất là đời người mà gặp hoạn nạn như tôi, thậm chí nghiêm trọng tưởng có thể bị tử hình, sau bị xử 12 năm tù.
Mười hai năm là một khoảng thời gian rất dài chả lúc nào thích ứng được. Gia đình lại xảy ra biến cố, nào vợ xa chồng, chồng xa vợ, dù hẹn biển thề non lúc này đều hoàn toàn thay đổi.
Ngoài ra lại còn tác động đến tình bè bạn, đột nhiên rất nhiều bạn đâm ra sợ tôi. Có những bạn, bình thường có thể phó thác tài sản tính mạng được, bây giờ bỗng dưng thay đổi hẳn. Có những người chẳng thân thiết gì lại nhờ vả được. Cho nên tôi quan niệm rằng không thể khái quát hóa vấn đề này được, nó tùy theo mỗi trường hợp riêng.
Tôi ngồi tù được hai tháng thì vợ tôi bỏ tôi, chưa được hai năm sau thì chính thức ly hôn. Tôi ký giấy ly hôn gửi cho vợ tôi, cô ta hỏi còn đồ đạc của anh thì sao? Tôi hỏi đồ đạc nào? Đồ đạc trong nhà vốn tất cả là của tôi. Tôi bảo cho cô ấy toàn quyền định đoạt, những cái gì thuộc về tôi thì cứ vứt hết ra đường, vì ở Đài Loan tôi không có người thân, chẳng có chỗ nào để cất giữ.
Tôi nghĩ đấy là một trường hợp cá biệt, chẳng phải người đàn bà nào cũng như vậy. Đàn ông cũng thế, cũng có người thay lòng đổi dạ, nhưng không phải tất cả đàn ông trong thiên hạ này đều như vậy.
Bạn bè thì cũng chẳng khác mấy, có bạn lại sợ tôi mượn tiền, có người thì dậu đổ bìm leo, chờ người ngã xuống giếng để ném đá theo, có người chẳng đoái hoài đến mình nữa, có người lại lên án kịch liệt, chỉ muốn tôi bị xử bắn đi cho rồi.
Cái này cũng chỉ là vài trường hợp cá biệt và cũng chỉ có dăm ba người nào đó như vậy thôi. Vẫn còn những người khác sẵn sàng giúp đỡ mình. Sự thật là như vậy.
Tôi hoàn toàn không cảm thấy bị mất mát, có mất chăng, đó là những kẻ không phải là bè bạn.
Phần Ii - Các Bài Viết
Phô bầy bệnh già nua, lẩm cẩm. Cái Triết học bắt đầu bằng kính và sợ. Chỉ trừ tôi ra. Tại sao không có thể mưu lợi được?. Giữ mình là thượng sách. Loài động vật không biết cười. Nước có lễ nghĩa. Ba câu nói. Cả nước xếp hàng. Rút cuộc là cái nước gì? (Đám cưới, đám ma, quán ăn). Chẳng kể thị phi, chỉ nói đến chính đạo. Phố Tầu, một động quỷ nuốt tươi người Trung Quốc. Nói chuyện về người Trung Quốc xấu xí. Kiêu ngạo hão. Noi gương Tây phương nhưng không làm nô lệ. Kỳ thị chủng tộc. Lấy hổ thẹn làm vinh dự
--!!tach_noi_dung!!--


Nguồn: Mõ hà nội
Được bạn: Thành Viên VNthuquan đưa lên
vào ngày: 27 tháng 12 năm 2003

--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--