Chương 4

Vũ trường nằm tại phía bắc thành phố. Từ cái tên, nghe cũng đủ thích. Lidọ Vừa dài, mỏng lại vừa tròn trịa khi phát âm. Đang từ chữ “li” kéo đầu lưỡi chạm vào mép ngoài hàm trên, nghe dài ngoẵng và bén lẻm, lại hạ thấp lưỡi xuống gần chạm răng hàm dưới lúc đôi môi tru lại, tròn quay, để phát âm thêm tiếng “do” vừa đủ, thật thoải mái bởi có hai thứ giai điệu trộn lẫn một cách hài hòa như cách thiết trí của vũ trường dành phục vụ chu toàn hai lớp người khác biệt: già và trẻ. Trên lầu dành riêng cho những cô cậu vừa lớn và trung niên vẫn còn máu trẻ. Tuổi nào cũng vào được, khỏi xuất trình ỊD. hay bằng lái xe. Lối bài trí thích hợp với tuổi trẻ bằng những màu sắc trẻ và mạnh. Nhạc ồn ào, dập dợn như nhịp máu của thanh niên. Ngược lại, phía dưới lầu dành riêng cho người lớn tuổi, nhạc chơi theo “tour” và không khí nhẹ hơn trên lầu. Ngay cả những cô tiếp viên dưới lầu cũng có vẻ chững chạc và người lớn hơn. Điểm đặc biệt của lầu dưới là màn trình ỊD. của những cô cậu nào khả nghi – trong cái nhìn của người gác cửa – là dưới 21 tuổi. Chận lại và xét giấy tờ thẳng thừng, không kiêng dè gì cả. Người gác cửa đã làm điều đó tự nhiên. Và đêm nay hắn làm việc đó với Nhu, khi bọn Tường đưa vé ra.
– Em nhỏ này vô không được.
Nhu ngỡ ngàng nhìn người gác cửa, đây là lần đầu nàng đến vũ trường. Tường mỉm cười trước cảnh này vì người nhỏ tuổi nhất trong bọn là Đoan, em của của Nhụ Cô gái vừa tròn 21 tuổi và là người duy nhất có thể bị mời ra.
– Sao thế ạ!
Vẫn trong thái độ dịu dàng, Nhu hỏi lại người gác cửa. Nơi chốn này quả là xa lạ và không thích hợp với nàng. Nếu là Tường hoặc người nào khác thì sẽ là câu “Sao kỳ dzậy cha nội” hoặc một hai tiếng “Đ.M.” hoặc “Shit”. Cần quái gì phải nhỏ nhẹ với tiếng “ạ” đàng sau câu nói. Tường cảm thấy buồn cười.
– Dưới 21 tuổi không được vô lầu dưới.
Tường thấy Đoan lui lại một bước, đứng sát Hải, một người bạn trai – mà theo Nhu – là bạn của gia đình nàng. Và Nhu, sắc đỏ quen thuộc lại bắt đầu lan từ mép dưới tai trái khi người gác cổng tiếp.
– Em có ỊD. không? Nếu không, chịu khó lên lầu chơi. Ở trên đó dành cho mấy người vừa lớn.
Lần này không nhịn được, Tường bật cười chen vào.
– Cô này 25 rồi ông ơi!
Người gác cửa ngạc nhiên, nhưng vẫn chưa tin.
– Có bằng lái xe không... cô?
Nhu đã từ “em nhỏ” lên đến “cô”. Tường thích thú nhìn Nhu mở ví lấy bằng lái xe. Đoan chen vào.
– Hay mình lên trên...
Nhu xoay lại phía Tường và Hải. Có những cái gật đầu được làm. Họ cùng lên thang gác.
Qua khỏi lớp màn ngăn bằng nỉ, tiếng nhạc và bóng tối của vũ trường ôm choàng lấy Tường. Sự thay đổi này luôn luôn gây thích thú cho anh mỗi khi đến vũ trường. Dưới ánh đèn mờ nhạt, thái độ, hành động của con người được tự nhiên hơn. Nhu hình như cũng hòa nhập vào không gian này và đã trở lại bình thường trong khi nói chuyện với người tiếp viên chịu trách nhiệm xếp bàn.
Họ đến một bàn gần cửa ra vào. Từ chỗ ngồi hướng về sân khấu, cái nhìn bị khuất mất một phần bởi những thân cột được trang trí lập thể, đủ màu. Ban nhạc và người ca sĩ lấp ló theo từng động tác. Nhịp tay chân và thân thể chắp nối như một khúc phim bị quay không đều ẩn hiện sau hàng cột, lúc có, lúc không. Tường nói ý nghĩ này với Nhụ Nàng gật đầu.
– Em cũng thấy thế, như những con rối.
– Vậy mà cũng có người bỏ tiền ra để dắt anh đến xem những con rối này.
– Em... tội nghiệp anh.
Nhu mỉm cười khi Tường gọi người tiếp viên lấy nước. Ánh sáng từ quả cầu treo phía trên sàn nhẩy hắt những đốm màu trên mặt nàng. Một vệt hồng bám ở môi Nhu lúc nụ cười tròn nhất. Đồng tiền bên má phải hũm xuống một chấm đen. Hai cánh mũi lấp trong khoảng tối khi đôi mắt vẫn long lanh đốm sáng. Nét dịu dàng như hiện lên toàn diện. Nhan sắc – hãy tạm dùng tiếng này cho Nhu – bởi nơi nàng không có những biểu tượng gọi là đẹp dành cho một người phụ nữ. Nhưng tất cả đều được sắp xếp hài hòa thành nét duyên dáng riêng biệt, không thể lẫn lộn vào những người có nhan sắc bình thường hay tìm thấy ở các khuôn mặt khác. Như hình ảnh cô y tá Tường đã gặp tại bệnh viện. “Thương em mong manh như một cành lan”. Giữa cái ồn ào của một bản cha cha cha đang chơi, trong trí Tường hiện lên câu hát đó. Chỉ thế mới hình dung được Nhu.
Và ngược lại, như một đóa quỳnh đương độ, Đoan có vẻ đẹp rực rỡ, mạnh khỏe. Thứ nhan sắc đầy quyến rũ của một cô gái vừa lớn và lớn trong an bình, hạnh phúc. Mắt to đầy ánh lạc quan, môi hồng như mời gọi và dáng vẻ tự tin. Đoan đã và đang được hưởng những điều mơ ước của một người con gái. Một cánh lan và một đóa quỳnh. Đúng quá xá là đúng! Tường tự hài lòng, đón lấy chai bia từ khay người tiếp viên vừa đem đến. Vất tờ giấy bạc lên khay, anh khoác tay.
– Cảm ơn cô, chỗ còn lại cô giữ lấy.
– Cám ơn.
Người nữ tiếp viên quay đi. Tường mỉm cười. Nhu hỏi.
– Gì thế anh?
– Đúng lắm!
– Em không hiểu, cái gì mà đúng?
Tường nói điều ví von dành cho hai chị em với Nhụ Ánh mắt nàng hiện lên nét tinh nghịch. Tường nhìn thấy Tường trong đó. Và đột nhiên xấu hổ. Trời đất! Sao anh lại có ý nghĩ cải lương đến thế trong đầu? Cái gì là một cành lan với một đóa quỳnh? Tụi bạn mà biết việc này hẳn sẽ cười thối óc. Cứ làm như ngày vừa lớn, mơ mộng và lãng mạn với cảm xúc bồng bột. Nhu cười cười.
– Cải lương quá!
– Anh cũng vừa thấy thế.
Tường cười theo khi Hải và Đoan ra sàn nhẩy với một bản tangọ Vẫn trong dáng mạnh và tin tưởng, Đoan đi trước Hải. Người con trai bạn của gia đình Nhu nhìn Nhu trước khi xoay đi. Có một cái gì bất ổn trong tia mắt anh tạ Hơi ngạc nhiên nhưng Tường bỏ qua lập tức. Cái gì mà bất ổn? Chỉ được cái trông gà hóa cuốc. Hải đang theo Đoan. Buổi tối hôm nay Hải mời hai chị em Nhu và dắt Tường đi theo cho vui. Theo một người con gái và mời cô ta đi chơi, hiểu theo một nghĩa nào đó là đạt yêu cầu bước đầu, có gì mà bất an với bất ổn, nếu không muốn gọi là hạnh phúc. Vậy, mình nhìn lầm giữa tia nhìn bất an và ánh mắt hạnh phúc. Tường gật gật cái đầu, bưng ly bia lên, làm một hơi cạn sạch. Xong, gọi người tiếp viên đến cạnh. Nhu nhíu mày.
– Anh uống nhiều rồi đó.
– Chưa đâu...
Đôi lông mày của Nhu nhíu xuống. Tường thấy quen lắm. Lối nhíu mày khi cảm thấy khó chịu này, anh đã thấy ở đâu nhiều lần rồi. Ráng nhớ xem sao. Anh cũng làm một cái nhíu mày và trí nhớ ào về. Cái nhíu mày của Nhu giống hệt cái nhíu mày của Tường những lúc đứng trước tấm gương cạo râu gặp con dao cạo cũ hay cùn, nhưng vẫn cạo dù biết trước sẽ phải gặp những cảm giác gấp khúc, sường sượng đau từ các lỗ chân râu.
– Anh đừng uống nữa.
– Nhằm nhò gì ba cái lẻ tẻ.
– Sao lại lẻ tẻ được, anh mới mổ.
Nửa cảm động, nửa buồn cười sau những câu nói của Nhu, Tường tránh né bằng cách xoay sang sàn nhẩy. Ban nhạc đang chơi một bản “new wave”. Trái cầu thủy tinh treo phía trên sàn nhảy xoay nhanh hơn làm những đốm sáng tỏa xuống nhấp nháy, dồn dập như lẫn vào nhau trông rối mắt. Càng rối mắt hơn nữa khi những cánh tay, những bắp chân co giật một cách tự phát theo giòng nhạc. Anh mỉm cười nhớ đến những điệu “Twist, Agogo, Chicken Died... ” của Nha Trang và Sài Gòn năm nào với những cái co giật tự phát đi cùng khuôn mặt ngơ ngơ đầy vẻ mãn nguyện giữa không khí chiến tranh của đất nước.
Hai mươi năm sau tại đây cũng thế. Cũng vẫn cái co giật tự phát với khuôn mặt ngơ ngơ vẻ mãn nguyện tại xứ người. Thế hệ của những người trẻ này lạc lõng giữa giòng sống. Họ bị vất vào đất lạ cùng với dân tộc. Sinh lực và bản năng vươn lên trong từng kiếp người được bộc lộ qua cách sống, nhưng bị ngăn chận từ hai phía: nguồn gốc và nơi tìm đến. Họ muốn hội nhập một cách trọn vẹn lắm chứ. Nhưng sao được? Sau phút thả lỏng họ trở về đối diện với chính mình. Màu da, ngôn ngữ, chủng tộc là khoảng trống không thể lấp bỏ. Một thứ dân nhỏ bé, một thứ “sắc tộc” trong hàng trăm “sắc tộc” lẫn lộn. Nhưng để trở về với cộng đồng, với những người cùng phong tục, tập quán thì khó quá. Tuổi trẻ và bản năng tìm sống mãnh liệt đã ngăn họ lại sau khi tiếp giáp với cuộc sống xứ người. Không thể tìm lại một cái cũ – mà theo họ – là không cần thiết và lạc hậu tại đây. Với họ là sống, là hưởng thụ chứ không thể co mình trong cái vòng xưa cũ. Đi cũng không được và về cũng không xong. Họ ngơ ngác, không tìm thấy chỗ đứng của mình. Và tại đây, một vũ trường Việt Nam những điều đáng thương của tuổi trẻ hôm nay được lộ ra rõ ràng.
Họ quay cuồng, la hét theo giòng nhạc Mỹ y hệt những người trẻ tuổi Mỹ tại một vũ trường Việt Nam. Để đốt cháy, để phá vỡ thứ mặc cảm chỉ giống những người trẻ Mỹ chứ không phải là những người trẻ Mỹ. Hẳn giữa không khí một “club” Mỹ, giữa những người khác chủng tộc, màu da, họ đã thấy điều lạc lõng và gượng ép của mình nên tìm cách giải tỏa. Đến đây, dù sao họ cũng biểu lộ được sức sống, được cái mới – theo họ – với những người chung quanh. Biểu lộ để khỏi thấy mình đang soi gương mặc cảm.
– Anh nghĩ gì thế?
– Chả có gì.
– Sao lại im lặng?
Nhu gợi chuyện lúc bản nhạc vừa dứt. Tường nhìn chăm chăm vào đám người trẻ tuổi ngồi tại một bàn gần đó. Bốn cô gái và năm cậu con trai. Tất cả đều phục sức na ná như nhau bằng một màu đen dữ dằn với các màu tóc được nhuộm. Có những vòng xích, sợi giây màu vàng chóe được đeo lên người làm tất cả đều mang nét hoang loạn và ngổ ngáo. Tường chợt nhớ đến những vòng giây điện đủ màu được kết lại, bọn anh đã đeo với 2 chữ “Peace and Love” như chiếc huy hiệu, vào những năm vừa lớn.
Một trong bốn cô gái đã để ý đến hướng mắt của Tường. Đó là cô gái mặc chiếc áo trắng với áo khoác đen ngồi ngoài cùng. Khuôn mặt trẻ và lạc quan với đôi mắt mở lớn, cặp môi bôi đầy son đỏ đang hé ra nụ cười. Ánh sáng từ quả cầu vô tình hắt xuống đúng đôi môi làm màu đỏ ướt nhẫy ra. Cũng hấp dẫn đó chứ? Tường mỉm cười và nhìn cô gái kỹ hơn. Phía bên kia, hình như cô gái cũng thích thú khi nhìn thẳng vào mắt anh, và cũng mỉm cười. Tường nheo mắt trái, cô gái làm theo nhưng bằng mắt phải. Dù không nhìn kỹ được đuôi mắt của cô gái, Tường vẫn thấy được đuôi mắt của cô tạ Hẳn sẽ không có một nếp nhăn nào sau đuôi mắt của khuôn mặt đó. Cô gái còn quá trẻ, trạc Đoan hoặc bé hơn nữa không chừng. Anh làm thử một con tính trong đầu. Trời đất! Nếu mình lấy vợ năm 16 tuổi, có con năm 17 tuổi và nếu là con trai, biết đâu thằng nhóc đó sẽ là bạn trai của cô tạ Không chừng lại cùng ngồi bàn đó và khó chịu khi thấy hai cái nheo mắt vừa rồi. Bất giác anh sực nhớ Nhu đang ngồi trước mặt. Tường đưa tay lấy một điếu thuốc rồi gọi người tiếp viên. Đôi lông mày Nhu cong xuống khi tiếng nói rõ ràng và mạnh hơn.
– Biết vầy em không “dắt” anh đến đây.
– Em sùng vì anh uống nhiều hả?
Nhu im lặng.
– Em phải mừng chứ?
Nhu vẫn im lặng.
– Đêm nay, tình cờ anh hiểu được một phần nào những người trẻ mà anh hằng không thích vì chưa hiểu họ.
Ánh mắt Nhu dịu xuống.
– Nhưng dù sao em vẫn... thích thảm cỏ ở park hơn.
Trong Tường dâng lên cảm xúc nao nao khi Nhu nhắc đến thảm cỏ tại một công viên nằm ven sông, cạnh trường học của cô em út Nhu, nơi họ đã đến. Anh thấy cần phải nói một câu gì đó, nhưng không nói được. Chỉ vỏn vẹn một tiếng “cảm ơn em” bị lấp vào tiếng nhạc.
Người nữ tiếp viên đặt chai bia lên bàn. Tường ngước lên định trả tiền thì Hải đã dành làm việc đó. Anh nhún vai đồng ý. Đầu vai Tường chạm vào lớp vải áo nơi hông của người tiếp viên. Mùi nước hoa và da thịt của cô gái thoảng vào hơi thở trong thế đứng thật gần. Tường thấy rõ từng ánh đèn bé li ti, chớp tắt trên con bướm đeo ở ngực trái người nữ tiếp viên. Cô ta khá xinh với nước da trắng, sóng mũi dọc dừa và đôi mắt nâu. Có vẻ đa tình và lãng mạn.
– Cảm ơn cô.
– Vâng.
Người nữ tiếp viên mỉm cười, nấn ná đứng lại. Đúng ra Tường phải nói thêm một câu nào đó, rồi cười và nếu cần kéo ghế mời cô ta ngồi lại vài phút. Dễ dàng và bình thường như đã làm tại các vũ trường. Nhưng anh ngồi im, gật đầu một cách máy móc. Điều này không dính đến một lý do nào cả, ngay cả việc sợ Nhu buồn hay Đoan phật ý. Tường chỉ không thích làm như vậy, trong lúc này. Cũng giống anh đã thích làm như thế, những lúc trước. Người nữ tiếp viên bỏ đi. Tường lại tìm thấy một nét đẹp nữa của cô tạ Vòng eo thật tuyệt vời. Nhỏ xíu và cân xứng với tấm thân thanh thoát. Cô ta có dáng vẻ của một người sinh viên đầy mơ mộng hơn là một nữ tiếp viên trong bộ đồng phục.
Đoan xoay sang Tường.
– Anh uống có vẻ nhiều.
– Chả nhiều đâu.
– Bao nhiêu mới là nhiều?
– Anh cũng chẳng biết nữa.
Đoan cười nhẹ. Cái cười quyến rũ và làm rực rỡ khuôn mặt. Hẳn Hải cũng phải nghĩ thế và đang say đắm nhìn Đoan. Khuôn mặt anh ta có nét xúc động nhưng ánh mắt lại hướng về Nhu.
Hải và Đoan lại ra sàn nhảy. Cô ca sĩ quá thì của một thời Sài Gòn đang vặn vẹo trong bản boléro cũ. Nhu nhổm người qua phía Tường, cố gắng nói trong tiếng nhạc ồn ào.
– Em không thích anh uống nữa.
– Nhưng anh thích.
Nhu mím môi lùi lại. Khoảng cách giữa hai người như cũ. Đến lượt Tường chồm sang phía Nhụ Khoảng cách gần lại. Anh thấy vết thẹo nhỏ trên má Nhu.
– Anh yêu em.
Nhu quay lại, hơi thở của họ rất gần. Tường đột nhiên thèm một nụ hôn.
– Anh muốn hôn em.
– Bậy.
– Sao lại bậy, hôn người mình yêu đâu vi phạm luật pháp Mỹ...
Nhu mấp máy định nói thì Đoan và Hải quay về bàn. Vẫn nụ cười tươi tắn, Đoan vừa kéo ghế ngồi vừa đưa tay bưng ly nước.
– Vui quá!
Có hai nụ cười rưỡi sau câu nói của Đoan được làm. Một của Tường, một của Hải và phân nửa của Nhụ Môi nàng nhếch lên phía bên trái, lúm đồng tiền má phải không hũm xuống. Tường thấy khóe mép nàng hơi co giật. Hẳn câu chuyện đang nói lưng chừng làm Nhu khó chịu. Đoan không thấy điều đó, đặt ly nước xuống mặt bàn.
– Anh không ra nhảy?
– Anh già rồi.
– Chị Nhu còn trẻ.
Tường bật cười sau câu nói đùa của Đoan.
– Sao em không hỏi chị Nhu?
– Anh hỏi mới đúng...
Bây giờ là niềm vui với cô gái 21 tuổi. Ở Đoan, Tường tìm thấy anh của những ngày vừa lớn. Tự tin, lạc quan và khỏe mạnh. Bước vào đời bằng nụ cười rạng rỡ trên môi, bỏ quên những vòng gai – theo Tường năm ấy – là nhỏ nhặt và không đáng quan tâm. Chỉ sống và sống với nếp suy nghĩ riêng tự Những rối rắm, hệ lụy của đời sống chỉ là các thứ lẻ tẻ. Người trẻ tuổi của những năm 70 lạc lõng không ngờ. Lạc lõng với chung quanh và lạc lõng với chính mình. Đến lúc nhìn lại thì chợt hiểu đã trễ tràng. Đoan hôm nay thế nào? Giữa những thứ gọi là tiện nghi và văn minh nhất thế giới này, liệu Đoan có tìm thấy phút nào của riêng mình? Hay lấp lẫn và đã bỏ quên mình? Tường dụi mạnh điếu thuốc vào chiếc gạt tàn, gạt phăng ý nghĩ đang có. Tại sao lại lấn cấn những điều này trong đầu. Hãy để Đoan sống như mình đã sống.
Hải đã nghiêng qua phía Đoan. Họ nói gì vậy? Tán tỉnh nhau? Nhắc đến anh? Nhắc đến Nhủ Sao cũng được, Tường cảm thấy vui vui khi hai cái đầu châu vào nhau, được nối liền bằng ly cam vắt và một vỏ chai bia. Có những nụ cười trên môi hai người, có những tiếng thầm thì lẫn vào tiếng nhạc, có những tia mắt cởi mở tự nhiên. Tuổi trẻ đang sống với hạnh phúc là đây. Những phút tìm được nét hạnh phúc từ người khác luôn luôn làm lòng anh dịu lại. Một dấu hiệu tự nhiên của một người bất thường và không hạnh phúc. Hoàng đã nói với Tường một lần như vậy, nhưng cần gì? Quán, Vĩnh, Hoàng, Nhu, Đoan, Hải và cả thằng Mễ nữa... Thằng Mễ, anh giật mình khi nghĩ đến thằng bạn bụi đời này. Nhu thấy rõ cái giật mình của Tường.
– Sao vậy anh?
– Anh vội quá nên quên...
–!!!
– Lúc đi, vội quá nên quên không dán giấy dặn thằng Mễ mấy giờ anh về. Sợ nó chờ.
Hải và Đoan đã rời câu chuyện riêng tư và tình cờ theo dõi câu chuyện giữa hai người. Đoan ngạc nhiên.
– Anh ở một mình mà.
– Phải, nhưng có một thằng Mễ bụi đời hay đến nhậu và ngủ lại với anh. Bữa nay thứ bảy, thế nào nó cũng ghé, không có anh, nó lại thắc mắc.
– Thứ bảy nào anh cũng gặp nó.
– Ừ! Lúc nãy đi vội quá nên không báo cho nó biết.
Trên môi Hải và Đoan nở nụ cười gần như chế giễu khi thấy Nhu có vẻ quan tâm.
– Rồi ông Mễ làm sao.
– Vậy mới nói, phiền thật.
Hai nụ cười trên môi Hải và Đoan như nở lớn hơn. Làm sao hai người trẻ này hiểu được cái “phiền” Tường vừa nói. Đời sống họ phẳng lặng và ấm yên quá. Không một biến cố nào to lớn xảy ra trong đời họ đến độ đáng phải suy nghĩ ngoài biến cố tình cảm riêng tự Họ đâu có những tháng ngày lang thang, không nhà, sống lây lất trên từng vỉa hè. Bị ruồng bắt, xua đuổi từ những người chung quanh. Họ đâu có những phút tìm thấy một con người san xẻ với mình phút cô đơn tận cùng. Phút cô đơn đúng nghĩa của những con người đã từ bỏ nơi chốn thân yêu để tìm đến nơi chốn không chờ đón, phủ nhận sự có mặt của mình. Từ một ngôi làng nghèo khổ tại xứ Mễ với những con người cùng chủng tộc, với gia đình của mình, với tình thương thằng Mễ đã đến đây để gặp vỉa hè, gặp những chớp đèn xanh đỏ của xe cảnh sát, gặp những cơn gió lạnh cắt của San Jose lúc bụng đói... Muốn quay về lắm chứ, nhưng không dám. Đã có lần nó nói với Tường trong một cơn saỵ Trở lại một nơi chốn đã từ bỏ bằng sự rách nát sao đành?
Và Tường, anh đã có tháng ngày trốn trại tù cải tạo về. Những hè đường Sài Gòn, những góc vườn Củ Chi, Hậu Nghĩa, những bờ sông hôi thối với giòng nước đen kịt, bẩn thỉu và ngập rác rưởi đã được gọi là cuộc sống. Chung quanh vẫn là người, vẫn là thành phố cũ nhưng sao xa lạ. Không một nơi để anh tìm về. Ngơ ngác và cơ đơn. Để cuối cùng tìm gặp sự an ủi nơi một cô gái buôn hương tên Hoa. Sự thông cảm giữa hai con người bị vất vào đáy cuộc sống thật tuyệt vời. Không còn những điều kinh tởm, độc địa của những người bình thường trong cách thế đối xử. Chỉ còn là tình thương đúng nghĩa. Tường đã sống nhiều đêm ở đường Hồng Thập Tự bên Hoa. Cho đến lúc đợt ruồng bố của tháng chín năm 1981. Hoa bị bắt chung với hàng trăm cô gái khác. Lần đó Tường vượt biên nhưng không thành. Sau mấy ngày vắng mặt, anh trở lại căn nhà gỗ nhỏ bé, bẩn thỉu bên cạnh đường xe lửa. Cửa đóng và Tường vẫn không ngờ việc xảy ra cho Hoa. Anh đã ngơ ngác đứng trước cánh cửa bằng tôn khép kín với tâm trạng hụt hẫng. Nơi chốn ẩn náu cuối cùng cũng mất từ đây... Tường hiểu Tường phút đó hơn bao giờ hết, và không muốn điều đó xảy ra tại đây.
– Bây giờ sao anh?
– Lỡ rồi, còn biết sao?
– Hay mình về.
Tường nhìn đồng hồ, đã trễ giờ thằng Mễ thường đến.
– Trễ rồi em ạ.
Nhu gật đầu.
– Em xin lỗi đã giục anh.
– Cảm ơn em.
Ban nhạc đã hết giờ nghỉ và quay lại sân khấu. Một bản quân hành trong điệu Passo Doble nổi lên. Hải và Đoan đứng dậy. Lần này Tường không nhìn thấy tia mắt bất ổn của Hải ném về Nhu.
– Họ hạnh phúc thật.
– Không phải vậy đâu.
Nhu đính chính với cái cười rất lạ và tiếp.
– Anh không hiểu em muốn nói gì?
Tường gật đầu nhưng không tiếp tục câu chuyện. Từ lúc bắt đầu đi cho đến bây giờ Tường đã bỏ rơi nhiều câu chuyện. Như những mẩu ý nghĩ mà anh hằng bỏ rơi mỗi khi cảm thấy bị lấn cấn. Và vẫn cho chuyện đó là bình thường. Nhưng sao mọi người không nghĩ thế khi nhìn về anh. Hành động này đã bị Hoàng gọi là bất thường và biểu hiện của kẻ thiếu hạnh phúc. Có khoảng cách nào đó trong những cái nhìn này không? Nếu có thì nguyên nhân từ đâu? Và tại sao thế? Giữa bạn bè, giữa những người chung quanh anh vẫn sống bình thường như trăm ngàn người. Vẫn ăn, vẫn ngủ, vẫn làm việc... Đâu có gì khác biệt để những ý nghĩ gấp khúc lại có từ mọi phía? Thằng bỏ đi. Tường mỉm cười khi nhớ đến tên gọi đã có từ hai thằng bạn thân.
– Em còn nhớ Vĩnh và Hoàng gọi anh là gì không?
– Thằng... ” ông” bỏ đi!
– Thằng bỏ đi!
Tường chữa lại câu nói trớ của Nhụ Cả hai bật cười lúc Đoan và Hải về đến bàn.
– Gì thế chị Nhu?
– Chẳng có gì. Mình về chứ?
Đoan đưa mắt nhìn Tường, trước khi nhìn Hải. Rõ ràng cô bé này chưa muốn về. Người trẻ luôn luôn ham chơi hơn người già. Tường nói.
– Mình ở lại thêm một tí.
Có tia mừng rỡ trong mắt Đoan. Nhu bình thản hỏi thêm.
– Một tí là bao nhiêu?
– Nửa tiếng nữa.
Tường làm một con tính trong đầu khi trả lời. ba mươi phút đủ để Đoan và Hải nhảy thêm năm bản nữa. Đoan đứng dậy, cô bé cảm ơn anh bằng mắt. Tường thấy mình buồn cười vì những ý nghĩ loại đó. Nhu trở lại câu chuyện đang nói.
– Tại sao mấy anh gọi anh như thế?
– Em thừa biết mà còn hỏi làm gì.
– Em muốn chính anh... phát biểu.
Tường nhún vai.
– Thì như em và mọi người thấy, anh lơ ngơ, lạc lõng và chẳng chịu làm ăn đàng hoàng, không lý tưởng, không lo tương lai...
– Em không nghĩ vậy.
–!!!
– Anh có nếp suy nghĩ và thái độ sống riêng tự Em nhìn thấy điều đó từ lúc mình vừa gặp nhau lần đầu. Không thể lẫn lộn và hòa nhập với mọi người chung quanh được. Ở anh, có lúc sự cô đơn sừng sững, hiển hiện giữa dòng sống như một thân cây trơ trọi giữa sa mạc nhưng cũng có lúc hòa nhập, đổ ào ạt thương yêu vào cuộc đời, như cánh sông đổ ra biển những hạt nước mát. Em theo anh mệt muốn đứt hơi vì cách sống kỳ cục.
– Em đang viết văn bằng mồm đó hả?
– Em đâu dám múa rìu qua mắt thợ. Nhưng đó là những điều em nghĩ và thấy. Anh đừng lẩn tránh em như đã lẩn tránh mọi người.
– Em mà viết văn chắc hay lắm.
– Anh đừng giỡn. Em không nhìn anh bằng cái nhìn của mọi người chung quanh. Anh không phải là một... Ông bỏ đi.
– Thằng bỏ đi.
– Thì thằng bỏ đi cũng được. Đó là anh bắt em nói, chứ em chẳng bao giờ để tâm đến vấn đề đó với chữ “thằng” kỳ cục như vậy. Anh lúc nào cũng đùa giỡn và khôi hài hóa cuộc sống, hình như chả có gì anh cho là quan trọng cả. Anh đừng giỡn nữa.
– Anh không giỡn nữa, em nói đi.
– Nói cái gì? Mặt anh trông giễu như vậy ai mà nói được...
Nhu cầm lấy chai bia đặt trước mặt Tường, rót vào ly của nàng. Những ngón tay nhỏ bám trên cổ chai thật chặt. Tường suýt bật cười vì cử chỉ giận dỗi đó. Chai bia còn ít, chỉ chừng một góc lỵ Nhu bưng lên uống một ngụm. Cổ họng nàng giật giật thật ngon lành. Nhu có vẻ biết uống bia. Tường đổi ly bia còn đầy cho nàng.
– Uống đi em, hết anh sẽ gọi nữa... Bọn mình còn khối tiền, đừng lo gì cả.
Nhu mím môi, làm thêm một ngụm. Lần nầy có nếp nhăn trên mép sau khi uống. Chắc bắt đầu thấy đắng miệng. Tường nén tiếng cười, đưa tay gãi mũi khi Nhu đặt ly bia xuống bàn.
– Ngon không?
– Kệ em.
– Thì kệ em, nhưng uống không nổi thì trả anh, đừng màu mè.
– Em không giỡn.
– Anh cũng đâu dám giỡn.
Tường với tay lấy lại ly bia và uống cạn khi Đoan và Hải về chỗ. Nhu đứng dậy, không chờ Đoan ngồi xuống.
– Mình về.
Tường đứng dậy, theo ba người len qua những dãy bàn để đi ra. Qua khỏi lớp màn che, tự nhiên bốn người tách thành hai cặp. Đoan và Hải đi phía trước, còn Tường và Nhu theo sau. Hè phố rộng thênh thang, đủ chỗ cho họ cùng đi ngang nhau, nhưng những bước chân của từng người như đã bị buộc vào nhịp định sẵn để đi thành hai cặp. Những nhịp chân chậm, vang trên hè phố nghe rời rạc và buồn tênh. Suốt đoạn đường chỉ có bốn người. Nhu đi sát Tường hơn.
Thỉnh thoảng vai nàng chạm vào ngực anh. Những cử chỉ đụng chạm tình cờ, không gây cảm xúc da thịt, nhưng cần thiết cho một lần đi bộ của trai gái trong khung cảnh vắng tênh của thành phố về khuya.
– Nhớ Sài Gòn ghê em ạ!
– Em chưa bao giờ đi giữa khuya của Sài Gòn nên không biết. Giống Sài Gòn lắm hả anh.
– Chẳng giống tí nào cả. Nhưng anh chợt nhớ...
– Em không hiểu.
– Chả có gì cả, giữa anh và thành phố này như có một khoảng cách không thể giải thích được. Những con đường, những tòa nhà, những gốc cây, những góc phố... Tất cả luôn luôn mang một vẻ xa lạ nào đó mà anh không cảm được. Đã có những buổi chiều, đã có từng buổi tối anh lang thang trong nắng, trong cái im ắng để cố tìm một nét thân quen và gắng hòa nhập vào ý nghĩ là mình đang lang thang tại Sài Gòn. Nhưng vô ích em ạ! Luôn luôn trong anh dấy lên thứ tình cảm lạnh lùng... đôi lúc như khinh bạc trong cái nhìn... Chưa hết! Đã có lần anh tưởng mình đang ở một thế giới khác nhìn xuống thành phố này. Nhìn xuống! Em hiểu chứ?
Nhu mỉm cười, bước chân chậm lại. Khoảng cách giữa hai người và Đoan, Hải xa hơn.
– Anh... kỳ thị thấy rõ.
Tường đi chậm lại theo nhịp chân Nhu.
– Kỳ thị? Chữ hay quá! Em mà viết văn chắc hay lắm. Chưa bao giờ anh nghĩ đến hai chữ ấy cả. Có lẽ em nói đúng anh kỳ thị thành phố này một cách bạc bẽo và vô tình.
Nhu ngước lên, ánh mắt trong veo. Họ dừng lại khi đèn đỏ dù con đường vắng tanh, không một bóng xe cộ. Bên kia đường Hải và Đoan vẫn đi.
– Chắc anh phải viết một truyện ngắn để xin lỗi thành phố này. Quả là em nói đúng, anh kỳ thị thành phố này đến độ không có một chút cảm tình nào cả. Dù thành phố này, những người của thành phố này đã đón tiếp anh, nuôi dưỡng anh...
– Anh vẫn viết đều chứ?
Nhu hỏi khi họ băng qua đường dưới ngọn đèn xanh. Tường gật đầu.
– Vẫn phải viết đều. Thuốc lá dạo này tăng giá vì thuế và rượu cũng mắc hơn...
Nhu bật cười, nét mặt hồng và rạng rỡ dưới ngọn đèn đường chuyển sang màu đỏ. Con đường đi vào một khúc tối của dãy thương xá đã tắt đèn và sâu hun hút. Cuối mắt nhìn là các cột đèn báo hiệu nhấp nháy đổi màu. Thành phố vào khuya buồn và hoang lặng. Những cơn gió nhẹ, thoáng qua hai hàng cây ven đường gây nên những tiếng động xào xạc. Tường cố tìm một nét thân quen qua sự liên tưởng giữa Sài Gòn và thành phố này thêm lần nữa. Nhưng đành chịu. Khoảng cách đã ăn sâu trong đầu mỗi khi đi lang thang, không thể xóa bỏ, dù đêm nay có thêm Nhu bên cạnh.
– Chả có gì cả.
Tường lẩm bẩm trong miệng. Nhu ngạc nhiên.
– Gì thế anh!
– Chả có gì là giống cả. Có lẽ anh chợt nhớ Sài Gòn vì đêm nay có em bên cạnh.
– Lại liên tưởng đến một cô bạn nào đã cùng đi trong khuya Sài Gòn?
– Em rất thông minh.
– Cảm ơn anh.
Câu cảm ơn của Nhu như có giọng reo vui của sự tinh nghịch. Tường châm một điếu thuốc nhìn về phía bãi đậu xe bên kia đường. Trong khoảng tối, hình ảnh của Đoan và Hải mập mờ không rõ nét.
– Những người trẻ tuổi luôn luôn hạnh phúc.
– Anh bảo ai?
– Hải và Đoan. Đêm nay hẳn có một người rưỡi hạnh phúc.
– Là thế nào hả anh?
– Một người hạnh phúc trọn vẹn là Hải và nửa người là Đoan.
– Anh sai rồi!
– Sao lại sai?
Tường ngạc nhiên hỏi lại. Nhu mỉm cười.
– Hải không phải là bạn trai của Đoan.
– Vô lý.
– Sao lại vô lý. Hải có cảm tình với em từ bốn năm nay.
Tường khựng lại dù đèn báo hiệu bật sang màu xanh. Thành phố này quả tình là xa lạ, ngay cả đêm nay.