Dịch giả: Quỳnh Như
Chương 18

Trên mặt hồ mênh mông, tiếng nói cười ca hát hòa lẫn với tiếng mái chèo khua động. Phi lại đổi tay chèo cho Tố Tố, chàng quay thuyền trở lại giòng nước ngược, rồi buông chèo thả trôi xuôi lửng lờ.
Mặt trời càng lên cao, càng chói chang sức nóng. Bích Đàm Lạc Viên trên triền núi khách du càng lúc càng đông. Phi chèo thuyền đến bên cầu treo, Tố Tố chỉ sang phía trái nói:
- Chúng ta hãy lên Lạc Viên ngồi chơi giây lát nhé?
Phi gật đầu chèo thuyền vào mé, đỡ nàng lên bờ. Hai người chậm rãi bước đi, tìm một bàn cạnh lan can mà ngồi. Phi mở hai phần cơm ra, chàng và nàng vừa ăn vừa thưởng cảnh. Phi khẽ gọi:
- Tố Tố.
Đôi mắt nàng đang ngưng thần hướng vào tận cõi xa xăm, nghe Phi gọi, nàng quay đầu lại hỏi:
- Anh gọi có chuyện chi?
- Cô đang nhìn gì mà ngẩn ngơ vậy?
- Em đang nhớ lại việc đã qua.
- Việc gì?
Nàng liếc chàng, đoạn cúi đầu lộ vẻ mơ buồn đáp:
- Có lần Cơ Thực chờ em tại đây, bởi em quên giờ hẹn, sau gặp lại nhau, ảnh nói chờ em suốt hai tiếng đồng hồ với đôi mắt nhìn lên cầu, chú ý từng bóng người đi. Nhưng, chờ mãi vẫn không thấy bóng em.
- Tôi cũng có lần chờ đợi người nên rất hiểu cái cảnh đau khổ chờ đợi.
- Sau đó, tôi cũng hẹn chàng đến đây, tôi đến trước một giờ, cũng bắt chước ngồi nhìn người qua lại trên cầu, để nếm thử xem sự chờ đợi nó sốt ruột đến mức độ nào.
- Cô với Cơ Thực cũng ngồi tại đây?
- Có mấy lần, vì tôi rất thích ngồi tại đây. Tôi thích nhìn nước, khi thấy sông nước là tâm trí tôi rất bình tĩnh.
- Anh Cơ Thực cũng thích ngồi đây hả cô?
Nàng lắc đầu nói:
- Không, ảnh không thích ngồi đây. Nhưng tôi thích điều gì thì ảnh thích điều ấy.
- Chắc cô biết sở thích của anh Cơ Thực?
- Anh ấy nói, ảnh chỉ thích phi hành, bởi vì phi hành sẽ lánh xa mọi sự vật với cảnh đời ô trọc, trên không gian là một thế giới vắng lặng, nghề phi hành sẽ đưa mình đi đến nhiều quê hương xa lạ. Anh ấy ưa thích chuyện lạ, do đó mà anh ta thích nghề phi công. Nơi xứ người anh ấy thường gặp những kẻ xa lạ, những địa phương xa lạ, cũng như nhiều ngôn ngữ khác nhau. Khi chúng tôi ngồi tại đây, anh ấy giảng giải cho tôi nghe những địa phương, phong tục mà anh ấy từng đi qua.
- Anh Cơ Thực quả là người từng trải.
- Rất tiếc anh chưa gặp anh ấy.
- Nhưng tôi biết rõ thân thế và hoạt động của anh rất nhiều, qua sự kể lại của đồng nghiệp anh ta.
Tố Tố nhìn chàng lộ vẻ van cầu:
- Ngày nào tiện, xin anh mời các bạn của anh Cơ Thực đến nhà tôi dùng cơm, tôi nghĩ, gặp được các anh ấy họ sẽ kể lại sự tình của anh Cơ Thực.
- Được rồi, tôi sẽ thay cô mà mời những đồng nghiệp của Cơ Thực.
- Xin tạ Ơn anh trước.
Nàng nói xong nhoẻn miệng cười. Phi cảm thấy lúc Tố Tố đề cập đến Cơ Thực, là lúc nàng vui mừng và duyên dáng vô cùng. Lần lần nàng tự tin rằng mình chưa mất hẳn trí nhớ, không thể cho là Cơ Thực đã chết. Có lẽ lâu ngày nàng không được thư tín của Cơ Thực, tâm tánh nàng như ngây như dại chờ đợi tin chàng.
Đã nhiều lần chàng muốn đem sự thật về cái chết của Cơ Thực để cho nàng biết rõ, mong nàng dứt hẳn sự chờ mong. Nhưng, chàng không can đảm. Vả lại, hai lão gia cũng không đồng ý giải pháp đó. Tình trạng như thế không biết phải giải quyết sao đây?
Tố Tố không thể biết tâm tưởng của Dịch Phi, nàng hỏi:
- Các người thích đi dâu?
Phi không chú ý đến câu hỏi của nàng, cũng không nghe nàng hỏi "các người" đó là chỉ vào ai? Chàng hỏi:
- Cô hỏi ai thích đi đâu?
Nàng cười bổ túc:
- Anh với Bân Bân chớ ai! Nghe người ta thường nói mỗi đôi bạn đều ưa thích du ngoạn một nơi, có đôi thích chơi sông, biển, có kẻ thích tán chuyện nơi quán cà phê, cũng có người thích đi tản bộ đường xa...
Chàng đã hiểu và lắc đầu nói:
- Chúng tôi không thích đi đâu cả.
Nàng trề môi:
- Đôi bạn nào cũng thích một cảnh trí đặc biệt, tại sao các người không thích nơi nào? Nhất định anh dối tôi rồi.
- Cô Tố Tố, tôi không hề dối gạt cộ Thực ra, chúng tôi ít hay đi đâu, chỉ thường gặp nhau tại nhà Bân Bân mà thôi.
Tố Tố phì cười, nàng lắc đầu tỏ vẻ không tin. Phi giải thích:
- Thật đúng vậy, tôi chưa một lần nói dối với cộ Bởi lúc đó, tôi bận học ngày đêm, nên ít khi gặp gỡ, có những ngày chủ nhật cũng gặp nhau. Vì ngày chủ nhật tôi hay đến nhà nàng, có gặp nàng chăng, cũng như cả nhà cùng gặp nhau. Sau đó tôi cùng với nàng đi Đài Bắc xem điện ảnh, ngồi bàn chuyện dông dài tại các quán cà phệ Phần nhiều thì giờ còn lại tôi sống đơn độc.
Nàng lấy làm lạ hỏi:
- Có lẽ anh chưa yêu Bân Bân?
- Tố Tố, thật ra tôi rất đắn đo vấn đề này. Người ngoài thì họ có quan niệm tôi với nàng là một đôi, nhưng giữa tôi và bân Bân dường như có những cảm giác rất thần bí, có nhiều việc không mấy thích hợp nhau.
Tố Tố nhìn Phi giây lâu lắc đầu nói:
- Thật tôi làm sao hiểu được việc riêng của hai người, theo tôi, anh cũng nên thường gần gũi Bân Bân, bởi vì anh phái nam, phải dành quyền chủ động chớ.
- Thực ra, tôi rất hiểu vậy, vì chúng tôi ít hay có dịp gặp gỡ chuyện trò, dường như tôi có linh cảm thường gặp nhau là bất tiện, nhưng lâu lâu lại gặp nhau thì chuyện vãn cũng khá nhiều, nhưng khi xa nhau thì gần như người xa lạ, chẳng có gì để nhung nhớ.
Lúc đầu Tố Tố cũng gật đầu đồng ý, sau nàng lại lắc đầu tỏ ra lo lắng nói:
- Tôi không hiểu nhiều, cũng như không đủ sức để trình bày tình cảm giữa hai người. Tình cảm giữa hai bên chắc có phần khác biệt, sự hôn nhân đó như hồi thuở xưa, phải do lịnh của mẹ cha, và phải có mai mối.
Phi chỉ cười cười, không thừa nhận cũng không phủ nhận, chàng cảm thấy ý nàng có nhiều điểm ngộ nghĩnh, đáng tức cười. Tố Tố thấy thái độ của chàng bèn hỏi:
- Chắc anh không đồng ý với tôi?
- Tôi cũng chưa biết là đồng ý hay không, bởi cô chưa hiểu tường tận tình cảm giữa đôi bên, điều đó không phải giải thích năm, ba câu mà hết ý được.
Tố Tố rất đồng ý lời chàng. Phi không muốn đề cập đến vấn đề đó nữa. Vấn đề giữa chàng và Bân Bân đừng nên đề cập đến là hơn. Chàng nghĩ nên trở lại chuyện chèo thuyền, chàng hướng sang Tố Tố kể lại vài việc cũ. Tố Tố nghe chàng giải bày, nàng nói:
- Thuyền đã đến dưới cầu rồi.
Chàng cười đáp:
- Lo gì, "thuyền đến dưới cầu tự nhiên nó trôi thẳng". Đây là một cây cầu treo, đâu có cột mà lo.
- Cầu thì không có trụ, nhưng phía sau mình có chiếc thuyền hai người đang chèo kìa.
Phi quay lại nhìn, quả nhiên có hai người chèo đến rất mau, chàng nép sang bên tránh cho thuyền ấy qua mặt. Đồng thời chàng lại nghĩ đến câu "thuyền đến bên cầu tự nhiên nó trôi thẳng" chờ Bân Bân về nhà, chàng sẽ có đề nghị với nàng. Nghĩ đến đó chàng hỏi:
- Tố Tố, có nên đi lên Lạc Viên nữa không?
- Được rồi, nhưng sợ đi xa lắm tôi lội không nổi thôi.
- Tôi cõng cô xuống núi được không?
Nàng trợn mắt nhìn chàng:
- Nếu tôi còn độ mười tuổi thì chịu cho anh cõng.
- Cõng không nổi cũng không sao, chúng ta trở lại thuyền đi nữa, hổng thèm lên bờ được không?
Nàng chỉ chiếc cầu treo nói:
- Nếu từ trên đó nhẩy xuống có giản tiện không? Đại khái cũng như đi thuyền bị chìm chớ gì?
- Không được đâu, làm vậy sẽ phiền rộn đến cảnh sát, ngày mai báo chí sẽ có tin sốt dẻo.
Mặt Tố Tố ửng hồng, nhưng nàng quay sang phía khác, tránh không cho chàng nhìn thấy. Phi trông thấy nàng khó chịu, chàng gọi hầu bàn tính tiền, sau đó cùng Tố Tố chậm rãi đi lên núi...
Người dạo núi rất đông, các cảnh trí nhân tạo cũng tô điểm thêm nhiều nơi đẹp hơn trước. Thêm vào đó, các tiệm buôn thức ăn uống và thổ sản mọc lên vô số, làm khung cảnh càng náo nhiệt hơn.
Có những con đường xuyên thẳng vào rừng rậm, nhà nước khéo gìn giữ nó nên còn cái chất tự nhiên, quanh đây những cánh hoa rừng rộ nở, tiếng côn trùng rả rít, từng cơn gió làm cho lá cành khua động, gây thành những khúc nhạc thiên nhiên, những du khách ở thị thành thường ngày nghe tiếng động đinh tai, họ đến đây nghỉ ngơi, cảm thấy nhẹ nhàng thoát tục.
Sau buổi trưa, hai người cảm thấy mệt mỏi, rủ nhau về. Khi lên xe, Tố Tố cảm thấy buồn ngủ mở mắt không ra. Nàng nhắm nghiền mắt lại, dựa đầu vào vai Phị Chàng cũng mở máy cho xe chạy chầm chậm. Chàng cũng không làm kinh động nàng, để cho nàng tự do dựa đầu vào vai chàng mà nghỉ ngơi.
Lâu quá, chàng cảm thấy bên vai tê buốt, nhưng lòng thì rất sung sướng. Chàng thấy có cảm tình với Tố Tố, nên sẽ quyết tâm lo cho nàng tất cả, bất cứ những chuyện khó khăn nào. Xe chàng chạy rất chậm, nên từ đằng sau hết chiếc xe này qua mặt đến chiếc khác. Chàng không cần tranh đua với họ, cũng không cần về nhà gấp. Chàng muốn cho đường còn dài hơn nữa để hưởng những phút êm ái nhưng cũng khó khăn do đầu nàng dựa vào vai.
Xe chạy khá xa, Tố Tố bỗng giật mình tỉnh dậy. Khi xe chàng vừa vượt qua cầu Cảnh mỹ, vào thị trấn Cảnh Mỹ, chạy ra một đường thẳng, bỗng có chiếc xe taxi sơn màu đỏ vượt qua xe chàng.
Phi thắng gấp lại, cũng may chàng cho xe chạy rất chậm, bằng không sẽ gây ra tai nạn. Hai xe vừa chạy ngang nhau, đến ngã tư gặp đèn đỏ, buộc lòng phải ngừng lại.
Chuyện vừa xẩy ra, gây cho Tố Tố giật mình. Nàng nhìn thấy chiếc xe màu đỏ vượt qua, nàng châu mày hằn học:
- Đồ quỉ!
Phi nhìn nàng cười cười nói:
- Xin lỗi, làm cho cô giật mình.
- Em ngủ ngon và lâu quá.
- Cô ngủ có lâu gì đâu, xe mới vừa đến Cảnh Mỹ mà. Chắc cô đã mệt mỏi, hãy ngủ lại nữa đi.
Nàng che miệng ngáp dài. Khi nàng phát giác vừa rồi dựa vào vai chàng, nên nàng dang ra một chút nói:
- Ngồi dựa vào mình anh khó lái xe phải không?
- Không, tại tôi không thích lái xe nhanh chớ.
Đèn xanh sáng lên, chàng vượt qua ngã tự Từ phía sau có chiếc mô tô vượt qua xe chàng. Phi có cảm giác, chiếc mô tô này có lẽ do Phú lái. Quả nhiên Phú lái mô tô, có cô gái ngồi phía sau đúng là Phương Tử.
Phương Tử ôm chặt lấy Phú, đôi mắt trông thẳng đằng trước. Phú chăm chú lái xe, không chú ý đến xe của Phi và Tố Tố. Phi chưa biết Tố Tố có nhìn thấy xe của Phú và Phương Tử hay không? Chàng hy vọng nàng đừng chú ý đến. Bởi Phú có hẹn đi du ngoạn cùng nàng, chàng rất e ngại nàng nhìn thấy Phú có đèo đằng sau một cô gái. Nhưng Tố Tố đã nhìn thấy Phú, nói:
- Nếu không lầm là họ sẽ đi Chỉ Nam Cung.
- Cô nói anh Phú hả?
- Ờ, cô ngồi phía sau rất đẹp, dường như hơi quen mặt, nhưng bất ngờ không nhớ ra kịp.
- Nếu cô đến y viện lần nữa thì sẽ gặp cô ấy.
Nàng như lãnh hội ý chàng:
- À! Tôi nhớ lại rồi, cô ấy là thư ký cho bác Khưu.
Phi cười cười gật đầu:
- Hôm nay nàng ăn mặc đẹp hơn những ngày ở văn phòng.
- Đi du ngoạn ngoại ô dĩ nhiên phải sửa soạn cho đẹp, tinh thần phải vui vẻ hơn ngồi tại văn phòng chớ sao.
- Thật tôi có lỗi với anh Phú, không ngờ ảnh cũng có bạn gái đi du ngoạn như thế em cũng vui lòng.
- Đừng lo cho anh ấy, sau xe mô tô của ảnh đã có người ngồi rồi mà. Sáng mai này cô chẳng đã nói sợ ngồi sau xe mô tô sao? Cô sợ thì có cô Lý thích ngồi.
Tố Tố trề môi, tỏ vẻ không quan tâm đến, nói:
- Đó là "đồng thanh tương ứng" mà. Bởi nàng làm tại y viện rất lâu nên quen mùi thuốc.
Nghe nàng nói, Phi vô cùng hối hận, phải chi mình không nên nói chuyện đó, nói ra không khác nào mình phá Thiên Phú. Nhưng Phú là người không thích sống tịch mịch, tuy có nhiều chuyện chàng không đồng ý với Phú, nhưng giữa lúc này mà nói ra chuyện đó thì chẳng hợp tình hợp lý chút nào. Đã nói lỡ ra rồi, khó mà rút lời nói lại được. Nếu giải thích thêm thì chẳng khác nào vẽ rắn thêm chân.
Nhưng cũng may Tố Tố không đề cập đến nữa, nàng coi như việc đã quạ Lúc xe vượt qua Đài Bắc, vẻ mỏi mệt của nàng đã hết, nàng đề nghị tìm một nơi ngồi nghỉ, và để nàng có dịp mua chút ít vật cần thiết.
Phi rất vui vẻ đi cùng nàng, chẳng biết đi đến đâu cho nàng vừa ý, Phi sợ nàng đòi đến công ty hàng không mà tìm lão giám đốc Khương Lao, chàng chỉ sợ duy nhất nàng đến nơi đó thôi. Chàng không muốn nghe lão Khương Lao nói chuyện, vì chàng đã một lần tiếp xúc với lão. Bởi có ấn tượng không đẹp đối với lão rồi.
Nhưng, nàng rất thích thú cùng chàng đi trên đường phố đông người. Hôm nay nàng lại ghé tạt vào một tiệm sách, đứng lại chú ý xem một quyển sách. Nàng nói cho chàng biết, thường thường lúc còn đi học, khi nói đến tiệm sách thì bạn học hối thúc năm lần bẩy lượt nàng mới chịu đi.
Nghe nàng nói thế chàng cười cười nói:
- Nếu tôi bầu bạn với cô, không khi nào tôi hối thúc.
- Anh đi trước hả?
- Không, sợ tôi mê sách quên đi nữa là khác.
Nàng cười cười nói:
- Đừng lo, người bán sách sẽ hối mình đi chớ gì. Hôm nay thử một lần xem sao?
- Hôm nay thì không nên, chúng ta đã đi nhiều quá rồi, sợ đứng lâu, đôi chân sẽ chịu không nổi.
Tố Tố cũng hơi mệt, nhân đó nàng cũng không muốn ghé tiệm sách. Hai người đi bách bộ trên đường phố một lúc, lại vào một quán cà phê để giải khát, uống xong họ lại trở ra xe.
Hai người về đến nhà, thì mặt trời cũng đã ngả bóng về Tây, đàn chim đi ăn xa rủ nhau về tổ. Cả hai đều mệt mỏi, nhưng trong lòng họ còn chan chứa một niềm vui.