Chương 16

Chúng tôi phạm nhiều lầm lỗi lớn. Đó là vì chúng tôi hãy còn ấu trĩ hay sơ xuất trong việc phán đoán, thường chỉ tựa vào trực giác mà kết luận sự kiện.
Chúng tôi chẳng qua chỉ là 1 lũ con nít, một lũ khù khờ tự cho mình thông minh. Mãi cho đến lúc hiểu được thì mọi chuyện đã muộn.Một năm trôi qua nhanh chóng. Trong một năm đó Nam được huấn luyện quân sự tại miền Nam. Tôi sắp thi ra trường nên lúc nào cũng ngập đầy sách vở. Thu Phương và các bạn khác cũng đều là sinh viên thứ tư như tôi, nên mọi người đều không rảnh rỗi lắm. Cuộc sinh hoạt của nhóm coi như tạm thời bị đình trệ, mà chỉ còn 1 vài cuộc viến thăm riêng rẻ. Tình cảm giữa tôi, Thu Phương và hai chị em Vân gần gủi hơn nên thường gặp nhau, chỉ có Thủy Ngọc là gần năm trời vẫn biệt tăm. Thu Phương có lần bảo cho tôi biết.
- Thanh Thương vẫn như xưa, suốt ngày đùa giỡn chứ không đứng đắn được giờ phút nào cả. Lúc gần đây như cô ta loạn hơn, khiến nhiều lúc mọi người gọi là bà điên!
- Thế Dũng không còn đeo theo nó nữa sao?
- Không còn từ khuya rồi. Mầy biết những đứa con gái như Thanh Thương thì có lẽ suốt cuộc đời vẫn chưa biết yêu là gì. Trước mắt cô ta hình như con trai và con gái như nhau.
- Thế còn Thủy Ngọc?
- Gần lấy chồng rồi!
- Thật à?
- Chồng nó là một thương gia, buôn bán đồ nhựa, lớn hơn nó gần những 20 tuổi và hình như là ông ấy tục huyền.
- Sao vậy? - Tôi ngạc nhiên - Tạis ao nó lại lấy chồng như thế?
- Ông chồng là một Huê Kỳ ở mỹ, lấy ông ta Thủy Ngọc sẽ được đưa sang Mỹ, Mỹ quốc bây giờ đã trở thành cái tổ ong cho mọi người rồi.
Tôi chống đối.
- Nhưng Thủy đâu phải là hạng người như vậy? Con bé thành thật và không hề có óc hướng ngoại, không hề mê giàu sang kia mà. Vậy thì đâu lẽ gì lại bán mình cho những đồng tiền vinh hoa kia?
- Trên thế gian nầy không có gì là tuyệt đối cả, trái đất cứ quay tròn trong mỗi phút, mỗi giây, thì có gì là không thay đổi? Thảo, mầy biết bao nhiêu về cuộc đời nầy mà dám nói thế.
Vâng, đối với cuộc sống nầy tôi hiểu biết bao nhiêu chứ? Sau những lần thay đổi lớn lao kế tiếp nhau, tôi mới thấy rằng quả thật mình chỉ là một đứa khù khờ.
Lại một mùa nghỉ hè.
Nam được di chuyển về một trung tâm huấn luyện khác ở gần Đài Bắc. Điều nầy hợp với việc thi đậu ra trường của tôi, đã mang đến trong lòng tôi bao nhiêu sự sung sướng! Những buổi tối liên tiếp, tôi được ở gần bên Nam, nói hết những điều thương nhớ, bày hết nổi buồn tương tự Vui mừng trong sự vui mừng, sung sướng trong sự sung sướng. Và chúng tôi như quên lãng cả đất trời.
Cả nhóm đã biết được tin Nam được đổi về Đài Bắc, cộng thêm tất cả đều được ra trường, nên mùa hè nầy thật vui. Đám con trai sắp bị đi thụ huấn và chưa biết kết quả. Còn đám con gái, có đứa sắp xuất ngoại, đứa lấy chồng, đứa đi tìm việc làm. Khiến cho cả nhóm chúng tôi phải đứng trước một viễn ảnh tan rã. Vì vậy, mùa hè nầy phải thật là vui cho cuộc họp mặt lần cuối. Cũng may là nhằm lúc Nam được nghỉ phép ba hôm, nên Thu Phương và Phong vội quyết định ngaỵ Chúng tôi tổ chức một cuộc du ngoạn xa, cắm trại trên bờ biển Phước Long.
Đây là lần họp mặt cuối cùng cho cả nhóm. Tất cả mọi người đến tham dự Một đám đông ồn ào mang theo bốn chiếc liều to, hai cái dành cho con trai, hai cái cho con gái, đồng thời còn mang theo cả nồi, niêng soong chảo.. thảm, mùng mền, áo tắm... Nam mang theo chiếc đàn Guitar, Hà mang theo chiếc khẩu cầm. CHúng tôi dự định ngủ tại bãi hai đêm, chơi ba hôm. Ban ngày tắm biển, ăn uống... Và tối đến ngắm trăng, nghe tiếng sóng.
Cảnh bờ biển thật đẹp. Biển xanh, trời xanh, sóng biển trắng xoá mang theo vị mặn của biển và những chú cá đủ màu sắc tung tăng trong nước. Sau khi dựng lều trại xong, đa số chúng tôi vội thay ngay áo tắm nhảy xuống biển. Xa lánh được cái ồn ào của thành phố, chúng tôi trở thành trẻ thơ, đùa giỡn, rượt bắt, la hét trong nước. Thủy Ngọc và Thanh Thương chơi trò toé nước, rồi lại vật nhau ngã ầm xuống kết wuả là cả hai, người nào cũng uống nước no nê, khiến cho chúng tôi được dịp cười hả hê.
Suốt ngày trên bãi bể làm chúng tôi như say như ngây. Mặt trời hâm hở xâm chiếm làn da mũi, làm rát cả da lưng. Mê mải bơi lội làm tứ chi chúng tôi bải hoải. Nhưng rồi khi mặt biển nuốt mất mặt trời, khi ánh sáng chiếu hồng mặt nước, khi gió lộng bốn bề thổi lên chúng tôi lại quên đi mệt mỏi. Cảnh biển đẹp một cách lạ lùng khiến chúng tôi đứng ngẩn ngơ hàng giờ. Những đám mây trắng đổi dần sang màu vàng ánh, rồi màu đỏ, màu tím và xám dần... nước biển tùy theo màu trpời biến biến hóa hóa, cảnh vật đẹp đến độ làm chúng tôi muốn ngưng thở.
Rồi màn đêm xuống, những đám sao lấp lánh trên trời cao. Mặt biển đen kịt với chớp sáng dài, tiếng gió thổi, tiếng sóng xô vào bờ, vào đá, tạo nên những âm thanh hùng vĩ như lời cạ Chúng tôi trải thảm trên bãi, ngồi quây quần tắm dưới ánh trăng nghỉ ngơi tán dốc... Nam ôm đàn ngồi cạnh tôi, chàng nhẹ nhàng gẫy đàn trong lúc tôi tựa đầu vào vai chàng, thưởng thức vẻ đẹp yêu kiều và thần bí của thiên nhiên.
Xa xa, bóng thuyền đánh cá ra khơi. Những ngọn đèn leo lét như những đốm sáng lung linh trên mặt biển, đối chiếu với những ánh sao trời trên cao, tạo nên một khung cảnh thật thơ mộng. Chúng tôi ngẩn ngơ, chúng tôi say đắm, mắt nhìn ra biển mà không thốt nên một lời nào cả. Đẹp quá! Chưa bao giờ chúng tôi nhìn thấy một khung cảnh tuyệt diệu như thế nầy! Bụi bậm đô thành đã được gội rửa, giờ nầy chúng tôi hoàn toàn mới, tư tưởng chúng tôi đã thức tỉnh trước cảnh đẹp, chúng tôi không hẳn cảm động mà đang bị kích động đây. Những đốm lửa trên tầu đánh cá, dần dần ra xa, tản mác ra khắp mặt biển rồi biến mất. Tôi thở dài, Nam cũng thế. Chàng tiếp tục gẫy đàn, trong khi Trường mang khẩu cầm ra. Thanh Thương đứng cạnh chúng tôi không biết tự bao giờ, cô ta ngồi xuống, hai tay quàng lấy chân, cằm tựa vào gối, ngước nhìn Nam bảo:
- Anh Nam, hát cho tôi nghe đi!
Nam thờ ơ.
- Hát cho cô à?
- Vâng, hát cho tôi, vì tất cả những bản nhạc anh hát, tôi đều nghe say mê cả.
Lời phi nói khiến tôi không thể tự chủ được, ngẩng đầu lên nhìn, bỗng nhiên một cảm giác là lạ lướt qua đầu tôi. Tôi có lầm không? Sao giọng nói của Thanh Thương có vẻ run rẩy thế?
- Được rồi, tôi hát, nhưng cô thích nghe bản gì nào?
- "Cho người tình trong mộng của tôi" đi anh!
Nam gẩy nhẹ chiếc đàn Guitar, chàng bắt đầu hát. Dầu đã nghe hàng trăm lần, nhưng sao bản nhạc như có một sức mạnh kỳ lạ, nó đang kích thích tim tôi.
Đã có trăm lần anh nguyện cầu
Nguyện cầu định mệnh ban phép mầu
Để anh được nhìn em được nghe em và được cả em
Để tôi được thố lộ lòng mình, một tấm lòng si dại...
Tiếng hát đã dứt, nhưng không một ai lên tiếng, không một ai vỗ tay, tất cả bàng hoàng với tiếng gió thổim tiếng sóng tiếng nhạc. Chiếc đàn Guitar vẫn còn dạo nnhẹ những khúc nhạc êm đềm.
Thanh Thương lặng lẽ bước về lều.
Đêm đã khuya, mọi người chưa ai buồn ngủ. Nằm dài trên thảm, Thu Phương đề nghị chúng tôi nói chuyện về đêm. Thế là mọi người bbắt đầu nói về Sao, về Trăng, về sóng biển và những mông tưởng xa vời... Rồi có người nằm ở đấy ngủ. Gió đêm thổi càng lúc càng to làm tôi ba°'t đầu thấy lạnh. Tôi đứng dậy, định về lều lấy thêm chiếc áo lông, chàng nói:
- Đừng bỏ đi, Thảo!
- Em về lều lấy áo xong trở ra ngay!
- Ra liền em nhé. Cuộc đời chúng ta sẽ không bao giờ còn cơ hội để tìm gặp một đêm đẹp như thế nầy nữa đâu em!
Tôi ngẩng người ra. Câu nói báo trước điều không may chăng? Sống ở thời đại nầy sao lại mê tín như thế? Tôi chạy về phíalều, vừa chạy vừa nói:
- Nhất định em sẽ ra mà!
Chui vào lều, tôi giật mình. Đầu lều, treo le lét một chiếc đèn gió, dưới tia sáng vàng vọt kia, Thanh Thương nằm đơn độc, gương mặt nó hướng ra phía ngoài, những giọt nước mắt còn quện trên má. Tôi gọi lớn:
- Thanh Thương!
Cô bé giật mình tỉnh dậy ngay, nó có vẻ không ngờ tôi lại bước vào, nên vội chồm ngay dậy, đưa tay quẹt lấy những giọt nước mắt còn đọng trên mặt. Tôi cúi xuống, nắm lấy hai vai nàng.
- Chuyện gì thế Thanh Thương?
- Đâu có chuyện gì đâu - Thanh Thương gượng cười.
- Nói cho mình biết đi Thanh Thương, chuyện gì thế?
Khuôn mặt cô ta nhăn nhó.
- Chuyện gì đâu mà nói cho mầy nghẻ Không lẽ nói chuyện thất tình ư?
Tim tôi đập mạnh, nhìn thẳng vào mặt Thanh Thương.
- Thật à?
Thanh Thương giả vờ ngơ ngác.
- Thật cái gì?
- mầy đã nói đó
- Thất tình à? - Cô bé lại cười, nắm lấy tay tôi. - Đúng vậy, tao đã nói với mầy là tao yêu Nam mà.
Tôi vẫn nhìn thẳng vào mắt Thanh Thương, hỏi gặng lại
- Thật thế ư?
Thanh Thương giả vờ kêu lên.
- Ối trời ơi, Thảo. Bộ mầy tưởng làm con gái trên cỏi đời nầy bắt buộc ai cũng phải yêu Nam như mầy hết sao?
- Thế tại sao mầy lại khóc?
- Khóc à? Ai bảo tao khóc đâu? - Thanh Thương nhíu mày, trừng mắt nhìn tôi rồi lại cười hì hì - Nói cho mầy biết, lúc nãy vì tao ngâm nước quá lâu, nên nước biển chạy vào mắt. Lúc đầu tao cũng không thấy gì, nhưng bây giờ thì xốn mắt wá, gặp gió thổi là nước mắt lại tuôn ra, tao mới chui vào lều nằm nhỏ thuo&'c, vì vậy mầy tưởng tao khóc chứ gì? Rồi Thanh Thương thở dài - Mấy cô học văn khoa thật quá lắm, ưa phóng đại nhu8~ng câu chuyện không đâu, không chừng mai đây, mầy dám tuyên bố trước mặt mọi người là: Con Thanh Thương nó thất tình nên trốn vào lều nằm khóc lắm à!
Tôi chăm chú nhìn cô tạ Có thật tình như vậy không? Trên gương mặt sáng sủa kia tôi nào có tìm thấy nét u buồn gì đâu?
Có lẽ đúng đấy, tại tình cảm của mình quá nhạy chứ Thanh Thương đâu phải là kẻ đa sầu? Thấy điều giải thích này có vẻ hợp lý, tôi vội đứng dậy nói:
- Thế cũng được, thôi nằm xuống đi, lúc nào mắt rát nhớ đu8`ng ra gió nhé! Để tao lấy chiếc áo ra ngoài mặc.
Lấy áo xong, tôi trở ra bãi cát ngồi xuống cạnh Nam, chàng hỏi:
- Sao đi lâu quá vậy?
- Mắt của Thanh Thương bệnh, nên em ngồi xuống nói chuyện với nó vài câu.
- Nó làm sao thế?
- Có lẽ bị nước biển vào mắt.
Chúng tôi không để ý đến chuyện Thanh Thương nữa, nhìn ra mặt biển đen ngòm như tấm lụa đen đang phản chiếu ánh trăng lấp lánh, nhìn bầu trời rão rác những vì sao, chúng tôi ngồi yên lặng nghĩ ngợi về tương lai xa vời.
- Thảo, hãy xuất ngoại cùng anh em nhé? Anh vừa xin dud°ợc một lúc 3 cái học bổng, chỉ cần những học bổng nầy, chúng ta đủ sống được ở nước ngoài rồi em a.
- Nhưng mẹ chỉ có mình em, em không muốn xa người.
- Hay là em tính kỹ lại với mẹ xem sao?
- Nếu em đem chuyện ra bàn với mẹ, nhất định người sẽ khuyến khích em đi. Em biết, mẹ chỉ lo cho hạnh phúc của em, nhưng nếu chúng ta làm thế thì ích kỷ quá đi anh.
Nam in lặng nghỉ ngợi, chàng nằm dài xuống, đưa tay gối đầu nhìn lên khoảng không. Tôi hỏi:
- Nếu đi, thì chừng nào anh khởi hành?
- Sau khi mãn khoá huấn luyện, mùa xuân năm sau anh mới đi. Nhưng mà, nếu không có em cùng đi, chắc anh cũng không đi.
- Bậy! - Tôi nói - Anh phải đi chứ! Hay là chúng ta làm lễ đính hôn, rồi anh xuất ngoại em ở nhà chờ anh về làm lễ thành hôn sau?
- Nhưng biết anh đi bao lâu? Sự nghiệp nào lại không có những quyến rũ của nó? Thảo, đừng nói nữa, nếu em không đi thì anh cũng ở nhà!
- Anh thật là trẻ con. - Tôi nói - Tình yêu kéo dài ngày nầy qua ngày khác, chứ đâu phải từng giờ từng phút đâu mà anh nói thế.
- Đó chính là những câu nói khoác cu/a những ông làm thợ - nam bảo - Hai người yêu nhau đều mong mỏi phút giây được gần gu/i nhau, chớ bằng không họ cần gì lấy nhau, cần gì phải đau khổ, Thảo, anh là một người trần mắt thịt chớ không phải là Thần Thánh, nên anh phải tranh thủ từng giờ từng khắc để được cận kề bên em.
- Anh Nam, anh thật là khùng.
- Vâng, anh đã coi tình yêu là trên hết, còn lợi danh, tương lai anh bỏ qua một bên. Vậy là anh khùng!... Nhưng dù sao đấy cũng là sự di truyền tình ca/m của mẹ.
Tôi hơi khó chịu.
- Sao lâu quá không nghe anh nhắc đến cha anh?
- Đừng nhắc đến ông ấy, Thảo.
- Anh đừng nên hận cha, vì dù sao người cũng là cha anh mà.
- Nhưng ông ấy là kẻ có tội, ông ấy đã giết mẹ anh. Không bao giờ, không bao giờ anh có thể tha thứ ông ấy, em đừng nóit hêm lời nào nữa!
- Nhưng có thể vì vô tình, có thể vì sự yêu đuối, cha anh có lúc cũng ca/m thấy đau khổ chứ? Tại sao anh không cho người cơ hội để giải thích? Đừng anh, đừng làm thế! Anh hãy xem em đây, cha mẹ em tuy đã ly dị nhau, nhưng em vẫn không bao giờ giận người. Nếu có 1 ngày nào đó cha trở về, có lẽ em vẫn sẵn sàng ngã vào lòng cha.
Nam cắt đứt lời tôi.
- Hoàn cảnh của hai đứa khác nhau Thảo ạ! Em đừng cải, đừng để cho cảnh đêm hôm nay phải trôi qua một cách vô ích
Tôi im lặng, tôi hiểu ý chàng, nhìn bề ngoài hiền lành như thế, nhưng khi Nam đã giận lên là không thể nào lay chuyển chàng được. Thế là chúng tôi nói sang chuyện khác. Nói về ngày mai của chúng tôi, về buổi sáng... Cho đến lúc mệt mỏi, tôi đã ngủ thiếp tự bao giờ. Ngủ dưới màn trời, ngủ cạnh bờ bể, bên Nam.
Biển vẫn động, vẫn gào thét, vẫn ca... một bản nhạc ru hồn người.