Chương 2

Một buổi tối mùa hạ, chúng tôi kéo đến họp mặt nhà Phong.
Phong là đứa con trai trời sinh ra để sung sướng. Gia Phong danh vọng. Cha là người nổi tiếng trong giới doanh thương, mẹ là người đàn bà hiền lành dễ thương. Phong lại là con trai duy nhất trong gia đình, trên hắn còn ba người chị, nhưng đều có chồng cả, nến hắ n được tưng tiu như trứng mỏng. Gia đình giàu có, vì thế trong túi lúc nào cũng có tiền xài không hết, bản tính lại phong nhã hiều khách nên được lòng mọi ngưới. Chúng tôi thích đến nhà Phong tụ tập vì ở đây được tự do không bị người quấy nhiễu, lại luôn luôn đầy đủ thức ăn.
Hôm ấy, trời thật nóng, không khí như lắng đọng, Chúng tôi đoán là sẽ có một trận mưa tọ Nhưng mãi đế n tối mà mưa đâu cũng chẳng thấy. May nhờ phòng khách nhà Phong có máy lạnh - là cái món mà chúng tôi ưa thích hơn cả hạt dưa với thịt bò khô.
Tôi ngồi cạnh Thu Phương. Căn phòng ồn ào hẳn với tiếng cười nói của những người đến dự. Điều này làm tôi thấy yên ổn, vì bản tính từ lúc thiều thời tôi đã sợ cô đơn. Nhưng ở nơi đông người quá, tôi lại có ý muốn thoát khỏi sự Ồn ào một cách kỳ quặc. Điều này, có lẽ liên hệ đến bi kịch của gia đình tôi. Năm lên sáu, cha mẹ ly dị. Cha dẫn theo anh trai còn sống đơn côi với mẹ. Mẹ không chịu bước thêm bước nữa, không phải vì không có cơ hội mà tại vì có tôi. Người thường nói.
- Thảo con, không bao giờ có ai thương con hơn mẹ cả.
Mẹ vì tôi mà không chịu lấy chồng nhưng bây giờ tôi đã lớn rồi bắ t đầu có cuộc sống riêng tư, có thú vui riêng rẽ. Tôi không có thời giờ để đến bên mẹ nữa. Vì vậy, mỗi lần ở trong đám đông náo nhiệt, là tôi lại nghĩ ngay đến mẹ, nghĩ ngay đế n căn gác nóng hầm, nghĩ ngay đến gian nhà cô đơn. Thu Phương thường bảo tôi có vẻ trầm lặng và nghiệm nghị, nhưng cũng là người dễ mềm lòng nhất, dễ rơi lệ nhất, chỉ cần một chuyện nhỏ thôi, là nước mắt tôi như sẵn sàng tuôn trào ra. Nàng bảo.
- Thảo, mới nhìn bề ngoài ai cũng tưởng là người con gái cương nghị nhất, nhưng thật sự ra Thảo là người có đầy đủ nữ tính, hơn cả Thủy Ngọc nữa.
"Thủy Ngọc" là biệt hiệu của Hoàng Lâm, nhưng cái tên này không được ai gọi đến, mà chỉ gọi nàng bằng biệt hiệu. Lâm thật đẹp, nước da trắ ng và mịn, tươi mát như chứa đầy nước, cộng thêm cái đôi mắt long lanh và cái miệng có nụ cười giòn tan như dòng nước vỡ. Đây là những từ ngữ so sánh do Thanh Thương nghĩ ra trong một kỳ du ngoạn. Thanh Thương bảo:
- Con Lâm lạ thật, đôi mắt lúc nào cũng ướt, cũng long lanh như ngọc, nụ cười và tiếng nói cũng giống như những gịot nước, có lẽ nó là "Thủy Ngọc" bọn mày ạ!
Từ đó danh từ "thủy Ngọc" được gán cho Hoàng Lâm, Lâm được nhóm chúng tôi thương như Thanh Thương. Nhưng sự thương này hoàn toàn khác hẳn. Thanh Thương được yêu mến như một chú hề múa rối, còn "Thủy Ngọc" thì được cả nhóm kính trọng nâng niu như một món quà pha lê dễ vỡ.
Hình ảnh của hai đứa trong lòng chúng tôi có thể nhìn thấy rõ rệt qua khung cảng gian phòng khách này, cả nhóm gần như chia làm hai phe, một phe đang vây quanh Thanh Thương, một phe quây quần bên Hoàng Lâm.
Đám người bên "Thủy Ngọc" thì đang ngồi yên lặng nghe nhạc, trong khi đám kia ồn ào cãi lẫy, tiếng hét của Thanh Thương nghe rõ hơn câ.
- Tôi nói được là được.
Tôi quay sang hỏi Thu Phương:
- Chuyện gì mà Thương nói được đấy?
Thu Phương cười đáp:
- Bà chàng ngự lâm bảo là đứng một chân vừa xoay tròn vừa cúi người xuống là một việc làm khó khăn. Nhưng Thanh Thương nhất quyết là chuyện ấy hắn có thể làm được.
Nàng tiếp:
- Để rồi xem, thế nào một lúc nữa chúng ta cũng sẽ xem, được một màn biểu diễn độc đáo.
Dũng, một trong ba chàng ngự lâm, nói to:
- Thương mà làm được, tớ sẵn sàng lăn tròn dưới đất từ dưới đất từ phòng khách ra đến đường ấy.
Thanh Thương chống nạnh lên:
- Anh noí thật không đấy?
- Thật như vậy.
- Thế các bạn ở đây làm chứng cho Thương nhé. Nều Dũng mà không lăn tớ sẽ xô Dũng ngã để hắn phải lăn.
Thanh Thương tiếp:
- Bây giờ các bạn tránh ra nào, để tôi làm thử, nhất định là phải làm được mà.
Mọi người vui vẻ tránh ra, Thanh Thương đứng giữa tấ m thảm ở phòng khách. Nàng rút một chân lên, xoay tròn người rồi từ từ cúi người xuống. Dũng đứng bên cạnh nói lớ n:
- Cúi chậm một tí chứ, cúi nhanh quá không chịu nghe.
Thân chưa cúi được xuống thấ p, thì mặt của Thanh Thương đã ửng đỏ cả lên, mắt nàng long lanh những hạt mồ hôi hiện đầy trán, nhưng Thanh Thương vẫn không chịu thôi cố gắng, cố gắng...
Lan đứng cạnh tôi, hét to:
- Thôi đừng để nó làm nữa. Khổ quá!
Thanh Thương hổn hển đáp:
- Đừng lo, tao nhất định được mà.
Thật tình Thanh Thương đã sắp đạt đến vị trí thành công, Bổng nhiên chúng tôi nghe tiế ng thét "ai da" của Thanh Thương, rồi "đùng" cô bé ngã lăn trên thảm, mọi người cười ồi, trong lúc Dũng huýt sáo thật to, hắ n nói:
- Hay quá! Hay quá!
Tôi chạy vội đến đỡ Thanh Thương lên, nhưng cô nàng vẫn đứng lên không nổi, cô nàng vừa đưa tay xoa lấy đùi vừa nói:
- Ui da! Chân tao bị vọp bẻ rồi. Ui da.
Chân Thanh Thương thường hay bị vọp bẻ, Lan, Lâm, Vân đều chạy đế n vậy quanh, mọi người tiếp tay xoa bóp. Thanh Thương vừa hít hà, vừa nhăn mặt, cô bé có vẻ đau đớn lắ m khiến Lan vừa cười vừa tội nghiệp, nàng nói:
- Tôi đã bảo bạn đừng thử, bạn không nghe, rõ khổ!
- ây da! Khó chịu quá! Hừ! Hừ!
Thanh Thương có vẻ chịu không thầu cơn đau, nghiến răng rên rí, Thu Phương mang cồn đến, Phong đi tìm bông để xoa bóp cho cô tạ Mọi người vây quanh lo lắng, nhưng cũng không giầu được tiếng cười. Trong lúc ấy, cửa bỗng mở. Nguyễn Hưng đưa người con trai lạ mặt bước vào.
- Tôi xin phép mang đế n cho các bạn một người bạn mới, đây là anh...
Đang nói tới đây, Hưng bỗng yên bặt, chàng có vẻ ngạc nhiên mở to mắt:
- Sao đó? Có án mạng xảy ra ư?
Phong đáp:
- Thanh Thương bốc đồng nên bị vọp bẻ.
- Có dùng cồn xoa rồi chưa?
- Đang thử đây nè.
Nguyễn Hưng đáp:
Dũng bảo:
- Hay là chúng ta dùng sức kéo mạnh, không chừng lại hết ngay.
Hà tính lợi dụng cô hội, hắn bảo:
- Được rồi, để tôi ôm chặt cô ta, Dũng kéo chân cho thật mạnh nhé?
Thanh Thương đoán biế t được, nàng trừng mắt nhìn Hà:
- Tôi thách anh đấy, Ba người các anh không tốt lành gì câ.
Vừa nói nàng vừa trề môi, cơn giận chưa hết lại bị mọi người chế nhạo. Thanh Thương muốn khóc. Thủy Ngọc vội ôm nàng, nhẹ nhàng bảo:
- Nầy đừng có khóc, khóc xem chẳng đẹp tí nào hết.
Thu Vân tiếp lời chị:
- Giỡn chơi cũng vừa phải thôi chứ, có đâu người ta bị vọp bẻ rồi còn đùa được nữa ư?
Dũng nhìn thấy tình hình có vẻ căng thẳng, vội nói:
- Thôi được rồi. Lỗi tại tớ cả, tớ bậy quá!
Chiếc miệng meó xệch của Thanh Thương càng meó hơn, muốn khóc thì lại khó coi, nàng đang cố nhìn xuống. Mọi người xúm lại an ủi rồi quay sang mắng Dũng, khiến chàng càng quýnh quáng.
- Được rồi, tôi chịu thua, bảy giờ Thanh Thương có muốn tôi lăn dưới đất không nào?
Thanh Thương mở to miệng, nàng hét:
- Lăn ngay ra mặt đường!
Cơn giận đã tan dần trong lòng Thanh Thương.
- à mà... mà...
Dũng có vẻ ngại ngùng, Thu Vân đạp mạnh cho hắn một cái, đau quá, Dũng vội gật đầu.
- Thôi được, được rồi muốn ta lăn thì lăn vậy.
Thanh Thương có vẻ vui sướng, ngồi nhanh dậy.
- Đấy nhé, mọi người ở đây làm chứng cho hắn không thể chối được nữa.
Tất cả cơn đau lẫn nước mắ t của Thanh Thương đã trôi mất. Dũng đứng nhìn nàng một lúc, bỗng nói:
- Ồ" Thì ra mi giá vờ vọp bẻ phải không?
Tất cả mọi người nhìn nhau, ai cũng không ngờ mình vừa bị Thanh Thương dối gạt vừa chỉ nàng vừa cười vừa mắ ng, trong lúc Thanh Thương vẫn tỉnh bơ nắm lấy áo của Dũng, nàng hét:
- Lăn! Lăn mau! Lăn nhanh lên!
Dũng ức lý trợn mắt:
- Không được, đấy là mi gạt ta!
Thanh Thương hét:
- Anh chối hả, anh phải lăn mới được, ở đây ai cũng nghe hứa, anh không lăn không được.
Lan chen vào:
- Thôi anh Dũng, anh lăn ngay đi, coi bộ điệu này anh không thể không trả nợ được rồi.
Thế là trước sự tránh đường của mọi người, Dũng đưa tay lên che đầu, lăn mình ra ngoài cửa, mọi người ôm bụng cười ngất, Thanh Thương vẫn không buông tha, ngồi trên ngế nệm nói với theo:
- Thật nham nhở, nham nhở chết được!
Dũng đừng dậy, cúi đầu trước mặt Thanh Thương:
- Thương ơi! Tớ mong có một ngày nào đó Thương sẽ bị vọp bẻ chết luôn cho bõ ngét!
Thanh Thương không vừa, nàng gập mình lại.
- Thành thật cám ơn lời chúc tụng vừa rồi của anh.
Mọi người cùng cười. Nhìn Thanh Thương không hiểu tại sao tôi thấy bất bình trước trò đùa vừa rồi giữa nàng ta và Dũng. ánh mắ t tôi chợt chạm phải một người, đó là ngưóì trai mới đế n. Chàng đứng đấy, dáng người cao với khuôn mặt gầyy và một đôi mắt sâu vời vợi. Hình như chàng ta đang cười với đám người ôm đồm, nụ cười ấy ẩn hiện một thứ tình cảm nhiệt thành và cảm mến, tôi vội lên tiếng:
- Anh Hưng ơi, chúng ta đã bỏ quên người bạn mới của chúng ta rồi!
Mọi người ngừng bặt tiếng cười. Không hẹn cùng ngẩng đầu nhìn chàng trai. Gian phòng hơi lắng xuố ng, chàng thanh niên lạ trở thành môt nhân vật quan trọng. Chàng trai đứng đấy thản nhiên một cách đầy tin tưởng. rồi chàng gật nhẹ đầu chào mọi người.
- Tôi tên là Trần Hoài Nam.
- Nhớ về Nam? Thanh Thương nghiêng ngiêng đầu nhìn chàng trai, vụt nói - Chắc có lẽ anh có một người cha trí thức và thi sĩ lắm nhỉ?
Trần Hoài Nam cười, nụ cười điểm chút tinh nghịch:
- Trái lai, cha tôi chỉ là một bác sĩ thú y.
Tôi bỗng buột miệng:
- Có lẽ ông ấy đã nhìn thấu hay đã giải phẫu được đời sống con người, và mọi vật nên mới đặt cho anh cái tên như thế.
- Thật không? Chàng thanh niên nhìn tôi một cách chăm chú.
- Tôi thì không nghĩ như vậy, cha tôi chỉ là một bác sĩ giỏi, ông nhìn thầu và giải phẫu được người và loại vật chớ không phải là cuộc sống của nhân loại.
Nói xong chàng lại cười, không hiểu tại sao, tôi bỗng có cảm tưởng như nụ cười của chàng có vẻ buồn bã làm sao ấy.
Thanh Thương chen vào:
- Trời ơi Thảo, sao mấy người mải bàn về cuộc sống như vậy. Không biết tiếc cảnh đẹp như vậy ư? Ta đi chơi chứ?
Đoạn cô ta đưa tay ra cho Hoài Nam, nói:
- Xin chào người bạn mớ nhớ về Nam.
Nam vội đính chính:
- Không phải. Trần Hoài Nam ạ.
- Trần Hoài Nam ư? Thanh Thương nhún vai - Được rồi, Trần Hoài Nam thì cũng thế, chúng tôi vẫn hoan nghênh như thường - Quay sang đám đông. Thanh Thương hỏi:
- Phải không các bạn?
- Vâng, chúng tôi chỉ sợ không ai chịu nhập hội của mình thôi.
Và như thế, Nam đã gia nhập nhóm của chúng tôi từ đấy.