Chương 7

Cái thị trấn biên giới mà cô Hà mò lên tìm mối buôn bán đánh quả làm ăn cũng chính là thị trấn Cốc Lố mà bác sĩ Trương Vĩnh Cần đã mò lên đi tìm nhà của tướng cướp Thạch gà gáy. Đoàn tàu chạy đến ga Cốc Bún thì đỗ lại. Lúc nay cũng đã quá 8 giờ tối. Cô Hà xuống ga qua cầu Cốc-khan. Quần bò mài mũ A-di-đát ba lô đỏ chói cô Hà đi nhâng nhâng. Cô chẳng lạ mà cũng chẳng sợ gì cả. Thị trấn biên giới đêm đông mưa gió hú gào thỏa thuê nghe rợn sống lưng. ấy vậy mà dường xá sáng choang. Hàng hóa chất ngất. Vỉa hè lòng đường ngập ngua bùn và rác rưởi bao bì. Đêm đó cô Hà vào một nhà trọ bình dân cuối thị trấn. Một gian buồng quây gỗ dán giá hai mươi ngàn một tối. Giường gỗ chiếu hoa màn tuyn Trung Quốc phích nước ấm chén. Cũng đủ bộ. Chỉ phải tội dưới sàn nhà ghép bằng ống bương là chỗ qua đêm của một đàn tới chục con dê bốc mùi hôi phát ói mửa. Nửa đêm đang mơ màng chợt có tiếng đập cửa. Rồi bà chủ quán người Hoa thò đầu vào cười toe toét xởi lởi: Em gái à... Em cho chị gởi thêm một ngời nữa nhé. Ngủ ghế thôi mà... Hà tỉnh bơ: - Đàn bà hay đàn ông? - ấy chứ... đàn pà chứ. Têm một ngời chị chỉ lấy của em mười lăm ngàn tồng thôi. Hà gật đầu. Bà chủ quán cám ơn rối rít. Một lát sau một người đàn bà ngoài ba mươi tuổi bước vào. Thị đặt phịch cái làn xuống rồi ngồi luôn vào ghế. Thị nói: - Cám ơn em nhé. Ngủ đã. Sáng mai chị em mình nói chuyện. Hà thấy thích người đàn bà này. Sáng hôm sau cơm phở no nê thị và Hả đã quen nhau. Hà thật tình kể lể muốn tìm mối buôn chuyến. Thị hỏi độp luôn: - Em là bé ở xuôi lên có phải không? Hà giật mình: - Thì sao? Thị thản nhiên: Chẳng sao cả. Chị có cách này hay lắm. Vốn không mất. Chỉ mất công. Mà lãi thì... siêu rồi. Hà hỏi: -Cách gì vậy? Thị nói: - Có mấy cô nhà quê rửng mỡ muốn sang Tàu lấy chồng giàu. Năm ngoái chị cũng chỉ trỏ vài đám. Nhưng lão Vương Chí Sềnh ăn dầy quá. Chả bõ. Hiện nay cũng có ba cô ở Thái Bình đang chờ chị. Nhưng chị muốn cắt cầu lão Vương Chí Sềnh. Muốn thế phải sang bên đó tăm trước. Rồi thị cười tủm tỉm: - Tối qua nhìn thấy em ngất ngưởng là chị mến ngay. Lạ thế đấy. Có khi lần này chị em mình nên duyên làm ăn với nhau đấy. Tên chị là Uyển. Từ nay cứ gọi thế nhé. Hà gật đầu. Thế là cô thuận lòng theo người đàn bà sang Trung Quốc để làm ăn. Ngày hôm sau thị Uyền và Hà tìm đường đi qua biên giới. Hai người một xe ôm cặp chạy thẳng một lèo ra tới bờ một con sông nhỏ nước trong vắt. Người đàn bà dắt Hà men theo bờ ngược lên hơn một cây số thì tới khúc sông nông chỉ tới đầu gối. Lòng sông toàn cát vàng và đá đầu ông sư. Hai chị em dắt tay nhau lõm bõm lội qua vui cứ như đi du lịch. Sang tới bờ bên kia là đất Trung Quốc rồi. Cả hai đi ngược lên hơn hai cây số rồi tạt luôn vào rừng. Trong rừng chỉ có đường mòn. Càng đi càng lên dốc. Cây cỏ cảnh vật càng hoang vu. Buổi tối hai chịu em rẽ vào ngủ nhờ một bản ven đường. Sáng hôm sau trời tờ mờ người đàn bà đã lay Hà dậy. Hai chị em lại hối hả đi tiếp tới chiều thì đến một cái bản thưa thớt nằm lọt thỏm tít sâu giữa khu rừng già nhiệt đới âm u trùng điệp. Thị Uyển nói: - Tới nơi rồi đấy. Hà ngơ ngác: - Tới rồi? Thị Uyển thản nhiên: - Bây giờ ta đi tìm nhà ông Phềnh trưởng bản nhờ ông ấy mách giúp. Nhà ông Phềnh trưởng bàn cất ở vạt đồi cỏ tranh vừa bị đốt nham nhở. Nhà sàn cột gỗ lim to hai người ôm không xuể. Sàn nhà lát bằng gõ tán. Trên vách nhà treo súng kíp da hổ da báo đầu lâu con lợn lòi trợn mắt nhe răng đến là chán đời. Ông Phềnh trưởng bản đi làm nương chưa về chỉ có một bà già mắt mũi kèm nhèm váy áo sặc sỡ đang ngồi bóc măng. Cô Hà nhanh mồm chào: "Cụ ạ". Thị Uyển vội vàng giật áo Hà: "ấy chết vợ già của ông Phềnh đấy. Chào là bà thôi". Hai chị em kéo nhau lên sàn ngồi hứng nước ở cái máng thi nhau uống. Ông Phềnh vẫn chưa về. Bà vợ ông Phềnh vẫn lúi húi bóc măng thỉnh thoảng mới ngẩng lên cố giương đôi mắt kèm nhèm nhìn cô Hà. Thị Uyển xí xỏng vài ba câu tiếng Tàu nhưng bà già giả điếc không bắt chuyện. Đợi độ một tiếng thì ông Phềnh về. Ông Phềnh cao lênh khênh vai như vai gấu đầu húi trọc nom tướng lục lâm thố phỉ. Thị Uyển cười toe toét chạy xuống đón. Rồi hai người líu lo nói tiếng dân tộc. Thị Uyển nói giỏi quá cô Hà há hốc mồm kính phục. Rồi ông Phềnh bước lên sàn nhà. Ông trợn mắt ngắm Hà như ngắm một món hàng. Hà chào ông chỉ ử hứ. Ông qưay lại thị Uyển và tuôn ra một tràng tiếng dân tộc. Thị Uyển gật rối rít. Ông Phềnh có vẻ hỉ hả. Ông lại ngắm Hà ra dáng bằng lòng lắm. Tối hôm đó, sau khi ăn thắng cố thị Uyển dẫn Hà vào cái phòng ở góc nhà buông màn chướng lùng phùng như sân khấu. Hai chị em ngồi xuống tấm da cọp. Thị Uyển nói đại để là đã bắt được mối. Cứ nghỉ đây sáng mai ông Phềnh sẽ dẫn đi nhận tiền đặt cọc trước. Mấy ngày chui rừng mệt bã người đặt lưng xuống là Hà ngủ say như chết. Sáng hôm sau nắng xiên vào nhà Hà mới choàng tỉnh. Thị Uyển đã biến đâu mất. Trên tấm da hổ chỉ còn trơ một mình Hà. Một chân cô đã bị xích vào cây cột nhà to tướng. Nhưng sợ nhất là ba tờ 100 đô la dấu trong nịt vú cũng không cánh mà bay. Hà cuống lên, chưa kịp hiểu thế nào thì ông Phềnh lừ lừ vén màn bước vào. Ông cởi trần trùng trục mặc độc cái quần đùi phơi tồ hô cái bụng béo như bụng lợn loăn xoăn toàn lông. Tay ông Phềnh cầm ống điếu to tướng. Hà sợ nghẹn họng. Bao nhiêu cái liều mạng bay biến đi đâu mất. Ông Phềnh thư thả ngồi xuống bên cạnh mồi thuốc châm lửa hút. Tiếng điếu kêu ré lên khằng khặc như một tràng cười. Rồi ông bỏ điếu xuống tóm lấy cái xích. Rồi cứ thế ông kéo Hà lại y như kéo con nhái đã mắc mồi. Hà gào lên co chân đá vào cái bụng đầy lông của ông Phềnh nhưng chỉ như đá vào bị bông ông Phềnh cười gàn cầm ống điếu gõ nhẹ vào mông Hà. Rồi như con beo đè con nai ông Phềnh dằn cô gái xuống và bắt đầu thực hiện cái việc truyền giống một cách rất thong thả chính xác hệ trọng. Ngay bên ngoài bức màn chướng, bà vợ già ông Phềnh vẫn ngồi điềm nhiên bóc măng. Chỉ tới lúc Hà đạp đổ cái điếu kêu toáng lên oai oái bà già mới vén tâm màn thò dầu vào nhòm nhòm ngó ngó. Thấy ông chồng đang thực hiện việc truyền giống, bà cười móm mém tiện tay ném cái măng vào lưng chồng rồi lại quay ra điềm nhiên bóc măng. Hai ngày như thế Hà bị xích vào cây cột mỗi ngày bấn lần sáng trưa chiều tối ông Phềnh thủng thẳng vén màn chui vào góc nhà đè Hà ra hãm hiếp. Mỗi lần như thế, bà vợ già ông Phềnh lại ngồi ở bên nguài lúc thì đan nón, lúc thì kéo sợi. Thỉnh thoảng bà lại vén màn thò đầu vào nhòm nhòm ngó ngó rồi lại quay ra điềm nhiên làm nốt cái công việc của mình. Tới ngày thứ ba Hà rũ rượi như con gà rù. Hà rũ rượi vì đói quá. Trời vừa lửng sáng ông Phềnh lử lử mò vào tháo xích cho Hà. Rồi ông lừ lử đi ra. Bà vợ già của ông vào bê cho Hà một giỏ xôi to và đĩa trám đen lệt xệt. Hà ăn như con ma đói ăn xong chưa kịp chùi mồm, ông Phềnh giắt dao quấn vào lưng, vác bó dây chão tổ bố lên vai ra hiệu cho Hà đi theo. Rồi ông Phềnh dẫn Hà lên nương. Ông đi trước Hà khập khiễng đi sau. Chẳng ai nói với ai một lời. Mà có muốn nói cũng chẳng ai hiểu ai. Hà nhìn trước nhìn sau. Rừng núi mênh mông. Phải trốn thôi. Hà nghĩ vậy. Và cô gái càng cố tình đi khập khà khập khiễng. Nhưng mà đúng là trứng không thể khôn hơn vịt. Tới nương việc đầu tiên là ông Phềnh cột cô gái lại. Một đầu dây buộc vào cây. Một đầu dây buộc quanh bụng Hà. Dây chão to bằng cổ tay thắt mối ở phía sau lưng c6 trời mở. Hà chán đời quá. Cô ngồi phệt xuống đất như con chó con bị xích cổ. Ông Phềnh hùng hục phát nương. Mưa núi lây phây. Mây xám lờn vờn xung quanh. Ông Phềnh cứ hì hụi hùng hục một mình làm một mạch tới trưa. Rồi ông ăn xôi không quên bẻ cho Hà nửa nắm. Ăn xong chùi hai tay vào một nắm lá hút một điếu thuốc lào hể hả rồi ông vật Hà ra. Cô gái kêu giời kêu đất không phải vì bị hiếp mà bị cái múi dây thúc vào lưng đau quá. Cứ như thế, ngày nào cũng giống ngày nào. Một tuần sau nom Hà lấm láp xác xơ như con ma rừng. Ông Phềnh cũng thôi không hiếp Hà nữa. Ông cũng không đi làm nương nữa. Hai vợ chồng ông ở nhà thay nhau cơm cháo chăm baüm Hà. Có lẽ ông Phềnh nghĩ rằng ông làm cái việc truyền giống như thế đủ rồi. Và từ bây giờ vợ chồng ông chỉ còn việc chăm nuôi cô gái và ngồi đợi một thằng bé con ra đời. Hà cũng sợ mình có chửa. Nhưng chỉ sợ một tí thôi. Cả ngày cô nằm dúi dụi ở góc nhà rên rỉ như con mèo hen. Những lúc phải đi lại lên xuống làm cái việc không ai làm hộ được Hà cố tình loạng choạng vật vã. Nhưng đến bữa cơm thì cô gái lại ăn như hồ uống như rồng. Hà rắp tâm trốn. Thế rồi một đêm đợi hai vợ chồng ông Phềnh ngáy khò khò Hà lén bò dậy lỉnh xuống cầu thang rồi cắm cổ chạy như ma đuổi. Hà chạy một mạch tới con suối đầu bản mệt quá cô ngồi phịch xuống tảng đá thở hổn hển. Có tiếng chân người lội lõm bõm. Hà ngẩng lên, cô há hốc mồm. Ông Phềnh sừng sững giữa dòng suối như ông khổng lồ. Ông chỉ mũi con dao quắm vào mặt Hà. Ông quát to rất rõ rành bằng tiếng Việt: - Tao chém chết. Hà đành đứng lên lủi thủi bước theo ông Phềnh y hệt như con chó cúp đuôi đi theo ông chủ. Nhưng Hà vẫn nung nấu ý định bỏ trốn. Cô gái nằm vắt tay lên trán nghĩ mãi tại sao ông Phềnh lại biết được mưu của cô. Rồi cô bỗng bật cười. ốm đau gì mà ăn như thuồng luồng giấu đầu hở đuôi là phải. Tuy vậy, tới bữa cô vẫn ăn như hổ uống như rồng cô suy nghĩ cố tìm một cách khác để trốn. Nghĩ nhiều quá có lúc Hà đã tự bảo: Hay là lừa lúc nào đó chém một nhát chí mạng vào cái bụng phệ đầy lông của ông Phềnh. Độ mươi hôm sau một buổi sáng mưa bụi bay mờ mịt. Hà đang ngủ bỗng choàng dậy vì có tiếng cãi vã nhau chí chóe. Một tốp người đeo súng mũ áo tề chỉnh đang quấn lấy ông Phềnh ở giữa sân. Rồi tốp người đó rầm rập bước lên cầu thang. Ông Phềnh hốt hoảng chạy theo sau. Tốp người đó xộc vào nhà. Bà vợ già ông Phềnh kêu hớ một tiếng rồi lủi ngay vào góc bếp. Một người đội mũ gắn ngôi sao đỏ dõng dạc hỏi Hà bằng tiếng Trung Quốc, thấy cô gái trố mắt. Người đó bèn hỏi bằng tiếng Việt Nam lơ lớ: - Cô là người Việt-Lam pải không? Hà dạ to thay câu trả lời. Người đó lại hỏi: - Pị pán làm vợ có pải không? Hà lại dạ to. Người đó vẫy tay: - Cô đi về Việt Lam mau lên. Không pải ở lây lữa lâu. Lão Pềnh pạm páp rồi. Hà mửng quá cuống quít chồm dậy ù té phóng luôn xuống nhà. Ông Phềnh hốt hoảng chạy theo chân tay hua loạn xạ. Bốp! Một báng súng rộng theo. Ông Phềnh lăn quay ra đất rên ư ử. Hà cắm dầu cắm cố chạy một hơi không dám ngoái lại. Cứ thế từ sáng tới chiều lúc đi lúc chạy không lúc nào Hà dám đứng lại. Tới khi trời nhọ nhem thì Hà cũng về tới cái bản ở bên đường. Đấy cũng là cái bản mà hôm nào thị Uyển và cô ghé vào ngủ nhờ. Hà mệt đứt hơi. Bụng đói họng khát chân tay bủn rủn. Một bà cụ cõng bó củi đi ngang qua dưng lại hỏi bằng tiếng Việt Nam rất rõ: - Con ơi! Mày vừa trốn từ bản Lùm Lùm về đấy phải không? Hà mừng quá. Tự dưng cô chắp tay vái bà cụ: - Bà cứu con với. Bà cụ thủng thẳng: - Con đi theo ta. Bà cụ ở ngay đầu bản. Nhà sàn cột mới lắm đẹp lắm. Máng nước chảy róc rách. Bếp lửa giữa nhà cháy đùng dùng. Có ba đứa trẻ con lấp ló trốn sau vách. Bà cụ bảo: vợ chồng thằng cả đi chợ biên giới ngày mai mới về. Tối hôm đó Hà được bà cụ cho ăn cơm với cà là thàu. Cơm xong, cô gái bà cụ và ba đứa trẻ ngồi sưởi quây quần quanh bếp lửa. Bà cụ thủng thẳng kể cho Hà nghe trước năm 1979 cả nhà cụ ở bên kia biên giới. Nhưng rồi khi có chiến dịch tổ quốc kêu gọi gia đình cụ đành kéo nhau chạy về bên này. Tuy vậy cụ vẫn để lại hai anh con trai ở bên ấy. Thế là bây giờ gia đình cụ ở hai nơi. Một gia đình mà lại hai Tổ quốc. Hà hỏi: - Bà ơi! Có một tốp người đeo súng đến cãi nhau với lão trưởng bản rồi thả cháu ra họ là ai thế? Bà cụ nói: - Bộ đội của tỉnh đấy. ở bên này họ cấm buôn bán đàn bà con gái. Phải có bộ đội đeo súng tới dọa người ta mới chịu buông các con ra. Rồi cụ hỏi: - Cơ sự thế nào mà con lại bị lừa bán sang đây? Hà không biết nói thế nào. Cô chỉ ngồi im lặng gẩy bếp. Đêm đó Hà được ngủ yên giấc cạnh mấy bà cháu cụ chủ nhà bên cái bếp lửa nổ tí tách không lúc nào tắt. Sáng hôm sau trời còn tinh mơ đã thấy hai vợ chồng anh chị chủ nhà về. Chị vợ thấp đậm mắt xếch. Anh chồng cao lớn cũng mắt xếch. Mỗi người khoác một tấm bao bố trên lưng. Cả hai đều phờ phạc quần áo đầu tóc ướt đầm sương đêm. Rửa ráy qua loa hai vợ chồng sà tới bếp lửa xới cơm ăn. Cũng chỉ có một món cả là thàu. Chị vợ ăn năm bát cơm đầy Anh chồng cũng ăn năm bát cơm đầy. Thỉnh thoảng vừa ăn vừa kêu toáng lên: đói quá đói quá. Hà hỏi: - Anh chị đi chợ biên giới buôn bán gì đấy? Anh chồng lắc đầu: - Buôn bán gì đâu. Đi làm cửu vạn cho mấy ông chủ bà chủ đấy thôi. Hà hỏi: - Có được nhiều tiền không? Anh chồng thủng thẳng: - Không được nhiều. Vài đồng thôi. Nhưng còn hơn là ở nhà làm nương, đói lắm. Ăn xong hai vợ chồng lăn ra cạnh bếp ngủ ngay. Tới chiều cả hai lại lồm cồm bò dậy khoác tấm bao bố lên lưng. Hà nói: - Tôi muốn về nhà. Cho tôi đi theo có được không? Anh chồng gật đầu: - Được chứ. Muốn về Việt Nam thì cứ đi theo ta. Thế là Hà bám luôn theo vợ chồng anh chủ nhà. Ba người ra khỏi nhà được trăm mét là rẽ ngay vào rừng đi theo một con đường mòn. Đêm rừng trăng sao nhợt nhạt. Côn trùng kêu như ran như rồi. Đi đâu. Hà không biết. Cứ biết đi về phía biên giới là được rồi. Tới khi lội qua một con suối lạnh muốn rụng chân chợt thấy phía trước có ánh đèn đuốc lao xao tiếng người nói líu lô. Anh chủ nhà bảo vợ và Hà: - Đứng đây. Đợi ta vào nhận hàng. Rồi anh băm bổ chạy về phía đèn đuốc. Một lúc sau, anh quay lại thở hồng hộc trên vai lù lù hai cái hòm gỗ đóng đai. Hai hàm răng trắng lóa nhe ra cười: Thằng Kình tốt bụng quá. Mình ra chậm mà nó vẫn giữ cho hai hòm. Huîch một cái hòm vật sang lưng chị vợ. Rồi anh lia ngọn đèn pin bằng ngón tay soi cho vợ buộc dây chẳng qua ngực. Anh ra lệnh: - Đi thôi. Thế là anh chồng đi trước chị vợ thứ hai sau rốt là Hà. Cả ba nhập vào một đoàn cửu vạn đen xì. Không nom rõ mặt chỉ thấy loang loáng ánh đèn pin đang rồng rắn trườn đi trong rừng thẳm tối đen. Đêm hôm đó Hà bám theo đoàn cửu vạn xuyên rừng một mạch tới gần sáng thì kề tới biên giới. Dù chẳng phải cõng hàng mà Hà mệt run người. Lúc lội qua con sông hẹp và nông như con suối Hà trượt chân ngã ngồi đánh ùm xuống nước anh chủ nhà tóm tóc cô gái lôi dậy. Anh nói: - Qua bên kia là đất Việt Nam rồi. Hà run run gật đầu. Đoàn cửu vạn vẫn im lặng rồng rắn trươn đi. Hà mỏi quá nhưng cô không dám ngời lại. Trời đang chầm chậm đổ về sáng. Cây rừng âm u trùng điệp bổ vây bốn bề xung quanh cũng đang chầm chậm hiện rõ dần cành lá. Tiếng côn trùng ầm ĩ ran rồi cũng dịu dần. Thỉnh thoảng chợt sửng sốt nghe tiếng chim hót lảnh lót. Đoàn cửu vạn cũng đang rã dần. Ban đêm đen xì chỉ thấy lố nhố đen ngòm. Bây giờ những cái bóng đen đó hiện rõ dần ra thành một đội quân mặt mũi méo mó tả tơi rũ rượi, hôi hám và bẩn thỉu như lũ thổ phỉ thất trận. Chợt có tiếng thét lên khản đặc hốt hoảng. Cướp... Cướp. Đoàng đoàng tiếng súng nổ. Bờ lau bên đường xé gió. Đám cửu vạn tóe tung toán loạn. Hà vừa nhẩy dựng lên định phóng vào một bụi cây. Bất chợt có một cái gì phang thẳng vào giữa bả vai. Mắt cò tóe dom đóm. Rồi cô ngã vật xuông ngất lịm đi.
Lọt thỏm trong vùng núi rứng đại ngàn biên giới cánh thị trấn Cốc Lố hơn ba chục cây số có một thung lũng cây cỏ tốt tươi bốn mùa lỉu lo tiếng chim kêu vượn hú. Giữa thung lũng có hồ nước mênh mang nước xanh như ngọc. Đã lâu lắm rồi chẳng biết tự bao giờ bà con người Tày dắt díu nhau về đây khai ruộng dựng nhà lập nên bản Cốc-lùm chung vui một đời sống chăm chỉ giản dị đơn sơ cùng cỏ cây muông thú. Những năm kháng chiến đánh Pháp thỉnh thoảng ngồi ở bản Cốc-lùm nghe được mấy tiếng đại bác ì ùng tít từ xa vọng về. Bà con ở bản Cốc-lùm chưa bao giờ được nhìn thấy một thằng lính Tây mắt xanh mũi lõ. Vào khoảng những năm đánh Mỹ chỉ có một quả bom rơi lạc vào bản Cốc-lùm làm chết một con trâu. Cái hố bom vẫn còn đến bây giờ quanh năm đầy ắp nước cỏ cây đua nhau trổ hoa lốm đốm tím biếc viền quanh miệng cái hố bom như kết tràng hoa. Trải qua mấy chục năm bom đạn bản nhỏ Cốc-lùm vẫn như bị bỏ quên giữa núi rừng. ấy vậy mà chỉ có hơn hai năm mở cửa biên giới thông thương buôn bán làm ăn bản Cốc-lùm bỗng trở nên nhộn nhịp chỉ vì giới buôn lậu đã chọn con đường mòn độc dạo vòng vèo chạy từ thị trấn Cốc-ló qua bản Cốc-lùm vượt sang bên kia biên giới làm con đường chuyển hàng lậu. Người già nhất bản Cốc-lùm là già Phụi, năm nay đã 86 tuổi, râu trắng như cước răng chưa rụng chiếc nào vai vẫn nổi bắp. Tới bữa có cơm già Phụi ăn tám bát cơm đầy có ngô già Phụi cũng ăn tám bát ngô đầy. Già Phụi có một anh cháu trai đích tôn tên là Phơn, năm nay ngoài hai mươi tuổi. Phơn cao lớn khỏe mạnh hai hàm răng đều tăm tắp như hạt ngô. Phơn nói tiếng Kinh giỏi lại học đến lớp 5 phổ thông nên huyện đã có lần mời lên làm cán bộ. Nhưng Phơn chỉ làm được hơn nửa năm. Mẹ Phơn chết, thế là Phơn phải về bản Cốc-lùm để phụng dưỡng ông cố ngoại. Nhà già Phụi ở giữa bản ngay cạnh hồ. Nhà vững lắm. Mái lợp lá cọ dày như ken. Cột nhà to hai ba người ôm chưa xuể. Máng nước róc rách đầu nhà. Ngôi nhà thênh thang như thế mà chỉ có hai ông cháu ở. Đúng cái ngày cô Hà bị bắn vỡ bả vai bị vứt lại ngất xỉu giữa đường thì ông con anh Phơn cũng đi đặt bẫy trong rừng. Số cô Hà chưa chết. Một giờ sau khi bị trúng đạn đang nằm thoi thóp mê man thì ông con anh Phơn đi qua. Thấy cô gái gặp nạn hai ông con nhá lá đắp vào vết thương rồi đaün cây làm tạm cái cáng. Con trước ông sau hai người hì hụi khênh cô Hà về bản Cốc-lùm. Cô Hà được ông con anh Phơn phục thuốc hai hôm thì tỉnh lại. Hôm thứ ba vừa mở mắt ra nhìn thấy tấm da hổ to tướng treo trên vách đang trợn mắt nhe răng, cô Hà hét lên một tiếng. Phơn đang bổ củi chí chát ở dưới sân vội vã quăng rửu chạy lên hỏi: - Làm sao hét to thế? Cô Hà cũng đã định thần có vẻ ngượng, vội chối: - Có hét đâu ạ. Phơn đứng ngây người ra một lúc roi thủng thẳng đi xuống. Bả vai cô Hà bị bắn vỡ. Già Phụi bảo: "Không sao đâu mà. Bỏ thuốc năm ngày là khỏi thôi!" Từ khi tỉnh lại suốt ngày Hà chỉ nằm lỳ bên bếp lửa hết ăn rồi lại ngủ. Ngủ no mắt thức dậy cô gái nằm nghĩ vơ vẩn đủ chuyện. Nhớ ba đứa em, nhớ cô bạn Thương và cả anh bác Cần mát mát chập chập. Nhớ mấy ngày vừa rồi bị ông trưởng bản Phềnh bắt trói hiếp như hiếp lợn. Nghĩ chán mọi chuyện, Hà lại nằm lim dim mắt vờ ngủ ngắm nhìn ông con anh chủ nhà tốt bụng và tự hỏi liệu anh ta còn tốt mãi với cô không hay là tới khi cô khỏi thì anh ra lại dở cái thói dâm tà ra. Đàn ông phần nhiều là vậy. Nhà sàn rộng thênh thang. Cái bếp đỏ than dỏ lửa suốt ngày suốt đêm chẳng bao giờ tắt. Ông con anh Phơn đi suốt ngày tới chiều mới về nhà. ấy vậy mà chẳng mấy khi hai ông con nói chuyện với nhau. Người nào việc ấy, chậm chạp ít nhời mà chắc chắn. Cuộc sống ở ngôi nhà này thật là hiền lành và thong thả. Hết ngày thứ năm già Phụi bóc lớp bẹ cây đắp quanh vai cô gái. Như có phép tiên, vết thương đã lành miệng. Cánh tay Hà đã vung vẩy ngay được. Thêm hai ngày nữa nằm nghỉ, cái vai của Hà đã khỏi hoàn toàn. Tự dưng được mươi ngày ung dung ăn nghỉ thỏa thuê Hà béo trắng ra tóc mượt như tơ. Hai con mắt lại càng lúng liếng long lanh. Dân bản Cốc-lùm nhất là các cô gái bản xì xào kháo nhau ông con anh Phơn nhặt được cô gái trong rừng trắng đẹp như tiên. Thỉnh thoảng lại cử người đến chơi nhưng già Phụi không cho vào nhà. Họ đứng thập thò ở đầu cầu thang tò mò nhìn vào trong nhà chỉ chỏ rồi cười tủm tỉm. Anh Phơn dọn một mâm cơm rượu tú hụ. Ba ông con ngồi xếp chân bằng tròn ngồi ăn. Rồi anh Phơn vui vẻ nói: - Em làm vợ tôi nhé. Hà cười mủm mỉm, hai mắt lúng liếng rồi rất lễ phép: - Em còn mẹ già ốm đau còn ba đứa em thơ bồ côi. Em muốn ở lại đây cũng không được. Xin ông và anh cho anh em về. Anh Phơn nghệt mặt không nói gì. Già Phụi uống một hơi hết bát rượu đầy cũng không nói gì. Đêm đó tự dưng Hà không sao ngủ được. Cô lo phấp phỏng anh Phơn sẽ mò vào. Hà bò dậy tới ngồi bó gối bên bếp lửa. Hai mắt cô mở to trong suốt chứ không lúng liếng nữa. Anh Phơn cũng không ngủ được. Anh tới ngồi bên kia bếp lửa đối diện với Hà. Anh Phơn cũng chẳng nói câu nào. Anh không nhìn Hà mà cũng không hề có ý định đè cô gái ra sàn để hiếp. Thỉnh thoảng anh lại vớ cái điếu cầy to tướng mồi thuốc châm lửa hút đánh ục một cái rồi thở khói ra mờ mịt cả gian nhà. Sáng hôm sau già Phụi dậy rất sớm. Tự tay ông nướng cho Hà bốn ống cơm lam. Ông còn cho Hà một gói thuốc linh tinh rất nhiều thứ rễ cây hoa cỏ đã phơi khô. Anh Phơn tiễn Hà ra khỏi bản Cốc-lùm. Hai người đi thong thả sánh vai bên nhau. Có tới già nửa số người trong bản Cốc-lùm nấp sau cánh cửa sau cột nhà sau những bụi mây nhìn theo. Tới khi lội qua con suối ở đầu bản, cô Hà dưng lại ngần ngừ một lúc rồi hỏi: - Từ đây về thị trấn Cốc-khan còn xa không ạ? Anh Phơn nói: - Mười bốn cây số thôi mà. Cứ theo con đường này đi mãi là tới nơi. Hà bảo: -Không dám phiền anh đưa nữa. Em đi một mình cũng được rồi. Anh Phơn ngẩn người rồi cởi bao dao to tướng đưa cho Hà. - Để tôi đeo cho con dao vào lưng. Hà đứng im cho anh Phơn đeo hộ con dao. Hai bàn tay anh Phơn mạnh mẽ, mát lạnh mà lóng ngóng. Tự dưng cô gái thoáng rùng mình. Một con bìm bịp vỗ cánh xoạt một cái bay vọt ra từ bụi lau bên đường. Hà cám ơn anh Phơn một lần nữa rồi cắm đầu đi một mạch. Con dao to tướng, nặng trĩu đập vào hông cô theo nhịp bước. Mưa bụi buổi sáng mùa đông đã tạnh. Những đám mây màu nõn chuối rất dày đang từ từ bay dần lên cao. Một dải nắng trắng tinh mạnh mẽ xiên ngang bầu trời. Leo tới đỉnh dốc Hà quay lại cô gái bỗng rủn cả hai chân. từ xa dưới chân dốc bên dòng suối đang ào ào chảy anh Phơn vẫn đứng ngẩn ngơ nhìn theo. ° Thị trấn Cốc-khan những ngày cuối năm đông vui và hỗn loạn như một cái chợ. Những mặt anh chị buôn bán nhất nước từ tận mũi Cà Mau đều thấy có mặt đi lại nhậu nhẹt. Sau khi từ biệt bản Cốc-lùm Hà đi một mạch tới trưa thì về tới cầu Cốc-khan. Đi hết 14 cây số đường rừng lòng cô gái chỉ sục sôi ý nghĩ trả thù. Con dao quắm to tướng đeo bên hông sắc hơn nước luôn gợi cho Hà cái ý định sẽ tặng cho thị Uyển một nhát chí mạng vào mông. Về tới thị trấn Hà tìm ngay tới cái quán trọ chuồng dê mà cô đã ở. Vừa nhìn thấy Hà bà chủ quán trọ giật bắn người như daüm phải hòn than đỏ. Hà tỉnh khô hỏi thuê phòng. Bà chủ ấp úng. Khi thấy Hà cởi cái bao con dao quắm ra cầm ở tay bà chủ quán đành dẫn Hà vào căn buồng lần trước Hà đã thuê. Rồi bà cố rặn ra một nụ cười: - Khách quen lớ chị chỉ lấy em mười ngàn đồng một tối thôi. Ngay chiều hôm đó Hà đi lang thang trong thị trấn. Cô gái quyết tìm bằng được thị Uyển để tính chuyện được thua tới cùng dòi lại ba triệu đồng vốn. Mấy dãy phố thị trấn Cốc-khan đông nghẹt đủ loại người. Hàng hóa xanh đỏ ứa phè tràn cả ra vừa hè lòng đường. Hai ngày liền Hà đi ròng ròng hết phố này tới phố khác. Một cái ngõ cụt cô cũng chẳng bỏ qua. Sau những ngày mưa gió lai rai, trời biên giới lại hửng cái nắng đông tàn khô hanh. Thật phí công mười ngày ăn nghỉ thảnh thơi mượt da mượt tóc. Da mặt cô gái lại bắt nắng rám đen. áo quần không giặt. Tóc tai không thèm gội. Thêm con dao quắm to bản khệ nệ bên hông. Hà lại trở về cái lốt cô gái giang hồ bụi bậm ngang tàng. Chiều ngày thứ tư đang ngất ngưởng trên cầu Cốc-khan bỗng nhiên Hà nhìn thấy thị Uyển đang lúi húi rửa mặt ở ngay dưới mố cầu. Hà cười nhạt. Có thế chứ. Chẳng nhẽ ba ngày lang thang thành công dã tràng xe cát. Cô lắng lặng tới ngồi lên một bệ xi măng ở đầu dốc cầu. Thị Uyển hồn hển trèo lên. Tới đầu dốc vừa ngẩng mặt lên thị kêu ối một tiếng. Nhưng cũng chỉ có một tiếng kêu mà thôi. Ngỡ rằng thị ù té bỏ chạy. Ai ngờ thị lại xồ đến ôm chặt lấy Hà mửng như bố sống lại: - ối giời ơi... Em cũng trốn về được rồi à? Cô gái trở tay không kịp. Thị Uyển ào ào tuôn ra như suối: nào là thị cũng bị đánh cháo mê bị bắt sang một bản khác bị trói vào cột bị một thằng thổ ghẻ lở chột mắt hãm hiếp đến chết đi sống lại rồi thị cũng trốn được về xuyên rừng lội suối. Và thị đã đi báo công an để cứu Hà... Cầu Cốc-khan vẫn nườm nượp người qua lại. Hà nắm chặt vai thị Uyển. Cô gái cười nhạt: - Thế này chị Uyển ạ. Chị nói vậy, tôi biết vậy Bây giờ tôi mời chị xuống bờ sông ta nói chuyện. - Chuyện gì? Hà vẫn cười nhạt: - Chuyện gì thì chị biết rồi. Chuyện chị ăn cắp của tôi ba triệu. Ngoắt một cái thị Uyển cong cớn: - Mày dám chơi ngang nói chuyện với bà cơ à? Hà cũng xù lên ngay: - Bà trả tôi ba triệu ngay. Thị Uyển nhẩy dựng lên: - Đồ con đĩ. Mày định vu oan giá họa cho tao à. Bốp. Một cái tát làm Hà nẩy đom đóm mắt. Thị Uyển quay phắt lại lao bổ xuống dếc. Hà định thần ngay. Cô rút xoạt con dao quắm ra khỏi vỏ. Lưỡi dao lóe sáng. Chưa hết dốc Hà đã đuổi kịp. Một nhát chém với theo. Con dao quắm quá nặng bay khỏi tay Hà đập bẹt vào cái mông nây nẩy của thị uyển. Người đàn bà và cô gái vồ lấy nhau cấu xé. Trên cầu Cốc-khan ùn lại một đống người hò hét chỉ trỏ thích thú như đang xem chọi gà. Hai người cảnh sát áo vàng đang từ từ tụt xuống con dốc. Thị Uyển vùng ngay ra cắm đầu bỏ chạy. Hà cũng định vùng đuổi theo. Nhưng cô gái đứng sứng lại khi nhìn thấy hai người cảnh sát. Anh cảnh sát trẻ, tay cầm dùi cui cao su cười rất tươi: - Sao lại dữ dằn thế hả em? Hà vừa sợ vừa ngượng. Cô cúi nhặt con dao rồi từ từ đi về phía chân mố cầu. Hai người cảnh sát cười to rồi quay lại leo lên dốc. Chiều tối hôm đó vào khoảng 7 giờ Hà quay lại nhà trọ. Cô ăn một bát mì vằn thắn ba ngàn rồi vào phòng nằm vật ra giường nghĩ ngợi lung tung. Ngày mai sẽ đi lùng mụ Uyển một lần nữa. Hà kiểm lại số tiền giắt lưng: Tất cả chỉ còn năm mươi sáu ngàn tám trăm dồng. Nhất định phải tìm thấy thị Uyển để thanh toán sòng phẳng món nợ này. Sáng hôm sau Hà dậy sớm mua bát phở đặc biệc năm ngàn ngồi ăn. ở một góc đối diện với cái bàn của Hà có một người thanh niên cao lớn cũng đang cúi đầu ăn phở. Nom dáng quen quen. Khi anh thanh niên ngẩng lên, Hà giật mình: Ô! Thì ra anh Phơn. Anh Phơn bỏ đũa xuống bàn cười rất vui vẻ mặt chẳng lộ vẻ ngạc nhiên. Hà chạy tót sang ngồi xuếng cạnh anh Phơn. Cô gái hớn hở: - Anh ra đây từ bao giờ? Anh Phơn thủng thẳng: - Từ hôm kia cơ. Hà hỏi: - Anh có việc gì mà ra đây? Anh Phơn vẫn thủng thẳng: - Tôi đi tìm em. Hà bật cười - Anh Phơn mà cũng biết đùa. Anh Phơn không cười mà cũng không nhăn mặt. - Tôi đi tìm em hai ngày mà không thấy. Chiều hôm qua đi qua cầu Cốc-khan tình cờ nhìn thấy em đánh nhau. May quá. Thế là tìm thấy rồi. Hà ngượng đỏ tai: - Sao anh không gọi em? Anh Phơn bảo: - Gọi làm gì. Tôi đi theo em thế là được rồi. Hà hỏi: - Anh tìm em có việc gì? Anh Phơn chậm rãi: - Ông Phụi cho em cái này. Nói rồi anh móc trong cái túi thồ cẩm bên người đưa cho Hà một bọc tiền mười ngàn. Nhìn thoáng qua Hà cũng biết cái bọc ấy không dưới bốn triệu. Hà tròn mắt: - Tại sao ông Phụi lại cho em nhiều tiền thế? Anh Phơn lắc đầu: - Tôi không biết. Hà chỉ còn biết ngồi lặng đi. Cô mân mê bọc tiền. Đời Hà chưa bao giờ cô gặp chuyện lạ lùng như thế này bao giờ. Anh Phơn đã ăn xong. Anh uống chè rồi vớ cái điếu dưới gầm bàn. Hà vội đánh diêm châm lửa cho anh. Thế là anh rít một hơi dài rồi ngửa cổ thở ra làn khói xanh lè, đặc cuồn cuộn. Hà bật ho xù xụ. Một đám khách tới gần chục người ồ vào quán. Hà nắm tay anh Phơn bảo: - Vào phòng của em. Khi anh Phơn vào phòng, Hà ngần ngừ một lúc rồi đóng sập cửa lại cài chốt cẩn thận. Hà pha nước chè mời anh Phơn một chén. Anh Phơn uống ngay. Hà rót thêm chén nữa anh Phơn cũng uống ngay. Hà cười: - Nếu ông Phụi không nhờ anh Phơn có đi tìm em không? Anh Phơn thản nhiên: - Tôi đi ra tới đầu bản ông Phụi mới đuổi theo nhờ cầm cái gói này cho em. Tôi đi tìm em đấy. Hà nhìn anh Phơn mắt cô lúng liếng: - Tại sao anh lại đi tìm em?
Anh Phơn hơi đỏ mặt:
- Em đi rồi tôi nhớ lắm không sao ngủ được. Cũng không đi làm được. Vì thế phải đi tìm thôi.
Hà cười khúc khích:
- Anh Phơn vẫn muốn cưới em làm vợ à?
Anh Phơn gật đầu:
- Muốn lắm. Về làm vợ tôi nhé.
Hà không cười được nữa. Cô run run:
- Gái bản thiếu gì mà anh lại chọn em?
Anh Phơn lắc đầu:
- Tôi không biết. Tôi chỉ muốn được lấy em làm vợ.
Hà ngồi thần ra. Tim cô đập thình thịch. Mặt cô, tai cô cả ngực cô nữa cứ nóng dần lên. Cô không đủ can đảm nhìn vào mặt anh Phơn nữa. Hai người cứ ngồi im lặng mỗi người nhìn một nơi. Rồi Hà run run đứng dậy lắng lặng mở cửa đi ra ngoài. Quán đông nghẹt người. ồn ào cười nói văng tục... Mùi phở xào thơm điếc mũi. Hà len qua dãy bàn ra khỏi quán cô đi thẳng chẳng quay đầu lại. Hà đi ra cầu Cốc-khan. Hà đi xuống cái dốc mố cầu nơi hốm qua cô đánh nhau với mụ Uyển. Rồi cô đi theo bờ sông thỉnh thoảng lại khỏa chân xuống dòng nước lạnh như băng giá. Cả ngày hôm đó Hà đi lăng quăng. Cô buồn muốn ứa nước mắt. Cô chẳng còn nghĩ đến người mẹ bị điên chẳng nhớ tới ba đứa em bồ côi đang bơ vơ cũng chẳng nhớ tới cô Thương và ông Cần dở hơi. Lúc nào cô cũng như nhìn thấy hai con mắt anh Phơn đang nhìn vào gáy cô. Và lúc nào trước mặt cô cũng vật vờ hiện lên cái tấm biển quảng cáo vẽ cái dầu lâu hai ống xương bắt chéo trên chữ SIDA nhòe nhoẹt màu phẩm đỏ. Trời chạng vạng Hà mới tìm đường quay về quán trọ. Hà đinh ninh chắc là anh Phơn bỏ về bản Cốc-lùm rồi. Nhưng mà kìa vừa bước vào quán đã thấy anh Phơn đang ngồi thong dong hút thuốc lào ở đúng cái bàn ban sáng anh ngồi ăn phở. Hà muốn khuỵu xuống. Anh Phơn thủng thẳng hỏi:
- Em đã ăn cơm chưa? Bụng cô gái réo ùng ục.
Hà cầm tay anh Phơn rồi nói:
- Anh vào phòng của em trước đi.
Anh Phơn thong thả đi vào phòng. Hà đứng lặng một lúc rồi đi ra sau bếp tìm bà chủ quán.
Gặp Hà bà chủ nở ngay nụ cười xởi lởi. Hà nói:
- Chị cho em trả tiền phòng.
Bà chủ ngạc nhiên:
- Cô li ngay bây giờ à?
Hà lắc đầu:
- ở hết sáng mai.
Bà chủ cười xả lả:
- Có bao liêu: bốn tối. Bốn chục ngàn tồng khách quen chị chỉ lấy em mỗi tối mười ngàn tồng thôi.
Hà thản nhiên:
- Tối nay thêm một người chị lấy thêm bao nhiêu?
Bà chủ vội vàng:
- Thêm lăm ngàn tồng thôi. Tiền nước và tiền vệ sinh mà.
Hà đếm năm tờ 10 ngàn đưa cho bà chủ:
- Chị khỏi phải trả lại.
Bà chủ giật mình khi thấy bọc tiền dầy cộm ở tay Hà. Thái độ của bà đồi khác ngay. Ðầu bà cúi hắn xuống lễ phép:
- Cám ơn... cám ơn nhiều lắm. Rồi bà vội vã:
- Tý nữa thằng nhỏ sẽ mang thêm chăn thêm gối đến cho em. Chăn gối mới lắm sạch lắm mà. Hà đi vào phòng. Anh Phơn ngồi đúng cái chỗ mà ban sáng anh đã ngồi. Anh rất bình thản tự nhiên. Bụng Hà lại réo ùng ục. Nhưng cô chẳng nghĩ đến ăn uống. Hai người ngồi uống nước chè suông. Bụng Hà cồn cào. Người cô như say. Thằng nhỏ ôm chăn mới gối mới vào. Hà cho nó mười ngàn. Nó sướng quá chắp tay vái Hà rồi chạy biến. Căn phòng mù mịt khói thuốc. Thỉnh thoảng đàn dê ở dưới sàn lại quật sừng huỳnh huỵch. Ðôi mắt lúng liếng của cô gái cứ mờ dần. Ðầu óc cô rối loạn bao nhiêu ý nghĩ. Lại thêm cái đói cái mệt. Hà thỉu xuống ghế, thiếp đi. Quá nữa đêm một tiếng còi tàu từ ga Cốc-bủn lanh lảnh vọng về. Ðêm thị trấn biên giới nghe rõ cả tiếng rừng động ào ào. Hà thức dậy. Cô thấy mình đang nằm trên giường cái chăn hoa Trung Quốc đắp tới cổ. Trong phòng im như tờ. Anh Phơn nghẹo đầu ngủ ngon lành trên ghế. Hai vai sừng sững như vai tượng đá. Hà tụt khỏi giường tới bên bàn khe khẽ rót nước uống. Anh Phơn vẫn không hề cụ cựa. Hà ngồi ngẩn ra một lúc rồi cô rón rén mở cửa bỏ ra ngoài. Cửa quán đóng chặt. Một đống bàn ghế nhớp nháp ngổn ngang dưới ngọn đèn đỏ cạch. Bà chủ quán đã đứng ngay sau lưng cô từ lúc nào. Bà ta thì thào:
- Chẩu à?
Hà gật đầu rồi giơ tờ mười ngàn lên dưới ánh đèn:
- Bán cho em một bánh mì kẹp thịt đặc biệt sáu ngàn đồng.
Nhoắng một cái bà chủ đã mang cái bánh mì nóng hổi đến. Bà chủ đưa trả lại bốn ngàn. Cô gái xua tay:
- Khỏi cần.
- Cám ơn em nhiều à.
Cửa quán hé mở. Gió đêm lạnh lẽo ùa vào. Dãy phố chập chờn bóng núi. Hà buộc lại con dao quắm. Sương đêm vật vờ như ma vờn quanh người. Chỉ hai miếng bánh mì đã làm cô gái tỉnh người. Vừa đi Hà vừa nhồm nhoàm ăn. Cô gái không hề ngoái lại. Cô đi về phía ga Cốc-bủn ở phía bên kia cầu Cốc-khan nơi có tiếng còi tàu thỉnh thoảng lại hú lên lanh lảnh trong đêm vắng lặng như tờ. Nhưng Hà vừa đi tới đầu cầu Cốc-khan đúng cái chỗ hôm nọ cô đánh nhau với thị Uyền thì có một người cao lớn đứng lù lù ngay giữa nhịp cầu vẩng ngắt sáng choang ánh điện. Hà choáng người bật kêu lên: - ối! Anh Phơn. Anh Phơn thúng thẳng bảo:
- Về bản làm vợ tôi nhé.
Hà run bắn cả người. Răng cô va lập cập:
- Không được đâu.
Anh Phơn vẫn thủng thẳng:
- Ðược mà.
Dưới ánh đèn đôi mắt anh Phơn trong vắt. Cả hai cứ đứng đối mặt. Mắt Hà không còn lúng liếng nữa. Mắt cô lúc này trong vắt. Một lúc lâu sau Hà dịu dàng cầm lấy tay anh Phơn. Cô gật đầu:
- Thôi được rồi. Nhưng em chỉ làm vợ anh một lần này thôi đấy.
Anh Phơn mỉm cười. Nụ cười dầu tiên mà Hà nhìn thấy trên miệng anh. Hà dắt anh Phơn quay trở lại và rẽ vào cái khách sạn mini đầu tiên cách cầu Cốc-khan chỉ độ vài trăm mét. Lúc này đã hơn bốn giờ sáng. Ông chủ khách sạn mặt như cái thớt nhìn cả hai nghi ngại. Nhưng khi Hà chọn phòng đắt nhất và xòe tiền ra đặt bữa ăn sáng mai thì ông vội vàng nhoẻn miệng cười. Hà ghé tới gần rỉ tai ông điều gì đó. Ðôi mắt ông tít lại. Ðầu ông gật lia lại. Một tay ông dúi vội vào tay Hà cái gì đó. Rồi đích thân ông dẫn Hà và anh Phơn lên tầng trên. Căn phòng rộng và sang trọng lóa mắt. Hà đóng sập cánh cửa lại rồi ôm chầm lấy anh Phơn. Ðôi môi cô tìm vội môi anh Phơn. Cái hôn dàn dụa ngọt như mật trào. Ðôi trai gái ngã lăn trên nệm dra trắng toát. Tạo hóa khéo tác cho anh Phơn thân thể cường tráng đẹp như pho tượng. Hà cười mê man. Anh Phơn cũng cười mê man. Mắt anh như dại đi. Ðây là lần đầu tiên trong đời Hà tự nguyện ngủ với một người khác giống. Còn anh Phơn thì đây cũng là lần dầu tiên trong đời anh ngủ với một người đàn bà. Trời đất tự nhiên đã hướng dẫn cho anh biết phải làm gì. Duy chỉ có một điều Phơn không hiểu tại sao cô gái lại tự tay đeo cho anh cái bọc cao su. Và anh càng không thể hiểu vì sao trong khi vừa đeo cho anh cô gái lại nức nở khóc như trẻ con. Khi mọi chuyện đã xong, giống như con nước triều đã xuống và bờ bãi lộ ra trải rộng mênh mông bình thản. Hà nhổm dậy mặ c quần áo. Mắt cô gái lại lúng liếng như mắt chuột nhắt.
- Em đã làm vợ anh một lần rồi nhé. Thôi bây giờ em xin anh cho em được đi.
Anh Phơn cười như người say thuốc lào:
- Về bản với anh chứ.
- Ði thế nào được.
Hà lắc đầu:
- Ai nuôi mẹ em. Ai nuôi ba đứa em bồ côi của em.
Anh Phơn thản nhiên:
- Anh nuôi được mà.
Cô gái nguýt:
- Lấy tiền ở đâu mà nuôi.
Anh Phơn gật đầu:
- ở thung lũng sông Ðen chứ ở đâu.
Rồi bỗng nhiên anh Phơn thủng thẳng kể cho Hà nghe là thật ra anh đang phải đi bắt rùa về cho ông Phụi. Ðáng lẽ ra thì anh phải đi vào thung lũng sông Ðen ở tít trong rừng sâu. ở đó rùa và ba ba còn nhiều hơn đá. Bắt bao nhiêu cũng không xuể. Ðường vào thung lũng sông Ðen thì cả vùng này chỉ có hai ông con anh biết lối. Ðáng lẽ anh phải đi vào nơi đó nhưng không hiểu sao rời khỏi bản Cốc-lùm hai cái chân anh cứ đưa thẳng anh ra thị xã Cốc-lố tlm Hà. Anh nhớ em lắm phải đi tìm em thôi. Không thể đi bắt rùa được đâu. Bây giờ tìm được em rồi thì anh sẽ đi vào thung lũng sông Ðen để bắt rùa đem về cho ông Phụi bán lấy tiền. Người Kinh ở xuôi lên. Người Trung Quốc ở bên kia biên giới sang đều dang săn lùng mua rùa ba ba hăm hở như hồi nào người ta săn lùng mua da gấu sừng hươu vẩy tê tê. Bán được nhiều rùa thì sẽ có nhiều tiền thôi mà. Anh Phợn quả quyêt như vậy. Nghe anh Phơn nói thoạt đầu cô Hà còn ré lên cười chắp tay vái anh là người dân tộc bên ngoài trông chất phác mà bên trong láu linh tinh ranh thế, mê gái đến thế. Nhưng rồi những con rùa con ba ba ở cái thung lũng sông Ðen bí mật trong rừng sâu làm cô sửng sốt. Không thể cười đùa được nữa. Một ý nghĩ lóe lên rất nhanh trong cô gái. Trời ơi! vận may có một không hai đến với cô rồi. Nhất định phải túm lấy không thể để tuột được. Cô gái túm ngay lấy anh Phơn:
- Cho em đi theo anh vào thung lũng sông Ðen với!
Anh Phơn lắc đầu:
- Không được đâu vì em chưa chịu làm vợ anh.
Cô Hà gật đầu lia lịa:
- Nếu vậy thì em chịu làm vợ anh rồi.
- Thật hả?
- Thật chứ.
Nào ta lại chơi trò vợ chồng trồng nụ trồng hoa nữa anh Phơn của em ơi. Hà phá lên cười đầy anh Phơn ngã nhào xuống cái giường đôi gối chăn nhàu nát xộc xệch. Rồi cô gái nằm đè ngay lên ngực anh Phơn ôm choàng lấy cổ anh và chà luôn đôi môi của cô lên môi anh. Chỉ có điều nụ hôn này không còn dàn dụa, ngọt như mật trào nữa. Sau một hồi hôn hít cuống quít thành thạo, cô gái vẫn không quên nâng mặt anh lên nói như giao hẹn:
- Ðấy nhé. Tin rồi chứ. Em chịu làm vợ anh rồi đấy. Phải cho em cùng đi vào thung lũng Sông Ðen đấy.
°
Trưa hôm đó vào lúc quá ngọ gã chủ khách sạn mặt như cái thớt sau khi chén một tô mỳ vằn thắn đang ngồi soi mặt vào cái gương to tẩn mấn nặn mụn trứng cá thì thấy Hà dắt anh Phơn xuống trả buồng. Nom bộ điệu cả hai thỏa mãn ra mặt. Nhất là cô gái hai mắt cô cứ sáng rực lên hăm hở rất lạ. Sớm nay khi Hà dắt anh Phơn vào đây thuê phòng nhìn bộ điệu. Hà gã chủ khách sạn đã đoán cô là gái mới vồ được khách ở ga đưa vội về đây để tàu nhanh. Nhất là khi Hà hỏi mua mấy cái bao cao su OK thì gã càng chắc mẩm như vậy. Nhìn theo cái mông tròn mấy của cô gái đánh qua đánh lại, đi cạnh anh chàng đồng rừng thật thà lực lưỡng gã chủ khách sạn tặc lưỡi không giấu chút ghen tị:
"Con bé trúng quả đậm rồi".