Chương 13

- Chắc anh không lạ gì về tôi cả?
- Vâng, ông thật sự nổi tiếng từ ngày được cưa đôi giải thưởng hòa bình Nobel với Kissinger.
- Anh nghĩ thế nào về giải thưởng ấy?
- Tôi thấy Hàn Lâm Viện Thụy Điển có tinh thần trào lộng thật cao.
- Tại sao?
- Vì ông là đại diện phe gây chiến tranh, Kissinger là đại diện lái buôn bom đạn.
Lê Đức Thọ mỉm cười. Nhân vật kỳ bí của Bộ chính trị trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, lá bài tẩy của nhóm Hà Nam Ninh sẽ lật ngửa trong ván bài theo Mỹ bỏ Liên xô tương lai, người sẽ nắm gọn quyền bính trong tay nếu Mỹ bật đèn xanh bang giao. Khai thác triệt để châm ngôn > người cộng sản tinh quái hơn người quốc gia và họ binh chính trị năm bảy đường. Người quốc gia thờ có một chủ nên khi bị chủ bỏ rơi là rã đám. Nam Việt Nam và Nicaragua là hai chứng minh cụ thể và nóng hổi. Là anh của Mai Chí Thọ, Đinh Đức Thiện, cả ba đều là con trai ông tổng đốc Nam Định Phan Đình Hoè, cả ba đều khước từ gia phả, thay tên đổi họ. Lê Đức Thọ gia nhập đảng cộng sản từ thuở còn làm học sinh trung học. Năm 1945, phát xít Nhật tin tưởng Thọ, giao cho Thọ một triệu bạc Đông Dương để Thọ lo giùm vụ trong đấy. Lê Đức Thọ ẵm triệu bạc trốn lên chiến khu Việt Bắc. Rất thông minh và kiến thức rộng nhưng Thọ không được Hồ Chí Minh yêu. Hồ Chí Minh chỉ tin yêu dân Nghệ Tĩnh. Bởi vậy, sửa sai cải cách ruộng đất năm 1956 là cai cớ để Hồ Chí Minh loại bỏ Trường Chinh thủ đoạn mà thay thế Lê Duẩn dốt nát, thiếu phẩm chất cách mạng. Bởi vậy, Tố Hữu, tên văn nghệ hạng bét đã chỉ đạo văn nghệ những Nguyễn Tuân, Thế Lữ, Huy Cận, Thanh Tinh, Trần Đức Thảo, Nguyễn Đình Thi, Phan Khôi. Sau vụ thảm bại Mậu Thân 1968, Hồ Chí Minh phát điên mà chết. Lúc trăng trối, không có Lê Đức Thọ. Và Hồ Chí Minh phều phào hỏi quần thần > Đến chết, Hồ Chí Minh vẫn lo ngại Lê Đức Thọ và vẫn coi Thọ là thứ > của Đảng cộng sản Việt Nam.
Lê Đức Thọ vang danh từ những cuộc > với Kissinger ngoài lề Hội Đàm Paris. Rồi cưa đôi giải thưởng hòa bình Nobel với Kissinger. Sau khi thôn tính miền Nam, Lê Đức Thọ ít xuất hiện trong những lễ lạc quan trọng. Mặc dù, Trường Chinh đang là nhân vật nổi bật của phe Hà Nam Ninh nhưng đầu óc của phe nhóm vẩn chỉ là Lê Đức Thọ. Thọ không hề tuyên bố gì về những đổ vỡ bang giao giữa Việt Nam với Trung quốc, giữa Trung quốc với Liên xộ Ông ta khẩu như bình, > nói chuyện với Hoa Kỳ một ngày nào đó. Hoa Kỳ đã chọn Lê Duẩn, Trung quốc chọn Hoàng Văn Hoan. Chàng không ngờ gặp gỡ Lê Đức Thọ.
- Anh can đảm lắm, người tuổi trẻ à!
- Cảm ơn ông.
- Cái gì đã làm anh can đảm?
- Ông muốn biết?
- Phải, tôi quý trọng những người thẳng thắn, can đảm dù những người thẳng thắn, can đảm chống tôi, muốn tiêu diệt tôi. Sự kiêu ngạo của người chiến đấu là biết chọn lựa kẻ đương đầu xứng đáng. Nào, người tuổi trẻ, cái gì đã làm anh can đảm?
- Cái quan tài xi măng!
- Tôi không hiểu.
- Ông Mai Chí Thọ hiểu.
- Anh nói rõ ràng đi.
- Cái cachot đốn mạt ở khu FG khám Chí Hòa.
- Tôi không hề biết nó ra sao.
- Ông nói đúng, vì có bao giờ ông quan tâm tới nơi nhốt những người Việt Nam cùng giòng giống với ông. Nơi ấy bóng tối âm u, ngày như đêm, tanh nồng, hôi hám, những người Việt Nam đang tay bị còng, chân bị xích, ngủ trên nền phân đóng lớp; ăn, uống, thở, mơ ước, thổn thức bên cạnh xô phân tiểu ruồi bò nhung nhúc. Nơi ấy, phẩm cách của con người bị xếp dưới hạng chuột bọ. Nơi ấy, tôi đã chết 11 tháng ròng rã và tôi sống còn. Và đó là cái đã làm tôi can đảm.
- Tôi biểu dương sự can đảm của anh. Tôi gặp anh vì anh can đảm. Đã chẳng hề có một can phạm nào được gặp gỡ nhiều nhân vật lãnh đạo như anh. Tôi được báo cáo rằng, nhiều thằng tướng ngụy đã miễn lao động mà vẫn than khổ; nhiều thằng đại tá cuốc đất vớ vẩn đã tưởng mình ở đáy địa ngục. Bọn đó, công an 17, 18 tuổi quản lý và giáo dục đủ rồi. Tôi ít thì giờ lắm, chúng ta không nên rong dài.
- Tôi cũng nản mạn đàm vô tích sự rồi.
- Anh có tin tôi đầy đủ thẩm quyền trả tự do cho anh và dễ dàng đưa anh trở lại Paris không?
- Tôi tin.
- Anh có muốn tự do không?
- Tự do hay là chết, tôi chọn lựa tự do của tôi và cái chết của tôi.
- Anh không cần chọn lựa.
- Tôi phải chọn lựa.
- Được, tùy anh. Tôi đã đọc Cuộc chiến đấu của tôi của anh rồi, bây giờ tôi hỏi anh vài điều. Tại sao anh chiến đấu?
- Thưa ông, tại sao ông chiến đấu?
- Vì hạnh phúc của dân tộc.
- Tôi cũng chiến đấu vì hạnh phúc của dân tộc.
- Chúng ta cùng mục đích.
- Khác. Tôi quốc gia chân chính, ông cộng sản.
- Thật khó nói chuyện với anh. Sự khẳng khái của anh không làm nên đại sự đâu.
- Bản chất của tôi là thế.
- Anh không biết lùi khi cần lùi à?
- Tôi chỉ biết tiến.
- Tiến vào chỗ chết là dại dột, là bất trí. Kiến thức của anh đâu?
- Trong tim tôi.
- Tim chưa đủ, cần óc nữa. Tim đi với não, anh hiểu chưa? Nếu tôi là anh, không bao giờ tôi bị nằm trong quan tài xi măng.
- Nhưng ông không bao giờ là tôi cả. Bởi vậy, có nhiều điều ông không khôn.
- Người cộng sight:10px;'>
Và tiếp:
- Nâng cổ áo lên cao để đi xa.
Chàng và nàng uống rượu, hút thuốc, nói chuyện thi ca, âm nhạc. Đêm bình an và tinh khiết. Năm giờ sáng, chàng đưa nàng về nhà nàng. Chàng hôn nàng từ biệt, hẹn sẽ tới đón nàng dịp khác. Sáu giờ, chàng có mặt ở phi trường. Bẩy giờ, chàng lên phi cơ bay tới một nước vùng Đông Nam Á. Bây giờ, chàng nằm đây, mắt bị bịt kín mít, tay bị còng, chân bị xích. Bằng hữu và người yêu không thể tưởng tượng nơi chốn chàng đang có mặt.
Hồi tưởng là một điệu ru êm ái. Điệu ru ấy đã ru chàng ngủ dựa vai vào tường tù ngục. Khi chàng thức giấc, chàng nghe rõ những tiếng ồn ào phía dưới. Có lẽ, trời đã sáng. Có lẽ, chàng đã được đưa đến một nhà tù nào đó của thành phố Hồ Chí Minh. Tiếng ồn ào không ngừng. Âm vang của nó nghe thật ma quái. Cánh cửa đã mở. Chàng nghe bước chân của công an. Người ta tháo miếng vải bịt mắt chàng ra. Chàng vừa hi hí mở mắt thì đèn pin đã rọi sát mắt chàng. Chàng vội khép mắt lại. Đau nhức. Người ta mở còng tay cho chàng.
- Anh nói anh tự do chọn lựa sự đau đớn phải không?
Người công an hỏi
- Phải. Chàng đáp.
- Anh sẽ thỏa mãn sự lựa chọn của anh. Hôm nay anh có thể biết chỗ dành cho anh rồi đấy. Hỏi đi!
- Tôi ở đâu?
- Chí Hòa. Biệt giam khu FG Chí Hòa! Tụi phản động nó quen gọi là ca sô! Phòng của anh, những năm trước đã nhốt thằng Nguyễn Việt Hưng, trùm phản động vụ nhà thờ Vinh Sơn. Từ phòng này, chúng tôi lôi nó ra bắn chết như con chó ghẻ. Anh hỏi nữa đi!
- Không có gì để hỏi nữa.
- Vậy mở to mắt ra mà nhìn!
Người công an hét lớn:
- Mở mắt ra!
Chàng nói:
- Tôi không thể mở lớn được.
- Tại sao?
- Vì anh bịt quá chặt và quá lâu.
Người công an cười gằn:
- Hừ, tưởng anh ngoan cường tới mức nào chứ! Lãnh đạo không thèm chấp thứ anh, anh được đà phét lác. Vào tay tôi, anh tới số.
Chàng nhỏ nhẹ:
- Anh không dám làm gì tôi đâu. Anh nhỏ bé lắm, tôi rất thương hại anh. Anh đâu biết Đảng và Nhà Nước của anh chờ đợi tôi có bốn tiếng...
Chàng nhấn mạnh:
- Bốn tiếng thôi nhé! Sám hối tội lỗi.
Rồi chàng chậm rãi:
- Tôi không sợ anh trả thù giùm lãnh đạo của anh đâu. Anh muốn tôi mở mắt, tôi mở thật lớn.
Chàng mở căng mắt. Người công an rọi thẳng đèn pin vào mắt chàng. Không thèm chớp mắt, chàng chịu đựng một thứ hình phạt nghiệt ngã.
Người công an tắt đèn.
- Tôi tự do mở mắt đấy nhé! Tôi tự do lựa chọn đau đớn đấy nhé! Thứ anh, chắc chắn, không dám, kể cả lãnh đạo của anh.
Người công an nín thinh. Y quẹt ánh sáng đèn pin chung quanh cachot.
- Anh iả, đái vào cái xô kẽm góc phòng. Mỗi tuần, cho anh đi tắm một lần. Khi đi tắm, anh xách xô theo đổ phân và rửa xộ Mỗi ngày anh có hai ca nước, hai bữa cơm theo tiêu chuẩn phạm nhân vi phạm kỷ luật. Anh nhìn rõ chưa?
- Rõ rồi. Tôi nhìn rõ cả chế độ cộng sản.
- Anh liệu cái mồm anh.
Người công an bước khỏi cachot, đóng cửa sắt, khóa kỹ. Cachot tối đen. Không có đèn ở cachot khu FG Chí Hoà. Ban ngày như ban đêm. Giữa trưa nắng chói ngoài trời, ở cachot FG, đưa bàn tay trước mắt mình cũng chẳng nhìn rõ. Cachot mà chàng nằm là cachot biệt lập nên không thể liên hệ với cachot bên cạnh hay cachot đối diện. Mỗi cánh cửa cachot có một ô cửa gió nhỏ. Muốn kiểm soát tù nhân sống, chết hoặc tự tử, công an rọi đèn pin qua ô cửa gió. Cơm nước đều được đưa qua ô cửa gió. Do vậy, ô cửa gió luôn luôn mở vừa tiện can phạm lao động đưa cơm nước vừa để tội nhân thở. Tội nhân như chàng, đích thân công an đưa cơm nước. Cánh cửa sắt chỉ mở mỗi tuần một lần cho tội nhân xách xô phân tiểu đi đổ và tắm rửa. Nếu bất chợt, cánh cửa sắt mở thì hoặc chấp pháp gọi tội nhân ra làm việc, hoặc tội nhân chết bệnh, hoặc tội nhân đập đầu tự tử, hoặc tội nhân bị dẫn đi thủ tiêu.
Chàng đã nhìn rõ cachot của chàng nhờ ánh sáng của ngọn đèn pin của người công an. Chàng biết chỗ cái xô phân tiểu ở góc phòng. Dù mắt rất nhức nhối, khó chịu, chàng vẫn dang thẳng hai tay, lê chân xích đi ngang. Chiều rộng của cachot quá dư soải tay chàng, khoảng 1 mét 20 phân gì đó. Chiều dài khỏi đo mất công. Chàng dơ tay lên cao, đụng trần cachot. Nền cachot nhớp nhụa, ẩm ướt. Hẳn nó đã đóng từng lớp phân tiểu của tù nhân nhiều chế độ. Chàng đã nghe kể về cái đỉnh cao tù ngục Chí Hòa. Bây giờ, chàng đã leo lên chót vót cái ngọn đỉnh ấy để đủ kiến thức thẩm định giá trị chịu đựng của những người trại viên học tập cải tạo và những người tù luân lạc khắp các đề lao thành phố. Nỗi khổ thường được nhân lên tùy cảm hứng khi người ta may mắn thoát ly nỗi khổ. Nỗi khổ thường cũng được thêu dệt, vẽ vời khi người ta may mắn giã từ nỗi khổ. Bởi thế, có anh tự ý dẫn xác đi trình diện học tập, ở trại cải tạo chỉ ngồi vẽ chân dung Hồ Chí Minh, kẻ khẩu hiệu thi đua lao động, không hề cầm cái cuốc, không hề đào bom, khiêng bom, lấp hố bom mà qua Mỹ vẫn thích làm dáng đau khổ viết hồi ký, so sánh chỗ ngồi vẽ với đáy địa ngục! Bởi thế, có anh bị bắt oan, nằm tù vài tháng chuyên nghề phát thuốc ghẻ cho các tù nhân khác, nhởn nhơ ngoài hành lang suốt ngày, sang Pháp, cũng viết về cái đề lao tép riu mà bảo đó là goulag Việt Nam! Thời đại của chúng ta, sau khi nhân danh tự do, dân chủ thì người ta nhân danh nỗi khổ. Kẻ nhân danh nỗi khổ để làm anh hùng tù ngục, để khỏa lấp sự đê tiện của chính y và để nhục mạ người khác. Kẻ nhân danh nỗi khổ để bước vào chính trường, để khua môi múa mỏ về lòng yêu nước và để tự mở đường làm tôi tớ cho ngoại nhân.
Nỗi khổ không bao giờ là đồ trang sức tiến thân, không bao giờ là món hàng rêu rao gạ đổi danh vọng. n không sợ chết mà cần sự tồn tại. Anh hãy cố gắng nghe kinh nghiệm tù ngục của lãnh tụ cộng sản: Tất cả lãnh tụ cộng sản, từ chủ tịch Hồ Chí Minh đến tổng bí thư Lê Duẩn, nằm tù thực dân, phong kiến đều hèn hạ và chấp thuận bất cứ điều gì thực dân yêu cầu. Cứu cánh biện minh cho phương tiện. Không hèn hạ thì không có ngày làm lãnh tụ để đánh vô mặt kẻ thù. Người có chí lớn phải biết nuôi thù. Muốn mưu đại sự, cần gạt bỏ tiểu tiết. Ai cũng can đảm như anh, kẻ thù nó chặt hết. Có ai dám nói chủ tịch Hồ Chí Minh hèn hạ trong tù đâu? Khi đã trở thành lãnh tụ, cái xấu nhất sẽ biến thành cái đẹp nhất, và toàn dân tung hô.
- Ông nói hay lắm.
- Anh có đọc Đông chu liệt quốc không?
- Có.
- Anh nhớ tên họ kẻ cứu giòng máu cuối cùng họ Triệu đời Tần Lê Công không?
- Tôi quên.
- Vì quên nên anh không hiểu lẽ sống chết. Công Tôn Chử Cữu hỏi Trình Anh> Trình Anh đáp:> Công Tôn Chử Cữu nói:> Bèn nhận con mình là con chủ và xúi Trình Anh đi tố cáo để Đỗ Ngân Gia giết mình và con mình. Nhờ thế; Trình Anh mới cứu nổi Triệu Vũ và sau này mà chọn cái chết thì quá là bất trí.
- Ông luận lẽ sống chết làm tôi mở mang kiến thức.
- Anh mê Sử Ký của Tư Mã Thiên không?
- Tôi rất hâm mộ.
- Tư Mã Thiên vì khẳng khái bênh Lý Lăng mà chịu tội thiến, cái tội nhục nhã thời ấy. Nếu có tiền chuộc thì vua thạ Tư Mã Thiên nghèo mà đám văn hữu thì ngó lơ, chẳng đứa nào giúp. Tư Mã Thiên đành thọ nhục. Đám văn hữu chê trách đủ điều. Sau này, Sử Ký biện minh cho sự chịu nhục của Tư Mã Thiên thì đám văn hữu bèn ngoác miệng mà khen. Nếu Tư Mã Thiên tự tử thay vì chịu nhục, làm gì nhân loại có bộ Sử Ký tuyệt diệu đó. Anh vỡ lẽ sống chết chưa?
- Cám ơn ông.
- Anh có cảm nỗi Hàn Tín không?
- Tôi phục tài ông ấy.
- Còn ngàn vạn dẫn chứng về lẽ sống khó, chết dễ.
- Nhưng, thưa ông, tại sao ông lại mở mang kiến thức cho tôi về lẽ sống chết và kinh nghiệm tồn tại của người cộng sản?
- Vì cuộc chiến đấu của anh cũng là cuộc chiến đấu của tôi. Đó là lời tâm huyết và tôi tin anh không phản bội tôi. Tất cả những điều tôi nói với anh đều là tâm huyết. Anh đủ kiến thức, thừa thông minh, chịu khó suy nghĩ cho chín chắn. Tôi sẽ dồn mọi nỗ lực, tạo điều kiện đưa anh ra Tòa Án Nhân Dân công khai xử anh. Tôi nhắc lại: Lùi để tiến là kẻ có mưu trí. Sống để cứu dân tộc là bậc đại trí. Tiến vào chỗ chết là kẻ vô dụng. Chết khi chưa vận động xong cách mạng Tây Sơn là cái chết của cây cỏ.
Lê Đức Thọ vỗ vai chàng rồi chào tạm biệt. Công an bảo vệ đưa chàng về căn biệt thự ngoại ô bằng xe du lịch Peugeot 404. Khi đến và khi về đều không bị bịt mắt, xích chân, còng taỵ Và đi, về ban ngày nắng vàng rực rỡ. Chàng nằm ngửa mở mắt, nhìn lên trần phòng. > ông già tóc bạc phơ, tuổi để chừng hơn cả tuổi thân phụ của chàng, đã khuyên chàng thế. Ông già ấy, Lê Đức Thọ, Ủy viên Bộ chính trị trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, kẻ kế nghiệp Hồ Chí Minh một ngày thật gần, đã truyền dạy chàng lẽ sống và kinh nghiệm ở tù của người cộng sản. Chàng rất cảm kích thái độ kẻ cả của Lê Đức Thọ. Ông ta đã phóng tới tấp vào tâm não chàng những đòn nhân nghĩa khiến chàng không kịp đỡ, không kịp phản ứng. Ông ta đưa chàng lên ngọn đỉnh núi cao rồi, bất thần, bỏ đi. Một nhà văn mà chàng gặp ở Paris năm xưa đã nói với chàng: > Nhà văn đưa ra một thí dụ cụ thể: Ý đang phô diễn trên nhật báo Nhân Dân. Hễ báo Nhân Dân ca ngợi khoai mì đầy rẫy pô rô tê in thì y rằng mấy tháng sau nhân dân cả nước ăn khoai mì trừ cơm. Vân Vân Ông Lê Đức Thọ đã nói với chàng rất nhiều những điều nhân nghĩa, ông ta giăng cái bẫy gì để chàng lọt, ông ta muốn gì ở chàng? Và tại sao lại phải Lê Đức Thọ tiếp chuyện một tên >? Tại sao lại phải Lê Đức Thọ > đưa chàng ra Tòa Án Nhân Dân xử công khai?
Chàng ngồi vụt dậy. Chàng hiểu rồi. Bây giờ chàng mới thấm lời của Chúa Giê Xụ Cửa hẹp dẫn chàng vào cachot, vào cô đơn, hiu quạnh, vào ý nghĩa sống rực rỡ. Cửa rộng dẫn chàng vào văn phòng của Lê Đức Thọ, vào dụ dỗ, cạm bẫy của Satan, vào sự hư hỏng. Chàng ghê sợ cộng sản. Thủ đoạn cộng sản tinh vi đến độ họ có thể huyền hoặc được cả ma quỷ. Cơ hội nào đã đến với họ để họ phải đưa chàng ra Tòa Án Nhân Dân xử công khai? Tất nhiên, đó là cơ hội tốt đẹp của họ. Cũng là cơ hội tốt đẹp của chàng. Bạn hữu và gia đình chàng sẽ hiểu những ngày vắng mặt chàng ở đâu. Và chàng sẽ được nói công khai với dân tộc, với thế giới mục đích chiến đấu của chàng. Chàng sẽ là người chiến đấu đại diện của bao nhiêu người Việt Nam yêu nước đã chiến đấu chống cộng sản 30 năm ở miền Bắc; đã chiến đấu chống cộng sản ở miền Nam từ sau 30-4-1975, đã sa cơ thất thế, đã sống nhục nhã trong các nhà tù, trại tập trung, đã chết dần chết mòn hoặc vẫn còn đang sống quằn quại hoặc đã bị thủ tiêu bí mật mà thế giới không hề biết. Chàng sẽ nhân danh những chiến sĩ vô danh nói lên tiếng nói từ địa ngục. Cửa hẹp dẫn chàng vào nỗi đau khổ và gửi gắm chàng một sứ mạng thiêng liêng. Không, chàng không thể lui. Với vị thế của chàng, lui là đầu hàng, là tự diệt nhục nhã, là vào bẫy kẻ thù một cách ngu xuẩn. Trên trận tuyến tư tưởng không có lui. Tư tưởng đã phồng lên là phải tỏa ra, chiếu sáng cùng khắp. Chàng muốn trả lời Lê Đức Thọ:>
Hôm sau, người công an bảo vệ đưa chàng ra gặp lãnh đạo. Lãnh Đạo 7, chàng đặt ngay tên cho ông ta.
- Tôi đến thăm sức khỏe của anh.
- Cám ơn ông. Và mừng anh.
- Thưa ông, mừng một tù nhân đặc biệt là có ý nghĩa gì?
- Ý nghĩa rao một tin mừng.
- Phúc Âm?
- Không, sự khoan hồng của Đảng. Anh sẽ ra thăm quê hương của Tây Sơn, sẽ ra thăm chổ gục ngã của Nhượng Tống. Rồi ở lại hay qua Paris tùy ý anh.
- Tôi hiểu rồi.
- Tốt lắm.
- Anh ở lại quê hương hay anh ra đi?
- Tôi ở lại.
- Anh dứt khoát giã từ phồn hoa, vật chất?
- Vâng, tôi muốn xin được đổ máu tưới luống cây chung với máu và mồ hôi của dân tộc.
- Anh có ý nghĩ lạ.
- Đâu có lạ, thưa ông Lãnh Đạo. Khi đã chấp nhận về là chấp nhận ở lại và đã ở lại là chấp nhận hy sinh, dù bị bắt hay không bị bắt, dù thảnh thơi ngoài đời hay mòn mỏi trong tù. Hạnh phúc của dân tộc, theo tôi, cần phải được tưới bằng những giòng máu tự nguyện của người công chính thì mới thăng hoa, kết trái ngọt.
- Anh vừa mới ý thức được lẽ sống đó.
- Điều này thì ông chủ quan quá đáng và nhận xét sai lầm. Đã không ai giúp tôi ý thức lẽ sống của tôi cả. Mảnh vải bịt mắt tôi, cái còng khoá tay tôi, sợi xích ràng chân tôi, những đêm thao thức trong quan tài xi măng cạnh xô phân tiểu trong bóng tối, trong nỗi cô đơn mênh mông dàn trải dạy tôi đầy đủ ỷ nghĩa của sống và chết.
- Anh đã viết chưa?
- Viết gì?
- Ý nghĩa ấy.
- Một trang giấy sao viết đủ. Cần một pho sách dầy.
- Tôi muốn nói ý nghĩa của sự chọn lựa sống và chết.
- Không cần viết.
- Anh nên viết.
- Tôi nói đã đủ rồi, tôi công khai nói. Như thế, sẽ không ai bảo tôi bị áp lực phải viết, bị đe dọa phải viết.
- Anh nói ở đâu?
- Ông thừa hiểu tôi sẽ nói ở đâu rồi. Tôi nhắc lại lời một người đã dạy tôi: > Tôi không thích chết dại dột.
Chàng đã nói đúng tim gan Lãnh Đạo 7, đã thỏa mãn sự mong muốn của những kẻ bắt chàng. Đừng bao giờ tự ti mặc cảm với lãnh tụ cộng sản, đừng bao giờ phong thánh phong thần cho lãnh tụ cộng sản, đừng bao giờ nghĩ lãnh tụ cộng sản là ưu việt khi chiến đấu chống họ. Cũng đừng bao giờ nghĩ lãnh tụ cộng sản là anh bộ đội nói ngông hay chú công an coi tù. Họ tài ba và thủ đoạn nhưng không phải là vô địch. Không phải là chúng ta không tài ba và thủ đoạn. Muốn chiến đấu để thắng họ, điều tiên quyết là chúng ta phải biết họ và biết cả cái hay lẫn cái dở của họ. Không biết gì về lãnh tụ cộng sản mà cứ chống chế độ cộng sản là đấm đá không khí.
Lãnh Đạo 7 hớn hở:
- Tôi tin người như anh không thích chết dại dột.
Chàng nói:
- Chết dại dột là chết ngu, phải không, thưa ông Lãnh Đạo? Tôi đã suy nghĩ kỷ rồi và tôi chọn lựa cái chết có ý nghĩa. Tội gì tôi phải chết dại dột, chết âm thầm như cây cỏ. Cuộc đời còn bao nhiêu hứa hẹn.
- Đúng thế. Anh chuẩn bị tư tưởng đi.
- Tôi đã chuẩn bị.
- Anh sẽ nói công khai điều gì?
- Những gì các ông muốn. Tôi bầy tỏ lòng thành khẩn của tôi là tôi muốn về đất Tây Sơn.
- Về đất, chàng chơi chữ. Trong bài Tây Tiến của Trần Quang Dũng, để diễn tả cái chết đẹp, cái chết giữa chiến trường của người lính chiến đấu chống thực dân bảo vệ độc lập, có câu > Vậy thì về đất Tây Sơn mà chàng nói có nghĩa là chàng muốn chết khỏi ô danh những người đã, đang và còn chiến đấu chống kẻ thù của dân tộc.
- Anh sẽ ra Toà Án Nhân Dân, ngày gần đây.
- Tôi mong về quê càng sớm càng tốt.
- Anh sẽ về quê thôi, anh hoàn toàn tự do.
- Về quê, chàng lại chơi chữ và Lãnh Đạo 7 không hiểu. Chàng nhớ chứ nghĩa của Phạm Duy diễn tả Phạm Phú Quốc hy sinh trên vùng trời quê hương. >
- Chúng tôi tin anh giữ lời hứa.
- Tôi giữ lời hứa.
- Chúng tôi phấn khởi lắm, anh Bá ạ!
- Tôi cũng phấn khởi lắm, thưa ông Lãnh Đạo.
- Anh cần gì bây giờ?
- Cần gì ạ?
- Cần bất cứ thứ gì, tôi sẽ chỉ thị cho đồng chí bảo vệ thoa? mãn yêu cầu của anh.
- Tôi cần một thứ thôi.
- Gì?
- Hỏi ông một câu?
- Anh cứ hỏi.
- Ông nói thật?
- Luôn luôn tôi nói thật.
- Tại sao các ông ưu ái tôi thế?
- Giản dị thôi, vì anh là tên phản động hải ngoại xứng đáng, đầy đủ tư cách.
- Các ông cũng biết sợ người có tư cách?
- Không sợ mà nể. Bởi vì tiếng nói của người tư cách có trọng lượng cả hai mặt: chống đối và đầu hàng.
- Cám ơn ông. Tôi cần nghỉ ngơi.
Lãnh Đạo 7 đích thân đưa chàng về phòng với người công an bảo vệ. Cạm bẫy đã giăng và kẻ giả hình chờ người công chính sa hố thẳm.