Ðường Lầy

Có hai nhà sư cùng thong dong bước xuống một con đường lầy. Cơn mưa nặng hạt vẫn còn rơi. Ðến khúc đường quẹo, hai người gặp một cô gái xinh xắn trong chiếc áo Kimono và chiếc khăn quàng cổ bằng lụa, đang đứng bên lề đường vì không thể băng qua ngã tư đường lầy được. Lập tức một nhà sư bảo: "Ði nào, cô bé" tức khắc đưa tay nhấc bổng cô gái lên và đưa qua quãng đường lầy.
Nhà sư bạn của anh ta, từ đó không buồn nói một tiếng nào, cho đến khi cả hai dừng lại trong một ngôi chùa. Rồi không còn chịu đựng được nữa, nhà sư bạn lên tiếng nói với anh ta:
-Chúng ta là những nhà sư, không được phép gần đàn bà, nhất là với những người đàn bà trẻ đẹp. Nguy hiểm lắm! Sao anh lại làm như vậy?
Nhà sư mỉm cười:
-Tôi đã bỏ nàng từ chỗ đó rồi! Anh còn mang nàng theo đấy sao?
Phụ bản 2

Người Bốc Vác

Xưa, có hai thiền sư có việc phải hạ sơn. Trên đường đi đôi bạn gặp một thiếu nữ xinh xắn ngồi buồn rầu bên vệ đường. Chả là cô nàng muốn đi ăn cỗ cho sớm sủa mà lại bị một vũng nước to ngang đường chẹn mất lối đi.
Vị thiền sư trẻ tuổi liền bế cô qua đường. Sau lời cám ơn, đường ai nấy đi.
Buổi chiều, vừa về đến cổng tu viện, vị thiền sư lớn tuổi đã khiều tay bạn hỏi một cách bực dọc:
- Này chú... tại sao hồi sáng chú cả gan bế một thiếu nữ xinh đẹp thế kia qua vũng bùn mà không sợ ô nhiễm đến giới thể hử?
Vị thiền sư trẻ tuổi ngạc nhiên:
- Ô hay! Em đã đặt cô nàng xuống bên kia vệ đường rồi cơ mà! Sao Sư huynh còn cõng cô ta về tận nơi đây?
Phụ chú:
Vác một cô nàng như thế từ sớm tới chiều thì kể cũng nặng thật!

Truyện Những mẩu truyện hay của Phật giáo lời bạt Bà Chúa Xứ Cây Ðàn Kỳ Lạ Chiếc Cầu Muôn Thuở Con Dao Trong Tâm Con Khỉ Nhân Từ Ðường Lầy Hoa Vương Linh Khuyển Thiện Thính Chuyện Người Thương Binh Trở Về Phận Ðẹp Duyên May Ðức Phật Với Con Voi Dữ Tâm Nhìn !!!2765_9.htm!!! Đã xem 262297 lần. --!!tach_noi_dung!!--


Linh Khuyển Thiện Thính

--!!tach_noi_dung!!--
Trong những bức tranh và tượng của Ðịa Tạng Vương Bồ Tát, chúng ta thường thấy dưới chân ngài phủ phục một con linh khuyển. Con vật này có một nô bộc trung thành, vừa là con vật để Ðịa Tạng Vương Bồ Tát cưỡi trong suốt cuộc hành trình phổ độ chúng sinh. Con linh khuyển này có hai chiếc tai rất lợi hại, một chiếc có thể nghe đươc pháp âm của thập phương chư phật, một chiếc kia thì lại có thể nghe được những lời than khổ của thập vạn chúng sinh. Vì vậy mà trong những bức tranh vẽ về Ðịa Tạng Vương Bồ Tát, chú chó Thiện Thính này có một tai vểnh lên, và một tai kia thì cụp xuống, trông rất ngộ nghĩnh, nhưng lại không mất phần linh hoạt của một con vật thông minh.
Tôi đối với chú linh khuyển Thiện Thính này có rấùt nhiều sự thân thiện, ở chổ là lúc nhỏ nhà tôi cũng có nuôi một con chó có một chiếc tai vểnh lên và tai kia thì cụp xuống. Tuy rằng giống chó ta không đẹp, không qúi va dĩ nhiên lá không sang như những con chó nhà giàu ngọai quốc, thế nhưng nó khiến cho người ta có một cái cảm giác thân thiện hơn.
Những pháp tướng của Ðịa Tạng Vương BồTát trước thời nhà Ðường không ghi nhận sự có mặt của con chó trung thành này, chỉ từ khi thái tử Kim Kiều Giác của nước Tân La (miền trung bộ của nước Cao Ly, tức Ðại Hàn bây giờ) sang Trung Quốc xuất gia thì sự tích của Ðịa Tạng Vương Bồ Tát mới được truyền tụng nhiều hơn va hình ảnh của vị Bồ Tát này cũng từ đó có nhiều màu sắc sống động hơn.
Thái tử Kim Kiều Giác của Tân La Quốc là một người hâm mộ Phật Pháp từ nhỏ. Năm 24 tuổi, ông bỏ cả ngai vàng thệ nguyện xuất gia, lấy pháp hiệu là Ðịa Tạng. Vì hâm mộ sự phát triển Phật Pháp tại Trung Quốc lúc bấy giờ cho nên vào năm Ðường Trinh Quan thứ tư, ông dẫn con chó thương yêu tên là Thiện Thính lặn lội từ Cao Ly vào Trung Quốc học đạo. Tỳkheo Ðịa Tạng vân du nhiều nơi ở Trung Quốc, cuối cùngkhi đến núi Cửu Hoa tại tỉnh An Huy thì chịu phong cảnh và địa thế ở nơi đó nên đã cất một túp lều tranh để tu hành. Trong thời gian tu khổ hạnh tại đó, chú chó Thiện Thính luôn là một người bạn trung thành túc trực bên mình của ông.
Sau đó, có một vị trưởng giả lên núi du ngoạn và phát hiện được tỳ kheo Ðịa Tạng. Ôâng ta đã phát nhuyện cất một ngôi thiền viện để cúng dường. Lúc đó tại địa phương đó có một nhà phú thương tên là Văn Các Lão cũng đã đóng góp rất nhiều tiền của trong việc kiến trúc thiền viện. Văn Các Lão đến hỏi tỳkheo Ðịa Tạng cần bao nhiêu đất để ông ta đứng ra lo liệu để mua. TỳKheo Ðịa Tạng trả lời là chỉ cần miếng đất che phủ bởi tấm cà sa của ông là đủ, thế nhưng khi ông giũ chiếc cà sa ra thì chiếc áo nhiệm mầu đã phủ nguyên một ngọn núi Cửu Hoa. Văn Các Lão là một người rộng rãi, ông đã giữ lời hứa cúng nguyên một ngọn núi cho chùa này, ông lại còn khuyên người con trai xuất gia theo Ðịa Tạng, lấy đạo hiệu là Ðạo Minh. Vì vậy mà sau này trong những pháp tượng của Ðịa Tạng Vương Bồ Tát, người ta thường thấy, một là đại hộ pháp Văn Các Lão, và vị kia chính là Ðạo Minh, con trai của ông.
Trong thời gian tu luyện tại núi Cửu Hoa, tỳ kheo Ðịa Tạng có nhiều truyền thuyết về thần thông đã được lưu truyền trong nhân gian, vì vậy mà hầu như ai cũng tin rằng tỳ kheo Ðịa Tạng chính là hóa thân của Ðia Tạng Vương Bồ Tát xuất thế để cứu khổvà độ trì chúng sinh. Hiện nay, Cửu Hoa Sơn đương nhiên trở thành đạo tràng của Ðịa Tạng Vương Bồ Tát (chú thích 1)
Tỳ kheo Ðịa Tạng tổng cộng trụ trì 75 năm tại núi Cửu Hoa và thọ đến 99 tuổi. Suốt thời gian tu luyện ngài không có trở về nước. Ôâng nhập Niết Bàn vào ngày 30 tháng 7 năm Ðường Khai Nguyên thứ 26. Tọa quan (chú thích 2) ba năm, đến khi khai quan thì dung mạo ông vẫn y hệt như người sống. Tay chân ông hãy còn mềm dẻo và có thể di chuyển được. Mãi cho đến ngày nay, nhục thân của tỳ kheo Ðịa Tạng vẫn còn được cung phụng tại Cửu Hoa Sơn cho thiện tín chiêm ngưỡng.
Những sự tích của tì kheo Ðịa Tạng có ghi chú trong những quyễn Cao Tăng Truyện và Thần Tăng Truyện của Trung Quốc. Ðây là một câu chuyện có thật và là một người có thật được ghi nhận trong sử sách. Chỉ tiếc rằng trong những quyển sách này ít đề cập đến chú linh khuyển Thiện Thính vừa kể ở trên. Nhiều người tin rằng chú linh khuyển này là đầy tớ trung thành của Ðịa Tạng Vương Bồ Tát cho nên sự tích trên mới được lưu truyền và những hình ảnh của chú chó tinh khôn này.
Mỗi khi đảnh lễÐịa Tạng Vương Bồ Tát tôi thường chú mục và nghiêm chỉnh kính lễ linh khuyển Thiện Thính. Mỗi lần như vậy tôi cảm thấy trong tâm hồn thư thái. Cứ thử nghĩ một con chó bình thường của người phàm nuôi cũng đã rất chạy cảm với âm thanh, có thể nghe và diễn đạt được những tín hiệu từ xa, huống hồ gì linh khuyển Thiện Thính là một thần vật đã nhập tâm những Phật pháp nhiệm mầu của Ðịa Tạng Vương Bồ Tát.
Thiện Thính hay lắng nghe, đó là bước khởi đầu trong tâm học Phật Giáo, lắng nghe được những di động của hoàn cảnh chung quanh, lắng nghe được những sự kỳ diệu trong tâm linh, và cũng lắng nghe để có thể "trên hợp cùng giác tâm của thập phương chư Phật, cùng Như Lai đồng nhất từ lực, dưới hợp cùng thập phương nhất thiết lục đạo chúng sinh (chú thích 3), cùng chư chúng sinh đồng nhất hướng Phật"
Chúng ta dùng một tâm trạng để lắng nghe những sự việc xảy ra trong thế giới này? Khi lắng nghe như vậy thì tâm hồn chúng ta đã chuẩn bị để đối phó với những sự việc này ra sao? Phật dạy, trong trăm ngàn vui mừng, chúng ta hãy thản nhiên tiếp nhận. Trong muôn vàn đau khổ, chúng ta cũng nên bình thường đối diện.
Chúng sinh là ta, ta là chúng sinh; Chúng sinh là sự thành tựu của Bồ Tát, Bồ Tát là sự viên mãn của chúng sinh. Trong cái vũ trụ bao la bát ngát này, Bồ Tát và chúng sinh đều là một thể duy n