Chương 6

Hoàng nhíu mày hỏi gặng lại ông Phong:
- Ba nói sao? Công ty Rạng Đông chính là công ty Công Khanh trước đây à?
Mặt đanh lại, ông Phong xác nhận:
- Đúng vậy! Dù cho nó có đổi sang tên tây tên tầu gì ba cũng nhận ra.
Hoàng thắc mắc:
- Nhưng tại sao nó lại đổi tên chứ?
Ông Phong đáp:
- Nó và hai công ty khác liên kết làm ăn theo kiểu tập đoàn, trên hết có tổng giám đốc, dưới có ba giám đốc phụ trách ba bộ phận khác nhau.
Hoàng hấp tấp hỏi:
- Vậy hiện giờ ai là tổng giám đốc của Rang Đông?
Ông Phong nhếch môi:
- Không phải thằng chó đó mà là một người khác. Nó đã lui về vui thú điền viên với con đàn bà khốn nạn ấy rồi. Còn công việc, nó giao hết cho hai thằng con. Nhưng tại sao con lại tìm hiểu về tập đoàn này?
Hoàng ấm ức tuôn một hơi:
- Gia Uyên nghe lời bạn bè nên đã sang công ty Rạng Đông để thực tập tiếp giai đoạn hai. Con không biết con bé đang ở bộ phận nào.
Ông Phong nói:
- Cơ sở của cha con thằng khốn ấy ở quận...
Cằm Hoàng bạnh ra, giọng anh khô khốc:
- Lẽ nào trùng hợp dữ vậy sao! Nếu thế nhất định con không để yên cho bọn chúng.
Ông Phong hất hàm:
- Con định sẽ làm gì nào? Trong chuyện này Gia Uyên chủ động, chớ đâu phải bọn chúng. Con không nên hành động hồ đồ, phiền phức lắm!
Hoàng mím môi:
- Nhưng con không bỏ qua đâu.
Ông Phong im lặng rít thưốc, thái độ của ông khiến Hoàng ray rức. Anh biết ba mình vẫn chưa quen được me, dù bà đã đành đoạn bỏ chồng con dứt áo theo một người đàn ông khác. Người vợ mới trẻ đẹp vẫn không làm ông ngưôi ngoai. Thất bại trong hôn nhân khiến ông suy sụp tinh thần, đã có một thời gian dài ông bỏ bê công ty khiến nó xưống dốc trầm trọng. Nếu không có ông Đạt nhiệt tình giúp đỡ, có lẽ công ty của gia đinh Hoàng đã phá sản từ lâu.
Nghĩ tới mẹ, lòng Hoàng lại dâng lên mối hận sâu sắc. Bà không đáng để anh kính trọng yêu quý. Bà đã lừa dối cha con anh suốt bao nhiêu năm để lén lút qua lại với người đàn ông đó, đến khi vợ hắn chết bà đã dày mặt trâng tráo thảy cho chồng lá đơn ly dị rồi vênh váo bỏ đi. Năm đó Hoàng vừa tốt nghiệp đại học, anh chưa kịp vào đời, đã chứng kiến sự đổ nát của gia đình. Với Hoàng đó là vết thương không bao giờ lành. Anh căm hận người đã quyến rũ mẹ mình và thề sẽ trả thù, nhưng ba anh lại không muốn thế. Ông lặng lẽ ký đơn ly dị và bắt Hoàng không được nhắc câu chuyện ấy trước mặt mình.
Nhiều năm đã trôi qua, cú sốc ấy đã chìm vào dĩ vãng, nhưng cha con anh vẫn không thể nào quên. Nó càng bùng cháy lên khi có chuyện liên quan đến, như chuyện vừa rồi chẳng hạn.
Một linh cảm mơ hồ nào đó chợt làm tim Hoàng nhức nhối khi nhớ tới thái độ gần đây của Gia Uyên. Dầu chưa bao giờ chiếm được tình cảm của Uyên trọn vẹn, nhưng lâu nay anh vẫn nuôi hy vọng một ngày nào đó cô bé sẽ đáp lại tình anh.
Bây giờ chút hy vọng mong manh đó lụi dần, càng lúc Hoàng càng nhận rõ ràng Gia Uyên đang tìm cách tách rời anh. Cô bé đã quen một gã nào đó chưa anh không biết, nhưng chỉ biết rằng mỗi lúc Uyên mỗi lẩn tránh anh.
Ông Phong bỗng lên tiếng:
- Tuần sau vợ chồng thằng Dân về chơi, con sắp xếp công việc để về Đà Lạt với tụi nó ít hôm.
Hoàng nhướng mày:
- Sao ba không đi mà kêu con?
- Ba thấy hơi mệt. Với lại bọn trẻ các con đi với nhau vui hơn. Nếu được con rủ Gia Uyên đi cùng.
Hoàng buột miệng:
- Chỉ ngại con bé nói không rảnh.
- Thì con phải làm sao cho nó rảnh. Ba không muốn con gặp thất bại như ba trên đường tình.
Hoàng hơi nóng mặt vì lời chân tình của ông Phong.
Trong công việc anh rất năng nổ, sáng tạo, nhiều năng lực. Lẽ nào trong tình yêu anh là kẻ yếu kém. Dù anh không hiểu rõ tại sao ba mình dễ dàng ký vào đơn ly dị và chịu làm người bại trận, nhưng anh nhất định không như ông, không thể như ông.
Đứng dậy thật nhanh, Hoàng nói:
- Con tới công ty đây!
Rồi anh đi một mạch ra sân. Phóng chiếc Dream xưống đường, Hoàng cho xe hướng tới nhà Uyên. Hôm nay ông Đạt về, anh hy vọng ông sẽ khuyen được cô con gái bướng bỉnh của mình.
Ra mở cổng cho anh là bà Năm. Bà ngập ngừng:
- Con bé đang bị mắng. Cậu vào không tiện đâu!
Hoàng ngạc nhiên:
- Sao lại bị mắng ạ?
Bá Năm dài giọng:
- Thì ba cái vụ thực tập, thực hành gì đó.
Hoàng chép miệng:
- Chà! Bác trai nóng nảy quá! Cháu phải vào can mới được.
Vừa nói anh vừa đẩy xe vào sân trước cặp mắt thiếu thiện cam của bà Năm. Tới phòng khách, Hoàng bắt gặp đôi mắt rưng rưng của Gia Uyên, cô bé đang bị Ông bố lên lớp nên bao nhiêu bực bối đều trút vào anh bằng cái nhìn lạnh lùng không quen biết.
Hoàng vả lả:
- Bác về lâu chưa?
Ông Đạt uể oải:
- Mới về nhưng chưa được nghỉ ngơi vì đứa con ngỗ nghịch này. Bác tức chết vì nó quá!
Hoàng vội nói:
- Gia Uyên còn trẻ con lắm! Bác đừng giận cô bé.
Ông Đạt cao giọng:
- Nó cho rằng mình lớn rồi nên muốn làm gì thì làm, đâu cần nghĩ tới ai.
Hoàng nhỏ nhẹ:
- Uyên không nghĩ thế đâu bác.
- Cháu khỏi phải bênh vực nó. Từ giờ trở đi nó muốn làm gì, mặc kệ. Bác không thèm lo lắng quan tâm như trước nay đâu. Hừ! Đúng là có điều kiện hơn người mà chê, không chiu hưởng.
Gia Uyên gầm mặt xuống vì những lời của ông Đạt. Thật ra ba cô có cần phải giận dữ như thế trước mặt Hoàng không? Rõ ràng ba xem anh ta hon cô rồi. Tự nhiên Uyên thấy tủi thân, nước mắt không kềm được cứ thánh thót rơi.
Mãnh lực của những giọt lệ này thật là mãnh liệt. nó làm Hoàng nghệch mặt ra nhìn còn ông Đạt thi nhãn nhó xua tay:
- Về phòng mà suy nghĩ lại những việc làm thiếu suy nghĩ của mình đi. Động một chút là khóc thì làm sao mà đối phó với đời được.
Gia Uyên sụt sùi chạy lên lầu. Cô vừa nhè vừa thay quần áo để tới nhà Tuệ My. những lúc thế này mà không có người để trút hết nỗi niềm chắc cô điên mất.
Vớ chiếc ba lô con cóc, Uyên rón rén từng bước chân âm thầm xuống thang. Cô định vòng xuống bếp để đi ngã sau thì nghe giọng ông Đạt bực bội:
- Sài Gòn biết bao nhiêu công ty, sao Gia Uyên lại đâm đầu vào công ty đó mới khó xử cho bác chứ! Hôm trước qua điện thoại bác chỉ nghe nó đổi công ty thực tập chớ đâu biết công ty nào. Lúc nãy nghe Uyên bảo đó là công ty Rạng Đông. Thật tình bác không biết nói sao nữa.
Hoàng ôn tồn:
- Cháu cũng không ngờ công ty đó. Ba cháu mới nói tức thời đó chứ...
Ông Đạt vội hỏi tới:
- Anh Phong còn nói gì nữa không? Ảnh không trách bác đã quá nuông chiều Gia Uyên để nó tự tung tự tác chứ!
- Dạ! làm gì có! Ba cháu cho rằng Gia Uyên vô tình nghe bạn bè rủ nên mới sang bên đó. Bác biết tính ba cháu rồi đấy. Cả đời nào biết trách ai đâu!
Gia Uyên tò mò vì những lời vừa nghe. Thay vì bỏ đi, cô ngồi xuống nấc thang, lắng tai nghe tiếp.
Giọng Hoàng tha thiết:
- Bác cũng là bạn của ông Phú và ba cháu. Bác hãy nói thật với cháu câu chuyện tình tay ba xưa kia đi bác.
Ông Đạt thoái thác:
- Chuyện qua lâu rồi, nhắc lại làm gì hả cháu.
- Nhưng cháu muốn có một đánh giá xác thực về mẹ mình. Dù bây giờ bà đã là vợ của ông Phú, cháu vẫn muốn biết tại sao hồi đó bà đành đoạn bỏ chồng bỏ con đến ở với người ta.
Ông Đạt thở dài:
- Đừng ép bác nói những điều không được nói. Làm thế đâm ra có lỗi với bạn bè. Nếu ba cháu muốn cháu biết sự thật nào đó, thì ảnh đã nói ra rồi.
Hoàng ngập ngừng:
- Nhưng mẹ cháu có phải là người có lỗi lớn nhất không?
- Theo bác nghĩ thì không. Tóm lại Vân Huyền là người đáng thương nhất.
- Tại sao bác lại nói thế?
Ông Đạt lấp lửng:
- Vì sự thật là như thế! Thôi bác mệt lắm rồi, bác phải đi nghỉ đây.
Gia Uyên vội chạy vè phòng mình. Cô biết ba me Hoàng đã ly dị, mẹ anh đã theo người khác, nhưng không ngờ đó lại là ba của Duy. Uyên từng nghe Tuệ My nói rằng ông anh Hai của Duy rất ghét bà mẹ kế. Trước kia có một thời gian dài ông ta vì mướn chống đối ba mình nên đã ăn chơi rất dữ. Trong một chuyến đi với bồ ở Vũng Tàu, ông ta đã bị tai nạn ô tô nằm một chỗ. Gia đình phải đưa sang Úc điều trị cả năm trời mới đi đứng được.
Bỗng dưng Uyên giật mình, cô ngờ ngợ liên tưởng tới hắn. Hắn từng ở Úc để trị bệnh, sao cô vô ý đến mức quên bẵng chi tiết này chứ. Một người từng có điều kiện ra nước ngoài, chả lẽ lại làm nhân viên tạp vụ cho công ty à?
Nhất đinh hắn là Hai Khanh, anh của Duy rồi. Hắn đã đùa với cô. Vậy mà Gia Uyên tin mới quê chứ! Ngồi thừ ra với điều vừa phát hiện, Uyên thấy mình đúng là ngốc. Cô dễ tin quá, thảo nào ba và cả Hoàng đều lo lắng cho cô trong tất cả mọi vấn đề.
Nuốt cục nghẹn xuống, Uyên lầm bầm nguyền rủa Khanh. Chắc chắn hắn là Khanh rồi. Hắn xem cô chẳng khác nào đứa trẻ lên 5 vừa khờ vừa lắm chuyện nên mới tài khôn kể về Huệ Linh cho hắn nghe.
Ấm ức chịu hết được, Uyên lao xuống thang. cô phải tới công ty, xông vào phòng giám đốc, vạch mặt hắn mới được. Nhưng chả biết hắn có ở trỏng không nhỉ? Suốt mấy ngày qua phòng giám đốc vẫn đóng im ỉm và hắn cũng mất tăm. Hôm nay chắc gi hắn xuất đầu lộ diện cơ chứ.
Tới công ty Rạng Đông, Gia Uyên đi thẳng một mạch tới phòng giám đốc. Đứng trước cửa cô ngần ngừ rồi đưa tay lên gõ đại.
Một giọng lạnh lùng đầy uy quyền vọng ra:
- Mời vào!
Uyên hít một hơi thật mạnh rồi hùng dũng đẩy cửa vào và thấy hắn đang ngồi gằm đầu trên một đống hồ sơ dầy cộp.
Không thèm nhìn lên xem ai, Khanh hỏi:
- Có chuyện gì vậy?
Uyên không biết trả lời sao nên đành đứng im, cho đến lúc Khanh cau có ngước lên.
Mặt Khanh như tươi hơn một tý nhưng giọng nói vẫn dễ ghét vô cùng:
- A! là cô bé hả? Đinh thực tập làm giám đốc à?
Gia Uyên đỏ mặt vì giận, cô buông một hơi:
- Hừ! Ông là người lớn mà lại đi gạt người nhỏ hơn minh. Thật uổng công lâu nay tôi tin ông là người chân thật, uổng công tôi đi tìm hiểu về chị Huệ Linh cho ông. Bù lại tôi nhận được ở ông sự giả dối, sự thô lỗ, cộc cằn. Tôi ghét ông lắm!
Nói dứt lời nước mắt Gia Uyên bỗng hoen mi. Sự xúc động bất ngờ của cô làm Khanh bối rối. Anh vội vàng đứng dậy kéo Uyên ra ngồi xuống salon trong phòng.
- Hôm đó thấy Uyên tưởng tôi là nhân viên tạp vụ nên tôi mới nhận bừa để cho vui. Uyên phải hiểu giả dối và đùa là hai lãnh vực khác nhau chứ!
Gia Uyên bĩu môi:
- Ông dùng từ cao siêu quá. Tôi chả hiểu thế nào là lãnh vực, nên đâu phân biệt được sự khác nhau của nó.
Khanh hiền từ:
- Nếu thế tôi thành thật xin lỗi.
Vẫn chưa hả cơn tức, Uyên nói tiếp:
- Ông dễ dàng nạt nộ người ta rồi cũng dễ dàng nói câu xin lỗi quá hả! Một trăm năm nữa tôi vẫn còn nhớ tới buổi chiều anh bỏ tôi ngồi lại một mình trong quán cà phê với hai ly sữa tươi còn nguyên.
Khanh hết sức thật thà:
- Thật vậy hả! Tôi không ngờ Uyên nhớ dai đến cả thế kỷ như vậy. Không phải phân bua gì cho hành động bất lịch sự của mình hôm đó. Có điều phải nói rõ là lúc ấy tôi hơi bất ngờ nên không tự chủ được mới có thái độ quá đáng với Uyên.
Gia Uyên chêm ngay một câu:
- Làm giám đốc mà mưa nắng thất thường như ông chỉ tổ khổ cho nhân viên. Hèn chi họ gọi ông là mặt sắt hắc ám cũng phải.
Khanh bật cười:
- Tôi chưa bao giờ nghe ai gọi thế, ngoài cô.
Uyên nhún vai:
- Dĩ nhiên! Họ xù xì sao ông nghe được. Suy cho cùng cũng tại họ sợ xếp nên phải nói sau lưng.
Khanh nheo nheo mắt:
- Uyên không sợ sao?
Gia Uyên thẳng thừng:
- Tôi chi tò mò về con người của ông. Nếu sợ thì sợ những hành tung bí ẩn, mờ ám của ông hơn cái chức giám đốc đầy quyền lực kia.
Khanh nhếch môi:
- Cô bé nói làm tôi có cảm giác mình là phần tử bất hảo không bằng.
Uyên lấp lửng:
- Bất hảo hay không tự Ông biết ấy.
Khanh gượng gạo lảng đi:
- Chà! Nước mắt cô mau bốc hơi dữ! Tôi tin rằng đây là vũ khí lợi hại của Uyên. Cô bé rất thường sử dụng nó với bọn đàn ông phải không?
Gia Uyên gằn giọng:
- Ông ngụ ý gì khi dùng từ "bọn đàn ông" ở đây?
Khanh chợt xụ mặt xuống:
- Đó chỉ là cách nói vui, sao Uyên thích bắt bẻ thế nhỉ? Thật cô cần gì khi vào phòng giám đốc?
Uyên hơi khựng lại trước phản ứng đột ngột của Khanh, nhưng cô cũng mau chóng trả lời:
- Tôi cần biết mặt giám đốc. Tưởng là làm gì. Ai ngờ quen quá! Đã vậy ba tôi còn là chỗ bạn bè với ba ông nữa chú!
Khanh thoáng ngạc nhiên vì lời Uyên vừa nói. Anh nhíu mày:
- Xin lỗi! bác trai tên là gì?
Uyên nói:
- Ba tôi tên Đạt.
Khanh lắc đầu:
- Tôi chưa nghe ba tôi nhắc đến bác ấy bao giờ.
Gia Uyên thản nhiên:
- Ba tôi cũng không hề nhắc đến ba ông. Khi biết tôi tự ý đổi chỗ thực tập sang công ty Rạng Đông, ba tôi nổi sùng lên mắng một tăng. Nhờ thế tôi mới biết bác Phú là bạn của ba tôi.
Khanh cau mày vì câu nói lấp lửng khó hiểu của Uyên. Anh thắc mắc:
- Tại sao bác trai lại mắng Uyên?
- Vi ông không muốn tôi thực tập ở công ty Rạng Đông.
- Vì sao?
Gia Uyên nhún vai:
- Ba tôi không chịu nói thẳng mà chỉ buộc tội tôi đã khiến ông khó xử với bác Phong, ba của Hoàng.
Khanh lặp lại bằng giọng ngạc nhiên:
- Ông Phong là ba của Hoàng. A! tôi hiểu rồi.
Gia Uyên vờ ngây thơ:
- Ông hiểu thế nào?
Khanh ngập ngừng:
- Không! Không có gì. Nhưng theo tôi Uyên nên quay lai thực tập bên công ty của Hoàng.
Uyên khích:
- Ông cũng sợ đụng chạm à!
Khanh gật đầu:
- Đúng! Tôi không muốn Hoàng hiểu lầm là đã dụ người yêu của anh ta sang đây.
Gia Uyên ồ lên:
- A! tôi đã hiểu thật sâu xa cái mặc cảm này của anh.
Khanh gằn giọng:
- Cô nói thế là sao?
Uyên liếm môi:
- Tôi muốn nói rằng ba tôi cung là bạn của bà Vân Huyền nữa.
Khanh đập mạnh tay xuống bàn một cái rầm khiến Uyên giật nảy người. Cô bàng hoàng khi anh chỉ vào mặt cô, giọng đanh lại:
- Đi khỏi đây ngay! Tôi không nhận cô vào công ty thực tập nữa. Đúng là vừa nhiều chuyện, vừa phiền phức.
- Nhưng mà...
- Nhưng mà cái gì? Mời cô ra cho.
Tự ái dâng lên nghẹn ngực, nghẹn lời, Gia Uyên đứng phắt dậy đi như chạy ra hành lang.
Tới đầu cầu thang cô vấp phải Duy. Vịn tay vào vách để lấy thăng bằng, Uyên vừa thở hổn hển vừa hét:
- Anh của anh là đồ trời đánh thánh vật.
Rồi không để Duy hỏi thêm câu nào, Uyên ba chân bốn cẳng chạy ào xuống đất.
Duy ngơ ngác nhìn theo cô và hấp tấp bước vào phòng giám đốc.
Anh hỏi ngay khi thấy Khanh ngồi gác chân lên bàn, môi phì phà điếu thuốc:
- Anh đã làm gì Gia Uyên?
Khanh cộc cằn:
- Tao đuổi con bé ấy. Nó khoi thực tập thực tiếc gì ở đây nữa hết.
Duy hấp tấp:
- Sao anh lại làm thế? Gia Uyên là bạn thân của Tuệ My. Anh đuổi con bé tức là bỉ mặt em.
Khanh gạt tàn thuốc:
- Tao đuổi vì con bé ấy biết nhiều và lắm chuyện quá, chớ không phải để bỉ mặt mày. Nếu can, tao sẽ đích thân xin lỗi Tuệ My vậy!
Duy ngơ ngác:
- Nhưng Uyên đã biết gì và nói gì mà anh bảo biết nhiều, lắm chuyện?
Khanh gằn từng tiếng:
- Con bé khoe ba nó là ban của ông Phong, ba mình và cả bà Vân Huyền nữa.
Duy trố mắt:
- Thật à! Sao từ trước đến giờ em không nghe My cũng như Uyên nói kìa!
- Chuyện này mày không nên hỏi tụi nó thì hay hơn.
Duy có vẻ trầm ngâm:
- Không cho thực tập ở đây, Gia Uyên sẽ thực tập ở đâu?
Khanh cười khẩy:
- Mày khéo lo. Tao đang tạo cơ hội cho thằng con trai cúa bà Huyền ra ơn mưa móc với con bé ấy.
Duy ngạc nhiên:
- Sao lai có con trai dì Huyền chen vào chuyện này nữa?
- Trước đây Uyên thực tập bên công ty của ông Phong rồi xích mích gì đó với Hoàng, con trai ổng nên mới xin sang đây. Bây giờ trả con bé về bển là đúng. Nếu không lại mang tiếng dụ dỗ người yêu của nó.
Duy nhiu mày:
- Anh suy nghĩ lạ quá! Nếu thế ngay từ đầu anh nên từ chối cho rồi. Để bây giờ đuổi người ta thật là kỳ. Em không đồng ý đâu!
Khanh lạnh lùng:
- Chả có gì kỳ hết. Mày không đồng ý, chuyện cũng giải quyết xong rồi.
Duy cứng cỏi nói lại:
- Em là người nhận Uyên. Lẽ ra anh nên bàn bạc với em trước khi quyết định mới đúng. Bây giờ em sẽ xem như không hay, không biết để tiếp tục tạo điều kiện cho Gia Uyên ở lại. Nếu anh không chấp thuận thì em sẽ rời công ty để anh toàn quyền lãnh đạo.
Duy hằn học bước ra khoi phòng, lòng đầy bực bội. Càng nghĩ Duy vừa thấy khó hiểu nổi Khanh. Từ ngày bị tai nạn tới giờ tâm tính anh bất ổn, vui buồn thất thường, thay đổi suy nghĩ như chong chóng.
Thì cũng chính Khanh từng tỏ vẻ thích thú khi biết có người đến công ty thực tập. Rồi dù không trực tiếp tiếp xúc được anh luôn quan tâm hỏi thăm Gia Uyên từng chút. Đã có lúc Duy tưởng ông anh tưng tửng của mình để ý Gia Uyên, nên chuyện gì về con bé cũng muốn biết tường tận, nào ngờ đùng một cái ông ta hạ lệnh đuổi. Suy cho cùng thì vì lý do gì? Chả lẽ vì Uyên đã nhắc đến dì Huyền? Nếu đúng thế, Khanh còn hận dì ấy quá mức.
Duy thở dài, lúc nào anh cũng muốn gia đinh êm ấm, ba anh vui sống lúc tuổi xế chiều. Anh dễ dàng cảm thông với ông và dì Vân Huyền, nhưng Khanh thì không. Anh ấy luôn cho rằng không người đàn bà nào có thể thay thế mẹ của mình. Nhất là người đã gây ra cái chết cho mẹ như bà ta.
Nếu không vì giân cha, Khanh đa không lao vào bê tha để quen với cô gái đó. Và nếu không quen Huệ Linh thì Khanh đâu bị tai nạn và trở nên đổi tánh như vậy. Thật ra Linh là ai, còn chết hay sống, khó mà biết được, Duy chưa được gặp mặt Linh bao giờ và Khanh cũng chưa bao giờ giới thiệu cô ta với bạn bè hay người thân trong gia đình. Do đó Huệ Linh vẫn còn là một ẩn số đối với Duy. Anh muốn giúp Khanh tìm cho ra cô gái đó. Nhưng chuyện đó quả là mò kim đáy biển.
Bước vội xuống nhà xe, Duy goi ơi ới khi thấy Gia Uyên.
Cô bé vênh mặt lên:
- Gọi làm gì? Ngài giám đốc công ty bảo tôi phải cút khỏi đây trong vòng năm phút. Tôi không muốn bị bảo vệ đuổi chút nào.
Duy nhỏ nhẹ:
- Chuyện đâu còn đó. Uyên trở vào đi mà!
Gia Uyên tức tối:
- Tôi đã làm gì sai chứ! Tưởng rằng nói ra mối quan hệ của ông cha thì sẽ thắt thêm tình thân. Ai ngờ ông anh trời gầm của anh xỉ ngay vào mặt người ta đuổi không thương tiếc.
Duy hạ giọng:
- Mong Uyên thông cảm. Sau khi bị tai nạn, tánh tình của anh tôi có hơi thất thường. Tôi thay mat anh xin lỗi Uyên vậy.
Gia Uyên tò mò:
- Có phải vì cái chết của Huệ Linh không?
Duy ngạc nhiên:
- Uyên cũng biết chuyện này nữa à?
Uyên gật đầu:
- Ngôi nhà tôi đang ở trước kia của gia đình Huệ Linh mà.
Duy thở dài:
- Không biết cô gái ấy là người như thế nào mà khi từ giã cõi đời lại mang theo cả hồn lẫn vía của anh Hai tôi.
Gia Uyên nói:
- Tại sao anh em nhà anh lại cho rằng Huệ Linh chết rồi nhỉ? Người ta đang sống hạnh phúc bên chồng mà cứ bị trù, thật là tổn thọ.
Duy lại kêu lên ngạc nhiên:
- Có thật là Huệ Linh còn sống không?
- Sao lại không? Anh cứ hỏi Tuệ My sẽ rõ mọi chuyện. Chị con bé là bạn thân của Huệ Linh đó. Cũng vì tôi nói thế với ông Khanh nên hôm nay phải lãnh hậu quả! Đúng là làm ơn mắc oán.
- Qua loi của Uyen làm như cô và anh Khanh đã từng quen nhau trước không bằng.
Gia Uyên bĩu môi:
- Đúng như vậy! Nhưng là oan gia ngõ hẹp. Tức thật, mãi sáng nay tôi mới biết anh Khanh là giám đốc, chớ nếu như biết từ đầu, tôi đã không xin thực tập ở đây để khỏi phải quê như vậy.
Dường như không nghe lời chì chiết của Uyên, Duy thắc mắc một mình:
- Tại sao lại có nguồn tin là Huệ Linh đã chết ngay khi xảy ra tai nạn ở Vung Tau kìa! Lạ lùng thật!
Uyên nhấn mạnh:
- Lạ nhất là Huệ Linh đã xuất cảnh sang Mỹ hơn 4 năm nay và cô ta chưa hề về nước lần nào.
Duy nhíu mày:
- Vậy Huệ Linh nào mà hơn một năm trước đã quen với anh Hai tôi?
Uyên nói:
- Muốn biết cứ hỏi chị của Tuệ My. Chắc chắn chị ấy phải có hình ảnh gì đó của Huệ Linh chứ! Cứ mượn hình cho ông Khanh xem, sẽ rõ chứ gì!
Lưc Duy còn chìm trong ngẫm nghĩ, Uyên đã leo lên xe và đề máy:
- Tôi về đây! Cám ơn bấy lâu nay anh đã giúp tôi. Từ giờ trở đi không làm phiền anh nữa.
Giữ tay cầm xe cô lại, Duy vội hổi:
- Vậy còn chuyện thực tập thì sao? Còn những nửa tháng nữa mà.
Gia Uyên khinh mạn:
- Ba tôi quen thiếu gì! Anh khỏi cần lo. Thôi bye nhen!
Mím môi Uyên phóng xe ra cổng thật nhanh. Không giảm bớt tốc độ cô chạy bạt mạng trên đường và nghe lòng như vỡ vụn. Một chút tình cảm mong manh mà cô nghĩ Khanh dành cho mình quả là không có. Lâu nay cô chi tưởng tượng mà thôi. Nhức nhối trong ngực, Uyên chỉ muốn het to cho với tức tưởi trong lòng.
Tai sao Uyên cứ phải nghĩ tới hắn chứ! Tới bây giờ hắn vẫn là người xa lạ đối với cô. Nghĩ đến một người như thế đúng là viển vông vì ngoài Huệ Linh ra, Khanh có để ý tới ai nữa đâu. Nhếch môi đầy chua xót, Gia Uyên nhớ tới những câu thơ Tuệ My thường hay đọc:
Tình cứ đuổi theo người như chiếc bóng
Người thì không bắt được bóng bao giờ
Co le bắt đầu ngày mai, Gia Uyên phải khác đi. Ít nhất cô cũng không khờ khạo đến mức cứ đuổi theo cái bóng của tình yêu nữa.