Chương 8

Minh Như uể oải than:
- Bữa nay mưa, xem như tụi mình ngồi ngóng gió đông rồi. Lạnh như vầy, ai dám xơi kem.
Quỳnh My chép miệng:
- Áp thấp nhiệt đới thì mưa còn dài dài.
Minh Như bỗng hỏi:
- Mày định giấu bác gái tới chừng nào?
My lắc đầu:
- Không biết nữa. Hổm rày, mẹ tao cứ bắt tao làm việc cho cái lão Việt kiều đó hoài. Thú thật, tao bực đến mức chẳng muốn về nhà.
Ngập ngừng một chút, Quỳnh My nói tiếp:
- Chỉ sợ mẹ tao tới công ty Trường Thuận quậy thì phiền phức.
Minh Như trấn an:
- Bác ấy giận nên nói thế, chớ ai lại làm kỳ vậy.
Giọng Minh Như bỗng hạ xuống đầy tò mò:
- Tao không hiểu sao mày không làm cho công ty của bác trai, cũng không làm cho những công ty do bác gái giới thiệu? Dù hai bác đã ly dị nhưng vẫn là bố mẹ của mày mà.
Quỳnh My buồn bã:
- Có những chuyện tao không nói ra được, mà để trong lòng thì nhức nhối vô cùng.
Như ái ngại:
- Tao không giúp gì được cho mày sao?
My nhè nhẹ lắc đầu:
- Tao bất ổn về tinh thần, nên khó ai giúp được lắm.
Minh Như tủm tỉm:
- Có một thằng bồ sẽ ổn định tâm lý ngay.
Quỳnh My hơi dỗi:
- Tao nói thật mà mày lại đùa.
Như tròn mắt:
- Tao cũng thật chứ có đùa đâu. Biết đâu khi đã có bồ, mày sẽ thông cảm với ba mẹ hơn và sẽ hết buồn, hết khổ.
My xa xôi:
- Tiếc là tao chưa tìm thấy đối tựợng trong cái biển người mênh mông quanh mình.
Như chống tay dưới cằm:
- Đối tượng của mày ra sao? Nói thử xem rồi tao tìm hộ cho.
Quỳnh My mơ màng:
- Thật sự, tao không biết chàng như thế nào. Nhưng tao thích mối tình của mình khởi đầu kiểu lãng mạn.
Minh Như nghiêng nghiêng đầu:
- Kiểu lãng mạn ấy ra sao nhi?
My chớp mi:
- Thí dụ lần gặp gỡ đầu tiên phải thật bất ngờ, thật ấn tượng đến mức không thể nào quên nhau.
Cười cười, Minh Như đá vào:
- Kiểu như mày gặp anh Phúc ngoài sân bay phải không?
Mặt đỏ lên, Quỳnh My gắt:
- Mày vô duyên vừa thôi. Ông ta có bồ rồi, mày còn ghép đôi với tao hoài. Bà ta nổi máu Hoạn Thư lên thì không biết trốn ở đâu cho khỏi nhục.
Minh Như lên mặt thầy đời:
- Ăn thua gì. Ông bà mình có câu:
"Ruộng ai thì nấy đắp bờ.
Duyên ai nấy hưởng đừng chờ uổng công"
Hạ Dung với anh Phúc quen lâu thật, nhưng tao bảo đảm chả đi tới đâu đâu.
Quỳnh My kêu lên:
- Mày độc miệng vừa thôi. Tự nhiên trù người ta tan vỡ hả. Mà nếu họ có chả đi tới đâu như mày trù, tao cũng không dại dột lao vào cho lo.
Minh Như tỉnh bơ:
- Khi đã yêu chả ai tính lời lỗ.
Quỳnh My đứng dậy, bước tới dàn compac:
- Không thèm nói với mày nữa. Mở nhạc nghe vẫn hay hơn.
Quỳnh My vừa ngồi xuống thì cửa quán bật mở. Phúc cầm chiếc áo mưa trên tay bước vào cùng với gió.
Minh Như xuýt xoa:
- Eo ơi lạnh!
Phúc đóng vội cửa lại, giọng giễu cợt:
- Chà! Rảnh rỗi quá nhỉ.
Như cong môi:
- Anh tới ủng hộ em phải không?
Phúc gật đầu:
- Nhưng chỉ ủng hộ tinh thần thôi.
Quỳnh My vờ như không nghe lời Phúc vừa nói, cô khoanh tay nhìn mưa qua ô cửa kính.
Giọng Phúc lại vang lên. Anh gọi đích danh cô:
- Quỳnh My! Vừa rồi bác gái có đến công ty tìm tôi.
My nhảy nhõm lên:
- Anh nói ai?
Phúc điềm đạm nhắc lại:
- Bác Thúy tìm tôi.
Mặt tái đi, cô ấp úng:
- Rồi... rồi anh bảo sao?
Phúc nhún vai:
- Có sao đâu. Tôi nói là My vừa đi công tác.
Quỳnh My thắc mắc:
- Mẹ tôi không nghi ngờ à?
Phúc lắc đầu:
- Chắc là không. May cho em vì lần này bác gái gặp trực tiếp tôi.
Quỳnh My gượng gạo:
- Tôi biết. Tôi cám ơn anh đã nói giúp tôi và tôi cũng xin lỗi đã làm phiền anh.
Phúc lấp lửng:
- Hay là My tới công ty tôi thật đi, để khỏi phiền?
My liếm môi:
- Tôi đang phụ Như mà.
Minh Nhũ chen vào ngay:
- Anh Phúc đang cần người, mày về công ty giúp ảnh đi. Mùa mưa hơi ế ẩm, chắc tao trả lương cho mày không nổi rồi.
Quỳnh My hơi dỗi:
- Tao có đòi lương cao đâu. Mày nói nghe tự ái quá.
Minh Như nhỏ nhẹ:
- Đành là vậy, nhưng bán quán kem làm sao có tương lai, còn bằng đại học nữa. Chẳng lẽ mày để treo dàn bếp?
Quỳnh My còn đang phân vân, Như lại nói:
- Trước đây, mày chịu phụ tao vì muốn giết thời gian trống, vì chưa tìm được việc làm thích hợp. Giờ có cơ hội rồi, tội gì ra ngồi đây chạy bàn chứ.
Quỳnh My ngần ngừ:
- Để tao suy nghĩ đã.
Như nháy mắt:
- Còn suy nghĩ gì nữa. Dịp may không đến hai lần đâu. Huống hồ chi anh Phúc đang cần người, và bác gái đã tìm đến công ty của ảnh.
Quỳnh My nhìn Phúc:
- Chừng nào thì tôi có thể đi làm?
Phúc tươi cười:
- Càng sớm càng tốt.
My ngập ngừng:
- Công việc của tôi là gì?
- Thư ký văn phòng. Chắc My không chê chứ?
- Không cám ơn anh thì thôi, sao tôi lại dám chê nhỉ.
Phúc tủm tỉm:
- Không dám chê là được rồi.
Minh Như lách chách:
- Từ giờ trở đi, anh Phúc là sếp của mày. Nếu bị sếp ăn hiếp, mày cứ mách tao.
Phúc tỏ vẻ bất bình:
- Sao lúc nào em củng nghỉ anh ăn hiếp Quỳnh My vậy?
Như hỉnh mủi:
- Tại anh là giám đốc, nhỏ My là nhân viên. À! Quên nữa. Tim bà Hạ Dung rất hẹp hòi. Bà ta sẻ không để nhỏ My yên, nếu biết nhỏ là do anh đưa vào công tỵ Anh phải công tư phân minh đó.
Phúc gượng gạo:
- Em nói nhiều quá, không sợ kem chảy hết sao?
Như lườm Phúc:
- Nói nhiều, nhưng không độc bằng anh.
Chuông điện thoại reo vang. Minh Như dứ dứ tay về phía Phúc khi nghe điện thoại.
Anh nói:
- Minh Như có hơi chua ngoa, nhưng rất tốt bụng.
Quỳnh My gật đầu:
- Tôi biết chứ. Anh em anh giống nhau ở chổ rất quan tâm đến người khác. Cám ơn anh đã dành cho tôi một công việc.
Phúc chợt hỏi:
- Không phải tôi tò mò, nhưng tại sao em không làm cho công ty của gia đình?
Quỳnh My đáp ngắn ngủn:
- Tại tôi không thích. Tự lập vẫn tốt hơn.
Phúc nhỏ nhẹ:
- Bác gái lại cho rằng vì em giận chuyện ly dị của người lớn, tự mình đi tìm việc làm như một cách phản kháng.
Nhìn bầu trời xám xịt, Quỳnh My nói:
- Mẹ tôi luôn xét người khác qua cách nghỉ của mình. Chắc gì đả đúng.
Phúc tò mò:
- Thế còn ba em? Bác ấy nghỉ gì về chuyện tự lập của con gái?
Quỳnh My cau mày:
- Xin lỗi. Tôi có thể không trả lời được chứ, thưa giám đốc?
Phúc mỉm cười:
- Đương nhiên là được. Không trả lời củng là một cách trả lời cho tôi biết em nghỉ gì về ba mình. Chắc em trách tôi tò mò. Nhưng nếu hiểu rỏ tâm tư, hoản cảnh của nhân viên, việc điều hành của giám đốc sẻ sảu sắt hơn. Em không ngại cho tôi biết tên công ty của ba em chứ?
Quỳnh My nói:
- Công ty Minh Sơn. Trong thương trường củng có chút tiếng tăm, nhưng với tôi không có nghỉa gì hết.
Mặt Phúc bổng đổi sắc, anh lạnh tanh:
- Thì ra ba em là Triệu Minh Sơn.
Quỳnh My nhíu mày vì cách gọi tên xách mé của Phúc.
Co hỏi xẳng:
- Anh biết ba tôi à?
Phúc nhìn thẳng vào mặt My bằng cái nhìn hết sức hằn học, làm cô thoáng ngỡ ngàng:
- Có. Tôi biết ông ta.
Quỳnh My im lặng, linh tính cho cô biết Phúc không có cảm tình với ba cô.
Giọng Phúc lại vang lên:
- Ông Sơn là người nhiều kinh nghiệm trên thương trường. Sao em không làm việc cho ba mình để học hỏi?
Quỳnh My nói:
- Mọi gia đình có những điểm riêng. Anh không hiểu hoàn cảnh của tôi đâu.
Phúc nhìn chằm chằm vào những ngón tay chụm lại như một nắm đắm của mình:
- Ba mẹ ly dị chưa phải là hoàn cảnh đặc biệt có một không hai. Ông Sơn là ba em. Ổng phải lo cho em chứ?
Quỳnh My nhếch môi, nhưng không nói lời nào. Vừa lúc đó, Minh Như bước tới:
- Sao? Hai người hiểu nhau đến đâu rồi?
Phúc hơi cau đôi mày rậm:
- Đủ để có thể làm tốt công việc.
Minh Như reo lên:
- Vậy là được rồi.
Giọng Phúc chợt đầy bí hiểm:
- Nhưng tất cả chỉ chớm bắt đầu thôi.
Như bật cười:
- Anh khéo chơi chữ hả? Chớm bắt đầu nghĩa là sao chứ?
Quai ham Phúc bạnh ra:
- Anh muốn nói việc anh chờ đợi bao lâu nay sắp bắt đầu rồi.
Quay sang My, Phúc nhỏ nhẹ:
- Ngày mai, em tới công ty sớm nhé. Bây giờ tôi phải về.
Minh Như nhìn ra phố:
- Trời còn mưa mà.
- Nhưng anh có hẹn.
Như hấp háy mắt:
- Với bà Dung à? Chà! Chờ em dưới mưa củng tình thật đó.
Phúc phớt tỉnh trước câu châm chọc của Như. Anh khoác chiếc áo mưa vào rồi đẩy cửa bước ra đường.
Ngồi sau tay lái, anh đốt một điếu thuốc và kéo một hơi thật dài. Trong lòng anh, cảm giác căm giận bỗng đậy tràn khi nghĩ tới Triệu Minh Sơn. Cảm gíac ấy vừa dâng lên đả ngậm ngùi dịu vợi khi Phúc nghỉ tới Quỳnh My.
Tại sao cô bé lại là con gái kẻ thù của gia đình anh? Tim Phúc chợt nhức nhối không nguôi. Lẽ nào anh sẻ nhằm vào Quỳnh My để làm cho ông Sơn đau đớn?
Phúc mệt mỏi nhìn cái gạt nước đưa qua đưa lại trước mắt, và thèm được đắm mình vào một giấc ngủ không đầy suy tư, không chút mộng mị.
Bốn năm dài trôi qua, anh đả bỏ hầu như sức lực, thời gian vào công ty Trường Thuận. Anh đả hy sinh cả những phút hiếm hoi dành cho Hạ Dung, để dốc hết tâm trí cho việc làm giàu. Anh phải gây dựng lại công ty Trường Thuận lớn gấp ba gấp bốn lần trước đây, để ba anh được ngậm cười ở cỏi vỉnh hằng. Anh phải triệt tiêu công ty của ông Sơn bẳng mọi giá. Anh phải đạt được mục đích của mình.
Phúc chợt nghe miệng khô đắng, điếu thuốc chợt vô vị trên môi. Con người ta thật bất hạnh nếu cứ phải sống với hận thù.
Tại sao từ nhỏ, mẹ đả gieo vào đầu anh toàn nhửng chuyện thù hận, để bây giờ anh không thể sống yên, yêu chân thành như mọi người đàn ông khác chứ?
Nghỉ tới Hạ Dung, lòng Phúc bổng se thắt buồn. Thật ra, anh có lổi khi cứ kéo dài thời gian bắt Dung chờ đợi. Hai người yêu nhau đả nhiều năm rồi. Lẻ ra theo năm tháng tình cảm sẻ ngày thêm sâu đậm, nhưng thực tế lại không như vậy. Chẵng lẻ anh không yêu cô? Cái gọi là tình yêu mà hai người cố công vun đắp lâu nay chỉ là ngộ nhận?
Dạo này Hạ Dung có nhiều thay đổi, cô không đề cập tới vấn đề cưới hỏi nửa. Có lẻ tim cô đa chai như cô thường chua chát nói với anh. Dường như cô đang muốn tách rời khỏi Phúc. Điều đó không làm anh nhẹ nhỏm, trái lại, anh càng thấy mình có lổi hơn. Anh tự nhủ phải có trách nhiệm với Hạ Dung. Anh không được phép bỏ cô vì một người vừa thoảng qua trong hồn.
Phúc bóp còi inh ỏi. Phải hơn một phút sau, cô gái giúp việc mới lúp xúp trong cái áo mưa chạy ra mở cổng. Cho xe vào gara, Phúc bước dọc hành lang lên phòng khách rộng thênh thang vừa vắng vẻ vừa lạnh tanh.
Mẹ anh vẩn đi ra đi vào rồi thân:
"Ngôi nhà này thiếu tiếng cười của bọn trẻ con. Bởi vậy, nó không thể nào ấm cúng được"
Mẹ anh đúng là vừa độc đóan, vừa tham lam. Bà đòi hỏi ở Phúc nhiều qúa làm anh đâm ra chán.
Từ khi anh vào học lớp một, bà đả nhồi nhét vào đầu anh cái tư tưởng phải hơn người, phải đứng đầu lớp. Bởi vậy, hầu như Phúc không có tuổi thơ. Với anh, chả chết sớm, gia đình bị phá sản đả là điều quá bạt hạnh, anh lại bị mẹ ép vào một khuôn khổ cứng ngắc, nên tuổi thơ anh chẳng khác nào một nụ hoa chưa nở đả bị ép khô.
Đến năm anh học cấp hai, bà suốt ngày nói về lòng oán hận, về cái chết của ba anh, cái chết mà bà không hề chứng kiến. Nhưng qua lời của mẹ, Phúc có cảm giác như tận mắt bà nhìn thấy giờ phút sau cùng của chạ Chính bà nung nấu lòng căm ghét trong anh, biến anh thành một người không có tình yêu.
Khi anh học đại học, củng chính bà giới thiệu Hạ Dung cho anh quen. Mẹ Dung và mẹ anh là bạn thời con gái. Anh chỉ thoáng thấy cô ở những lần chở bà tới thăm mẹ Dung. Thoạt đầu, Phúc không hề chú ý tới Dung. Đến khi mẹ anh tạo cơ hội cho hai người thường xuyên gặp nhau. Dung đã bám lấy anh. Dần dà Phúc quen vời sự hiện diện của cô, rồi tình yêu phát sinh thật đơn giản và dể dàng dưới bàn tay sắp xếp của hai ba mẹ.
Ngày đó, anh còn ngu ngơ khờ khạo quá, giờ chửng chạc hơn anh lại bị trói buộc bởi trách nhiệm. Trong tình yêu mà phải nói tới trách nhiệm nghe thật nặng nề.
Bà Hảo từ trong bước ra, giọng thất vọng:
- Hạ Dung không về với con à?
Phúc trả lời:
- Hôm nay Dung không đến công ty.
- Thế con bé đi đâu?
- Con không biết.
Bà Hảo lo lắng:
- Hay nó bệnh? Con có gọi điện thoại về nhà nó hỏi thăm không?
Phúc chép miệng:
- Mẹ khéo lọ Dung đâu phải trẻ con.
Bà Hảo ngọt nhạt:
- Chính vì thế, mẹ mới lọ Mày làm sao, nó theo người khác thì mất vợ đấy con ạ.
Phúc im lặng. Bà Hảo ngồi xuống ghế:
- Việc ở công ty thế nào?
- Củng bình thường.
- Còn ở cơng ty Minh Sơn?
Phúc mệt mỏi đáp:
- Họ đã gượng lại sau đợt bị chúng ta giật mối làm ăn.
Bà Hảo lắc đầu tiếc rẻ:
- Con và ông Trường vậy mả dở, phải lần đó thừa dịp đập cho nó sụp luôn thì hay biết mấy.
Nhìn qua cửa sổ, Phúc nói:
- Mẹ làm như dể lắm không bằng. Sau đợt đó, công ty củng gặp khó khăn vậy.
Bà Hảo hơi cau mày:
- Khó khăn gì? Mẹ nghe Hạ Dung nói công việc đang phát triển. Công ty Châu Á đả có chi nhánh ở Sài Gòn rồi mà.
- Cái khó là điểm này đấy. Đả có chi nhánh, họ đâu độc quyền giao hàng cho mình nữa. Mà giao hàng đại trà thì các đại lý làm ăn nhỏ ngu dại gì nhận hàng qua trung gian của mình. Sớm muộn gì công ty cũng phải chuyển hướng làm ăn.
Giọng bà Hảo chát chúa:
- Vậy là để mặc lảo Minh Sơn tung hoành. Con đả quên vì sao cha mình chết à?
Phúc chợt buông một tiếng cười gằn:
- Con nhớ, nhưng xin mẹ để con yên một thời gian. Con đả vì ba và vì cả mẹ đổ hết tuổi thanh xuân và công sức vào công ty Trường Thuận. Chưa dược nghỉ ngơi, dù một ngày, mẹ đả bắt con trả hận. Song bằng lòng hạn thù người ta phải khổ sở dường nào, mẹ biết khộng?
Mặc cho bà Hảo sững sốt nhìn mình, Phúc hằm hằm bỏ về phòng riêng. Anh không hiểu sao lại nói như thế với mẹ. Nhắm mắt lại, anh cố đừng nghỉ ngợi, nhưng hình ảnh mẹ đang đâm vào ngực, khóc nức khóc nở khi nghe tin ba anh chết cứ hiện lên rỏ mồn một như chuyện đó vừa xảy ra hôm qua thôi.
Đả hơn 20 năm, nhưng cái ngày u ám đó vẫn khắc sâu trong tâm trí Phúc. Có lẻ tai tiếng khóc của mẹ quá thẹ lương nên anh không thể nào quên, trong khi người được khóc là ba ruột mình thì Phúc lại không thể hỉnh dung được, dù là gương mặt, tiếng cười, lời nói hay vóc dáng.
Với Phúc, ba anh mơ hồ lắm. Mãi sau anh được biết về ông qua lời kể của những người thân quanh mình. Trong những lời kể đó có bao nhiêu câu chuyện thật, bao nhiêu câu chuyện được hư cấu, Phúc không đoán được. Ông đã chết rất nhiều năm rồi. Vậy mà mẹ anh vẫn còn ôm mải mối hận xưa trong lúc Phúc chỉ mong cởi bỏ.
Đốt điếu thuọc nhìn bóng mình in trên vách lẻ loi, cô độc và thấy rỏ dường như gánh nặng của quá khứ vẫn còn đè nặng hai vai.