Chương 14

Để cái vali xuống đất thật mạnh, Kha xoa tay nói:
- Con Nghi dọn vào ở chung với mẹ chừa phòng này cho tao.
Nghi kêu lên:
- Vẫn còn cái phòng nhỏ sau bếp, sao lại giành của em?
Kha cau có:
- Chỗ đó tối thui, ai mà ở!
Nghi khoanh tay:
- Những nơi tăm tối mới hợp với anh. Em không đi đâu hết!
Kha lừ mắt:
- Mày ngon thật!
Bà Tiên mệt mõi nói:
- Đọn vào phòng mẹ đi Nghị Dầu sao nó cũng là anh con mà.
Đông Nghi cao giọng:
- Đúng là anh, nhưng có cơ hội ảnh sẳn sàng bán đứng con. Muốn gì cũng phải nhỏ nhẹ thương lượng đàng hoàng chứ. Có giỏi đòi ở phòng anh Kiên ấy.
Chỉ tay vào mặt Nghi, Kha cười gằn:
- Đừng thấy thằng này thấ t thế rồi hỗn nhé. Tao chỉ ở tạm đây thôi, mười bữa nửa tháng tao lại có tiền, có nhà khác. Lúc ấy mày biết tay!
Đông Nghi bĩu môi hất mặt ra sân. Đã đến lúc này mà Kha vẫn con` xấc xược dễ ghét. Công ty của ba cô vừa bị đình chỉ hoạt động và đang chịu kiểm tra toàn diện. Ngôi nhà năm sáu trăm triệu ở An Phú bị niêm phong, ông bị cách chức giám đốc và có lẽ sẽ ra hầu tòa một ngày không xa.
Ngoại trừ cô đón nhận tin này với hai hàng nước mắt, mẹ và anh Kiên vẫn dửng dưng như nghe chuyện của người dưng. Đến khi biết ba đang nợ tới hai chục tỷ, tự nhiên Đông Nghi thấy lòng đầy cay đắng. Cô không trách mẹ và Kiên nhẫn tâm nữa, trái lại Nghi cứ bị ám ảnh mãi bởi số nợ đó. Có phải ba đã lãng phí, tham ô, cố ý làm sai, trốn thuế như lời Vũ nói với mẹ đêm qua không? Nếu đúng thế chắc ông phải ngồi tù.
Ông đã làm gì với số tiền khổng lồ ấy? Chắc chỉ anh Kha biết. Hai người vung vít tiêu xài, có nghĩ chi tới người thân, bây giờ ngã ngựa quay về nhà còn làm phách. Nhớ tới thái độ của Kha trong đêm dự tiệc chiêu đãi, Nghi nổi nóng. Cô lầm lì đứng dậy:
- Trong nhà này, anh chả có tư cách gì hết kể cả tư cách làm anh. Thử đụng tới tôi xem! Bộ mặt của anh đã lộ ra sau cái đêm dự tiệc đứng quái quỷ ấy rồi. Với tôi, anh là người dưng kẻ lạ, tôi nhường phòng chẳng qua vì thương mẹ thôi.
Dứt lời, cô bỏ ra sân ngồi xuống bậc thềm trước cửa, lòng tức anh ách khi thấy mẹ tự tay xách vali của anh Kha vào phòng.
Hừ! Cần gì mẹ phải làm thế cho ông ta lên mặt. Ổng là... đại bất hiếu tử kia mà, bộ mẹ đã quên và tha thứ chuyện trước đó rồi sao? Lẽ ra lúc này phải ở với ba để lo lắng, an ủi ông thì Kha lại trở về nhà. Ảnh đúng là người không xài được.
Nghi mím môi ném hòn sỏi nhỏ vào vách rồi đứng dậy mở cổng cho Kiên.
Vọt chiếc Citi vào sân, Kiên cau mày khi thấy chiếc Dream của Kha. Anh hỏi trổng:
- Nó về làm chi vậy?
Nghi bĩu môi:
- Ổng xin về đây ở với giọng điệu phách lối thấy ghét!
- Ý mẹ thế nào?
Nghị xụ mặt:
- Mẹ đang dọn phòng em cho ổng.
Kiên nghiến răng:
- Hừm! Đâu dễ dàng như vậy được. Trước kia nó một hai xúi ba bán nhà cũ để mẹ và mình tới đây mà. Chỗ này đâu phải của nó.
Đông Nghi chắc lưỡi:
- Mẹ bảo dù sao cũng là anh em. Anh nghĩ mẹ đành bỏ ổng sao?
- Mẹ quên nó từng bán đứng mình rồi à! Tao dứt khoát phải tống nó đi.
- Làm vậy chỉ tổ cho thiên hạ cười.
Kiên gằn giọng:
- Dư luận là cái thá gì? Dạo này tao quen chịu búa rìu của thiên hạ rồi.
Dứt lời, anh hầm hầm bước vào trong. Kha vẫn ngồi chễm chệ trên xa lông, mặt tỉnh queo như không nhìn thấy Kiên.
Anh nóng nảy quát:
- Ở đây không có chỗ cho mày.
Kha rờ cằm:
- Mẹ không đuổi tao thì thôi, mày lấy quyền gì để nói vậy?
Bà Tiên nhỏ nhẹ:
- Thôi Kiên! Xảy ra nhiều chuyện như vầy, con muốn nó đi đâu nữa.
Kiên gắt lên:
- Lúc này nó phải ở kế ba chứ!
Kha cộc cằn:
- Ổng trốn đâu mất, tao không tìm được làm sao mà ở kế với ở gần.
- Hừm! Chớ không phải mày sợ liên lụy à? Dầu gì cũng là thơ ký riêng mà.
Kha nhún vai:
- Thơ ký riêng gì cái thằng tao! Chẳng qua lâu nay theo xách cặp cho ông già thôi, có xơ múi chút nào đâu mà để sợ liên lụy.
Kiên chống nạnh:
- Hừ! Con người mày lúc nào cũng trơn truột như lươn. Nếu có lợi, tao chắc mày sẵn sàng khai xấu ông già.
Kha đứng dậy nói với bà Tiên:
- Con về phòng đây!
Kiên bất bình nhìn theo:
- Tự nhiên bắt con Nghi ở chung với mẹ. Rồi mẹ sẽ hối hận vì quá dễ dãi với thằng khốn ấy.
Bà Tiên thở dài:
- Nó cũng là con như tụi bây. Mẹ không làm khác được.
Rồi bà ngập ngừng:
- Đã biết chỗ ba ở chưa?
Kiên ngao ngán lắc đầu:
- Thằng Kha còn không biết, làm sao con biết được. Nhưng Vũ hứa sẽ nhờ người tìm giúp.
Đông Nghi kêu lên:
- Sao lại lôi anh ta vào chuyện này?
- Hắn tự nguyện chớ ai mà lôi.
Nghi lầm bầm:
- Việt Kiều về nước biết quái gì mà đi tìm người.
Kiên nói:
- Coi bô em có thành kiến với Vũ. Hắn khá lắm đó.
Xốc lại chồng báo trên bàn, Nghi bĩu môi:
- Đàn ông gì cẩn thận từng chút như đàn bà. Ai lấy phải Vũ, suốt đời chắc khổ vì những nguyên tắc khô khan cứng ngắc, cũng như tính tình quá kim chỉ của hắn.
- Điều này chưa chắc đúng. Con gái khổ vì những tay ba hoa, mồm mép ngọt ngào, nhưng thực chất không có bản lĩnh, thiếu tự lập. Bộ em chưa rút kinh nghiệm từ Triệu à!
Mặt Nghi tái đi:
- Anh nói hơi nhiều rồi đó!
Kiên nhấn mạnh:
- Đôi lúc phải nói nhiều, nói dai, người khác mới hiểu.
- Xin lỗi! Em không phải hạng người cần nghe những lời của anh.
Bà Tiên kêu lên:
- Anh em tụi bây sao vậy? Cứ xáp vào là có chuyện. Hết đứa này tới đứa kia. Mệt quá!
Bà rút một điếu thuốc, châm lửa rít liên tục mấy hơi rồi bỏ đi vào phòng. Kiên chậm rãi bước lên lầu. Đông Nghi cũng lấy cho mình một điếu rồi trở ra sân với hộp quẹt diêm.
Dạo này những lúc quá buồn,cô cũng tự phép mình hút một điếu. Chưa ghiền nhưng đã hơi quen tay... Những lúc cô đơn như vậy, Nghi thèm có người ở cạnh để động viên, nhưng ngoài những sợi khói dật dờ ra, làm gì có ai...
Giờ này chắc Triệu đang cùng Nhật Lan hưởng tuần trăng mật ở Singapore hay Thái Lan gì đó.
Cô hiu hắt cười và tự trách mình ngốc, cứ nhớ mãi tới một người không đáng. Anh Kiên nói đúng.Lẽ ra cô phải rút kinh nghiệm từ Triệu, rồi quên anh ta đi mới phải.
Có tiếng xe dừng trước nhà, Nghi nhìn ra và thấy Vũ. Hôm nay anh không đi xe đạp nữa mà chạy chiếc Dream màu đen.
Rất tự nhiên Vũ đẩy cửa bước vào và ngồi xuống tam cấp bên Nghi.
- Sao lại ngồi đây cô bé?
Nghi hững hờ:
- Buồn quá!
Dịu dàng lấy điếu thuốc trên tay Nghi, Vũ nói:
- Có buồn cách mấy cũng không nên cầm thứ này. Đã một lần tôi dằn lòng để em hút hai điếu rồi, lần này thì không đâu.
Co chân lại tựa cằm trên đầu gối, Nghi trầm giọng:
- Cám ơn! Ít ra tôi cũng còn được một người quan tâm. Nếu anh không tới, chắc tôi sẽ đốt hết cả gói mà chả ai thèm ngăn.
Vũ gắn điếu thuốc lên môi:
- Tôi sẽ hút hết điếu này coi như đốt hết nỗi buồn giùm em.
- Anh biết tôi buồn cái gì sao?
Vũ tủm tỉm cười:
- Khi gặp thầy bói, họ thường hỏi muốn xem tình duyên hay gia đạo. Tôi không là bốc sĩ nhưng biết em buồn vì cả hai chuyện trên. Đúng chứ!
Đông Nghi lắc đầu:
- Chỉ đúng phân nữa.
- Chà! Vậy cũng đủ để tôi hành nghề bói toán kiếm thêm tiền chợ rồi.
Đông Nghi nheo mắt:
- Đường như lúc nào anh cũn bận rộn với việc kiếm sống?
Vũ so vai:
- Đâu có gì xấu! Tôi quen tự lập từ lâu, nên khi đùa cũng nghĩ tới nó. Chắc em khó chịu.
Nghi vuốt tóc:
- Tôi chỉ ngạc nhiên khi so sánh anh với hai ông anh ở nhà.
Búng cho tàn thuốc rơi xuống, Vũ nói:
- Hai người cũng như tôi thôi. Cụ thể là Kha. Ảnh tận dụng tất cả mọi thứ trong tầm tay để đạt được mục đích. Đó cũng là một kiểu kiếm sống.
Nghi xua tay:
- Nhưng cách sống của anh khác hẳn nhiều người.
- Trong đó chắc có cả Triệu?
Nghi không trả lời. Cô quẹt một que diêm rồi nhìn nó bùng trong bóng tối.
Vũ ngập ngừng:
- Xin lỗi. Tôi vô duyên quá!
Giọng Nghi nhỏ gần như thầm thì:
- Thay vì nhắc tới Triệu, sao anh không nói về bản thân?
Bất ngờ trước đề nghị của Nghi, Vũ ngập ngừng:
- Tôi có gì đâu để nói.
Môi Nghi cong lên nũng nịu:
- Vậy đừng trách người khác vô tình, không hiểu gì về mình nhé!
Vũ búng tành thuốc ra xa:
- Nếu thỏa lòng tò mò của người khác vô tình, tôi chẳng đời nò tư... khai lý lịch.
Đông Nghi giận dỗi:
- Anh đã nói thế một lần, bây giờ lại nhắc lại, bộ tôi giống mấy mụ đàn bà tò m`o tọc mạch lắm sao? Nếu vậy không đời nào tôi muốn... hiểu về anh nữa.
Thấy Đông Nghi gục đầu vào lòng không thèm nhìn... ai, Vũ chẳng biết phải dỗ bằng cách nào. Anh tựa mình vào vách ngẩn ngơ nhìn mái tóc đổ dài như dòng suối của Nghi.
Rồi như sực nhớ ra, Vũ cho tay vào túi lấy hai con thiên nga bằng sứ trắng tinh xếp trên nền gạch bông. Anh vỗ về:
- Đừng nhõng nhẽo nữa. Tôi có quà cho em đây... Nhanh lên, không thôi nó... bay mất đó!
Đông Nghi phụng phịu:
- Ai mà cần quà... Đừng có du...
Vũ bồi hồi:
- Thật mà. Tôi đếm tới ba, em không mở mắt ra chúng nó sẽ vỗ cánh bay mất đo. Nào! Một... hai...
Nghi ngước mắt lên nguýt Vũ một cái dài. Anh mỉm cười:
-... Bọn chúng ở ngay chân em ấy.
Đông Nghi cuối xuống và xuýt xoa:
- Trời ơi! Thấy thương quá!
Cầm hai con thiên nga lên, Nghi nói tiếp:
- Nhỏ xíu hà! Chắc là dễ vỡ lắm vì bằng sứ trắng.
Cười thật tươi, Nghi ríu rít:
- Tôi sẽ để hai đứa nó trên bàn học,buồn buồn ngắm chúng cũng vui... Cám ơn anh nha!
Vũ nheo mắt:
- Chỉ cám ơn thôi sao?
Đặt hai con trên lòng bàn tay, Nghi dài giọng:
- Không thèm giận nữa, chịu chưa?
Vũ vờ vịt:
- Ủa! Vậy là nãy giờ Nghi giận tôi.
Liếc một cái làm Vũ ngẩn ngơ, Nghi hỏi:
- Chớ không lẽ anh giận tôi?
- Từ bé đến lớn tôi chưa biết giận ai hết.
Nghi cười cười:
- Thiệt hong đó!
Vũ gật đầu:
- Thật chứ! Với bạn bè, một là chơi được hai là chia tay, giận làm chi cho mệt.
- Còn với người yêu?
- Tôi chưa giận lần nào. Nhưng nếu có cũng đâu ngoại lệ.
Nghi nghiêng đầu nhìn thiên nga:
- Chà, ghê nhỉ! Người yêu của nah chắc phải toàn diện,tòan mỹ.
Vũ thản nhiên:
- Không phải đâu. Cô ta có nhiều điểm dễ ghét lắm, chỉ vì tôi quá yêu nên chưa dám giận.
Nghi buôt. miệng:
- Anh Kiên nói ai làm người yêu của anh là phúc ba đời, cũng đúng.
Chăm chú nhìn cô, anh hỏi:
- Thế... em nghĩ sao về nhận xét đó?
Đông Nghi lắc đầu nhanh như máy rồi nói lảng đi:
- Tôi có biết gì về anh đâu mà nghĩ với ngợi. Nhưng it' ra anh cũng nên giới thiệu về người yêu với anh em nhà tôi, để mọi người còn chiêm ngưỡng chứ.
Vũ từ tốn nói:
- Anh Kiên biết cô ấy mà! Tôi đâu hề giấu ai người mình yêu.
Tim Đông Nghi chợt nhói lên đau buốt, cô ngỡ ngàng nhìn Vũ:
- Vậy sao! Nhưng tôi lại không biết.
Vũ trầm giọng:
- Có dịp tôi sẽ giới thiệu cho em.
Vũ trầm giọng:
- Có dịp tôi sẽ giới thiệu cho em.
Nghi sự lấp sự hụt hẫng của mình một câu hỏi:
- Tối nay anh đến là vì hai con thiên nga này sao?
- Đúng vậy! Chúng mong manh quá tôi sợ mình làm vỡ mất. Để trên bàn học của Nghi, chắc an toàn hơn trên bàn làm việc bề bộn của tôi.
Đông Nghi nghe tiếng mình thật lạ:
- Biết chúng dễ vỡ, sao anh lại mua?
- Chẳng hiểu nữa! Có lẽ tôi muốn thử tính cẩn thận của mình, nên ngoài đôi này ra tôi còn một đôi nữa ở trên bàn. Hy vọng chúng không chết yểu, cũng không xa nhau giữa chừng.
Nhếc môi, Nghi nói:
- Anh không đến đỗi khô khan như tôi vẫn nghĩ.
Vũ xa xôi:
- Cũng nhờ làm bạn với cô bé như em. Nếu không tôi đã thành lão già 60 khó chịu về mọi thứ.
- Kể cả trong tin`h yêu sao?
- May phúc, tin`h yêu thì không vì cô nàng của tôi cũng trẻ con như em.
Nghi dè dặt:
- Anh định ở lại VN luôn à?
Vũ nhún vai:
- Điều này còn tùy vào cô ấy. Nghi đóan thử xem người ta có thích đi không?
- Ai cơ?
Chắc lưỡi, Vũ cao giọng:
- Cô nàng của tôi.
- Làm sao tôi biết được, khi cả tên tuổi mặt mũi... người ta tôi vẫn mù tịt.
- Ừ nhỉ! Khi quá yêu tôi cứ tưởng cả trái đất này đều biết về người mình yêu.
Đông Nghi tằng hắng:
- Nói mà không biết ngượng. Đúng là... "phô"!
Vũ cà khịa:
- Bạn bè mà ngượng gì. À, quên nữa! Tại sao tối nay Nghi ngồi buồn vậy? Cần tôi... tư vấn không?
Nghi mệt mõi lắc đầu ngay lúc Kha từ trong bước ra.
Anh ta cao giọng:
- Sao lại ngồi ngoài hiên kỳ vậy Nghi.
Đông Nghi xụ mặt:
- Ngồi đây cũng được chứ sao?
Vũ cũng chìa tay ra:
- Anh khỏe không?
Kha nhíu mày rồi hờ hững nắm tay Vũ "
- Anh là... là... À! Tôi nhớ rồi, luật sư công ty Vĩnh Thành. Anh quen với Đông Nghi à!
Vũ mỉm cười:
- Vâng.
Kha mai mỉa:
- Chắc con bé không định nhờ anh biện hộ cho ông già tôi chớ?
Vũ thản nhiên:
- Nếu Đông Nghi nhờ, tôi sẳn sàng.
Kha nói:
- Tội ổng nặng lắm, chỉ sợ anh cãi không lại số trời thôi.
Vỗ vỗ vào vai Vũ, Kha tỏ vẻ đàn anh:
- Ở chơi nghen... Nhưng phải vào phòng khách cho đàng hoàng.
Đợi Kha dắt chiếc Dream ra khỏi cổng, Vũ hỏi ngay:
- Nguyên nhân làm em buồn đấy phải không?
Đông Nghi gượng gạo:
- Sao anh nhận ra ảnh hay vậy?
Vũ trả lời:
- Giọng nói của Kiên không rít, không lạnh như giọng Kha. Hai anh em là hai thái cực đối chọi về tính cách.
Nghi thở dài:
- Ảnh về đây thế nào cũng có chuyện với anh Kiên. Tôi lo lắm!
Giọng Vũ băn khoăn:
- Điều bất hạnh nhất trong một gia đình là anh em thù hằn, tranh chấp với nhau. Gia đình tôi cũng rơi vào bất hạnh này.
Nghi chớp mắt:
- Chính vì vậy anh mới trở về lại VN?
- Gần như thế.
Chống tay dưới cằm, Nghi tròn mắt nhìn Vũ:
- Anh nói đi, tại sao vậy? Tại sao anh em trong nhà lại không yêu thương nhau, sẳn sàng bán đứng nhau?
Vũ trầm ngâm:
- Vì xã hội thời nay thay đổi quá nhiều, tôi những tưởng chỉ ở Mỹ mới có chuyện đau lòng này. Ai ngờ khi về nước, lao vào công việc mới hay ở đâu cũng có hạng người sa+?n sàng vì lợi ích cá nhân mà làm điều xấu.
Nghi vụt hỏi:
- Cái xấu đó thể hiện ở gia đình anh ra sao?
- Nghi muốn biết lắm à?
Nhìn đôi môi nhếch lên đầy mai mỉa của Vũ, cô bối rối:
- Ơ... không! Nếu anh cho là tôi tò mò thì thôi, mình nói chuyện khác đi.
Vũ khoanh tay trước ngực:
- Tôi không nghĩ rằng em tò mò, nhưng tại sao em muốn biết về tôi?
Đông Nghi nói:
- Muốn hiểu rõ về người quen, đâu có gì sai phải không?
Vũ nheo mắt:
- Nhưng em muốn hiểu tôi tới mức độ nào? Tận tim đỏ hay tận đáy lòng tôi?
Đông Nghi chớp mi:
- Điều này còn tùy mức độ thành thật của anh. Nếu là bạn bè, hiểu thấy lòng nhau tốt rồi. Còn trái tim anh đã thuộc về người khác, tôi đâu dám hiểu nữa.
Vũ bật cười:
- Tối thích cái tính... lém của em lắm! Chỉ tiếc là... là...
- Tiếc thế nào?
- Tiếc trái tim tôi đã có chủ.
Đông Nghi gượng gạo ngó lơ ra đường, cô nghe giọng Vũ vang lên:
- Gia đình tôi chỉ có ba anh em trai. Nếu có được cô em gái như Nghi, chắc bố mẹ tôi cưng lắm.
- Chưa hẳn là vậy. Tôi cũng là con gái út duy nhất, nhưng có được cưng đâu. Càng lớn mỗi người trong nhà càng khép kín, xa lạ với nhau.
Vũ nhẹ nhàng an ủi:
- Đù sao Nghi vẫn còn anh Kiên và bác gái lo lắng. Qua những biến động lớn tôi nghĩ hai người cũng đang rút vào lớp vỏ của mình như em. Dần dà đâu sẽ vào đó, em lại được thương yêu như xưa... Còn tôi thì không bao giờ... Gia đình tôi đã chia tam xẻ tứ khi sang Mỹ.
- Tại sao vậy?
Vũ xa xăm:
- Hồi ở VN,ba tôi là chủ một cơ sở sản xuất hàng mỹ nghệ xuất khẩu khá nổi tiếng. Anh em tôi không phải lo lắng gì ngoài việc ăn học. Dạo ấy ba tôi luôn mơ ước cơ sở của mình ngày càng được phát triển hơn nữa. Ông chú ruột tôi sang Mỹ từ trước giải phóng. Ở bển, ổng cũng có một tiệm buôn bán lớn. Chú tôi có ý tốt muốn bảo lãnh gia đình qua bên ấy. Và chúng tôi đã đi với một điều kiện...
Đông Nghi thắc mắc:
- Còn cơ sở ở đây thì sao? Giao cho nhà nước à?
Vũ lắc đầu:
- Không! Gia đình bên vợ của chú còn một người em trai ở lại. Ông ta không thích đi, do đó khi bảo lãnh, thím tôi đã đưa ra một đề nghị: nếu ba tôi đồng ý nhượng lại cơ sở sản xuất mỹ nghệ cho em bà ta, thì sau khi qua Mỹ, thím sẽ thanh toán sòng phẳng số vốn đó để lập nghiệp trên đất Mỹ. Một đề nghị hết sức hấp dẫn phải không?
Nghi máy móc gật đầu và lắng nghe Vũ nói tiếp:
- Toàn bộ cơ sở lúc ấy nếu tính ra khoảng hai trăm cây vàng, tức độ chừng một trăm ngàn đô, số tiền không phải nhỏ ở Mỹ. Ba tôi vì mê đi và cũng vì cả tin nên đồng ý. Thủ tục kéo dài hơn một năm. Suốt thời gian đó ông vẫn tới cơ sở, nhưng không phải với vai trò giám đốc, ông đến để tận tụy chỉ dẫn người em vợ của chú tôi cách điều han`h công việc, quản lý công xưởng và trăm công ngàn thứ linh tinh khác. Cho tới ngày lên máy bay. Năm đó tôi được 18 tuổi, vừa tốt nghiệp phổ thông...
Nhìn bầu trời mênh mông tối, Vũ mơ màng:
- Lúc bé, tôi mê vẽ lắm và luôn tin tưởng lớn lên mình sẽ là một họa sĩ nổi tiếng. Khi vừa sang Mỹ, tôi hào hứng nghĩ rằng sau khi học vẽ ở đây, tôi sẽ nổi tiếng khắp thế giới, tranh tôi bán còn mắc hơn của Picasô hay Van- Gô. Thế nhưng mơ mộng đã vội lụi tàn vì nơi tôi đến cũng là chốn trần gian với đủ thứ bát nháo. Điều tệ hại không lường trước đã xảy ra khi vợ chồng chú tôi trở mặt...
Nghi kêu lên:
- Họ không trả tiền à?
Vũ thẳng thừng gật đầu:
- Đúng vậy!
- Nhưng tại sao họ... ác thế?
- Thím tôi bảo trước kia tiệm buôn bán khá lắm, nhưng độ một năm nay ế ẩm quá. Đã lỡ bảo lãnh gia đình nên đành bấm bụng rước qua, chớ hết khả năng giúp đỡ rồi.
Nghi ngao ngán:
- Thật là tàn nhẫn.
Giọng Vũ đều đều:
- Nơi xứ lạ quê người, gia đình tôi lâm vào cảnh khốn cùng. Ba tôi như điên trước bộ mặt béo phị trơ tráo đến mức vô liêm sỉ của... thằng em trai mà xưa kia chính ông đã nuôi lớn khôn rồi cho đi du học. Từ một ông chủ, sang xứ người thành một gã cu li, ba tôi bỗng thay đổi kinh khủng, ông trở nên lạnh lùng khép kín.
Ngừng một chút với hồi ức, Vũ nói:
- Với mười ngàn đô, chú tôi đưa cho bố thí lần đầu cũng là lần cuối, ba tôi giấu kỹ rồi tuyên bố một câu tựa dao chém...
Nhìn đôi mắt tròn xoe của Nghi, Vũ buồn bã hạ giọng:
- Ổng bảo: từ giờ trở đi mạnh ai nấy lo thân, ông không còn trách nhiệm nữa.
Ngồi thẳng người lên, Đông Nghi hỏi:
- Vậy anh làm sao sống được?
- Vậy làm sao anh sống được?
- Thì cũng phải sống chứ. Có điều sống không ngon lan`h như lúc ở VN. Bây giờ kể lại hết những việc tôi đã làm e trời sáng mắt, nhưng đúng là nghĩ lại thấy hãi hùng. Ba tôi nhờ gặp được người bạn thân nên được giúp đỡ. Ông vào làm trong một phân xưởng dệt, phụ trách khâu tạo mẫu. Vốn là họa sĩ nên ông nắm bắt công việc rất nhanh. Đất Mỹ thực dụng đã dạy ông cách xoay xở để mau làm giàu. Với mười ngàn đô uất hận, ông đi hùn hạp với một bà góa mở một tiệm thời trang. Nói là thời trang nhưng thật ra chỉ là một cửa hàng quần áo cũ, kiểu như hàng sida bên nước mình. Ông bỏ luôn mẹ tôi để tới với bà góa đó. Dần dà, ông thành ông chủ. Với tài biến hóa của mình cộng với lương tâm đã chết, ông sang đoạt cửa hiệu, tống bà góa lúc này bỗng trởnên ngớ ngớ ngẩn ngẩn vào viện dưỡng lão và rước mẹ con tôi về ở cùng.
- Nhưng bác trai đã... đã làm cách nào để... biến của... người ta thành của mình?
Vũ nhếch môi:
- Ở VN, người ta sẽ nghĩ rằng ba tôi đã bỏ bùa mê cho bà góa ấy. Nhưng theo tôi, ông đã làm mềm lòng bà ta bằng những lời thầm thì đầy mật ngọt của một con cáo già. Bà ta vì cả tin đã giao hết tài sản cho người tình. Thế là xong một vở bi kịch.
Đông Nghi có vẻ ngỡ ngàng:
- Sao có người dễ tin đến thế?
- Vì bà ta yêu thật. Ở lứa tuổi xế chiều, khi yêu người ta thường mù quáng. Ba tôi đã lợi dụng yếu điểm này để đoạt cả tình lẫn tiền từ bà ta.
- Đễ dàng quá vậy?
Vũ nhìn Nghi giọng cay đắng:
- Đĩ nhiên là không dễ. Nhưng tôi đâu thể kể hết mọi điều ba mình đã làm như kẻ phạm tôi. trước phiên tòa, dù đích thị Ông là phạm nhân trước tòa án lương tâm.
- Sau đó thì sao? Lý do gì anh lại học luật mà không học hôi. họa?
- Có lẽ cũng vì lý tưởng. Trước những dối trá, bất công của cuộc đời mà mình là nạn nhân, tôi hết thích vẽ vời nữa. Tôi muốn làm một người hùng vì thiện diệt ác, bên vực lẽ phải.
Hơi mỉm cười, Vũ nói:
- Muốn thế, trước tiên phải diệt điều ác đang diễn ra trong gia đình mình. Nhưng làm sao tôi thực hiện được điều đó, khi mọi người trong nhà cho rằng, việc ba tôi làm nếu so với việc họ lấy cơ sở sản xuất hay mỹ nghệ thì chả thấm vào đâu hết... Sau một thời gian suy nghĩ thật kỹ, tôi không sống chung với gia đình ở New York nữa, tôi được một người Mỹ bảo trợ đưa về Cali. Ở đây, tôi đã vừa đi học vừa đi làm cho đến khi tốt nghiệp đại học luật.
Nghi thắc mắc:
- Còn gia đình anh thì sao?
- Người ta bảo "của thiên trả địa, gieo gió gặt bảo " có lẽ đúng. Hai năm đầu làm chủ cửa hàng quần áo, ba tôi nhờ thời đã phất lên. Ông khéo ăn nói nên vay đầu này mượn đầu nọ được thêm một số vốn. Ông biến cửa hàng nghèo nàn ấy thành một tiệm bán quần áo thời trang cao cấp mà anh Hai là phụ tá đắc lực nhất.
Ngập ngừng một chút, Vũ nói tiếp:
- Mâu thuẫn bắt đầu khi anh Ba tôi đòi hưởng quyền lợi nhiều hơn anh hai, trong khi bản thân lại lười biếng, tự phụ,ích kỷ.
Đông Nghi buột miệng:
- Vậy giống hai ông anh tôi rồi.
- Không được ba tôi đồng ý, ảnh bắt đầu quậy để đòi tiền ăn chơi. Công việc làm ăn cũng xuống dốc từ đó, ba tôi buồn rầu sinh bệnh và mất vì một cơn nhồi máu cơ tim. Hai ông anh xâu xé nhau giành cái cửa hàng ấy đến mức hoá ra thù địch. Cuối cùng phải bán nó đi để chia cho đều.
Đông Nghi ngập ngừng:
- Anh không được gì cả?
Vũ hấp háy mắt:
- Có. Hai ông ấy cho tôi phần tài sản ở VN.
Nghi ngạc nhiên:
- Ủa! Còn tài sản nào nữa?
- Thì cái cơ sở mỹ nghệ đấy!
Trợn mắt lên Nghi hỏi:
- Chính vì nó mà anh trở lại VN?
Vũ bật cười:
- Em nghĩ vậy thật à?
- Ơ không! Nhưng mà tại sao họ lại chia cho anh cái không có?
Giọng Vũ bình thản:
- Vì suốt thời gian ở bển, tôi đâu phụ giúp gì cho ba mình. Không có phần là đúng.
Nhưng cũng nhờ ý tưởng độc đáo của hai ông anh, mà tôi suy nghĩ rất nhiều năm về vấn đề này.
- Làm sao lấy lại được chứ?
- Dĩ nhiên là không lấy lại được rồi. Nhưng lẽ nào... "Thiên vẫn dung gian? "
Đông Nghi nhăn mặt:
- Tôi không hiểu ý anh...
Vũ hơi tựa lưng vào tường:
- Trở về VN, tôi tìm hiểu và biết cơ sở mỹ nghệ đó đã sang tay người khác, gã em vợ chú tôi đang ngất ngưỡng trên đỉnh cao danh vọng với công việc khác, chức vụ khác.
- Anh đã gặp lại ông ta à?
Vũ gật đầu:
- Đã gặp và đang tìm hiểu những việc ông ta đang làm.
Đông Nghi tỏ vẻ quan tâm:
- Ông ta đang làm gì vậy?
- Giám đốc ngân hàng và không lạ gì với em.
Mặt Nghi đỏ ửng lên:
- Ông Dương à?
Cười nhạt, Vũ nói:
- Lần đó, tôi muốn đánh vỡ mặt lão khi thấy lão rề rà tán tỉnh em. Hừ! Rồi cũng tới lúc đâu phải vào đó. Chú thím tôi đầu tư không ít vào cái ngân hàng cổ phần lão Dương đang làm giám đốc và rất tin lão ta. Tôi đang chờ xem ngân hàng đó phá sản đây!
- Căn cứ vào đâu mà anh tin ngân hàng ấy sẽ phá sản?
Hơi ngạo nghễ, Vũ cao giọng:
- Căn cứ vào những tư liệu tôi tìm hiểu qua những khách hàng của ông Dương, cũng là thân chủ của tôi. Thực chất, ông ta đang sa lầy trên đống tiền của mình vì tội ăn chơi, lãng phí, vốn huy động ngày càng được it'', tiền mặt sẵn có chẳng bao nhiêu nhưng ông ta vẫn xả láng.
Mắt Vũ chợt long lên:
- Chỉ cần tung một tin giả, cổ đông sẽ rút tiền ào ào một lúc, ông ta sẽ... chết tươi.
- Đó là cách trả thù của anh sao?
Vũ nhún vai:
- Tôi không trả thù, nhưng luôn chờ ngày phán xét cuối cùng ấy. Nó sắp tới đó.
Đông Nghi mệt mỏi:
- Tôi quá chán, quá sợ những chuyện như vậy rồi.
- Tôi biết. Nhưng đó là sự thật về tôi, một người tầm thường, cái xấu nhiều hơn cái tốt. Em thất vọng rồi phải không?
- Lâu rồi, tôi không kỳ vọng vào bất cứ chuyện gì cả, nên với tôi anh vẫn là bạn. Trả lời thế được chứ?
Vũ cười:
- Được ngồi bên em, trò chuyện với em, bao giờ về nhà tôi cũng ngủ rất ngon. Nếu có chiêm bao, cũng gặp những giấc mơ đẹp.
- Nhưng tối nay coi chừng gặp ác mộng đó!
- Tại sao?
Đông Nghi không trả lời. Cô chăm chú ngắm đôi thiên nga trên lòng bàn tay và nói:
- Để tôi rót nước cho anh.
Vũ ngăn lại:
- Không cần đâu. Tôi về bây giờ.
- Sao sớm vậy?
- Hơn 10 giờ rồi. Mai Nghi còn đi học nữa.
Nghi chớp mắt:
- Anh kể chuyện hấp dẫn quá làm tôi quên cả thời gian. Mai mốt phải kể chuyện anh sống thế nào ở Mỹ đó!
Vũ ậm ừ:
- Nếu em thích nghe.
Giọng Nghi ríu rit''
- Đương nhiên là thích, tôi vốn tò mò mà. Nhưng với anh không đơn thuần chỉ là tò mò.
- Vậy còn thêm gì nữa?
Đông Nghi nghiêng đầu:
- Dại gì mà nói...
- Vậy dại gì mà kể tiếp...
Dứt lời, anh ngồi nhìn Nghi đăm đăm. Vốn rất sợ đôi mắt nóng bỏng ấy, cô vụt đứng dậy:
- Quên nữa! Tôi chưa làm xong bài...
Vũ đứng lên theo:
- Tôi biết!
- Làm sao anh biết được?
- Thì em vừa nói.
Liếc Vũ một cái thật dài, Nghi tủm tỉm cười. Đêm chợt sâu lắng vì mùi ngọc lan từ nhà hàng xóm thoảng đưa sang.
Vũ ngần ngừ, luyến tiếc:
- Tôi về nhé!
Nghi gật đầu:
- Chúc ngủ ngon và gặp... ác mộng.
- Cám ơn lời chúc độc đáo của em.
Dẫn xe ra cổng, Vũ nheo mắt tinh quái:
- Ngủ ngon và ráng đừng mơ thấy tôi.
Nghi bĩu môi:
- Hổng dám đâu!
Vũ bật cười, anh rồ gà phóng ra đường, lòng tràn đầy hạnh phúc. Anh có nông nổi không khi nghĩ Đông Nghi bắt đầu để ý đến mình. Cô bé đã loại Triệu ra khỏi trái tim rồi sao? Điều đó cũng có thể, nhưng quan trọng là Vũ có đủ sức chinh phục Nghi hay không?
Hít một hơi dài đầy chấn phấn, Vũ tăng ga phóng nhanh hơn... Trừ khi Nghi không yêu anh thôi, Vũ thề sẽ vượt qua mọi khó khăn để có được cô bé bằng lòng chân thật của mình.