Mụn nhọt

Nếu bạn đã từng bị mụn nhọt, bạn không bao giờ quên được nỗi khó chịu này. Một cảm giác nhức nhối khó tả. Trong mọi sinh hoạt hằng ngày, bạn phải để ý, không để mụn nhọt này bị vật gì đụng phải. Bạn sẵn sàng hét lớn lên khi có ai vô tình chạm vào nó. Và tệ hại hơn nữa, nếu chẳng may các nhọt cư ngụ ngay trên những chỗ trọng yếu như lưng, mông, sau gáy..., bạn sẽ biết thế nào là cảm giác ngồi không được, nằm cũng chẳng xong.
Tại sao chúng ta bị mụn nhọt?
Theo y học, mụn nhọt xuất hiện do loại vi khuẩn Staphylococcus xâm nhập qua một chỗ trầy trên da, tấn công vào một chân lông, chân tóc, hoặc một tuyến dầu dưới da.
Để ứng phó với sự tấn công này, hệ miễn dịch của cơ thể đưa các bạch cầu đến chỗ bị tổn thương nhằm tiêu diệt vi khuẩn. Trận chiến giữa bạch cầu với vi khuẩn tạo nên sự sưng phồng trên vùng da chỗ đó. Đây là triệu chứng mở đầu của mụn nhọt. Vùng da tổn thương bị cứng, sưng đỏ lên, gây cảm giác nhức nhối. Đôi lúc, vết sưng đỏ này chỉ hiện lên một chút rồi xẹp xuống. Trong một số trường hợp khác, vết đỏ không xẹp mà từ từ hình thành một đầu trắng. Đầu trắng này kéo dài trong nhiều ngày, có thể gây những biến chứng như nóng sốt... Sau đó, nó sẽ vỡ, tống cùi nhọt bên trong ra, rồi dần dần lành lại.
Mụn nhọt không chỉ gây đau nhức mà còn có thể để lại sẹo hoặc đưa đến những biến chứng nguy hiểm. Dù sao, trong hầu hết những trường hợp bị mụn nhọt, với một chút kiến thức căn bản về y học, bạn vẫn có thể tự chữa lành trong thời gian ngắn nhất mà không cần tốn tiền bác sĩ.
Đắp vải nóng
Đây là phương pháp trị liệu tốt và cần thiết nhất cho mụn nhọt. Khi mụn nhọt bắt đầu ửng đỏ lên, bạn nên dùng một miếng vải nhỏ thấm nước nóng (dĩ nhiên đừng nóng quá) đắp lên phần da bị sưng đỏ. Xả lại nhiều lần bằng nước nóng để giữ ấm cho miếng vải này. Làm như thế chừng 3-4 lần một ngày, mỗi lần chừng 20-30 phút. Tiếp tục tiến trình này trong vòng từ 5 đến 7 ngày, mụn nhọt sẽ dần dần có đầu trắng và tự động vỡ ra.
Phương pháp trên làm mụn nhọt vỡ nhanh hơn và cũng mau lành hơn. (Nếu để tự nhiên, mụn nhọt có khi kéo dài cả tháng, và bạn sẽ đau khổ không ít). Phương pháp này được thí nghiệm với kết quả tốt trên nhiều bệnh nhân, do bác sĩ Rodney của Bệnh viện Nebraskan ghi nhận.
Có nên nặn mụt nhọt hay không?
Theo bác sĩ Rodney, chúng ta chỉ nên nặn mụt nhọt khi nó không có dấu hiệu sưng phồng lớn, mụn đã có đầu trắng cưng cứng với cùi nhọt bên trong. Khi nặn, hãy dùng một cây kim hơ lửa hoặc nhúng cồn sát trùng, chích vào đầu trắng cho mủ chảy ra và nặn hết cùi trắng. Khi nặn cùi, nên nhẹ tay, nếu mạnh quá có thể làm vỡ các hạch dưới da, gây nhiễm trùng nghiêm trọng hơn.
Rửa sạch vết thương, tay và dụng cụ
Sau khi nặn hết cùi, điều quan trọng nhất là phải rửa sạch tất cả những thứ bị mủ dính vào. Những mủ này chứa rất nhiều vi khuẩn, có thể tạo nên mụn nhọt tại một chỗ khác nếu không được rửa sạch. Nếu tay không rửa sạch sau khi nặn mụn nhọt thì khi ăn, vi khuẩn có thể theo đường tiêu hóa vào cơ thể và tạo ra những bệnh khác.
Sau khi nặn mụn nhọt, nếu mủ vẫn còn rỉ đôi chút, bệnh nhân chỉ nên tắm đứng. Việc ngâm mình trong bồn tắm sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn phiêu lưu trong nước, tấn công những chỗ trầy da khác. Khi tắm, nên dùng các loại xà phòng chuyên sát trùng (antisepticlantibacteria soap) là tốt nhất.
Có nên dùng thuốc sát trùng hay không?
Theo bác sĩ Rodney, việc này không cần thiết lắm vì tình trạng nhiễm trùng ít xảy ra. Dù sao, một số bác sĩ khác cẩn thận hơn vẫn đề nghị dùng các loại thuốc bôi ghẻ có kháng sinh như Batritracin hoặc Neosporin, có bán tại các hiệu thuốc tây.
Tiếp tục đắp vải nóng
Sau khi nặn hết cùi ra, nên tiếp tục đắp vải nóng thêm chừng 2-3 ngày. Trong những ngày này, khi vết nhọt vẫn còn chảy mủ thêm chút ít, việc đắp vải nóng sẽ làm nó mau lành hơn.
Những thứ thay thế cho vải nóng
Có nhiều thứ có thể thay thế cho vải nóng đắp lên mụn nhọt. Từ lâu, người châu Âu có thói quen dùng nửa trái cà chua luộc vừa ấm, đắp lên mụn nhọt, hoặc dùng nửa củ hành tây, tỏi đâm nhuyễn... Tất cả đều với mục đích giữ ấm, giúp mụn nhọt mau có đầu trắng.
Những thuốc chữa mụn nhọt của Việt Nam cũng tương tự, từ việc dùng một khoanh bầu, khoanh bí hay dưa chuột luộc đắp vào mụt nhọt cho đến việc sử dụng các loại thuốc dán mụn nhọt của các tiệm thuốc Bắc... đều không ra ngoài mục đích giữ ấm kể trên.
Biện pháp phòng ngừa
Bạn đã biết mụn nhọt tạo nên do sự xâm nhập của vi khuẩn qua các vết trầy trên da. Để tránh sự xâm nhập này, hãy cẩn thận với các vết trầy trên da. Nên sát trùng và dán băng keo trên vết trầy (đừng làm da bị trầy khi nặn mụn) và những vết đỏ, vết phồng trên da.
Tắm gội thường xuyên bằng xà phòng sát trùng (thường có các chữ như antiseptic, antibacteria, hoặc kill germ... trên nhãn hiệu).

Truyện Cẩm nang mẹo vặt y khoa thực dụng ... Bầm mắt Bệnh cảm Bệnh cao huyết áp Bệnh chán đời! Chữa vết chích, vết cắn của côn trùng Cúm Bệnh đau bắp chân Bệnh đau dạ dày Chứng đau cổ họng Đau khi đi tiểu và chứng viêm bàng quang Đau lưng Bệnh đau vú khi sinh nở hoặc khi có kinh Dị ứng (Allergies) Gầu trên tóc Bệnh hiếm muộn Bệnh huyết trắng Khô môi, nứt môi Chứng "khó ở" trước kinh kỳ Không thể kềm chế được việc bài tiết Bệnh mỡ máu Bệnh béo phì Bệnh mất ngủ Mùi hôi trong người Mụn Mụn cóc Mụn nhọt Nấc cụt Chứng ngứa cỏ (ngứa mắt mèo) Ngứa, mề đay Nghẹt mũi và nhiễm trùng khoang mũi Tật ngủ ngáy Nôn mửa Bệnh khô, nứt nẻ tay chân Chứng ợ nóng hay nhói tim (Heartburn) Bỏng Vết phồng nước trên da Răng và lợi Rụng tóc Bệnh sỏi thận Làm sao để giảm bớt cơn say? Say sóng Sổ mũi Sốt Hen Táo bón Tắt tiếng Bệnh tiêu chảy Bệnh tiêu chảy khi đu du lịch Sẹo Bệnh tiểu đường Tắt kinh Bệnh trĩ Vết bầm Vết thương ngoài da Vết ong chích Chứng chuột rút, tê lạnh ngón tay, chân Chứng đau thắt trong kinh kỳ Bột nổi trị chứng sình bụng Bột than chữa được chất độc Bị ong chích Trị dứt bệnh mắt cườm, mắt có vảy, với sinh tố B2 Chứng Viễn Thị (mắt lão) Chữa nghẹt mũi với sinh tố B5 Bị nổi nhọt trong miệng Lấy ráy tai không đau Nhức răng Tăng cường hiệu quả của thuốc aspirin Tránh nôn mửa khi có thai Thuốc trị bệnh đãng trí, hay quên? Sinh tố B5 - thần dược trị nhức mỏi Bị nứt nơi góc miệng (rách khóe môi)