Bỏng

Y khoa chia bỏng làm 3 cấp độ khác nhau:
- Cấp độ 1 (first-degree): Bỏng nhẹ, cụ thể như đi phơi nắng ngoài bãi biển, da bị đỏ lên và hơi rát.
- Cấp độ 2 (second-degree): Bỏng vừa, như trường hợp sơ ý chạm phải một vật nóng đỏ, da bị phồng lên, có nước.
- Cấp độ 3 (third-degree): Bỏng nặng, thường xảy ra trong trường hợp tiếp xúc với hơi nóng quá lâu như cháy nhà, bỏng vì các axit hay hóa chất, hoặc bỏng điện... Ở mức độ này, vết bỏng có màu trắng hoặc màu ngà, thường không còn cảm giác đau đớn nữa vì các tế bào thần kinh cảm giác nơi đó đã bị hủy hoại hết.
Khi bị bỏng ở cấp độ 1 hoặc 2, hầu hết các trường hợp đều có thể tự chữa lấy. Các trường hợp sau đều cần đến sự chăm sóc của bác sĩ chuyên khoa: bỏng cấp độ 3, trường hợp bỏng phức tạp mà bạn không biết thuộc cấp độ nào, bỏng bị nhiễm trùng hoặc chưa lành trong vòng 10 ngày... Đối với vết phỏng cấp độ 1 hoặc 2, việc đầu tiên là chặn đứng nguyên nhân gây ra bỏng, càng sớm càng tốt. Sau đó bạn cần làm những việc sau:
Làm nguội vết thương
Rửa vết thương với thật nhiều nước lạnh. Để vết thương dưới vòi nước lạnh đang chảy từ 15 đến 25 phút hoặc cho đến khi cảm thấy hết đau. Chỉ dùng nước lạnh là đủ. Việc dùng nước đá có ích trong một số trường hợp nhưng không phải lúc nào cũng có kết quả tốt.
Trường hợp bỏng chất lỏng (dầu, nước sôi, axit), trước hết phải cởi bỏ y phục bị ướt ra, kế đó mới ngâm nước lạnh chỗ bị bỏng. Nếu y phục bị dính vào vết thương, đừng cố gỡ ra, hãy rửa nước lạnh bên ngoài lớp vải và tìm bác sĩ.
Việc rửa nước lạnh có công dụng làm vết bỏng không lan rộng, đồng thời làm vết bỏng nhỏ hơn, và ít đau đớn hơn.
Giữ sạch vết bỏng
Một số người thường nghĩ, những chất như bơ, kem đánh răng, giấm, nước mắm... có thể làm dịu vết bỏng. Điều đó không đúng. Thực ra, phương pháp tốt nhất là giữ vết bỏng sạch sẽ, đừng động chạm gì trong vòng 24 giờ sau đó. Nếu vết bỏng nằm ở những chỗ dễ đụng chạm, có thể dùng một băng vải đắp lên chỉ với mục đích tránh sự đụng chạm làm đau đớn mà thôi.
Rửa xà phòng
Sau 24 giờ, bạn có thể rửa vết bỏng với xà phòng và nước lạnh hoặc một dung dịch thuốc Betadine có bán tại các hiệu thuốc tây. Rửa mỗi ngày một lần, lau hoặc quạt cho khô sau khi rửa.
Dùng lá nha đam
Nha đam (Aloe-vera) là một loại cây thường mọc ở sa mạc, lá có gai như cây dứa gai, dài chừng 1-2 gang tay, trong chứa chất nhờn. Chừng 3 ngày sau khi bị bỏng, bạn có thể ngắt một lá, lấy chất nhờn bên trong bôi lên vết bỏng. Vết thương sẽ mát hơn, dễ chịu hơn và không bị khô nứt. Các hiệu thuốc tây đều có bán loại kem Aloe này. Việc dùng lá tươi hay kem đều có công hiệu như nhau.
Ghi chú: Không nên dùng lá hoặc kem nha đam (Aloe-vera) nếu bạn có bệnh tim, đang dùng thuốc aspirin hoặc các loại thuốc làm loãng máu.
Bôi kem kháng sinh
Vết bỏng nhẹ tuy ít khi bị nhiễm trùng nhưng khi bị thì có khuynh hướng làm độc và lan rộng. Vì thế, bạn nên dùng các loại kem kháng sinh chống nhiễm trùng có bán tại các hiệu thuốc tây (cùng loại với kem trị vết thương, đứt tay). Các hiệu sau đây có kết quả tốt: Polysporin, Neosporin, Johnson & Johnson First-Aid cream.
Vết phồng
Thường vết phồng sẽ xuất hiện 1-2 hôm sau khi bị bỏng. Đối với vết phồng nhỏ, tốt nhất là để nguyên như vậy. Trong trường hợp vết phồng lớn và ở những chỗ hay bị chạm phải, xin xem cách chữa trị ở chương nói về vết phồng nước.
Công dụng của các sinh tố
- Sinh tố C: Cần thiết cho sự tạo thành collagen, một chất do cơ thể sản xuất ra để làm da chỗ bỏng chóng lành hơn. Bác sĩ Mary E., chuyên khoa về sinh tố trị liệu tại Arkansas (Mỹ) đề nghị liều lượng 5000 mg sinh tố C mỗi ngày (uống mỗi lần 1 viên 1000 mg, cách vài tiếng một lần. Sinh tố này không gây nguy hiểm khi dùng ở liều lượng nói trên).
- Sinh tố E: Giúp cho vết bỏng chóng lành hơn sau khi liền da. Mỗi ngày uống một viên sinh tố E loại 400 IU. Chờ cho vết bỏng không còn phồng lên nữa mà bắt đầu khô lại với lớp da non mầu hồng đỏ thì hằng ngày lấy dầu bôi lên chỗ da đó cho đến khi lành hẳn.

Truyện Cẩm nang mẹo vặt y khoa thực dụng ... Bầm mắt Bệnh cảm Bệnh cao huyết áp Bệnh chán đời! Chữa vết chích, vết cắn của côn trùng Cúm Bệnh đau bắp chân Bệnh đau dạ dày Chứng đau cổ họng Đau khi đi tiểu và chứng viêm bàng quang Đau lưng Bệnh đau vú khi sinh nở hoặc khi có kinh Dị ứng (Allergies) Gầu trên tóc Bệnh hiếm muộn Bệnh huyết trắng Khô môi, nứt môi Chứng "khó ở" trước kinh kỳ Không thể kềm chế được việc bài tiết Bệnh mỡ máu Bệnh béo phì Bệnh mất ngủ Mùi hôi trong người Mụn Mụn cóc Mụn nhọt Nấc cụt Chứng ngứa cỏ (ngứa mắt mèo) Ngứa, mề đay Nghẹt mũi và nhiễm trùng khoang mũi Tật ngủ ngáy Nôn mửa Bệnh khô, nứt nẻ tay chân Chứng ợ nóng hay nhói tim (Heartburn) Bỏng Vết phồng nước trên da Răng và lợi Rụng tóc Bệnh sỏi thận Làm sao để giảm bớt cơn say? Say sóng Sổ mũi Sốt Hen Táo bón Tắt tiếng Bệnh tiêu chảy Bệnh tiêu chảy khi đu du lịch Sẹo Bệnh tiểu đường Tắt kinh Bệnh trĩ Vết bầm Vết thương ngoài da Vết ong chích Chứng chuột rút, tê lạnh ngón tay, chân Chứng đau thắt trong kinh kỳ Bột nổi trị chứng sình bụng Bột than chữa được chất độc Bị ong chích Trị dứt bệnh mắt cườm, mắt có vảy, với sinh tố B2 Chứng Viễn Thị (mắt lão) Chữa nghẹt mũi với sinh tố B5 Bị nổi nhọt trong miệng Lấy ráy tai không đau Nhức răng Tăng cường hiệu quả của thuốc aspirin Tránh nôn mửa khi có thai Thuốc trị bệnh đãng trí, hay quên? Sinh tố B5 - thần dược trị nhức mỏi Bị nứt nơi góc miệng (rách khóe môi)