Bệnh tiêu chảy

Hiện tượng tiêu chảy chẳng qua là một hình thức tự bảo vệ của cơ thể chống lại những chất mà nó không thích, bằng cách tống những chất này ra ngoài.
Và đây cũng là lý do khiến đa số bác sĩ thường không cho thuốc men gì cả khi bạn đến khám về bệnh tiêu chảy. Hãy để cơ thể tự đề kháng, vậy sẽ tốt hơn. Đó là lý luận của đa số bác sĩ tại châu Âu trong kỷ nguyên y khoa hiện đại (khác với việc cho thuốc chống tiêu chảy của các bác sĩ ở thế hệ trước). Các bác sĩ hiện đại còn nói thêm rằng, việc dùng thuốc chống tiêu chảy có thể làm bệnh kéo dài lâu hơn. Chỉ nên dùng thuốc trong những trường hợp bất khả kháng như đang bận việc quan trọng.
Dù theo trường phái nào, cũ hay mới, các phương pháp dưới đây sẽ giúp bạn ứng phó một cách hữu hiệu với bệnh tiêu chảy.
Bạn có bị phản ứng với sữa không?
Đau bụng và tiêu chảy vì sữa là một trong những lý do phổ thông nhất. Vì thế, nếu bạn đang uống sữa mà bị tiêu chảy, hãy ngưng uống, bệnh sẽ tự động hết.
Bệnh tiêu chảy có thể bắt nguồn từ thuốc đau dạ dày
Các thuốc trị bệnh về dạ dày hoặc chống lại sình bụng (antigas) thường có magiê, chất này có tác dụng kích thích tiêu chảy sau khi uống. Hai loại thuốc thông dụng nhất là Mylanta và Maalox đều có magiê. Nếu bạn thường bị tiêu chảy vì lý do trên, hãy đọc kỹ nhãn hiệu của thuốc dạ dày, antacid hoặc antigas mà mình thường mua, tránh mua loại chứa magiê hydroxide.
Ngoài ra, các loại thuốc kháng sinh và ký ninh cũng có thể gây tiêu chảy.
Nên ăn uống như thế nào trong thời gian bị tiêu chảy?
1. Uống nhiều nước: Đây là việc quan trọng nhất trong thời gian này. Cơ thể bạn tống ra quá nhiều nước do tiêu chảy, cần được bồi đắp lại. Nếu không đủ lượng nước cần thiết, cơ thể có thể bị khô đi và dẫn đến những bệnh khác. Ngoài ra, nước có tác dụng như một chất súc rửa chất độc ra khỏi cơ thể bạn. Việc uống nước nhiều có thể sẽ làm bạn tiêu chảy nhiều hơn, nhưng bệnh sẽ mau khỏi hơn.
Chứng tiêu chảy cũng làm bạn mất đi một số đường và muối khoáng trong cơ thể. Song song với nước, bạn nên bồi bổ những chất này bằng cách pha một thìa cà phê đường cùng một chút xíu muối (cỡ bằng đầu đũa) trong một lít nước lọc. Dĩ nhiên, bạn có thể pha thêm nước cam hay nước chanh nếu cần hương vị thơm ngon.
Có một loại chất lỏng tuyệt đối không nên uống là sữa. Dù bạn có bị nhạy cảm với sữa hay không, chất này vẫn thường làm tiêu chảy nặng hơn. Các loại nước ngọt có hơi cũng không nên uống nhiều.
2. Tránh một số thức ăn làm tiêu chảy nhiều hơn như các loại đậu, bắp cải, giá... Nên tránh những loại trái cây có bột như lê, đào, mận... cùng những loại cám, khoai, ngũ cốc; ngay cả lúa gạo cũng không nên ăn nhiều quá.
Nhìn chung, khi bị tiêu chảy, bạn nên ăn ít và uống nhiều. Trường hợp sợ đuối sức vì không có chất bổ, có thể ăn những loại canh, súp có màu trong như xúp gà, nước phở; tránh những loại súp mầu đục như súp đậu hay khoai tây.
Nên uống thuốc gì?
Như đã nói ở trên, bạn không nên dùng bất cứ loại thuốc gì để chống lại cơn tiêu chảy, vì nó sẽ làm chất độc nán lại trong cơ thể lâu hơn và có thể gây những tác hại khác.
Dù sao, có đôi lúc bạn cần ngừng cơn tiêu chảy vì quá mệt hoặc quá bận rộn, có thể dùng các loại sau đây:
- Pepto-Bismol hoặc Kaopectate: tiêu chảy từ nhẹ đến trung bình.
- Imodium: tiêu chảy nặng.
Những thuốc này đều có bán tự do trong các tiệm thuốc tây.
Ngoài ra, những thực phẩm có khuynh hướng tạo bệnh táo bón như trà đậm, chuối... cũng có kết quả tương đối tốt với chứng tiêu chảy nhẹ.
Lưu ý: Bệnh tiêu chảy rất hay lây. Người bị tiêu chảy không nên nấu nướng vì vi trùng, vi khuẩn hoặc chất độc có thể bám vào thức ăn, gây truyền nhiễm cho người khác. Hãy rửa tay thật kỹ trước khi ăn và sau khi đi cầu.

Truyện Cẩm nang mẹo vặt y khoa thực dụng ... Bầm mắt Bệnh cảm Bệnh cao huyết áp Bệnh chán đời! Chữa vết chích, vết cắn của côn trùng Cúm Bệnh đau bắp chân Bệnh đau dạ dày Chứng đau cổ họng Đau khi đi tiểu và chứng viêm bàng quang Đau lưng Bệnh đau vú khi sinh nở hoặc khi có kinh Dị ứng (Allergies) Gầu trên tóc Bệnh hiếm muộn Bệnh huyết trắng Khô môi, nứt môi Chứng "khó ở" trước kinh kỳ Không thể kềm chế được việc bài tiết Bệnh mỡ máu Bệnh béo phì Bệnh mất ngủ Mùi hôi trong người Mụn Mụn cóc Mụn nhọt Nấc cụt Chứng ngứa cỏ (ngứa mắt mèo) Ngứa, mề đay Nghẹt mũi và nhiễm trùng khoang mũi Tật ngủ ngáy Nôn mửa Bệnh khô, nứt nẻ tay chân Chứng ợ nóng hay nhói tim (Heartburn) Bỏng Vết phồng nước trên da Răng và lợi Rụng tóc Bệnh sỏi thận Làm sao để giảm bớt cơn say? Say sóng Sổ mũi Sốt Hen Táo bón Tắt tiếng Bệnh tiêu chảy Bệnh tiêu chảy khi đu du lịch Sẹo Bệnh tiểu đường Tắt kinh Bệnh trĩ Vết bầm Vết thương ngoài da Vết ong chích Chứng chuột rút, tê lạnh ngón tay, chân Chứng đau thắt trong kinh kỳ Bột nổi trị chứng sình bụng Bột than chữa được chất độc Bị ong chích Trị dứt bệnh mắt cườm, mắt có vảy, với sinh tố B2 Chứng Viễn Thị (mắt lão) Chữa nghẹt mũi với sinh tố B5 Bị nổi nhọt trong miệng Lấy ráy tai không đau Nhức răng Tăng cường hiệu quả của thuốc aspirin Tránh nôn mửa khi có thai Thuốc trị bệnh đãng trí, hay quên? Sinh tố B5 - thần dược trị nhức mỏi Bị nứt nơi góc miệng (rách khóe môi)