Bệnh đau bắp chân

Mọi người đều cảm thấy hơi nhức ở bắp chân khi đi bộ nhiều. Khi bạn đã có tuổi, có thể chỉ đi bộ năm mười phút mà bắp chân đã nhức nhối không chịu nổi. Bạn bị chứng đau bắp chân.
Đây là một bệnh liên quan đến mạch máu. Bác sĩ Jess Y., chuyên gia về mạch máu tại Bệnh viện Cleverland (Mỹ), cho biết, bệnh mạch máu khi xảy ra ở tim sẽ gây nhói tim hoặc đau tim cấp tính (heart attack), nếu xảy ra ở đầu sẽ gây xuất huyết não, xảy ra ở tay chân gây bệnh đau bắp tay hay đau bắp chân.
Như vậy, sự đau nhức ở bắp chân thật ra chỉ là một triệu chứng báo trước một bệnh về mạch máu của bạn. Bệnh này có thể làm chết người hay tàn phế.
Khi nhận biết triệu chứng này, bạn hãy:
Bỏ hút thuốc ngay
Thống kê cho thấy, trong 100 người bị đau bắp chân, có hơn 80 người hút thuốc lá. Khi bạn hút thuốc, máu bạn chứa ít dưỡng khí, nhiều thán khí. Chất nicotine trong thuốc lá làm co các mạch máu trong cơ thể, khiến máu khó lưu thông hơn. Do đó, lượng dưỡng khí theo máu đến những chỗ xa như bắp tay, bắp chân là rất ít, khiến bạn bị chứng đau nhức này.
Tập thể dục
Các bác sĩ khuyên bạn nên đi bộ, dĩ nhiên. Chứng đau bắp chân xảy ra khi đi bộ, và bạn sẽ phải đi bộ thường xuyên để khắc phục nó.
Hãy đi bộ với tốc độ tương đối nhanh đến khi nào bạn cảm thấy bắt đầu nhức nơi bắp chân. Đừng ngừng ở đó mà hãy tiếp tục đi thêm một lúc nữa, cho đến khi bạn cảm thấy cần phải nghỉ. Hãy nghỉ một vài phút cho sự đau nhức dịu xuống, rồi lại tiếp tục đi bộ. Làm như vậy mỗi ngày chừng vài tiếng đồng hồ.
Nếu thời tiết không cho phép đi bộ bên ngoài, bạn nên mua một máy tập thể dục loại đạp xe hay đi bộ tại chỗ. Nhớ thực tập mỗi ngày, bạn sẽ thấy sự đau nhức giảm đi rất rõ.
Để ý đến huyết áp và mức cholesterol
Những bệnh về máu đều có liên quan đến 2 chỉ số này. Bạn nên thường xuyên đến bác sĩ đo huyết áp và cholesterol máu. Thông thường, song song với bệnh nhức bắp chân, bác sĩ sẽ cho biết thêm rằng bạn có cả một trong hai bệnh cao huyết áp hoặc cholesterol máu cao. Xin nhớ rằng đau bắp chân chỉ là một triệu chứng, sự nguy hiểm nằm ở hai chỉ số áp huyết và Cholesterol.

Truyện Cẩm nang mẹo vặt y khoa thực dụng ... Bầm mắt Bệnh cảm Bệnh cao huyết áp Bệnh chán đời! Chữa vết chích, vết cắn của côn trùng Cúm Bệnh đau bắp chân Bệnh đau dạ dày Chứng đau cổ họng Đau khi đi tiểu và chứng viêm bàng quang Đau lưng Bệnh đau vú khi sinh nở hoặc khi có kinh Dị ứng (Allergies) Gầu trên tóc Bệnh hiếm muộn Bệnh huyết trắng Khô môi, nứt môi Chứng "khó ở" trước kinh kỳ Không thể kềm chế được việc bài tiết Bệnh mỡ máu Bệnh béo phì Bệnh mất ngủ Mùi hôi trong người Mụn Mụn cóc Mụn nhọt Nấc cụt Chứng ngứa cỏ (ngứa mắt mèo) Ngứa, mề đay Nghẹt mũi và nhiễm trùng khoang mũi Tật ngủ ngáy Nôn mửa Bệnh khô, nứt nẻ tay chân Chứng ợ nóng hay nhói tim (Heartburn) Bỏng Vết phồng nước trên da Răng và lợi Rụng tóc Bệnh sỏi thận Làm sao để giảm bớt cơn say? Say sóng Sổ mũi Sốt Hen Táo bón Tắt tiếng Bệnh tiêu chảy Bệnh tiêu chảy khi đu du lịch Sẹo Bệnh tiểu đường Tắt kinh Bệnh trĩ Vết bầm Vết thương ngoài da Vết ong chích Chứng chuột rút, tê lạnh ngón tay, chân Chứng đau thắt trong kinh kỳ Bột nổi trị chứng sình bụng Bột than chữa được chất độc Bị ong chích Trị dứt bệnh mắt cườm, mắt có vảy, với sinh tố B2 Chứng Viễn Thị (mắt lão) Chữa nghẹt mũi với sinh tố B5 Bị nổi nhọt trong miệng Lấy ráy tai không đau Nhức răng Tăng cường hiệu quả của thuốc aspirin Tránh nôn mửa khi có thai Thuốc trị bệnh đãng trí, hay quên? Sinh tố B5 - thần dược trị nhức mỏi Bị nứt nơi góc miệng (rách khóe môi)