Chương 4

- Chị Ơi! một lát, chị thay giùm tôi tấm drap này nhé. Nó dường như đã sử dụng đến ngày thứ hai rồi đó. Vui vẻ, Tâm Như tươi cười cùng cô hộ lý.
- Ngày thứ hai thì đã sao? Đáp lại nụ cười của Tâm Như là giọng nói gắt gỏng của cô hộ lý
- So với cô vẩn còn được sạch chán mà.
- Chị nói vậy là sao?
- Tâm Như nghe không hiểu.
Cô hộ lý nhếch môi cười:
- Là cô đừng vờ đóng kịch sạch sẽ sang trọng nửa. Không có cơ hội này, một đời cô không biết thế nào là tiện nghi, là phòng máy lạnh đâu. Thật là trơ trẽn! Tống tiền đến mức trắng trợn.
Nói xong, không thèm lau sạch vết nước Tâm Như vừa lở tay làm đổ xuống sàn, cô hộ lý quay lưng, bước đi ngay sau cái nguýt dài.
Cơ hội, tiện nghi, tống tiền. Tâm Như nghe nóng ran cả mặt. Đặt mạnh ly nước xuống bàn cho nó văng tung tóe đầy mặt đất, hai hàm răng nghiến chặt vào nhau. Tâm Như hiểu vì sao mấy ngày nay, mọi người có thái độ coi thường mình ra mặt.
Tên khốn kiếp tiểu nhân, bỉ ổi. Hắn trả thù cô bằng cách tung tin cô tống tiền cho các y bác sỉ ổ đây được biết. Thậm chí hộ lý củng không chừa. Có trời mới biết hắn dựng chuyện nói xấu cô những gì. Hẳn là ghe gớm, kinh khủng lắm. Không thì mọi người đâu coi thường cô như vậy.
Hừ! Thật la quá lắm.
Choảng! Choảng.
Tất cả ly tách trên bàn bị Tâm Như ném mạnh xuống, vở tan. Toàn đồ kiểu đắt tiền, nhưng Tâm Như không ngại. Tất cả sẽ được tính vào chi phí của tên khốn kiếp kia
Ầm!
Được lắm. Cả bình thủy. Cả cái tivi này nốt, Tâm Như củng không chừa.
- Trời ơi! cô làm gì vậy?
- Cô hộ lý xuất hiện ngay ở cửa, kinh hoàng nhìn đống đồ đổ nát giửa phòng:
- Này thì tống tiền. Này thì cơ hội.
Say máu, Tâm Như chống nạnh đến bên chùm đèn pha lê ở giửa phòng.
Choảng!
Một tiếng, những mảnh thủy tinh bị bức tranh sơn mài ném vở tung ra. Những mảnh vụn rơi tơi tả bám đầy vào người Tâm Như. Có mảnh đã ghim vào da cô chảy máu.
- Trời ơi! cô ấy bị điên rồi.
- Cô hộ lý kêu to.
Sợ trách nhiêm vì lời nói của mình đã làm kích động đến bệnh nhân, cô ta không dám đứng xem nửa. Các bác sĩ chạy ùa đến chặt cả khung cửa, nhưng không một ai dám bước vào. Sợ trong cơn kích động Tâm Như sẽ đánh luôn mình.
- Gọi bảo vệ mau.
- Điện cho giám đốc.
- Tâm Như!
- Vạch đám đông bước hẳn vào trong. Chí Bằng chụp vội lấy tay Tâm Như khi cô toan đập cho bể mặt bàn kính xa lông
- Cô làm sao vậy? Bình tỉnh. Chuyện gì từ từ nói.
Tôi không bình tỉnh, củng không từ từ nói.
-Tâm Như vùng vẩy khỏi tay Chí Bằng. Vướng chiếc chân gãy bị bó bột cứng đơ, cô vụng về té nhào vào đám miễng chai trước mặt.
-Tâm Như!
Hốt hoảng, Chí Bằng nhoài nhanh người tớt. Cứu được Tâm Như, nhưng anh lại bị té quỳ vào đám miễng.
- Á!
Nghe tiếng anh kêu đau đớn, Tâm Như bừng tỉnh ngay cơn kích động. Nhìn máu loang dần quần anh, cô lo lắng hỏi:
- Chí Bằng! Anh có làm sao không?
Không trả lời cô, Chí Bằng bế bổng Tâm Như lên tay, rồi khập khễnh bước nhanh về phòng cấp cứu. Bác sĩ Y Loan và hai điều dưỡng đang cùng nhau tán gẩu. Thấy anh bước vào người đầy máu, đồng lo lắng chạy ngay lại:
- Chí Bằng! anh sao vậy?
- Tôi không sao.
- Khoát tay, đặt Tâm Như lên chiếc băng ca cấp cứu, Chí Bằng thở dài giây lâu rồi nói
- Hãy lo lắng cho cô ta trước. Cô ta bị nặng hơn tôi.
Trong một phút, Tâm Như nhìn thấy vẻ ân cần trên mặt Y Loan biến mất. Đôi mắt sắc lạnh của cô ta liếc nhìn mình một cái dài, không thiện cảm.
- Cô ta không đáng cho anh quan tâm đến thế đâu
- Rồi cúi xuống chân Chí Bằng, Y Loan hạ giọng dịu dàng
- Để em xem.
- Đừng nói thế
- Chí Bằng nhăn mặt. Không rỏ vì đau hay vi không đồng ý câu nói của Y Loan
- cô ta bệnh nhân, chúng ta là bác sỉ.
- Xí!
- chiếc môi Y Loan trề dài
- Bệnh nhân gì cô ấy? Bốn tháng nhập viện rồi cô ta có cho chúng ta cái thu nhập nào không? Chỉ giỏi tài tống tiền, ăn vạ mà thôi.
- Tôi không tranh cải với cô nửa
- Như không muốn Tâm Như phải chịu đựng thêm lời mai mỉa. Chí Bằng nghiêm giọng.
-Bệnh nhân bị thương nặng. Đã đưa đến phòng cấp cứu. Chửa trị hay không là quyền của cô. Nhớ đừng để chuyện này lọt đến tai viện trưởng đấy.
- Biết rồi, Chửa thì chửa
- Dằn dổi đứng lên. Y Loan gắt gỏng bải hai y sĩ
- Chuẩn bị bông băng, kẹp gắp mau. Kẻo người ta lại nóng lòng méc lên viện trưởng thì nguy đó.
- Vâng.
Hai cô điều dưỡng vâng lời ngay. Tiếng kim kéo va vào nhau lách cách. Y Loan bịt ngay chiếc khẩu trang lên mủi. Mặt lộ vẻ hầm hầm không phục. Y Loan thic''h Chí Bằng đấy. Nhìn điệu bộ cô ta hờn dỗi dằn mâm, sáng chén Tâm Như nhìn ra ngay, mỉm một nụ cười, cô tội nghiệp cho Y Loan quá. Sao lại phải ghen hờn với cô như vậy? Chí Bằng quan tâm cô với con mắt một bác sỉ đầy lòng nhân hậu với bệnh nhân thôi. Không bao giờ anh thèm để ý đến tôi đâu. Tâm Như thầm nhủ. Lúc còn tóc, còn nguyên chan chưa chắc anh ta chú ý đến. Huống chi lúc này chân gãy, cái đầu tóc lại mọc lưa thưa, lỏm chổm như người đau ban vừa dứt. Gớm ghiếc, xấu xí như ma, yêu sao nổi ma yêu chư?
Cô thật là ngốc khi ghen với tôi đấy Y Loan. Càng ngốc hơn khi để lộ vẻ cộc cằn, giận dổi. Chí Bằng không thích mẩu người hung dử vậy đâu. Thật đó, cô đã đẹp thế này, địa vị thế này, chỉ cần dịu dàng, nhân ái một chút thôi là sẽ cảm được lòng Chí Bằng ngay. Nhưng không sao, Tâm Như thầm nhủ: hôm nay, mình sẽ nhắc cho Y Loan biết.
- Ui da!
Nghĩ đến đây chợt nghe bắp tay đau điếng. Tâm Như giật mạnh cánh tay về la lớn. Thì ra Y Loan vừa gắp ra cho cô một mảnh thủy tinh.
- Nằm yên đó!
- Trừng mắt, Y Loan xẵng giọng
- Đừng giả vờ nhõng nhẽo. Đau một tí đã la.
- Không phải một tí đâu.
- Tâm Như rên rỉ
- Xin làm ơn nhẹ tay giùm. Tôi chịu đau rất dở.
- Chịu đau dở thì đừng làm
- Miết mạnh miếng bông cáo tẩm thuố sát trùng vào vết thương còn rỉ máu, Y Loan xẵng giọng
- Nằm yên đó!
- Cô không cần phải mạnh tay thế
- Ngồi yên theo dõi từng động tác của Y Loan, Chí Bằng bây giờ nói chen vào
- Nếu cô cảm thấy mình không có trách nhiệm chữa trị cho cô ta thì hãy tránh sang một bên, tôi sẽ làm thay.
- Nhưng đây là không phải là việc của anh.
- Y Loan tiếp tục gắp mạnh một mảnh chai ở vết thương khác của Tâm Như.
- Ui da!
Không muốn họ vì mình phải bất hòa một chút nào, nhưng Tâm Như vẫn không nén được tiếng kêu đau đớn.
Chí Bằng nóng lòng, giật mạnh cây kẹp khỏi tay Y Loan.
- Nhưng tôi không thể đứng yên nhìn cô tra tấn bệnh nhân như vậy.
- Được.
- Y Loan quay ngoắt người đi
- Anh muốn trách nhiệm. Đi thôi.
Nói rồi, cô đùng đùng bỏ đi nhanh ra cửa. Hai cô điều dưỡng đứng nhìn nhau một phút rồi cũng bước theo. Họ dường như không muốn chọc giận bác sĩ phụ trách của mình.
- Cũng vì tôi mà anh và chị ấy cãi nhau.
- Nhìn theo bóng Y Loan, Tâm Như ân hận.
- Tôi thật là phiền phức quá, xin lỗi anh.
- Không có gì đâu
- Chí Bằng nhẹ nhàng gắp miếng thủy tinh ra khỏi vết thương, ôn tồn hỏi
- Có đau không?
- Không đau.
- Lắc đầu, Tâm Như trìu mến nhìn bàn tay anh nhẹ gắp hết những miếng thủy tinh ra khỏi người mình.
Cũng may là cô mặc áo dày, nên bên trong không phạm một vết thương nào. Chỉ có hai mảnh trên cổ, ba mảnh trên tay và vài mảnh nhỏ dưới chân thôi. Chí Bằng làm rất lẹ. Chưa đầy mười phút, anh đã gắp hết và băng chúng lại bằng những miếng bông băng nhỏ rất dễ thương. Động tác thuần phục, dịu dàng, rất nhẹ nhàng. Để dù có đau đớn, bệnh nhân vẫn thấy được an ủi phần nào.
Mai mốt, nếu mình trở thành bác sĩ, mình cũng sẽ như anh ta
- Tâm Như thần nhủ
- nhân ái dịu dàng với bệnh nhân.
- Xong rồi
- Cởi bỏ bao tay ngẩng dậy, thấy Tâm Như nhìn mình chăm chú, Chí Bằng ngạc nhiên
- Cô làm gì mà nhìn tôi không chớp mắt thế?
Tâm Như mỉm cười, không dấu vẻ thán phục lên ánh mắt:
- Tôi ngưỡng mộ anh. Một vị bác sĩ có lòng bác ái. Thật đúng với câu lương y như từ mẫu.
- Đừng nói thế.
- Được khen, Chí Bằng nghe xấu hổ, anh cúi mặt thẹn thùng. Rồi như chợt nhớ, anh ngẩng đầu lên hỏi
- Có điều này, tôi thắc mắc lâu rồi. Nếu được, cô trả lời tôi nhé?
- Vâng ạ
- Tâm Như gật đầu ngay.
Chí Bằng ấp úng rồi hỏi nhanh:
- Trông vẻ mặc, cách ăn nói của cô thật không giống bọn bất lương, chuyên tống tiền làm điều ám muội một chút nào. Sao lại gây ra lắm điều tai tiếng? Tôi thật không hiểu chuyện cô đánh lừa chủ quán, bắt viện... À! Mấy người khách phải trả hai tô bánh canh là thật hay giả nữa?
Lại chuyện này. Rồi tai Tâm Như đỏ bừng lên. Đúng miếng ăn là miếng tồi tàn mà. Chỉ gạt một lần đã chết tên, chết tuổi. Thiệt... Mất tháng bị thiên hạ nghi oan, xem thường, rẻ rúng, cô không ngại chút nào. Sao hôm nay vừa nghe Chí Bằng hỏi một câu, cô đã thẹn chín người xấu hổ?
- Chuyện này...
Tâm Như ấp úng rồi quyết định kể cho Chí Bằng nghe tất cả. Trừ chi tiết mình sắp trở thành đồng nghiệp của anh ta ra. Còn tất cả, từ việc bị ép hôn, việc tình cờ gặp bác Mẫn rồi bị tông xe thế nào, cô đều kể cho anh nghe cả.
- Ra thế.
Nghe xong, Chí Bằng "ồ" to như vỡ lẽ, bật lên cười thích thú. Không ngờ cô bệnh nhân đang ngồi trước mặt mình lại có nhiều điều thú vị như vậy. Song điều khiến anh thấy mình cảm phục cô nhất vẫn là việc cô dám dùng miệng mình hô hấp cứu một người không quen biết.
- Dám dùng miệng mình cứu bệnh nhân, cô không sợ Ông ta mang bệnh truyền nhiễm gì sao?
- Lúc đó, tôi không nghĩ đến
- Tâm Như nhẹ lắc đầu
- Chỉ sợ Ông ta chết mà thôi.
Đúng như mình dự đoán. Chí Bằng thầm nhận xét. Cô ta chẳng những không phải là người xấu lại rất tự trọng và nhân hậu. Tự nhiên thấy mến cô, anh bước lại bàn rót nước và lấy cho cô mấy viên thuốc giảm đau:
- Uống đi!
- Cảm ơn anh
- Tâm Như cầm lấy uống ngay.
Cùng lúc, Y Loan đẩy mạnh cửa, bước vào.
- Viện trưởng gọi điện cho anh.
- Được.
- Chí Bằng gật đầu bước nhanh ra cửa.
Tâm Như chợt kêu lên.
- Chết! Chí Bằng! Vết thương của anh hãy còn chưa chăm sóc.
- Thì thây kệ anh ấy
- Y Loan trừng mắt ngó Tâm Như
- Ai mượn cô lo lắng? Hừ! Ai đời bệnh nhân mà cứ gọi bác sĩ bằng anh nghe ngọt xớt. Muốn chinh phục trái tim của anh ta hả? Đừng hòng. Cỡ cô không có cửa đâu.
- Tôi biết
- Tâm Như nhẹ nhún vai thầm bảo
- Và tôi cũng không hề có ý định chinh phục anh ta. Nhưng anh ta cũng chẳng là của cô đâu nếu cô cứ đanh đá chua ngoa như vậy. Y Loan à! Một bác sĩ xinh đẹp dịu dàng khác sẽ chinh phục trái tim nhân ái của anh ta.
-Tư cách? Bồi thường danh dự?
- Y Loan phá ra cười lớn. Hai cô điều dưỡng Nga, Hương cũng cười theo
- Chao ôi! Nghe sợ quá.
-Sợ hay không, cô cứ lặp lại một lần nữa đi thì biết - Nghiến răng, Tâm Như tỏ vẻ mình chẳng nói đùa đâu.
Được.
Y Loan bước lên một bước, tỏ vẻ không nhường nhịn. may mà cô điều dưỡng tên Nga kịp kéo áo cô ta lại.
-Chị Loan! Đừng chấp nhất nó làm gì. Bác sĩ Ân Tuấn đến rồi. Đễ ong ta bắt gặp chuyện này, chẳng hay đâu.
-Hừ!
- Nghe nhắc đến Ân Tuấn, nét mặt Y Loan lập tức giản ra.
Bước thẳng đến bên người bệnh, cô vẫn còn lẩm bẩm, cố ý cho Tâm Như nghe rõ:
- Đúng là đồ giẻ rách bày đặt làm cao. Đừng tưởng có Chí Bằng chống lưng là ngon lắm. Thế nào rồi có ngày cũng bị tao tống cổ đi.
Bị mắng là giẻ rách, Tâm Như tức lắm. Hai hàm răng nghiến chặct. Cô chỉ muốn tát cho Y Loan một tát nên thân. Bộ làm bác sĩ là ngon lắm chắc? Nếu không vì Chí Bằng, vì cơ hội được làm việc dước tay thần tượng Ân Tuấn, cô nhất định sẽ chẳng nhịn đâu.
-Bác sĩ viện trưởng đến kia rồi. Trông ông ta thật là oai vệ.
Ngoài hành lang bỗng dậy lên tiếng xôn xao. Tâm Như ngẩng nhanh đầu dậy. Bác sĩ Trần Ân Tuấn kia rồi! Trái tim cô bỗng bồi hồi bao xúc cảm. Ôm cây lau nhà vào lòng, nép người sau cây cột lớn, cô tròn mắt ngưỡng mộ nhìn ông.
Bước chân ông nhanh, dứt khoát mà thong thả làm sao. Chỉ tiếc là gương mặt ông đã bị chiếc khẩu trang che kín chỉ chừa cặp mắt. Nhưng như vậy cũng đủ lắm rồi. Ngước nhìn theo dáng ông cao lớn khuất hẳn vào phòng thăm bệnh, Tâm Như thầm ao ước: Một ngày nào đó, mình sẽ được trở thành phụ tá của ông. Như hai tên bác sĩ kia, được cận kề bên ông trong lúc mổ cũng như tronglúc thăm khảm bệnh nhân vậly. Và nếu muốn đạt được điều này, từ nay, cô phải trở bên nhẩn nhịn trước Y Loan. Bằng không, cô ta sẽ tống mình ra khỏi nơi này mất. Y Loan là bác sĩ trưởng khoa. Cô ta nhất định sẽ có cách, mà cô thì... không thể mỗi cái mỗi làm phiền đến Chí Bằng như vậy.
Uống xong ly nước lọc của cô y tá trao cho. Ngẩng lên, đồng hồ đã quá bảy giờ, Ân Tuấn giật mình lẩm bẩm:
-Trễ đến vậy sao? Thảo nào lúc nảy trong phòng mổ, tay cứ run lên, mấy lần suýt mổ phạm bệnh nhân. Thì ra là đói.
-Thua cô, xin cho tôi hỏi bác si viện trưởng có ở đây không ạ?
-Vừa toan ngồi xuống ghế nghỉ chân, Ân Tuấn chợt giật thót nhỏm ngay người dậy. Từ phiá hành lang trước mặt, một người đàn ông sang trọng đang xăm xăm bước đi.
Không thể để ông ta trông thấy mình. Như đưa trẻ, Ân Tuấn qúynh lên tìm chổ nấp. Phòng đợi trống trải quá, chẳng biết trốn vào đâu, Ân Tuấn đành chui đại xuống gầm bàn của cô y tá ghi danh, mặc cho cô này xanh lè mặt. Chẳng hiểu vì sao bác sĩ viện trưởng danh tiếng của mình trở bên hèn nhát thế, sợ người đàn ông kia như vậy? Ông ta là ai nhỉ? Chủ nợ của bác sĩ chăng?
Không phải. Hoàn toàn không phải. Khi ông ta đến nơi trình bày lý do, cô y tá mới bật cười vỡ lẽ. Thì ra bác sĩ viện trưởng của mình trốn chạy, vì không còn đủ sức để làm tiếp cuộc phẫu thuật cho vợ Ông ta như đã hẹn.
Thật ra, Ân Tuấn không hề hẹn. Bởi một cuộc mổ bắt con là quá tầm thường so với trình độ y học hiện nay. Một bác sĩ sản khoa nào cũng đều có thể tiến hành cuộc phẫu thuâl.lt nhỏ không quá mười lăm phút ấy. Huống chi, tại khoa sản của bệnh viện "Hy Vọng" này, tập trung toàn các bác sĩ chiên khoa, lừng danh tài giỏi. Vậy mà ông ta cứ nhất quyết một hai, phải đòi Ân Tuấn mổ cho bằng được. Mà phai mô đúng bảy giờ tối hôm nay, không hơn không thiếu một giây nào. Số là ông đã đi xem thầy, thầy bói bảo, thằng con của ông phải sanh đúng giờ này, phút này mới có thể trở thành quý tử, giàu sang phú quý.
Ông ta càu nhàu, nài nĩ suốt tuần nay, nhưng Ân Tuấn vẫn không chịu hứa. Đến bây giờ đúng ngày, đúng tháng, ông lại cầu may đến nài nỉ thêm lần nữa.
-Xin lỗi ông, bác sĩ viện trưởng đã về nhà hơn một tiếng đồng hồ rồi ạ.
Nghe ông trình bày, cô y tá chợt hiểu liền tìm cách giải vây cho diện trưởng:
-Nếu bà nhà vẫn chưa có dấu hiệu sanh, và ông vẫn muốn được đích thân bác sĩ viện trưởng phẫu thuật thì xin chờ đến ngày mai. Tám giờ tối nay, bác sĩ còn phải thực hiện một phẫu thuật khác ạ.
-Không được
- Ông ta giận dữ
- Con tôi phải được sanh đúng giờ này, phút này mới linh.
- Nếu vậy thì...
- Cô y tá nén nụ cười, thầm thương hại cho sự quá mê tín của ông ta
- Ông hãy quay về khoa sản và đề nghị các bác sĩ ở này mổ cho. Ông có thể yên tâm. Bác sỉ ở bệnh viện chúng tôi rất giàu kinh nghiệm lại giỏi tai nghề.
- Có lẽ phải vậy thôi.
- Thở ra một hơi dài thất vọng, ông từ từ quay bước.
Dưới gầm bàn, Ân Tuấn củng nghe từ lồng ngực mình thở phào ra một hơi nhẹ nhỏm.
- Cảm ơn.
- Gật đầu chào cô y tá, Ân Tuấn biến ngay vào thang máy đặc biệt, lối dành cho các y bác sỉ.
+++++++++++++
Tân đang ngồi nhai ngấu nghiến ổ bánh mì. Thấy Ân Tuấn bước xuống vẻ mặt hầm hầm, anh sợ quá, quăng ổ bánh mì ăn dở. Lau nhanh miệng vào chiếc khăn tay, Tân nhăn nhó thanh minh:
- Chờ cậu lâu quá, em đói nên mới...
- Chạy đi! đừng có nói nhiều.
Sập mạnh cánh cửa, Ân Tuấn gắt nhẹ Quỷ quái! tự nhiên sao lúc này, anh bỗng nghe thèm nửa ổ bánh mì mà Tân quẳng lúc nảy quá đi. Cái bụng lại sôi nửa rồi.
- Cậu à! về nhà hay như thường lệ
- Tân cất giọng e dè.
Lạ thật! từng lái xe cho nhiều ông chủ, nhưng chưa bao giờ Tân gặp một ông chủ khó gần gủi như Ân Tuấn. Lúc nào củng có một khoảng cách vô hình. Một ranh giới rỏ ràng chủ tớ làm anh phải lạnh sống lưng sợ hãi, mổi lần tiếp xúc. Nói thật không phải vì ham số tiền lương cao gấp đôi nơi khác, anh đã nghỉ lâu rồi. Cứ nơm nớp phập phồng sợ kiểu này, không chóng thì chày củng vào viện tim của ông ta mất.
Không trả lời, tức là y lệ củ. Thở dài ngao ngán, Tân cho xe tấp vào bãi đậu của siêu thị Ân Tuấn móc túi. Vẫn y theo lệ củ đúng hai trăm ngàn không hơn không kém.
Năm này qua tháng nọ, chỉ mổi một món chả lụa giam-bông, xúc xích và thịt hộp. Ân Tuấn dường như không biết ngán hay sao ấy? Tuy biết rằng loại anh ăn toàn loại hỏa hạng, đắt tiền, đứng vào hàng đầu thế giới. Nhưng nói không phải chảnh chứ ăn theo Ân Tuấn riết rồi, Tân thấy mấy món đó dở tệ, còn thua món cá lòng tong kho tiêu của mẹ kho ở nhà nửa. Trời nóng bức thế này, giá được ăn một tô canh chua thì ngon biết mấy.
Hảo huyền thôi. Đẩy xe ra quầy tính tiền, Tân biết mình chỉ mơ mộng hảo. Sống cạnh Ân Tuấn, đừng mong được bửa ăn tươi. Nếu muốn, hãy chờ chủ nhật. Hừ! Tân thật sự không hiểu, sao bửa ăn của Ân Tuấn lại khô khan thế? Hai năm làm tài xế cho Ân Tuấn, nếu như nhớ không lầm thì, Tân chưa thấy anh ăn một cọng rau, hay một củ cải nào. Có khi ăn ở căng tin bệnh viện củng thế. Duy nhất một thực đơn: cơm gà. Có lẽ vì thế mà con người Ân Tuấn khô queo, cứng ngắt, không tươi mát và khó gần như thế.
Xong, mở cửa xe bước vào, Tân trao cho Ân Tuấn tờ hóa đơn thanh toán và mười ngàn lẻ thối lại. Ân Tuấn cầm lấy, xem kỷ lưởng rồi cho tờ hóa đơn và tiền lẻ vào sâu trong túi.
Người khác có thể cảm thấy xúc phạm, phật lòng chứ Tân thì không. Anh đã quen rồi tính nết của ông chủ giàu có. Ân Tuấn không keo kiệt, song củng chẳng hào phóng như các đại gia giàu có. Tuy tiền làm ra rất dễ, rất nhiều, nhưng trước khi sử dụng nó, anh vẩn thường đắn đo, căn nhắc rất đàng hoàng, cẩn thận. Xài đúng chổ, đúng nơi, anh không hề hoang phí và xài sai mục đích. Bằng chứng đơn giản nhất là hai tô bánh canh phải trả oan cho cô gái tên Tâm Như gì đó. Chỉ mười ngàn đồng mà anh cứ nhăn nhó, cứ khó chịu, tiếc rẻ như mình vừa đánh mất hàng chục triệu đồng.
Rồi củng ngay sau đó, vì tai nạn đụng xe phải bỏ ra hàng chục triệu đồng để bồi thường. Thế mà... anh vẩn thản nhiên, chẳng một cái tặc lưởi chau mày tiếc rẻ, bảo rằng đây là chuyện nên làm.
Ân Tuấn là một người khó hiểu. Đây không phải là nhận xét của riêng Tân. Tất cả y bác sỉ ở viện tim, ở bệnh viện đa khoa và nhửng ai từng tiếp xúc với anh điều đưa ra nhận định này. Thật khó mà đóan được bên trong vẻ mặt luôn thâm trầm, và đôi môi luôn mím chặt không biết cười kia ngỉ gì. Ác hay là thiện, dử hay hiền? không thể nào phân biệt được trong con người Ân Tuấn. Dường như nghỉ thế nào củng đúng, củng sai cả.
Vì nếu bảo rằng ác, sao anh lại hành nghề bác sỉ cứu người? còn bảo thiện, sao anh chưa bao giờ tham gia một tổ chức từ thiện nào? Dù chỉ một đồng xu nhỏ, chứ đừng nói chi góp công khám và trị bệnh miển phí cho bệnh nhân nghèo như bao bác sỉ nhân từ khác.
Cả đời Ân Tuấn, anh dường như chẳng biết đam mê gì khác ngoài tiền. Chuyện nghe vô lý, nhưng thật đó. Suốt hai năm liền, Tân chưa thấy Ân Tuấn chạm tay vào điếu thuốc, hay uống một ly rượu nào. Thậm chí cả gái, cả người yêu củng không thấy nốt. Tân chỉ thấy tuần nào, Ân Tuấn củng xách về nhà một va li đầy nhóc những tiền. Anh đổ ra đếm, vuốt ve chúng một cách âu yếm và trìu mếm rồi đem cất vào tủ sắt. Một điểm khác thường là Ân Tuấn không đem tiền gởi ngân hàng, củng chẳng biến chúng thành vàng hay đô la như nhửng người giàu có khác vẩn làm. Bao nhiêu tiền kiếm được, anh đều đem cất hết vào tủ sắt. Không phải một mà nhửng ba tủ to đùng. Tủ nào củng đầy nhóc, chật ních tiền như giấy lộn. Không ăn chơi phù phiếm, chưa lập gia đình, lại củng chẳng có thân nhân thì làm nhiều đến thế làm gì? Chỉ mổi viện tim, công suất làm việc của Ân Tuấn đã hơn ba bác sỉ thường. Lập thêm bệnh viện đa khoa, Ân Tuấn quả thật đã nâng công suất làm việc của mình lên đến gấp mười. Đã là ông chủ, tiền vô như nước, anh vẫn không bỏ qua cơ hội kiếm thêm tiền. Hết giờ, hết việc nhưng hễ ai yêu cầu mổ giá cao là anh nhận lời ngay. Mải suy nghỉ miên man, chẳng mấy chốc biệt thự " Tường Minh" đả hiện ra trước mắt. Chính xác, Tân cho xe chạy đúng một vòng. Chiếc cửa cảm ứng từ trường từ từ mở lớn. Thả Ân Tuấn trước phòng khách, đánh xe vào ga ra xong, Tân quay xuống bếp phụ dọn cơm với Thành quản gia và ông Bẩy giử vườn, trong lúc đợi Ân Tuấn đi tắm.
- Vẩn thế à?
- Vừa thấy Tân, Thành hỏi ngay.
-Tân cầm cái bịch giấy lên, lắc lắc:
-Vũ như cẩn ( vẩn như củ ).
-Nhưng không sao
- Thành nói nhỏ vào tai Tân
- Có chút đột biến rồi:
- Đột biến? Đôi mắt Tân mở lớn - Không hiểu
Thành kéo Tân đến bên bàn ăn rồi mở lồng bàn ra:
- Ồ!
- Tân "Ồ" to kinh ngạc. Nhìn thấy trên bàn một tô canh chua hảy còn
bốc khói, cạnh mấy con cá rô kho tộ vàng ươm thơm lừng.
- Ở đâu ra thế này?
-Nghe mùi thôi đả muốn ăn rồi.
-Thành chưa kịp trả lời, Ân Tuấn đả bước từ trên lầu xuống. Cánh mủi phập phồng anh hỏi:
-Nhà ta hôm nay có mùi gì lạ thế?
-Cậu Tuấn à! Tân mở nấp lồng bàn hào hứng
- Cậu nhìn xem. Hôm nay nhà ta có món tươi rồi.
- Ở đâu ra thế?
- Đôi mày Ân Tuấn khẻ cau.
-Tân vẩn hí hửng:
- Dạ của anh Thành. Anh ta mua về đải chúng ta.
- Tôi không có mua
- Từ lúc Ân Tuấn xuất hiện, gương mặt đang vui vẻ bình thường của Thành bổng trở nên bất động, lạnh lùng
- Tất cả là do cô bé giúp việc mới của chúng ta nấu đó.
-Cô gái giúp việc mới? Thế còn người cũ đâu?
- Ân Tuấn tỏ ý chẳng bằng lòng.
Ông Bảy đở lấy lời:
- Dạ, bà ấy già rồi, nên con cháu không cho làm nửa. Cô bé này chính do bà ta giới thiệu đến.