Chương 6

Nguyên nhân? Chỉ một nguyên nhân duy nhất, đó là lòng ngưỡng mộ và lòng kính phục. Nên sáng hôm qua, vừa được nghe Chí Bằng tiết lộ Ân Tuấn chính là chủ cân biệt thự "Tường Minh", là Tâm Như đâm đầu, đâm cổ chạy đi ngay.
Từ lúc xuất viện đến giờ, Tâm Như chưa một lần ghé qua biệt thự "Tường Minh", cũng không hề đến hỏi thăm bà Liên lấy một lần. Phần vì công việc hộ lý quá bận rộn, phần cô nghĩ cô ghé cũng chẳng ích lợi gì. Sáu tháng vắng mặt, hẵn đã có người vào thay chỗ của cô rồi. Nhưng bây giờ thì khác. Một khi đã biết Ân Tuấn chính là chủ nhân biệt thự "Tường Minh", Tâm Như làm sao co thể bỏ qua cơ hội một năm ngàn thuở này. Tuy ở nhà cũng như trong bệnh viện, cô không thể đến gần tiếp cận ông, nhưng được chăm sóc cho ông là Tâm Như cảm thấy thoa? nguyện lắm rồi.
Vì sao thế? Thì đã bảo tại lòng ngưỡng mộ và niềm kính phục rồi. Tâm Như thần tượng Ân Tuấn như người ta thần tượng các siêu sao ca nhạc. Chẳng ai bán hình Ân Tuấn, không thì cô cũng đã mua, lộng to một tấm treo trong nhà, ngày ngày nhìn ngắm.
May quá! Nghe bà Liên bảo, từ ngày bị cô làm cho mất mặt với viên quảng gia vì cô người làm mới bỏ ngang giữa chừng, bà không giám kêu ai khác, đành phải trở về làm lại, Tâm Như đã nhảy cẫng lên mừng rỡ. Bằng một giọng thương tâm oai oán, cô kể bà nghe tai nạn của mình, còn đem hết giấy tờ xuất viện cho bà xem nữa.
Nghe xong hoàn cảnh của Tâm Như, cơn giận trong lòng bà Liên tan biến. Đem trả cho cô một triệu đồng, tiền lương tháng làm của cô lúc trước chưa kịp trả, rồi không đợi Tâm Như mở miệng, bà hỏi luôn rằng Tâm Như có muốn trở lại làm không?
Muốn, dĩ nhiên là Tâm Như phải muốn rồi. Suốt một buổi trưa ăn cơm ở nhà bà Liên, cô cứ hỏi đi, hỏi lại sinh hoạt, nếp sống của ông chủ Ân Tuấn.
Trời! Nghe bà Liên kể về thực đơn của Ân Tuấn, Tâm Như phải kêu trời kinh hải. Đúng là một chế độ ăn kinh khủng quá. Toàn đồ hộp đã qua chế biến, lại thiếu rau xanh. Nghèo vitamin và khoáng chất đến thế thì cơ thể làm sao đủ chất đề kháng để đương đầu cùng bệnh tật. Là bác sĩ, lẽ nào Ân Tuấn không biết nếu mình cứ ăn như vậy mãi thì cơ thể sẽ bị ung thư mất.
Không được. Chiều hôm đó, ngay buổi đầu tiền trở về,,Tâm Như quyết định sẽ làm việc thêm. Cô sẽ thay đổi chế độ ăn uống của Ân Tuấn cho cân đối, đàng hoàng hơn. Cả ông Bảy và anh Thành nữa, cứ ăn uống theo Ân Tuấn mãi như vậy thì sức đâu mà làm việc.
Nghe cô nói, mắt ông Bảy và anh Thành sáng bừng lên thích thú. Họ không còn lạnh lùng, vô cảm với cô như trước kể từ khi được nghe dì Liên kể về hoàn cảnh của cô. Sư nghi kỵ dè chừng biếng mất, Tâm Như thấy họ đáng yêu và dễ gần gũi vô cùng. Và cô cũng đã quyết định từ chối không nhận tiền chợ họ trả cho buổi cơm ngon đột xuất cô làm. Chẳng có bao nhiêu đâu.
Bước tung tăng vào cổng bệnh viện, biết mình vào cửa thang máy, Tâm Như cười tủm tỉm, lòng nập đầy hạnh phúc. Cô hình dung đến vẻ mặt đầy hân hoan của Ân Tuấn chiều qua khi được thay đổi khẩu vị. Ân Tuấn! Ông cứ ngon miệnh ăn đi nhé. Tâm Như này sẽ sẵng sàng phục vụ Ông không cần đến tiền thù lao bồi dưỡng. Hai triệu đồng lương ông trả cho tôi mỗi tháng, tôi cho bác mẫn một nữa, một nữa kia sẽ dùng để đi chợ chăm lo sức khoẻ cho ông đó. Phần tôi, đã có lương hộ lý rồi.
Cửa thang máy mở ra. Tâm Như tung tăng bước vào phòng thang, miệng líu lo ca hát. Cô nghĩ đến thực đơn chiều nay sẽ nấu cho Ân Tuấn, thịt kho tàu va dưa giá, có được không? Món này thường ngày cô thíc ăn ghê lắm.
- Bà ơi! Ông có đỡ chút nào không?
Như thường lệ, căn phòng đầu tiên Tâm Như quét dọn bao giờ cũng là căn phòng đầu tiên cúa ông lão ung thư bao tử vào giai đoạn cuối. Tội nghiệp! Tâm Như có cảm tình với bà vợ hiền lành kia lắm. Biết ông không còn muống chữa, bà vẫn một mực thương yêu, chiều chuộng. Một khi ông bị lên cơn đau đớn, đánh đập mắng chửi, bà vẫn dịu dàng không một lời nặng nhẹ.
- Chiều hôm qua, ông sốt đấy
- Bà đáp, mặt rầu rầu
- Lúc nãy lại bị đàm trào lên cổ, cứ tưởng đã xong rồi... Tôi thật là rung quá.
- Để cháu xem.
Bước lại gần người bệnh. Nhìn ông thân thể gầy còm, cánh ngực phập phồng trong hơi thở khó khăn, Tâm Như biết sẽ không còn bao lâu nũa. Tự nhiên nước mắt ứa ra, cô nghĩ đến nỗi đau mất chồng của người đàn bà ấy.
- Gần lắm rồi, phải không cô?
- Bàn tay người đàn bà lạnh giá nắm lấy tay Tâm Như lo sợ.
- Cô nói thật cho tôi biết đi. Đừng lạnh lùng dửng dưng như các bác sĩ vào thăm bệnh nữa. Nơi đây, chỉ có cô là quan tâm đến cảm giác của tôi thôi. Cô nói đi! Có thật là ông ấy sắp đi rồi không?
Nước mắt chảy dài trên má, Tâm Như không thể mở lời. Cô vụt đầu rồi chạy đi nhanh. Bên trong, người đàn bà vừa thả người xuống ghế sửng sờ, bất động. Dù đã biết chuyện ông ra đi là không tránh khỏi, sao bà vẫn quá bàng hoàng, quá đau lòng như vậy?
Tựa lưng vào tường, Tâm Như lấy hết tinh thần hít một hơi dài. Ngày trước ở trường, mỗi lúc nghe thầy cô dạy: " Là bác sĩ phải biết làm chủ cảm xúc của mình. Không được lộ vẻ hoang mang, thương hại bệnh nhân, e ảnh hưởng đến tinh thần của họ ". Cô cứ cười, cứ nghĩ thầy cô quá lo xa. Bệnh nhân chứ đâu phải thân nhân của mình đâu mà phải đau lòng hay lo lắng. Hàng ngày, học về những bài bệnh nan y, những cái chết lâm sàng được báo trước, cô vẫn thấy bình thường, thấy thản nhiên.
Vậy mà... giờ đây đối diện với bệnh nhân, Tâm Như mới biết điều đó thật ra không dễ một chút nào. Đứng trước nỗi đau sinh ly tử biệt của ngừời khác, thật khó nén lòng bình thản. Khó tránh khỏi tự trách mình sao bất lực. Là bác sĩ làm gì, mà không thể cứu bệnh nhân?
Bệnh nan y. Không thuốc chữa. Thật không gì khổ tâm bằng một bác sĩ đứng trước căn bệnh mà y học đã bó tay. Đành nhìn bệnh nhân chết dần mòn trong đau đớn, phải làm sao? Khóc lóc như cô chẳng ích gì. Phải làm hết khả năng, phải cố xoa dịu nỗi đau mà họ đang gánh chịu.
Đưa tay quẹt ngang nước mắt, Tâm Như bước vào phòng thứ hai. Phòng của một người đàn bà bị bệnh lao, không thuốc chữa. Bà cũng đã bắt đầu ho ra máu, có lẽ cũng không còn lâu nữa.
- Bà ơi! Hôm nay bà có thấy khoẻ chút nào không?
- Bước đến gần bà, Tâm Như ân cần hỏi.
- Cảm ơn cô. Vẫn như thường bữa.
- Bà cất giọng khàn khàn. Tâm Như cuối xuống lau dưới gầm giường. Bất chợt, nhìn tay bà lớn dần lên, cô hốt hoảng:
- Chết! Tay bà bị phù rồi. Sao bà không keu điều dưỡng?
- Lúc nãy vừa bị phù, tôi kêu một lần, đã bị cô ta càu nhàu. Nên bây giờ, tôi không dám làm phiền nữa.
- Không được đâu.
- Tâm Như khoá cái van cho trai dịch truyền không chảy nửa.
- Bà không thể nằm yên chịu trận. Hai lần chứ mười lần, bà cũng phải gọi y bác sĩ tợi Mà cô ta đâu rồi nhỉ? Tâm Như ngoái đầu nhìn quanh
- Theo lẽ, mỗi phòng có một y tá trực kia mà.
- Có lẻ cô ta sợ bị lây cho nên đã bỏ đi rồi.
- Bà cát giọng buồn buồn.
Tâm Như nhẹ nhàng rút kim ra khỏi tay bà.
- Để cháu truyền lại cho bà nhé. Mai mốt nếu cô y tá trực cứ bỏ đi như vậy, bà cứ việc nói lên bác sĩ viện trưởng.
- Nói để làm gì?
- Người đàn bà mỉm cười buồn
- Tôi ho lao, con cháu còn sợ bị lay huống gì cô y tá. Mà tôi cũng chẳng muốn lay cho ai cả. Cô làm xong rồi cũng mau rời khỏi nơi này, kẻo bị lay rồi khổ.
Nói đến đây như bị chạnh lòng, bà ôm ngực la lên mấy tiếng. Máu từ miệng bà bắn ra, bám đầy lên chiếc áo của Tâm Như.
- Bà đừng nói thế.
- Vội đỡ bà ngồi dậy, tựa đâu bà vào vai mình. Tâm Như khẻ khàng rút một chiếc khăn giấy lau máu cho bà.
- Cứ mặc tôi đi.
- Đẩy tâm Như ra khói ngừơi mình, bà thở dài
- Trời ơi! Sao thân tôi khổ thế này? Xin ông trời hãy mau mau lấy mạng của tôi đi.
- Xin bà đừng kích động, không co lợi cho sức khoé đâu.
- Tâm Như nhẹ nhàng vuốt ngực bà
- Để cháu rót nước cho bà uống nhé.
- Cô thật là tốt quá. Giá như con gái tôi được một phần nhó như cô, thì có lẻ tôi không phải tủi thân khổ sở thế này.
Uống từng muỗng nước từ tay Tâm Như bà than thở.
- Bà có con ư? Tâm Như lạ lẫm
- Nếu như nhớ không lầm thì... từ lúc bà nhập viện đến giờ, cô chưa hề thấy con cháu đến thăm bà cả.
- Có. Tôi có một đứa con gái.
- Bà cất giọng buồn buồn
- Nó đã có chồng và có hai đứa con đẹp như thiên thần. Gia đình của nó giàu lắm.
- Vậy sao chị ấy không đến thăm bà?
- Tâm Như cất trả ly trên bàn.
Bà thở ra:
- Nó sợ bị tôi lay bệnh nên không dám đến thăm, ngày trước cũng thế. Nó chưa cho tôi được một lần ôm cháu ngoại vào lòng. Tôi thương chúng lắm, đâu muốn lay bệnh cho chúng làm gì. Nhưng giá mà nó đừng ghê sợ ra mặt, tự tôi, tôi cũng biết giữ gìn mà.
Nói đến đây, đau lòng quá, bà lại ho. Tâm Như vội bảo:
- Thôi, bà đừng nói nữa.
- Bây giờ sắp chết rồi, tôi chỉ còn một tâm nguyện cuối cùng là được nhìn thấy mặt chúng lần cuối. Không biết có được không?
- Vừa nói, bà vừa rút khăn lau nước mắt.
Tâm Như nhẹ nắm tay bà tin tưởng.
- Được. Nhất định bà sẽ được. Hãy tin lời cháu.
- Cảm ơn.
- Ngước mắt lên bà mỉm cười hy vọng
- Cô thật là tốt quá.
- Thôi, bà nằm nghĩ đi. Cháu phải sang phòng khác.
Gật đầu chào bà, Tâm Như bước vội ra ngoài, lòng thầm giận cô con gái bất hiếu của bà. Đúng là phải cách ly, tránh tiếp xúc với những người mắc bệnh nhiễm, dễ lay lan. Nhưng bổn phận làm con đâu thể cho phép cô ta bỏ mặc mẹ mình như thế. Hừ! Bộ tưởng có tiền là ngon lắm sao? Nhất định hôm nào gặp cô ta, mình phải nói cho ra lẻ. Đồ con bất hiếu!
- Ui da!
Vừa đi vừa lẩm bẩm, Tâm Như quên nhìn trước nhìn sau. Mãi đến khi đâm sầm vào một ngừơi, cô mới giật mình ngẩng dậy. Nhận ra người quen cũ, cô reo lên mừng rỡ:
- Ồ, Chí Bằng! Anh đi đâu mà không nhìn trước nhìn sau, để phải đụng em một cái đau chí tử như vậy?
- Trời đất! Chí Bằng trợn mắt
- Quả trình độ vu khống của em lên đến bậc thượng thừa rồi. Người ta vẫn đứng yên ở đây hơn nữa tiếng rồi mà bảo không nhìn trước nhìn sau là sao hả?
- Thì ra... Em đụng anh à? Đưa tay gải tóc Tâm Như cười biết lỗi
- Xin lỗi nghe. Tại em mắc sùng nên...
- Nên muốn đụng ai tùy ý, phải không?
- Chí Bằng lườm yêu một cái
- May cho em, người bị đụng là anh. Chứ phải Y Loan là bị mắng cho một trận rồi.
- Lại nói xấu người vắng mặt rồi
- Tâm Như vờ trợn mắt
- Chẳng anh hùng, quân tử chút nào. À! Anh lên tìm chị Loan hả? Chỉ ở trên phòng số ba đó. Tạm biệt nhé.
Đưa mấy ngón tay lên vẫy vẫy, Tâm Như cầm chiếc mấy hút bụi lên. Chí Bằng nhẹ nắm tay cô, kéo lại:
- Khoan đã! Anh có chuyện này thắc mắc, muốn hỏi em đây. Có phải lúc nảy em gắn lại kim truyền dịch cho bà cụ bên trong không?
- Không phải
- Lắc đầu, Tâm Như chối nhanh
- Nó bị méo, em chỉ sửa lại một chút thôi.
- Không đúng
- Chí Bằng nghiêm nét mặt
- Anh đã chứng kiến từ đầu. Em chẳng những rút kim tiêm ra khỏi chỗ bị phù, cho gắn lại vào tỉnh mạch cho bà ta nữa. Động tác thuần phục, nhuần nhuyễn như 1 điều dưỡng chuyên nghiệp vậy. Có phải em từng làm điều dưỡng rồi không?
- Không có.
- Không muốn tiết lộ thân phận mình, Tâm Như lắc đầu
- Lúc nãy, em chẳng qua làm đại thôi. Hồi đó, nằm bệnh viện. Thấy mấy cô y tá làm, em bắc chước. May mà được.
- Bắt chước? Làm đại?
- Tin lời cô, Chí Bằng hốt hoảng
- Trời ơi! Tâm Như! Em thật là liều lĩnh. mai mốt, không được làm ẩu như thế nữa đâu. Nguy hiểm lắm.
- Khoan đã!
- Chí Bằng lại nắm tay cô kéo lại.
Tâm Như sợ hải:
- Anh lại muốn mắng em à?
- Không phải mắng mà là để cho em cái này đây.
- Vừa nói, anh vừa móc túi trong túi áo Blouse ra một trái ổi chín cây to tướng.
Tâm Như reo mừng rỡ.
- Ồ! Ổi chín! Ngon quá! Ở đâu mà anh có vậy?
- Một bệnh nhân cho anh.
- Chí Bằng mỉm cười nói dối. Sự thật trái ổi này mới vừa rồi Y Loan đã cho anh, chả là cô biết anh rất mê ổi chín.
- Cám ơn anh.
- Đưa ổi lên mủi ngửi, Tâm Như nhảy chân sáo bước đi.
Lần này Chí Bằng không cản. Anh đứng yên mỉm cười nhìn theo bước chân cô. Chao! Sao anh có cảm tình với cô bé này nhiều đến thế. Vì lúc nảy vô tình chứng kiến cảnh cô tận tình chăm sóc bệnh nhân, hay vì một điều khác nữa, Chí Bằng còn chưa biết được.
Có 1 cái gì đó bồn chồn, lạ lẩm làm Ân Tuấn ngồi đứng không yên suốt từ sáu giờ tối đến tận bây giờ. Đồng hồ đã gõ nhịp điều 12 tiếng, mà anh vẫn khhông tài nào chộp mắt.
Là cảm giác bất ổn chăng? Bật nhanh ngồi dạy trên giường, Ân Tuấn như chợt nhớ. Đúng là cảm giác thiếu an toàn, bất ổn lại đến với anh sau gần hơn 5 năm rồi lại mất.
Tại sao nó bỗng trở lại với mình thế này? Ân Tuấn thầm lo sợ. Trong tất cả các cảm giác của con người, Ân Tuấn sợ nhất cảm giác này. Anh có thể bị đói, bị lạnh, thậm chí bị đau đớn, chứ không thể nào chịu nổi cái cảm giác bơ vơ. Lúc nào cũng lo sợ phập phồng một tai họa chực chờ giáng xuống đầu mình. Nó căng thẳng, kinh khủng lắm. Nép mình vào một góc giường, hai tay ôm lấy via, đôi mắt Ân Tuấn nhìn quanh lấm lét.
Tất cả cũng tại bữa cơm chiều nay mà ra cả. Ân Tuấn nhớ lại rồi. Quỷ tha ma bắt gì khiến anh mềm lòng nhe lời xúi giục của bọn họ, ăn hết một trái khổ qua hầm, lại còn món thịt kho tiêu mặn đến quắn lưỡi kia.
Không thể trách họ đâu. Ân Tuấn biết mình vô lý khi đổ hết tội danh lên đầu họ. Cũng tại anh muốn ăn thôi. Chứ bằng không... dù cho họ có kề dao vào cổ cũng không thể khiến anh thay đổi lập trường.
Thế nào... bỗng dưng mình lại thèm ăn? Ân Tuấn lại nhớ đến cảm giác của mình khi vừa ngồi xuống bàn ăn. Những trái khổ qua nhồi thịt vàng ươm cùng những lát thịt kho tiêu đen quánh xềnh xệch nước sao lại thu hút tầm nhìn của anh nhiều đến thế? Nó như gợi cho anh nhớ đến một cảm giác êm đềm, ấm cúng. Phải chăng, lâu lắm rồi trong tiềm thức, anh đã từng được ăn hai món này một cách ngon lành?
- Cậu Tuấn! Ăn thử một trái khổ qua đi. Ngon lắm!
- Thấy anh cứ chăm chăm nhìn vào món canh không chớp mắt. Ngỡ anh thèm, Tân lên tiếng mời.
Và lạ làm sao, Ân Tuấn thấy mình như bị một bản năng lôi kéo. Không làm chủ bản thân, anh cho đũa vào tô canh, gắp sang chén mình trá khổ qua to nhâ"t, trong ánh mắt rạng ngời vì đắc thắng của Tân. Cuối cùng, Ân Tuấn cũng đã phải xiêu lòng, sau hơn hai tháng dài bền gan, chặt dạ.
Cắn ngập răng vào trái khổ qua, Ân Tuấn thấy mình ngấu nghiến nhai như một kẻ phàm ăn. Mùi vị quen thuộc, thân thương ấy đã đưa Ân Tuấn ngược thời gian trở về quá khứ. Trong một căn nhà tranh xiêu vẹo cạnh bờ sông, anh đã có được những tháng ngày ngắn ngủi sống trong tình thương của mẹ.
Mẹ! Hai dòng nước mắt lăn dài trên má. Ân Tuấn âm thầm khóc trong đêm. Bây giờ thì anh hiểu vì sao mình lại bồi hồi trước những món dăn dân dã ấy. Đây chính là món ăn ngày xưa mẹ thích.
Lâu lắm rồi, nhưng Ân Tuấn vẫn chưa quên. Gương mặt mình xụ xuống thế nào khi hôm đó nhìn mẹ hầm khổ qua.
- Đắng lắm mẹ Ơi. Con ăn không được. Con ghét nghe mùi canh này lắm.
- Ráng ăn một chút đi con. Không đắng lắm đâu.
- Ôm Ân Tuấn vào lòng, mẹ năn nỉ.
Song, cậu nhất quyết không ăn, cứ lăn đùng ra khóc. Và cũng bắt đầu từ hôm đó, trong bữa cơm,, không bao giờ xuất hiện món canh khổ qua hầm kia nữa. Dù rằng mẹ rất thích, rất thèm được ăn một lần rồi chết.
Mẹ Ơi! Ân Tuấn gọi thầm trong bóng tối. Hai mươi mấy năm rồi, lòng con vẫn không nguôi ân hận. vẫn không tha thứ cho hành động của mình, dù lúc đó con chẳng biết gì, dù là khi mẹ mất đi con chỉ tròn năm tuổi.
Còn món thịt kho tiêu thì khác, nó là món ăn Ân Tuấn thích nhất khi còn bé. Dù mỗi lần món thịt ấy xuất hiện trong bữa cơm là một biểu hiện không vui, rằng hôm ấy mẹ làm chẳng được tiền. Một lạng thịt sáng chiều cho cả mẹ lẫn con, sợ không đủ nên mẹ buộc lòng phải cho nhiều, thật nhiều nước mắm.
Mặn quéo lưỡi, nhưng cậu bé Ân Tuấn lại thích vô cùn g. Ăn hết những bốn chén cơm, trong ánh mắt mở tròn của mẹ. Ngoài trời mưa rỉ rả. Vậy mà tấm lưng nở tròn của con ướt đẫm mồ hôi vì mới ăn cơm nóng.
Hai mươi tám năm rồi, kể từ lúc mẹ mất đi, Ân Tuấn không còn được ăn món thịt kho tiêu ấy. Thời gian dài đăng đẳng, áp lực công việc ngày ngày đã khiến anh quên đi mất. Hôm nay tình cờ gặp lại, anh mới chợt nhớ ra tất cả.
- Mẹ Ơi! Sao mẹ lại chết?
Ôm lấy mặt, Ân Tuấn rưng rức khóc, như khi mình hãy còn là cậu bé lên năm tuổi. Kinh khiếp, hãi hùng khi một hôm thức dậy đã thấy mẹ nhắm nghiền đôi mắt, thân thể lạnh băng, gọi cách nào cũng không tỉnh.
Tiếp theo đó là những tháng ngày... Ôi! Bịt chặt tai, Ân Tuấn rùng mình không dám nghĩ thêm. Vùng mình nhảy xuống giường, anh bật cầu dao cho tất cả đèn trong phòng bật sáng, rồi đứng lên, lẩm bẩm:
- Đây là nhà của mình. Biêt. thự "Tường Minh" sang trọng tiện nghi nhất này là của mình. Là sự thật, không phải mơ đâu. Mình còn có tiền, có rất nhiều tiền nữa. Đừng sợ.
Vừa nói, Ân Tuấn vừa bước lên mở tung cửa tủ sắt. Cào tay cho những tờ tiền được sắp ngay ngắn sổ tung ra đổ khắp người mình, anh gào to trong đêm vắng:
- Tiền! Ôi! Tiền nhiều quá! Ta giàu có lắm, giàu có nhất hành tinh đấy. Ha... ha... ha...
Cất tiếng cười điên dại, Ân Tuấn quay tròn cho những tờ tiền vung vãi khắp nơi. Rồi như người kiệt sức, anh úp mặt vào giữa đống tiền oà khóc:
- Mẹ ơi! Mẹ đâu rồi?