Phần 13

181. Vì sao mật có sỏi?
Ở bên phải bụng trên của cơ thể có một hệ thống đường mật gồm túi mật và ống mật, trong đó có dịch mật ( được sản xuất tại gan, mỗi ngày 50-100 ml). Dịch này được đưa vào đường ruột để giúp tiêu hóa thức ăn. Vậy vì sao trong mật lại có sỏi?
Nói chung, người ta cho rằng, sự hình thành sỏi mật có ba điều kiện:
- Tính chất dịch mật thay đổi, thành phần cholesteron hoặc sắc tố mật tăng lên, tạo nên sỏi cholesterol, sỏi sắc tố mật hay sỏi hỗn hợp.
- Hệ thống đường mật bị viêm hoặc có giun đũa làm tắc, khiến dịch mật không lưu thông, tích lại, thành sỏi.
- Những hạt cholesterol hoặc sắc tố mật dần dần kết tụ, phát triển thành sỏi.
Sỏi mật là bệnh thường gặp. Khi ăn thức ăn nhiều mỡ hay lượng vận động giảm đi, thành phần dịch mật bị ảnh hưởng, hàm lượng cholestron, sắc tố mật tăng lên. Ngoài ra, hệ thống đường mật có rất nhiều cơ hội để viêm. Đặc biệt là ở nông thôn, tỷ lệ bệnh giun đũa rất cao, dẫn đến giun đũa ống mật, làm cho dịch mật tích lại để hình thành sỏi. Một khi sỏi mật hình thành sẽ ngày càng to thêm.
Để ngăn ngừa bệnh sỏi mật, ta nên tránh ăn thức ăn nhiều mỡ để giảm thấp chất mỡ, cholesterol và sắc tố mật trong cơ thể. Ngoài ra, nên ăn rau tươi và hoa quả để tăng thêm vitamin; đây cũng là một biện pháp có hiệu quả để ngăn chặn sỏi mật.
Việc tích cực vận động, tăng thêm công năng của các nội tạng không những đề phòng được sỏi mật mà còn giúp giảm béo, tăng thêm sức đề kháng cho cơ thể để tránh viêm hệ thống đường mật. Kịp thời chữa bệnh giun đũa hoặc bệnh viêm đường mật cũng là những biện pháp quan trọng để đề phòng sỏi mật.
182. Hiếu động ở trẻ có phải là chứng hành động lung tung không?
Có những trẻ em rất hiếu động, từ sáng đến tối ngoài thời gian ngủ ra thì hoạt động không ngừng. Do đó, nhiều bậc bố mẹ cảm thấy lo lắng, cho rằng con mình mắc bệnh động nhiều. Thực ra, trẻ em hiếu động là bẩm tính. Hiếu động không phải là chứng động nhiều. Hai trường hợp nên được phân biệt một cách rõ hơn để tránh ảnh hưởng đến sự lành mạnh của con cái.
Trong y học, trẻ em quá hiếu động, sức chú ý phân tán, kèm theo tính cách và hành vi luôn thay đổi được coi là mắc chứng hay động. Theo kết quả điều tra ở mấy trường tiểu học Thượng Hải, tỷ lệ phát sinh chứng hay động ở trẻ em là khoảng 5 -13%. Nguyên nhân có thể do di truyền, não bị chấn thương hoặc môi trường gây nên.
Những biểu hiện chủ yếu của bệnh gồm có: không tập trung được sự chú ý, động tác lặt vặt nhiều, một số có thể ít động, ngồi tĩnh một chỗ trong lớp học, nhưng tư tưởng lại đang "mông lung không cố định". Loại trẻ em này hành động nhiều, nội dung hoạt động không rõ rệt, trong phòng học có thể tự ngồi gọt bút chì, cắn móng tay, nghịch sách vở làm ảnh hưởng đến các bạn chung quanh, thậm chí bất giác đánh nhau. Sau giờ học về nhà không đúng giờ, lang thang trên đường, phần nhiều học tập khó khăn, thậm chí lưu ban. Để bố mẹ dễ phân biệt trẻ em có mắc chứng động nhiều hay không, các bác sĩ đưa ra mấy tiêu chuẩn sau để phán đoán.
1. Sức chú ý không tập trung (tối thiểu có 3 trong 5 mục sau):
- Làm việc qua loa, không hoàn thành công việc theo từng bước.
- Lên lớp không chú ý nghe giảng.
- Sức chú ý dễ bị phân tán.
- Không thể tập trung chú ý một thời gian dài để làm xong bài hoặc những việc khác.
- Khi tham gia trò chơi cũng khó làm đầy đủ từ đầu đến cuối.
2. Dễ bị xung động (có 3 trong 5 mục sau):
- Làm việc thiếu suy nghĩ.
- Nhiều lần bỏ dở việc này để chạy theo việc khác.
- Không thể làm một việc một cách có thứ tự (không phải do năng lực nhận thức gây nên).
- Thường gọi to vô cớ trong lớp học.
- Khi chơi tập thể, không chờ được đến phiên mình.
3. Hoạt động quá mức (tối thiểu có 2 mục trong 5 mục sau):
- Hay chạy nhảy hoặc leo trèo.
- Ngồi không yên hoặc đứng ngồi không ổn định.
- Không thể ngồi yên ở chỗ của mình, nhấp nha nhấp nhổm.
- Khi ngủ thường hay trở mình.
- Hoạt động suốt từ sáng đến tối, không hề nghỉ ngơi.
4. Bị một bệnh nào đó trước 7 tuổi, bệnh kéo dài trên 6 tháng.
5. Loại trừ tất cả những nguyên nhân khác, kể cả nguyên nhân do giáo dục gia đình không thích đáng, hoặc có những hành vi giáo dục không thích hợp... gây nên, trẻ có biểu hiện phát triển trí tuệ rất chậm chạp.
Một khi đã chẩn đoán chính xác trẻ em có chứng động nhiều, nên cải thiện môi trường, sửa đổi phương pháp giáo dục, kết hợp uống thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Chỉ cần trẻ em, bố mẹ, thầy giáo và bác sĩ tích cực phối hợp với nhau thì hiệu quả chữa trị nói chung là tốt, thậm chí có thể chữa khỏi hoàn toàn.
183. Vì sao có người "ngã nước"?
Trong cuộc sống thường ngày ta thường gặp trường hợp: người chuyển đến một vùng mới, vì môi trường địa lý đột nhiên thay đổi mà cảm thấy khẩu vị không hợp, mất ngủ, choáng đầu, uể oải, thậm chí người gầy đi, ỉa chảy, ngứa... Những hiện tượng này không phải do bệnh tật gây nên mà là do đột nhiên thay đổi môi trường, dân gian thường gọi là "ngã nước".
Vì sao một người đang bình thường lại "ngã nước"? Nguyên nhân chủ yếu là cơ thể có phản ứng không thích nghi được với khí hậu, địa hình, nước uống, thức ăn và các điều kiện phong tục tập quán ở chỗ mới. Đặc biệt, hệ thần kinh trung khu vừa là bộ tư lệnh tối cao của cơ thể, vừa có vai trò chỉ huy và điều hòa mối liên hệ giữa cơ thể với môi trường bên ngoài. Bình thường, đối với môi trường đã quen thích ứng thì quá trình hưng phấn và ức chế của hoạt động thần kinh thường giữ được cân bằng. Nhưng sau khi thay đổi môi trường, mối liên hệ giữa cơ thể và môi trường bị nhiễu loạn, từ đó làm đảo lộn mối quan hệ cân bằng giữa hưng phấn và ức chế của hoạt động thần kinh, dẫn đến xuất hiện một loạt các chứng "ngã nước".
Nhưng con người có bản năng thích ứng với môi trường và chiến thắng tự nhiên. Sau khi xuất hiện hiện tượng "ngã nước", công năng sinh lý của cơ thể sẽ tiến hành một loạt điều chỉnh khiến cho nó dần dần thích nghi với môi trường mới.
Đặc biệt là thanh thiếu niên, sự thay đổi về sinh lý để thích nghi với môi trường rất mạnh, họ luôn luôn dễ khắc phục hiện tượng "ngã nước" hơn" so với người lớn tuổi.
184. Vì sao xuất hiện "phản ứng chênh lệch giờ"?
Những người đi xa để tham gia thi đấu, biểu diễn hoặc du lịch... thường đi máy bay đường dài, cơ thể hay xảy ra một vấn đề khiến người ta đau đầu, đó là "phản ứng chênh lệch giờ". Sau khi đến chỗ mới, thường ban ngày họ cảm thấy mệt mỏi, lơ mơ buồn ngủ, ăn không ngon, buổi tối lại hưng phấn khác thường, khó ngủ.
Đó là do phản ứng của cơ thể không quen với sự chênh lệch của thời gian mà gây ra. Mọi người đều biết: quả đất tự quay từ tây sang đông, cứ 24 giờ quay được 360 độ, tức một giờ quay được 15 độ. Múi giờ ở những kinh độ khác nhau có khác nhau. Người ta quy định cách 15 kinh độ là một múi giờ. Toàn cầu được chia thành 24 múi giờ. Cùng một múi giờ thì dùng giờ như nhau, giữa hai múi giờ cạnh nhau chênh nhau một giờ, phía đông sớm, phía tây muộn, ánh sáng mặt trời di chuyển trên mặt đất 15 độ thì chuyển qua múi giờ khác. Giờ ánh sáng mặt trời đến sớm hay muộn quy định sự biến đổi giờ tiêu chuẩn ở chỗ đó. Máy bay đi từ Đông sang Tây, phù hợp với sự chuyển dời của ánh sáng mặt trời, cho nên thời gian "co ngắn" hơn. Ví dụ, từ Thượng Hải bay đi Oasinhtơn mất 12 tiếng, vượt qua 13 múi giờ; nếu đi từ 9 giờ sáng ngày 1/6 thì lúc đến nơi là đến 8 giờ sáng ngày 1/6 ở Oasinhtơn (lúc đó là 9 giờ tối ở Thượng Hải). Ngược lại, máy bay bay về phía Tây thì thời gian sẽ "dài ra".
Giống như quy luật chuyển động hằng ngày của quả đất, cơ thể cũng có quy luật hoạt động 24 giờ trong một ngày của nó. Người ta có thói quen ban ngày làm việc, đêm nghỉ ngơi. Nhiệt độ bình thường của người buổi sáng thấp nhất, buổi chiều tối cao nhất. Nhịp tim, nhịp thở ban ngày nhanh, ban đêm thấp. Số lượng hồng cầu và bạch cầu trong máu buổi sáng thấp nhất, buổi tối tăng nhiều. Các chất nội tiết tố hằng ngày cũng có tăng giảm. Ví dụ, chất nội tiết tố của vỏ thượng thận ban đêm ít, ban ngày nhiều, chất kích thích tố sinh trưởng ban ngày ít, ban đêm nhiều. Những điều này đều thể hiện quy luật biến đổi chu kỳ ngày đêm của sinh lý cơ thể. Sự hình thành quy luật biến đổi sinh lý cơ thể liên quan mật thiết với sự biến đổi của thời gian chiếu sáng của mặt trời, nhiệt độ, áp suất không khí, độ ẩm của môi trường trong thời gian lâu dài.
Khi đi máy bay về phía Đông hoặc phía Tây trong một thời gian ngắn, xuyên qua nhiều múi giờ, do múi giờ thay đổi nên thời gian ngày đêm cũng thay đổi. Việc ngủ, thức, nhiệt độ, huyết áp, tiết ra các chất kích thích tố... với nhịp điệu sinh lý bình thường bị đảo lộn, thậm chí đảo ngược. Như đã nói ở trên, từ Thượng Hải đi và buổi sáng, qua 12 tiếng đến Oasinhtơn vẫn là buổi sáng; trong khi bình thường, đó là lúc trời tối và hành khách được nghỉ ngơi. Vì vậy, tuy là buổi sáng nhưng người ta vẫn lơ mơ buồn ngủ, mệt mỏi, sức chú ý và hiệu suất làm việc giảm thấp. Nhưng qua mấy ngày hoặc mấy tuần sau, nhịp điệu tâm lý và sinh lý của cơ thể tự động điều tiết thay đổi thích nghi với môi trường, sự phản ứng về chênh lệch giờ sẽ mất dần đi.
185. Vì sao vào ngày nắng to có nhiều người ngộ nắng?
Mùa hè, dưới ánh nắng chói chang, nếu không được che mát, lại đi bộ, vận động hoặc làm việc một thời gian dài ngoài trời, bạn có thể đột nhiên bị ngã lăn ra, gọi là ngộ nắng.
Vì sao lại ngộ nắng? Vì cơ thể con người từng giờ, từng phút đều sản sinh nhiệt; khi vận động, nhiệt sản sinh càng nhiều. Cơ thể người không thể giữ được nhiều nhiệt như thế mà luôn luôn phải phát tán ra. Vì hoạt động tán nhiệt chủ yếu do trung khu thần kinh điều tiết nên nếu bộ phận này gặp trắc trở, nhiệt trong cơ thể không xuất ra được, tích lũy ngày càng nhiều, dẫn đến ngộ nắng.
Ngộ nắng gồm mấy loại sau:
- Chứng quá nhiệt: Khi lao động trong môi trường nắng và oi bức (độ ẩm lớn), nhiệt trong cơ thể khó khuếch tán ra nên tích lũy ngày càng nhiều. Do đó, thân nhiệt tăng cao, có thể trên 40 độ C. Lúc đó, trung khu điều tiết của thân nhiệt nhiễu loạn, mất điều hòa, không thể chỉ huy bình thường; thậm chí cơ thể ngừng ra mồ hôi, đóng kín con đường khuếch tán nhiệt chủ yếu, khiến cho da bị khô và nóng. Lúc đó, con người sẽ cảm thấy đau đầu, buồn nôn, thậm chí hôn mê, có lúc còn nói sảng.
- Chứng mặt trời chiếu: Khi làm việc ngoài đồng, đầu không đội nón, ánh nắng mặt trời chiếu thẳng xuống đầu, nhiệt độ phần đầu tăng lên gây đau đầu, phiền não, thậm chí hôn mê, nói sảng.
- Nhiệt suy kiệt: Trong môi trường nóng gắt, da và các mạch máu ở cơ bắp giãn ra. Nếu chúng giãn quá mức thì một lượng lớn máu sẽ phân bố trên da và trong cơ bắp; lượng máu trở về tim ít, khiến huyết áp giảm xuống, mạch đập yếu, hơi thở cạn, toàn thân ra mồ hôi lạnh, người cảm thấy hồi hộp, uể oải, thậm chí không tỉnh táo.
- Nhiệt co rút: Do làm việc trong môi trường nhiệt độ cao, mồ hôi ra quá nhiều gây nên. Lúc đó, cơ thể sẽ mất quá nhiều muối, gây thiếu muối, khiến cơ bắp bị co rút (thường là cơ bắp chân, có khi cả cơ bụng, cơ tay và cơ thân), rất đau và khó chịu.
Người béo, người yếu (đặc biệt là người có bệnh tim), thiếu ngủ, dạ dày không tốt, ăn uống không bình thường dễ bị ngộ nắng. Vì vậy, khi làm việc trong những ngày nóng bức, nên nghỉ ngơi thích đáng; người cơ thể yếu càng phải chú ý đề phòng ngộ nắng.
Khi phát hiện có người ngộ nắng thì không được hoang mang. Trước hết, phải đưa họ vào chỗ râm mát hoặc thoáng gió, mở quần áo để tản nhiệt, đồng thời nhanh chóng đưa đến bệnh viện gần đó để cấp cứu.
186. Sốt cao có phải là xấu không?
Nhiệt độ cơ thể căn bản là cố định, thường ở mức 37 độ C. Khi chỉ số này vượt quá phạm vi bình thường thì gọi là "sốt". Trước kia, nhiều người cho rằng sốt là không tốt. Vì khi lên cơn sốt, người ta cảm thấy khó chịu, tim đập nhanh, thở dốc, ăn ít và đau đầu.
Những năm gần đây, các nhà y học cho rằng, việc lên cơn sốt không phải là không tốt. Trước hết, cơn sốt là tín hiệu của bệnh, có lợi cho bác sĩ chẩn đoán. Ngày nay, một số người cứ hễ lên cơn sốt, chưa làm rõ nguyên nhân đã dùng thuốc hạ sốt. Như vậy, tuy chứng bệnh tạm thời được hòa hoãn nhưng bộ mặt thật của bệnh đã bị che lấp, gây khó khăn cho chẩn đoán và điều trị.
Ngoài ra, cơn sốt là phản ứng phòng vệ có tính sinh lý để cơ thể chống lại vi khuẩn xâm nhập, có tác dụng bảo vệ cơ thể. Khi nhiệt độ cơ thể tăng cao, năng lực hoạt động của các loại men tăng lên, sự hấp thu đào thải trở nên mạnh mẽ, công năng giải độc của gan mạnh lên rất nhiều. Đồng thời, lượng bạch cầu - phòng tuyến bảo vệ tự nhiên trong máu - cũng sẽ tăng lên rất nhiều. Chúng sẽ bao vây từng đám vi khuẩn gây bệnh, khiến cho vi khuẩn bị tiêu diệt. Lúc đó, nhiệt độ cơ thể sẽ dần dần trở về bình thường, sức khỏe cũng được khôi phục.
Cơn sốt còn làm cho hệ thống miễn dịch trong cơ thể trỗi dậy, khiến cho cơ thể sản sinh sức đề kháng đối với bệnh tật. Một số bệnh nhân ung thư sau khi khỏi một bệnh nhiễm khuẩn đã phát hiện thấy khối u trở nên chậm phát triển. Đó là do cơn sốt đã kích thích hệ thống miễn dịch.
Đương nhiên, sốt cao quá và kéo dài sẽ không có lợi cho cơ thể vì sẽ làm nhiễu loạn các công năng sinh lý, cần phải xử lý hạ sốt.
187. Vì sao vào ngày nắng to có nhiều người ngộ nắng?
Mùa hè, dưới ánh nắng chói chang, nếu không được che mát, lại đi bộ, vận động hoặc làm việc một thời gian dài ngoài trời, bạn có thể đột nhiên bị ngã lăn ra, gọi là ngộ nắng.
Vì sao lại ngộ nắng? Vì cơ thể con người từng giờ, từng phút đều sản sinh nhiệt; khi vận động, nhiệt sản sinh càng nhiều. Cơ thể người không thể giữ được nhiều nhiệt như thế mà luôn luôn phải phát tán ra. Vì hoạt động tán nhiệt chủ yếu do trung khu thần kinh điều tiết nên nếu bộ phận này gặp trắc trở, nhiệt trong cơ thể không xuất ra được, tích lũy ngày càng nhiều, dẫn đến ngộ nắng.
Ngộ nắng gồm mấy loại sau:
- Chứng quá nhiệt: Khi lao động trong môi trường nắng và oi bức (độ ẩm lớn), nhiệt trong cơ thể khó khuếch tán ra nên tích lũy ngày càng nhiều. Do đó, thân nhiệt tăng cao, có thể trên 40 độ C. Lúc đó, trung khu điều tiết của thân nhiệt nhiễu loạn, mất điều hòa, không thể chỉ huy bình thường; thậm chí cơ thể ngừng ra mồ hôi, đóng kín con đường khuếch tán nhiệt chủ yếu, khiến cho da bị khô và nóng. Lúc đó, con người sẽ cảm thấy đau đầu, buồn nôn, thậm chí hôn mê, có lúc còn nói sảng.
- Chứng mặt trời chiếu: Khi làm việc ngoài đồng, đầu không đội nón, ánh nắng mặt trời chiếu thẳng xuống đầu, nhiệt độ phần đầu tăng lên gây đau đầu, phiền não, thậm chí hôn mê, nói sảng.
- Nhiệt suy kiệt: Trong môi trường nóng gắt, da và các mạch máu ở cơ bắp giãn ra. Nếu chúng giãn quá mức thì một lượng lớn máu sẽ phân bố trên da và trong cơ bắp; lượng máu trở về tim ít, khiến huyết áp giảm xuống, mạch đập yếu, hơi thở cạn, toàn thân ra mồ hôi lạnh, người cảm thấy hồi hộp, uể oải, thậm chí không tỉnh táo.
- Nhiệt co rút: Do làm việc trong môi trường nhiệt độ cao, mồ hôi ra quá nhiều gây nên. Lúc đó, cơ thể sẽ mất quá nhiều muối, gây thiếu muối, khiến cơ bắp bị co rút (thường là cơ bắp chân, có khi cả cơ bụng, cơ tay và cơ thân), rất đau và khó chịu.
Người béo, người yếu (đặc biệt là người có bệnh tim), thiếu ngủ, dạ dày không tốt, ăn uống không bình thường dễ bị ngộ nắng. Vì vậy, khi làm việc trong những ngày nóng bức, nên nghỉ ngơi thích đáng; người cơ thể yếu càng phải chú ý đề phòng ngộ nắng.
Khi phát hiện có người ngộ nắng thì không được hoang mang. Trước hết, phải đưa họ vào chỗ râm mát hoặc thoáng gió, mở quần áo để tản nhiệt, đồng thời nhanh chóng đưa đến bệnh viện gần đó để cấp cứu.
188. Sốt cao có phải là xấu không?
Nhiệt độ cơ thể căn bản là cố định, thường ở mức 37 độ C. Khi chỉ số này vượt quá phạm vi bình thường thì gọi là "sốt". Trước kia, nhiều người cho rằng sốt là không tốt. Vì khi lên cơn sốt, người ta cảm thấy khó chịu, tim đập nhanh, thở dốc, ăn ít và đau đầu.
Những năm gần đây, các nhà y học cho rằng, việc lên cơn sốt không phải là không tốt. Trước hết, cơn sốt là tín hiệu của bệnh, có lợi cho bác sĩ chẩn đoán. Ngày nay, một số người cứ hễ lên cơn sốt, chưa làm rõ nguyên nhân đã dùng thuốc hạ sốt. Như vậy, tuy chứng bệnh tạm thời được hòa hoãn nhưng bộ mặt thật của bệnh đã bị che lấp, gây khó khăn cho chẩn đoán và điều trị.
Ngoài ra, cơn sốt là phản ứng phòng vệ có tính sinh lý để cơ thể chống lại vi khuẩn xâm nhập, có tác dụng bảo vệ cơ thể. Khi nhiệt độ cơ thể tăng cao, năng lực hoạt động của các loại men tăng lên, sự hấp thu đào thải trở nên mạnh mẽ, công năng giải độc của gan mạnh lên rất nhiều. Đồng thời, lượng bạch cầu - phòng tuyến bảo vệ tự nhiên trong máu - cũng sẽ tăng lên rất nhiều. Chúng sẽ bao vây từng đám vi khuẩ khơi mủ, càng không nên dùng lực nặn ép. Vì điều này sẽ làm cho vi khuẩn hoặc độc tố trong mủ ép vào mạch máu, từ đó lan ra, gây bại huyết hoặc những biến chứng bất ngờ khác.
174. Vì sao nhân dân một số vùng dễ bị bướu cổ?
Ở những vùng núi rừng, người dân thường mắc bệnh bướu cổ (y học gọi là phù tuyến giáp trạng địa phương). Nguyên nhân chủ yếu nhất là hàm lượng iốt trong nước uống, muối ăn, rau xanh và lương thực ở những vùng này rất thấp.
I ốt là chất không thể thiếu được đối với hoạt động của tuyến giáp trạng. Nó tham gia vào hoạt động hấp thu đào thải của cơ thể. Cơ thể người giống như một cỗ máy vô cùng tinh vi, phức tạp. Khi thiếu iốt, việc sản xuất chất nội tiết tuyến giáp sẽ giảm. Lúc đó, cơ thể sẽ thông qua chức năng điều tiết của hệ thống thần kinh tự động sản sinh ra "tín hiệu" kích thích hai bộ phận chủ quản tuyến giáp, đó là đồi não dưới và thùy thể hưng phấn. Như vậy, lượng tiết ra của chất nội tiết tuyến giáp sẽ tăng lên. Điều này tác động vào tổ chức tuyến giáp, gây các biến đổi. Những tế bào tuyến giáp từ hình lập phương biến thành hình hộp to hơn để thích ứng với việc sản xuất nhiều nội chất tiết. Do đó, thể tích tuyến giáp trạng cũng tăng lên, gây bệnh bướu cổ.
175. Vì sao trẻ em cũng cao huyết áp?
Nói đến cao huyết áp, người ta thường nghĩ đó là bệnh của người già, không liên quan đến trẻ em. Thực ra trẻ em, thậm chí trẻ sơ sinh cũng có thể mắc bệnh huyết áp cao, tỷ lệ mắc bệnh ngày càng có xu hướng tăng lên. Theo nhiều kết quả thống kê, bệnh huyết áp cao chiếm khoảng 3% tổng số trẻ em. Rất nhiều người lớn mang bệnh huyết áp cao có căn nguyên từ thời trẻ em.
Bệnh huyết áp cao của trẻ em có thể chia thành hai loại: một là kế phát của một số bệnh nào đó như viêm thận cấp tính, viêm mạch máu thận biến chứng, động mạch chủ bụng bị hẹp và một số bệnh nội tiết. Loại khác liên quan với các yếu tố di truyền, béo phì hoặc bị căng thẳng.
Phải tranh thủ phát hiện sớm những nhân tố nguy hiểm gây nên bệnh cao huyết áp để có lợi cho việc đề phòng và khống chế sự phát sinh, phát triển của bệnh.
176. Vì sao người bị bệnh tim thường bị tím môi?
Trong cơ thể có hai loại máu: máu động mạch chứa nhiều ôxy nên có màu đỏ tươi; máu tĩnh mạch chứa CO2 nên màu hơi đen.
Máu động mạch đưa ôxy đến khắp các cơ quan, làm cho cơ thể hoạt động bình thường. Khi ôxy đã bị tiêu hao hết, máu động mạch sẽ trở thành máu tĩnh mạch. Sau đó, máu trao đổi khí ở phổi để bổ sung ôxy, tiếp tục theo động mạch đến các tế bào. Trong quá trình này, tim đóng vai trò rất quan trọng. Nó giống như cái bơm không ngừng bơm máu động mạch, mang nhiều ôxy đi khắp toàn thân và thu hồi máu trong tĩnh mạch để đưa lên phổi, tiến hành trao đổi khí. Một khi tim mắc bệnh thì công năng bơm sẽ giảm yếu hoặc mất đi, ảnh hưởng đến tuần hoàn máu.
Tim có 2 tâm nhĩ và 2 tâm thất. Chúng giống như bốn gian phòng. Tâm nhĩ trái và tâm thất trái thông với nhau, chứa máu động mạch; tâm nhĩ phải và tâm thất phải cũng thông với nhau, chứa máu tĩnh mạch. Trong trường hợp bình thường, tâm nhĩ trái và tâm nhĩ phải, tâm thất trái và tâm thất phải không thông với nhau. Nhưng ở một số bệnh nhân tim, vách ngăn giữa hai bên xuất hiện lỗ thủng nhỏ, khiến máu tĩnh mạch vốn ở tâm nhĩ phải và tâm thất phải sẽ lẫn sang máu động mạch. Khi đó, hàm lượng ôxy trong máu sẽ thấp đi. Chúng đi theo động mạch đến khắp cơ thể, cho nên môi của bệnh nhân có màu đậm hơn so với người bình thường, thậm chí có màu tím.
Môi màu tím không chỉ xuất hiện ở người bệnh tim. Nếu phổi trao đổi khí không tốt, hoặc cơ thể bị lạnh nặng, máu cung cấp không đủ cũng sẽ xuất hiện môi tím.
177. Vì sao khi bị lạnh, người ta dễ bị tiêu chảy?
Dù mùa hè hay mùa đông, cơ thể bị lạnh sẽ dễ tiêu chảy. Tiêu chảy do lạnh khác với tiêu chảy do ngộ độc thức ăn, viêm ruột, kiết lỵ. Nó có hai đặc điểm: bụng sôi liên tục kèm theo đau từng cơn; phân không vón từng cục mà là nước loãng, kèm cặn bã thức ăn chưa hoàn toàn tiêu hóa.
Lạnh giá là một loại kích thích khá mạnh. Khi cơ thể bị lạnh, đặc biệt là bụng dưới bị lạnh, nhu động ruột tăng lên khiến cho những thức ăn trong ruột chưa được tiêu hóa hoặc hấp thu hết bị đào thải ra ngoài cùng một lượng lớn nước. Cho nên khi bụng kêu liên tục, đau co thắt từng cơn sẽ đi ra phân lỏng.
Vì vậy, đêm ngủ tốt nhất nên dùng vải mỏng đắp kín phần bụng, nếu không sẽ dễ bị đi chảy.
178. Bệnh đau dạ dày có truyền nhiễm không?
Mọi người đều biết viêm gan, lao phổi đều là bệnh truyền nhiễm, nhưng nếu nói đau dạ dày cũng truyền nhiễm thì lại cảm thấy khó tin. Thực ra, đó là một phát hiện mới của y học trong những năm gần đây.
Bệnh đau dạ dày liên quan với một loại vi khuẩn đũa hình xoắn ốc. Khoảng 50-95% bệnh nhân đau dạ dày đều cảm nhiễm loài vi khuẩn này. Nó là thủ phạm đứng đầu gây bệnh dạ dày. Vi khuẩn đũa xoắn ốc sống trong dạ dày người và động vật cao cấp, nó cũng truyền nhiễm giống như các loài vi khuẩn khác.
Các kết quả nghiên cứu đã chứng tỏ loài khuẩn đũa xoắn ốc có thể truyền nhiễm qua thức ăn. Ở những người dùng chung công cụ ăn uống, tỷ lệ nhiễm loại vi khuẩn này rất cao. Các bác sĩ đã kiểm tra những bệnh nhân dạ dày mang loại vi khuẩn này và phát hiện là trong cặn răng, nước bọt và chất nôn của họ đều có vi khuẩn đũa xoắn ốc, trong phân cũng có loài vi khuẩn này.
Từ đó, có thể thấy, viêm dạ dày cũng là loại bệnh truyền nhiễm. Do đó, muốn đề phòng bệnh dạ dày, phải tránh cảm nhiễm loài vi khuẩn trên. Nên tránh dùng bát đũa chung và không ăn rau sống. Hãy tập thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đại tiện.
179. Viêm ruột thừa có phải do hay ăn cơm cháy gây ra không?
Trước kia, người ta thường gọi viêm ruột thừa là viêm mãng tràngn gây bệnh, khiến cho vi khuẩn bị tiêu diệt. Lúc đó, nhiệt độ cơ thể sẽ dần dần trở về bình thường, sức khỏe cũng được khôi phục.
Cơn sốt còn làm cho hệ thống miễn dịch trong cơ thể trỗi dậy, khiến cho cơ thể sản sinh sức đề kháng đối với bệnh tật. Một số bệnh nhân ung thư sau khi khỏi một bệnh nhiễm khuẩn đã phát hiện thấy khối u trở nên chậm phát triển. Đó là do cơn sốt đã kích thích hệ thống miễn dịch.
Đương nhiên, sốt cao quá và kéo dài sẽ không có lợi cho cơ thể vì sẽ làm nhiễu loạn các công năng sinh lý, cần phải xử lý hạ sốt.
189. Thế nào là trạng thái thứ ba của cơ thể?
Mấy năm gần đây, trên các tạp chí, người ta thường đọc thấy nhà khoa học nổi tiếng nào đó qua đời, rất nhiều người tuổi còn chưa đến 50. Điều kiện chữa trị của họ rất tốt, tình trạng sức khỏe cũng không có bệnh gì đặc biệt, nhưng vì sao họ lại chết sớm? Điều này có liên quan với một khái niệm mới trong y học, đó là trạng thái thứ ba của cơ thể.
Sức khỏe, tình yêu và cuộc sống lành mạnh là ba vấn đề lớn của cuộc đời, trong đó sức khỏe nên là cái gốc. Từ xưa đến nay, người ta thường lấy có bệnh hoặc không có bệnh làm căn cứ để xác định tiêu chuẩn phán đoán sức khỏe. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của y học, Tổ chức Y tế Thế giới đã đưa ra một khái niệm mới về sức khỏe rất nổi tiếng: Sức khỏe không những là không ốm mà là một trạng thái tốt đẹp của cơ thể, tâm lý và sự thích ứng với xã hội".
Vậy thế nào là trạng thái thứ ba của cơ thể? Trên thực tế, trạng thái thứ ba là trạng thái nằm giữa người khỏe và người ốm, tức là vừa không khỏe thực sự, vừa chưa thể hiện là có bệnh. Đó là một trạng thái đặc biệt. Ở người rơi vào trạng thái này, cơ thể có vẻ vẫn còn khỏe nhưng trạng thái tâm lý không tốt hoặc không thích ứng được với công việc, môi trường hay xã hội, hoặc các tổ chức trong cơ thể đã có mầm bệnh, chẳng qua chưa xuất hiện những chứng bệnh tương ứng mà thôi. Điều đáng sợ hơn là người ở trạng thái thứ ba không hề hay biết gì về tình trạng sức khỏe của mình. Do đó, họ không hề có những biện pháp cần thiết để giữ gìn, điều chỉnh hoặc đề phòng.
Vì nhịp điệu cuộc sống hiện đại ngày càng nhanh, không ít nhà khoa học cho rằng hiện nay trên thế giới có đến một nửa số người rơi vào trạng thái thứ ba. Do đó, mỗi chúng ta nên nâng cao nhận thức đối với trạng thái thứ ba, phải coi trọng bảo vệ sức khỏe, nên tham gia luyện tập, ăn uống đúng mức và giữ vệ sinh, định kỳ đi khám sức khỏe khiến cho mình có một tâm lý lành mạnh và một thể chất sảng khoái vui tươi.
190. "Người thực vật" là thế nào?
Trong bệnh viện, có lúc ta bắt gặp những bệnh nhân rất đặc biệt. Tuy họ mở to mắt, lúc nhìn lên tường, lúc nhìn trần nhà, có lúc nhìn người đi lại gần mình nhưng khi người khác gọi tên thì họ không có phản ứng gì. Khi ta đưa các vật nào đó đặt trước mặt họ, hai mắt bệnh nhân vẫn không hề chớp, miệng không hề nói, không ăn, không uống, không thể khống chế đại, tiểu tiện. Những hiện tượng này chứng tỏ công năng đại não của bệnh nhân đã mất, khiến họ hoàn toàn không còn tri giác; nhưng quái lạ là bệnh nhân vẫn thở, tim vẫn đập, ho, hắt hơi và vẫn nuốt được, tức là vẫn tồn tại những phản ứng bản năng bẩm sinh. Bệnh nhân phải dựa vào việc bơm sữa và các chất lỏng để duy trì cuộc sống. Những người như thế giống như thực vật, chỉ biết hấp thu dinh dưỡng để duy trì sự sống, nên được gọi là "người thực vật".
Có rất nhiều nguyên nhân để trở thành người thực vật: não bị chấn thương nghiêm trọng, ngộ độc khí gas, ngạt thở, tắc động mạch vành cấp tính gây ngừng thở và ngừng tim đột ngột. Khi bệnh nhân ngừng thở và ngừng tim, sự cung cấp ôxy cho não cũng ngừng; sau thời gian dài, tổ chức não bị tổn thương nghiêm trọng, các tình huống hấp thu đào thải bị trở ngại và tế bào não ngộ độc axit. Sự tổn thương này thường bắt đầu từ vỏ đại não, dần dần mở rộng ra tủy sống. Cho nên tình trạng não thiếu máu hoặc thiếu ôxy càng kéo dài thì tổn thương não càng nặng. Y học cho rằng, dưới nhiệt độ và áp suất bình thường, não có thể chịu đựng tình trạng thiếu ôxy tối đa 3-4 phút. Não thiếu ôxy 15 giây, bệnh nhân đã hôn mê mấy phút; thiếu ôxy 3 phút: hôn mê mấy ngày. Nếu tim ngừng đập 5 phút, bệnh nhân sẽ tử vong.
Nếu thời gian ngừng tim và ngừng thở vượt quá ngưỡng kể trên, não bộ - cơ quan chỉ huy của trung khu thần kinh - đã mất đi thì dù bệnh nhân được cấp cứu và phục hồi lại hô hấp và tim đập lại, họ vẫn không thể có tri giác như cũ mà trở thành "người thực vật".
Từ đó, có thể thấy, phàm những bệnh có thể tạo nên sự tổn hại nghiêm trọng cho não đều có thể khiến cho bệnh nhân trở thành "người thực vật". Sau khi trở thành "người thực vật", muốn khôi phục trở lại bình thường là vô cùng khó. Nhưng cũng có trường hợp ngoại lệ. Ví dụ: Ngày 17 tháng 2 năm 1991, Báo "Tân Dân buổi chiều" đưa tin: ở thành phố Tuyền Châu có một "người thực vật", sau khi hôn mê 14 tháng đã nói được. Làm thế nào để cứu sống "người thực vật"? Đây là một vấn đề đáng được đi sâu để nghiên cứu.
191. Ung thư là gì?
Trong số những bệnh nguy hại nhất, phải kể đến ung thư. Con người lo sợ bệnh này đến mức hễ nói đến ung thư là mặt biến sắc. Ung thư đã cướp đi sự sống của vô số người, nhưng thực chất nó là bệnh gì?
Đó là một loại bệnh thường gặp, xảy ra khi có khối u ác tính. Có người nói ung thư là bệnh do xã hội hiện đại gây ra. Thực ra không phải thế. Loài người đã nhận biết về bệnh khối u từ rất lâu đời. Ở Trung Quốc, trong các văn bản giáp cốt đời nhà Ân đã dùng đến chữ "diêm" (chữ "diêm" tiếng cổ có nghĩa là khối u, tức là khối u cứng như đá). Chữ khối u ở tiếng Anh lấy từ chữ La tinh, có nghĩa là con cua, tức người ta hình dung khối u như có tám càng phát triển ra bốn phía.
Ngày nay, y học hiện đại đã có một định nghĩa chặt chẽ về khối u. Nói một cách khái quát thì khối u là tổ chứ
  • Phần 10
  • Phần 11
  • Phần 12
  • Phần 13
  • Phần 14
  • Phần 15
  • Phần 16
  • ---~~~mucluc~~~--- ---~~~cungtacgia~~~---
    !!!3106_13.htm!!!c tế bào phát triển khác thường do tác dụng của một số nhân tố trong cơ thể. Như ta đã biết, tế bào của cơ thể có một quá trình ra đời, phát triển, suy lão và tử vong. Sau khi tế bào già chết đi thì có tế bào mới thay thế để duy trì công năng bình thường của các tổ chức và cơ quan trong cơ thể. Đại bộ phận tế bào của cơ thể đều có thể phát triển, đó là hiện tượng bình thường. Khi sự tăng trưởng trở nên khác thường và không được khống chế thì sẽ hình thành khối u.
    Tế bào bình thường sau khi phát triển sẽ có một quá trình phân hóa thành thục, sau đó trở thành các tế bào của các tổ chức cụ thể. Còn đại đa số tế bào khối u có mức độ phân hóa rất thấp, không thể hình thành tế bào bình thường để phát huy công năng vốn có của nó. Ngược lại, nó tiêu hao một lượng lớn chất dinh dưỡng trong cơ thể, khiến cho sự ra đời và phát triển của các tế bào bình thường khác bị ảnh hưởng. Điều đáng sợ hơn là sau khi hình thành, khối u còn thông qua máu, lympho... để chuyển dịch đến phá hoại tổ chức của các cơ quan khác.
    Đương nhiên, khối u không phải là không thể chữa khỏi. Chỉ cần phát hiện sớm, cắt bỏ nó trước khi tế bào khối u di căn là có thể chữa khỏi triệt để. Ngược lại, khi khối u đã di căn, muốn chữa trị triệt để là rất khó. Cho nên, hiện nay, biện pháp tốt nhất để đối phó khối u là phát hiện bệnh sớm và chữa trị kịp thời.
    192. Vì sao AIDS được gọi là "đại dịch của thế kỷ 20?"
    Cuối thập kỷ 70, đầu thập kỷ 80, ở các nước Âu, Mỹ bắt đầu lưu hành một căn bệnh kỳ quái. Bệnh nhân phần lớn đều có triệu chứng giống như viêm phổi, sốt kéo dài, ho; một số có biểu hiện tiêu chảy mạn tính, trọng lượng giảm dần. Về sau, họ bị nhiễm các men khuẩn. Điều kỳ lạ là các chứng bệnh rất phổ thông này không đáp ứng với bất cứ loại thuốc nào. Khoảng 4 - 5 năm sau, những bệnh nhân này đều chết.
    Để bóc trần bí mật của căn bệnh đáng sợ này, các nhà khoa học đã điều tra nghiên cứu một lượng lớn các bệnh án. Đến cuối năm 1981, họ phát hiện nguyên thể bệnh là một loại độc tố bệnh chưa hề gặp. Nó giống như ôn dịch, phát triển với tốc độ nhanh trên phạm vi toàn thế giới. Vì loại bệnh này khiến cho công năng miễn dịch của cơ thể mất hết tác dụng nên nó được gọi là Hội chứng suy giảm miễn dịch tổng hợp, viết tắt là AIDS.
    Bệnh AIDS trong mấy năm ngắn ngủi đã lan tràn khắp thế giới. Hầu như nước nào cũng không tránh khỏi. Nó đã trở thành sự uy hiếp nghiêm trọng nhất mà loài người phải đối mặt.
    Hiện nay chưa có thuốc đặc hiệu để chữa bệnh AIDS. Một số thuốc tuy có cải thiện được tình trạng bệnh và kéo dài thêm một ít tuổi thọ, nhưng lại có phản ứng phụ. Vì bệnh AIDS chưa có vacxin phòng ngừa, sau khi phát bệnh lại không có thuốc đặc trị cho nên tỷ lệ tử vong rất cao. Vì vậy mà người ta gọi nó là "đại dịch của thế kỷ 20".
    Các kết quả nghiên cứu chứng tỏ, đường truyền chủ yếu của AIDS là máu, tinh dịch và các dịch thể khác bao gồm nước bọt, sữa. Con đường truyền nhiễm là đồng tính luyến ái, quan hệ nam nữ lung tung, tiếp máu, tiêm, sinh đẻ và bú sữa. Nó không truyền nhiễm qua không khí, qua vết muỗi cắn, càng không truyền nhiễm qua đường ăn uống, lao động, bơi lội, bắt tay và dùng chung hố xí. Vì vậy, chỉ cần gìn giữ bản thân sạch sẽ, không có những hành vi giới tính không đúng đắn, không nghiện hút, cẩn thận khi truyền máu... là sẽ hạn chế được nguy cơ nhiễm bệnh AIDS.
    193. Độc tố bệnh AIDS hủy hoại hệ thống miễn dịch của cơ thể như thế nào?
    Hung thủ gây nên bệnh AIDS là virus Human immunodeficiency virus, gọi tắt là HIV. Độc tố bệnh này vô cùng nhỏ, đầu mũi kim có thể chứa được mười sáu nghìn con. Mặc dù nhỏ như thế nhưng nó lại có sức sát thương rất mạnh đối với hệ thống miễn dịch của con người và cuối cùng phá tan hệ thống miễn dịch. Quá trình này được diễn ra như thế nào?
    Độc tố bệnh AIDS thông qua hành vi giới tính không an toàn của con người hoặc kim tiêm bị ô nhiễm mà đi vào tĩnh mạch, thâm nhập vào cơ thể. Mục tiêu đầu tiên mà nó công kích là tế bào lympho T có tính bổ trợ (T - helper cell).
    Tế bào lympho T có tính bổ trợ đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống miễn dịch của cơ thể. Nó là chất làm hài hòa, có thể truyền tín hiệu hóa học để kích thích cơ thể sản sinh ra kháng thể chuyên dụng chống lại vi khuẩn xâm nhập. Nó còn có thể khống chế sự phát triển của mấy loại tế bào khác trong hệ thống miễn dịch.
    Những hạt độc tố bệnh AIDS sau khi xâm nhập vào cơ thể sẽ cùng với nucleoxit và axit nucleic hợp thành RNA. Trên RNA mang đầy đủ thông tin di truyền của hạt độc tố bệnh. Sự kết hợp này có tính chuyên nhất rất mạnh, giống như một chìa khóa chỉ có thể mở được một ổ khóa, phối hợp rất nghiêm ngặt với nhau. Một khi độc tố kết hợp với thụ thể thì điều đáng sợ sẽ xảy ra. Độc tố bệnh cho RNA xâm nhập vào trong tế bào lympho T có tính bổ trợ, thông qua men ghi nhớ chuyển RNA thành DNA, hợp lại vào trong DNA của tế bào lympho T. Độc tố bệnh DNA sau khi đi vào tế bào lympho T sẽ nằm im ở đó, có thể nằm im trong một thời gian dài. Nhưng vào một dịp nào đó, khi hệ thống miễn dịch của cơ thể được kích hoạt để chống lại loại vi khuẩn nào đó mới xâm nhập, tế bào lympho T đã bị cảm nhiễm bèn sinh sôi nảy nở, từ đó mà sản sinh ra vô số hạt độc tố bệnh AIDS. Những hạt độc tố này sẽ được giải phóng ra khỏi các tế bào lympho T. Một mặt, chúng giết chết một lượng lớn tế bào T, làm cho phòng tuyến thứ nhất của hệ thống miễn dịch tan rã; mặt khác, nó tiếp tục công kích các loại tế bào khác của hệ thống miễn dịch, cuối cùng phá hủy triệt để hệ thống này, khiến cho cơ thể mất đi khả năng miễn dịch.
    Trong thực tế, bệnh AIDS có tên gọi chính thức là "chứng thiếu miễn dịch tổng hợp". Chính vì nó có thể phá hủy hệ thống miễn dịch của cơ thể cho nên mới có tên gọi như thế.
    194. Vì sao hệ thống miễn dịch của cơ thể có thể tiêu diệt được vi khuẩn?
    Trong cơ thể người bình thường, hệ thống miễn dịch rất hoàn chỉnh. Khi cơ thể bị vi khuẩn gây bệnh tấn công, hệ thống miễn dịch sẽ được kích hoạt và phản kích lại vi khuẩn bệnh đã xâm nhập vào.
    Hệ thống miễn dịch của cơ thể tiến hành công kích khuẩn bệnh như thế nào? Đây là một quá trình vô cùng phức tạp. Sau khi vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào cơ thể, trước hết tế bào to trong hệ thống miễn dịch sẽ phát động công kích. Nó "nuốt" vi khuẩn vào trong bụng của mình, phân giải các vi khuẩn trong bụng thành từng mảnh vụn. Những mảnh vụn này của vi khuẩn hiện trên bề mặt của tế bào to, trở thành kháng nguyên. Chúng giống như những nhãn hiệu biểu thị mình là tế bào to đã nuốt các vi khuẩn xâm nhập, đồng thời báo cho tế bào T trong hệ thống miễn dịch biết.
    Tế bào T cùng với những mảnh vụn trên bề mặt tế bào to (hay nói cách khác là kháng nguyên vi sinh hai bên gặp nhau) giống như một chìa khóa phối hợp với một ổ khóa, lập tức kết hợp với nhau sinh ra phản ứng. Khi đó, tế bào to sẽ sản sinh ra một chất gọi là nhân lympho. Tác dụng lớn nhất của nó là kích hoạt tế bào T. Tế bào T "tỉnh dậy" lập tức sẽ phát lệnh "cảnh báo" đối với hệ thống miễn dịch, báo tin đã có một lượng lớn "kẻ địch" xâm nhập vào. Lúc đó, hệ thống miễn dịch sẽ đưa ra một loại tế bào lympho T có tính sát thương và nó còn dẫn xuất ra loại tế bào lympho B có công dụng đặc biệt. Cuối cùng, tế bào lympho B sẽ sản sinh ra chất kháng thể chuyên dụng để tiêu diệt khuẩn bệnh.
    Tế bào lympho T có tính sát thương có thể truy tìm những tế bào trong cơ thể đã bị cảm nhiễm khuẩn bệnh, tiêu hủy chúng, ngăn ngừa khuẩn bệnh tiếp tục phát triển. Đồng thời với việc phá hủy tế bào bị cảm nhiễm, tế bào lympho B còn sản sinh ra kháng thể, kết hợp với vi khuẩn trong tế bào, khiến cho vi khuẩn mất đi tác dụng gây bệnh. Chính nhờ thông qua một loạt quá trình phức tạp như thế mà hệ thống miễn dịch có thể khống chế có hiệu quả những vi khuẩn gây bệnh trong cơ thể.
    Sau khi sự cảm nhiễm lần thứ nhất được khống chế, hệ thống miễn dịch sẽ ghi lại toàn bộ quá trình đối kháng của nó đối với khuẩn bệnh và bảo tồn lâu dài. Nếu cơ thể lại bị loại khuẩn bệnh này xâm nhập lần thứ hai, hệ thống miễn dịch sẽ biết rõ cần phải làm thế nào để đối phó lại chúng. Nó sẽ có những phản ứng dễ dàng, chính xác, nhanh chóng để tiêu diệt vi khuẩn đã xâm nhập.
    195. Đông y khám bệnh vì sao phải xem lưỡi?
    Khi khám bệnh, thầy thuốc Đông y thường bảo "thè lưỡi ra xem". Như thế là vì sao? Nguyên nhân là lưỡi phản ánh tình hình các bộ phận trong cơ thể. Một khi cơ thể mắc bệnh, lưỡi thường có sự biến đổi. Thầy thuốc có thể căn cứ vào các vết tích "như mạng nhện" trên lưỡi để chẩn đoán bệnh.
    Cách xem lưỡi như thế nào? Thầy thuốc chủ yếu quan sát đài lưỡi và chất lưỡi. Đài lưỡi là những nấm mỏng nằm trên mặt lưỡi. Ở người bình thường, nấm lưỡi mỏng, màu trắng, gọi là nấm trắng mỏng. Chất lưỡi là màu sắc của lưỡi, người bình thường nói chung lưỡi có màu hồng nhạt.
    Khi mắc bệnh, trước hết có thể thấy nấm lưỡi bị thay đổi, sau đó chất lưỡi cũng thay đổi. Nếu đài lưỡi từ mỏng biến thành dày, từ màu trắng biến thành màu vàng, vàng cháy thậm chí là màu đen thì chứng tỏ bệnh từ nhẹ đã biến thành nặng. Tương tự, khi chất lưỡi từ màu hồng nhạt biến thành màu đỏ, màu đỏ sẫm, thậm chí là màu tím hoặc những vết tím xanh thì chứng tỏ bệnh đã nặng lên nhiều. Điều cần chú ý là ở người già, vì mạch máu xơ cứng, tổ chức lão hóa, chất lưỡi cũng có thể xuất hiện những vết tím xanh, cần phân biệt với khi bị bệnh. Ngoài ra, trong quá trình bị bệnh, đài lưỡi thường bong, bề mặt lưỡi rất trơn, giống như mặt gương, chứng tỏ bệnh rất nặng.
    Đặc điểm của những vị trí khác nhau trên bề mặt lưỡi cũng có thể làm căn cứ bổ trợ để chẩn đoán bệnh. Đầu lưỡi thường phản ánh sự biến đổi của tim và phổi, phần giữa lưỡi phản ánh lá lách và dạ dày, hai bên mép lưỡi phản ánh gan và mật, còn cuống lưỡi phản ánh thận.
    Ngoài ra, tình trạng đài lưỡi trở nên dày có liên quan đến việc tinh thần bị căng thẳng, thở bằng miệng, hút thuốc, xoang miệng vệ sinh không tốt hoặc bị nhiễm khuẩn.
    Ngoài ra, một số người tuy sức khỏe bình thường nhưng lưỡi hơi khác thường, có thể lúc đó trong cơ thể đã tiềm tàng một sự biến đổi về bệnh lý, nhưng tạm thời chưa có biện pháp để chẩn đoán ra. Vì vậy, cần phải nâng cao cảnh giác, định kỳ kiểm tra để sớm phát hiện bệnh tình trong cơ thể.
    196. Vì sao "siêu âm B" cũng có thể chẩn đoán được bệnh?
    Cùng với sự phát triển của y học, những thiết bị chẩn đoán bệnh tiên tiến không ngừng ra đời. Chẩn đoán siêu âm B chính là phương pháp chẩn đoán mới hình thành trên cơ sở sự phát triển của điện tử hiện đại, kết hợp nguyên lý ra đa với âm thanh học. Phương pháp này có các ưu điểm là tính chuẩn xác cao, không gây tổn thương hay đau đớn, không có phóng xạ, không cần thuốc tạo ảnh độc hại và tốn kém... Nó không những có thể kiểm tra các bệnh của nội tạng như gan, thận, lá lách, tụy và tử cung mà còn có thể tìm hiểu tình trạng phát triển của thai nhi trong tử cung.
    Siêu âm B vì sao lại có thể phát hiện bệnh tình của các cơ quan trong cơ thể? Điều này phải bắt đầu từ nguyên lý tạo thành ảnh của nó. Siêu âm là một loại sóng âm thanh, có tần số rất cao vượt quá phạm vi tai người nghe được (tần số vượt quá 2000 lần/giây).
    Siêu âm có các tính chất vật lý giống như âm thanh bình thường, dùng phương thức sóng dọc và với tốc độ nhất định truyền trong môi trường không khí, nước và chất rắn. Khi gặp vật trở ngại, nó sẽ phản xạ hồi âm và có thể bị môi chất hấp thu làm yếu đi. Đồng thời, siêu âm còn có một số đặc điểm vật lý quan trọng khác, ví dụ nó có hướng thống nhất với hướng ánh sáng, có thể phát thành chùm tia, phát thành những tia nắng.
    Máy siêu âm vừa có tác dụng phát ra siêu âm, vừa có tác dụng thu tín hiệu phản xạ. Khi làm việc, nó tạo ra những sóng cơ cao tần, tức là siêu âm, định kỳ phát sinh tín hiệu siêu âm. Bác sĩ tay cầm đầu dò đặt vào những vị trí cần kiểm tra của bệnh nhân để thăm dò. Vì các tổ chức trong cơ thể dày đặc nên hệ số trở kháng và hệ số hấp thu siêu âm rất khác nhau. Đặc biệt, khi những tổ chức trong cơ thể bị viêm tích nước, sưng to, can xi hóa và có bóng khí thì hồi âm từ trong các cơ quan của cơ thể phản xạ lại sẽ rất khác nhau. Lúc đó, đầu dò có thể chuyển tín hiệu siêu âm phản hồi thành tín hiệu điện, thông qua một loại xử lý phức tạp và tinh tế của máy siêu âm để chuyển thành ảnh mặt cắt của các cơ quan và hiện lên màn hình. Bác sĩ căn cứ các ảnh mặt cắt khác nhau này để phân tích tổng hợp, từ đó xác định được tính chất và vị trí mắc bệnh.
     

    Truyện Cơ thể người ---~~~cungtacgia~~~---

    216 Tác phẩm

    --!!tach_noi_dung!!--


    Được bạn: NHK1978 đưa lên
    vào ngày: 4 tháng 6 năm 2004

    --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--