Chương 16

Đám cưới Ngàn Phương tiến hành gấp rút nhưng vẫn đầy đủ lễ nghi cổ truyền. Bề ngoài ai cũng tấm tắc khen cô dâu chú rể xứng đôi. Rước dâu về Đại Lộc, thiên hạ chen nhau coi mặt dâu bà Hiền chật nhà. Tối đến, trong căn phòng nhỏ, Ngàn Phương đứng bên cửa sổ nhìn ánh trăng đêm soi thấy vạn vật mà lòng ngổn ngang trăm mối. Phúc đi vào, anh đến bên cô, đặt tay lên vai vợ. Ngàn Phương quay lại cười với chồng:
- Anh còn yếu quá! Chuyện vợ chồng là chuyện lâu dài. Ráng tịnh dưỡng đã, được không anh?
- Được!
Ngàn Phương hôn nhẹ má chồng thay lời cảm ơn. Cô đi ngủ ngay.
Ở nhà ba hôm, hai vợ chồng sửa soạn đi. Tối đó thưa chuyện với mẹ xong, cả hai nói với Lộc:
- Anh chị đi, ở nhà, hàng tuần em nhớ về thăm mẹ nghe. Em phải chăm lo học hành.
Lộc nhất nhất vâng lời. Hôm sau hai vợ chồng về Đà Nẵng, cả nhà mừng vui.
Ngàn Phương thấy mẹ hơi khác lạ, đợi Phúc nghỉ trưa, cô vào phòng mẹ, thấy bà khóc đỏ mắt, bà Thêm ngồi bên nói nhỏ cái gì, Ngàn Phương kêu lên:
- Mẹ! Mẹ dấu con chuyện gì?
Bà Thuận nức nở:
- Không phải mẹ dấu! Vừa mới có tin, mẹ nói sợ con buồn rầu đau lại. Cậu con chết rồi! Bọn chúng giết cậu ngay chân cầu Thủy Tú, mổ bụng, moi tim, cắt mũi, khoét mắt, phơi xác trên cầu ngay hôm Tết…
Ngàn Phương choáng váng mặt mày, cô đau khổ đến không khóc nổi:
- Mẹ! Ai báo tin cho mẹ, dì con à?
- Một đồng chí của dì con. Xác cậu con phơi ba ngày trên cầu. Sau được dân làng Thủy Tú đem chôn, nay báo tin về để biết. Tiểu đội 6 người, hy sinh cả.
Bà Thuận lại khóc thương em đoài đoạn ruột gan. Ngàn Phương trấn tĩnh, cô hỏi mẹ:
- Giờ mẹ tính sao?
- Mẹ phải về đó xây mộ cho cậu ấy. Ông bà ngoại mất sớm, mẹ là con lớn.
Ngàn Phương đồng ý với mẹ. Đêm ấy, nằm bên Phúc đang say ngủ, Ngàn Phương khóc âm thầm, cay đắng. Bao năm không gặp người cậu thân yêu nhưng cô vẫn nhớ như in bóng dáng cậu cao lớn, đẹp, lại rất hiền hậu. Tính cậu trầm lặng ít nói, nhưng rất thương yêu Phương. Thuở ấy cô còn rất nhỏ, hay được ngồi trong lòng cậu. Cậu Tư thường vuốt tóc cháu nói với chị mình:
- Ngàn Phương tội. Chị đầu, đông em, em thương nó nhất!
Giờ cậu không còn! Bọn tàn ác giết cậu đi rồi còn nhục hình thân xác! Trời ơi! Có thể nào như vậy được sao?
Cả đêm Ngàn Phương không ngủ. Cô dành trọn đêm dài ôn lại thời thơ ấu để tưởng nhớ đến người cậu thân yêu từ nay và mãi mãi không về!
Ngàn Phương ở lại Đà Nẵng ba ngày nữa, cùng mẹ đi xây mộ cho cậu. Dân làng nơi ấy tốt quá, nghe tả dáng người, họ chỉ ngay mộ cậu. Một ông già nói:
- Họ chiến đấu dũng cảm lắm! Em của cô là đội trưởng. Trận này họ tiêu diệt nhiều nên khi cậu hy sinh, chúng hành hạ thi thể để trả thù, thấy thảm quá! Chúng tôi ở đây thấy vậy nên chôn cất tử tế lắm, đầy đủ hết, chừ cô chỉ cần xây mộ dựng bia là được.
Bà Thuận thay mặt gia đình cảm ơn dân làng. Bà cho ngừơi xây mộ.
Trước khi Ngàn Phương về Huế, cô nói mẹ làm mâm cơm cúng cậu. Trước di ảnh của cậu, Ngàn Phương khấn vái:
- Cậu sống, chết vì dân vì nước ắt có anh linh, có hồn thiêng. Cậu phù hộ cho các cậu, dì còn sống đến ngày bình yên. Con hứa trước cậu, dù còn một tấc hơi cũng đem hết sức mình giúp đỡ dì Ba.
Hôm sau, hai vợ chồng Ngàn Phương về Huế.
oOo
Trình giấy hôn thú cho bà trưởng trại, Ngàn Phương xin phép ở ít hôm, chờ thuê được nhà, bà ta đồng ý. Ngàn Phương nói với chồng:
- Anh nằm nghỉ, em vào bệnh viện.
Đường xa, sức khỏe yếu, Phúc mệt nhoài, anh đồng ý.
Đến cổng bệnh viện, nhiều người thấy Ngàn Phương họ nháo nhác cả lên, làm cô chào hỏi và cảm ơn không kịp. Gần hai tiếng đồng hồ cô mới lên được văn phòng bác sĩ chỉ huy trưởng trình diện. Sau vài lời an ủi, động viên, ông nói với cô:
- Sức khỏe và tinh thần cô chưa được ổn, không thể làm bên trại 7. Tôi cho cô về làm bên khu sĩ quan.
- Thưa bác sĩ trung tá, tôi làm việc với bác sĩ Trình đã quen.
- Tôi biết cô rất ăn ý với ông thầy. Từ hôm xảy ra chiến sự, tôi đã chuyển bác sĩ Trình về khu sĩ quan.
Chào ông, Ngàn Phương về trại mới. Cô thật sự vui mừng khi thấy bác sĩ Trọng đứng nói chuyện với bác sĩ Trình ngay ở văn phòng. Thấy cô, cả hai không tỏ vẻ ngạc nhiên mà mỉm cười.
Bác sĩ Trọng nói:
- Chúng tôi mới nhắc thì cô về. Nghe cô lấy chồng tôi giận lắm đó. Ông Tâm trong đó than phiền về cô.
Bị phủ đầu, Ngàn Phương chẳng biết nói sao, cô ấp úng rồi nói:
- Ngàn Phương cảm ơn các bác sĩ vì tôi lo lắng. Ơn này thật khó đền trả được!
- Đừng nói chuyện nghĩa ân, cô lành là tốt rồi, phiền cái là …
Ông Trọng nín ngang câu nói, Ngàn Phương hiểu bác sĩ Tâm đã nói rõ chuyện của cô. Chợt bác sĩ Trình lên tiếng:
- Cô về làm đây à?
- Dạ!
- Rất tốt, qua trình diện ông Toản đi, ngày mai hãy đi làm.
Ông cùng bác sĩ Trọng đi ra, Ngàn Phương nhìn theo …
Xiết chặt tay Châu, Ngàn Phương bước nhanh trên lối đi trải đá của ngôi giáo đường. Châu sốt ruột hỏi:
- Răng không về nhà, ra đây mần chi?
- Em muốn nói chuyện với chị trước khi về nhà.
- Chuyện chi nói đi, mi thiệt lộn xộn.
Nghe Ngàn Phương kể hết chuyện, Châu bàng hoàng đến độ ngồi trơ như tảng đá. Khá lâu chị lay mạnh tay cô:
- Mi đã tỉnh hay còn điên hả Phương? Tại răng mi làm rứa?
- Em lấy chồng, chị nói em điên, thật tức cười.
- Không ai lấy chồng kiểu mi! Mi qua mặt ai, không qua mặt được tao! Mi trốn chạy cái chi? Thằng Hoàng bặt tin tức, mi giận mẹ hắn đoản hậu, tao cho là được. Còn thằng Dũng, hắn có lỗi chi với mi? Hắn không tốt hơn cái thằng nớ răng mi đành đoạn rứa?
Đợi Châu nói hả hơi, Ngàn Phương từ tốn:
- Em đã nói với chị hôm ở Duy Tân lý do không thể ưng Dũng rồi.
- Nhưng thằng Phúc có chi hơn hắn?
- Cái gì Phúc cũng thua, nhưng Phúc không đòi những gì em không muốn cho ai.
- Nghĩa là răng? Tao không hiểu chi hết!
- Chị Châu! Chị ráng hiểu! Lát nữa đây mình về gặp Phúc, chúng ta còn một khoảng thời gian chung sống bên nhau. Em muốn chị có sự cảm thông chan hòa để Phúc được vui. Em nói cho chị rõ, em yêu Phúc là vì Phúc là Ngàn của em! Em hứa là người vợ tốt của anh ấy, nhưng không muốn cái riêng của em bị anh ấy biết đến! Hơn nữa, anh ấy chỉ cần một người vợ đầy đủ bổn phận với anh ấy. Mẹ và em trai anh ấy đơn giản bình dị, chắc không nhìn thấy những gì trong tim em. Nhưng dù sao, em cũng không muốn anh ấy có chút nghi ngờ và đau khổ nào. Chị hiểu chưa?
Châu ôm đầu than thở:
- Trời ơi! tao không hiểu nổi. Thằng Dũng yêu mi như rứa, mi còn điên hơn những lúc đang điên! Rứa mà hắn với cái chân gãy, một vết thương lủng phổi, bị mìn hất văng giữa rừng, lúc tỉnh lại giữa trời đêm một mình lê lết. Nghĩ đến mi, đã có can đảm sống, bó xương gãy, nhịn đói, nhịn khát, bò ra được quốc lộ, gặp xe hội thập tự tiểu khu Quảng Trị đem về cứu. Hắn có kể với mi không?
Ngàn Phương lắc đầu, cố nuốt nước mắt vào lòng, cô không nói được câu nào. Châu nói tiếp:
- Hắn kể với tao. Lúc nớ, hắn nhớ mạ, hắn khóc! Nhưng khi nghĩ đến mi, hắn như có thêm sức mạnh ý chí, hắn mới sống được trở về. Ngàn Phương! Mi thiệt tàn nhẫn!
- Em xin chị, chị hãy cảm thông. Còn Dũng, Dũng sẽ hiểu em!
- Tao không cảm thông nổi! Mi giết người không gươm đao!
Không nhịn được, nước mắt Ngàn Phương tuôn ra:
- Chị Châu! Em khổ lắm! Chị thương em với! Phúc đang ở nhà, chị ráng vui vẻ, em đi thuê nhà ngay.
Thấy cô bạn nhỏ đầm đìa nước mắt, Châu thở dài, biết làm sao hơn. Ván đã đóng thuyền rồi! Con bé lúc nào cũng cư xử khác người. Đến lúc lấy chồng, thiên hạ còn nhức óc theo nó!
Châu tặc lưỡi, chị đặt tay lên vai cô gái:
- Thôi đi, suy nghĩ cho cùng, mi lấy chồng cho mi, chẳng phải cho tao, hờn giận vô ích! Chừ về để tao gặp hắn. Còn Dũng mi tính răng?
- Em có viết thư gửi Dũng rồi. Chị an tâm - Cô gái gạt nước mắt nói.
oOo
Ngàn Phương được bệnh viện cấp cho một phòng ở ngay khu tiếp liệu nhờ sự hết lòng giúp đỡ của bác sĩ Trọng. Đây là trường hợp hạn hữu của bệnh viện. Hôm dọn đồ đạc đến, cả bệnh viện mới bật ngửa. Cô y tá xinh xắn ngày nào vừa hết bệnh đã lấy chồng không kèn trống. Bạn bè chẳng thiếu lời trách móc. Cô cứ xin lỗi mãi. Phúc thấy bạn của vợ ân cần thu vén nhà cửa dùm, anh rất cảm động. Ngày đầu trong căn phòng khá ngăn nắp, anh ngợi khen Ngàn Phương có bạn hiền. Rồi nói thêm:
- Nhưng anh mến Lạc nhất em ạ! Hôm đám cưới mình, cô ấy lo tất bật đủ mọi chuyện. Hồi rước dâu ra, thấy cô ấy khóc, anh đã cảm động. Em có một tình bạn cao cả như vậy là vì em sống tốt phải không?
Nghĩ đến Lạc, Ngàn Phương bùi ngùi. Đó là người bạn gái thời thơ ấu cho đến giờ vẫn một lòng thương mến cô. Chỉ có Lạc mới hiểu Ngàn Phương. Cô thẫn thờ trả lời chồng:
- Lạc là bạn chí thân thời thơ ấu. Nó thương em lắm.
Chuyện trò một lát, Phúc nói với vợ:
- Anh cần kiếm chuyện làm, chớ ở nhà buồn lắm!
- Anh cứ tĩnh dưỡng, đợi giải ngũ rồi tính.
Đêm ấy trong căn phòng nhỏ, hai người chính thức thành vợ chồng.
Cũng đêm ấy, Dũng chong đèn đọc thư Ngàn Phương gởi, chẳng biết bao nhiêu lần:
Dũng thân mến!
Hôm nay Ngàn Phương viết thư gửi Dũng báo tin Phương lập gia đình. Phương cùng anh ấy về Huế, đợi đủ bốn năm sẽ chuyển về Đà Nẵng. Phương biết lấy chồng không mời Dũng, Dũng buồn, nhưng trong hoàn cảnh này Phương đơn giản hết mọi việc. Cốt yếu từ nay, Phương yên thân sống đời làm vợ, không còn buồn giận cũng chẳng ước mơ, chỉ sống như bao người đã sống.
Dũng ơi! Lá thư này Phương viết thay lời tạ tội cùng bạn tri âm, mong Dũng đọc kỹ để rõ tấm lòng Phương.Ta quen nhau khá lâu rồi Dũng nhỉ, và đã từng ngoéo tay thề dù thời gian có thay đổi, thì tình bạn vẫn mãi vững bền. Ngàn Phương vốn dĩ bạc phận. Thuở ấy chưa kịp rời tuổi dại, Ngàn Phương đã yêu người chẳng yêu mình, để con tim mang nhiều sầu hận những tưởng không còn biết rung động. Ngàn Phương đi vào cuộc đời với bao chông gai, nhưng tấm lòng chờ đợi của Hoàng, qua bao nhiêu năm không dời đổi khiến Ngàn Phương xao xuyến… Hoàng lại là người được anh Ngàn gởi gấm chăm sóc Phương, nên sự gần gũi trở thành tơ vương. Phương ngỡ rằng từ nay thuyền đã có bến, Phương sống được đời bình dị với tình yêu và sự đùm bọc của Hoàng, nào ngờ … Dũng ơi! Đất bằng dậy sóng, một lần nữa Ngàn Phương mang thêm vết thương lòng, kèm bao lời sỉ nhục. Trong khi ấy, Ngàn Phương đã đau khổ tột cùng, vì bao người thân yêu của Phương gặp bất hạnh. Ba bỏ đi! Dũng mất tích! Vì vậy Phương mang bệnh tinh thần. Cũng nhờ Dũng tận tình chăm sóc bao ngày, nên rồi với Ngàn Phương”. Bước vô phòng khách, Hoàng thấy đủ mặt. Mỹ Lệ ngồi giũa móng tay, thấy Hoàng đi vào liền hỏi:
- Anh đi thăm người đẹp về đó à?
- Người đẹp nào? - Hoàng ngồi xuống bên em gái hỏi.
Bà Bình lừ mắt, Mỹ Lệ nín thinh. Tằng hắng một tiếng, bà Bình nói:
- Hoàng à! Mẹ muốn nói với con chuyện này.
Anh vui vẻ châm thuốc hút, nói với mẹ:
- Mẹ nói đi, con cũng có chuyện muốn thưa.
Ông Bình ngó con:
- Chuyện gì con nói đi!
- Con về đây lo công việc ổn thỏa, xin ba mẹ cho con được lập gia đình.
- Cô nào đó con?
- Ngàn Phương! Đã có lần con thưa với ba mẹ rồi! Cô ấy chờ con bốn năm nay, mong ba mẹ cho chúng con xây dựng với nhau.
Ông Bình điềm tĩnh, kéo gạt tàn thuốc về phía mình, nói:
- Ba sợ không được!
- Ba! Hồi đi ba đã hứa với con rồi! - Hoàng dằn giọng nói nhanh.
- Ba hứa, ba giữ lời nhưng con làm sao cưới cô ta được?
Hoàng tự tin:
- Sao không được? Bốn năm chứ 10 năm, 20 năm nàng vẫn chờ con. Mai con ra Huế đưa nàng về ra mắt ba mẹ!
Mỹ Lệ vọt miệng:
- Nó có chồng con, anh còn đòi cưới, thiệt tức cười!
- Đừng nói bậy! Em biết gì mà xen vào? - Hoàng nạt em gái.
Bà Bình giờ mới chen vào:
- Con đừng nạt em. Nó nói đúng đó! Con kia lấy chồng gần bốn năm rồi.
Hoàng đứng bật dậy:
- Mẹ! Mẹ không đùa đó chớ?
- Mẹ không nói láo đâu! Con đó có chồng, có con lâu rồi.
Hoàng lảo đảo khi nghe cha xác nhận. Anh biết cha anh không bao giờ đùa cợt.
- Vô lý, cô ấy mới đánh điện cho con cách đây mấy hôm.
- Ba biểu thằng Thái nó điện chớ không phải con kia đâu.
Hoàng lờ mờ hiểu có cái gì khuất lấp. Anh run rẩy cả người:
- Cả nhà dấu con chuyện gì? Nói con nghe đi. Đừng úp mở nữa.
Bà Bình kéo tay con:
- Con bình tĩnh ngồi đây mẹ nói. Mỹ Lệ lấy cho anh mày ly nước. Uống đi! Con biết không, con bé đó lấy chồng hồi đầu năm 68, đám cưới cũng rình rang lắm. Chồng nó đẹp trai, nhưng là thương phế binh loại nặng. Ngày nó lấy chồng, mẹ sợ con biết tin buồn khổ, rồi không học được, mẹ mới nhờ thằng Thái, nhận thư con, trao cho Lệ, nó giả nét chữ con kia, trả lời thư đã mấy năm rồi. Mẹ làm vậy do lòng thương con. Còn con đó, nó có hai đứa con rồi. Hoàng! Đời nay người xinh đẹp thiếu gì, con đừng tơ tưởng nữa!
Mồ hôi lạnh ra như tắm, Hoàng ngồi chết lặng. Chung quanh anh bao âm hanh như gần như xa, anh đột nhiên hét to:
- Không! Tôi không tin!
Bà Bình lo sợ nắm tay con:
- Hoàng! Bình tĩnh lại! Mẹ không gạt con đâu.
Thành bỏ tờ báo xuống, anh ta nhún vai, cười khảy:
- Anh như thằng điên! Tội gì vì một con đĩ mà vậy chớ!
Cú đấm nhanh như chớp của Hoàng trúng ngay mặt Thành. Hắn té nhào xuống nền gạch hoa. Bà Bình với Mỹ Lệ hốt hoảng ôm Hoàng la lên:
- Trời ơi! Hoàng đừng làm vậy! Tại sao vì con đó mà đánh em mình.
Hoàng chỉ tay vào mặt Thành đang lồm cồm ngồi dậy với miệng rỉ máu, nói như thét:
- Tao cấm mày không được xúc phạm đến Ngàn Phương. Mày làm đại úy ở đâu không biết, về nhà là em tao!
Ông Bình làm thinh theo dõi sự việc mà chẳng nói câu nào. Ông lờ luôn tia mắt Thành nhìn ông. Hắn nổi khùng nói:
- Tại sao anh không tin chớ? Nó có chồng có con, nói anh không tin, cứ như thằng điên la hét.
Hoàng nghe rời rã tay chân. Anh loạng choạng ngồi xuống. Sự thật hay ác ý của gia đình? Không! Mình phải ra Huế hỏi nàng cho ra lẽ. Anh đứng lên, đi nhanh ra cửa.
Ông Bình gọi to:
- Con đi đâu?
- Ra Huế, con hỏi nàng sự thật có đúng như ba mẹ nói không?
- Con không cần ra Huế. Nó ở đây, nếu con muốn gặp, ba đưa đi.
Hoàng bóp chặt đôi tay vào nhau, cố trấn tĩnh:
- Con muốn gặp. Gặp con mới tin.
- Được, với một điều kiện - Ông Bình ngó con không nháy mắt.
- Ba nói đi.
- Dù gì con cũng có ăn học. Ngàn Phương chồng con đã yên phận, con không nên vì lẽ gì làm gãy đổ hạnh phúc người ta. Nếu con hứa với ba không làm ồn ào, ba đưa con đi.
Hoàng gật đầu, bờ môi run rẩy:
- Vâng! Nếu quả thật nàng đã có chồng con, con đành cam chịu!
- Vậy con vào nhà nghỉ đi. Tan sở khoảng năm giờ nó về nhà, con sẽ gặp. Nó có vẻ hạnh phúc lắm!
Hoàng như một cái xác vô hồn lảo đảo lên lầu. Ông Bình và vợ đồng thở phào, nhìn nhau.
Trên tầng cuối nơi Hoàng ở, anh nằm sải dài ra giường bất động, đầu cứ vang vang câu nói của cha “Nó có vẻ hạnh phúc lắm… Nó có vẻ hạnh phúc lắm… Nó … có… vẻ…hạnh… phúc… lắm.” Hoàng rên lên. Anh trở mình, úp mặt vào gối…
oOo
Ông Bình chở Hoàng về đến nhà. Anh bước xuống đi thẳng lên lầu, không chào hỏi ai. Cả nhà nhìn nhau, rồi cùng thở phào. Mỹ Lệ thì thầm bên tai mẹ:
- Yên chí rồi, mẹ! Mai anh Thái vô làm tiệc mừng luôn.
- Ừ, để coi sao đã, mẹ thấy lo lo.
Thành với ly rượu trên tay, ngồi bỏ chân lên bàn, hừ giọng mũi, nói với bà Bình:
- Mẹ lo gì? Vài ngày thôi. Sự thật rành rành, ảnh không tin sao được.
Ông Bình cởi áo vest choàng lên ghế. Ông ngồi xuống, bưng ly rượu Thành đưa, uống cạn rồi nói với vợ:
- Phải đó em! Thằng Hoàng đã sáng mắt ra rồi, em đừng lo gì.
- Chỉ sợ nó tìm đến hỏi rồi oán mình.
- Em đừng lo. Nó đã hứa thì không nuốt lời đâu.
Về phòng ngủ, Hoàng gục ngay xuống, đau khổ làm anh tê liệt cả đầu óc. Anh không còn biết gì. Chập chờn trước mắt anh, hình bóng người thương đứng bên chồng. Người ấy giống Ngàn quá! Họ hạnh phúc bên nhau, cùng sánh bước vào nhà. Họ rất hạnh phúc! Hoàng nức nở không gì kiềm chế nổi. Chỉ vì nàng đã gặp một Nguyễn Ngàn khác, để thay thế cho Nguyễn Ngàn nằm dưới mộ kia! Vì vậy cô mới không còn nhớ đến anh, vì vậy mà cô vong thề bội ước …
Đêm ấy đóng chặt cửa, trong phòng riêng Hoàng uống rượu say mềm. Anh nằm như chết đến tận trưa hôm sau. Khi hay tin Thái từ Huế mới vô, để nguyên bộ y phục nhàu nát, Hoàng ngập ngừng xuống lầu. Anh chào Thái cộc lốc:
- Mới vô?
- Nghe mày về tao vào thăm.
- Cảm ơn!
Ngồi vào bàn ăn trưa, Hoàng nói với mẹ:
- Không tiệc tùng gì hết!
- Kìa con! Có Thái nó vào, hơn nữa…
- Nó bạn con, đâu phải bạn ba mẹ? Mẹ bận lòng cái gì?
- Nhưng Mỹ Lệ, theo lời mẹ, mời nó vô đây.
Anh cắt ngang câu nói:
- Vô làm gì?
Mỹ Lệ nguýt anh:
- Tụi em định làm đám cưới! Vì chờ anh về nên phải hoãn lại.
Bây giờ anh mới nhìn thằng bạn, Thái nãy giờ lúng túng sượng trân vì thái độ lạnh lùng của Hoàng. Hoàng hỏi bạn bằng giọng trịch thượng:
- Vậy à? Thái! Mày cua em gái tao hồi nào tài vậy?
Ông Bình hứ nhẹ:
- Con làm anh đầu, ăn nói với em phải đàng hoàng. Hai đứa nó tìm hiểu với nhau là do cha mẹ cho phép.
Hoàng nói với vẻ mỉa mai không che giấu:
- Dĩ nhiên điều gì có ba mẹ làm chủ nhất định phải quan trọng rồi!
Thái vô cùng khó xử trước cảnh tình này. Mặc cảm có lỗi với bạn làm anh thêm ngại ngùng. Chỉ vì Mỹ Lệ, vì muốn được làm rể trong gia đình này, Thái đã mù quáng nghe theo lời Lệ với bà Bình.
Không khí trong bàn ăn đột nhiên nặng nề. Hoàng vụt đứng lên bỏ bữa ăn, lấy xe phóng đi ngay. Anh chẳng biết đi đâu, làm gì? Xuống nhà Lạc, nghe cô đi dạy tận Quãng Ngãi đã hai năm rồi. Anh trở ra, lại đi lang thang, vô tình đi ngang qua nhà bà Thuận. Cảm giác đau khổ rã rời trở về, Hoàng chaỵ xe xuống bờ sông, ngồi đến chiều. Gió mát không làm dịu lòng anh. Vào ngay một tửu gia cạnh bờ sông, Hoàng gọi rượu uống. Anh uống mãi, uống mãi. Rượu đã mềm môi, đốt cháy cơ thể anh, mà mạch sầu kia cũng chẳng cạn. Một bàn tay đặt lên vai anh, Hoàng quay đầu nhìn, một thanh niên quen thuộc nào đó mà anh không nhớ nổi. Người thanh niên không nói gì, lặng lẽ ngồi một bên.
- Anh là ai? - Hoàng lạnh lùng hỏi.
- Anh không nhớ tôi à? Dũng đây, người lính tặng quà cho Phương và đã gặp anh đêm Giáng sinh năm đó.
Thoáng một chút bàng hoàng, Hoàng tỉnh táo lại:
- Là anh? Nhưng tại sao anh ở đây?
Dũng thản nhiên rót rượu vào ly, rồi nâng lên:
- Mời anh!
Họ uống cạn, Dũng nói:
- Hãy để tôi hỏi anh, anh về từ bao giờ?
Hoàng như tỉnh như say:
- Hôm qua hay hôm kia gì đó.
- Anh về còn bà xã đâu lại ngồi đây uống rượu một mình?
Hoàng trố mắt nhìn Dũng rồi phá lên cười:
- Bà xã? Anh ở đây không giữ được nàng, tôi ở tận Paris làm sao có nàng được chứ?
Dũng nhíu mày không biết Hoàng tỉnh hay say:
- Chớ không phải anh cùng đi với vợ hứa hôn của anh qua Paris để du học à?
Hoàng dằn mạnh ly xuống bàn:
- Anh đừng cười ngạo tôi! Nàng không còn là của tôi! Nàng đã tìm ra cho mình một Nguyễn Ngàn khác rồi.
- Anh muốn nói đến Ngàn Phương? - Dũng hỏi.
Hoàng cáu kỉnh văng tục:
- Mẹ kiếp! Vậy nãy giờ tôi nói ai? Tôi chỉ nói đến nàng, anh nghe chưa? Nghe chưa?
Dũng mơ hồ có điềm gì xảy ra, anh hỏi:
- Hoàng! Anh biết Ngàn Phương đã có chồng à?
Hoàng cười cay đắng, ly rượu đang đầy lại vơi:
- Và đã có con, vì gã đàn ông giống Ngàn ấy mà nàng lỗi hẹn với tôi. Nàng phản bội tôi! Trong khi đó, ở xứ xa, chỉ vì nghĩ đến nàng, tôi đã cố công ăn học.
Dũng sửng sốt:
- Nàng phản bội anh? Hoàng! Anh có say không đó?
Đập mạnh tay xuống bàn, Hoàng nói như quát:
- Tôi không say. Tôi về đây, giữ trọn lời hứa với nàng. Còn nàng lại phản bội tôi, đi lấy chồng, có con cùng kẻ khác!
- Thôi đi! Mẹ anh hại nàng dở sống dở chết. Nếu không có hắn, cô ấy đâu còn sống để anh trách móc. Anh thiệt hồ đồ!
Hoàng nhíu mày:
- Anh nói cái gì?
Dũng thở ra, anh đã hiểu phần nào.
- Có nghĩa là anh không biết. Từ thuở đó tôi cũng nghĩ anh không phải hạng người như vậy, dù tôi chỉ gặp anh có một lần và chưa hề trò chuyện.
- Anh nói tôi không hiểu gì cả.
- Tôi hỏi anh tại sao qua Pháp suốt bốn năm, anh không gởi thư cho cô ấy?
- Tôi không viết thư? - Hoàng chỉ vào mũi mình - Anh biết gì. Tuần nào tôi cũng viết, chỉ có cô ấy là không thèm viết trả lời. Sau mấy tháng lại nói vì bận rộn.
Chợt nhớ ra, Hoàng hỏi:
- Khi nãy anh nói mẹ tôi hại nàng là sao?
- Anh không hề biết mẹ anh ra Huế hạ nhục nàng đến độ nàng điên loạn 4, 5 tháng trời sao?
Hoàng như bị sét đánh ngang tai. Ly rượu trên tay anh rớt xuống biv style='height:10px;'>
Muốn hỏi thêm nhưng nghe tiếng cha con Phúc lao xao ngoài ngõ, Ngàn Phương lau nhanh nước mắt, ra hiệu với Châu.
Khi Phúc vào nhà, anh thấy Châu ngồi một mình.
- Sao chị ngồi một mình?

Truyện Tình Cho Không Chương 1 Chương 2 Chương 3 Chương 3 Chương 4 Chương 5 Chương 6 Chương 7 Chương 8 Chương 9 Chương 10 Chương 11 Chương 12 Chương 13 Chương 14 Chương 15 Chương 16 Chương 17 Chương 18 Chương 19 Chương 20 Chương 21 ng cảnh nát tan, nó cũng như trái tim anh tan nát. Anh nhìn lại những người thân của anh suốt bao năm chung sống như muốn thu gọn hình ảnh ấy lần cuối cùng trước khi vĩnh biệt. Anh từ từ đi về phía thang lầu. Dũng bước theo:
- Anh Hoàng!
- Anh chờ tôi một lát!
Nhưng Dũng cũng bám theo anh lên tận phòng.
Hoàng đưa tay bật đèn, căn phòng sáng rực soi tỏ cảnh hỗn độn. Trên giường hai vỏ chai rượu còn lăn lóc.
- Đêm qua, vì oán hận nàng, tôi đã tìm quên trong men rượu. Còn đêm nay, tôi không biết phải làm gì để tìm quên nữa.
Hoàng kéo hai chiếc valy ra khỏi tủ, dồn đồ đạc vào. Anh đụng vào khung hình dưới đáy valy. Cầm lên anh đưa cho Dũng:
- Đây là kỷ vật duy nhất của nàng còn lại bên tôi! Tấm hình này cô ấy tặng tôi 7 năm về trước, lúc cô ấy ra đi tự lập đời mình. Phía sau có mấy câu thơ.
Dũng lật mở ra, nét chữ đã phai mờ theo thời gian:
Em đi ảnh gởi tặng người
Bài thơ em viết thay lời biệt ly
Nguyện thay từ buổi phân kỳ
Kiếp sau trả nợ lỗi nghì cùng anh
Hoàng cũng đăm đăm nhìn vào dòng chữ. Hai hàng nước mắt ứa ra, lăn trên gương mặt bơ phờ.
- Ngàn Phương! Bây giờ mới là vĩnh biệt! Kiếp sau anh trả nợ chứ không phải em! Hết thật rồi! - Anh hôn lên tấm ảnh, rồi bỏ vào valy, đóng lại.
- Dũng! Mình ra khách sạn.
- Anh định làm gì?
- Rồi anh sẽ biết.
Hoàng ra chỗ bàn, nơi treo bức tranh ngày nào anh vẽ, Hoàng thận trọng cuộn tròn lại, bỏ vào valy, xách xuống lầu. Dũng xuống theo. Thấy Hoàng hai tay xách hành lý, bà Bình kêu lên:
- Hoàng! Con đi đâu?
- Đi đâu? Bà cần gì phải biết? Tôi không còn là đứa con của nhà này nữa…
Ông Bình giận dữ:
- Mày thật bất hiếu! Nuôi mày mấy mươi năm, giờ đủ lông cánh, vì một đứa con gái, mày bỏ mẹ bỏ cha…
Hoàng không trả lời, anh đi nhanh ra cửa. Bà Bình nhào theo khóc rống lên:
- Hoàng! Con…
Hoàng bình tĩnh quay lại:
- Thưa bà, thằng Hoàng con bà đã chết rồi!
Anh lên chiếc Honda của Dũng, họ đèo nhau vút đi, bỏ lại sau lưng tiếng khóc của bà Bình và căn nhà với quá nhiều kỷ niệm buồn đau…
oOo
Dừng xe trước khách sạn, Dũng nói:
- Anh ở đây với tôi rồi tính.
Dũng đi vào, đổi chìa khóa, lấy phòng đôi. Anh quản lý hết hồn khi thấy mặt và hai tay Hoàng đầy máu. Dũng trấn an:
- Anh bạn tôi bị tai nạn, không sao đâu! Mời ngay dùm tôi một bác sĩ!
Người quản lý gật đầu, nhấc điện thoại. Chỉ 10 phút sau bác sĩ đến. Ông rửa vết thương rồi băng bó cho Hoàng.
Gởi tiền và cám ơn, Dũng tiễn ông ra cửa. Khi trở vào, Hoàng đã thay đồ nằm dài ra giường. Dũng đưa ly nước và viên thuốc:
- Anh uống đi, mai chúng ta sẽ nói chuyện.
Hoàng gạt đi:
- Không sao, tôi vẫn tỉnh táo, không cần ngủ. Chúng ta chắc không còn dịp gặp nhau. Đêm nay mình tâm sự. Dũng kể tôi nghe những chuyện của cô ấy từ bốn năm nay đi.
- Anh mệt lắm! - Dũng e ngại.
Hoàng lắc đầu cương quyết. Đêm ấy hai người đàn ông ngồi nói chuyện tàn đêm. Dũng kể hết cho Hoàng nghe những gì liên quan tới Ngàn Phương. Hoàng nghe, không nói một lời. Khi câu chuyện cạn dần, gạt tàn đã đầy ắp tàn thuốc, bấy giờ Hoàng mới khẽ nói:
- Từ hồi đó đến nay anh không gặp lại cô ấy à?
- Tôi có gặp, nhưng không để Ngàn Phương nhìn thấy. Như mấy hôm nay, từ Huế vào, tôi muốn gặp Ngàn Phương nên ở lại Đà Nẵng. Tôi gần đi Pháp.
- Anh đi Pháp à?
- Tôi đoạt giải nhất cuộc thi sáng tác của Nhạc viện và Hội âm nhạc Sài Gòn, họ tài trợ cho tôi đi học bốn năm ở Paris.
Hoàng yên lặng một lúc, rồi nói như than:
- Nghĩ cũng buồn, chúng ta cùng yêu một cô gái, rồi bây giờ lại cùng nhau ngồi lại chia sẻ những kỷ niệm về nàng. Anh sắp đi Paris, tôi cũng vậy, bỏ lại nàng với hạnh phúc mong manh như khói sương…
- Hoàng! anh định bỏ Việt Nam đi không trở lại sao?
Hoàng ôm đầu, mặt đớn đau:
- Dũng, trái tim tôi tan nát rồi. Tôi yêu cô ấy từ thuở 15, qua bao nhiêu cay đắng mới được có nàng. Rồi người ta phá nát tất cả. Tôi còn ở lại đây làm gì thêm đớn đau hơn! Tôi phải đi, để tìm quên, để khỏi phải trở thành một đứa con bất hiếu.
- Chúng ta không thể nào quên! - Dũng tư lự nói một mình.
- Có lẽ vậy! Chúng ta không quên, thật kỳ lạ chuyện tình yêu! - Hoàng cười, tiếng cười khô khốc - Dũng! Anh hiểu mà, Ngàn Phương với bất cứ ai, chẳng là cái gì. Với chúng ta lại là phần đời không thể thiếu. Nay không còn cô ấy, mình chẳng còn lại gì.
- Hoàng! Anh định bao giờ đi?
- Sau khi gặp Ngàn Phương.
Dũng sửng sốt:
- Không được! Anh sẽ đem lại cho nàng nỗi đau lòng.
- Tôi nhất quyết rồi! Tôi cần sự tha thứ và cảm thông trước lúc ra đi.
Dũng bâng khuâng:
- Tùy anh vậy!
oOo
Bà Thuận chờ Hoàng suốt mấy đêm nay nhưng gặp anh bà vẫn hồi hộp. Hoàng ngồi đối diện với bà, hai tay còn băng kín, anh chậm rãi nói từng lời:
- Thưa bác, cháu chẳng biết nói gì lúc này. Cháu mong bác hiểu cho, cháu không có lỗi! Có điều cha mẹ làm, con cái phải chịu. Bác có thể nguyền rủa, nhưng hãy nhắn dùm cháu một lời: Cháu muốn gặp cô ấy trước lúc đi xa.
Bà Thuận phân vân. Nhìn gương mặt Hoàng, nghe giọng Hoàng nói, bà biết anh đang bị giày vò đau khổ. Chuyện ngày xưa con bà gánh chịu, hoàn toàn không phải do anh, nhưng nay ván đã đóng thuyền, dù rằng hạnh phúc Ngàn Phương chỉ là chiếc bóng.
- Hoàng à! Lỡ hết rồi! Nó đã yên phận, cháu tìm gặp lại làm chi, chỉ đem buồn khổ cho nhau.
- Nếu bác không giúp, cháu sẽ tìm gặp cô ấy tại Duy Tân.
Người mẹ hiểu anh nói thật:
- Thôi được, bác sĩ nói, mai chiều gì cháu ghé. Hôm qua nghe nó nói, ngày mai nó ra Huế gặp bác sĩ gì đó.
Trưa ấy Ngàn Phương nói với Phúc:
- Mai em về Huế gặp bác sĩ Trình, sao lại mấy hồ sơ chuyển viện, luôn tiện ghé thăm chị Châu và cháu Trị.
Phúc vui vẻ tán đồng, Ngàn Phương nói thêm:
- Chút lên xin phép mẹ, anh coi chừng con nghe.
Cô mang theo bộ đồ mát, bỏ vào xách tay. Sáng ấy trời có nắng, Ngàn Phương chào mẹ chồng, dịu dàng nói với Phúc:
- Mai em về, anh đừng trông mà em nhảy mũi đó.
Phúc cười vui:
- Em đi, anh mang con về cho bà nhỏ.
Lâu lắm mới thấy Phúc đùa, Ngàn Phương cười, bà Hiền cũng cười theo. Ra cửa, Ngàn Phương còn dặn với:
- Gởi giùm thư em viết cho chú nó. Gởi tiền măng đa, cuối tháng rồi đó anh!
Cô đến Huế 10h sáng, làm việc đến trưa thì xong. Về nhà gặp Châu 15phút nói chuyện. Châu đã hiểu, chị thận trọng hỏi:
- Giờ nó muốn gặp em?
- Hoàng sắp đi không về nữa - Ánh mắt cô xa vời.
- Em định gặp nó ở đâu?
- Em hẹn rồi, tại dòng Thiên An.
Châu bùi ngùi:
- Ngàn Phương! Buồn cho em quá.
Cô gái kiêu hãnh nói, dù trong lòng xót xa:
- Không cần thương xót em! Em đã từng nói không hề hối hận.
- Chị hiểu, nhưng tội cho Hoàng.
- Chẳng ích gì đâu chị!
oOo
Họ gặp nhau nơi triền dốc nhà dòng. Chiều thứ hai không một bóng người. Họ đứng bất động nhìn nhau như muốn gom bốn năm thương nhớ vào ánh mắt.
Hoàng hết chịu đựng nổi, anh kêu lên, chạy lại:
- Ngàn Phương!
Cô không đưa tay ra, chỉ khẽ gọi:
- Hoàng!
Tiếng gọi cô độc lẻ loi, đọng lại bao dư âm của thời gian. Hoàng chới với, khoảnh khắc nhớ thương khiến anh quên thực tại. Anh đưa tay muốn ôm lấy nàng. Ngàn Phương lùi lại:
- Đừng, Hoàng! Chúng ta không có quyền! Giữa anh và em còn có chồng và con em…
- Ngàn Phương!
Nỗi đau hiện rõ trên khuôn mặt Hoàng.
Ngàn Phương nối lời:
- Chúng ta bây giờ là bạn! Em đến gặp mặt theo yêu cầu của anh. Anh muốn nói gì, cứ nói.
Nàng ngồi xuống tựa vào gốc thông già, gương mặt trở lại kín như bưng.
Hoàng tê tái cõi lòng khi thấy người yêu lạnh lùng:
- Ngàn Phương! Em hiểu rồi phải không?
- Vâng! Em hiểu, không phải lỗi ở anh!
- Nhưng anh vẫn nói cho nhẹ lòng.
- Anh nói đi! Em nghe đây.
Hoàng kể Ngàn Phương nghe chuyện ba tháng trời không nhận thư nàng, chuyện tên bạn hèn mạt lấy thư cô và thư anh đưa cho mẹ và em gái để lấy lòng mẹ vợ tương lai, chuyện Lệ giả chữ nàng viết thư gửi qua để anh yên lòng học, chuyện anh gặp Dũng ở Hào Hoa tửu gia. Dũng nói hết sự thật Ngàn Phương bị bệnh do gia đình anh gây ra. Hoàng kể với Ngàn Phương như xưng tội với cha nhà thờ. Cô nghe đắng cay với bao chua xót. Nhớ về dĩ vãng, lòng càng tái tê. Bên ngoài, vẻ mặt nàng vẫn thản nhiên.
- Anh gặp Dũng hả? Dũng khỏe không?
- Dũng khỏe, anh ấy sắp đi Pháp nên về Đà Nẵng thăm em, nhưng lại không cho em gặp mặt.
Ngàn Phương dõi mắt về phía đồi núi chập chùng:
- Suốt đời anh ấy vì em chịu sống kiếp tha hương. Em, người con gái như bao người con gái khác, có khi còn tầm thường bé nhỏ hơn, nhưng … Tại sao em lại làm khổ bao nhiêu người? Vì hạnh phúc em, một lần gặp mặt, anh ấy cũng tự không cho phép mình!
Cô quay lại nhìn Hoàng, ánh mắt buồn vời vợi:
- Em đã hiểu lòng anh và anh cũng không nên trách gia đình làm gì. Lấy chồng là tự em định đoạt, không ai xúi biểu hay bắt ép. Hồi ấy em thề với mẹ anh, dù đem thân làm đĩ khắp nơi cũng không bao giờ làm dâu bà để được anh. Em giữ đúng lời thề! Em lấy chồng ngay sau khi lành bệnh. Anh cũng biết, em không bao giờ hối hận điều gì đã làm, dù tốt hay xấu, thành công hay thất bại. Điều kỳ lạ nhất, khiến em điên loạn, một phần do mẹ anh, mà giúp em bình phục cũng một phần nhờ mẹ anh. Hai lần làm nhục em trong hai giai đoạn. Cho nên Hoàng à, coi như giữa chúng ta, cả với mẹ anh, bao ân oán, nợ nần vất bỏ, từ nay đường ai nấy bước, đừng lưu luyến chi. Anh hãy tìm người xứng đáng mà lập gia đình, rồi thời gian sẽ giúp anh quên em…
- Anh không thể nào quên! - Anh nói mà ánh mắt bờ môi run rẩy.
Ngàn Phương thở dài:
- Không ích gì đâu Hoàng ạ! Muộn rồi!
- Muộn rồi! - Anh thẫn thờ lập lại - Phải, đã muộn rồi! Không còn gì cho một tình yêu và lòng chung thủy! Nhưng em hãy cho anh biết, em có hạnh phúc không?
Ngàn Phương trả lời, mắt không nhìn anh:
- Có! Phúc rất giống Ngàn! Lại tốt, anh ấy yêu thương em và hai con, không lúc nào để em buồn, không một thói hư nào để em chê trách.
- Thật hoàn toàn phải không em? - Anh cay đắng hỏi.
- Vâng, rất hoàn toàn, dù …
- Sức khỏe kém không thể bảo bọc cho em?
Ngàn Phương cười nhạt:
- Em không cần ai bảo bọc. Tự em bảo vệ được cho mình. Phúc dù là chồng, cũng chỉ là Phúc, không thể là em.
Hoàng thán phục cách sống ngoan cường, mạnh mẽ của người yêu. Vì vậy, anh càng đau khổ gấp bội.
- Ngàn Phương! Anh xin lỗi! Bốn năm qua em như được rèn trui thành gang thép!
Cô kiêu hãnh ngẩng cao đầu:
- Anh quên em bây giờ là mẹ của hai đứa con sao?
Hoàng âm thầm trong tiếng nói:
- Anh không quên! Anh vẫn nhớ nên càng đau khổ!
- Chẳng ích gì! Anh cố quên đi! Tương lai anh vô cùng rạng rỡ. Rồi anh sẽ có những gì anh muốn. Em chỉ xin nói anh một câu.
- Em nói đi!
- Anh đừng quên mình sinh ra và lớn lên ở nơi nào!
- Em trách anh đó phải không? Em nên hiểu, nếu anh ở lại, anh sẽ trở thành một kẻ khốn nạn với mẹ cha và cả với chồng em.
Ngàn Phương kinh hoàng nhìn gương mặt tái ngắt của Hoàng. Cô hiểu anh nói thật.
Nước mắtt chực tràn, cô ráng nuốt vào trong lòng:
- Vậy anh cứ đi đi!
- Em định từ biệt anh đó phải không?
- Vâng! Cuộc chia tay nào lại không có kết thúc. Em còn nhiều việc phải làm. Mình không còn gì để nói với nhau, thì nên chia tay…!
Ngàn Phương dợm đứng lên. Không còn chịu đựng nổi, Hoàng đưa đôi bàn tay còn quấn băng trắng nắm lấy tay nàng, nói như hét:
- Em đừng đi! Hãy cho anh giây phút cuối cùng! Ngàn Phương! Ở phương trời xa anh cũng như Dũng mãi mãi cô đơn!
Cô gỡ tay anh ra khỏi tay mình, nghẹn ngào:
- Em biết anh chịu đựng được tất cả, và rồi anh sẽ quên. Đừng để em cảm thấy có lỗi với chồng, Hoàng ạ!
Nghe câu nói như van của Ngàn Phương, nhìn dòng nước mắt tự bao giờ lăn trên má người yêu xưa, Hoàng đau xót rã rời. Hai tay đấm liên tục vào gốc thông già, mảnh băng trắng từ từ luống đỏ. Ngàn Phương run khi thấy đôi tay anh nhuốm máu. Cô kêu lên, chạy lại:
- Trời ơi! Sao vậy? Tay anh …
Cô níu tay Hoàng, anh hất ra âm thầm lên tiếng:
- Nó chẳng nghĩa lý gì với bao nỗi đau khác.
- Hoàng! - Cô òa khóc nức nở, ôm chầm lấy anh, thân run run như chiếc lá sắp lìa cành. Rồi tự bao giờ, cô tựa đầu vào ngực anh. Bàn tay rỉ máu ve vuốt mái tóc cô, vuốt ve mãi.
- Hãy cho anh hôn em lần cuối, Ngàn Phương. Chỗ vết thương ngày nào, rồi mai này ở xa em nửa vòng trái đất anh vẫn nhớ mãi.
Cô khóc ngất! Bờ vai vẫn như ngày nào, anh thận trọng, dịu dàng đặt vào vết sẹo nụ hôn dài, dài như một kiếp người! Ngàn Phương thẳng người lên, mặt xanh tái trong nắng chiều:
- Đã đủ rồi, chúng ta không thẹn với lòng. Vết thẹo đó chồng em không đặt bờ môi tới. Nó vĩnh viễn là của anh.
- Nụ hôn này anh mang theo cho đến cuối đời. Ngàn Phương! Em về đi! Đến lúc xa nhau rồi, anh đứng đây tiễn em…
Bóng cô lần lần khuất dưới đường mòn, rồi nhỏ dần, mất hẳn. Hoàng gục đầu vào đôi tay đau buốt. Người đàn ông ba mươi tuổi khóc duy nhất cho một người, cũng là lần khóc sau cùng đưa tiễn mối tình xưa.
oOo
Trút vào ly giọt rượu sau cùng, hai người cụng ly, ngửa cổ uống cạn. Dũng hỏi bạn:
- Anh nghĩ kỹ chưa?
- Rồi - Hoàng đáp từng tiếng một.
- Bỏ tất cả, qua bên ấy, tương lai anh thế nào?
- Đừng sợ tôi chết đói. Tôi có công việc làm rất tốt. Vì Ngàn Phương tôi bỏ tất cả về đây. Quay trở lại, tôi tin hợp đồng đó vẫn còn chờ tôi…
Dũng nói như khuyên can bạn:
- Hoàng nè! Nghĩ cho cùng thì làm con không ai từ cha mẹ.
Hoàng khoát tay, nhăn mặt:
- Đừng bao giờ nói với tôi về chuyện này, nếu anh là bạn tôi.
- Thôi được, mình nói chuyện khác vậy. Cô ấy thế nào?
Hoàng dịu ánh mắt, giọng nhỏ:
- Vẫn như xưa! Tôi nói câu tạ lỗi rồi chia tay. Cô ấy khóc, mình biết mình không có quyền lau nước mắt cho cô ấy nữa rồi.
Dũng dúi tàn thuốc vào gạt tàn:
- Anh có những giọt nước mắt làm hành trang lên đường cũng quá hạnh phúc rồi.
Hoàng trĩu nặng nỗi buồn trong đôi mắt. Anh như sực nhớ điều gì:
- Dũng nè, cô ấy xanh xao quá! Gia đình dường như không dư dật gì?
Dũng khoát tay đứng dậy đi về phía cửa sổ, mắt nhìn ra bên ngoài:
- Đừng nghĩ đến chuyện đó! Vô ích, cô ấy sẽ nổi khùng.
Hoàng lặng thinh khá lâu, anh hỏi:
- Anh đi, gia đình ngoài ấy ra sao?
- Ổn rồi, kể từ ngày tôi giải ngũ. Thằng em tôi làm ra tiền, lại biết lo cho mẹ già, chỉ có tôi! - Dũng nhẹ thở dài - Tôi đi, mẹ tôi buồn lắm! Nhưng biết làm sao, sớm muộn gì tụi nó cũng không tha tôi.
Hoàng ngạc nhiên, anh đi lại bên bạn:
- Anh làm gì mà tụi nó để ý?
- Tôi sinh hoạt trong phong trào sinh viên.
Dũng kể ngắn gọn cho Hoàng nghe cuộc sống anh trong ba năm qua và chuyện vì sao anh đi Pháp. Hoàng không giấu nỗi thán phục của mình đối với người bạn mới biết mà sao rất đỗi thân thiết:
- Nghĩa là đi tu nghiệp? - Hoàng cười - Đúng hơn là đi trốn.
Dũng cười cười:
- Hoàng phải hiểu vào Nhạc viện Paris với tôi là điều không tưởng nổi. Tôi phải cố gắng học để khỏi phụ lòng bao người. Anh Mạnh, người cầm đầu sinh viên Sài Gòn nói với tôi rằng: “Học, học mãi. Dũng hãy đi đi! Em là tinh hoa của dân tộc, của đất nước. Anh và các bạn phải bảo vệ em, cũng là bảo vệ những gì quý giá… không thể để cho lũ ấy giết em. Hãy nhớ, hãy khắc ghi trong lòng, dù ở bất cứ nơi đâu: mình là người Việt Nam”.
Hoàng trầm ngâm, khá lâu anh nói:
- Chúng ta sẽ gặp nhau bên ấy. Giờ anh đi gặp cô ấy đi.
Dũng sửng sốt ngó Hoàng! Anh cười, nụ cười buồn rồi choàng vai Dũng đi về phía bàn. Cả hai ngồi xuống, Hoàng châm thuốc, anh nói:
- Cô ấy đêm nay trực ở bệnh viện, Thạch Thảo mới nói với tôi. Cô ấy rất buồn khi biết anh ở đây mà không cho cô ấy gặp.
- Anh nói với Ngàn Phương à?
Hoàng gật đầu, vỗ vào vai bạn:
- Hãy gặp cô ấy lần cuối để chia tay, đừng để cô ấy buồn vì anh.
Dũng lưỡng lự:
- Có nên không?
- Nên.
Hai người đàn ông nhìn vào mắt nhau, họ hiểu nhau như đôi bạn tri kỷ lâu ngày. Dũng quay phắt chạy nhanh xuống lầu. Hoàng nhìn theo, anh thở dài …
Mười phút từ khách sạn đến Duy Tân, Dũng gởi giấy tờ xin vào gặp Ngàn Phương. Rồi cô đứng trước anh, nét mặt trầm lặng, bình thản, chỉ đôi mắt mở to, cánh mũi phập phồng… Họ lặng nhìn nhau. Dường như với cô khoảng cách hơn ba năm xa vắng đối với hai người không hề có. Cô không chào, không hỏi, cô chầm chậm bước đi, Dũng đành bước theo. Đến một khu trại bệnh, cô dừng lại:
- Dũng ơi! Mình vào thăm bác sĩ Tâm nhé! Hôm nay ông ấy trực.
Dũng gật đầu, Phương gõ cửa phòng. Cánh cửa hé mở, bác sĩ Tâm đang ngồ trầm ngâm bên cuốn sách dày cộm.
- Cô phương! Có chuyện gì? Phúc trở bệnh à? - Ông bước ra theo câu hỏi.
Ngàn Phương lắc đầu vội vã trước ánh mắt ngạc nhiên của Dũng:
- Dạ không! Tôi đưa Dũng, bạn tôi đến chào bác sĩ để đi xa.
Bác sĩ Tâm tươi cuời. Ông có trí nhớ rất tốt:
- Cô làm tôi tưởng… Tôi nhớ anh bạn hồi xưa của cô… Mời ngồi.
Ông mời thuốc. Phương pha trà.
- Anh giải ngũ rồi giờ đi đâu?
- Tôi được nhạc viện thành phố tài trợ cho đi Pháp.
Bác sĩ Tâm siết tay Dũng ngỏ lời chúc mừng. Họ trò chuyện khá lâu về mọi điều trong cuộc sống, trao đổi ý kiến về hiện trạng đất nước. Họ rất tâm đầu ý hợp. Chia tay nhau, họ chúc nhau thành đạt, chúc nhau sống tốt, đúng đạo làm người.
- Anh sẽ trở về chớ?
- Nhất định trở về, thưa bác sĩ! Còn bác sĩ, vẫn mổ cho V.C. đó chớ?
Ông cười, đôi mắt nheo nheo:
- Vẫn mổ.
- Còn cho cả máu nữa - Ngàn Phương chêm vào.
Dũng lo ngại:
- Chúng có làm khó bác sĩ không?
Ông rất tự tin, gõ gõ ngón tay lên ve áo, giọng hóm hỉnh:
- Anh quên tôi là thiếu tá bác sĩ quân lực VNCH sao?
- Tay dao cự phách duy nhất của Tổng Y viện về thần kinh-sọ não - Ngàn Phương chen vào.
- Ngành y là thầy thuốc, không có biên giới chính trị. Trước chúng tôi chỉ có hai hạng người: không có bệnh và có bệnh.
Dũng cười. Anh thán phục tài năng, đức độ và lòng can trường của người bác sĩ. Còn bác sĩ Tâm mừng cho anh đã tìm được hướng đi tốt đẹp cho đời mình.
- Tạm biệt!
- Chào bác sĩ!
Đi qua lối nhỏ trải sỏi, Ngàn Phương chỉ vào chiếc ghế đá:
- Chiếc ghế này Phương và Dũng ngồi hồi đó. Dũng hay đàn cho Phương nghe phải không? Căn phòng này Dũng ở cả tháng để chăm sóc cho Phương. Nơi Phương đang làm việc hiện giờ là trại tội phạm, ngày xưa là Ngoại bốn chỗ Phúc nằm.
- Kỷ niệm dù vui buồn, Dũng chẳng khi mô quên - Nói chuyện với Ngàn Phương, Dũng trở lại tiếng Huế như thuở nào.
- Vậy Dũng nhớ trở về nhé! - Cô dừng lại bên gốc dừa.
- Răng Phương lạ rứa? Dũng sẽ về mà.
- Chúng ta vẫn mãi mãi là bạn của nhau.
- Phải, chúnng ta mãi mãi là bạn - Anh giấu kín nỗi buồn.
- Hãy tha thứ cho Ngàn Phương những gì Phương làm Dũng đau lòng.
- Ngàn Phương có lỗi chi mô. Từ ngày xưa, Phương đã nói rồi. Dũng đến để chào tạm biệt để mai Dũng với Hoàng đi xa.
- Vậy mình tạm biệt Dũng nhé!
Anh khẽ lắc đầu:
- Cho Dũng hỏi một câu và hãy trả lời thành thật.
- Phương lúc nào cũng thật với Dũng.
- Ngoại trừ là một phế binh như Dũng, Phúc còn bệnh chi nữa không?
Thấy Ngàn Phương ngập ngừng, anh nói tiếp:
- Đừng giấu. Bác sĩ Tâm chẳng phải khi không giật mình lúc Phương tới.
Cô cúi đầu, rồi ngẩng lên:
- Phúc bị bướu ở buồng gan, chưa biết khi nào bệnh tái phát. Các bác sĩ chuyên khoa dự định mổ khi sức khỏe Phúc tốt.
- Phúc biết mình có bệnh không? - Anh nghe đắng cả miệng.
- Không! Hồi đó Phúc bị thương, khi chụp phim để mổ thì bác sĩ mới phát hiện.
- Và Phương biết ngay từ khi ấy?
Dũng dằn giọng hỏi, dù anh biết trước câu trả lời. Cô nhìn đi nơi khác:
- Chẳng có gì quan trọng đâu Dũng, cứ yên lòng ra đi.
- Vì răng tự chuốc khổ cho mình, Ngàn Phương?
Cô không trả lời, cô đưa tay như muốn giã biệt. Anh biết chẳng còn chi để nói, đôi mắt buồn, sâu hun hút nhìn Ngàn Phương như muốn khắc sâu hình ảnh thân thương của cô vào tận đáy tim mình. Dũng đi.
Sáng hôm sau, có hai thanh niên lên máy bay rời Đà Nẵng. Họ không biết, có cô gái còn rất trẻ với chiếc áo dài đen buồn muôn thuở đến sân bay âm thầm tiễn họ ra đi. Nàng đưa tay vẫy mãi, cho đến khi cánh chim sắt khuất ở cuối trời. Hai hàng nước mắt nàng rơi nhưng bây giờ chẳng có ai lau.
--!!tach_noi_dung!!--

Sis Én, Linnie và HT typed
TV gõ lại chương 13, 14 & sửa lỗi chánh tả
Nguồn: vietlangdu.com
Được bạn: Thanhvien đưa lên
vào ngày: 4 tháng 6 năm 2004

--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--