Dịch giả: Nguyễn Cao Nguyên
Chương 18

Nha Trang, 1978
Ba năm tiếp theo đó, gia đình chúng tôi tiếp tục sống trong căn nhà sát vách nhà dì tôi. Mẹ tôi bận rộn với Bé Tí, và phải bán dần nữ trang để sống. Chúng tôi vẫn mặc những bộ đồ mang theo từ hồi rời căn biệt thự nhà Nguyễn. Qua nhiều năm mà Jimmy và tôi vẫn không... lớn hơn được bộ áo quần vì mẹ tôi tiếp tục may nối vào cho nó dài và rộng ra. Chúng tôi ăn ngày hai bữa; và món ăn chính là cơm mà mẹ tôi mua gạo ngoài chợ với giá mười đồng một lon đem về nấu. Ngày mưa ngày nắng gì cũng vậy, chúng tôi chỉ biết sống từng ngày.
Càng lớn, tóc tôi càng sậm màu đi, không biết có phải vì do mẹ tôi đã đỗ phẩm đen lên đầu tôi để nhuộm nó đi hay vì do cái ý muốn được hòa chung vào với đám trẻ con chung quanh của tôi. Năm tôi lên mười một tuổi, cái màu tóc vàng của tôi đã biến thành nâu sẫm. Ngay cả vào những ngày mùa hè nóng bỏng nhất, mặt trời cũng không thể làm cho tóc tôi trở lại cái màu hung hung nguyên thuỷ của nó.
Jimmy và tôi theo học tại trường tiểu học địa phương, chú trọng vào những môn chính như toán, văn chương, lịch sử và khoa học. Tất cả đều được dạy dưới quan điểm của người cộng sản. Cô San vẫn tiếp tục dạy lớp tôi, và quyết định mở một buổi học ôn tại nhà cô vào mỗi chiều chủ nhật. Theo sự suy nghĩ của tôi, chỉ những buổi học đó là không có màu sắc chính trị pha trộn vào.
Cô San sống trong một ngôi nhà hai từng cách nhà tôi chừng mấy căn. Cô dùng tầng dưới làm nơi sản xuất mắm với ba chiếc vại làm bằng đất nung thật vĩ đại lúc nào cũng đầy nhóc. Mỗi một vại chứa được chừng hai ba trăm cân cá muối với một số lượng muối tương đương. Cô bảo chúng tôi là làm mắm là nghề mưu sinh chính của cô, còn dạy học chỉ là một hoạt động có tính cách tiêu khiển. Mùi hôi của cá chết thật là khủng khiếp, còn hơn mùi hôi của những chiếc răng hư mục. Cái mùi hôi đó thấm vào quần áo, tóc tai cô và bốc ra chung quanh cô như một loại chướng khí. Người lớn, nhất là các ông tránh xa cộ Họ sợ cái tánh lập dị của cộ Nhưng trẻ con thì lại bu quanh cô vì cô rất cởi mở, thân thiện, và không ai có thể cảm nhận được hết cái sức thu hút của cô hơn tôi.
Cứ mỗi chiều chủ nhật đến, chúng tôi rất nôn nóng muốn biết cô sẽ dành cho chúng tôi những ngạc nhiên gì trong cái xưỡng làm mắm đó. Chúng tôi ngồi trong phòng ngủ của cô, giữa những mớ quần áo bề bộn, chờ cô xuất hiện như chờ một nghệ sĩ trình diễn. Một trong những đề tài cô yêu thích nhất là môn Anh văn. "Con đường duy nhất để quốc gia tiến lên là học hỏi kỹ thuật của nước khác." Cô thường nói với chúng tôi như vậy. "Nhưng làm sao để có thể học hỏi kỹ thuật của họ được? Phải bắt đầu bằng cách học cái ngôn ngữ Anh văn toàn cầu đó."
Cô nháy mắt với chúng tôi với nụ cười tinh nghịch. "Hôm nay, thay vì học theo sách giáo khoa, chúng ta thử thực hành dụng ngữ anh văn, được không các em? Giờ tới, tất cả chúng ta phải nói bằng tiếng Anh. Cô biết là trò chơi này hơi khó, nhưng các em nên cố gắng. Hãy cùng học cùng vui với nhau."
Chúng tôi cảm thấy thật hào hứng. Không nói tiếng mẹ đẻ khi thảo luận nhóm đông đảo như chúng tôi sắp sửa làm là bị cấm chỉ, nhưng đối với chúng tôi trong giây phút đó, nó có vẻ tự nhiên và vô hại. Dường như cảm thấy được những băn khoăn của chúng tôi, cô San tiếp: "Các em, chúng ta giữ chuyện này biết với nhau thôi nhé."
Cô đổi qua nói tiếng Anh và buổi học bắt đầu: "Tối qua Duy ra ngoài chơi," Cô nói, và tôi thấy các bạn cùng nhóm ngồi thẳng dậy. Chỉ cô gái nhỏ cột tóc đuôi gà, cô San bảo: "Chi, nói tiếp theo ý đó."
Chi suy nghĩ một chút rồi nói với vẻ thân trọng: "Duy đi chơi với một cô bạn gái tối quạ"
Có vài tiếng cười khúc khích trong đám học trò. Hình ảnh Duy đi chơi với bạn gái, dù nói bằng thứ tiếng nào cũng có vẻ tức cười. Cô San quay sang tôi: "Đến phiên em, Kiên"
"Cô gái đó là ai?" Tôi nói ngay.
"Đúng rồi, câu hỏi hợp lý lắm." Cô nói. "Duy, nói cho các bạn biết cô gái đó là ai."
Duy đứng dậy, gãi tai, ngập ngừng, nhìn quanh phòng cầu cứu. Có tiếng thì thầm một câu trả lời, Duy chụp lấy như kẻ chết đuối vớ được chiếc phao: "Cô gái đó là... là... mẹ tôi." Nó nói lớn, giọng rung lên vì khích động. Chúng tôi bật ra cười nghiêng ngã. Cô San đang ngồi dựa lưng vào vách cũng mỉm cười. Trong bóng tối căn phòng, cô trông thật đẹp, gần như trong mơ, tôi nghĩ thế.
Hôm đó, sau buổi học, cô San kêu tôi ở lại. "Em có nghĩ là nếu em thử cắt tóc ngắn, thật ngắn đi thì tóc em sẽ không còn thấy quăn nữa không?" Cô xoa những ngón tay lên đầu tôi với vẻ suy nghĩ. Một cái gì đó trong cách hỏi của cô làm tôi ngồi thẳng dậy lo lắng:
"Con không biết," Tôi đáp. "Sao cô hỏi như vậy?"
"Trường chuẩn bị tổ chức lễ ăn mừng Việt Nam thống nhất. Ông Hiệu trưởng chọn lớp chúng ta dẫn đầu đoàn diễn hành vì lớp chúng ta khá nhất. Em là học sinh giỏi nhất cho nên cô quyết định chọn em cầm cờ đi đầu đoàn diễn hành." Cô dừng lại. "Nhưng cô nghĩ có một trở ngại nhỏ. Cô sợ là hình dạng của em sẽ gây chú ý trong đám quan khách."
"Con sẽ hớt tóc vào ngày mai nếu cô thấy là việc đó giúp được phần nào."
Cô gật đầu. "Ừ, cưng. Cô nghĩ đó là cách hay nhất. Hớt tóc đi và cái vinh dự đó sẽ thuộc về em." Nét mặt cô thoáng một lớp mây đen. "Kiên, rán làm cho giỏi. Thời gian chúng ta còn gặp nhau không nhiều nữa. Trường sẽ đóng cửa nghỉ hè ngay sau buổi diễn hành. Sang năm em sẽ lên lớp khác và cô không còn có nhiều dịp gặp em nữa."
"Con sẽ đến thăm cô thường."
"Để coi. Chuyện tương lai thật khó tính trước được. Cô có thể còn ở đây mà cũng có thể không." Cô nói với giọng buồn bả.
"Dĩ nhiên là cô ở đây để dạy tụi con." Tôi nói. "Cô còn có thể đi đâu? Cô là cô giáo mà cô San."
Cô cắn môi dưới và quay mặt đi. Bên ngoài, tiếng cười của các bạn học dội lại trong không khí oi bức khi chúng đua nhau chạy đến quán nước cuối đường. Cô San lục tìm trong phòng ngủ và tìm thấy chiếc cặp dạ Cô lục trong đó một lát rồi ngước lên, hất cuộn tóc lòa xòa trước mặt.
"Cô còn giữ mấy phiếu mua hàng từ hồi đầu niên học tới giờ vẫn chưa dùng đến. Em cầm lấy để mua vở học cho niên khóa tới. Sang năm em sẽ cần chúng." Cô chìa tay đưa cho tôi hai phiếu mua hàng màu đỏ.
Chính quyền mới cấp riêng cho các thầy cô giáo những phiếu đặc biệt để mua sách và dụng cụ học đường với giá thật hạ. Nhưng với mức lương còm cỏi không đủ sống, họ thường đem các vé đó bán cho thị trường chợ đen để kiếm thêm chút lợi nhuận. Hành động bất ngờ và hào sảng đó của cô San làm tôi thật ngạc nhiên. Tưởng tượng tới khuôn mặt rạng rỡ của mẹ tôi khi tôi chìa cho bà coi những tập vở mới làm tôi thò tay ra đón lấy mấy chiếc thẻ. Nhưng đồng thời nghĩ tới cảnh nghèo khó đang chụp lấy mình, tôi đỏ mặt xấu hỗ. Tôi bước lùi lại, lắc đầu:
"Món quà của cô lớn quá, con không dám nhận đâu, thưa cộ"
"Tại sao?" Cô hỏi.
Tôi thở dài, suy nghĩ tìm câu trả lời.
"Mẹ con thường mua đầy đủ sách vở bút mực cho tụi con ở ngoài chợ rồi."
"Cô biết." Cô nói. "Hôm trước cô có gặp mẹ em ngoài đó, nói chuyện với nhau hơn một tiếng đồng hồ. Mẹ em buồn bực vì muốn mua cho em và em của em bộ quần áo mới, nhưng không đủ tiền sau khi phải mua sách học. Cô nghĩ là với những thẻ này cô có thể giúp chút gì cho mẹ em, vì sang năm em sẽ cần nhiều sách vở hơn."
Tôi hạ thấp giọng:
"Mẹ con lo được."
Cô San nhíu mày: "Em cảm thấy xấu hỗ vì nghèo phải không Kiên?" Cô hỏi tôi.
Tôi tránh ánh mắt của cô, cúi nhìn chăm chú vào một vệt nắng trên mặt đất.
Cô nhét mấy tấm thẻ vào tay tôi. "Em không nên xấu hỗ về việc sa cơ thất thế của gia đình mình, cũng như về nguồn gốc của mình. Thực ra, em nên hãnh diện mới đúng. Hãy nghĩ như thế này: Em không còn là tư bản nữa. Dưới con mắt của người cộng sản, em đã trở thành thân phận thấp nhất, được quan tâm nhất:: thân phận của giai cấp nghèo. Em hãy vui lên, Kiên, vì bây giờ em chỉ có thể được chứ chẳng còn gì để mất nữa. Em chờ chút, còn một việc." Cô lục tìm trong xách tay một lần nữa. "Cầm lấy mớ tiền này. Cô muốn em đi cắt tóc, để các thầy cô khác không thể chê bai được cậu thủ kỳ mới toanh của cộ Cô muốn họ cũng hãnh diện về em như cô vậy. Thôi em về đi. Em còn nhiều việc nhà phải làm, và cô cũng vậy." Cô vò đầu, nhẹ nhàng đẩy tôi ra cửa. Tôi thì thầm những lời cảm ơn không rõ ràng mạch lạc khi từ giã cô về nhà.
°
Qua ngày hôm sau, lần đầu tiên tôi ra tiệm hớt tóc. Trước đó mẹ tôi luôn luôn cắt tóc cho tôi. Tiệm hớt tóc là một cái chòi nhỏ có bốn trụ bốn góc, trên nóc căng ngang tấm poncho màu đen, thường là nơi cho mấy ông đến hớt tóc và cắt lông mũi. Tiệm nằm dưới một gốc sao cách trường học tôi chừng vài trăm thước. Ông thợ hớt tóc cắt cho tôi theo kiểu tóc lính. Đồ nghề của ông cũ kỹ có vẻ như đã hai chục năm rồi, và thỉnh thoảng ông mài vào miếng da bò treo trên một chiếc cột bằng trẹ Ông chừa chừng một phân trên đầu tôi, phần còn lại ông cạo lán.
Ba tuần tiếp theo đó, cô San tập cho chúng tôi đi diễn hành quanh sân trường như những người lính tí hon. Các lớp khác xếp hàng phía sau lớp chúng tôi theo thứ tự xếp hạng của từng lớp.
Một tuần trước buổi lễ, không thấy cô San đến trường nữa. Ngay các thầy cô khác cũng không biết chuyện gì đã xảy ra cho cộ Một thầy khác được sắp xếp đến dạy lớp tôi, ông ta chừng ba chục tuổi, tóc chải dầu láng mướt, răng vàng đậm làm cho miệng của ông trông gần như tím lại. Ông thầy mới cũng không cho chúng tôi biết gì về sự vắng mặt của cô San.
Một buổi sáng, như thường lệ, trước khi bắt đầu buổi học, cả trường đứng chào cờ ngoài sân. Tôi đứng ở cuối lớp, chú tâm để ý. Ngay khi bản quốc ca bắt đầu trổi lên trên chiếc loa, bổn phận của tôi là đi dọc theo dãy hành lang dài, ngang qua phòng hiệu trưởng để đến chỗ cột cờ. Khi nghe câu đầu bài hát: "Hởi đồng bào ơi, quê hương đã được giải phóng... " Tôi tiến về phía trước, đầu ngẩng lên, mắt nhìn thẳng, lưng thẳng. Tay cầm lá cờ mới của Việt Nam, nền đỏ sào vàng.
Sau khi mọi người cùng đồng ca và chào cờ xong, ông hiệu trưởng tiến lên khán đài. Vẻ mặt ông ta bình thường luôn nghiêm nghị, càng hắc búa hơn khi ông tức giận. Mặt ông đầy những nếp nhăn, và miệng ông ta mỏng như một sợi chỉ núp dưới một hàng ria mép lưa thưa. Liếc nhìn xuống dưới, ông ta thò tay tắt chiếc nút radio đang phát những nốt nhạc cuối cùng của bản quốc cạ Hành động bất ngờ của ông làm vang lên những tiếng rít sắt nhọn trên loa đâm vào tai chúng tôi. Ông ta cầm cái mi rô một tay, tay kia ra dấu cho chúng tôi im lặng.
"Nghe đây." Giọng nói nóng nảy của ông ta thiếu điều làm tan những lớp sương mờ đọng trên những tàn cây. "Tôi nghe nói có nhiều tin đồn về trường ta, đặc biệt là về cô San, cô giáo lớp 5C. Mọi người đều thắc mắc về sự vắng mặt của cộ Tôi khuyên các trò không nên tò mò!" Ông ta nhìn quanh sân trường với cặp mắt như mắt cú. "Có lẽ các trò sẽ hỏi tại sao? Câu trả lời là vì việc đó không liên quan gì đến các trò. Những ai còn tiếp tục tìm hiểu, truy tầm vấn đề này là một hành động chống đối. Ai vi phạm sẽ bị sa thải tức khắc. Bây giờ, trước khi trở lại lớp học, tôi xin lưu ý các trò một việc nữa." Ông ta nhìn thẳng vào tôi, trở lại thái độ lạnh lùng thường nhật.
"Ban Giám Đốc nhà trường đã quyết định cử một thủ kỳ khác." Ông ta nói. "Muốn được trở thành thủ kỳ dẫn đầu đoàn diễn hành cần phải chấp hành tốt nhiều mặt chứ không phải chỉ học giỏi mà thôi. Học sinh đó phải có một liên hệ tốt với bạn học và với thầy cô; phải tham gia vào những sinh hoạt công cộng và phải là một biểu tượng tích cực của trường. Nguyễn Kiên là một học sinh tốt, nhưng chưa đủ điều kiện để trở thành thủ kỳ đại diện trường tạ Có nhiều học sinh khác trội hơn về nhiều mặt. Do đó, chúng tôi quyết định trao nhiệm vụ đó cho một học sinh khác xứng đáng hơn để cuộc diễn hành của chúng ta được tiến hành tốt hơn." Ông ta bước nhanh đến chỗ tôi đứng, giật lấy cây cờ trong tay tôi và trao cho anh phó trưởng lớp.
Trở về chỗ, ông ta tiếp: "Tôi nói đến đây là hết. Các lớp trở về phòng mình." Ông ta thả chiếc mi rô lên bàn làm vang lên một tiếng kêu lớn, rồi bước lùi lại đứng khoanh hai tay trước ngực.
Khi chúng tôi rời sân trường, tôi tím mặt vì xấu hỗ. Không nói một lời, tôi lặng lẽ trốn khỏi đám đông.
°
Mùa hè năm 1978 đánh dấu năm thứ ba dưới chế độ cộng sản. Mặc dù chính quyền mới đã thành công trong việc chiếm được miền Nam, nhưng phần đông dân chúng thì lại mong người Mỹ trở lại, thường hay lén nghe tin tức từ đài BBC vào mỗi tối thứ Hai hàng tuần. Đời sống càng lúc càng khó khăn và hy vọng là điều duy nhất mà cộng sản chưa thể tướt đoạt được của người dân. Buồn thay, đối với nhiều người, hy vọng đó kéo dài đời sống của họ trong sự mong chờ vô ích, phù phiếm. Đáng lý nên tận hưởng cuộc sống, họ chỉ sống như để cho có sống. Như trường hợp của gia đình tôi.
Mẹ tôi không làm gì cả trong suốt ba năm trời ngoại trừ chờ đợi. Mẹ tôi chờ cho cộng sản sụp đổ, vì kinh tế suy thoái, hoặc vì chính quyền yếu kém. Bà chờ một cuộc cách mạng, hoặc một cuộc chiến lật đổ chế độ cộng sản vì quan hệ giữa chính quyền và nhân dân luôn luôn căng thẳng. Nhưng sự chờ đợi kéo dài quá lâu, ngọn lửa trong lòng chúng tôi đã tắt, đã nguội lạnh. Sự xấu hổ không còn là vấn đề làm mẹ tôi bận tâm nữa. Từng chút từng chút, những món nữ trang trong túi áo tôi được bán đi dần dần để nuôi sống gia đình. Cuối cùng mẹ tôi không còn gì nữa để bán, khánh kiệt và cùng đường.
Chán nản vì sự mong đợi vô vọng đó, mẹ tôi thuê một sạp trong chợ cách nhà chừng năm cây số. Đó là một cái sạp nhỏ chừng chín thước vuông, nằm giữa một sạp bán gạo nếp và sạp bán bánh mì thịt. Khu chợ, gồm có hàng trăm những sạp nhỏ như sạp của mẹ tôi, được chia ra làm nhiều khu riêng biệt như khu bán cá, khu gà vịt, khu rau cải, khu vải vóc, khu bán đồ điện, khu bán thuốc và gần cuối chợ là khu bán những sản phẩm của thôn quệ Phía sau đó là khu đổ rác của thành phố, chỗ kiếm ăn của những người vô gia cư.
Sạp mẹ tôi bán gạo là chính, và thêm một vài món phụ như khoai, đậu. Cộng sản không có thiện cảm với những hàng quán như của mẹ tôi, vì cho rằng cách làm ăn đó làm cho giá cả tăng lên và làm suy thoái kinh tế. Trong các thông báo, chính quyền cấm những hoạt động mua bán đó và ra lệnh cho bộ đội tịch thu tất cả hàng hóa. Họ hứa hẹn sẽ tìm cho mẹ tôi một việc làm nếu mẹ tôi chịu từ bỏ chuyện buôn bán, nhưng dù hứa hẹn, đơn xin việc làm của mẹ tôi liên tục bị từ chối.
Sạp hàng của mẹ tôi bị buộc phải đóng cửa sau khi bán được chừng vài tháng. Mấy phút trước khi bị tịch thu, mẹ tôi đã kịp phân tán một ít hàng hóa cho mấy người bạn. Sau đó, chính quyền truy lùng gắt gao và tinh vi hơn, đồng loạt khắp nơi và không báo trước.
Ngoài chợ, nhiều người còn kém may mắn hơn mẹ tôi. Chính quyền ra lệnh cho những đội thiếu niên tình nguyện đột nhập các cửa hàng vào ban đêm tịch thu hết hàng hóa. Qua ngày hôm sau, họ buộc các chủ sạp phải xuất trình giấy mua hàng để nhận những món hàng đã bị tịch thụ Vì hàng hóa thường được mua bán qua hình thức chợ đen nên chủ sạp không thể xuất trình biên nhận được. Mất hết vốn liếng, các cửa hàng phải tự dẹp.
Hôm đoàn thiếu niên tình nguyện đến khám cửa hàng mẹ tôi, chúng không tìm được vật gì đáng giá nên nổi giận đập phá lung tung. Một cô gái đoàn viên của đoàn, chừng mười lăm tuổi, vả vào mặt mẹ tôi: "Coi mụ còn dám mở cái cửa hàng phản động này nữa; tụi tao sẽ trở lại."
Mãi lâu sau khi chúng bỏ đi, mẹ tôi vẫn còn ngồi cúi đầu bất động trên nền đất. Bên ngoài một bóng người bước vào, dừng lại nơi ngạch cửa trố mắt nhìn mẹ tôi. Mẹ tôi nhìn thấy đôi chân mang đôi dép rẽ tiền dính đầy bùn đất.
Mẹ tôi ngước lên và nhận ra khuôn mặt quen thuộc của bà Đặng đang đứng chăm chú nhìn lại. Ba năm dưới sự cai trị của cộng sản đã biến người bạn vui vẻ náo nhiệt của mẹ tôi thành một người đàn bà già nua, thảm hại. Tuy nhiên tiếng cười của bà Đặng vẫn dòn, ngân lên như thủy tinh ngay khi bà nhận ra mẹ tôi:
"Chúa Phật ơi!" Bà la lên. "Chị đó hả Khuôn? Trời đất ơi, chuyện gì đã xảy ra cho chị vậy hả?"
Mẹ tôi nhìn như ngây vào khoảng không phía sau bà Đặng. Xúc động vị cuộc hội ngộ bất ngờ, bà Đặng ngồi bệt xuống đất, giữa những mãnh chậu sành vỡ nát, ép mặt vào cổ mẹ tôi. Nhưng mẹ tôi không ôm lại. Tâm trí mẹ tôi như ở tận đâu đâu không dính gì đến cảnh hôi hám của chợ búa chung quanh, đau đớn vì những mất mát vừa qua.
Suốt mấy ngày sau đó mẹ tôi nằm lì trong giường, không ăn cơm chung với gia đình. Bà nói với tôi và Jimmy định cho chúng tôi đi ở với một gia đình khác. Có lúc, bà dự tính cho cả gia đình tự tử, trừ ông bà ngoại tôi, để thoát ly những khổ đau của cuộc sống. Sự suy sụp tinh thần của mẹ tôi làm hai anh em tôi hoảng sợ, tránh cái phòng ngủ của bà như tránh cái thế giới của người cùi.
May mắn là nhờ sự giúp đỡ và thăm viếng thường xuyên của bà Đặng, mẹ tôi quyết định chỉnh đốn lại cuộc sống của mình, lại lao vào chuyện buôn bán. Mặc dù mẹ tôi cũng đã có chút hiểu biết về chuyện buôn bán qua kinh nghiệm mở nhà băng, nhưng cái ý nghĩ phải giành giật với những người khác để mua hàng hóa rồi mang đi bán lại với giá cao hơn làm mẹ tôi không vui. Tuy nhiên, mẹ tôi biết là bà phải làm, không cách này thì cách khác để có miếng cơm cho gia đình.
°
Mùa hè năm đó vú Loan trở về từ chuyến công tác với toán Thanh Niên Xung Phong. Sau ba năm lặn lội trong rừng với hơn hai trăm người con gái khác để chứng tỏ sự dâng hiến của mình với chính quyền mới, hạn kỳ của chị đã mãn.
Hôm tôi bị Ông hiệu trưởng đuổi ra khỏi đoàn diễn hành, trên đường về nhà tôi nhận ra Loan cùng với đám đồng chí của chị. Mặc dù chị mặc một bộ đồ ka ki xanh dày cộm, rộng thùng thình che hết những đường nét của một thân thể đàn bà, nhưng tôi nhận ra khuôn mặt khả ái của chị ngay lập tức. Suốt mấy năm làm việc dưới ánh nắng mặt trời đã làm cho da chị sạm đi. Chiếc ba lô nhà binh chứa tất cả tài sản của chị đè nặng trên cái thân hình nhỏ nhắn của chị. Chị mỉm cười khi thấy tôi vừa kêu tên vừa chạy lại. Chúng tôi ôm nhau, nước mắt đầm đìa, thật lâu rồi mới buông ra để ngắm nhìn nhau và cười phá lên khi khám phá ra những thay đổi của nhau.
"Sao em không viết thư cho chị? Em có nhận được thư của chị không?" Chị hỏi.
"Không." Tôi đáp. "Nhà không nhận được lá thư nào của chị. Mà cũng không viết thư cho chị được vì không biết chị Ở đâu. Chỉ gởi bao nhiêu lá thử"
"Chị không nhớ." Chị có vẻ bối rối. "Nhiều lắm. Lúc đầu thì gần như hàng tuần. Chị còn nhờ một người bạn đích thân chuyển dùm nữa. Thật kỳ lạ là ở nhà không nhận được bức thư nào." Chị đăm chiêu suy nghĩ. "Chị không tin là tất cả đều bị thất lạc. Thật là tệ quá. Nhưng em biết sống trong hoàn cảnh như vậy thì chuyện gì sẽ xảy ra rồi. Nhưng chuyện đó không thành vấn đề nữa, vì cuối cùng chúng ta lại sum họp, đúng không? Thôi về nhà."
Con chó của Jimmy chận chúng tôi trước của nhà. Nó vẫy đuôi mừng rỡ, liếm mặt mũi chúng tôi bằng cái lưỡi nhám của nó. Nó không còn là con chó con nữa mà đã lớn bộn, gần bằng một con chó ber giê Đức, và sức nặng của nó suýt chút nữa làm chị Loan bật ngữa. Loan núp phía sau tôi nhìn con chó với vẻ không tin:
"Nó không thể nào là con Lulu được, phải vậy không?" Chị hỏi rồi tự mình trả lời. "Dĩ nhiên là không phải. Con chó này chân đâu có bị tật."
"Lulu chết rồi." Tôi đáp, tay gãi gãi phía sau vành tai con chó. "Con này đực. Tên nó là Loụ"