Dịch giả: Liêu Quốc Nhĩ
Chương 22

Qua hai hôm sau, tôi đến công ty để lãnh tiền lương thì lão Lâm không có ở đó. Một nhân viên trẻ tuổi nói với tôi:
- Ông Lâm đã gởi tiền lương của cô cho tôi đây. Cô đã làm được nửa tháng, tính ra là bốn trăm đồng.
Tôi bất mãn ra mặt:
- Bốn trăm đồng à? Tại sao thế? ông ta đã cho tôi nghỉ việc kia mà.
Người thanh niên ấy gật đầu, rồi ra hiệu cho tôi theo anh ta ra ngoài.
Tôi liền theo anh ta đi ra khỏi cửa văn phòng của ông Lâm. Anh ta hỏi tôi:
- Bốn trăm đồng đó, cô có bằng lòng nhận không?
Tôi cố chấp nói:
- Ông Lâm đã cho tôi nghỉ việc thì ông ta phải trả cho tôi một tháng lương mới đúng. Tôi không nhận bốn trăm đồng đó đâu.
- Nếu cô không nhận thì tôi chỉ còn giao trả bốn trăm đồng ấy lại cho ông ta vậy... Tuy nhiên có điều là tôi tin rằng ông ta chẳng đời nào chịu trả cho cô một tháng lương đâu.
- Tại sao thế?
- Con người ông ta là như vậy đó. Chẳng giấu gì cô, ông ta là một thương gia không đứng đắn chút nào. Cô được trả cho bốn trăm đồng đó là may mắn cho cô lắm rồi. Trước đây có mấy cô nữ thư ký đã...
Nghe anh ta nói đến đây, tôi bèn đề nghị:
- Anh có rảnh không? Chúng ta đi uống trà nói chuyên.
Anh ta suy nghĩ giây lát rồi gật đầu:
- Tốt lắm!
Thế là chúng tôi đi xuống dưới lầu, vào một quán giải khát. Khi đã gọi thức ăn uống xong, tôi liền tò mò hỏi:
- Anh tên là chi?
- Hồ Minh!
- Ông Lâm là chủ của anh à?
- Không phải.
- Thế ai là chủ của anh?
Hồ Minh đáp:
- Ông chủ tôi họ Thẩm, cô chưa hề gặp ông ấy lần nào. Ông Lâm chỉ thuê hai cái bàn giấy ở đây mà thôi.
- Thế ông ta làm nghề gì?
- Ông ta đã thuê bàn làm việc ở đây từ nửa năm nay, nhưng tôi vẫn chưa hiểu nổi ông ta làm nghề ngỗng gì. Nhưng, tôi được biết ông ta đang làm chủ một câu lạc bộ Ở Cửu Long, tại đó có tổ chức đánh bạc, lại còn có các cô bán ba nữa. Khách khứa của ông ta toàn là người ngoại quốc mà thôi. Các cô bán ba ấy chẳng những rất trẻ đẹp mà còn biết nói cả anh ngữ nữa.
- Sao anh biết được?
- Vì tôi có quen với một trong các cô bán ba ấy, cô ta tên là Lộ Phụ Một tháng trước đây, cô ta hãy còn là nữ thư ký của ông chủ tôi. Cô ta hận lão Lâm lắm, nên cô ta mới đem hết mọi chuyện bí mật ấy mà nói cho tôi nghe.
Tôi chợt tỉnh ngộ:
- à, thì ra lão Lâm chỉ giả vờ đăng báo tìm nữ thư ký, nhưng thật ra chính là để quyến rũ người ta vào làm gái bán ba cho câu lạc bộ của lão, có phải thế không?
Hồ Minh cười mà không trả lời.
- Đã có bao nhiêu người bị lão ta lường gạt rồi?
Tôi hỏi tiếp.
- Không được biết. Nhưng kể cả cô nữa là từ nửa năm nay, lão ta đã thay đổi đến bẩy, tám cô nữ thư ký rồi. Trong số đó có hai người đã bị lão ta cho thôi việc.
- Họ có biết lão ta gài bẫy để lường gạt họ không?
Hồ Minh gật đầu, rồi nhìn tôi nói:
- Cô thông minh lắm. Lão ta tin rằng không thể lường gạt được cô nên mới khai trừ cô như thế.
- Anh nói rất đúng.
- Nếu cô đã bị lão ta chiếm được rồi thì lão sẽ ép buộc cô đi làm gái bán ba cho câu lạc bộ của lão. Cô quả thật là thong minh đó.
- Không, tôi rất ngu xuẩn thì có.
Hồ Minh mỉm cười và lắc đầu, biểu lộ là không tin như thế.
- Thật vậy, tôi rất ngu xuẩn. Chỉ vì tôi đã bị người ta lường gạt nhiều lần rồi, nên ngày nay tôi mới khôn ngoan như thế đó.
Hồ Minh nhìn tôi chăm chú:
- Cô đã bị lường gạt nhiều lần rồi?
- Vâng.
Hồ Minh lại nhìn tôi đăm đăm. Cái nhìn của chàng khiến tôi không khỏi cảm thấy ngượng nên cúi đầu cố tránh đi.
Tôi ngồi nói chuyện với Hồ Minh giây lát, rồi nhìn vào đồng hồ, thấy đã quá muộn rồi nên tôi đòi về. Nhưng Hồ Minh lại không muốn cho tôi ra về vội. Hồ Minh đưa số tiền bốn trăm đồng của lão Lâm gỏi cho tôi rồi hỏi:
- Y Sa, đến bao giờ thì tôi có thể gặp lại cô?
Tôi ngạc nhiên hỏi:
- Anh muốn gặp lại tôi à?
- Phải. Có thể nói, tôi chưa thấy một người con gái nào hiền lành như cô, nên tôi muốn được làm bạn cùng cộ Hay cô cho tôi xin địa chỉ đi?
Nghe giọng nói của Hồ Minh, tôi biết ngay là anh ta đã có cảm tình với tôi lắm rồi. Tuy nhiên, tôi không muốn cho Hồ Minh tiến tới thêm nữa, nên tôi đành nói:
- Rất tiếc rằng tôi đã kết hôn rồi, mà chồng tôi thì rất khó tính, nên tôi không thể cho anh địa chỉ được.
Hồ Minh sửng sốt:
- Cô đã kết hôn rồi?
- Phải, tôi chẳng những đã kết hôn mà còn có con nữa.
Hồ Minh cúi đầu, lộ vẻ thất vọng ra mặt. Thấy vậy, tôi liền an ủi Hồ Minh:
- Tôi thiết nghĩ anh nên tìm một cô gái nào khác trẻ tuổi hơn tôi mà kết bạn là hơn...
Hồ Minh buồn bã nói:
- Nhưng tôi lại không thích các cô gái trẻ tuổi. Các cô ấy còn nông nổi lắm. Tôi chỉ thích những người đàn bà lớn tuổi hơn tôi mà thôi.
Lời tiết lộ của Hồ Minh làm tôi hết sức ngac nhiên. Nhưng khi hỏi ra thì tôi chẳng còn lạ gì nữa. Nguyên do là vì Hồ Minh đã mất mẹ từ khi anh ta mới lên ba tuổi, chỉ có anh và em trai mà thôi, chứ không có chị, nên anh ta mới thèm tình thương yêu của một người đàn bà lớn tuổi. Nhưng dù sao Hồ Minh cũng hãy còn trẻ quá, chỉ mới 18 tuổi thôi, còn tôi đã 20 ngoài thì làm sao có thể kết thân cùng nhau được. Vì vậy mà tôi bắt buộc phải giữ thái độ lạnh lùng để từ khước tình yêu của Hồ Minh và từ giã anh ta để ra về.
Sau khi lãnh xong bốn trăm đồng ấy của lão Lâm, tôi bắt đầu thất nghiệp. Mặc dù vậy, tôi vẫn không tiếp tục đi tìm sở làm nữa, vì tôi biết rằng trong cái xã hội này có rất nhiều cạm bẫy, nếu không thận trọng thì rất dễ lọt vào bẫy rập của bọn đàn ông bất lương.
Mẹ tôi không ngớt thúc giục tôi hãy tái giá, nhưng tôi vẫn không sao tìm được người thích hợp với mình.
Mẹ tôi giới thiệu cho tôi hai người đàn ông đã thôi vợ, nhưng họ chẳng những không có học vấn mà còn thiếu hẳn tư cách, mặc dù họ rất nhiều tiền.
Sau đó, mẹ tôi lại giới thiệu cho tôi một người đàn ông chết vợ, thuộc tuổi trung niên. Ông ta là giáo sư, tính tình trầm tĩnh, rất hợp với lý tưởng của tôi. Nhưng ông ta lại có đến bẩy đứa con mà đứa nhỏ nhất mới có 8 tuổi, nên tôi đâu có thể nào về làm vợ Ông ta để rồi khổ với đàn con đông đảo ấy.
Cuối cùng, mẹ tôi lại giới thiệu với tôi một vị kỹ sư mà gia đình tôi rất bằng lòng, nhưng ông ta lại chê tôi khi được biết tôi đã có một đứa con rồi.
Một hôm, tôi nhận được thiệp mời của Tá Ty mời đến một dạ tổng hội dự tiệc mừng cho Tá Ty vừa sinh được một đứa con trai. Tá Ty là người bạn tốt, nên tôi nhận lời dự tiệc ngay.
Tôi nghĩ rằng lâu ngày không gặp mặt nhau, đến khi gặp lại thì chắc là tôi và Tá Ty vui vẻ lắm. Nhưng tôi không ngờ, khi đến dự tiệc, thấy các bạn đồng học ngày xưa ai nấy cũng đã có chồng, có vợ, hạnh phúc bên nhau, còn tôi vẫn cô đơn một mình, khiến tôi càng tủi thân và khổ tâm vô hạn.
Giữa lúc ấy, bỗng tôi nghe tư bên gian phòng cạnh đó có tiếng nói to phát ra từ trong chiếc máy vi âm:
- Xin mời quí vị nghe Ca Thần Vũ Bội trình bày bản nhạc...
Hai tiếng "Vũ Bội " khiến tôi vừa kinh ngạc vừa có cảm tưởng như ngực mình đang bị một quả chùy bổ trúng, làm tôi lùng bùng cả đôi tai.
Rồi vì tính tò mò thúc đẩy, tôi liền giả vờ đi vào phòng rửa tay gần đó để có dịp tìm hiểu xem có cái gì ở phòng bên cạnh.
Khi tôi đi ngang căn phòng ấy thì thấy có nhiều người đang dự yến tiệc rất linh đình và phía trước cửa phòng có tấm bản đề mấy chữ: "Trại Tiểu Thơ Yến Khách".
- Trại tiểu thở Tôi nhìn tấm bảng lom lom và lẩm bẩm một mình.
Chợt bên tai tôi có tiếng người hỏi:
- Cô là khách của Trại tiểu thơ chăng?
Tôi quay đầu lại thì nhận ra đó là một anh bồi. Tôi gượng cười và vội bỏ đi, nhưng bỗng nhiên, tôi dừng chân lại và hỏi anh ta:
- Có phải Trại tiểu thơ đây là...
Anh bồi nói ngay:
- Cô không biết sao? Cô ta chính là Trại Kim Liên, đã từng xuất hiện trên vô tuyến truyền hình trước đây đó.
Tôi gật đầu và hỏi tiếp:
- Còn người đang hát kia có phải là gã ca sĩ tạp chủng Vũ Bội không?
- Đúng thế. Anh ta đã cùng Trại Kim Liên cặp với nhau từ lâu rồi, Trại Kim Liên đã nuôi anh ta và sống chung với nhau tại tầng lầu thứ 6 của tòa nhà này. Hôm nay là sinh nhật của cô ta đó.
Anh bồi còn toan nói thêm nữa, nhưng tôi chẳng còn tinh thần đâu để nghe anh ta nói thêm nữa. Tôi bỏ đi thẳng vào trong phòng rửa tay, lấy khăn mù soa ra chậm những giọt nước mắt vừa trào ra vì quá phẫn hận Vũ Bội và cũng vì quá tủi thân.
Sau đó, tôi trở lại bàn và cáo từ Tá Ty để ra về.
Tá Ty ngạc nhiên hỏi:
- Sao vậy? Sao bỗng nhiên Y Sa lại đòi về?
Tôi nói dối:
- Vì trong người tôi không được khỏe.
Tá Ty nhìn tôi đăm đăm và nói:
- Bạn... Hình như bạn có bịnh?... Hình như bạn vừa khóc?
- Xin lỗi Tá Ty nhé, tôi phải đi đây.
Tiếp theo đó, tôi đưa tay vẫy chào các bạn đồng học, rồi hấp tấp bỏ đi ra khỏi dạ tổng hội, chẳng khác nào một con thú bị thương.
Khi tôi vừa từ bên trong ra đến ngoài đường thì chợt trông thấy có một bóng người đang đuổi theo tôi. Tôi quay nhìn lại thì nhận ra đó là Vũ Bội. Hắn mặc một chiếc áo màu đỏ, có viền đen, và chận đường tôi lại. Tôi quát to:
- Anh muốn gì? Đồ vô lại!
Vũ Bội chẳng nói gì. hắn nhìn tôi một lúc, rồi đột nhiên đưa hai tay ra ôm chầm lấy tôi và hôn như mưa bấc vào mặt tôi...
Tôi cố sức vùng vẫy nhưng vẫn không sao thoát khỏi tay hắn. Vì vậy mà tôi giả vờ khuất phục hắn, để mặc cho hắn hôn tôi.
Nhưng sau đó, tôi âm thầm đưa tay trái tháo được chiếc giày dưới chân ra, rồi tôi giơ cao chiếc giày lên mà bổ liên tiếp mấy cái xuống đỉnh đầu hắn ta.
- ái ui! Vũ Bội kêu hoán lên và đành buông tôi ra để đưa hai tay lên ôm lấy đầu.
Thế là tôi thừa cơ hội ấy mà lập tức bỏ chạy đi ngay...
Nhưng, một chiếc xe hơi bất chợt trờ tới bên cạnh tôi và tiếng thắng rít lên nghe rợn cả người. Tôi hốt hoảng, vội vàng nhảy lui ra sau mấy bước để tránh chiếc xe ấy. Ngay lúc đó, bỗng Vũ Bội từ trên xe nhảy xuống và tiến đến bên tôi.
Thì ra, hắn đã gọi chiếc xe taxi ấy để đuổi theo tôi.
Chợt phát giác ra điều ấy, tôi liền bỏ chạy đi ngaỵ Nhưng hắn thò tay vào trong túi áo, lấy ra một con dao và bấm tách một tiếng, lưỡi dao sáng giới bật ra. Tôi kinh hãi la lên:
- Anh định giết tôi phaải không?
Hán lắc đầu, dí sát lưỡi dao vào người tôi và lạnh lùng thốt:
- Không, anh chỉ cần Y Sa đừng trốn tránh anh, thế thôi.
- Nhưng anh còn muốn gì nữa chứ? Anh đã lường gạt tôi bấy nhiêu đó chưa đủ hay sao?
Giữa lúc ấy, bỗng có một cảnh sát viên đi tới phía chúng tôi. Vũ Bội sợ tôi la lên, nên dí sát mũi dao vào người tôi và ra lịnh:
- Nếu cô la thì tôi sẽ đâm cô chết lập tức!
Khi viên cảnh sát đi đến gần, tôi đánh bạo nói:
- Thưa ông...
Nhưng ngay lúc ấy, Vũ Bội lại dí mạnh mũi dao vào lưng tôi, nên tôi chẳng dám nói gì thêm nữa. Viên cảnh sát ngạc nhiên dừng chân hỏi:
- Cô có điều chi?
Tôi quýnh quá, chẳng biết phải nói sao thì Vũ Bội đã nhanh nhẹn lên tiếng:
- Thưa ông, chúng tôi muốn hỏi thăm đã mấy giờ rồi ạ.
- Đã 11 giờ đúng.
- Cám ơn ông.
Nói xong, Vũ Bội liền lôi tôi đi thẳng về phía trước. Khi đã đến đầu đường, hắn giận dữ hỏi tôi:
- Y Sa, bộ cô muốn bán đứng cho cảnh sát phải không?
- Thế anh định bắt cóc tôi à?
- Không. Anh chỉ muốn nói chuyện với em, thế thôi.
Tôi đứng lặng thinh, cúi gầm mặt xuống đất. Vũ Bội nói tiếp:
- Y Sa, anh biết rằng em vẫn còn hận anh lắm. Nhưng anh yêu cầu em hãy tạm thời đình chỉ sự Oán hận để nghe anh nói hết câu chuyện này. Sau đó rồi em có oán hận anh nữa thì hận.
Tôi vẫn đứng bất động, chẳng nói năng gì.
- Y Sa, anh muốn giải thích cho em hiểu rõ vì sao anh thất hứa với em trong cái hôm lên phi trường. Nguyên do là vì, trước khi lên đường, anh đã đến một câu lạc bộ của tư nhân mà dùng số tiền của em để đánh bạc. Chẳng may anh đã thua hết tất cả số tiền lẫn tư trang của em..
Tôi phẫn uất nói:
- Nhưng anh có hề mua vé phi cơ đi Vọng Các đâu.
- Em nói rất đúng. Anh đã thua hết tiền nên anh lấy gì mà mua vé phi cở Nhưng vì sao anh đã đánh bạc? Nguyên nhân cũng chỉ vì tương lai của chúng tạ Anh biết rằng sau khi đến Vọng Các mà không có tiền thì khó sống nổi. Chẳng ngờ anh lại thua hết số tiền đó...
- Cái lý do ấy nghe khá xuông tai đấy.
- Nhưng đó là sự thật.
- Dù là thật đi nữa, tôi cũng chẳng hề tin anh nữa đâu.
Nói xong, tôi chuyển mình định bỏ đi. Vũ Bội nói theo:
- Anh còn một điều này muốn nói với em.
- Điều gì? Anh còn muốn rủ tôi theo anh đến chân trời góc biển nào nữa? Xin lỗi anh, tôi chẳng còn có tiền bạc để đưa cho anh lường gạt nữa đâu.
- Em... sao em lại cho rằng anh đã lường gạt tiền của em? Câu nói đó thật là quá đáng.
Tôi chỉ hừ một tiếng mà chẳng nói gì.
- Anh tin rằng tình trạng về tiền bạc của em hiện tại không được đầy đủ cho lắm. Vậy em có cần anh giúp đỡ không?
Tôi lạnh lùng buông thõng:
- Cám ơn anh. Nhưng anh sẽ giúp tôi được gì?
- Anh sẽ giới thiệu em đi làm tại một quán rượu.
Tôi trừng mắt nhìn hắn, tỏ vẻ đầy phẫn nộ.
- Anh xin em chớ nên giận anh làm gì? Đó là một cái ba rất đứng đắn, toàn là khách sang trọng mà thôi.
- Anh nói hết chưa?
- Hết rồi. Vậy em nghĩ sao?
Tôi cảm thấy cơn tức giận như bừng cháy trong lòng. Tôi quắc mắt nhìn hắn chòng chọc.
Ngay lúc ấy, bỗng hắn đưa tay lên vuốt mặt mình, nhân dịp đó tôi nhìn thấy rõ trên tay hắn đang đeo một chiếc đồng hồ vàng.
Trong nhất thời, cơn phẫn hận trong lòng tôi như bùng cháy mảnh liệt hơn bao giờ hết. Thế là thuận tay, tôi cầm chiếc sắc đập liên tiếp bốn, năm cái vào mặt hắn, cho đến khi cơn tức giận trong lòng đã dịu xuống tôi mới dừng tay, rồi bỏ đi ngay.
Tôi nghe có tiếng hắn nói với theo:
- Đến khi nào em không còn hận anh nữa, em có thể tùy thời mà đi tìm anh, em có nghe không?
Tôi thật không thể ngờ Vũ Bội vô liêm sỉ đến như thế. Hắn không phải là con người, mà là ma quỷ, thật đáng ghê tởm.
Khi tôi về đến nhà, mẹ và cha tôi thấy thần sắc tôi buồn rầu ủ rũ thì ngạc nhiên hỏi tại sao. Nhưng tôi chỉ trả lời vắn tắt là không có gì cả, rồi bỏ đi vào phòng, nằm khóc một mình. Tôi tin rằng con người bất lương, khốn nạn như Vũ Bội thế nào rồi cũng sẽ có ngày bị báo ứng chứ chẳng không.
Qua mấy hôm sau, tôi ở nhà có vẻ buồn quá, nên cha tôi đề nghị cả nhà đi xem phim vào xuất 9 giờ rưỡi. Tôi hỏi mẹ tôi có đi không thì bà trả lời:
- Tôi chẳng đi đâu. Tối nay tôi phải đến nhà bà Triệu đánh mạt chược, vậy hai cha con ông hãy đi đi.
Cha tôi nói:
- Sao bà đi đánh mạt chược hoài vậy?
Mẹ tôi lạnh lùng đáp:
- Thì ông cho tôi tiền không đủ chi dụng trong nhà, nên tôi phải đi đánh mặt chược, hy vọng ăn được chút tí tiền để đem về nhà xây xài chứ sao?
Cha tôi thở dài mà chẳng nói gì. Mẹ tôi lại nói tiếp:
- Ai bảo ông khi có tiền thì chẳng chịu trở về, đợi đến khi hết sạch thì mới chịu quay về.
Tôi trách mẹ tôi:
- Mẹ, sao mẹ lại nói thế? Cha đã lớn tuổi rồi, mẹ chớ nên nói với cha như vậy.
Mẹ tôi càng tức giận nói:
- Cái nhà này chẳng khác nào một cơ quan cứu tế. Hễ người nào cùng khổ rồi thì mới quay về đây.
Nghe mẹ tôi nói câu ấy, tôi cảm thấy lòng mình đau đón vô cùng. Tôi biết ngay là bà nói câu đó muốn ám chỉ cả tôi nữa.
Nhưng tôi không hề oán trách mẹ tôi làm gì. Tôi đã sống hai mươi mấy năm đều nhờ vào tay mẹ tôi. Giờ tôi lại còn có thêm một đứa con nữa, thì lẽ đương nhiên là mẹ tôi chẳng buồn bực sao được.
Nhất là từ ngày cha tôi về đây, tánh tình của mẹ tôi đã thay đổi rất nhiều. Trước kia bà có như thế này đâu. Hiện tại, mỗi chút là mẹ tôi mỗi cáu tiết lên, đó cũng chẳng qua là vì hoàn cảnh sống đã làm cho bà thay đổi tánh tình như vậy.
Trước những sự càu nhàu của mẹ tôi, cha tôi chẳng hề phản ứng, chỉ trầm mặc và chẳng nói một lời. Sau đó, cha tôi lại lén đi uống rượu. Tôi khuyên ông chớ nên tiếp tục uống nữa, vì bác sĩ đã cho biết ông bị chứng áp huyết cao, nhưng ông chẳng hề nghe tôi. Tuy vậy, tôi cũng không dám trách ông, vì tôi biết rằng nếu ông không uống rượu thì tinh thần ông rất thống khổ. Chỉ có rượu mới giúp ông quên được phần nào cái hoàn cảnh khó khăn hiện tại.
Có một buổi tối nọ, mẹ tôi đi đánh mặt chược, cha tôi lại uống một lít rượu, rồi cùng tôi và bé Hoài Trọng đi xem xuất phim 9 giờ rưỡi tối.
Phim hôm ấy rất hay, sau khi vãn hát, chúng tôi cười nói không ngớt và cùng nhau đến trạm xe buýt để đón xe về nhà.
Cha tôi nói:
- Cha vốn không thích xem phim, nhưng vì thấy tâm tình của con không được vui nên cha mới cùng đi với con vậy. Giờ đây thấy con đã tươi cười, cha mừng lắm, cha chỉ sợ thấy con ủ rũ suốt ngày mà thôi.
Tôi tươi cười dìu cha tôi bước lên xe buýt. Vì lúc bấy giờ đang vãn hát nên người ta đi xe rất đông, phải chen lấn nhau mà lên xe. Cha tôi vốn già yếu nên bị người ta chen lấn ngã dưới đất. Tôi hốt hoảng vội đỡ ông dậy, nhưng ông vẫn nằm bất động trên lề đường.
Tôi kinh hãi, la hét om xòm, nhưng thiên hạ chẳng ai buồn để ý đến cha tôi cả. Bé Hoài Trọng cũng khiếp đảm, bấu chặt lấy vai tôi và khóc thét lên:
- Mẹ! Mẹ Ơi!...
Nhưng thiên hạ vẫn chen nhau leo lên xe, chẳng một ai buồn giúp đỡ gì cha tôi cả.
Sau đó, xe buýt chạy đi. Tôi lớn tiếng gọi:
- Cha ơi!
Nhưng cha tôi vẫn không một phản ứng nào. Chợt có một cảnh sát viên đi tới, hỏi tôi:
- Có chuyện gì vậy?
Tôi vừa khóc vừa trả lời:
- Cha tôi đã bị người ta chen lấn đến té và đang hôn mê bất tỉnh.
Thế là người cảnh sát viên ấy vội vàng chạy đi gọi điện thoại cho xe cứu thương đến chở cha tôi vào bệnh viện.
Khi đã vào đến nơi, bác sĩ nói với tôi:
- Chớ nên cho ông ấy uống rượu, vì áp huyết ông ấy quá cao... Giờ đây, ông ấy đã hôn mê bất tỉnh thì nhất thiết sự cứu chữa đều không thể nào tiến hành được nữa...
Tôi cảm thấy lo sợ vô cùng và đứng lặng người đi. Một lúc sau, tôi mới hỏi được:
- Như vậy thì đến bao giờ cha tôi mới tỉnh lại?
Vị bác sĩ nhún vai và mỉm cười nói:
- Tôi cũng không làm sao mà biết được. Nếu may ra thì ông ấy chỉ hôn mê chừng hai ba hôm, còn nếu không may thì ông ấy có thể hôn mê đến cả tháng, cả năm cũng không chừng.
Tôi tuyệt vọng, cúi đầu và òa khóc.
Mà quả thật là bất hạnh, qua một hôm, cha tôi vẫn chưa tỉnh lại. Qua một tuần sau, cha tôi cũng vẫn chưa tỉnh, và đến tháng sau, cha tôi cũng hãy còn hôn mê bất tỉnh...
Cho đến ngày thứ ba mươi ba thì đột nhiên, một kỳ tích xảy đến: cha tôi đã tỉnh lại. Tứ chi của ông đã có thể cử động, nhưng ông lại mất hết tri giác, trở thành người nửa sống nửa chết.
Sự tỉnh lại của cha tôi đau đớn thay, khiến chúng tôi chẳng vui mừng chút nào. Trái lại, lòng tôi càng âu lo và khổ sở vô hạn, vì tiền nhà thương, tiền khám bệnh cho cha tôi đã lên quá cao.
Đến mấy tháng sau thì bao nhiêu tiền dành dụm trong nhà đều đã hết sạch. Đồng thời, bao nhiêu tư trang của mẹ tôi cũng đã bán không còn gì nữa.
Để tiết kiệm bớt chi phí, chúng tôi bắt buộc phải dọn nhà đến một căn phòng chật hẹp hơn, chỉ vào khoảng mười x mười mét vuông để ở đó.
Chính vì trước kia ở nơi rộng rãi, ngày nay phải sống nơi quá chật chội như vậy nên mẹ tôi càng hay cau có, bực dọc và gây gổ với tôi luôn. Bà trách tôi:
- Nếu mày không dẫn ông ấy đi xem phim thì đâu đến nỗi xảy ra cớ sự!
Tôi cãi lại:
- Nếu mẹ đối xử với cha dịu dàng, tử tế hơn thì cha đâu đến nỗi phải uống rượu để tránh đi những nỗi buồn bực do mẹ gây ra.
Mẹ tôi làm thinh, nhưng bực dọc bỏ đi đánh mặt chược.
Vì tâm tình mẹ tôi không được vui, nên mỗi lần đi đánh bạc bị thua, bà về nhà hết mắng chửi tôi lại đánh bé Hoài Trọng như điên.
Mặc dù vậy, tôi vẫn không dám trách bà, mà chỉ biết ngậm miệng làm thinh ráng chịu đựng cái hoàn cảnh ấy.
Lý do là vì trong quá khứ, tôi là một đứa con gái hư hỏng, đã ăn cắp tiền bà, lại còn làm cho bà khổ tâm không ít, thế mà bà vẫn sẵn sàng tha thứ cho tôi, quả thật chẳng có người mẹ nào nhân từ đối với con cái như thế.
Có điều là nếu tình thế này kéo dài thì tôi đành phải đi tìm sở làm để giúp đỡ gia đình vậy.