Phần 33

Rối loạn nhịp tim
Để trái tim hoạt động như một máy bơm máu, cần phải có các luồng xung điện xuất phát từ nút xoang, lan theo các đường dẫn truyền gồm nút nhĩ thất, nhánh phải, nhánh trái để đến các cơ tim, khích thích gây co bóp. Nếu tim co bóp với tần số từ 60-100 lần/phút khá đều thì đó là nhịp xoang bình thường. Từ 120 lần/phút trở lên là nhịp nhanh xoang. Khi từ 59 lần/phút trở xuống thì nhịp chậm xoang. Khi nhịp xoang không đều gọi là rối loạn nhịp xoang.
Rối loạn nhịp tim bao gồm tất cả loại nhịp tim nào không phải là nhịp xoang bình thường. Đó là tình trạng:
- Bất thường trong việc tạo ra các xung điện do xự xuất hiện của nhiều ổ tạo nhịp khác (nằm phía trên tâm thất hay nằm tại tâm thất).
- Bất thường trong cách thức dẫn truyền các xung điện: Bị nghẽn (bloc) nhánh phải hay nghẽn nhánh trái, bloc tại nút nhĩ thất, có thêm đường dẫn truyền phụ... Nguyên nhân: Do sự hình thành các vòng vào lại (giống như là các vòng xoay ở nút giao thông) khiến xung điện luôn quay lại đường cũ để kích thích trở lại các vùng cơ tim trước đó. Các rối loạn nhịp tim thường gặp nhất là các nhịp ngoại tâm thu, các bloc nhánh, các cơn nhịp nhanh (rung nhĩ, nhịp nhanh trên thất, nhịp nhanh thất, rung thất...) các cơn nhịp chậm (bloc nhĩ thất hoàn toàn, hội chứng suy nút xoang...)
Rối loạn nhịp tim có thể không phải do bệnh của tim mà là do các nguyên nhân khác gây ra. Người bệnh sẽ cảm thấy hồi hộp tức ngực, đau ngực hoặc choáng váng, muốn ngất xỉu, tụt huyết áp (khi ngoại tâm thu xuất hiện nhiều hàng loạt).
Bình thường, ta không hề chú ý đến trái tim ta đang đập ra sao. Cảm giác hồi hộp chỉ xuất hiện khi nhịp tim tăng lên hoặc nhịp tim không đều, khi nhát bóp ngoại tâm thu thất mạnh hơn bình thường, sau đó lại có khoảng nghỉ bù khiến ta thấy như tim ngưng đập thoáng qua.
Rối loạn nhịp tim xuất hiện từ lúc còn là bào thai cho đến tuổi già. Lứa tuổi nào cũng có loại loạn nhịp nặng, càng lớn tuối rối loạn nhịp càng nhiều hơn, ảnh hưởng xấu hơn vì có nhiều bệnh tim hơn.
Rối loạn nhịp tim sẽ gây ra hậu quả gì?
Hầu như tất cả mọi người đều có một dạng rối loạn nhịp tim nào đó trong đời, trong đó đa số trường hợp xuất hiện trên trái tim bình thường. Đôi khi rối loạn nhịp tim có lợi cho cơ thể.
- Khi nút xoang suy yếu đến mức không làm việc được, nút nhĩ thất sẽ phát xung điện để thay thế nút xoang "lãnh đạo" trái tim.
- Khi lo sợ, sốt cao, làm việc nặng, nhịp nhanh xoang hơn 100 lần/phút, giúp tim cung cấp đủ nhu cầu cho cơ thể, nếu nhịp tim không tăng mới là bệnh lý.
Nhịp xoang không đều có thể gặp ở trẻ em bình thường do ảnh hưởng nhịp thở. Nhưng nếu nhịp xoang đều như nhịp đồng hồ: có thể nghi ngờ là bệnh thông liên nhĩ.
Tác hại của rối loạn nhịp tùy thuộc chủ yếu vào bệnh tim có sẵn nặng hay nhẹ, còn việc tần số tim nhanh hay chậm và tồn tại đã bao lâu chỉ có ảnh hưởng nhỏ.
Khi nhịp tim chậm còn chừng 35 lần/phút, có thể gây ra cơn ngất xỉu gọi là cơn Adam Stocks.
Cơn nhịp nhanh nguy hiểm bậc nhất là rung thất báo hiệu tim sẽ ngưng đập, hoặc vô tâm thu (tim không co bóp).
Xử lý khi bị rối loạn nhịp tim
Người bệnh phải cung cấp đủ các thông tin cho thầy thuốc: có dùng chất kích thích như rượu, cà phê, thuốc lá không; có dùng loại thuốc trị sổ mũi, thuốc nhuận trường hoặc lợi tiểu, rượu thuốc không; tình trạng loạn nhịp tim gây khó chịu đến mức độ nào, có gây đau ngực, chóng mặt, muốn ngất xỉu hay không; trong gia đình có ai bị bệnh tương tự?
Từ đó, bác sĩ sẽ xác định đây là loại rối loạn nhịp nào, có phải hậu quả của bệnh tim, trong tương lại có gây biến chứng nguy hiểm nào không.
Nguyên tắc cơ bản là: Chỉ điều trị rối loạn nhịp tim cho những bệnh nhân riêng lẻ chứ không có bài thuốc cho riêng mỗi loại rối loạn nhịp.
Nên lưu ý: Trước đây, vài người tự ý sử dụng một loại thuốc chống loạn nhịp tim rất thông dụng là Amiodarone (Cordrone) mà không có ý kiến chuyên môn, hậu quả là bị biến chứng cường hoặc nhược năng tuyến bệnh giáp trạng, xơ hoá phổi.
Các thuốc điều trị loạn nhịp tim cực kỳ nguy hiểm ở chỗ khi trị rối loạn nhịp tim, nó cũng có khả năng gây ra những loạn nhịp tim khác còn nguy hiểm hơn nếu không dùng đúng và theo dõi sát.
BS Nguyễn Công Tâm
(còn tiếp)
 

Truyện Cẩm nang an toàn sức khỏe Phần 1 Phần 2 !!!3388_36.htm!!! Đã xem 1187039 lần. --!!tach_noi_dung!!--


Phần 36

--!!tach_noi_dung!!--
Ổ loét da do máu kém lưu thông
Có nhiều nguyên nhân gây ra ổ loét da rộng. Tuy nhiên, loét da kinh niên tại mắt cá chân ở người già, ở phụ nữ bị giãn tĩnh mạch (hay gặp ở người già, phụ nữ mang thai hoặc sinh nhiều) thường do máu kém lưu thông, máu không chuyển với tốc độ đủ nhanh xuống chân. Những vết loét này có khi rất lớn. Da xung quanh nơi loét có màu xanh đậm và rất mỏng. Chân thường bị phù.
Những vết loét này rất lâu khỏi nếu không được chăm sóc kỹ. Điều quan trọng là giữ cho chân ở vị trí cao, càng lâu càng tốt. Khi ngủ nên kê chân lên gối. Ban ngày, khi nằm nghỉ, cứ 15 - 20 phút lại để chân gác cao. Đi lại sẽ giúp cho máu lưu thông tốt, còn đứng yên một chỗ hoặc ngồi bỏ thõng chân rất có hại.
Đắp gạc tẩm nước muối pha loãng lên chỗ loét, một muỗng cà phê muối hoà với 1 lít nước đun sôi. Băng lỏng chỗ đau bằng vải màn đã khử trùng hay băng vải sạch. Giữ chỗ đau thật sạch.
Quấn băng hay đi bít tất có thun vào chân có tĩnh mạch bị giãn, sau khi vết loét khỏi, vẫn tiếp tục quấn băng và giữ cho chân cao. Cần tránh gãi hay làm xây xước chỗ sẹo còn non.
Muốn phòng loét da:
- Phải chăm sóc sớm nơi có tĩnh mạch bị giãn (giãn tĩnh mạch là tĩnh mạch bị căng phồng, ngoằn ngoèo và thường bị đau).
- Không nên đứng hoặc ngồi thõng chân lâu. Nếu ngồi hay đứng lâu, cứ nửa giờ đồng hồ nên nằm để chân cao trong ít phút.
- Khi ngủ cũng nên kê chân lên một cái gối. Dùng bít tất thun hay băng đàn hồi để giữ chặt tĩnh mạch. Đêm nên cởi băng ra.
Bệnh suy giãn tĩnh mạch mạn tính
Suy tĩnh mạch mạn tính ở chân là tình trạng hệ tĩnh mạch không hoàn thành chức năng chuyển máu về tim.
Triệu chứng đầu tiên là phù hai chân, không đau. Triệu chứng phù giảm hay mất vào ban đêm, khi nằm gác chân lên cao. Kèm theo phù, bệnh nhân có cảm giác nặng ở hai chân. Giai đoạn nặng hơn, bệnh nhân thấy đau chân, cứng các khớp. Cuối cùng dẫn đến loét chân.
Khi thăm khám có các dấu hiệu sau:
- Giãn tĩnh mạch ở chân: Những đoạn tĩnh mạch nổi lên ở chân, giãn, ngoằn ngoèo.
- Da chân đổi màu, rối loạn dinh dưỡng.
- Sờ thấy những đoạn tĩnh mạch cứng, gồ ghề dưới da.
Bệnh này phụ nữ bị nhiều hơn năm, đặc biệt là phụ nữ có thai, sinh sản nhiều lần.
Nguyên nhân: Làm việc phải đứng nhiều (nấu bếp, thợ đứng máy, giáo viên); béo phì, táo bón thường xuyên; sử dụng nhiều loại thuốc như thuốc ngừa thai...; di truyền.
Phòng ngừa:
- Khi nằm gác chân lên cao.
- Tránh đứng, ngồi quá lâu một chỗ.
- Tránh béo phì.
- Nên ăn nhiều rau, trái cây để tránh táo bón.
- Mang băng thun, vớ thun để băng ép chân.
Khi có các triệu chứng về suy tĩnh mạch mạn tính, nên đến bác sĩ khám và điều trị.
Đi bộ có thể chữa được bệnh viêm mạch ngoại biên
Tê ngứa, lạnh hoặc đau cẳng chân khi đi vài chục mét là vài triệu chứng thường gặp của bệnh viêm mạch ngoại biên - chứng bệnh có thể đe doạ tính mạng, thường thấy ở người trên 50 tuổi, hút nhiều thuốc lá. Trong bệnh này, các nhánh động mạch ngoại biên tắc nghẽn, tuần hoàn máu ngưng trệ, cẳng chân hoặc cả chân có thể bị hoại thư và phải cắt bỏ; một số mạch máu ở não, tim cũng có thể tắc nghẽn gây nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ.
Nếu bệnh được phát hiện sớm thì đi bộ là phương pháp điều trị được ưa thích nhất và rất hiệu quả. Đi bộ sẽ làm cho các mạch máu mới phát triển quanh mạch máu bị tắc nghẽn, khi chúng đủ sức thay thế mạch máu tắc nghẽn thì triệu chứng đau sẽ biến mất. Lúc đầu, đi bộ sẽ gây đau, bệnh nhân cần nghỉ cho bớt đau rồi tiếp tục đi những đoạn ngắn. Làm đều đặn như vậy sẽ dần dần đi được xa mà không còn đau nữa. Để có một hệ thống mạch máu khỏe mạnh, mỗi ngày chúng ta nên đi bộ khoảng 5 km.
(còn tiếp)
 
--!!tach_noi_dung!!--


Nguồn: VnExpress
Được bạn: nhk1978 đưa lên
vào ngày: 12 tháng 6 năm 2004

--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--