Chương 2

Lựu vẫn ngồi trước bàn, lấy ngón tay nhúng vào cốc nước nụ vối rồi vẽ lên bàn những hình tròn méo mó. Hết hình nọ tới hình kia. Cô cố gắng để vẽ được một hình tròn thật đẹp nhưng không nổi. Những ngón tay cô thô cứng, vụng về. Thấy Sinh vào, cô ngước mắt nhìn anh.
Sinh hỏi:
- Lựu thấy thế nào?
Cô gái lúng búng trong miệng:
- Em thấy... cũng tốt thôi...
Vũ Sinh ngồi im. Lúc đó, tới lượt cô hỏi anh:
- Còn anh thấy thế nào?
Sinh đang nghĩ ngợi gì đó. anh chợt quay đầu nhìn cô như vừa dứt khỏi dòng mộng mị. Anh cũng đáp lại cô bằng một giọng vô cùng bối rối:
- Mình ấy à... Mình thấy... tổ chức rất quan tâm, rất tốt...
Nói song mặt đỏ lững, anh cúi xuống.
Lúc đó lũ trẻ đi học qua, cấu trí nhau rồi cười ré lên, chạy di chạy lại qua cửa. Tưởng như để trêu cợt hai người. Ðôi trai gái xấu hổ vội vã đi ra, mỗi người một nẻo. Không lời hẹn hò gặp gỡ. Họ để lại trong gian nhà trống vắng mấy chén nước nguội và những hình vẽ chưa khô trên mặt bàn. Những hình vẽ cố gắng hết sức nhưng không sao tròn nổi...
Ðã chín năm qua rồi. Ðám cưới đời sống mới thời kháng chiến do đoàn thể nhiệt tình tổ chức đã đem đến cho hai người một đứa con trai và một đứa con gái. Hai sợi giây thắt họ trong cuộc sống gia đình. Nhưng trái tim họ lại giống như đôi ngựa, mỗi con chạy mỗi đường, càng chạy càng cách xa nhau.
Người nhận ra điều này trước tiên là Vũ Sinh.
Sau khi cưới nhau một năm, lúc Lựu có thai đứa con trai đầu lòng hai tháng. Sinh phải đi công tác ở huyện bên.
Một chiều, vì trời sập tối trước khi tới bến đò, anh đành phải rẽ vào nhà một người thợ rèn ngủ nhờ. Cặp thợ rèn mới cưới nhau ba năm. Họ rất vui tính và tốt bụng. Họ nhất định bắt Vũ Sinh ăn cơm gạo mới với thịt lợn nướng và dưa cải. Còn vắt cơm nếp anh đem theo, cô vợ rán lên giòn như bánh chưng ngày tết để trồng và người khách ăn tráng miệng.
- Mời anh, anh phải nhanh xuống đũa không ngoảnh đi ngoảnh lại là đĩa nhẵn như chùi... Nhà em được cái khảnh ăn lắm. Mỗi bữa chỉ hết hai bơ gạo trắng có ngọn thôi...
Cô vợ vừa mời khách vừa trêu chọc trồng. Anh chồng thấy thế làm vui thích lắm, cười tít mắt đáp lời:
- Chỉ được cái nói oan cho người ta?... Mỗi bữa mình hết có tám lạng gạo chứ đâu mà hai bơ trắng?...
Mỗi bơ trắng đong được bốn lạng rưỡi gạo. Vũ Sinh biết thế, anh cười.
Cơm xong cô vợ lại bắc tiếp nồi khoai luộc lên bếp than. Chừng nửa giờ sau, mùi khoai chín cạn cháy sém đã bốc lên mùi thơm lừng ba gian nhà nhỏ. Anh chồng xao tay:
- Anh lại xơi khoai với vợ chồng chúng em. Các cụ có câu: Ăn cơm no bụng thấy khoai vẫn thèm...
Nói xong, anh kéo Vũ Sinh ngồi xuống gần bếp than mở cái vung đát úp nồi hông khoai cho hơi bốc trắng, rồi thò tay nhón từng củ khoai ra, miệng xuýt xoa kêu nóng. Cô vợ rửa bát xong thấy vậy nguýt yêu chồng:
- Trông rõ đẹp chưa kìa. Ðưa tay sờ lên tai cho đỡ phỏng.
Anh chồng trẻ lại tít mắt cười, tay đưa lên nắm chặt vành tai. Bên ngoài gío bấc rít ù ù. Những tiếng gió bị tiếng cười trẻ trung tràn trề hạnh phúc của cô vợ trẻ át đi.
Sinh im lặng ăn khoai.
- Ngon không anh, khoai vùng này nhất hạng là bở. Anh thợ rèn hỏi.
- Ngon lắm.
Sinh gật đầu. Nhưng anh không có cảm giác gì mới lạ về miếng khoai đang ăn. Anh sững sờ vì cảnh sống của cặp vợ chồng thợ rèn. Anh và Lựu chưa bao giờ có được những phút giây như thế. Chưa từng một lần anh nhìn Lựu với ánh mắt đam mê, mãn nguyệt như anh chàng thợ rèn này. Cũng chưa bao giờ, Lựu có những cử chỉ bộc lộ yêu đương nồng nàn như cô thợ rèn mập mạp ấy.
Bếp than dần dấn nguội đi khi câu chuyện vãn và tiếng gío rít mạnh hơn.
- Ngủ đi.
Anh thợ rèn nói cụt lủn, rồi đứng dậy, vặn lưng răng rắc. Chờ khách mắc chiếc màn cá nhân, trùm chăn chiên xong, chủ nhà thổi đèn, phụt một tiếng rồi vào buồng. Cô vợ trẻ đã vào trước, sửa soạn chăn chiếu. Anh chồng vào, họ lại trêu ghẹo nhau rinh rích cười. Mới đầu cô vợ còn nhắc:
- Khẽ chứ, cho anh cán bộ đoàn ngủ...
-Ðừng có cấu người ta thế, bên ngoài anh ấy nghe tiếng anh ấy cười cho...
Sau, cô vợ trẻ cũng quyên mất điều đó. Hoặc cô nghĩ rằng ông khách đi đường mệt nhọc đã ngủ say rồi. Và cặp vợ chồng chủ nhân thả sức truyện trò, chọc ghẹo nhau âu yếm nhau như mọi đêm.
Vũ Sinh không ngủ được. Anh ghe rõ mọi lời nói, anh hình dung rõ những cử chỉ của cặp vợ chồng chủ nhà. Anh chồng rúc đầu vào tóc vợ hít hà như trẻ con ngửi cốn rang ngày tết mồng năm. Anh khen lấy khen để mùi hương nhu và mùi lá bưởi. Kể cả mùi mồ hôi sau gáy còn đọng lại vì suốt ngày kéo bễ và nấu ăn, anh tràng cũng thấy thơm. Còn cô vợ trẻ vừa đẩy chồng ra xa, lại vừa thọc tay vào nách chồng khiến anh chàng cứ nấc lên từng cơn cười ngây ngất...
Sinh bàng hoàng. Xưa nay, anh chưa chứng kiến cảnh sống lứa đôi một cách tỏ tường. Bây giờ, người ta mới biết khi người ta yêu nhau, cuộc sống chung mặn nồng, say sưa đến thế. Giống như kẻ sống suốt đời trong núi lần đầu tiên thấy biển, anh ngỡ ngàng trước những cơn ào ạt trắng xóa của biển khơi, nơi nước liền với chân trời trong một không gian mênh mông choáng ngợp.
Sáng hôm sau, anh tiếp tục qua đò, làm công việc của mình. Nhưng khi trở về nhà, một nỗi buồn lạnh lùng thấm trong tâm h
!!!340_15.htm!!!on chốt gỗ cũng đã được sửa sang, sơn màu xanh thẫm. Hai cánh nghiêm chỉnh mở xòe ra hai bên. Cả đến cầu thang lên cũng đã được thay tay vịn... Người gặp anh trước tiên là chị Cúc béo:
- –i giời ơi, đại úy Sinh đấy ư?... Con Hoa nó chờ anh mãi, tưởng anh chết rồi...
Rồi không đợi anh nói một lời nào, chị chạy huỳnh huỵch lên gác:
- Hoa ơi là Hoa, mẹ con Hạnh Hằng đâu? có khách...
Vũ Sinh đi theo chị. Chi vừa gọi toáng lên trong hành lang xong lại hổn hển quay lại nắm tay anh lôi xềnh xệch đi.
- Nó không ở căn nhà cũ nữa đâu? ở đằng này cơ, rộng thêm bốn mét nữa.
Hạnh Hoa bây giờ ở tít cuối hành lang. đúng là căn phòng rộng hơn vì nó cộng thêm diện tích nối đi mỗi chiều hai mét. Khuân cửa đang đóng im ỉm bỗng mở ra. Rồi một thiếu nữ xuất hiện.
Vũ Sinh rùng mình. Anh tưởng như mình nhìn thấy người đàn bà mình yêu buổi đầu tiên trên sân khấu. Khi chị bước ra giới thiệu tiết mục, trong tấm áo dài màu cam.
- Mẹ ơi, có khách...
Không, đó là bé Hằng Hoa, con gái chị. Cô cất tiếng nói lanh lảnh. Cô đã lớn đến thế rồi sao?... Vũ Sinh bước từng bước tới căn phònh. Căn phòng cuối cùng của hành lang.
Cô gái chạy vào nhà được một tích tắc, người mẹ bước ra. Thượng tá Vũ Sinh chớp mắt. Hạnh Hoa người đàn bà yêu dấu của anh. Vẫn là người ấy, không thể nào khác được. Vẫn mái tóc đen đổ xuống ngang lưng gương mặt hơi tròn, tuy gầy đi nhưng không biến đổi mấy, vẫn cặp mắt đen vời vợi, vẫn đường lượn vành môi trên mà ký ức anh thường lóe lên những tia chớp nhớ nhung trong suốt mười năm đằng đẵng ở chiến trường.
Chị không kêu, không gọi, cũng không bối rối khi anh tới. Chị đăm đăm nhìn anh với ánh mắt ngày xưa. Thượng tá Vũ Sinh lạnh toát người trong một thoáng hồ nghi: Không lẽ Hoa chưa lấy chồng? Không lẽ... Chị kêu lên một tiếng, giống như tiếng của con chim bị thương. Và hai dòng nước mắt tuôn tràn lên gương mặt. Người đàn ông đứng im một chỗ. Hai chân run bắn lên, run hơn cả khi anh sốt trong rừng. Anh phải cố kìm mình để khỏi ngã:
- Vậy ra là.. em đã...em đã...
Vũ Sinh lắp bắp, không nói được hết câu.
Cô thiếu nữ Hằng Hoa bước ra nhìn anh trách móc:
- Chú là Vũ Sinh phải không?...Thế mà chẳng cho cháu biết trước.
Cô kéo tay anh vào, giọng mắng mỏ như giọng một bà già mắng cháu:
- Chú vào nhà đi chứ. Sao cứ đứng ngoài hành lang thế này?