Chương 8

Mỗi sáng, Hoa Phượng vẫn đều đặn đền sở làm rồi đến chiều thì về nhà. Những buổi tối rảnh rỗi nhưng cô chẳng buồn đi đâu, cứ hết ra sân ngồi nhìn trời nhìn đất, chán thì lại vào nhà nghe nhạc, xem ti-vi.
Có hôm, Quốc và Thanh Trà đến nài nỉ lắm, cô mới miễn cưỡng đi với họ, nhưng không cảm thấy hứng thú lắm. Cô ngại khi thấy mình làm kỳ đà cản trở hai người, khi họ có dịp đi chơi riêng với nhau. Và đi với họ nhưng cô cứ thấp thỏm không biết ở nhà Dinh có gọi điện thoại đến nhà hay không?
Nhưng mặc cho cô từ chối, Thanh Trà cứ một mực lôi kéo cô đi chung cho bằng đưọc. Quốc thì vẫn xuề xoà, vì dẫu sao Hoa Phượng cũng là bạn đồng nghiệp của cả hai người cơ mà. Vả lại, hiện giờ cô đang được mọi người trong công ty chú ý lắm, vì là người yêu của con Giám đốc chứ bộ.
Ngay cả chị Mai cũng để ý rồi nhận xét là từ ngày Công Dinh thường đến đón Hoa Phượng, thì hình như cô cũng ít bị Ông Thịnh rầy rà, những thiếu sót của cô được ông dễ dàng bỏ qua.
Đã ba tuần rồi, Công Dinh không về Sài Gòn. Mặc dù cứ vài ba ngày, anh lại phôn về nói chuyện với cô vào những buổi tối. Anh nói rằng rất bận, rất nhớ cộ Nhưng để công việc thư thả, anh mới về được.
Dù anh có lý do chính đáng, nhưng Hoa Phượng vẫn thấy sốt ruột, buồn buồn sao đâu!
Chiều nay, vừa tan sở bước ra, Hoa Phượng đã thấy Công Dinh ngồi trên xe ngay trước cổng. Cô tươi hẳn nét mặt, vội bước nhanh đến gần, trên môi nở nụ cười rạng rỡ:
-Anh về lúc nào vậy?
-Anh vừa về tới thôi.
-Thế à! Sao anh không vào trong đó luôn mà lại đứng ngoài này?
-Vào làm chỉ Đến đây thì thấy mọi người lục đục ra về, nên anh ở ngoài này đợi em luôn.
Thanh Trà cũng vừa thấy Dinh, vội ào tới léo nhéo:
-Cha! Lâu quá mới gặp anh Dinh đấy nhé.
Công Dinh đang cười với Thanh Trà, bỗng thấy đàng sau cô là ông Thịnh cũng vừa ra tới.
-Thưa ba.
Thấy Dinh, ông có vẻ ngạc nhiên:
-làm gì đứng ngoài này vậy?
Đạ. Đâu có gì. Con vừa mới tới thôi.
Quay sang Hoa Phượng đang đừng xớ rớ, Dinh bảo:
-Em lấy xe đi rồi về. Ba à! Để con đưa Phượng về nhà cô ấy trước, một chút con sẽ gặp ba ở nhà nhé.
Ông Thịnh gật đầu, bước đến chiếc xe hơi vừa trờ tới ngay trước cổng. Anh tài xế bước xuống, mở cửa xe cho ông vào. Khi xe chạy đến gần chỗ Hoa Phượng và Công Dinh đang đứng thì bổng ngừng lại, ông Thịnh quay kính xe xuống, thò đầu ra bảo Dinh:
-Tối nay, con đưa Hoa Phượng về nhà ăn cơm nhé. Ba đợi đấy.
Ông nói xong, chiếc xe chạy thẳng. Công Dinh quay sang nhìn Hoa Phượng, mỉm cười. Đôi mắt vừa đen vừa sâu của anh càng long lanh trong ánh nắng của buổi chiều rực rỡ.
-Sao em? Có nghe ba anh nói gì không? – Dinh hỏi cô.
-Có. – Hoa Phượng hơi e thẹn.
-Vậy là bữa nay mình không đi chơi đâu hết nhé. Phải về nhà anh trình diện. Có lệnh rồi đấy.
Bỗng có tiếng của Thanh Trà xen vào:
-Chắc là tui phải đi nhờ ai khác rồi. Chứ coi điệu này thì chắc cô bạn thân không còn muốn chở tui về nữa rồi.
Công Dinh quay sang nhìn Thanh Trà và anh hiểu ngay:
-A! Vậy là hôm nay Trà đi chung với Hoa Phượng hả?
-Chứ còn gì nữa. Anh không thấy nãy giờ tui đứng chong ngóc chờ hay sao?
Hoa Phượng thì mải lo mừng rỡ khi thấy Dinh, lại còn chuyện gay cấn nóng hổi là cái lệnh triệu tập của ông Thịnh, nên cô quên bẳng luôn việc phải chở Thanh Trà về, vì hồi sáng Trà đi quá giang xe của cộ Hoa Phượng vỗi vàng nở một nụ cười cầu tài với bạn:
-Ấy chết! Xin lỗi, xin lỗi. Bây giờ thì xin rước bà chằn lên xe để tui đưa bà về nhé.
Thanh Trà nguýt cô một cái sắc lẻm, vừa ngồi lên yên sau xe của Hoa Phượng, vừa giở giọng đỏng đảnh:
-Tui biết mà. Mấy người đúng là có trăng quên đèn.
Hoa Phượng liếc nhìn Công Dinh, nháy mắt với anh. Dinh cũng lắc lắc đầu, ráng nín cười:
-Thôi. Giờ thì tôi sẽ hộ tống hai cô nhé.
Hoa Phượng cho xe chạy, Công Dinh kè một bên. Ngồi sau lưng Hoa Phượng, Thanh Trà cũng lặng im, không nói thêm gì. Hai chiếc xe cùng hoà vào dòng xe cộ đông đúc trên đường vào giờ cao điểm.
o O o
Hoa Phượng loay hoay mãi mới chọn được một bộ đồ vừa ý. Cô đứng nghiêng đầu trước gương, quay qua quay lại, ngắm nghía mình thật kỹ. Cô đang mặc một chiếc váy dài quá gối màu kem, và một chiếc áo len màu sẫm hơn một chút.
Hôm nay trời có vẻ hơi lạnh, nên cô có thể mặc bộ này một cách thích hợp.
Mọi ngày đi chơi với Dinh. Hoa Phượng không cần chưng diện lắm, chỉ quần Jean áo Pull là được rồi. Nhưng hôm nay thì khác. Việc đến nhà Dinh ăn cơm làm cô hơi bị khớp. Không phải với ba của anh, vì ông là sếp của cô cơ mà. Mỗi ngày cô đều giáp mặt làm việc với ông, nên không đến nỗi ngán. Mà vì mẹ của Dinh, cô chỉ mới gặp bà lần đầu tiên là hôm ông bà đãi tiệc mà thôi. Cô thấy bà đẹp, sang trọng, nhưng không biết bà có khó tánh không?
Hoa Phượng cảm thấy e dè một chút. Lúc chiều, cô có nói ý nghĩ của mình cho Công Dinh nghe. Nhưng anh đã trấn an cô, nói rằng mẹ anh dễ thương lắm. Anh bảo cô đừng sợ, vì bà rất hiền.
Dinh đến đón cô lúc sáu giờ. Khi anh vừa chở cô về đến nhà thì có chị người làm đang chờ sẵn để mở cổng.
Dinh nắm tay Hoa Phượng đi thẳng vào nhà. Phòng khách chẳng có ai. Dinh bèn gọi lớn:
-Ba mẹ Ơi!
Bỗng có tiếng ông Thịnh ngay sau bức tường ngăn giữa phòng khách và phòng ăn.
-Vào đây đi.
Công Dinh nghe vậy, vội kéo tay Hoa Phượng đi vào. Hai ông bà đã ngồi sẵn ở bàn ăn. Trên bàn, thức ăn cũng đã được bày ra đầy đủ. Rõ ràng là họ đang chờ Dinh và Hoa Phượng. Công Dinh cười:
-Chào ba mẹ. Con đưa Hoa Phượng tới theo lệnh của ba rồi nè.
Hoa Phượng khép nép:
Đạ. Cháu chào hai bác ạ.
Ông Thịnh gật đầu:
-Ừ. Hai đức ngồi đi. Sao lâu thế? Ba và mẹ con chờ từ nãy giờ.
Hoa Phượng kín đáo nhìn Dinh, bắt gặp anh cũng đang nhìn mình, cả hai cùng im lặng. Không lẽ nói rằng vì cô mất thì giờ vào chuyện chọn quần áo. May sao bà Thịnh, mẹ của Công Dinh lên tiếng:
-Thôi, không sao. Phượng lại đây đi con.
Bả chỉ cho Hoa Phượng ngồi chổ đối diện. Công Dinh kéo ghế cho cô xong, anh ngồi xuống kế bên. Ông Thịnh cầm đũa lên, nói:
-Thôi, ăn đi. Hoa Phượng cứ tự nhiên nghe. Chỉ là bữa cơm gia đình thôi. Thằng Dinh thì ít khi ăn cơm ở nhà lắm, toàn là đi với bạn bè, nên hôm nay bác kêu hai đứa về cho có không khí gia đình một chút.
Bà Thịnh có vẻ hiền thật, bà cứ luôn nhắc nhở con trai lo gắp thức ăn cho Hoa Phượng. Thỉnh thoảng, bà lại tự tay gắp vào chén cô những miếng ngon. Bà nhìn cô, cười hiền từ:
-Con cứ lo ăn đi, đừng để ý đến cha con họ. Bác thấy con hơi mảnh mai đấy. Ăn nhiều nhiều một chút sẽ đẹp hơn chứ không xấu đâu, đừng có kiêng.
Đạ.
Khi bữa cơm đã xong, thấy chị người làm dọn dẹp chén bát, Hoa Phượng cũng thu dọn phụ thì bà Thịnh đã xua tay:
-Con cứ để đó cho cô Tư lọ Con đi lên đây cho bác hỏi chuyện một chút nào.
Cô biết rằng bây giờ mới là thời điểm chính, nên líu ríu theo bà ra phòng khách. Hoa Phượng đoán không sai. Bà bảo cô ngồi gần bên rồi hỏi thăm về gia đình cộ Bà con nói rằng rất hài lòng khi thấy Dinh đưa cô về nhà, vì bà thấy cô xinh đẹp lại có vẻ ngoan, nên rất vui.
-Những lúc rảnh rổi mà Công Dinh nó phải lo công việc cho ba nó ngoài Vũng Tàu, thì con cứ đến đây chơi nhé. Bác cũng mong là con sẽ đến nhà này thường xuyên hơn.
Đạ. – Hoa Phượng suốt buổi chỉ việc ngồi khép nép, gật đầu vâng dạ liền miệng.
Bóng Công Dinh từ trong đi ra như vị cứu tinh nên Hoa Phượng hơi nhổm lên, nháy mắt với anh. Dinh hiểu ý nên cười với mẹ:
-Mẹ Ơi! Tụi con đi ra vườn dạo mát một chút nhé.
Bà Thịnh quay lại nhìn con trai:
-Ừ. Hai đứa đi đi.
Hoa Phượng nhẹ nhàng đứng lên:
Đạ. Con xin phép.
Công Dinh nắm tay cô đi ra cửa, chợt đứng lại khi bà Thịnh gọi với theo.
-Nè! Đừng có nhát ma người ta sợ nữa nhé!
Cả hai nhìn nhau, cùng phá lên cười. Dinh kéo cô chạy vòng qua bên hông nhà, rồi tiến thẳng ra vườn. Dinh dắt tay cô men theo lối cũ, con đường hẹp, hai bên cây lá um tùm mà Hoa Phượng đã từng đi lang thang ca hát hôm trước.
-Em nhớ chỗ này không? – Dinh đứng lại hỏi.
Hoa Phượng nhìn quanh, nhận ra đây là chỗ mà cô đã bị anh nhát. Cô buông tay Dinh ra, xăm xăm đi tới trước, tay vạch đám lá, chồm người tới nhìn thì thấy ngay sau bụi cây lá to ấy có một ghế đá. Thì ra hôm ấy Dinh đang ngồi ở ghế đá này thì cô đi đến, nhưng đứng ở chỗ cô thì không thấy anh, Hoa Phượng quay lại, nhướng mắt nhìn Dinh:
-Xì! Bữa trước anh ngồi ở đây chứ gì?
Công Dinh tiến tới ngồi xuống, luôn tiện kéo cô ngồi kế bên. Anh trả lời thản nhiên:
-Ừ. Đúng rồi.
-Anh thường ra đây lắm à?
-Ừ. – Dinh gật đầu.
-Anh…không sợ à?
-Sợ gì?
-Thì…sợ ma.
-Em chỉ sợ mấy cái vớ vẩn. Sao không thấy em sợ anh chút nào, cứ giận dỗi hoài làm cho anh cũng muốn lên ruột?
Thấy Hoa Phượng trợn mắt nhìn mình, Công Dinh phì cười, vòng tay ôm lấy vai cô, kéo sát lại:
-Ở đây, chẳng có gì phải sợ. Nếu đến nhà anh thường xuyên, không chừng mai mốt em cũng sẽ thích ra ngoài này cho xem.
-Ở đây yên tĩnh thật. Em cũng thích những nơi yên tĩnh. Nhưng….chỗ này thì có gì đặc biệt?
-À! Ngồi đây, em sẽ nghe được nhiều thứ lắm.
Hoa Phượng chú ý nhỏng tai lên một hồi:
-Em chỉ nghe tiếng lá xào xạc trên cây.
- Đúng, nhưng còn thiếu.
-Thiếu gì?
-Tiếng gió hát.
-Gió hát? Chà! Anh cũng lãng mạn ghê.
-Em thấy anh lãng mạn à?
-Ừm. Nhưng anh nè.
-Gì em?
-Bữa tiệc hôm đó, sao anh không ở trong nhà mà ra đây ngồi vậy? Bộ cũng là ngồi nghe…gió hát hả?
-Ừ. – Dinh gật đầu – Nhưng chẳng nghe được gì cả.
-Tại sao? – Hoa Phượng ngạc nhiên ngẩng lên hỏi.
-Vì có một cô gái đến phá rối, cô ta hát hò om sòm chát chúa, át cả tiếng của gió đang du dương.
Hoa Phượng ré lên tru tréo, nhích người ra, lấy tay đấm thùm thụp vào lưng Dinh.
-Anh dám nói là em hát nghe chát chúa hả?
Công Dinh cười lớn, giữ hai tay cô lại:
-Khổng phải. Anh xin nói lại. Em hát cũng hay lắm chứ, chỉ là anh đang thả hồn vào thiên nhiên nên…giật mình chút thôi.
Nghe Công Dinh nhắc lại bữa đó, Hoa Phượng mắc cỡ đỏ cả mặt. Lúc ấy, cứ tưởng chỉ có một mình mình ở chỗ vắng vẻ này nên cô cứ hát thoải mái, còn ra sức gào cho đúng tông nữa chứ. Nghĩ lại mà ngượng chín cả người.
Dinh vẫn còn cười, vì vai anh cứ rung lên, nên Hoa Phượng phụng phịu xô anh ra:
-Anh có nín không hả? Còn cười chọc quê nữa là em đi vào nhà đó.
Nghe cô hù bỏ đi là Dinh lập tức nín cười ngaỵ Anh nhích lại gần, hôn cô thật ngọt ngào. Hoa Phượng đón nhận nụ hôn của anh với một niềm say mê, hạnh phúc.
Hoa Phượng tựa đầu lên vai anh, im lặng lắng nghe gió thổi nhè nhẹ làm những chiếc lá cọ vào nhau, tạo nên một thứ âm thanh lạ tai. Chúng vừa réo rắt, vừa êm dịu, làm cho bầu trời có vẻ như gần với mặt đất hơn, và tâm hồn con người thì cứ muốn phiêu diêu, bay bổng.